Tải bản đầy đủ (.ppt) (73 trang)

tiến hóa hệ tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 73 trang )

GVHD: Đỗ Thị Như Uyên
SVTH: Nhóm 5


I. Vai trò của hệ tuần hoàn
II. Hệ tuần hoàn ở động vật không xương
sống
III. Hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
1.Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn
2.Hệ tuần hoàn ở một số lớp điển hình
IV. Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn
V. Kết luận


I.VAI TRÒ CỦA HỆ TUẦN HOÀN
- Đảm bảo mối quan hệ của môi trường trong và
đảm bảo phân phối chất dinh dưỡng, thu thập các
chất cặn bã.
- Ngoài ra ở một số động vật bậc cao hệ này
còn dùng để:
+ Vận chuyển hocmon từ các tuyến nội tiết
đến các cơ quan mà hocmon tác dụng.
+ Điều hòa thân nhiệt.
 Cùng với hệ thần kinh, hệ tuần hoàn cũng có vai trò
trong việc điều chỉnh tính thống nhất của cơ thể.


II.HỆ TUẦN HOÀN Ở
ĐVKXS.
Động vật nguyên sinh :


Sự vận chuyển các chất
diễn ra bằng cách khuếch
tán các phân tử và sự vận
chuyển các chất đó còn do
chuyển động của tế bào
chất. Khi amip chuyển
động, tế bào chất chảy từ
sau tế bào ra trước. Mao
trùng, các động vật không
xương khác thì tế bào chất
chuyển động vòng quanh.
Các chất cặn bã lỏng bài
tiết ra ngoài qua không bào
co bóp hoặc qua bề mặt cơ
thể.


Động vật đa bào đơn giản ( Hải miên, Ruột

khoang, Giun dẹp) chưa có cơ quan luân chuyển các
chất chuyên hóa. Sự vận chuyển các chất từ một tế
bào này sang tế bào khác được thực hiện cũng bằng
cách khuếch tán, hoặc do sự chuyển dịch của chất
lỏng trong xoang cơ thể do sự co rút của hệ cơ hoặc
do cử động của tiêm mao.
Ruột khoang và giun dẹp: ruột phân nhánh sẽ
vận chuyển các chất đến các phần cơ thể, tế bào
ngọn lửa nhận và thải bã. Ruột khoang mới có hệ
thống ống vị.
 Đây là giai đoạn thấp trong quá trình phát triển

hệ luân chuyển chất.


 Việc cung cấp đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng
cho tế bào bằng cách khuếch tán chỉ thực hiện
được khi kích thước cơ thể nhỏ bé.
 Ở động vật có kích thước lớn, các chất phải
được vận chuyển trên một khoảng cách xa và
như vậy sự vận chuyển bằng khuếch tán sẽ rất
chậm  Hệ tuần hoàn.


Giun vòi : Hệ tuần
hoàn kín gồm có:
- Một mạch lưng ở
giữa bao vòi và ống
tiêu hóa.
- Hai mạch bên.
- Không có tim
-Hồng cầu có
Hemoglobin.
-Máu lưu thông qua
các mạch do vận động
cơ thể và co của cơ
mạch.


Giun tròn: Có xoang giả nằm giữa thành cơ thể và
thành ruột phát triển từ xoang phôi nang . Xoang
này chứa dịch tham gia vào việc luân chuyển các

chất.
=> Không có hệ tuần hoàn.


Giun đốt:
- Có xoang cơ thể chính
thức lớn, xoang này lớn và
phát triển. Chất dịch trong
xoang làm môi giới trung
gian giữa hệ tuần hoàn và
các tế bào riêng biệt của
cơ thể trong việc dẫn
truyền các chất dinh dưỡng
và chất bài tiết.
- Giun đốt phức tạp hơn
giun vòi, có mạch lưng và
mạch bụng, có tim bên đẩy
máu vào mạch bụng, có
mao mạch.


