Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuấn nông nghiệp Huyện Nam Đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 62 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm . Biến đổi
khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường
toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên
tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc
nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên
cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong
một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các
thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó
lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh.
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt
động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đât nóng dần lên,
từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi
trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn
chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vô cùng thảm khốc.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến
năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 0C tới 5,80C. Sự nóng lên của bề
mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển
dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ
và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi
quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục
năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở
các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển.
Việt Nam nói chung và HUYỆN NAM ĐÀN nói riêng là một trong
những khu vực chịu ảnh hưởng tác động của BĐKH. Biến đổi khí hậu (BĐKH)
là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo
thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6]). Những biến đổi
1



này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây
có thêm hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay
được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi
là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện
đai. Biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu còn đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp ở Tỉnh Nghệ An nói chung và Huyện Nam Đàn nói chung làm cho
nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy em đã đi đến chọn đề tài:
“Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuấn nông
nghiệp Huyện Nam Đàn”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề xuất một số biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển sản xuất
nông nghiệp cho Huyện Nam Đàn .
2.2. Mục tiêu
Liệt kê các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất nông nghiệp
tại huyện Nam Đàn.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các tác động.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề “Biến đổi khí hậu và tác động của biến
đổi khí hậu đến hoạt động sản xuấn nông nghiệp ở huyện Nam Đàn”.
4. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian :
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 23 xã và một thị trấn của Huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An
b. Thời gian :
Các số liệu và thông tin trong đề tài nghiên cứu được lấy từ năm 2007 trở
lại đây.
5. Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm tổng hợp
2


Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội đều có mối quan hệ, tác động qua
lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển. Nhiệm vụ của khoa học địa
lý là tìm ra mối quan hệ và các tác động đó để thấy được các quy luật nhằm khai
thác hiệu quả đúng quy luật, tránh những rủi ro, hệ quả do con người gây ra
trong quá trình khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu môi trường khí hậu huyện Nam Đàn là nghiên cứu mối quan
hệ tương tác giữa các nhân tố môi trường, tự nhiên, kinh tế, xã hội trong một
phạm vi lãnh thổ nhất định, từ đó thấy được hiện tượng trong các mối quan hệ
khái quát, tổng hợp.
Quan điểm lãnh thổ
Đề tài nghiên cứu dựa trên lãnh thổ cụ thể là Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An và chi tiết tới 23 xã và một thị trấn của địa bàn Huyện.
Quan điểm hệ thống
Để đảm bảo tính hệ thống, làm cho quá trình nghiên cứu trở nên logic,
thông suốt và sâu sắc, không chỉ nghiên cứu BĐKH môi trường địa bàn Huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà còn nghiên cứu các quy luật trong tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, các tác động từ phía con người…Để thấy được mối quan hệ
mật thiết giữa các yếu tố với nhau trong cùng một hệ thống và giữa các hệ
thống, từ đó có thể đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu.
Quan điêm lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng địa lý đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng,
quá trình nghiên cứu phải đặt các đối tượng vào các quan hệ trong sự vận động
và hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy, vận dụng quan điểm này ta thấy được thực
trạng của BĐKH địa bàn Huyện Nam Đàn được rõ hơn. Từ đó đánh giá được
khả năng, triển vọng phát triển, đề ra được những định hướng và các giải pháp
góp phần giảm thiểu và tăng tính thích nghi trong tương lai.

6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin tài liệu
Xác định đối tượng và các nội dung thu thập tài liệu theo mục tiêu của đề tài:
- Tiến hành thu nhập tài liệu
3


- Xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu
Các tài liệu thu thập được xử lý, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới
nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là tài liệu báo cáo hằng năm của sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an, của các phòng tài nguyên và môi
trường huyện Nam Đàn, hoặc các bài viết trên các tạp chí chuyên nghành, các
tài liệu trên các website chuyên ngành….Các tài liệu được tổng hợp theo từng
mục riêng dựa vào đề cương nghiên cứu của đề tài. Đồng thời lập ra một danh
sách đầy đủ các tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài để làm cơ sở cho việc
đối chiếu.
Phương pháp thống kê
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng BĐKH bằng việc mô tả thông
qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình
BĐKH, từ đó đưa ra các biện pháp thích ứng để góp phần giảm thiểu và tăng
tính thích nghi đối với địa bàn Huyện Nam Đàn.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đã được thu thập từ: các báo cáo kinh tế- xã hội năm 2007,
2008, 2009, 2010, 2011, 2012 tài liệu từ các báo cáo thống kê, các báo cáo hàng
năm, các báo cáo nghiên cứu đã được công bố, tập hợp và tham khảo các sách
báo, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet.
Việc tìm hiểu các thông tin này nhằm mục đích: thu thập các vấn đề về
thực trạng kinh tế, vị trí địa lí huyện, tìm hiểu về hộ nghèo, hoạt động sản xuất có
trên địa bàn và đặc biệt là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Hiện tượng thời tiết,
khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và tác động của nó cũng

