Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bàn về các giải pháp chống khủng hoảng tài chính 2008 của một số nước trên thế giới và đánh giá gói kích cầu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.12 KB, 18 trang )

GVHD: Thạc sỹ Trần Mạnh Kiên

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Bàn về các giải pháp chống khủng hoảng tài chính 2008
của một số nước trên thế giới
và đánh giá gói kích cầu của Việt Nam.

1


LỜI MỞ ĐẦU
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng
hoảng tài chính – kinh tế: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, khủng hoảng nợ
Mỹ-La tinh 1980, khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á 1997, và mới nhất là cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu bủng nổ giữa tháng 9 năm 2008. Diễn biến, nguyên
nhân và tác động của khủng hoảng này là việc do vay mua nhà dưới chuẩn có độ rủi
ro cao và nguyên nhân sâu xa là sự tích tụ trong nhiều năm các mâu thuẫn, mất cân
đối nội tại của nền kinh tế Mỹ cùng với sự lỏng hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại. Cuộc khủng hoảng bùng nổ và lan nhanh trên toàn cầu khiến các nền
kinh tế lần lượt rơi vào suy thoái, khiến hàng loạt các vần đế yếu kém và tồn tại của
nền kinh tế thế giới được bộc lộ ra ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Nếu cuộc khủng
hoảng tài chính Đông Á 1997-1998 là khủng hoảng cơ cấu mang tính chất khu vực
thì vào thời điểm thì cuộc khủng hoảng lần này đã mang một mức độ trầm trọng và
sâu rộng hơn trong bối cảnh toàn cầu, và không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi lĩnh
vực tài chính ngân hàng mà đã lan sang các ngành sản xuất, dịch vụ và tác động trên
quy mô toàn cầu. Trầm trọng hơn thế, thế giới không chỉ đối mặt với cuộc khủng
hoảng tài chính mà lần này còn phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng khác, đó
khủng hoảng năng lưởng, khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng lương thực. Cuộc
khủng hoảng đã và vẫn còn đang để lại nhưng hậu quả tất yếu của nó: kinh tế thế
giới suy giảm, hệ thống tài chính- tiền tệ bất ổn, xuất hiện làn sóng phá sản hàng


loạt, tỷ lệ thất nghiệm tăng cao,giá cả biến động mạnh, lạm phát gia tăng, an sinh xã
hội bị ảnh hưởng, …và nghiêm trọng hơn hết đó chính là khủng hoảng niềm tin và
tâm lý của xã hội.
Vâng! Cuộc khủng hoảng tài chính đã bủng nổ và lan rộng, việc tìm ra
nguyên nhân và hậu quả có lẽ là cần thiết nhưng sẽ không cấp thiết, tìm ra những
điều đó vẫn không thể cứu vãn được nền kinh tế thế giới, không thể kéo nền kinh tế
các nước ra khỏi suy thoái. Điều cấp thiết và thiệt thực nhất mà các quốc gia các
chính phủ phải làm đó chính là tìm ra phương hướng, biện pháp và các chính sách
phủ hợp để chống và đầy lùi cuộc suy thoái. Chỉ có thế thì nền kinh tế mới có thể
trở mình và việc tìm ra nhưng nguyên nhân trên mới thực sự có ý nghĩa.
Khủng hoảng lan rộng, Danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng ngày càng
nhiều, mặc dủ vậy, tác động của cuộc khủng hoảng đến mỗi nước đều khác nhau,
như vậy Chính phủ các nước đã và đang làm gì để giảm nhẹ và rút ngắn những tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu này?
Vì liều lượng có hạn nên trong phạm vi bài tiểu luận này, em không thể đi
sâu hơn và trình bày đầy đủ hết các biện pháp, chính sách của tất cả các quốc gia,
không thể đi sâu vào nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng, tất cả bài tiểu
luận này là sẽ cố gắng trình bày một cách chính xác và đầy đủ nhất của một số quốc
gia nổi bật trong chính sách và tìm hiểu sâu về chính sách của Việt Nam trong giai
đoạn suy thoái này.

