Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.49 KB, 47 trang )

BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Khái qt chung.
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu
II. Đối tượng, nhiệm vụ nhiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Tâm lý học
a) Hiện tượng tâm lý
* Khái niệm: Là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra gọi
chung là hoạt động tâm lý.
* Đặc điểm:
. Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú.
. Các hiện tượng tâm lý con người là hiện tượng tinh thần, tồn tại chủ quan trong đầu óc con
người. Nó giúp con người đònh hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Chúng ta không thể
cân, đong, đo, đếm… nhưng vẫn có thể nghiên cứu được thông qua sự biểu hiện ra ngoài của
chúng một cách thường xuyên.
. Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác lẫn nhau
. Các hiện tương tâm lý con người có sức mạnh vô cùng to lớn, chi phối hoạt động của con
người.
* Chức năng của các hiện tượng tâm lý
Có 3 chức năng cơ bản:






.Đònh hướng cho hoạt động.
.Điều khiển cho hoạt động.

.Điều chỉnh hoạt động.
* Phân loại hiện tượng tâm lý
- Dựa vào chủ thể:
+ Hiện tượng tâm lý cá nhân
+ Hiện tượng tâm lý xã hội
- Dựa vào sự tồn tại và
quá trình phát triển:
+ Quá trình tâm lý
+ Trạng thái tâm lý
+ Thuộc tính tâm lý
1


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

- Dựa vào sự tham gia của ý thức:
+ Vô thức
+ Tiềm thức
+ Ý thức
+ Siêu thức
b. Tâm lý học.
- Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu
óc con người, gắn liền và điều hành những hoạt động của con người.


-Có thể nói ngắn gọn: Tâm lý học là khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng
tâm lý của con người.
c. Các lĩnh vực cơ bản trong đời sống tâm lý con người.

Hoạt động nhận thức: Nhận biết về hiện thức khách quan xung quanh, bao gồm hai giai
đoạn:
Nhận thức cảm tính:
+ Phản ánh những thuộc tính bề ngồi của sự vật, hiện tượng
+ Phản ánh trực quan (trực tiếp)
+ Phản ánh cụ thể.
+ Là cơ sở cho nhận thức ở mức độ cao hơn.
+ Gồm hai mức độ:
Cảm giác: Phản ánh từng thuộc tính
Tri giác: Phản ánh tron vẹn các thuộc tính
- Nhận thức lý tính
+ Phản ánh những thuộc tính bên trong, thuộc tính bản chất.
+ Phản ánh gián tiếp
+ Phản ánh khái qt.
+ Là nền tảng của tri thức ở con người
+ Tác động ngược lại đến q trình nhận thức cảm tính.
+ Gồm hai q trình: tư duy và tưởng tượng.

Hoạt động tình cảm
+ Là thái độ của cá nhân đối với hiện thực khách quan mà họ đã nhận thức.
+ Nảy sinh trên cơ sở của nhận thức và nhu cầu.
+ Là động lực của hoạt động.
+ Chi phối q trình nhận thức.
+ Gồm hai q trình:
Xúc cảm: rung cảm ngắn, nhất thời, hay thay đổi, khơng ổn định.

Tình cảm: Thái độ ổn định của cá nhân, nảy sinh trên cơ sở xúc cảm

Ý chí
+ Là mặt năng động của ý thức.
+ Gắn liền với hành động có mục đích.
+ Chỉ xuất hiện trong hành động gặp những khó khăn trở ngại.
+ Giúp con người vượt qua khó khăn.
2


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

+ Là một trong ba thành tố cơ bản (nhận thức, tình cảm, ý chí) tạo ra nhân cách (bản chất) con
người.

Nhân cách
+ Là bản chất con người.
+ Được hình thành từ những phẩm chất tâm lý tương đối bền vững và ổn định
+ Gồm bốn nhóm thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
1.2. Khoa học quản lý.
- Quản lý là quá trình tác động có mục đích, đònh hướng, nội dung, phương pháp của
một chủ thể tới một hệ thống nhất đònh nhằm làm cho hệ thống đó hoạt động đạt hiệu quả
cao, bằng cách hoặc là giữ nguyên hiện trạng của hệ thống đó, hoặc là thay đổi hiện trạng
của hệ thống đó như thêm vào hệ thống đó những thuộc tính cần thiết hay lược bớt đi ở hệ
thống đó những những thuộc tính không cần thiết.
- Các lónh vực quản lý
. Quản lý tự nhiên
. Quản lý khoa học kỹ thuật

. Quản lý xã hội
1.3. Tâm lý học quản lý
- Tâm lý học lãnh đạo, quản lý là một môn khoa học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất,
đặc điểm và tính quy luật của các hiện tượng tâm lý con người và các nhóm xã hội trong hoạt
động lãnh đạo, quản lý, đồng thời nghiên cứu ứng dụng trực tiếp những đặc điểm và tính quy
luật đó vào việc lãnh đạo - quản lý các quá trình lao động sản xuất, kinh tế - xã hội và đời
sống hàng ngày của con người.
2. SƠ LƯC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
- Từ thời cổ đại, những nhà triết học phương Tây lẫn phương Đông đã đề xuất những tư
tưởng về cách sử dụng con người, cách dùng người, cai trò con người.
- Đến thế kỷ XVII - XVIII nền văn minh công nghiệp ra đời đã ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống xã hội của con người.
- Sau cách mạng Tư sản Pháp 1789, một số công trình nghiên cứu về đám đông, nhóm
góp phần làm tiền đề cho Tâm lý quản lý ra đời.
- Năm 1911 xuất hiện hai trường phái nghiên cứu:
+ Trường phái nghiên cứu từ thực tiễn:
. F. Taylor, năm 1911 đưa ra những nguyên lý quản lý khoa học, trong đó khẳng đònh các yếu
tố vật chất ảnh hưởng đến năng suất lao động: thời tiết, khí hậu, lương, thưởng, ánh sáng, độ
ầm, khói bụi…
. Elton Mayol (1880 - 1941) và cộng sự đưa ra học thuyết về mối quan hệ giữa con người với
nhau trong quản lý.
. K.Lewin đề cập đến thuyết động lực của nhóm, đó là sự gắn bó giữa các thành viên trong
nhóm
3