như tìm hiểu các giải pháp thích ứng với các hiện tượng thời tiết, khí hậu đó.
Thảo luận nhóm người dân (2 buổi )
Đề tài thực hiện 2 cuộc thảo luận với 2 nhóm đối tượng khác nhau:
- Thảo luận nhóm 1 được tiến hành với cán bộ huyện: Phó chủ tịch huyện
phụ trách kinh tế- xã hội, chủ tịch hội nông dân , cán bộ khuyến nông huyện, cán
bộ phụ trách mảng nông nghiệp. Nội dung của cuộc thảo luận nhóm: (1) Xác
định sự biến đổi khí hậu tại địa bàn qua thời gian, xác định được hiện tượng thời
4


tiết nào ảnh hưởng xấu nhất đến hoạt động sản xuất. (2) Tìm hiểu tác động của
biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tại huyện. (3)
Tìm hiểu các giải pháp thích ứng trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Thảo luận nhóm 2 bao gồm: Các hộ nông dân bao gồm hộ nghèo và
không nghèo, có tham gia sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, có kinh nghiêm lâu
năm. Nội dung của buổi thảo luận nhóm: (1) Xác định được biểu hiện của biến
đổi khí hậu tại địa phương. Bằng cách liệt kê và sử dụng công cụ cho điểm để
xếp thứ tự ưu tiên cho các hiện tượng tác động tới địa phương. Từ đó xác định
sự thay đổi về tần xuất, cường độ, thời gian xuất hiện. (2) Tìm hiểu sự tác động
của hiện tượng thời tiết đó đối với cây trồng và vật nuôi. (3) Tìm hiểu một số
biện pháp thích ứng của người dân trước tác động của hiện tượng đó.
Công cụ được sử dụng trong cuộc thảo luận nhóm là:
+ Sử dụng công cụ cho điểm để tìm ra hiện tượng thời tiết cực đoan tác
động mạnh nhất đến địa phương
+ Timeline: Theo dòng thời gian tìm hiểu những tác động của hiện tượng
thời tiết cực đoan tại địa phương về thời gian, thiệt hại, biện pháp thích ứng của
người dân như thế nào.
+ Phân tích cây vấn đề
Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn)
Đi tiến hành nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn các hộ nông

dân cơ sở tại địa phương để thu nhập những thông tin liên quan đến tình hình
BĐKH, đời sống,… của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.

5


PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến đổi khí hậu
a. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về BĐKH.
Theo định nghĩa: BĐKH Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc: “BĐKH là những ảnh hưởng
có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của
các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Theo IPCC, 2007 “BĐKH là những thay đổi theo thời gian của khí hậu,
trong đó bao gồm cả những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra.
BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của Trái Đất do thay đổi
nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức
xạ Mặt Trời ”...
Như vậy, chung quy lại, dù theo định nghĩa nào thì BĐKH cũng là những
thay đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực, có ảnh hưởng tới ngưỡng sinh
học của tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.

b. Biểu hiện biến đồi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất.
Nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6°C làm cho
nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng
chảy làm nước biển dâng lên.
6


Từ năm 1800, nhiệt độ đã tăng chầm chậm. Thế kỷ XX đã trở thành thế
kỷ nóng nhất trong 600 năm qua, và từ những năm 1860 đã có 14 năm nóng nhất
trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Nhiệt độ ghi được trong năm 1998 cao
hơn nhiệt độ trung bình của 118 năm đã ghi, kể cả sau khi đã lọc ra “những hiệu
ứng của Elnino”. Những kết quả theo dõi của vệ tinh hiện nay xác nhận mức
tăng nhiệt độ tương ứng trên thượng tầng không khí. Hơn nữa, nhiệt độ mùa
đông của nước biển phía Bắc vĩ tuyến 45° đã tăng 0,5°C …
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng từ 280ppm năm 1760 lên
360ppm năm 1990, ước tính sẽ tăng 600ppm vào năm 2100. Khi đó nhiệt độ
trung bình có thể tăng thêm khoảng 2°C.
(Nguồn : />- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan.
Theo quan sát của của các nhà khoa học, những năm qua băng tan nhanh
ở 2 cực và các đỉnh núi.
Ở Nam Cực, vào tháng 3 năm 2002 đã có 500 tỷ tấn băng tan rả thành
hàng nghìn mảnh nhỏ.
Ở Bắc Cực, mùa hè năm 2002 tổng diện tích băng bị tan là 655.00m².
Trên dãy Anpơ, dự kiến các song băng sẽ biến mất vào năm 2050.
Trong 50 - 100 năm qua, mực nước biển đã tăng lên 1,8mm/năm, 12 năm
qua tăng 3mm/năm gây tình trạng ngập úng cho các vùng đất thấp và các đảo
nhỏ trên biển.
(Nguồn : />- Những biểu hiện khác.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường

sống của con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Sự di chuyển của các đới
khí hậu tồn tại hàng nghìn năm. Trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn đến
nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của
con người.
Sự thay đổi của cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
7


Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển và các địa quyển.
c. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Theo nhận định của TS. Crutzen, thực ra BĐKH toàn cầu đã bắt đầu từ
cuối thể kỷ XVIII, sự nhiễu loạn của các hệ tự nhiên của Trái Đất, được khẳng
định phần lớn là do hoạt động của con người, đã tạo nên kỷ nguyên mới “kỷ
nguyên con người”.
“Sự tăng nhiệt độ của Trái Đất quan sát được trong 50 năm qua là một
bằng chứng mới lạ được khẳng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con
người” (Hội thảo quốc tế GEA 05, 2005, Nhật Bản ).
Xét đến sự vận động tự nhiên của Trái Đất. Trên lớp vỏ cảnh quan, các quá
trình tự nhiên xảy ra do tương tác và vận động lẫn nhau. Đó là tính chu kỳ nóng
lên và lạnh đi của Trái Đất, mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, hàng chục vạn năm.
Vào thời kỳ Đệ Tứ, là thời kỳ lạnh đi của Trái Đất nên được gọi là “thời
kỳ băng hà Đệ Tứ”. Đến bây giờ, khí hậu Trái Đất đang chuyển sang giai đoạn
hậu Đệ Tứ, tức là Trái Đất đã đi qua thời kỳ đóng băng và chuyển sang giai
đoạn tan băng, thời kỳ nóng lên của bề mặt Trái Đất.
Một số yếu tố khác không phải là khí hậu nhưng có tác động khách quan
đến khí hậu là những tác động của hàm lượng khí CO2 được thải ra từ trong tự
nhên, hay lượng bức xa Mặt Trời, hoạt động động đất và núi lửa cũng làm tăng
thêm lượng CO2 và như thế góp phần làm tăng thêm nhiệt độ trên bề mặt đất.

Bên cạnh đó hàng loạt các yếu tố khác mang tính chất kinh tế, xã hội và
chính trị cũng có thể làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Tác động của con người là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong
BĐKH toàn cầu. Từ lâu con người đã tiến hành sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
phá rừng, đã chuyển một lượng lớn cacbon đã được tích lũy hàng triệu năm
trong thạch quyển và khí quyển. Nguồn nhiên liệu hóa thạch đó được hình thành
từ các chất hữu cơ (chủ yếu là các loại dương xỉ) rất phát triển tại các vùng đầm
lầy và vùng biển vào thể kỷ Cacbon để tạo thành than đá, dầu và khí thiên nhiên.
Dòng cacbon từ kho tích lũy thạch quyển chuyển vào khí quyển bằng lượng khí
8


CO2 rất lớn là nguyên nhân chính (thành phần chính tạo nên hiệu ứng nhà kính)
làm cho khí hậu toàn cầu ấm lên một cách nhanh chóng.
Các hoạt động của con người đã thải ra các khí thải CO 2, CH4, NO2,
HFCs, SF6. Trong đó CO2 được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu và hoạt động công
nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép, CH 4 sinh ra từ bãi rác, lên men thức
ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than, NO 2
thải ra từ phân bón và hoạt động công nghiệp…
Qúa trình sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và
sinh hoạt, thuốc trừ sâu…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do khai thác, sử dụng
đất, rừng và chăn nuôi gia súc, quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước,
chiến tranh, sự phát triển kinh tế quá nóng và sự tăng dân số quá nhanh…
d. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- Tác động lên môi trường :
+ Đất
Đất vốn đã bị thoái hóa do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn,
rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa đất trầm trọng hơn.
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch

chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa va hệ sinh thái nước ngọt,
làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có
nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến sự suy giảm tính
BĐKH.
Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất
nước trở nên khô cằn, cac quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra.
Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất.
Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion
này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.
Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức
nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không
được bù kịp bằng mức nước biển tăng do trái đất nóng lên.
9


Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy
và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt.
Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như :
ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm
nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự.
(Nguồn : />+ Nước
BĐKH toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên nước. Các
phân tích gần đây của IPCC cho thấy rằng sự nóng lên toàn cầu đã tác động sau
đây về tài nguyên nước :
BĐKH gây ra sự thay đổi về thời gian mưa và lượng mưa. Những khu vực
vĩ độ cao sẽ có lượng lớn và tạo ra nhiều dòng chảy mặt. Ngược lại, một số lưu
vực vĩ độ thấp hơn có thể bị cắt giảm lớn dòng chảy và tình trạng thiếu nước
tăng là kết quả của sự kết hợp của sự bốc hơi tăng lên và giảm lượng mưa.
Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng
chảy, tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt. Vấn đề chất

lượng nước có thể tăng lên, nơi có ít dòng chảy tăng nguy cơ ô nhiễm từ các
nguồn tự nhiên và con người.
Thế giới đã có những nghiên cứu mô phỏng cho thấy rằng những thay đổi
tương đối nhỏ về nhiệt độ và lượng mưa có thể gây ra hiệu ứng lớn trên dòng
chảy. Với lượng mưa không đổi, dòng chảy giảm ước tính từ 3 - 12% khi tăng
2°C, với 4°C tăng lên, dòng chảy giảm 7 - 21%. Từ đó cho thấy tăng 10% lượng
mưa không đủ bù đắp những tác động tiêu cực đến dòng chảy do tăng 4°C ở
nhiệt độ. Tại Việt Nam, theo đánh giá sơ bộ, vào năm 2020 với kịch bản nhiệt
độ tăng 2,5°C - 4,5°C dẫn đến lượng dòng chảy sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi
của lượng mưa, lưu lượng dòng chảy mặt sẽ làm giảm 10% đến 30% nếu lượng
mưa giảm 10%.
+ Không khí
Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nới chứa các chất độc hại gây
10