2


1. GIẢI PHÁP CHỐNG KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU CỦA CÁC NƯỚC
Những gì mà Chính phủ các nước, từ các nước phát triển đến các nước đang
phát triển đều đã và đang cố gắng tìm mọi cách để cứu dậy nên kinh tế. Những nỗ
lực của Chính phủ các nước nhằm tăng sức mua thông qua việc bơm tiền vào nền
kinh tế được biết đến dưới cái tên kích cầu.
1.1 Hành động của chính phủ Mỹ

* Gói lần 1 (Tổng thống Geogre W.Bush 2008)
Cuối năm 2007, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu của sự suy thoái và
nhiều dự báo cho rằng năm 2008 sẽ là một năm thực sự đầy khó khăn và biến động
với Mỹ. Và thực tế điều đó đã xảy ra sớm hơn !
Đầu năm 2008, sự đi xuống của nền kinh tế dẵ buộc Chính phủ Mỹ phải đưa
ra gói kích vầu tổng hợp. Ngày 13/02/2008 Tổng thống Mỹ Grogre W.Bush đã ký
Đạo luật kích cầu kinh tế năm 2008 ( Economic Stimulus Act of 2008), đó là một
gói kích cầu trị giá 168 tỷ USD chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Gói kích cầu lần này gồm một số nội dung chủ yếu:
-

Hoàn thuế cho các cá nhân nộp thuế ( khoảng 300 USD/người ở mức thu
nhập thấp);
Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi (300 USD/ trẻ em);
Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp;
Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh cho các doanh nghiệp;
Hỗ trợ cho người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn.

Trước tình hình khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng đã ép chính
quyền Bush phải thông qua Quốc Hội nhanh chóng thông qua gói giải cửu trị giá
700 tỷ USD vào ngày 03/10/2008 nhằm kích thích tiêu dùng người dân, qua đó vực
dậy nên kinh tế.
* Gói lần 2 (Tổng thống Barack Obama 2009)
Ngay tử khi chưa chính thức nhậm chức, Tổng thống đắc cử Obama đã đưa
ra gói kích cầu của mình để giúp Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Ngày 17/2/2009,
Barack Obama đã đặt bút ký Đạo luật phục hồi và tái đầu tư đất nước Mỹ năm 2009
( American Recovery and Reinvestment Act of 2009), phê duyệt gói cứu trợ không
lồ, gói kích cầu lớn nhất lịch sử nước Mỹ trị giá 787 tỷ USD gồm những nội dung
chủ yếu:
- Cắt giảm thuế (288 tỷ USD): trọng tâm là giảm thuế thu nhập 400 USD

mỗi người và 800 USD cho mỗi cặp vợ chồng trong 2 năm 2009-2010.
- Chăm sóc sức khỏe (147,7 tỷ USD): chương trình bảo hiểm cho nhửng
người thu nhập thấp ở Mỹ, 19 tỷ cho việc số hóa y bạ bệnh nhân, hệ
thống bệnh viện
- Giáo dục: Các trường học ở Mỹ và các trung tâm chăm sóc trẻ em được
hổ trợ 90,9 tỷ USD trong vòng 2 năm.
- Cơ sở hạ tầng: sự dụng khoảng 51,2 tỷ USD.

3


-

-

Năng lượng và bảo vệ môi trường: đây là lĩnh vực được xem là thắng lợi
lớn của Mỹ, đầu tư 70,7 tỷ USD nhằm tìm kiếm năng lượng mới và tiết
kiệm năng lượng.
An sinh xã hội: chi hơn 80 tỷ USD nhằm tăng phúc lợi xã hội và tăng
trường kinh tế, bào vệ những người khó khăn nhất trong xã hội Mỹ.
Số tiền còn lại được sử dụng trong các mục đích khác như thúc đẩy
Nghiên cứu và phát triển (R&D) , quỹ chống khủng hoảng tái chính.

Đến thời điểm bây giờ (2011) vẫn chưa thể đảm bảo gói kích cầu này đã phát
huy tác dụng như mong muốn hay không, nhưng các nàh nghiên cưu đã thấy được
các tín hiệu lạc quan của nền kinh tế dù các rủi ro, bất trắc còn tồn tại.
1.2 Nỗ lực của khối EU
Việc EU đẵ đưa ra gói kích cầu chung khá trễ so với các nước khác (vào
ngày 26/11/2008) là bởi có sự bất đồng nội bộ giữa 27 nước thành viên, một số
nước biết mình có nguy cơ bị suy thoái và muốn có những gói kích cầu riêng phủ