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH


. Thuyết “lãnh đạo theo hoàn cảnh” của E.Fiedler.
+ Trường phái nghiên cứu từ nghiên cứu từ lý luận:
. Năm 1911, H.Munsterberg (Đức) biên soạn đề cương môn học “Tâm lý quản trò”, trong đó
đề cập đến việc tìm hiểu cả con người và tính chất công việc để phân công công việc cho
phù hợp.
. Năm 1912, nó được đưa vào giảng dạy ở Đức và sau đó là các nước khác.
. H.Munsterberg vừa giảng dạy, vừa kiểm nghiệm trong thực tiễn để hoàn thiện chương trình
môn học.
# Cả hai trường phái hòa nhập với nhau trước 1945 và hình thành ngành Tâm lý quản lý.
- Sau 1945, xuất hiện hai trường phái: Tây và Đông.
+ Phương Tây: Gregor đưa ra hai học thuyết: X và Y.
.Học thuyết X cho rằng người lao động có bản chất là lười biếng nên phải thúc dục, kiểm tra,
thậm chí là đe dọa bằng roi vọt.
.Học thuyết Y cho rằng người lao động có bản chất là tốt nên có thể trao toàn quyền cho họ.
+ Phương Đông: W. Ouchi đưa ra học thuyết Z và cho rằng lười biếng hay chăm chỉ là thái
độ và nó phụ thuộc vào cách đối xử của người quản lý.
- Đến cuối năm nhưng năm 50 đầu những năm 60 của thế xx, người ta lại quan tâm nhiều về
vấn đề giảm bớt sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay ; xây dựng mối quan
hệ đúng đắn giữa lãnh đạo và tập thể, lãnh đạo với cấp dưới, cá nhân với cá nhân trong tập
thể … từng bước cải thiện sinh hoạt vật chất, văn hóa, tinh thần cho người lao động
Đến những năm 70, Tâm lý học quản lý ở Liên Xô cũ phát triển khá mạnh. Người ta đã đề
cập khá nhiều trong các tham luận khoa học về tâm lý học đến việc lãnh đạo, quản lý trong
hệ thống trường Đảng đã đưa ra chương trình giảng dạy bộ môn này một cách nghiêm túc.
Ở Việt Nam, Tâm lý học phát triển khá muộn. Năm 1958 khoa Tâm lý-Giáo dục đầu tiên
được thành lập ở trường ĐHSP I Hà Nội. Những năm 70, một số chuyên đề Tâm lý học đã
được đưa vào giảng dạy ở một số trường quản lý, cho đến những năm 80, những kiến thức
tâm lý học lãnh đạo-quản lý được đưa vào giảng dạy trường Đảng cao cấp Nguyễn i Quốc
và đã đưa nội dung Tâm lý học lãnh đạo-quản lý vào giảng dạy cho đội ngũ cán bộ. Từ đó
đến nay, những kiến thức Tâm lý học lãnh đạo-quản lý dành cho người lãnh đạo-quản lý đã
được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn.

II. Đối tượng, nhiệm vụ
1. Đối tượng.
- Tất cả các hiện tượng tâm lý liên quan đến hệ thống quản lý
+ Q trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý
+ Hiện tượng tâm lý cá nhân, hiện tượng tâm lý xã hội.
+ Vơ thức, tiềm thức, ý thúc, siêu thức.
2. Nhiệm vụ.

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của chủ thể quản lý, hệ thống hóa những đặc điểm này
thành những u cầu chung cho việc đào tạo và tự đào tao những người đang và sẽ làm cơng tác
4


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

quản lý.

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của đối tượng bị quản lý (cá nhân và nhóm nhỏ), hệ thống
hóa những tiềm năng tam lý có thể có ở họ và tìm kiếm con đường bộc lộ chúng

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các nhóm lớn, các cộng đồng xã hội, tích lũy chúng làm
kinh nghiệm và làm cơ sở khoa học cho việc vạch ra chiến lược quản lý ở tầm vỹ mơ.

Nghiên cứu và chỉ ra các khía cạnh tâm lý của những mặt, những nhiệm vụ quản lý cụ
thể.
3. Ý nghóa việc nghiên cứu bộ môn Tâm lý học lãnh đạo-quản lý
- Thứ nhất, Tâm lý học lãnh đạo-quản lý giúp người lãnh đạo-quản lý nắm vững hệ thống tri
thức khoa học về tâm lý qua đó để vận dụng, ứng dụng vào việc chuẩn đoán tâm lý con

người, từ đó có cơ sở đánh giá, sắp xếp cán bộ phù hợp.
-Thứ hai, nghiên cứu Tâm lý học lãnh đạo-quản lý giúp người lãnh đạo hiểu được những đặc
điểm, phẩm chất nhân cách người lãnh đạo-quản lý; thấy được mô hình nhân cách người lãnh
đạo quản lý. Từ đó vạch ra con dường hoàn thiện nhân cách nhà lãnh đạo-quản lý.
-Thứ ba, nghiên cứu, nắm vững tri thức Tâm lý học lãnh đạo-quản lý từ đó hiểu được đặc
điểm tâm lý của tập thể, nhóm, cộng đồng người thuộc đối tượng lãnh đạo-quản lý, làm cho
các cá nhân, tập thể, cộng đồng người phát huy tích cực vào việc nâng cao hiệu quả trong
việc lãnh đạo quản lý.
- Thứ tư, trong quá trình nghiên cứu bộ môn này, người lãnh đạo quản lý cũng có dòp xem xét
lại những cơ sở, đặc điểm, hiện tượng tâm lý diễn ra trong các khía cạnh của hoạt động lãnh
đạo-quản lý, giúp cho người lãnh đạo-quản lý có phương pháp khoa học, trong việc nhìn
nhận đánh giá, đònh hướng, giáo dục đội ngũ cán bộ một cách có hiệu quả.
Thứ năm, với bộ môn khoa học chuyên ngành, Tâm lý học lãnh đạo-quản lý còn mới mẻ
nhưng lại diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng đòi hỏi phải được nghiên cứu, ứng dụng thực
tiễn, đúc kết, bổ sung lý luận một cách nghiêm túc. Do đó việc nghiên cứu bộ môn này một
mặt ứng dụng tri thức vào trong thực tiễn. Mặt khác những hệ thống đúc kết, nâng cao tri
thức một cách sinh động nhằm bổ sung lý luận khoa học Tâm lý lãnh đạo-quản lý chỉ có như
vậy thì bộ môn Tâm lý học lãnh đạo-quản lý mới có sức sống-mãi mãi ý nghóa với thực tiễn
xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo-quản lý xã hội.

5


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người
1. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình nghiên cứu.
- Nguyên tắc khách quan:

- Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến:
- Nguyên tắc về sự phát triển:
- Nguyên tắc cụ thể:

2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
*Phương pháp quan sát
 Nội dung: là phương pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác của mình
nhằm tri giác sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong
của đối tượng để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.


-

Các hình thức quan sát:
Kín-mở;
Toàn diện - bộ phận;
Có trọng điểm - không có trọng điểm;
Chiến lược - chiến thuật;
Tiêu chuẩn hóa - không tiêu chuẩn hoá.




Ưu và nhược điểm:
- Dễ tiến hành; tư liệu phong phú;
- Tiết kiệm.
- Tuy nhiên thường bò phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan, độ tin cậy không cao,
tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích.