- Máu có hemoglobin tan trong huyết tương không
tập trung trong hồng cầu. Một số giun đốt máu có
màu xanh.
⇒ Hệ tuần hoàn kín chưa có tim.


Chân khớp:

Phát triển hơn Giun đốt:

- Xoang máu là một bộ
phận của hệ tuần hoàn.
- Đa số có “tim” ở mặt
lưng cơ thể.
- Hệ mạch hở, chân khớp
thấp cơ thể rất nhỏ, hệ mạch
tiêu giảm,có khi tiêu giảm
cả tim (cái ghẻ).
- Ở các nhóm khác, ngoài
các mạch kín còn có khoảng
trống khắp cơ thể, nhờ đó
mà các cơ quan được tắm
trong máu.


Giáp xác:
Có mức độ tổ chức
như sơ đồ chung của
chân khớp, tuy nhiên có
mối quan hệ chặt chẽ với
sự phát triển của hệ hô
hấp.
Bộ phận chủ yếu là
một ống lưng, có phần
phình có khả năng co
bóp, được gọi là tim. Tim
có lỗ tim và xoang tim.
Máu sau khi chảy ra khỏi
tim thì chảy vào trong các
xoang hở ở các nội quan

của cơ thể
hệ tuần hoàn hở.


Ở giáp xác bậc thấp :hệ tuần hoàn kém phát
triển. Ví dụ như ở giống Daphnia không có
mang, chỉ có tim, bộ Copepoda không có hệ tuần
hoàn.
Ở giáp xác bậc cao: hệ tuần hoàn phát triển,
nhất là Mười chân (Decapoda). Tim của chúng hình
ống hay hình túi nằm ở mặt lưng, có xoang bao tim.
(đây là phần còn lại của thể xoang. Ngoài ra còn có
hệ mạch máu phức tạp chuyển máu từ tim về các
cơ quan của cơ thể, về mang rồi từ mang theo khe
hổng về xoang bao tim. Máu giáp xác có thể đông,
ở giáp xác cao thì có sắc tố hemocyanin có nhân
kim loại là đồng (Cu) còn ở giáp xác thấp thì chứa
hemoglobin có nhân sắt (Fe).


Sâu bọ: Hệ tuần hoàn phát triển yếu, do có hệ
thống ống khí đảm nhận.
- Tim dài hình ống, kín ở phía sau và nằm trên
ruột ở phần bụng. tương ứng với các đốt bụng, ống
tim thắt lại ở chỗ chia ống làm nhiều buồng, mỗi
buồng có một đôi van tim.
- Máu không chứa sắc tố tải oxy, không có các
chất hóa học cố định khí cacbonic vì đã có ống khí.
Máu màu khác nhau, có khi thay đổi theo giới tính.



Thân mềm:
Hệ tuần hoàn hở
khá phát triển (trừ mực
có hệ tuần hoàn kín).
Tim nằm trong
xoang bao tim, gồm 2
tâm thất và 2 tâm nhĩ
thông nhau qua 1-2 đôi
van nhĩ thất; 2 tâm nhĩ
cùng thông nhau ở
phía sau tâm thất.


 Thân mềm là động vật không xương sống
duy nhất có tim chia ra tâm nhĩ và tâm thất như ở
động vật có xương sống.
Hệ mạch và hệ khe xoang dẫn máu: Động
mạch chủ xuất phát từ tâm thất đưa máu về phía
trước rồi qua các nhánh mạch chảy vào nội quan.
Máu từ mô tập trung lại trong các khe xoang rồi
theo các mạch đi tập trung về tâm nhĩ.