hợp hơn (Anh, Ý, Pháp, Đức …), còn một số nước thì mong muốn có những kích
cầu chung nhẹ hơn do kinh tế vẫn có thể tăng trưởng ( như Ba Lan, Slovakia,
Romania, Bulgaria).
Gói kích cầu của EU trị giá 200 tỷ EUR chiếm gần 1,5% GDP khối EU gồm
các giảm thuế và chi tiêu công. Có thể thấy rõ sự suy thoái của EU nghiêm trọng
hơn cả Mỹ bởi nên kinh tế EU dựa dẫm vào các ngân hàng quá nhiều, do đó gói cứu
trợ cũng sẽ chủ yếu quốc hưu hóa các ngân hàng bị phá sản.
Ngoài các biện pháp tổng thể, đối với một số nước có nguy cơ suy thoái nặng
đã đưa ra có gói cứu riêng cho mình:
-

Quốc hội Đức thông qua hai gói kích cầu trị giá 32 tỷ EUR và 60 tỷ EUR
từ tháng 11/2008
Cùng thời điểm, Chính Phủ Ý đưa ra gói 80 tỷ EUR
Tháng 12/2008, Pháp cũng công bố gói 26 tỷ EUR chủ yếu tập trung cho
cơ sở hạ tầng.
Chính phủ Hà Lan đưa ra gói 6 tỷ EUR
Gói kích thích kinh tế Anh trị giá 20 tỷ GBP

1.3 Giải pháp của Nhật Bản
Nền kinh tế thứ hai thế giới cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Á đã sụt giảm
2,4% trong quý III/2008 – mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 2001. Nhằm khôi phục
tình hình kinh tế và tài chính khó khăn, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các biện
pháp khẩn cấp và táo bạo nhằm hỗ trợ cuộc sống của người dân, cắt giảm thuế, hổ
trợ doanh nghiệp… Tổng gói kích cầu của nhật lên tới 43000 tỷ JPY đã được thông
qua vào ngày 19/12/2008, gồm các nội dung chủ yếu:
* Chính sách hỗ trợ tài chính:
-

-


Hỗ trợ việc làm ( khoảng 1.100 tỷ JPY): cung cấp nàh và hỗ trợ tái chính
cho người thất nghiệp; trợ cấp để thêu công nhân làm việc, mở rộng phạm
vi bào hiểm, trợ cấp cho chính quyền
Tăng khoản thuế địa phương để tạo công ăn việc làm mới (1.000 tỷ JPY)
4


-

Dành khoản ngân sách đặc biệt (1.000 tỷ JPY) để đối phó với tình hình
kinh tế khó khăn.
Cải cách chính sách thuế (1.100 tỷ JPY): Giảm mạnh thuế cho vay, giảm
đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, giảm tạm thời thuế doang nghiệp.
Thực hiện biện pháp hỗ trợ dân sinh (6.000 tỷ JPY): trợ cấp cho các hộ
gia đình ( hộ 4 người sẽ nhẫn được 600 USD/tháng)

* Chính sách tài chính ( 33.000 tỷ JPY)
-

Tăng đầu tư vốn của Chính Phủ, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Dỡ bỏ mức trần bắt buộc đối với các khoản vay bào lãnh của Chính phủ
Thực hiện mở rộng trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các thể chế tài
chính công
Các biện pháp khôi phục nhu cầu nhà ỡ và thị trường bất động sản
Giảm lãi suất cơ bản

Không chỉ dừng lại ở đó, Chính phủ Nhật Bản còn thông qua gói kích cầu
12.000 JPY mang tên “dự luật phát tiền cho từng người dân” có hiệu lực ngày