Yêu cầu:
Khi tiến hành nghiên cứu cần phải:
+ Xác đònh rõ mục đích nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể.
+ Chuẩn bò chu đáo về mọi mặt.
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.
+ Ghi chép và phân tích dữ liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan.
+ Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu.
6


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH



Cách quan sát
- Sử dụng cái gì để quan sát?
Dùng các cơ quan cảm giác như: mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Trong đó mắt và tai là sử dụng
thường xuyên hơn.
- Sử dụng như thế nào?
+ Dùng mắt để nhìn:
. Những đặc điểm tónh như: Hình dáng; mặt (trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng,
cằm, tai…); trang phục (đồng phục, màu sắc…)
. Những đặc điểm động như: Dáng (đi, đứng, ngồi, nằm); đầu, chi…
+ Dùng tai để nghe: Chú ý đến: từ ngữ, ngữ điệu, nội dung.
- Cần kết hợp các cơ quan cảm giác khi quan sát.
* Phương pháp thực nghiệm
- Nội dung: thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã

được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về mối quan hệ nhân quả, tính quy
luật, cơ chế... của các hiện tượng tâm lý.
- Ưu và nhược điểm: rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể đònh tính và đònh lượng
được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra. Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống chế
những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế.
- Có 2 loại thực nghiệm cơ bản:
+ Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thừơng của
đối tượng thực nghiệm.
Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại: Thực nghiệm nhận đònh: là loại thực nghiệm nhằm
xác đònh tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm. Thực nghiệm hình thành:
nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm dưới tác động của
nhà nghiên cứu.
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều
kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên ngoài.
* Phương pháp đàm thoại
- Nội dung: là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập
những thông tin cần thiết.
- Có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối tượng: đặt ra các nội dung trao đổi; đặt ra những
câu hỏi trực tiếp, gián tiếp...
- Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bò đối
tượng ngụy trang; phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng.
- Yêu cầu:
+ Phải có sự chuẩn bò chu đáo về nội dung câu hỏi cần đàm thoại.
7


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH


+ Cần phải khéo léo ghi chép tỉ mỉ.
+ Cần phải có nghệ thuật trong việc đònh hướng đàm thoại.
+ Cần phải phối hợp chặt chẽ với phương pháp quan sát.
* Phương pháp điều tra
- Nội dung: là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông
qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.
- Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý
bằng toán thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ trả lời giả
tạo.
- Yêu cầu:
- Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng.
- Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.
* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
-Nội dung: là phương pháp nghiên cứu lòch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối tượng
nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận đònh về vấn đề nghiên cứu.
-Yêu cầu:
+ Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lòch sử, cụ thể và phát triển.
+ Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan.
+ Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên
cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.
- Yêu cầu:
+ Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.
+ Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.
* Phương pháp trắc nghiệm
- Nội dung: “Test” là một phép thử đã được chuẩn hoá dùng đề đo lường một phẩm chất tâm
lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu.
- Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: Văn bản “Test”; quy trình tiến hành; khoá “test”; Bản
đánh giá.

- Ưu - nhược điểm: dễ tiến hành; có thể đo nhiều đối tượng; tính mục đích trong nghiên cứu
cao. Tuy nhiên khó soạn thảo.

Bài tập

.Hãy cho biết các hiện tượng tâm lý trong các hiện tượng sau:
Buồn ngủ, yêu, đỏ mặt, giận dữ, suy nghó, cười, đau chân, khóc.
2. Hãy cho biết các hiện tượng sau thuộc loại hiện tượng tâm lý nào.
- An luôn cởi mở, thân thiện với bè bạn.
l

8


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

- Bình cố gắng mãi mà vẫn chưa giải được bài tập toán.
- Thời gian đầu xa nhà, Huấn luôn cảm thấy trống trải.

9


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

BÀI 3: NHỮNG VẤN ĐẾ TÂM LÝ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ


I. NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
1. Các khái niệm.
a) Nhân cách
- Con người
- Cá nhân
- Cá tính
- Chủ thể
- Nhân cách
b) Người lãnh đạo quản lý:
Là người mà hoạt động chuyên môn của họ giúp cho hoạt động của những người khác được
triển khai theo một cách thức nào đó nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định
c) Nhân cách người lãnh đạo quản lý:
Là toàn bộ những phẩm chất tâm lý giúp người lãnh đạo quản lý thực hiện tốt vai trò vừa
là một nhà chính trị, một nhà tổ chức, một nhà chuyên môn và một nhà sư phạm
2. Các phẩm chất cần thiết trong nhân cách người quản lý
a) Các phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức
+ Chính trị - tư tưởng: Khuynh hướng hoạt động xã hội và lập trường chính trị của người quản
lý.
+ Phẩm chất đạo đức: Sự trưởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức, lập trường đạo đức.
b) Các nét tính cách quan trọng:
- Cần có:
+ Lòng yêu nghề
+ Tính nguyên tắc
+ Tính nhân đạo
+ Tính lạc quan
+ Tính quảng giao
- Cần tránh:
+ Lòng tham
+ Cục cằn, thô lỗ
+ Tự kiêu, tự đại

+ Đa nghi, đối kỵ
+ Thiên lệch trong đối xử.
c) Các phẩm chất năng lực

Khả năng thu thập và xử lý thông tin
- Đầy đủ thông tin
- Bằng cả hai con đường: chính thức và không chính thức.
- Tập trung vào xử lý thông tin không chính thức.

Năng lực tổ chức
10


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

- Là tổ hợp các phẩm chất tâm lý giúp người quản lý hiểu sâu sắc thực tế hoạt động của mình để
từ đó cải tiến quá trính quản lý.
- Cấu trúc:
+ Các phẩm chất chung: Sự nhanh trí, tính cởi mở, óc suy xét, óc sáng kiến, tính kỷ luật.
+ Các phẩm chất chuyên biệt: sự nhạy cảm về tổ chức, khả năng thuyết phục cảm hóa, các
phẩm chất trí tuệ đặc biệt.

Năng lực chuyên môn
- Am hiểu sâu sắc về chuyên môn
- Tư duy hệ thống về chuyên môn
- Nắm đội ngũ cán bộ chuyên môn và sử dụng họ.
- Có nghiệp vụ quản lý, khoa học quản lý, nghệ thuật quản lý.


Năng lực sư phạm:
- Là khả năng tác động, ảnh hưởng một cách có hiệu quả đến người thừa hành.
- Các yếu tố cần có để thực hiện:
+ Khả năng quan sát tinh tế.
+ Khả năng mô hình hóa.
+ Cường độ mạnh của sự ảnh hưởng và tác động.
II. HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
1. Vị trí, chức năng

Vị trí
- Phạm vi hẹp: Là người đứng đầu
- Phạm vi rộng: Là người trung gian, cầu nối.

