Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải PhòngThực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.87 KB, 30 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
ĐƠ THỊ HĨA Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nhóm SV:
1. Phạm Hồng Ánh
2. Bùi Thái Hoàng
3. Trần Thị Thanh Lam
4. Nguyễn Phương Mai
5. Ngô Thị Phong
6. Đào Thị Quỳnh
7. Nguyễn Thị Toản
8. Hồng Minh Trí
Lớp Kinh tế và Quản lý Đô thị K53


1

Đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN ĐƠ THỊ HĨA Ở THÀNH PHỐ HẢI
PHỊNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, các nhà khoa học, các tổ chức trên thế giới đã liên
tục báo động về những biến động bất thường của khí hậu và thời tiết. Hiện
tượng Trái Đất đang nóng lên kéo theo tốc độ tan băng ngày càng nhanh ở
Nam cực và Bắc cực là một thực tế buộc cả nhân loại phải ứng phó. Sự dâng


lên của mực nước biển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm
triệu người, đặc biệt là ở các quốc gia và các vùng lãnh thổ ven biển. Biến đổi
khí hậu cịn làm cho các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới…
ngày càng khắc nghiệt hơn. Và Việt Nam được đánh giá là một trong năm
quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu.
Hải Phòng, còn được gọi là thành phố “Hoa Phượng đỏ”, là một thành
phố cảng lớn nhất phía Bắc, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học
cơng nghệ vùng duyên hải Bắc. Thành phố còn là một trong năm thành phố
trực thuộc trung ương, được xếp hạng đô thị loại I của quốc gia với tốc độ đơ
thị hóa ngày càng cao. Với đặc điểm một thành phố ven biển, Hải Phòng là
một trong những thành phố chịu ảnh hưởng rõ nét nhất của biến đổi khí hậu ở
nước ta, đặc biệt là tác động tồi tệ của nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã và
đang ảnh hưởng phần nào đến phát triển đô thị và đơ thị hóa của thành phố.
Để làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đến q trình đơ thị hóa diễn
ra ở thành phố Hải Phịng , từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp phát
triển đô thị hóa thích ứng biến đổi khí hậu, nhóm chúng tôi quyết định chọn
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đơ thị hóa ở
thành phố Hải Phòng. Thực trạng và giải pháp”.


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠ THỊ HĨA, BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ....................................................................................... 4
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG .............................................................. 4
1.1.1. Đơ thị hóa là gì? .......................................................................... 4
Khái niệm về đơ thị ............................................................................. 4
Khái niệm về đơ thị hóa ....................................................................... 4

1.1.2. Biến đổi khí hậu là gì?................................................................. 5
1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA ĐƠ THỊ HĨA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...... 5

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ĐƠ THỊ HĨA Ở HẢI PHỊNG VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......................... 8
2.1. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG....... 8
2.1.1. Tổng quan về thành phố hải Phịng ............................................... 8
2.1.2. Q trình đơ thị hóa của thành phố Hải Phịng .............................. 9
2.1.2.1. Giai đoạn trước đổi mới .......................................................... 9
2.1.2.2. Giai đoạn sau đổi mới ........................................................... 10
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐƠ
THỊ Ở HẢI PHỊNG ................................................................................ 13
2.2.1. Phá hủy cơ sở hạ tầng đô thị ...................................................... 14
2.2.2. Tác động đến hoạt động kinh tế ................................................. 16
2.2.2.1. Nông nghiệp........................................................................ 16
2.2.2.2. Công nghiệp ........................................................................ 17
2.2.2.3. Du Lịch ............................................................................... 17
2.2.3. Tác động đến sức khỏe người dân thành thị .............................. 17

CHƯƠNG 3 – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐƠ
THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................. 18
3.1. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................... 18
3.1.1. Quyết định số 2139/QĐ-TT - Phê duyệt chiến lược quốc gia về
biến đổi khí hậu (tóm tắt) ...................................................................... 18
3.1.2. Nghị quyết số24-NQ/TW - Về chủ đơng ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài ngun và bảo vệ mơi trường (tóm tắt) ...... 20


3


3.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ......................................................... 23
3.2.1. Kiến nghị đề xuất chung ............................................................ 23
3.2.2. Biện pháp cụ thể cho Hải Phịng................................................ 24
Biện pháp thích ứng của thành phố Hải Phịng trước tác động biến đổi
khí hậu ............................................................................................... 24
Các biện pháp của Hải Phòng nhằm giảm tác động đến BĐKH ......... 26

KẾT LUẬN......................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 29


4

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HĨA, BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1. Đơ thị hóa là gì?
Khái niệm về đơ thị
Theo thơng tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nọi dung
của Nghị định 42/2009/NĐ-CP của chính phủ về phân loại đơ thị đã định
nghĩa : «Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phat
triển KT-Xh của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ , một địa phương bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn ».
Khái niệm về đơ thị hóa

 Hiểu theo nghĩa rộng: “Đơ thị hóa là một q trình diễn thế về kinh tế xã hội – văn hóa – khơng gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự dịch chuyển cơ cấu lao
động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng
phát triển không gian thành hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy
hành chính, quân sự”
 Hiểu theo nghĩa hẹp, đơ thị hóa là “q trình biến nơng thôn thành đô
thị, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trị của nó trong đời sống
kinh tế - xã hội”.
- Đơ thị hóa ln là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội và nâng cao trình độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng như của tồn xã
hội.
- Đơ thị hóa là một quá trình phân bố các lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị, đồng thời
phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
- Đơ thị hóa theo chiều rộng gắn với vấn đề mở rộng không gian đô
thị theo vùng của quốc gia.
- Đơ thị hóa theo chiều sâu gắn với quy hoạch không gian đô thị
nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trình độ và hiệu quả kinh tế, chất
lượng và môi trường sống của cư dân trong từng đơ thị.
- Đơ thị hóa là sự q độ từ hình thức sống nơng thơn lên hình thức
sống đơ thị. Khi kết thúc thời kỳ q độ thì các điều kiện tác động đến đơ thị
hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới… đặc biệt
là thay đổi cơ cấu dân cư.
- Đơ thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của
đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây


5

dựng, dịch vụ… do vậy, đơ thị hóa khơng thể tách rời một chế độ kinh tế xã

hội.
1.1.2. Biến đổi khí hậu là gì?
Theo Cơng ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí
hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa:
“ Biến đổi khí hậu là là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí
quyển tồn cầu và ngồi ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được
quan sát trên một chu kỳ thời gian dài."
 Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.2.