6/3/2009 có thể coi la nỗ lực “vượt bậc” của thủ tướng Taro Aso. Giải pháp này đã
gây tranh cãi, nhiểu người tin rằng dù số tiền là quá lớn nhưng cũng không đủ lớn
để tạo được một làn sóng tâm lý cần thiết để đưa tiêu dùng nước Nhật tăng lại.
Trước nhiều sức ép, ngày 9/4/2009, Chình phủ Nhật Bản công bố gói kích
thích kinh tế kỷ lục 15.400 tỷ JPY, tương đương 3% GDP. Đến cuối tháng 4/2009,
nền kinh tế “chạm đáy” của Nhật đã có dấu hiệu phục hồi, tốc độ phục hồi hiện nay
đã bằng 170% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới.
1.4 Trung Quốc với gói kích cầu khác biệt
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới củng không thể thoát được vòng xoáy của suy
thoái kinh tế toàn cầu. Ngày 9/11/2008, Chính phủ Trung Quốc cũng đã tung ra gói
kích cầu trị giá 4000 tỷ CNY (tương đương 586 tỷ USD), tương đương 13% GDP
và được thực hiện trong vòng 2 năm với 3 mục tiêu cơ bản: duy trì tăng trưởng, điều
chỉnh cơ cấu nền kinh tế và mở rộng nhu cầu nội địa song song với thúc đầy mở
rộng thị trường xuất khẩu ra bên ngoài. Nhưng biện pháp này được chia thành 10
nhóm giải pháp theo phương châm 16 chữ “ Ra tay phải nhanh, Ra đòn phải mạnh,
Biện pháp chuẩn xác, Công tác phải thực”và đặt trọng tâm mạnh vào doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, đầu tư mạnh vào nông thôn để tạo việc làm.
10 nhóm giải pháp của Trung Quốc được Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện
Trung Quốc đề ra rất đồng bộ, kịp thời và có mục tiêu rõ ràng. Nội dung của gói
kích cầu gồm 10 nhóm giải pháp sau:
-

Nhanh chóng xây dựng những công trình an sinh an cư mang tính an
sinh;
Nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;
Nhanh chòng xây dựng các dự án cơ sở hạ tấng lớn và quan trọng;
Đẩy nhanh các dự án về y tế chữa bệnh, văn hóa và giáo dục;
Tăng cường xây dựng môi trường sinh thái;
Nhanh chóng điều chỉnh kết cấu kinh tế và tự chủ sáng tạo;
5



-

-

Đầy nhanh công tác xậy dựng lại vùng bị thiên tai và động đất;
Nâng cao thu nhập cho dân cư thành thị và nông thôn;
Thực hiện cải cách toàn diện chế độ thuế giá trị gia tăng ở tất cả các
ngành nghề, các vùng trong cả nước, khuyến khích các doanh nghiệp cải
tạo kỹ thuật, giảm nhẹ gánh nặng cho các doanh nghiệp 120 tỷ CNY;
Tăng mức hỗ trợ của tài chính đối với kinh tế, loại bỏ những hạn chế về
quy mô vay nợ đối với các NHTM, mở rộng hợp lý quy mô vay vốn, tăng
mức hỗ trợ vay vốn cho các công trình trọng điểm, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ …

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xây dựng 24 tổ kiểm tra, giám sát chính sách
cùng với hệ thống chống tham nhũng với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và
toàn xã hội. Số liệu công bố cho thấy gói kích thích tài chính 586 tỷ USD của Trung
Quốc thực sự và nhanh chóng thu được một số thành công nhất định, dấu hiệu
chuyển biến tốt của nền kinh tế thứ ba thế giới.
Giới chuyên môn cho rắng, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc
thành công đó chính là bám chắc 4 nguyên tắc: mở rộng nội nhu đảm bảo tặng
trường; điều chỉnh kết cấu của nền kinh tế đi cùng với tự chủ sáng tạo; tiếp tục cải
cách, bỏ bớt những trở ngại trong cơ chế; quan tâm đến đời sống dân sinh, thúc đẩy
đảm bảo xã hội phát triển một cách hài hòa. Khác với Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc
chưa cần phải dùng tới các biện pháp đến tình trạng cho vay dưới chuẩn như ở Mỹ
nên không phải chịu nhiều tác động tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.
1.5 Giải pháp của Hàn Quốc
Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, lại một lần nữa gây ngạc nhiên cho

các chuyên gia kinh tế bơi những thông tin cho biết nền kinh tế nước này về mặt kỹ
thuật đã không bị rơi vào suy thoái và tiến trinh hồi phục kinh tế của Hàn Quốc tốt
hơn nhiều so với dự đoán. Theo dự đoán của IMF vào tháng 5/2009, Hàn Quốc sẽ là
quốc gia thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế nhanh nhất trong 6 nền kinh tế phát triển
nhất châu Á (NIEs).
Ngày 03/11/2008, Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoách kích thích kinh tế
có gói trị giá ít nhất 14.000 tỷ KRW( khoảng 11 tỷ USD). Ngày 24/3/2009 Hàn
Quốc lại thông qua gói ngân sách bổ sung chưa từng có trong lịch sử trị gia tới
28.900 tỷ KRW ( khoảng 21 tỷ USD) nhằm ngăn chặn đà suy thoái, tạo việc làm
mới và kích thích kinh tế, đây là gói bô sung cao nhất trong khu vực. Theo Bộ kinh
tế Hàn Quốc, trong vòng 5 năm tới, họ sẽ đầu tư thêm 97.800 tỷ KRW (71,2 tỷ
USD) vào 3 lĩnh vực công nghiệp then chốt là công nghệ xanh, công nghệ cao và
ngành có giá trị gia tăng .
2. GÓI KÍCH CẦU PHỤC HỒI KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
2.1 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam
* Hợp tác quốc tế cùng hành động để vượt qua cuộc khủng hoảng: cuộc
khủng hoảng xãy ra không chỉ riêng đối với quốc gia nào và cũng sẽ chẳng có quốc
6