Chức năng:
- Hoạch định
- Tổ chức
- Chỉ huy
- Khiểm tra, đánh giá.
2. Tính chất của hoạt động lãnh đạo quản lý

Tính gián tiếp

Tính sáng tạo

Tính toàn diện

Tính khoa học

Tính nghệ thuật
3. Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.

a) Ra quyết định.

Quyết định là một phương án mà người lãnh đạo quản lý đưa ra cho cấp dưới thực hiện

Yêu cầu của quyết định
- Tính khoa học
- Tính hiệu quả
- Tính thẩm quyền
- Tính định hướng
11


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

- Tính ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng
- Tính kịp thời
- Tính quần chúng
- Tính pháp lý

Phương pháp
- Định tính
- Định lượng
- Tổng hợp

Quá trình ra quyết định
- Xác định MĐ.
- Thu thập và xử lý thông tin
- Lập các kế hoạch

- Lựa chọn một kế hoạch khả thi và phù hợp nhất.
b) Tổ chức thực hiện quyết định.
+ Cụ thể hóa, chi tiết hóa kế hoạch đã lựa chọn
+ Phân công công việc
+ Đôn đốc, nhắc nhở, động viên, khích lệ
c) Khiểm tra, đánh giá.

Cần xác định mục đích (để làm gì?)

Yêu cầu của việc kiểm tra:
- Thường xuyên, Trên tất cả các mặt, Ở tất cả mọi người
- Cử người có thẩm quyền, uy tín, nghiệp vụ.
- Kiểm tra là để giúp mọi người.

Yêu cầu của việc đánh giá:
- Thường xuyên,Trên tất cả các mặt, Ở tất cả mọi người
- Nên đánh giá tốt là chủ yếu.
- Khách quan
- Sự nỗ lực, cố gắng của họ

12


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

BÀI 4: PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA
NGƯỜI LĐQL.


I. PHONG CÁCH LĐQL:

1.KHÁI NIỆM CHUNG.

Cách thức tác động đặc thù của người LĐQL trong quá trình tác động đến các đối
tượng LĐQL khác nhau.
2. PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO- QUẢN LÝ

Cách 1: K. Lêvin

* Độc đoán.

* Dân chủ.

* Tự do



Phong
cách Lãnh đạo



Độc đóan



Dân chủ




Tự do





Người thích
Lãnh đạo






Ít

Nhiều hơn



Ít



Khơng khí trong
nhóm

Gây hấn; phụ thuộc
và định hướng cá nhân


• Năng suất

• Cao – khi có mặt

lãnh đạo
• Thấp - khi vắng

mặt lãnh đạo



Thân thiện; định • Cao – khơng ảnh hưởng đến sự
hướng nhóm; định hướng có mặt hay khơng của lãnh đạo
nhiệm vụ



Thân thiện; định • Thấp – người lãnh đạo vắng
hướng nhóm; định hướng
mặt thường xun
vu chơi


Nghiên cứu của KURT LEWIN
13


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ


GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Trường Đại học Bang Michigan
Cách 2: Dựa vào sự quan tâm hai yếu tố: con người hay công việc

- Cầm chừng.

- Vò tình.

- Độc đoán.

- Thích ứng.

- Lý tưởng.
Nghiên cứu của Robert R.Blade và Jane S.Mouton định hướng mục tiêu lãnh đạo, quản lý
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO
*Nhân tố chủ quan của người LĐQL.
* Nhân tố khách quan
+ Trong tập thể( tổ chức): đặc điểm đối tượng, tính chất phát triển tập thể, đặc điểm
lao động…

+ Ngoài tập thể (tổ chức): chế độ chính trò, truyền thống văn hoá, lòch sử, sự
phát triển của KHKT, công nghệ…



II. Uy tín của người LĐQL
1.Khái niệm chung về uy tín của người lãnh đạo- quản lý


*Uy tín là hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở những phẩm chất nhân cách
của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể tạo thành sức cảm hoá có thể thu hút, lôi kéo
được khách thể và được khách thể thừa nhận, tin tưởng và phục tùng.
* Uy tín của người LĐQL

+ Khái niệm uy tín của người LĐQL:

Uy tín của người LĐQL được nảy sinh trên cơ sở những phẩm chất nhân cách của
người LĐQL trong mối quan hệ với đối tượng LĐQL tạo thành sức cảm hoá có thể thu hút,
lôi kéo được đối tượng LĐQL và được họ thừa nhận, tin tưởng và phục tùng.
+ Cấu trúc uy tín của người LĐQL
@ Uy quyền: quyền lực do tổ chức trao cho từng chức vụ trong cơ cấu tổ chức.
@ Sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện của đối tượng LĐQL trên cơ sở những phẩm chất nhân
cách của người LĐQL
2. Uy tín thực chất và uy tín giả tạo:
2.1. Các dấu hiệu chứng tỏ uy tín thực chất:
@ Thông tin trong LĐQL.
@ Kết quả thực hiện quyết đònh.
@ Thực trạng công việc khi người LĐQL vắng mặt.
@Sự tín nhiệm, phục tùng của cấp dưới và quần chúng
14


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

@ Sự đánh giá cao của cấp trên và khâm phục của đồng nghiệp phải thống nhất với sự tín
nhiệm của cấp dưới và quần chúng.
@Sự quan tâm đúng mức và thiện chí của mọi người đối với việc riêng của người LĐQL.

@Sự khâm phục, luyến tiếc khi người LĐQL thôi giữ chức vụ.
@Sự kiêng nể, thậm chí khâm phục của kẻ thù và những người có quan điểm đối lập.
2.2 Uy tín giả tạo:
@ Uy tín giả do áp lực.
@ Uy tín giả do khoảng cách.
@Uy tín giả kiểu gia trưởng.
@Uy tín giả kiểu dân chủ giả hiệu.
@ Uy tín giả kiểu công thần.
@Uy tín giả kiểu dạy khôn.
@ Uy tín giả kiểu ô dù.
3. Biện pháp tạo dựng và nâng cao uy tín của người LĐQL
a. Biện pháp tạo dựng và nâng cao uy tín của người LĐQL
@ Kiên trì phấn đấu và rèn luyện.
@ Có khát vọng, ý chí làm việc để phục vụ con người và xã hội .
@ Thường xuyên tự kiểm tra, tự phê bình một cách nghiêm túc.
@ Quan hệ đúng mức với mọi người.
@ Thực hiện dân chủ công khai.
b. Những điểm lưu ý khi xây dựng và nâng cao uy tín của người LĐQL
@ Không coi uy tín là mục đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện đạt được mục tiêu của hoạt
động LĐQL.
@ Uy tín phải được tạo dựng và nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của người LĐQL.
@ Gắn việc xây dựng và nâng cao uy tín của cá nhân với uy tín của tập thể, của tổ chức.
@ Chú ý một số nhân tố tâm lý- xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng và nâng cao uy tín của
người LĐQL .