MỐI QUAN HỆ CỦA ĐƠ THỊ HĨA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đơ thị hóa dẫn đến sự tập trung cao độ của dân cư và các cụm cơng
nghiệp tại một vùng, gây ra nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu
và mơi trường. Một số thay đổi đó như: thay đổi mơ hình sử dụng đất, tăng
trưởng mật độ dân số, tăng sử dụng phương tiện giao thông và năng lượng
hoạt động chuyên sâu, tăng trưởng công nghiệp, tăng cường tiêu dùng và thải

loại chất thải.


6
Mật độ dân số tăng
Phương tiện
giaothơng tăng
ĐƠ THỊ
HĨA

Mức độ sử dụng
năng lượng tăng
Tăng các khu công
nghiệp

- Tăng
chất thải
- Phá
rừng
-Giảm đa
dạng
sinh học

BIẾNĐ
ỔI
KHÍ
HẬU




Thay đổi quy mơ sử
dụng đất

- Đặc trưng của đơ thị hóa là q trình di dân nơng thơn ra thành thị
dẫn đến tình trạng dân cư tập trung đơng đúc ở các khu đô thị làm cho mật đô
dân cư tăng nhanh chóng. Dân số lớndẫn đến tiêu thụ thực phẩm, nước và
năng lượng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc xả thải nhiều hơn. Một thực tế
cho thấy, số lượng người càng tăng thì ơ nhiễm càng cao. Mặc dù, có một số
biện pháp xử lý ơ nhiễm, có một hệ thống giáo dục và quản lý môi trường,
nhưng tác động của mật độ dân cư đông và số dân cao vẫn làm tổn hại đến
môi trường, nhất là ở các đô thị của các nước đang phát triển.
- Xuất phát của một vùng đô thị thường là những nơi thuận tiện giao
thơng, theo đó kinh tế phát triển kéo theo sự gia tăng dân số. Dân số tăng dẫn
đến sự gia tăng về phương tiện giao thông. Số phương tiện tham gia giao
thông quá lớn, đặc biệt trong giờ cao điểm ở các đô thị dễ gây ra tình trạng:
tắc đường, nạn kẹt xe, tiếng ồn, khí độc, khói, bụi… ảnh hưởng xấu đến mơi
trường.
- Ở đơ thị, mức độ sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp, của
phương tiện giao thông, cũng như của người dân… là rất lớn. Năng lượng
được sử dụng càng nhiều đồng nghĩa với việc lượng chất thải xả ra ngồi mơi
trường càng lớn, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, môi trường khơng khí.
- Một thực tế cho thấy, q trình đơ thị hóa ln gắn liền với q trình
cơng nghiệp hóa. Cơng nghiệp hóa càng nhanh thì đơ thị hóa càng nhanh dẫn
đến việc hình thành nhiều khu cơng nghiệp ở các đô thị. Các ngành công
nghiệp nằm gần các thành phố là nguồn gốc chính của khơng khí, nước và ô
nhiễm đất đai. Hầu hết các năng lượng cần thiết để hỗ trợ các ngành công
nghiệp và cuộc sống đô thị được sản xuất bằng cách sử dụng nhiên liệu hóa
thạch như than, xăng, diesel hoặc khí tự nhiên… nên chất thải chính của cơng
nghiệp là CO2. Sản xuất cơng nghiệp ngày càng mạnh thì mơi trường đơ thị
càng bị ô nhiễm, cho dù kỹ thuật phát triển cao giúp cắt giảm lượng chất thải



7

thì lượng chất thải do các nhà máy, xí nghiệp thải ra ngồi mơi trường vẫn rất
đáng kể.
- Đơ thị hóa dẫn đến thay đổi trong việc sử dụng đất tự nhiên. Đơ thị
hóa phát triển, nhu cầu đất cho nhà ở, cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
cũng tăng lên. Chính quyền và dân cư có xu hướng chặt phá rừng, chặt hạ cây
cối để lấy đất xây dựng đường giao thơng và các tịa nhà cao tầng. Điều này
đã hủy hoại môi trường sống của nhiều động thực vật, làm giảm sự đa dạng
sinh học, gây mất cân bằng sinh thái. Việc chặt phá rừng cũng gây ra ảnh
hưởng xấu tới mơi trường khơng khí, đồng thời tăng nguy cơ lũ lụt. Bên cạnh
đó, đất được phủ bê tông, xi măng hay nhựa rải đườngcho nên sự trao đổi
giữa môi trường đất và yếu tố tự nhiên bị hạn chế tối đa: tính thấm nước, độ
xốp, sự thóat nước tự nhiên, sự trao đổi khơng khí khơng cịn nữa.
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng
trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và
các dịng sơng. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các
vùng đất ngập nước. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở q trình
thấm, dịng chảy tự nhiên và tăng cường q trình bốc hơi. Hệ thống nước
sơng rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào, hệ thống nước ngầm
cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ơ nhiễm hoặc sụt lún.
Tóm lại, đơ thị hóa có tác động xấu đến mơi trường,có thể dẫn đến biến
đổi khí hậu, bao gồm cả tăng tần suất và cường độ bão, lũ lụt và hạn hán.
Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến
q trình đơ thị hóa như: biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, lũ lụt, hán hán
xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đời sống sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe
của người dân, các hiện tượng của biến đổi khí hậu làm phá hủy các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị, làm ảnh hưởng môi trường sống của các

sinh vật trong hệ sinh thái đô thị, mực nước biển tăng làm triều cường ngập
úng xảy ra nhiều hơn trong các đô thị ven biển.