nên BĐKH, và chính BĐKH sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm
cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn.
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4°C, đến năm 2050 nếu phát thải khí nhà
kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay.
Bên cạnh đó, núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói, khí
CO2, CO, bụi giàu sulphua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được
phun cao và lan tỏa rất xa. Bão bụi cuốn vào không khí các chất độc hại như
NH3, H2S, CH4…Cháy rừng sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO, …
+ Sinh quyển
Mất ĐDSH ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có,
kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và
tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ
mất của các loài trong lịch sử trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ

biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 - 10.000 lần. Có khoảng 10% các loài đã biết
được trên thế giới đang cần phải có biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng
16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc
các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn
30% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang
nguy cấp lớn hơn rất nhiều.
Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trên thế
giới. Các vùng rừng ẩm nhiệt đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đó có
nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng có miền núi. Sự phân bố
của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên
cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị
tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền (Smith và Darwall 2006,
Stein và cs. 2000). Nghề khai thác thủy sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có
đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức
(GEO 4, 2007). Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên
Trái Đất của các hệ sinh thái - như nguồn nước ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không
khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh tự
nhiên đã bị suy thoái hay sử dụng một cách không bền vững. Các nhà khoa học
11


cũng đã cảnh báo rằng tác động tiêu cực của những suy thoái nói trên sẽ phát triển
nhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp tới. (Hans van Ginkel, 2005).
- Tác động đối với con người
Sự thay đổi về khí hậu có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe theo nhiều
phương diện khác nhau ảnh hưởng của BĐKH gây ra những vấn đề về sức khỏe
là các bệnh tật xảy ra do các động vật truyền nhiễm ví dụ như bệnh sốt rét do
muỗi truyền nhiễm. Nếu do sự thay đổi của nhiệt độ trung bình tại những vùng
mà muỗi thường sinh sống, sẽ dẫn tới sự thay đổi về nơi cư trú của những con
vật này, và bệnh sốt rét có thể sẽ xuất hiện ở những vùng mà trước đây chưa

từng có, do đó người dân thường không quen với loại bệnh này. Tác động của
BĐKH đối với sức khỏe con người như nhiệt độ tăng, tác động tiêu cực đối với
sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người
mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh
nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị nhiễm khuẩn dễ lây lan.
Làm tăng số người chết do thiên tai. Tăng đói nghèo do giảm thu nhập mất nhà
cửa. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân
tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, người già, trẻ em và phụ nữ.
1.1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội
thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng
2/2012, được trình bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.1. Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
(so với năm 1999)
Năm
2010
2050
2100

Nhiệt độ tăng thêm (0C)
0,3 – 0,5
1,1 – 1,8
1,5 – 2,5

Mực nước biển tăng thêm (cm)
9
33
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu 2012


( />Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ
địa chất địa phương
Bảng 1.2. Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam
12


(nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1999)
Năm
2050
2100

Tây

Đông

Đồng

Bắc
1,41
3,49

Bắc
1,66
4,38

Bằng
1,44
3,71

Bắc


Nam

Tây

Nam

Trung
Trung Nguyên
Bộ
1,68
1,13
1,01
1,21
3,88
2,77
2,39
2,80
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu 2012

( />Bảng 1.3. Kịch bản nước dâng ở Việt Nam so với năm 1999
Kịch bản / năm
A1F1
A2
A1B
B2
A1T
B1

2050

13,7
12,5
13,3
12,8
12,7
13,4

2100
39,7
33,1
31,5
28,8
27,9
26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2012

( />Chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương.
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả
năng tăng thêm 2,8°C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan
băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối
thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm [6]. Tuy nhiên các nhà
khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21
có thể tăng thêm đến 163 cm tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, nhiệt
độ ở các vùngven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. Đến cuối
thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,5°C theo kịch bản cao nhất và
2,0 đến 2,2°C theo kịch bản thấp nhất.
Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch
bản, măc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của

IPCC năm 2007.