Câu hỏi kiểm tra
.Theo anh (chị), Những phẩm chất tâm lý nào là cần thiết nhất đối với người làm cơng tác
quản lý Văn hóa trong giai đoạn mở cửa ở nước ta hiện nay?

15



BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

BÀI 5: TẬP THỂ - ĐỐI TƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QL
I. KHÁI NIỆM VỀ TẬP THỂ
l
. Một số khái niệm.
1.1. Đám đông
a) Định nghĩa: Đám đông là một tập hợp người trong xã hội được hình thành một cách tự
phát, có tính chất ngẫu nhiên, nhất thời do những sự kiện hiện tượng nào đó gây ra.
Ví dụ: Đám đông trong một vụ đụng xe, hoả hoạn, hành động kỳ cục trên phố....
b. Đặc điểm của đám đông

Là tập hợp người tự phát, ngẫu nhiên, không có tổ chức, lộn xộn.

Yếu tố cảm tính chiếm ưu thế, lấn át yếu tố tính.

Tâm trạng của các cá nhân trong đám đông thay đổi thất thường.

Dễ bùng nổ, hình thành những hành vi đám đông (sự hoảng loạn của đám đông).
c) Ý nghĩa
Đám đông thường gây ra những tác hại về mặt kinh tế - xã hội, vì vậy cần tìm cách giải tán đám
đông:

Nhanh chóng làm mất “hiện trường”.

Dùng các biện pháp: tâm lý, hành chính, tuyên truyền “thức tỉnh” sự giác ngộ về mặt lý

trí của các cá nhân trong đám đông.
1.2. Nhóm xã hội
a) Định nghĩa: nhóm xã hội là tập hợp người trong xã hội liên kết với nhau trên cơ sở những
dấu hiệu chung nhất định.
Nói đến nhóm xã hội cần nắm rõ 2 điểm:

Là một tập hợp người trong xã hội, thường từ 2 người trở lên.

Tập hợp người này có những dấu hiệu đặc trưng, có thể là liên kết với nhau bởi mục đích
hoạt động chung, hoặc có thể được tạo thành bởi những dấu hiệu mà người ta ước lệ.
b. Phân loại nhóm.
Có nhiều cách phân loại, dựa vào các tiêu chí phân loại.

Căn cứ vào dấu hiệu chung của nhóm mà người ta phân ra thành:

nhóm thực: nhóm tồn tại thực trên thực tế, có mục đích hoạt động. chẳng hạn: 1 lớp học,
1 cơ quan, 1 xí nghiệp...

nhóm ước lệ: nhóm do các nhà nghiên cứu đưa ra dựa vào một dấu hiệu chung nào đó.
chẳng hạn: nhóm những người chơi tem, cây cảnh, hoặc nhóm những người 20 tuổi....

Căn cứ vào mục đích hoạt động, mà người ta phân ra:

nhóm thể thao, nhóm buôn bán, nhóm học tập, nhóm nghiên cứu....

Căn cứ vào sự liên kết trực tiếp hay gián tiếp giữa các thành viên mà người ta phân
ra.

nhóm nhỏ


nhóm lớn

căn cứ vào quy chế trong việc tạo thành nhóm mà người ta phân ra:

nhóm chính thức: nhóm được thành lập có quy chế cụ thể được xã hội ban hành.

nhóm không chính thức: nhóm hình thành không dựa trên quy chế, chỉ bằng tình cảm,
sở thích của các thành viên.
16


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại của mình đều tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau để
thực hiện những chức năng xã hội. Vì vậy việc nắm bắt các cơ cấu của nhóm và các vấn đề tâm
lý nhóm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo - quản lý. Trong xã hội chúng
ta tồn tại một loại hình tổ chức nhóm hết sức đặc biệt đấy là “tập thể”. Bây giờ ta chuyển sang
nghiên cứu các vấn đề tập thể và tâm lý của nó.
2. Khái niệm về tập thể
2.1. Tập thể là gì: Tập thể là một nhóm chính thức phát triển cao trong đó các thành viên liên
kết với nhau một cách chặt chẽ, cùng nhau thực hiện những mục đích hoạt động chung có ý
nghĩa xã hội.
Tập thể là một nhóm chính thức phải có điều kiện sau:

Trước hết là mục tiêu của tập thể là phải có ý nghĩa xã hội, thực hiện các chức năng xã
hội: chức năng sản xuất, chức năng chính trị - xã hội và chức năng giáo dục.

Thứ 2: Sự phát triển của trình độ liên kết giữa các thành viên, thể hiện:

Các các nhân trong tập thể quan hệ với nhau theo những quy định chặt chẽ về vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi trên cơ sở những nguyên tắc căn bản: nguyên tắc công bằng, dân chủ và
nhân ái, nhân văn XHCN.

Thứ 3: Tập thể phải thực sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất giữa ý chí và hành động.
2.2. Phân loại tập thể.
Người ta có nhiều cách phân loại tập thể:

Căn cứ vào tính quy định của xã hội mà người ta phân ra: tập thể cơ cơ và tập thể cơ bản:

Tập thể cơ sở: Là đơn vị cuối cùng gắn kết các thành viên. Chẳng hạn một khoa của bệnh
viện, trường học, một lớp học, tổ hợp tác....

Tập thể cơ bản: Là cấp trên cơ sở, là một đơn vị đảm nhận thực hiện một nhiệm vụ xã hội
nhất định. Ví dụ: trường học, bệnh viện, trạm y tế, công ty, xí nghiệp...

Căn cứ mối quan hệ giữa các thành viên mà người ta chia ra tập thể lớn và tập thể nhỏ.
2.3. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể (Cơ cấu)
Căn cứ vào tính chất, nội dung của các mối quan hệ trong tập thể người ta thấy rằng: trong tập
thể luôn luôn song song tồn tại 2 mối quan hệ cơ bản: quan hệ chính thức và quan hệ không
chính thức.

quan hệ chính thức: được quy định bằng các văn bản của tập thể, thể hiện sự quan hệ
vai trò trách nhiệm của các thành viên, quyền lợi của các thành viên. quan hệ chính thức là cơ sở
tạo thành những nhóm chính thức trong một tập thể.

Quan hệ không chính thức: là quan hệ trên cơ sở tình cảm, quan điểm, sở thích hay
nguyện vọng, tuổi tác...của các thành viên.

Từ các quan hệ không chính thức trong tập thể, là cơ sở tạo thành những nhóm không

chính thức, nghiên cứu tâm lý tập thể người ta thấy rằng, thông thường các nhóm không chính
thức có thể tạo thành các nhóm có tính chất sau:

Nhóm tích cực: là những nhóm công khai về mục đích hoạt động, thường làm hạt nhân
cho các phong trào của tập thể.