Sự nóng lên của
Trái Đất
BIẾN
ĐỔI
KHÍ
HẬU

Bão lũ
Nước biển dâng
Thay đổi thành
phần, chất lượng
khí quyển, thủy
quyển, sinh
quyển…

Hạn hán
Phá hủy hệ
sinh thái
….

Phá
hủy cơ
sở hạ
tầng đô
thị
Thiếu
nước

sạch
trong
đô thị


8

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG ĐƠ THỊ HĨA Ở HẢI PHỊNG VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

2.1.1. Tổng quan về thành phố hải Phịng
 Vị trí
Hải Phịng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đơng giáp
Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đơng - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km.
Thành Phố cách thủ đơ Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.
- Thành phố gồm :
+ 7 quận nội thành: Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Hồng
Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân
+ 6 huyện ngoại thành: An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên
+ 2 huyện đảo: Bạch Long Vĩ, Cát Hải

 Địa hình
Đồi núi, đồng bằng:Địa hình phía bắc của Hải Phịng là vùng trung du,
có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi
núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ

bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm
các loại cát kết, đá phiến sét và đá vơi có tuổi khác nhau được phân bố thành
từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai
dãy chính.
Sơng:Sơng ngịi ở Hải Phịng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 0,8 km/1 km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
Đây là nơi tất cả hạ lưu của sơng Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ
lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây.


9

Bờ biển và biển:Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng
phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần
sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phịng cịn có đảo Cát
Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước
trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn
nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.
 Tài nguyên
Tài nguyên đất đai:Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó
diện tích đất liền là 1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn
ha trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất
lâm nghiệp chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng.
Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi
feralit màu nâu vàng.
Tài ngun rừng:Hải Phịng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà,
là nơi dự trữ sinh quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá
vôi, một trạng thái rừng rất độc đáo.
Tài nguyên nước:Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra
biển nên Hải phịng có mạng lưới sơng ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi
rất lớn về nước. Ngồi ra, tại Tiên Lãng cịn có mạch suối khống ngầm duy

nhất ở đồng bằng sơng Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khống nóng Tiên Lãng
được nhiều người biết đến.
Tài nguyên biển:Bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại
nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của
cả miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những
bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo
nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà cịn có các rặng san hơ, hệ thống hang động,
biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế.
Tài ngun khống sản:Hải Phịng có tài ngun đá vơi nhiều, và có
mỏ đá vơi ở Thuỷ Ngun.
 Khí hậu
Thời tiết Hải phịng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của
thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng khơ và
lạnh, có 4 mùa Xn, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình
vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đơng là 20,3 °C và nhiệt độ trung bình
năm là trên 23,9 °C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 – 1800 mm.
Độ ẩm trong khơng khí trung bình 85 - 86%.
Tuy nhiên, Hải Phịng có một chút khác biệt so với Hà Nội về mặt
nhiệt độ và thời tiết. Do giáp biển, thành phố này ấm hơn 1 °C vào mùa đông
và mát hơn 1 đến 2 độ vào mùa hè.
2.1.2. Q trình đơ thị hóa của thành phố Hải Phòng
2.1.2.1. Giai đoạn trước đổi mới


10

Với lợi thế là đại bàn “ Cửa ngõ”, ven biển, các đơ thị phía Bắc được
hình thành và phát triển trong điều kiện mới của tiến trình lịch sử.
Từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược.
Người Pháp trước hết đã đến các địa bàn cửa ngõ ven biển và quyết định

chọn cửa ngõ Hải Phòng để xây dựng và phát triển kinh tế, đồng thời từng
bước kiến tạo nó trở thành một đô thị mới theo phong cách phương tây. Theo
các nhà sử học: “Trong thời gian sau 15 năm từ sau Hòa ước 1874, đến khi
Hải Phòng trở thành một thành phố nhượng địa của Pháp (1888), đã diễn ra
một q trình đơ thị hóa cơ bản và nhanh chóng. Q trình đơ thị hóa đã diễn
ra song song ở khu vực kề sát nhau. Sau này hợp nhất thành hạt nhân của nội
thành Hải Phịng…”
Ở thời kì đó, mặc dù với mục đích thu lợi nhuận về cho chủ nghĩa thực
dân, nhưng phải thừa nhận rằng, với việc đơ thị hóa Hải Phịng, người Pháp
đã thể hiện một tầm nhìn và tư duy đáng xem xét đối với chúng ta đó là phải
chọn vị trí “đắc địa” : Hải Phịng có thể liên lạc với tồn xứ Bắc Kỳ, các tỉnh
phía Bắc trung kì, nối liền với Hồng Kông, với Lào Cai, Huế, Hà Nội, kể cả
với đảo Hải Nam( Trung Quốc) …
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, với chiến lược xây dựng và
phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa đã xác định thành
phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng bậc nhất miền Bắc. Vì vậy, bên
cạnh việc thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, nhà nước ta đã
mời các chuyên gia về quy hoạch đô thị của Ba- Lan đến hợp tác cùng Việt
Nam để quy hoạch Hải Phòng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1955-1975 với vai
trò là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận viện trợ quốc tế , trong
các cuộc leo thang phá hoại miền Bắc, máy bay của không quân Mỹ đã tập
trung bắn phá ác liệt thành phố, tiến hành phong tỏa Cảng. Vì vậy, nhiều nhà
máy, cơng trình xây dựng, bến cảng, đường giao thơng, cầu phà và khu dân
cư bị phá hủy hoàn toàn.
2.1.2.2. Giai đoạn sau đổi mới
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, trong giai đoạn này, tốc độ
đô thị hóa của Hải Phịng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một loạt các đô thị vệ
tinh đã và đang trên đà mở rồng, phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, phát huy thế mạnh về công nghiệp, giao thông vận tải, đặc biệt là
cảng, du lịch- dịch vụ và xuất khẩu hàng hoá. Cơ sở hạ tầng, bộ mặt đô thị,

nông thôn, hải đảo được chỉnh trang, nâng cấp, đổi mới rõ rệt.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị, đơ thị Hải
Phịng phát triển cả về quy mô và diện mạo theo tiêu chí của đơ thị loại I trực
thuộc trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia, mang bản sắc đơ thị cảng
biển văn minh. Mơ hình đơ thị Hải Phịng được xác định là đơ thị kinh tế, đơ
thị sinh thái, phát triển theo cấu trúc chùm đô thị với đô thị trung tâm và các
đô thị vệ tinh.


