Tải bản đầy đủ (.pptx) (349 trang)

Bài giảng môn Quy Hoạch Đô Thị Và Phát Triển Nông Thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.88 KB, 349 trang )

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN


MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC



Đào tạo người học nắm vững những nguyên lý và phương pháp quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và quy
hoạch phát triển nông thôn nhằm mở rộng kiến thức về quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai đáp ứng mục tiêu
phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



Từ kiến thức môn học, giúp người học hiểu sâu kiến thức của các môn học khác về quy hoạch phát triển, từ đó
hiểu và bổ sung kiến thức cho ngành học, có những hướng nghiên cứu và ứng dụng vào các vấn đề về quy hoạch
phát triển đô thị, phát triển nông thôn của địa phương và đất nước.



Rèn luyện kỹ năng thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để áp dụng vào những vấn đề quy hoạch đô
thị và quy hoạch nông thôn của địa phương, kỹ năng nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hành và thực địa,
kỹ năng làm việc theo nhóm


QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ YÊU CẦU CỦA GIÁO VIÊN



Dự lớp: Tuân thủ theo quy chế 43 và các quy định đối với các hình thức đào tạo theo tín chỉ, tối thiểu có mặt
ở lớp 80% số tiết có trong học phần







Thảo luận, Bài tập: Làm đầy đủ các bài tập thực hành, Seminar…
Thi kết thúc học phần: thi tự luận, thời gian 120 phút
Dụng cụ học tập: Theo yêu cầu cụ thể của giáo viên trong các buổi học


PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC






Điểm chuyên cần chiếm tỉ lệ 1/10



Thang điểm 10

Điểm kiểm tra giữa môn học chiếm tỉ lệ 2/10
Thi kết thúc môn học chiếm tỉ lệ 7/10
Điêm môn học là trung bình chung của điểm chuyên cần + điểm kiểm tra giữa kì + điểm thi kết thúc môn
học và phải đạt tối thiếu 4.5 điểm mới hoàn thành môn học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

GS. TS. Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng Hà Nội 1997

2.

Lê Đình Thắng (chủ biên). Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. NXB Chính trị Quốc gia, 2000.

3.

Nguyễn Tiến Dư, Quy hoạch đô thị Việt Nam và những dự án phát triển đến sau 2000. NXB thống kê 1997.

4.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông, Quy hoạch phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp 2004.

5.

PGS.TS. Vũ Thị Bình, Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. NXB NN Hà Nội, 2006.

6.

PGS. TS. Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

7.

Đặng Xuân Nam. Phát triển nông thôn. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997.

8.


TS. Nguyễn Minh Tâm, Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn. NXB Xây dựng. Hà Nội 2000.

9.

GS.TS. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn, Quản lý đô thị. NXB Thống kê 2003.

10.

Phan Văn Yên (chủ biên). Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005.

11. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008.


NỘI DUNG MÔN HỌC




TÍN CHỈ 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




TÍN CHỈ 3: KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

TÍN CHỈ 2: QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TRONG NÔNG THÔN, KHU DÂN CƯ
NÔNG THÔN, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
TÍN CHỈ 4: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ



TÍN CHỈ 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Chương 1: Khái quát về quy hoạch phát triển nông thôn
Chương 2: Quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch thương mại_dịch vụ nông thôn


Chương 1: Khái quát về quy hoạch phát triển nông thôn
1.1 Đại cương về phát triển nông thôn
1.2. Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.3. Khái niệm về quy hoạch phát triển nông thôn
1.4. Nguyên lý của quy hoạch phát triển nông thôn
1.5. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quy hoạch phát triển nông thôn
1.6. Nội dung cơ bản và phương pháp quy hoạch phát triển nông thôn
1.7. Các bước tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn
1.8. Nội dung xây dựng phương án quy hoạch phát triển nông thôn


1.1 Đại cương về phát triển nông thôn

1.1.1. Những khái niệm cơ bản về sự phát triển, phát triển bền vững
1.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển nông thôn
1.1.2.1. Phát triển nông thôn là gì?
1.1.2.2. Cách tiếp cận đối với phát triển nông thôn
1.1.2.3. Tầm quan trọng của phát triển nông thôn
1.1.3. Cơ sở đánh giá mức độ phát triển nông thôn
1.1.3.1. Các chỉ số phản ánh sự phát triển
1.1.3.2. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội



1.1.1 Những khái niệm cơ bản về sự phát triển, phát triển bền vững

 Định nghĩa phát triển?
 Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội (Raanan Weitz, 1995)



Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quyền tự do
công dân…


 Phát triển bền vững?
Là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khẳ năng đáp ứng nhu cầu của thế
hệ tương lai

 Những phạm trù của sự phát triển?
 Phạm trù vật chất...
 Phạm trù tinh thần…..
 Phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người…..


1.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự phát triển và phát triển nông thôn

1.1.2.1 Phát triển nông thôn là gì?



Là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng đời sống của người dân địa phương….





Vừa nâng cao đời sống vật chất vừa nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn...
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải kết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành
cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý….


1.1.2.2. Cách tiếp cận đối với phát triển nông thôn

 Phát triển nông thôn toàn diện?
 Nhấn mạnh vào khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường….
 Phát triển phải là cả “ từ trên xuống” và “từ dưới lên”…
 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng?
Phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng sống trong khu vực đó. Họ là cở sở cho phát triển nông thôn bền
vững, vì?