Nhóm tiêu cực: Thường là những “nhóm kín”, họ bí mật về mục đích hoạt động, thông
thường có những tác hại nhất định đến sự xây dựng và phát triển tập thể.

Đứng đầu các nhóm này à “thủ lĩnh” tuỳ theo tính chất của nhóm mà “thủ lĩnh” cũng tích
cực hoặc tiêu cực.
17


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá để có các biện pháp lãnh đạo.
2.4. Các giai đoạn phát triển của tập thể
Nghiên cứu về sự phát triển của tập thể, thông thường người ta phân ra làm 3 giai đoạn của sự
phát triển. theo những tiêu chí:

Sự liên kết giữa các thành viên.

Mức độ tự giác của các thành viên.

Bản sắc của tập thể
a. Giai đoạn tổng hợp ban đầu
Đặc điểm:


Tập thể mới hình thành, sự liên kết thực hiện các nhiệm vụ của tập thể chủ yếu trên cơ sở
các mối quan hệ chính thức.

Các thành viên chưa có những hiểu biết về nhau.

cuối giai đoạn một, xuất hiện bước đầu các các nhóm không chính thức, các thành viên
bước đầu có hiểu biết về nhau.
Biện pháp lãnh đạo:

Tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau.

Có thể nên dùng phong cách lãnh đạo độc đoán.
b. Giai đoạn phân hoá
Đặc điểm:

Các thành viên đã có những hiểu biết về nhau.

Các thành viên bước đầu tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động, tích cực, chủ
động.

Tập thể phân ra nhiều bộ phận, nhiều nhóm.
Biện pháp lãnh đạo:

Chú ý đến việc phân nhóm để có biện pháp kịp thời.

có thể sử dụng phong cách độc đoán kết hợp với dân chủ trong lãnh đạo, quản lý.
c. Giai đoạn tổng hợp cao
Đặc điểm:


Các thành viên tự giác thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, nhịp nhàng.

Tập thể đoàn kết, nhất trí cao trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

Tập thể đã tạo được bản sắc, truyền thống của mình.
Biện pháp lãnh đạo:

Chú ý giáo dục thuyết phục nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các thành viên.

Chủ động thực hiện phong cách dân chủ.
Những vấn đề lưu ý trong lãnh đạo quản lý tập thể
(2.1.)

Tập thể là một tập hợp người, bào gồm các cá nhân. Cần chú trọng xây dựng nhân cách
cá nhân.

Tập thể là một nhóm chính thức phát triển cao. Vì vậy cần phải quán triệt thực hiện
nghiêm chỉnh về kỷ cương, kỷ luật, thi đua – khen thưởng.

Cần phải xác định rõ về mục đích hoạt động - chủ động đề ra mục tiêu hành động trong
việc thực hiện các chức năng.
18


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Cần phải chủ động thực hiện các nguyên tắc căn bản trong xây dựng tập thể: nguyên tắc
công bằng, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân ai.

(2.2).

Tập thể được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở những mối quan hệ chính thức và
không chính thức, trong đó các quan hệ chính thức là căn bản. Vì thế bất luận trường hợp nào
cũng phải lấy quan hệ chính thức làm nên tảng trong giải quyết các nhiệnm vụ, tình huống.

Cần phải quan tâm thường xuyên đến các mối quan hệ không chính thức – các nhóm
không chính thức. Nhằm:

Phát hiện bộ phận tích cực, các cá nhân tích cực làm nòng cốt, bồi dưỡng phát triển cán
bộ.

Phát hiện nhóm tiêu cực, thủ lĩnh tiêu cực, tìm cách đã phá làm mất hiệu lực của nó.
(2.3)
Tập thể có một quá trình hình thành và phát triển dưa trên sự quá triệt thựchiện nhiệm vụ và các
mối quan hệ qua lại của các thành viên. Vì thế:

Cần nghiên cứu nắm bắt về đặc điểm để chủ động phong cách, phương pháp cho phù
hợp với từng giai đoạn phát triển.

Chủ động, thường xuyên tạo ra các điều kiện để các thành viên trao đổi, hiểu biết lẫn
nhau.


II. Những hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể.
1. Sự lây lan tâm lý.
1.1. Sự lây lan tâm lý là gì?
Là sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác trong
một tập thể.


Nguyên nhân xuất hiện cảm xúc dẫn đến sự lây lan thì rất phong phú. Có thể đến từ việc
riêng của một cá nhân, trạng thái tâm ý một cá nhân hoặc những vấn đề liên quan đến lợi ích của
nhòm và tập thê.

Sư lây lan có tầm ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động của tập thể, có thể làm tăng
hoặc giảm hiệu suất hoạt động.
1.2. Cơ chế của sự lây lan
Lây lan tâm lý thường theo 2 cơ chế sau:

Cơ chế dao động từ từ.

Cơ chế bùng nổ

Cơ chế dao động từ từ:

Sự ảnh hưởng, lan truyền dần dần trong tập thể do giao tiếp và hoạt động cùng nhau. ví
dụ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, sở thích, thị hiếu, mốt...

Trong sự dao động từ từ thường diễn ra cơ chế “tiếng chuông” để dẫn đến hành vi bắt
chước lẫn nhau. Ví dụ: hiện tượng mốt thời trang ở công sở

Cơ chế bùng nổ

Xẩy ra khi con người ở trạng thái thần kinh căng thẳng.

Ý chí giảm sút, hành vi hoảng loạn, không tự chủ.
Thường trong chiến tranh, hoạc hoạt động trong các loại hình nguy hiểm.
Ý nghĩa trong lãnh đạo - quản lý
19



BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Lây lan tâm lý là hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tập thể. vì vây người
lãnh đạo - quản lý cần chú ý.

Tích cực và có biện pháp tạo ra những cảm xúc tích cực, những mẫu hành vi tốt trong
tập thể.

Thường xuyên chú ý đến các nhân tố tiêu cực để có những biện pháp kịp thời ngăn chặn
sự lây lan.
2. Bầu không khí tâm lý tập thể
2.1. Khái niệm: Là toàn bộ những trạng thái tâm lý có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp điệu,
cường độ hoạt động chung của các thành viên trong tập thể, là không gian chứa đựng các trạng
thái tâm lý chung của toàn nhóm trong một thời gian nhất định.
Khi nói đến bầu không khí là nói đến:

Toàn bộ những trạng thái tâm lý của tập thể: vui vẻ, phấn khởi, hưng phấn, tin tưởng....

Những trạng thái tâm lý này làm tăng tốc độ hoạt động, tính khẩn trương và sức hoạt
động của tập thể để mang lại hiệu suất cao.
2.2. Phân loại bầu không khí tâm lý tập thể.
Người ta có nhiều cách để phân loại, tuỳ vào tiêu chí. Thông thường dựa vào tính chất của
BKKTLTT mà người ta phân ra làm:

Bầu KK chính trị: bầu cử, đại hôị..