gia nào có thệ tự mình vượt qua tất cả tác động của cuộc suy thoái, bởi tác động của
nó là không biên giới, nó luôn lan rộng và kết dính mọi quốc gia bằng thứ keo “suy
thoái chung”. Những bài học từ việc bỏ qua những bất đồng để có thể cùng hợp tác
phát triển giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ASEAN cùng nhau quyết tâm vượt khủng
hoảng, sự thành công của hội nghị G20 tổ chức tại Anh ( 2- 3/4/2009) và tại Mỹ
(11/2008),… sẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc đoàn kết cùng
nhau chống khủng hoảng và hiểu hơn về vị trí của mình trong quan hệ quốc tế.
* Từ những thực tế trên thế giới, từ những gói kích cầu của các nước, nhìn
chung chúng ta có thể chia các biện pháp kích cầu thành các nhóm:

-

-

-

Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng đối với người dân: Đây là cách kích
cầu thông qua tăng tiêu dùng hộ gia đình, chủ yếu hỗ trợ dưới việc trợ cấp
trực tiếp cho người dân hoặc gián tiếp qua giảm hay miển thuế.
Nhóm biện pháp kích thích đầu tư đối với doanh nghiệp: Là nhóm biện
pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tạo thêm việc làm, thông thường
nhóm này được thực hiện thông qua hình thức giảm, hoãn thuế cho doanh
nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhóm biện pháp kích thích thông qua đầu tư công: Đây được xác định là
khâu chủ lực. Phần lớn các nước kích cầu đầu tư công mạnh vào cơ sở hạ
tầng, công trình công cộng, y tế, giáo dục, an sinh xã hội (Trung Quốc),
hoặc hỗ trợ chính quyền địa phương giảm thuế (Mỹ) hay cho phép chính
quyền đi vay để đầu tư phát triển (Ấn Độ), trợ cấp xuất khẩu sang thị
trường mới (Đài Loan).

* Những bài học rất tốt từ Trung Quốc trong việc tính toán, lên danh mục cụ
thể, từng khoản rõ ràng, đảm bảo tiến độ, tập trung vào giải quyết việc làm;
vấn đề nông thôn, nông dân; tái cơ cấu nền kinh tế, không tập trung nhiều
vào các doanh nghiệp quốc doanh.
* Thực hiện đúng các nguyên tắc kích cầu: Kích cầu phải kịp thời; kích cấu
đúng đối tượng; kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn.
2.2 Chính sách kích cầu của Việt Nam
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đá và đang vực dậy nền
kinh tế trước những tác động và hậu quả của sự suy thoái kinh tế. Tháng 11/2008,
thường trực Chính phủ đã họp và đưa ra 5 nhóm giải pháp:

-

Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (vốn, thị trường, tỷ giá, thuế, cơ cấu …)
Kích cầu đầu tư và tiêu dùng.
Thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ.
Thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Nâng cao chất lượng dự báo trên từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho đầu tư,
kinh doanh phát triển.

* Kích cầu ban đầu – 1 tỷ USD liệu có “đủ đô”?
Tại phiên họp 1/2009, Chính phủ đã quyết định sự dụng 17.000 tỷ đồng từ dự
trữ ngoại hối để kích thích sản xuất thông qua việc giảm 4% lãi suất vay ngân hàng
cho các doanh nghiệp. Chương trình hỗ trợ lại suất này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
7


dễ dáng đầu tư, tiếp cận với các ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo điều kiện cho các
tổ chực tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn. Quyết định
trên gồm một số nội dung:
-

Thời gian hỗ trợ tối đa là 8 tháng đối với các khoản tín dụng được ký kết
và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12/2009.
Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm. Khi thu lãi vay, các
NHTM giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
Các ngành, lĩnh vực không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất:
• Khai thác mỏ
• Hoạt động tài chính
• Quãn lý Nhà nước, an ninh quốc phòng
• Giáo dục đào tạo