13


BĐKH kéo theo hiện tượng Elnino, làm giảm đến 20 - 25% lượng mưa ở
khu vựcmiền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo
dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian Elnino. Tác
động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn
Nam Tây Nguyên.
Những hiểm họa BĐKH đã, đang và sẽ xảy ra ở Việt Nam:
Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn
của khí hậu thời tiết toàn cầu. Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu
thời tiết toàn cầu đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết
Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Thời kỳ băng hà cuối cùng của địa cầu trong kỷ
Đệ tứ (băng hà Wurm 2) lạnh nhất cách đây khoảng 18.000 năm. Tại thời điểm
đó: Biển lùi xa về phía Đông. Đường bờ biển thời đó nằm trên thềm lục địa ở độ
sâu 100-120 m so với mực nước biển hiện tại. Toàn bộ vùng Vịnh Bắc Bộ và
thềm Sunda (nối liền Nam Bộ Việt Nam với Indonesia), vịnh Thái Lan còn là
đất liền. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam vào thời băng hà lạnh nhất
đó thấp hơn so với ngày nay khoảng 5-7°C. Băng bắt đầu tan và mực nước biển
bắt đầu dâng lên từ khoảng 15.000 năm trước đây. Nhiệt độ Trái đất cũng như
đường bờ biển đạt đến mức như bây giờ vào khoảng 10.000 năm nay. Tuy
nhiên, Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và băng tiếp tục tan, biển vẫn tiến lấn sâu
hơn vào so với đường bờ hiện tại. Nhiều bằng chứng thực vật ở Đông Nam Á
cho thấy, nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay chừng 2°C ở khoảng 8.000 năm
cách nay, nhưng phải đến khoảng 6.000-5.000 năm cách nay, băng mới ngừng
tan và nước biển mới dừng ở độ cao 4-6 m so với mực nước biển ngày nay (biển
tiến Flanđri). Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều bằng
chứng về con người trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các đợt biển tiến do

nhiệt độ Trái đất ấm lên đó. Do mực nước biển dâng cao hơn ngày nay 4-6 m,
biển lấn sâu vào lục địa có chỗ tới hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương
thời xuất lộ ngay ở sát rìa Hà Nội, đến tận sát chân các dãy núi đá vôi thuộc Hà
Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Những tài liệu nghiên cứu
chi tiết về địa chất học và khảo cổ học còn cho biết, từ đó đến nay, xu hướng
14


chung là biển lùi, song vẫn có một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động mực
nước biển trên dưới 2-3 m vào khoảng trước 3000 năm, sát trước và sau công
nguyên và khoảng 1000-1200 năm sau công nguyên đến nay. Qua đó, chúng ta
có thể thấy rằng, nếu chu kỳ biển tiến, lùi với biên độ thời gian khoảng 8001000 năm thì hiện tại chúng ta đang ở đoạn cuối của chu kỳ biển tiến hiện đại,
không loại trừ tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều hoặc có đột biến. Như vậy, mực nước
biển dâng đang xảy ra nằm trong chu trình chung của biến động, cộng thêm tác
động nhanh do hiệu ứng nhà kính gây ra. Vậy chúng ta thấy gì và nghĩ gì về
những hiểm họa này trước thực tế và thực tiễn Việt Nam? Những biến động thời
tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và thiên tai cần được
nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt
độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển và
thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường (hiện tượng Elnino)
làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia
tăng về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa
đông nói chung ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất
thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa
lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập
trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời
tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những
song đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng
sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược;
những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện

tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện
tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã thấy rõ
hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu (hiện tượng estuary)
trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa. Rõ nhất
là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải
Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa - Vũng
Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở
15


các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến
thành những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy
hại cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến
cả vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía
tây nam Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình).
Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km
với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là
hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn
phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện
tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa
sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho
những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Biến đổi
khí hậu tại Việt Nam (VN) ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng rõ
ràng. Nếu như năm 1990, TP.HCM chỉ có 10 điểm ngập thì đến năm 2003, số
điểm ngập đã tăng lên 80 điểm và hiện là 100 điểm ngập.Th.s Hoàng Phi Long,
ĐH Bách Khoa dự tính, nếu mức thủy triều đỉnh chỉ cần tăng lên 50cm nữa thì
gần như 90% diện tích đất của TPHCM đều bị ngập. Khảo sát của Viện Khoa
học Khí tượng thủy văn và môi trường cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã
dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm, hiện tượng thời tiết cực đoan
xuất hiện ngày càng nhiều. “Trước đây vùng này không hề có bão nhưng năm

2007 đã có bão...”. Do biến đổi khí hậu, ô nhiễm mặn đã tăng lên khoảng 20%
so với trước đó 10 năm. Tại Thừa Thiên - Huế, thay đổi khí hậu còn đậm nét
hơn, cường độ mưa tăng rõ rệt. Từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh
hưởng trực tiếp và lũ lụt thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước (Nguồn:
). Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau
luôn cao hơn lần trước. Chỉ riêng năm 1999, mực nước biển tháng 11 đã lên đến
mức cao nhất so với trước đây. “Thay đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai ở nhiều
vùng miền của VN. Điều này được thể hiện rõ qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên
tiếp tại khu vực duyên hải miền Trung VN những năm gần đây” - ông
Christophe Bahuet, Phó đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
16


(UNDP) tại VN, khẳng định. Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của ông
Christophe Bahuet cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên từ 3°C - 4°C, các quốc
đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực
nước biển dâng lên khoảng 1 m, VN sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà
cửa; vùng trũng Ai Cập có khoảng 6 triệu người mất nhà cửa và 4.500 km² đất
ngập lụt; ở Bangladesh có khoảng 18% diện tích đất ngập úng, tác động tới 11%
dân số... Tuy nhiên, ông Christophe Bahuet cũng cho rằng không chỉ những
nước đang phát triển ảnh hưởng mà những nước đã phát triển cũng không tránh
khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số
toàn thế giới. Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp
giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ
sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng... Những nước như VN, Bangladesh, Ai
Cập... sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguy cơ bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những
nước này rất khó khăn để phát triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo. Theo dự báo của
Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và
Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010
và từ 15đến 90 cm vào năm 2070; các vùng ảnh hưởng gồm có Cà Mau, Kiên

Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Cũng theo dự báo
này, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét thì 23% dân số sẽ thiếu đất.
Bảng 1.4. Các vụ thiên tai lớn gần đây ở Việt Nam & các tác động
Số người
Thiên Tai
Các trận lũ ở

Ước tính

chết, mất

Tác động chính (số liệu do CCFSC

tổn thất

tích/thương

cung cấp chính thức)

(triệu

tật
89, 0/ 82

Đồng bằng Sông

USD)
- 84,265 căn nhà bị đổ và ngập
- 1,313 lớp học bị thiệt hại


Hồng, 1996

- 57,900 ha lúa bị ngập
- 11,675 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại
- 806 ha ao tôm/cá bị nghập tràn

Bão LinDa ở Cà

778, 2123 /

- 178 tấn cá và tôm bị thiệt hại
- 312,456 căn nhà bị đổ và phá huỷ
17

30


Mau, 1997

1232

- 7,151 trường bị phá huỷ
- 348 bệnh viên và trung tâm y tế bị
ngập và phá huỷ
- 323,050 ha ruộng lúa bị thiệt hại
- 57,751 ha đất nông nghiệp bị ngập

450

và phá huỷ

- 136,334 ha đầm cá bị ngập
- 7,753 tàu thuyền bị phá huỷ
- Tổn thất nặng nề cây trồng ở miền Không có

Các đợt hạn hán

1997, 1998
Trung
Các trận lụt miền 721, 35 / 476 - Hơn 1 triệu căn nhà bị hư hại
Trung năm 1999

số liệu

- 5,915 lớp học bị phá huỷ
- 701 bệnh viện và trung tâm y tế bị
ngập và phá huỷ
- 67,354 ha ruộng lúa bị ngập
- 98,109 ha đất nông nghiệp bị thiệt

300

hại
- 41,508 ha đầm cá tôm bị ngập
- 1,335 tấn cá tôm bị phá huỷ
Các trận lũ sông


481, 1 / 6

- 2,232 tàu thuyền bị chìm

895,499 căn nhà bị hư hại
-

12,909 lớp học bị huỷ hoại

đồng bằng Sông

- 379 bệnh viện và trung tâm y tế bị

Cửu Long, 2000

ngập và phá huỷ
-

401,342 ha ruộng lúa bị ngập và
thiệt hại

-

85,234 ha đất nông nghiệp bị
thiệt hại

-

16,215 ha đầm nuôi cá tôm bị
ngập

2,484 tấn cá tôm bị phá huỷ
Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NAM ĐÀN

18

250


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Nam Đàn là huyện nằm cạnh kề thành phố Vinh, có tổng diện tích đất tự
nhiên là 29399,38 ha. Và nằm trong tọa độ từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ
105025’ đến 105031’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương
- Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Tây giáp huyện Thanh Chương
- Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên.
Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua
(QL 46, QL 15A, TL 539, TL 540), là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu khoa học
công nghệ, văn hóa để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
2.1.2. Địa hình
Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở
phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo
hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Địa
hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so
với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần
lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là
cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng
thủy sản.
- Địa hình đồi núi:


Bảng 2.1. Bảng số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn
Số TT

Phân cấp độ dốc

Diện tích (ha)
19

Tỷ lệ (%)


1
2
3
4

< 80
19071,38
64,76
0
8 - 15
2101,91
7,15
0
15 - 25
2143,21
7,29
0
> 25
6118,01

20,80
Tổng diện tích điều tra
29.399,38
100,00
+ Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung

bình khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực
nước biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại
cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và
khu vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có
độ dốc >250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng.
2.1.3. Khí hậu
a. Nhiệt độ:
Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa
đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nắng nóng của khí hậu miền
Nam, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ
bình quân 23,90C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình
quân 19,90C, tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 40 0C. Tổng số giờ nắng trung bình
trong năm là 1637 giờ.
b. Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm 1944,3 mm, phân bố không đồng đều, mưa từ
trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các xã vùng thấp. Từ
tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây khô
hạn cho các khu đất chân cao.
c. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng
1, 2, đạt > 90%, tháng có độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 7, chỉ đạt 74%.
d. Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm là 943 mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất từ

tháng 6 đến tháng 8, đạt khoảng 140 mm. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất thường
vào tháng 2, chỉ đạt khoảng 30 mm.
20