11

Quy mơ đơ thị Hải Phịng đang được mở rộng trên cả 5 hướng với tốc
độ khá nhanh.Thành phố thành lập 3 quận mới với 21 phường. Theo đó, dân
số, tổng diện tích đất và quy mơ dân số đơ thị tăng đáng kể. Tốc độ phát triển
đô thị khá nhanh, nhiều khu đô thị mới đã và đang được hình thành: khu đơ
thị mới Ngã Năm-sân bay Cát Bi; khu đô thị, dịch vụ và công nghiệp VSIP;
khu đô thị và nhà ở Cựu Viên; khu đô thị mới Hồ Sen-cầu Rào 2; khu đô thị
Lạch Tray Tray-Hồ Đông...
Cùng với phát triển các đô thị mới, khu vực đô thị cũ từng bước tập
trung nâng cấp, cải tạo chỉnh trang. Thành phố hoàn thành cải tạo, chỉnh
trang dải trung tâm thành phố trở thành điểm nhấn đô thị của thành phố. Bên
cạnh đó, nhiều cơng trình hạ tầng xã hội đầu tư xây dựng từ vốn trái phiếu
Chính phủ như Trường đại học Hải Phòng; xây dựng Bệnh viện Việt Tiệp
thành bệnh viện đa khoa cấp vùng; Khu liên hợp thể thao trên đường 353 có
quy mơ khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ, xây dựng Trung tâm Hội nghị thành
phố. Bộ Xây dựng phối hợp thành phố triển khai một số dự án hạ tầng kỹ
thuật đô thị quan trọng như: Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, thốt nước,
xử lý rác thải và mơi trường vay vốn Chính phủ Phần Lan, Nhật Bản, Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Nhờ vậy, đến nay, đơ thị Hải Phịng đạt 36/49 tiêu chí đơ thị loại 1,

trong đó nhiều tiêu chí vượt xa so với chỉ tiêu về nhà ở, đất dân dụng, cơ sở y
tế, trung tâm thương mại-dịch vụ.
Tốc độ đô thị hóa của Hải Phịng trong giai đoạn này được thể hiện qua
các thông số sau:

Về quy mô dân số
Trong những năm qua, dân số đơ thị Hải Phịng đã có sự gia tăng rõ nét.
Không chỉ tăng về số lượng, tỉ lệ dân số thành thị ở Hải Phòng cũng liên tục
tăng qua các năm.
Dân số và tỉ lệ dân số ở thành thị và nơng thơn Hải Phịng giai đoạn
2002-2012
2002

2004

2006

2008

2010

2011

2012

643,6

696,6

753,3


815,9

858,8

871,3

885,0

Dân số nơng
thơn(nghìn người) 1081,7

1061,2

1035,8

1008,2

999,0

1008,5

1019,1

39,6

42,1

44,7


46,2

46,4

46,5

Dân số thành
thị(nghìn người)

Tỉ lệ dân số thành
thị (%)

37,3


12

Tỉ lệ dân số nơng
thơng (%)

62,7

60,4

57,9

55,3

53,8


53,6

53,5

(Tổng cục dân số)
Trong vịng 10 năm, từ năm 2002-2012, dân số thành thị đã tăng lên
241,4 nghìn người, dân số nơng thơn giảm 62,6 nghìn người. Theo đó, tỉ lệ
dân thành thị tăng tương ứng là 9,2% - đâylà một con số khá lớn.


Về tổng sản phẩm
Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn thành phố cũng tăng đáng kể: năm
1990 là 1.099,9 tỷ đồng, năm 2000 là 10.487,1 tỷ đồng, năm 2010 là 57.228,6
tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng từ 910,8 tỷ đồng năm
1985 lên 2310,4 tỷ đồng năm 2000 và đạt 9031,1 tỷ đồng năm 2010. Đồng
thời, giá trị sản xuất cơng nghiệp cũng có chiều hướng tăng mạnh: năm 1985
giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ đạt 1145,4 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã
tăng lên 8709,2 tỷ đồng và năm 2012 đã đạt mức 50.456 tỷ đồng. Ngành dịch
vụ tăng mạnh trong giai đoạn này, đặc biệt là tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng lên đáng kể từ 1,96 tỷ đồng năm 1985 lên
3.934,9 tỷ đồng năm 2000, đến năm 2010 đạt 51.371,8 tỷ đồng – đứng thứ 2
vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 6 cả nước.
Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố (%)
Ngành
Nông - lâm
nghiệp thủy sản
Công
nghiệp
Dịch vụ


2005

2006

2007

2008

2009

2010

12,96

11,61

10,60

10,73

10,92

10,01

36,24

35,41

37,90


37,50

37,27

36,97

50,79

52,98

51,50

51,77

51,81

53,02

(Nguồn: /> Về kết cấu hạ tầng kĩ thuật:
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra biển của tồn
miền Bắc, Hải Phịng hội tụ đủ tất cả các loại hình giao thơng như đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường không và hệ thống cảng biển.
 Hệ thống cảng biển: được chú trọng đầu tư xây dựng từ rất sớm và
đã trở thành cảng biển có tiếng của Thái Bình Dương từ thế kỉ 19, 20. Cảng
Hải Phịng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp Quốc gia, cùng với cảng Sải
Gòn là một trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam và đang được
Chính Phủ nâng cấp. Ngồi cảng biển, ở Hải Phịng cịn có 20 bến cảng khác
với các chức năng khác nhau như vận tải chất hóa lỏng, bến cảng đóng tàu,…