III.HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

1. Cấu tạo chung
Tim
Hệ mạch máu
Hệ mạch


Hệ tuần
hoàn

Mạch bạch huyết
Hệ bạch huyết
Tuyến bạch huyết


2.Hệ tuần hoàn ở một số lớp điển hình
2.1.Cá miệng tròn
Tim :
1 tâm nhĩ, nối với xoang tĩnh mạch.
1 tâm thất, nối với bầu động mạch.
Máu trong tim là máu đỏ thẫm hoàn toàn.
Hệ tĩnh mạch:
Máu tĩnh mạch từ phía sau thân, vào tĩnh mạch đuôi
rồi phân ra thành 2 tĩnh mạch chính sau, sau đó đổ vào
xoang tĩnh mạch. Ở phần đầu, máu tĩnh mạch tập
trung vào 2 tĩnh mạch chính trước, còn máu phần hầu
đổ vào tĩnh mạch cảnh dưới, sau đó đổ vào xoang tĩnh
mạch.


Hệ động mạch:
Từ tâm thất phát ra động mạch bụng, phần góc
phình rộng được gọi là bầu chủ động mạch.
Động mạch bụng phát ra 8 đôi động mạch tới
mang, phân nhánh trong vách mang. Sau đó rời
mang đi vào động mạch chủ lưng, động mạch này

chạy dọc về phía sau, phân nhánh tới nội quan gan, sau đó chuyển vào phần dưới xoang tĩnh
mạch. Từ xoang tĩnh mạch, chuyển vào tâm nhĩ,
sau đó sang tâm thất. Vòng tuần hoàn lại tiếp tục.
 Tuần hoàn của cá Miệng tròn chưa có ống Cuvie
và hệ gánh thận như các nhóm khác.



2.2.Cá sụn
1. Tim
Gồm 4 phần là:
+ Xoang tĩnh mạch.
+ Tâm nhĩ.
+ Tâm thất.
+ Côn chủ động mạch. Côn chủ động mạch có
thể xem là một bộ phận của tâm thất vì có thành
cơ vân, có van và có thể co bóp tự động.


Hệ động mạch:
- Từ côn chủ động mạch có chủ động mạch
bụng chia ra 2 nhánh trái và phải, có 5 động mạch
tới mang. Máu qua mang nhả bớt khí cacbonic và
nhận thên nhiều ôxy, hoá đỏ tươi. Trên mỗi khe
mang có 2 nhánh động mạch rời mang, đổ vào một
động mạch rời mang ngắn, đổ vào rễ chủ động
mạch lưng ở mỗi bên. Về phía sau thân, 2 động
mạch này một chủ động mạch lưng chạy tới đuôi,
phân nhánh vào nội quan.
- Về phía trước, rễ chủ động mạch lưng hình

thành động mạch cảnh, đưa máu lên đầu.


Hệ tĩnh mạch
- Từ tĩnh mạch đuôi chia thành 2 tĩnh mạch
chính sau, chạy qua thận, phân thành các mao
mạch, hình thành hệ gánh thận. Mỗi tĩnh mạch
chính sau nhập với tĩnh mạch chính trước (tĩnh
mạch cánh) cùng bên, vào ống Cuvie, ở mỗi bên
ống Cuvie đổ vào xoang tĩnh mạch.
- Từ ruột có tĩnh mạch ruột tới gan, phân mao
mạch làm thành hệ gánh gan. Tĩnh mạch gan đổ
vào xoang tĩnh mạch.
- Từ vây chẵn cũng có tĩnh mạch bên cùng đổ
vào ống Cuvie.
- Hai tĩnh mạch cảnh dưới dẫn máu dưới đầu
và tĩnh mạch dưới đòn dẫn máu từ chi trước, cũng
đổ vào ống Cuvie ở mỗi bên.



2.3.Cá xương
Tim
Có 3 phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch.
Có bầu chủ động mạch nhưng cấu tạo đơn giản chỉ
là phần phình rộng của động mạch, không có van và
cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ
phận của tim.

SV=1. Xoang tĩnh mạch; A=2. Tâm nhĩ; V=3. Tâm thất; CA=4. Nón động mạch;



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×