e. Gió:
Huyện Nam Đàn có hai hướng gió chính, đó là: gió mùa Đông Nam (tháng 4
- tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 3 năm sau). Trong các tháng 5,
6, 7 thường có gió Tây khô nóng, mỗi năm có khoảng 4 - 6 đợt gây ảnh hưởng rất
xấu cho sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Lam,
sông Đào, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của huyện
Nam Đàn. Ngoài ra huyện còn có trên 40 hồ đập chứa nước, với trữ lượng khoảng
10,5 triệu m3 có thể cung cấp nước tưới cho khoảng 71% diện tích đất canh tác.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nền
kinh tế Nam Đàn có những bước chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 12,50%/năm vào năm 2010 và đạt 12,70%/năm vào năm 2012. Tổng
giá trị sản phẩm năm 2012 đạt 1203,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,42 lần so với năm
2005. Tỷ trọng giữa các ngành kinh tế có sự chuyển dịch: tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm (từ 62,1% năm 2010 xuống 55,1% năm 2012), tỷ trọng ngành công
nghiệp-xây dựng tăng (từ 21,03% năm 2010 lên 24,5% năm 2012), tỷ trọng
ngành DV - TM tăng (từ 16,87% năm 2010 lên 20,40% năm 2012).
Tuy ngành nông nghiệp giảm về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng giá
trị sản xuất tăng đều qua các năm: năm 2012 đạt 663,35 tỷ đồng (tăng gấp 1,99
lần so với năm 2005).
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2005 giá trị của sản xuất nông

nghiệp đạt 333,12 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 663,35 tỷ tăng 330,23 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân/người/năm từ 1,86 triệu đồng (năm 2005) tăng lên
7,50 triệu đồng (năm 2012) .
Bảng 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Nam Đàn 2000 - 2012
21


Chỉ tiêu

ĐVT

Tốc độ tăng trưởng
%
Tổng giá trị sản phẩm
Tỷ đồng
Tỷ trọng
%
1. Ngành Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng
%
Tổng giá trị sản phẩm
Tỷ đồng
Tỷ trọng
%
2. Ngành Công nghiệp xây dựng
Tốc độ tăng trưởng
%
Tổng giá trị sản phẩm
Tỷ đồng

Tỷ trọng
%
3. Ngành thương mại dịch vụ - DL
Tốc độ tăng trưởng
Tổng giá trị sản phẩm
Tỷ trọng

%
Tỷ đồng
%
Triệu

GDP bình quân

đồng
Kg/ ng/

Bình quân lương thực

năm

Tổng sản lượng lương
thực quy thóc

Tấn

Năm

Năm


Năm

Năm

2000
5,80
326,90
100,00

2005
8,57
497,20
100,00

2010
12,50
871,40
100,00

2012
12,70
1203,90
100,00

4,81
244,19
74,70

7,43
333,12

67,00

6,11
541,14
62,10

6,27
663,35
55,10

5,25
44,13
13,50

8,95
80,04
16,10

11,20
183,26
21,03

16,34
294,96
24,50

5,88
38,57
11,80


7,05
81,74
16,44

12,42
147,00
16,87

18,27
245,60
20,40

1,86

2,84

5,49

7,50

280,00

484,00

529,00

504,00

68.240,0


75.000,0

83.762,0

80.683,00
0
0
0
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn năm 2012

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2012 đạt 80.683 tấn, tăng gấp 1,10
lần năm 2010 và tăng gấp 1,18 lần so với năm 2005. Bình quân lượng
thực/người/năm cũng được cải thiện đáng kể, năm 2000 là 280 kg/người/năm; năm
2012 là 504 kg/người/năm .
Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn là ngành quyết định sự
phát triển kinh tế của huyện. Để kinh tế của huyện đi lên một mặt cần chuyển
dịch mạnh mẽ sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, mặt khác cần tập trung vào
phát triển sản xuất nông nghiệp bằng các biện pháp tăng vụ trên một đơn vị diện

22


tích, dồn điền đổi thửa tạo ra các vùng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá.
Trong những năm qua nền kinh tế Nam Đàn đã có những bước phát triển tương
đối toàn diện. Sản xuất phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đời sống
nhân dân và cơ sở hạ tầng nông thôn đang từng bước được cải thiện.
Nhìn chung nền kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các

tiềm năng, nguồn lực và những lợi thế chưa được khai thác đúng mức.
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
2.2.2.1. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp
+ Ngành trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2012 của huyện đạt 26.998,8 ha bằng
98,5% kế hoạch, giảm 102,0 ha so cùng kỳ năm trước, hệ số sử dụng đất đạt
2,37 lần. Trong đó diện tích trồng lúa là 12.407 ha, ngô 4.760 ha, lạc 1875,1 ha.
Tổng sản lượng lương thực 80.869 tấn bằng 87,5% kế hoạch, trong đó sản lượng
thóc 64.255 tấn, ngô 16.615 tấn; lạc vỏ: 4177 tấn; khoai sắn 10.212 tấn.
Năm 2012, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế 35 triệu đồng/ha trở lên có 7552
ha, tăng hơn so với năm 2010 là 3685 ha, chiếm 74,9% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp. Trong đó, giá trị đạt trên 50 triệu/ha có là 1699,4 ha, chiếm 16,8 %
diện tích đất canh tác hàng năm, điển hình như ở các xã: Nam Xuân, Nam Anh,
Xuân Hoà.
Cơ cấu cây trồng có sự chuyển đổi hợp lý, diện tích đất trồng các cây rau
màu có giá trị kinh tế cao như: hoa lý, mướp đắng, cà tím, dưa chuột…có xu
hướng tăng.
Năng suất lúa xuân năm 2010, đạt 64,34 tạ/ha; năm 2012, đạt 58,10 tạ/ha.
Năng suất lúa hè thu tăng từ 41,60 tạ/ha năm 2005 lên 45,50 tạ/ha năm 2012.
Năng suất lúa mùa tăng từ 25 tạ/ha năm 2010 đến 28 tạ/ha vào năm 2012.
Diện tích trồng Ngô đông năm 2012 là 3439,0 ha, năng suất đạt 31,23
tạ/ha cho tổng sản lượng là 10739 tấn, ngoài ra còn thâm canh ngô xuân với diện
tích là 1211,0 ha, cho tổng sản lượng là 5726 tấn, ngô hè thu có diện tích gieo
23