13

 Về giao thông đô thị: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các mặt như: nhiều
tuyến đường, cây cầu được xây dựng, chất lượng đường đơ thị được cải thiện
rõ rệt. Thành phố Hải phịng có khoảng 600 tuyến đường phố, nằm trong 7
quận nội thành. Đường dài nhất là đường Phạm Văn Đồng, dài 14.5 km, ngắn
nhất là phố Đội Cấn chỉ dài hơn 70 mét. Hơn 95% các tuyến đường đã được
lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Hầu hết các quận, huyện của Hải Phịng đều có
các bến xe vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Năm 2011, Thủ tướng đã phê duyệt kết quả đàm phán dự án "Phát triển
giao thông đô thị thành phố Hải Phòng" với tổng mức đầu tư 276,611 triệu
USD. Dự án này được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2011 và dự kiến hoàn
thành vào năm 2016. Dự án bao gồm xây dựng tuyến đường trục đô thị Hải
Phòng dài 20 km từ xã Lê Lợi (An Dương) đến quận Hải An và các cầu trên
tuyến gồm xây mới cầu Niệm 2, cầu Đồng Khê vượt qua sông Lạch Tray và
đường Trường Chinh, hầm chui cầu Rào, cải tạo cầu Niệm hiện tại. Cũng
trong dự án này, thành phố sẽ thí điểm xây dựng tuyến xe buýt công cộng từ
trung tâm đi Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Đồng thời, vận hành nâng cao thể chế
năng lực quản lý giao thông vận tải, lập và thực hiện quy hoạch về giao thông
đô thị, vận tải công cộng…
 Về cơ sở lưu trú: Số lượng cơ sở lưu trú ngày càng gia tăng, Đến
nay, tồn thành phố hiện có 108 cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.
Một số khách sạn tiêu biểu cao cấp của Hải Phòng là Best Western Pearl
River đạt 5 sao, các khách sạn 4 sao khác là khách sạn quốc tế Sao Biển,
khách sạn Nam Cường (tên cũ là Tray Hotel), Harbour View, Camela, Cát Bà
Sunrise, Cát Bà Island Resort & Spa, Hữu Nghị, Princess Hotel, Hoàng Long
Classic, Sunflower International Village,...
Một số resort cao cấp nổi tiếng ở Hải Phòng là: Đồ Sơn Resort, Hòn
Dấu Resort, Camela Hotel & Resort, Cát Bà Sunrise, Cát Bà Island Resort &

Spa, Sông Giá resort, Monkey Island Resort, Flamingo Cát Bà, Cát Bà Beach
Resort,...Tại Hải Phịng đang có nhiều dự án xây dựng những khách sạn mới
tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có 2 khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế
đang được xây dựng: một tại đảo nhân tạo Hoa Phượng,ĐồSơn và một ở vịnh
tránh bão thuộc đảo Cát Bà, nằm tại Cát Bà Island Resort & Spa. Ngành du
lịch Hải Phòng dự tính sẽ có thêm từ 5 tới 7 khách sạn chuẩn quốc tế tại nội
thành và trên các khu du lịch, nghỉ dưỡng Đồ Sơn, Cát Bà, và đảo nhân tạo
Hoa Phượng để nâng tầm du lịch của thành phố.
2.2.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐƠ
THỊ Ở HẢI PHỊNG

Trái đất nóng lên, nhiệt độ cuả trái đất đang tăng gần 100C so với hơn
một thế kỷ trước, điều đó kéo theo hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng về
môi trường sinh thái như: băng tan ở hai đầu cực, các lỗ thủng xuất hiện ở
tầng ô Zôn, mực nước biển dâng cao, khô hạn, cháy rừng, mưa axít, lũ lụt, sạt
lở đất đá,.. diễn ra trên diện rộng với cường độ lớn và tần suất cao, ảnh hưởng


14

và đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của cả cộng đồng. Trong đó
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do
Biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thấy
nhận thấy rõ nét nhất ở các thành phố ven biển, trong đó có Hải Phịng.
Biến đổi khí hậu mang lại những tác động tiêu cực đến phát triển đô thị
và q trình đơ thị hóa ở Hải Phịng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan với số
lượng ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn đang góp phần kìm hãm q
trình đơ thị hóa của thành phố.

2.2.1. Phá hủy cơ sở hạ tầng đô thị
Trong những năm gần đây, Hải Phòng đang phải hứng chịu nhiều cơn
bão lớn mà hậu quả của nó khó thể kiểm sốt được. Những cơn bão lớn xuất
hiện ngày càng thường xuyên hơn, gây thiệt hại nặng nề: phá hủy hệ thống cơ
sở hạ tầng, gây thiệt hại về người và của… Người dân trong đô thị thường
xuyên phải sống chung với bão lũ, các tuyến đường giao thông, hệ thống cầu
cảng, hệ thống cấp thốt nước … ở các đơ thị liên tục bị hủy hoại và phải
nâng cấp sau bão.
Đặc biệt, Hải Phòng là một thành phố du lịch, được đầu tư phát triển
mạnh với hệ thống nhà hàng, khách sạn nằm ngay ven biển. Tuy nhiên, hệ
thống này dễ dàng chịu thiệt hại khi những cơn bão đổ bộ vào thành phố.
Bão diễn ra với mật độ ngày càng nhiều, dẫn đến u cầu về các cơng
trình xây dựng như cầu, cảng, đê, kè… theo đó cần được xây lắp cẩn thận,
với kĩ thuật cao hơn, nguyên vật liệu có khả năng chống chịu tốt hơn…Do đó,
thành phố tốn khá nhiều chi phi cho xây dựng.
Một số cơn bão đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng giai đoạn 2007-2013
Vùng bờ biển