Họ biết rõ những khó khăn và nhu cầu của mình




Kỹ năng truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển;

Họ quản lý sử dụng nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương,.. mà quá trình phát triển
phải dựa vào đó;

Sự cam kết của họ là sống còn của kế hoạch phát triển


 Phát triển nông thôn bền vững?
 Con người?
 Dân chủ và an toàn…;
 Bình đẳng và đối xử công bằng với tất cả….
 Chất lượng cuộc sống cho mọi người dân…;
 Hành động của người dân trong hợp tác với Chính phủ…;
 Tôn trọng với tổ tiên và quyền lợi của thế hệ tương lai….
 Kinh tế?
 Hỗ trợ để tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn;
 Đảm bảo cho người dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phương;
 Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trước mắt;
 Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân, đến các khu vực và địa phương khác
trên lãnh thổ địa lý


 Môi trường?
 Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường;
 Giảm thiểu nguồn tài nguyên không có khẳ năng tái tạo;
 Sử dụng tài nguyên có hiệu quả;
 Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường
 Tổ chức?
 Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế để khống chế và quản lý, để có thể đáp ứng các tiêu chí trên;
 Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai.


1.1.2.3. Tầm quan trọng của phát triển nông thôn


 Đặc điểm phát triển nông thôn Việt Nam?
 Người dân – vai trò trung tâm của phát triển nông thôn…?
 Có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống…?


 Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của đất nước
 Nông thôn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân….;
 Trên địa bàn nông thôn có khoảng 70% lao động xã hội → cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân;
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong phân công lao động xã hội;




Nông thôn có 75% dân số của cả nước → đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn,…



Nông thôn chứa đựng đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật,…→ phát triển lâu dài và bền
vững của đất nước.

Địa bàn nông thôn là nơi sinh sống của 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi
biến động tích cực, tiêu cực→ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng→ổn định nông thôn →
góp phẩn ổn định đất nước.


1.1.3. Cơ sở đánh giá mức độ phát triển nông thôn

1.1.3.1. Các chỉ số phản ánh sự phát triển






Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế? Tổng thu nhập (GNP; GDP); thu nhập bình quân trên đầu người;



Các chỉ số thể hiện cải thiện môi trường? Môi trường thiên nhiên; môi trường nông thôn,….

Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội? Chỉ số cơ cấu nghành trong tổng GDP; chỉ số X-M; …
Chỉ số về phát triển xã hội? Tuổi thọ bình quân trong dân số; mức tăng dân số hàng năm; trình độ học vấn,
….


1.1.3.2. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

 Tăng trưởng và phát triển kinh tế?
*Tăng trưởng:



Là sự gia tăng của cải vật chất được biểu hiện bằng sự gia tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc của cả
nền kinh tế quốc dân trong một thời gian...



Tăng trưởng được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) thông qua việc so sánh quy mô giữa hai thời kỳ


*Phát triển:




Phát triển là sự thay đổi cấu trúc kinh tế trong sự tăng trưởng và liên quan đến nó là sự chuyển biến của các
lĩnh vực văn hóa, xã hội khác



Phát triển là việc đảm bảo hạnh phúc của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải tiến giáo dục, sức khoẻ
và bình đẳng về cơ hội….



Phát triển phản ánh toàn diện cả khía cạnh tăng thêm về lượng và thay đổi về chất của một xã hội…


* Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội



Phát triển toàn diện với ý nghĩa rộng hơn còn được hiểu là bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên
quan đến hệ thống giá trị của con người. Đó là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền
tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với nhà nước, với
cộng đồng... (W.B 1991).



Mục tiêu và phương hướng phát triển đúng đắn, hợp lý phải là đem lại nguồn lợi cả về kinh tế, văn hóa, tinh
thần cho hầu hết mọi người dân trong nước, mặc dù họ sống ở thành thị hay các vùng nông thôn xa xôi hẻo
lánh.



* Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế





Tăng trưởng kinh tế là một phương thức cơ bản để có được phát triển..



Tăng trưởng kinh tế mặc dù rất quan trọng nhưng mới chỉ là điều kiện cần của phát triển;

Tăng trưởng kinh tế chưa phải hoàn toàn là phát triển kinh tế…
Tăng trưởng kinh tế nói lên sự biến động về lượng còn phát triển kinh tế nói lên sự tăng trưởng về chất của xã
hội.


1.2. Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn

1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của vùng nông thôn
1.2.2. Người dân nông thôn và những vấn đề khó khăn của họ
1.2.3. Vấn đề đói nghèo và kém phát triển
1.2.4. Vấn đề dân số, văn hóa, giáo dục với môi trường phát triển
1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.2.6. Phát triển nông nghiệp – điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn
1.2.7. Công nghiệp hóa



1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của vùng nông thôn
1.2.1.1. Khái niệm vùng nông thôn?
Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông
nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phuc lợi xã hội thu kém
hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.


1.2.1.2. Đặc trưng của vùng nông thôn



Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống, đặc trưng và nổi bật là hoạt động sản xuất
nông nghiệp,…







Bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản) thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng,..
Có kết cấu hạ tầng chậm phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém,…
Có thu nhập và đời sống thấp, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp,…
Mật đô dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tái nguyên thiên nhiên,….
Xã hội nông thôn rất đa dạng về điều kiện kinh tế xã hội, đa dạng về trình độ tổ chức quản lý, cung cách ứng xử
xã hội nặng về tục lệ nhiều hơn là pháp lý,…


×