Bầu KK lễ hội: gắn liền với truyền thống như lễ mừng công, lễ kỷ niệm,...


Bầu KK học tập, sản xuất như: không khí vượt thành tích, khôngkhí học tập.
2.3. Ý nghĩa của BKKTLTT
Có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tập thể.

Làm tăng hiệu suất hoạt động.

Giao tiếp giữa các thành viên thoái mái, tin tưởng, tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Tăng tình đoàn kết, gằn bó giữa các thành viên.

Giảm căng thẳng tâm lý (stress), tạo ra sự tích cực tâm lý của các thành viên.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng:

Sẽ làm mất ý nghĩa trên nếu BKKTLTT căng thẳng, tiêu cực, thiếu lành mạnh...
2.4. Vấn đề xây dựng BKKTLTT tích cực, lành mạnh.
Để xây dựng BKKTL tập thể tích cực, lành mạnh cần chú ý.

Quan tâm thích đáng vào việc xây dựng truyền thống tập thể đơn vị - xây dựng “thương
hiệu”.

Chú ý nghiên cứu và điều chỉnh các mối quan hệ quan lại trong tập thể tích cực.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đến các thành viên.

Giữ vững các nguyên tắc trong xây dựng tập thể: công bằng, dân chủ, nhân ái.

Quan tâm đến đời sống vất chất và tinh thần của tập thể đơn vị.
3. Dư luận tập thể


3.1. Dư luận tập thể là gì?

Dư luận tập thể là những phán đoán, đánh giá và thể hiện thái độ biểu cảm của tập thể
đối với các sự kiện, hiện tượng xẩy ra trong và ngoài tập thể liên quan đến sự tồn tại và phát
triển của tập thể.

Khi nói đến DLTT cần thấy rằng:
20


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ



GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Đó là những phán đoán, đánh giá và thái độ biểu cảm được thống nhất tạo thành ý kiến

chung.
Những ý kiến chung này được xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng liên quan đến sự
tồn tại và phát triển của chính tập thể đó. ví dụ: vấn đề chấp hành kỷ luật, quyền lợi của các
thành viên...
3.2. Quá trình hình thành dư luận.
Thông thường người ta tán thành quan điểm của A.K.Ulêđốp, có 3 giai đoạn:

Nhận thức sự kiện: mọi người chứng kiến sự kiện, nghe ngóng và cố gắng hình dung tính
chất sự kiện diễn ra.

Trao đổi: Moi người trên cơ sở nhận thức sự kiện, bằng kinh nghiệm, cảm xúc của mình
tiến hành trao đổi bàn bạc.


Hình thành dư luận: các ý kiến dần dần thống nhất trên một số điểm chính tạo thành ý
kiến chung, hình thành dư luận.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận.

Chất lượng và số lượng thông tin.

Tính chất của sự kiện.

Sự phát triển của tập thể.

Sự liên quan của tính chất của sự kiện và chức năng của tập thể.
3.4. Vai trÒ của dư luận

Cung cấp thông tin trong quản lý.

Làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau trong tập thể.

Điều chỉnh hành vi, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật.

Có vai trò quan trong giáo dục tư tưởng và hành vi của các thành viên.
2.5. Ý nghĩa đối với lãnh đạo - quản lý
Dư luận có một ý nghĩa như trên, cần phải chủ động nắm bắt và tạo dư luận tích cực trong tập
thể.

Thường xuyên lắng nghe dư luận để hiểu về tình hình tập thể và điều chỉnh kịp thời.

Thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời các vấn đề xẩy ra trong và ngoài tập thể có liên
quan đến sự tồn tại và phát triển tập thể.


Chú ý đến phong cách ứng xử và quan hệ của các thành viên trong tập thể để xây dựng
theo hướng tích cực.
4. Sự tương hợp tâm lý trong tâp thể
a) Tương hợp tâm lý là gì?
Là sự kết hợp một cách thuận lợi nhất các thuộc tính tính tâm lý của các thành viên trong tập thể
đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của tập thể một cách hiệu quả nhất và tạo ra sự hài
lòng ở mỗI cá nhân.
b. Tại sao có sự tương hợp?

Thứ nhất: Mỗi người không hoàn toàn đồng nhất về cá đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá
nhân.

Thứ hai: Khi tham gia vào hoạt động chung của tập thể các đặc điểm, phẩm chất tâm lý
của mỗI cá nhân có thể kết hợp với nhau tạo nên một sự thống nhất, bổ sung cho nhau để đảm
bảo thực hiện nhiệm vụ chung.
c. Sự tương hợp có ý nghĩa gì cho hoạt động lãnh đạo quản lý?


21


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Tạo ra một đời sống tinh thần tập thể lành mạnh, đoàn kết nhất trí.
Tạo nên khả năng thực hiện các chức năng của tập thể một cách hiệu quả nhất.
Giúp người lãnh đạo quản lý có những điều kiện thời gian và trí lực để lãnh đạo tập thể
thực hiện những nhiệm vụ cơ bản.
d. Cần phải làm gì đề tạo ra sự tương hợp?


Tăng cường hoạt động giáo dục về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức con ngườI mới
cho các thành viên.

Cần phải duy trì các nguyên tắc: công bằng, dân chủ, tôn trọng trong quản lý và lãnh đạo
tập thể.

PhảI chú ý đến các thuộc tính tâm lý trong bố trí công tác, phân công nhiệm vụ.

Cần phải có phong cách lãnh đạo dân chủ, gần gũi vớI cá thành viên.




5. Sự xung đột trong tập thể
a) Xung đột là gì?
Xung đột là sự nẩy sinh những mâu thuẫn giữa con ngườI và con người trong quá trình
giải quyết những nhiệm vụ chung của tập thể.
b. Tại sao lại có xung đột

Thứ nhất: Mỗi cá nhân không đồng nhất về các vấn đề tâm lý như: tư tưởng, tình cảm, sở
thích, động cơ…v.v.

Thứ hai: Do giải quyết không tốt vấn đề về sự công bằng về lợi ích.

Thứ 3: Do sự quản lý và hoạt động của tập thể không tốt, các thành viên thiếu hiểu biết
lẫn nhau.
c. Có các hình thức xung đột nào trong tập thể.
Có 3 hình thức xung đột:


Xung đột các nhân và cá nhân

Xung đột nhóm này và nhóm khác trong tập thể.

Xung đột giữa cá nhân và nhóm
d. Để phòng ngừa và giải quyết xung đột cần phảI làm gì?
Để phòng ngừa xung đột:

Cần phảI thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong cho các thành
viên.

PhảI thực hiện tốt các nguyên tắc trong xây dựng và quản lý tập thể: công bằng, dân chủ
và tôn trọng các thành viên.