Tên cơn bão

Cấp độ bão

Giữa biển đông

Thời gian
xuất hiện
04/11/2013

Haiyan


Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

20/06/2013

Bebinka

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

12/07/2010

Con Son

Cấp 7 (50 - 61 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

29/09/2009

PARMA

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

08/09/2009


MUJIGAE

Cấp 8 (62 - 74 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

10/07/2009

SOUPELOR

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

01/10/2008

Higos

Cấp 8 (62 - 74 km/h)


15

Quảng Ninh – Thanh Hóa

21/09/2008

Hagupit

Cấp 6 (39 - 49 km/h)


Quảng Ninh – Thanh Hóa

11/08/2008

ATNĐ

Cấp 6 (39 - 49 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

04/08/2008

Kammuri

Cấp 8 (62 - 74 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

23/09/2007

Francisco

Cấp 9 (75 - 88 km/h)

Quảng Ninh – Thanh Hóa

02/07/2007

Toraji


Cấp 8 (62 - 74 km/h)

( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia)
 Ảnh hưởng của thành phố sau một số cơn bão lớn:
- Gần đây nhất có thể kể đến cơn bão Haiyan (bão số 14), hay cịn
được gọi là siêu bão Hải Yến.
Bão có sức hủy diệt rất lớn. Trên tồn thành phố có hàng trăm điểm
ngập úng, nhiều khu vực còn ngập sâu từ 80cm đến 1m như đường Võ Thị
Sáu, Minh Khai, Hồ Xuân Hương, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tri Phương,…
gây thiệt hại nhiều về người và của, phá hủy nhiều cơng trình giao thơng,
cơng trình xây dựng. Do mưa to kéo dài nên một số hồ rơi vào cảnh nước
dâng lên cao, không cịn thực hiện được chức năng điều hồ.

(Hình ảnh trong bão ở tuyến đường Minh Khai)
- Bão Bebinca gây nhiều thiệt hại cho Hải Phòng, khiến nhiều khu du
lịch như Đồ Sơn, Cát Bà tan hoang, hệ thống đê kè bị phá vỡ, sạt lở bao gồm:
 50m kè cầu cảng khu vực bến Béo, đảo Cát Bà
 40m kè khu du lịch Đồ Sơn
 Đê Kè Cát Hải bị sạt, hư hỏng nhiều vị trí


16

(Sóng đánh tràn bờ kè Cát Cị ở Hải Phịng. Ảnh: Báo Hải Phòng)
2.2.2. Tác động đến hoạt động kinh tế
2.2.2.1. Nơng nghiệp
Ngành nơng nghiệp của Hải Phịng gặp khơng ít khó khăn do biến đổi
khí hậu. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm cho sản xuất nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn. Thiên tai mang lại thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

- Theo số liệu thống kê của Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Hải Phịng. Chỉ tính riêng đợt rét đậm rét hại bất thường kéo dài hơn 33 ngày
đầu năm 2008 đã có 14.602 ha lúa mới cấy, trên 1.000 ha mạ xuân bị chết rét
phải gieo cấy lại; sản xuất thuỷ sản thiệt hại 17 triệu con cá giống, 9 tấn cá bố
mẹ và trên 1.000 tấn sản phẩm thương phẩm. Thiệt hại do rét đậm, rét hại gây
nên cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản thành phố trên 212 tỷ đồng. Sâu bệnh
phát sinh trên diện rộng.
- Năm 2012, thời tiết diễn biến bất thường; đầu vụ xuân, rét đậm trùng
vào thời điểm gieo cấy lúa và cây rau màu; giữa vụ nắng nóng gay gắt, kéo
dài; vụ mùa, mưa lớn gây ngập lụt trên 3.000 ha lúa mới cấy; đặc biệt cuối vụ
cơn bão số 8 có cường độ mạnh nhất trong vịng 30 năm qua đổ bộ trực tiếp
vào Hải Phòng, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Sâu bệnh
phát sinh, phát triển gây hại lúa trên diện rộng. Dịch bệnh trên đàn gia cầm
tái xuất hiện hai đợt. Giá cả vật tư phục vụ sản xuất tăng trong khi giá sản
phẩm nông nghiệp tăng không tương ứng…
- Năm 2013, chỉ sau cơn bão Bebinca, Tồn thành phố có hơn 2300 ha
thủy sản, hơn 40 ha hoa màu bị hư hỏng do vỡ bờ, ngập lụt.
- Siêu bão HaiYan cũng làm thiệt hại khoảng 3920 ha hoa màu tính
trên tồn thành phố.
Bên cạnh đó, trái đất nóng lên, nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về
nơi cư trú cho thủy sản. Đồng thời, cường độ bão lớn cùng mưa bão tăng làm
giảm nồng độ muối, ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái của nhiều sinh vật.
Nhiều lồi thủy sản khơng kịp thích ứng với mơi trường dễ bị chết, sản lượng
thủy sản giảm.