trồng là 110,0 ha, đạt 150 tấn. Như vậy ngoài cây lúa là cây lương thực chính
của huyện Nam Đàn, cây ngô trên đồng đất Nam Đàn cũng đóng vai trò rất quan
trọng, cho tổng sản lượng ngô năm 2012 đạt 16.615 tấn.
Diện tích trồng rau xanh ở Nam Đàn liên tục tăng, năm 2009 có 1955,0

ha, thì năm 2012 tăng lên là 3253,9 ha, tăng gấp 1,66 lần. Sản lượng rau xanh,
năm 2012 đạt 34474,20 tấn, tăng gấp 2,82 lần so với năm 2009.
+ Ngành chăn nuôi:
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2012 tổng đàn trâu bò của huyện là
43220 con, trong đó: trâu có 9904 con, bò có 33316 con; tổng đàn lợn là 61.289
con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.413,3 tấn, sản lượng thịt bò hơi xuất
bán là 585 tấn, sản lượng thịt trâu xuất chuồng là 198 tấn. Đàn gia cầm phát
triển khá mạnh, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng là 778,69 tấn.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng huyện Nam Đàn
Các chỉ tiêu
1. Lúa Xuân
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
2. Lúa Hè Thu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
3. Lúa Mùa
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
4. Ngô Đông
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
5. Ngô Xuân
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

6. Ngô Hè Thu
Diện tích
Năng suất

ĐVT

2009

2010

2011

2012

Ha
Tạ/Ha
Tấn

6351,8
62,00
39385

6304
62,06
39123

6307,6
64,34
40586


6261,5
58,10
36379

Ha
Tạ/Ha
Tấn

6351,8
47,5
30237

6303,3
41,6
26221

6265,0
47,8
29947

6066,4
45,5
27541

Ha
Tạ/Ha
Tấn

120,4
25

301,0

138,4
25
346,0

108,4
23
250,0

82,0
28
229,6

Ha
Tạ/Ha
Tấn

3377,7
40,80
13787

3615,0
40,06
14480

3600,6
36,46
13129


3439,0
31,23
10739

Ha
Tạ/Ha
Tấn

1278
46,60
5932

1212.8
33,33
4042

1234
44,08
5440

1211
47,28
5726

Ha
Tạ/Ha

223,4
31,2


251,3
19,8

189,0
10,0

110,0
13,6

24


Sản lượng
7. Khoai lang
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
9. Lạc
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
9. Rau các loại
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Tấn

698


498

189

150

Ha
Tạ/Ha
Tấn

1567
51,76
4015

526
64,73
3406

657
63,07
4143

604
68,77
4155

Ha
Tạ/Ha
Tấn


2232,8
17,94
4006

1990,2
14,2
2910,2

1932,2
17,01
3287

1875,1
22,28
4177

Ha
1955,00
2867,76
2981,00
3253,90
Tạ/Ha
62,43
94,81
132,95
105,95
Tấn
12206,00 27188,28 39632,00 34474,20
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn năm 2012


+ Ngành lâm nghiệp:
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất và khai thác của ngành lâm nghiệp
STT
A.

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2005

2010

2012

Tr.đ

8000

9148

ha

240

140


100

1000 cây

130

239

365,7

ĐVT

Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Theo giá cố định năm 1999

B.

Sản phẩm chủ yếu

1.

Rừng trồng tập trung

2.

Cây trồng phân tán

3.


Chăm sóc rừng

ha

596

360

360

4.

Gỗ tròn khai thác

m3

2578,4

2380

2154

5

Khai thác nhựa thông

tấn

70


160

203

6.

Củi khai thác

ste

5527

3620

65732

ha

762

598

-

C.

Diện tích rừng giao cho các
hộ và các tổ chức quản lý

Theo số liệu thống kê được thể hiện ở bảng 2.4, cho thấy:

Công tác chăm sóc bảo vệ phòng chống cháy rừng được triển khai tổ chức
thực hiện tốt, tiến hành ký cam kết giữa huyện với xã, xã với xóm, hoàn chỉnh
việc thiết kế phân lô, chia thửa cho 100,0 ha đất lâm nghiệp, khống chế tốt được
25


×