Chú ý đến vấn đề tương hợp trong tập thể.
Để giảI quyết xung đột cần phảI thực hiện các biện pháp sau

Phương pháp thuyết phục.

Phương pháp thương lượng, ngồI vào bàn hoà giải.

Phương pháp hành chính: dùng các biện pháp kỷ luật, thuyên chuyển công tác

22


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH


GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ giữa con người với con
người nhằm thoã mãn nhu cầu lẫn nhau.
2. Đặc tính của giao tiếp trong hoạt động quản lý:

- Hoạt động quản lý là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp.

- Giao tiếp trong quản lý luôn gấp rút về mặt thời gian.

- Quản lý là hoạt động thường có thể gặp những rủi ro.

- Giao tiếp trong quản trị yêu cầu phải đảm bảo hai bên cùng có lợi

- Giao tiếp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.
3. Nguyên tắc giao tiếp trong lãnh đạo và thương lượng đàm phán

Hãy tôn trọng đối tác giao tiếp như tôn trọng chính bản thân mình.

Hãy lắng nghe và nói với nhau hết lời.

Hãy thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ để tìm những quan điểm chung, lợi ích chung,
để hai bên hiểu biết lẫn nhau.

Hãy thông cảm với nhau về hoàn cảnh, khả năng và quyền lợi của mỗi bên trong giao
tiếp.

Hãy biết chấp nhận trong giao tiếp.
4. Các loại hình giao tiếp cơ bản

4.1. Dựa vào tính chất tiếp xúc:
- Giao tiếp trực tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp.
4.2. Dựa vào hình thức của giao tiếp.
- Giao tiếp chính thức.
- Giao tiếp không chính thức.
4. Các loại hình giao tiếp cơ bản
4.3. Dựa vào thế tâm lí giữa hai bên trong giao tiếp:
- Giao tiếp ở thế mạnh.
- Giao tiếp ở thế yếu.
- Giao tiếp ở thế cân bằng.
4.4. Dựa vào thái độ và sách lược giao tiếp:
- Kiểu 1: Thắng – thắng.
- Kiểu 2: Thắng – thua.
- Kiểu 3: Thua – thắng.
- Kiểu 4: Thua – thua.
- Kiểu 5: Thắng – thắng hoặc là kết thúc quan hệ.
5. Phương tiện giao tiếp
Đó là những công cụ cần thiết, không thể thiếu được trong quan hệ giao tiếp của
con người. Thông qua các phương tiện giao tiếp, con người không những biểu hiện mà còn thoã
23


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

mãn được các nhu cầu của con người trong giao tiếp.
a. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ:
- Nội dung ngôn ngữ.

- Tính chất của ngôn ngữ.
- Điệu bộ khi nói.

• Một số nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Lời nói phải đúng vai
- Lời nói phải phù hợp với người nghe
- Nội dung rõ ràng, mạch lạc, tránh hiểu theo nhiều nghĩa.
- Cách nói phải khéo léo, tế nhị “nói ngọt lọt đến xương”.
b. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
• Nét mặt
• Nụ cười
• Ánh mắt
• Diện mạo
• Cử chỉ
• Tư thế
• Không gian giao tiếp
• Những hành vi giao tiếp đặc biệt
- Vùng mật thiết (0 – 0,5m):
Vùng này chỉ tồn tại khi có mối thân tình với người khác. Lúc này xúc giác và
khứu giác là phương tiện truyền thông quan trọng. Lời nói có thể chỉ thì thầm.
- Vùng riêng tư (0,5 – 1,5m):
Hai người phải rất quen nhau đến mức thấy thoải mái, mặc dù họ chưa đến mức
thân thiết.
- Vùng xã giao (1,5 – 3,5m):
Đây là vùng tiến hành phần lớn các hoạt động kinh doanh, vì nó phù hợp với mối
quan hệ phi riêng tư, ví dụ gíao tiếp giữa người bán hàng với khách hàng. Thông thường các sếp
cũng giữ khoảng cách này khi giao tiếp với nhân viên.
- Vùng công cộng ( > 3,5m):
Là phạm vi tiếp xúc với những người xa lạ vì mục đích công việc, là phạm vi
được chính khách nhà nước ưa thích.

- Giao tiếp dùng bàn tròn:
Tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái thân mật cho những người có vị trí ngang
nhau.
- Bàn vuông:
24


BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

GVHD: TS. PHẠM VĂN DINH

Thích hợp cho những cuộc giao tiếp ngắn gọn, nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc.
Giao tiếp bằng bàn vng còn giúp thái độ cạnh tranh.
- Bàn chữ nhật:
Tạo nhiều trạng thái tình cảm khác nhau trong q trình giao tiếp.
Vị trí ngồi……

Cách tặng hoa và ý nghóa của từng loại hoa.

Tăng hoa là một trong những nghiệp vụ đầu tiên trong giao tiếp và thương lượng mà
theo các chuyên gia tâm lý cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng sâu sắc.

Theo phong tục quốc tế, khi tặng hoa nên tặng số lẻ, bởi vì số chẵn dành cho những
người đã chết.

Tặng hoa phải nên loại trừ con số 13.
Ý nghóa của các loại hoa sẽ giúp chúng ta tránh được những sơ xuất đáng tiến trong đàm
phán kinh doanh hoặc trong lần tiếp xúc đầu tiên hoặc làm quen với đối tượng :

Hoa cúc : đó là niềm vinh hạnh với người Nhật nhưng là điều sỉ nhục đối với người

Pháp.

Hoa trắng : là lời than vãn

Hoa hồng đỏ: là lời thề ước.

Hoa hồng đỏ thắm: biểu hiện cho tình yêu say đắm cuồng nhiệt.

Hoa hồng đỏ than: nỗi đau đớn trong tim.

Hoa hồng đỏ dại: là tình yêu đau đớn.

Hoa cẩm chướng: người nhận hiểu rằng người tặng mình sặn sàng làm nô lệ cho tình
yêu.

Hoa mimoza (hoa trinh nữ): biểu hiện cho tình yêu mới chớm nở.

Hoa Viôlette : biểu hiện cho sự kín đáo.

Hoa pense (hoa tương tư ) : biểu hiện cho sự luôn luôn nghó đến nhau.

Hoa Muguet (hoa linh lan) : là biểu hiện cho sự hồn nhiên trong sáng.

Hoa màu gà : nóng lòng mong muốn nghe câu trả lời.

Hoa lan : tình cảm kín đáo.

Hoa đào, hoa mai : lời chúc tốt lành.

Hoa hướng dương : sự thủy chung son sắt.


Hoa sen : sự thanh cao đậm đà chung thủy.
II. Những hiện tượng tâm lý cần chú ý trong giao tiếp
1. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
Đó thường là hình ảnh về đối tượng, hoặc là một nhận định, một thái độ, một kết luận,
một đánh giá ban đầu, đối với đối tượng ấy.
25


×