17

2.2.2.2. Cơng nghiệp
Biến đổi khí hậu đã gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động

công nghiệp của thành phố.
- Tình trạng mưa lũ, ngập lụt trên diện rộng trong một khoảng thời
gian dài khi có bão khiến cho các nhà máy, xí nghiệp tạm ngừng hoạt động.
- Sự thiệt hại về sản lượng lương thực thực phẩm, thủy sản, dẫn đến
việc thiếu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, cũng như sự
phát triển ở các đô thị.
- Nhiệt độ tăng làm tăng lượng điện tiêu thụ trong các khu công
nghiệp, tăng chi phí thơng gió ở các nhà máy, đồng thời làm giảm hiệu suất
và sản lượng ở các nhà máy phát điện
2.2.2.3. Du Lịch
Hải Phòng là một thành phố ven biển với nhiều khu bảo tồn, khu đa
dạng sinh học như khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ, khu bảo tồn Cát Bà… mà
phần lớn các khu bảo tồn này đều tập trung ven biển.
Nước biển dâng, triều cường cùng bão lũ,… đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các khu bảo tồn, giảm đa dạng sinh học,… trong khi đây là những
nguồn tài nguyên để khai thác, phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách nằm ven
biển cũng dễ bị ảnh hưởng trong bão, tăng chi phí sửa sang, nâng cấp, giảm
chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2.3. Tác động đến sức khỏe người dân thành thị
Biến đổi khí hậu đã tác động đến sức khỏe của con người qua nhiều
con đường cả trực tiếp và gián tiếp như lũ lụt, các đợt nắng nóng kéo dài,
nhiệt độ khơng khí tăng gây căng thẳng cho con người, kèm theo đó là sự
phát triển mạnh của nhiều loại bệnh truyền nhiễm…
- Trong báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC)
đã khẳng định: dưới tác động của nhiệt độ, các căn bệnh như sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não, viêm phổi… đều tăng. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhiệt độ
cũng làm cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới phát triển mạnh mẽ mà con
người khó có thể kiểm sốt được.

- Mặt khác, nắng nóng, hạn hạn dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch ở
các đơ thị, gây ra các căn bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh đường tiêu
hóa và bệnh đường hơ hấp.
- Các trận lũ lụt làm cho nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, phá hủy các
cơng trình cấp thốt nước, gây khó khăn cho việc cung cấp nước sạch cho
người dân.


18

- Mưa bão lớn khiến gia tăng các tai nạn, hủy hoại các cơ sở y tế gây
khó khăn cho việc khám chữa bệnh.

CHƯƠNG 3 – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐƠ
THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.1.

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu ln là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống
và mơi trường trên phạm vi tồn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng
gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây
rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi tồn diện và sâu sắc q
trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội,
việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại. Đặc biệt Việt Nam lại là
một trong những nước đứng đầu chịu ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí
hậu. Trước tình hình đó nhà nước ta đã đưa ra những cơ chế chính sách để

ứng phó với biến đổi khí hậu song song với phát triển kinh tế và q trình đơ
thị hóa nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia
trên trường quốc tế. Điển hình nhất trong những năm gần đây là 2 quyết định
và nghị quyết: Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm
2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
3.1.1. Quyết định số 2139/QĐ-TT - Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu (tóm tắt)


Quan điểm chiến lược
- Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa
sống cịn.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát
triển bền vững.
- Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó ở thời kỳ đầu
thích ứng là trọng tâm.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống: Nhà
nước, doanh nghiệp, các đoàn thể chính trị xã hội và hợp tác quốc tế.
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống,
đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai
đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh
nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội
và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.


19


- Chiến lược về biến đổi khí hậu có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền
tảng cho các chiến lược khác.



Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chung
- Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải
pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính, bảo đảm an tồn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu
phát triển bền vững.
- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người
và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và
nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc
gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc
tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
 Mục tiêu cu thể
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn
nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng
đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến
đổi khí hậu.
- Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ
đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả
năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển
kinh tế - xã hội.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi
khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực; hồn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử
dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để

phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ
thân thiện với hệ thống khí hậu.
- Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến
đổi khí hậu; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng
phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.


Nhiệm vụ chiến lược
1. Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu
Cảnh báo sớm.
Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai.
2. Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
An ninh lương thực.
An ninh tài ngun nước.

3. Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn
thương


20

4. Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính
và bảo tồn đa dạng sinh học
5. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu
trái đất
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
Nông nghiệp.
Quản lý chất thải.
6. Tăng cường vai trị chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến

đổi khí hậu
Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch.
Hồn thiện và tăng cường thể chế.
7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu
Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ứng phó hiệu
quả với biến đổi khí hậu.
Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo
8. Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi
khí hậu
9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia
trong các vấn đề về biến đổi khí hậu
10. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu
quả


Tổ chức thực hiện
Được chia thành 3 giai đoạn cụ thể gồm: Giai đoạn từ 2011 tới 2012,
Giai đoạn 2013 – 2025, Giai đoạn 2026 – 2050. Dưới sự tham gia của các Bộ,
ngành, địa phương và các cơ quan liên quan.
3.1.2. Nghị quyết số24-NQ/TW - Về chủ đơng ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (tóm tắt)


Quan điểm
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ mơi trường trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của tồn xã hội.
- Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với

toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt
trong mối quan hệ tồn cầu; khơng chỉ là thách thức mà cịn tạo cơ hội thúc
đẩy chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải
tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi
khí hậu, chủ động phịng, tránh thiên tai là trọng tâm.


21

- Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán
trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm an ninh tài ngun.
- Mơi trường là vấn đề tồn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa
là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ mơi
trường theo hướng hịa hợp với thiên nhiên đồng thời kết hợp khắc phục ô
nhiêm môi trường.



Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu : nâng cao năng lực dự báo thiên tai,
chủ động phòng chống hạn chế các hạu quả của thiên tai. Giảm mức phát thải
khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010.
- Về quản lý tài nguyên : đánh giá đúng giá trị của các nguồn tài nguyên
đồng thời quy hoạch quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý. Đảm

bảo phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng
tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo.
- Về bảo vệ môi trường : Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm sốt an tồn, xử lý ơ nhiễm mơi
trường do hậu quả chiến tranh. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở
các đơ thị, khu vực đơng dân cư. Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu
vực nông thôn.



Nhiệm vụ trọng tâm
Nhiệm vụ chung
- Thúc đẩy chuyển đổi mơ hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
- Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng
tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch
phát triển
- Thiết lập, ứng dụng các mơ hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi
khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, mơi trường. Áp dụng thí
điểm phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về tài ngun, mơi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sơng, vùng ven biển, sau đó nhân
rộng ra cả nước.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài ngun,
mơi trường và biến đổi khí hậu theo chuẩn quốc tế. Có cơ chế phù hợp khai
thác, chia sẻ thơng tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu.


Nhiệm vụ cụ thể
Ứng phó với biến đổi khí hậu:



22

- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phịng, tránh và giảm
nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh các biện pháp phịng, chống, hạn chế tác động của triều
cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự
nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.
Về quản lý tài nguyên :
- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực
trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia.
- Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững
các nguồn tài nguyên quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền
thống.
Về bảo vệ mơi trường :
- Phịng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường.
- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống
của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của
nhân dân.
- Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.


Giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ

trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản
lý tài ngun, bảo vệ mơi trường
4. Đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa
dạng hố nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun và
bảo vệ môi trường
5. Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu,
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường


Tổ chức thực hiện
1. Các cấp uỷ, tổ chức đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng
kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương,
cơ quan, đơn vị; bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm
của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và hằng năm kiểm điểm đánh giá
việc thực hiện.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc rà soát sửa đổi, bổ sung xây dựng
các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về tài


23

nguyên và môi trường tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực
hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết trên phạm vi cả nước.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; sửa đổi, bổ sung các văn
bản dưới luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp
với yêu cầu thực tế.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân đẩy mạnh

cơng tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động ứng
phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và giám sát
việc thực hiện Nghị quyết.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt Nghị quyết đến các cấp uỷ đảng, chi bộ và đảng viên.
Ban Kinh tế Trung ương chủ trì theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực
hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.
3.2.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Đơ thị hóa đã khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế , là hạt
nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mỗi địa phương,
mỗi vùng và cả nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang
phải đối diện với những thách thức mới do tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng. Đây là những hạn chế, thách thức lớn, đòi hỏi
được cần được giải quyết một cách đồng bộ để đô thị Việt Nam phát triển
bền vững. Vì vậy biện pháp được đưa ra:
3.2.1. Kiến nghị đề xuất chung
-Để giảm thiểu những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra Hải Phịng
cần có những biện pháp tích cực để chủ động phịng tránh thiên tai, phát triển
kinh tế biển bền vững.
-Hải Phòng cần đưa ra một dự báo chính xác về nhiệt đơ, lượng mưa,
số ngày nắng nóng, mực nước biển dâng…trong những năm tới để có cơ sở
ngiên cứu đánh giá những tác động của BĐKH đến địa phương mình từ đó
đưa ra những kế hoạch khai thác hợp lý và bền vững các điều kiện mơi
trường và tài ngun thiên nhiên hiện có, góp phần hạn chế những ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
-Đánh giá và lập bản đồ phân vùng những vùng thường xuyên bị ngập

lụt, sạt lở đất đá, những vùng bị xâm nhập mặn…theo các mức độ khác nhau
của nước biển dâng để có căn cứ khoa học bảo vệ đất. Xây dựng hệ thống đê
biển, phát triển rừng phịng hộ đầu nguồn, rừng ngập măn, trồng cây chắn
sóng…góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.


24

-Thành phố cần tập trung kiểm tra, rà soát lại việc giao đất trong phạm
vi bảo vệ đê điều, bãi bồi ven sông , ven biển. Thực hiện việc thu hồi hoặc
chuyển đổi hình thức sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
khu vực.
-Các ngành, địa phương phải chú ý phát triển kinh tế hài hòa với môi
trường. Công tác bảo vệ môi trường phải được tính tốn trên cơ sở những
thay đổi mơi trường khí hậu và tác động của thiên nhiên.
-Hạn chế việc phá rừng, đốt phế phấm, xử lý rác thải chú trọng vệ sinh
môi trường và phát triển việc sử dụng nhiên liệu sạch…
- Quan trọng hơn là phải triển khai một chiến dịch giáo dục thông tin
nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Từ đó, có thể
huy động tất cả dân cư thành phố thực hiên một cách tích cực có trách nhiệm
và hiệu quả cho mục tiêu đối phó giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí
hậu , đảm bảo phát triển bền vững
3.2.2. Biện pháp cụ thể cho Hải Phịng
Biện pháp thích ứng của thành phố Hải Phòng trước tác động biến đổi khí
hậu
 Giải pháp liên quan hạ tầng kĩ thuật đơ thị
- Nghiên cứu các vật liệu xây dựng hạ tầng có khả năng chống chịu
với mưa lớn nắng nóng, bão, và nguy cơ ăn mòn bởi nước mặn làm giảm tuổi
thọ cơng trình.
- Rà sốt điều chỉnh thiết kế hạ tầng kĩ thuật phù hợp với điều kiện

khí hậu vùng ven biển như Hải Phòng.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật đơ thị hoạt động tốt. Quản lí chặt chẽ việc đấu nối các hệ thống đô thị.
- Về công tác cấp thốt nước:
 Cần hồn thiện cơng tác quy hoạch hệ thống thốt nước và xử lý
nước thải cho đơ thị. Phương án quy hoạch phải đảm bảo tính
đồng bộ với các cơng trình khác. Quy hoạch hệ thống thốt nước
phải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch của ngành khác, các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị khác. Quy hoạch phải đảm bảo tính
lâu dài, bền vững, kế thừa, không lạc hậu, phải dự báo, tiên liệu
được xu hướng phát triển và luôn phù hợp với xu hướng phát triển
không ngừng của thành phố.
 Thành phố đầu tư dự án cho cơng tác thốt nước như xây dựng
mới hệ thống thốt nước các trạm bơm nước cơng suất lớn để
nhanh chóng tiêu thốt nước khi có mưa lớn tại phường Sở dầu,
Hùng Vương và một số khu vực khác.
 Kiểm tra tu bổ lại các hệ thống kênh mương tiến hành lạo vét khơi
thơng dịng chảy kênh mương thường xuyên đặc biệt trước mùa lũ


×