• Y tế và hoạt động cứu trợ
• Hoạt động văn hóa, thể thao
• Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn
• Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng
• Dịch vụ tại hộ gia đình
• Hoạt động các tổ chức quốc tế
• Nhập khấu hàng tiêu dùng
• Đầu tư, kinh doanh chứng khoán
• Kinh doanh bất động sản dưới mọi hình thức

Trước gói kích cầu 1 tỷ USD trên, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt
Nam (VAFI) cho rằng 1 tỳ là chưa đủ để co thể giải quyết tốt và triệt để trên mọi
lĩnh vực. Và họ cho rằng với 1 tỷ USD thì đầu tư vào cơ sở hạ tấng là tốt nhất bởi
kích cầu vào cơ sở hạ tầng là kích cầu vào khâu then chốt, vì cơ sở hạ tầng của ta
còn kém. Hơn nữa, nó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Còn kích cầu vào tiêu
dùng thì chỉ là giải quyết phần ngọn.
* Nông nghiệp nông thôn: Điểm đến chính của gói kích cầu
Ngày 17/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hàng Quyết định số 497/QĐTTg vể việc hộ trợ lải suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư sản xuất nông
nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn. Với đặc thù Việt Nam hiện có 70% là
người dân sống ở nông thôn với kế sinh nhai chủ lực là nông nghiệp thì việc cải
thiện thu nhập của người dân nông thôn là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng sức mua
xã hội một cách rõ ràng.
Tuy nhiên trên thực thì gói kích cầu nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại, đặc
biệt là về xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lương Lê Phương nhận định: “gói
kích cầu ra đời đúng lúc với chủ trương đúng đắn, tuy nhiên sự hỗ trợ cụ thể đến tay
DN hiện còn hạn chế. Nhiều chế tài chưa thật sự hấp dẫn DN, ví dụ mặc dù có trợ
giá 4% lãi suất, song ngân hàng đòi hỏi DN buộc phải trả hết nợ cũ mới tiếp tục
được vay khoản mới. Hệ lụy là mạnh ai nấy "thủ". Bản thân từng ngân hàng chưa có
sự đồng bộ trong hoạt động cho vay vốn, mức hỗ trợ 4% hiện nay chưa thấy rõ nét.
Tôi đề nghị phía ngân hàng cần có điều chỉnh, nhằm tạo điều kiện cho DN tiếp cận

nguồn vốn. Tại thời điểm hiện nay, theo tôi cần đầu tư theo trọng điểm và dồn sức

8


cho lĩnh vực đó, sau đó nhân rộng mô hình cho các lĩnh vực khác, sẽ hiệu quả hơn
là đầu tư, hỗ trợ tràn lan, thiếu trọng tâm như hiện nay.”
* Chính thức công bố gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD
Đến ngày 12/05/2009 Bộ kế hoạch và Đầu tư đã chính thức công bố gói kích
cầu trị giá 8 tỷ USD, được chia thành 8 phần có giá trị khác nhau, bào gốm những
khoản sử dụng cho năm 2009 và một số khoản chi cho năm 2010.
Nội dung gói kích cầu 8 tỷ USD của Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
T
T

Danh mục

Giá trị

1

Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

17.000

2

Tạm hoàn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước năm
2009


3.400

3

Các khoản vốn ứng trước

37.200

(3.1) Ứng trước ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách, có
khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010

26.700

(3.2) Ứng vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

1.500

(3.3) Ứng trước khác

9.000

Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch 2008 sang 2009

30.200

(4.1) Vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước

22.500


(4.2) Vốn trái phiếu Chính phủ

7.700

5

Phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ 2009

20.000

6

Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế

28.000

7

Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

17.000

8

Các khoản chi kích cầu khác nhắm ngăn chặn suy giảm kinh tế,
đảm bảo anh sinh xã hội

7.200


4

Tổng số

160.000
(9 tỷ USD)

Nhìn chung, gói kích cầu được Chính phủ đưa ra được thực hiện tổng thể
trên 3 nhóm biện pháp:
-

Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa: trợ cấp cho người nghèo mức
200.000VND/người dịp Tết Nguyên Đán; giảm 50% VATcho một số mặt

9


-

-

hàng; hổ trợ lao động mất việc làm; tăng lương tối thiểu từ 540.000 VND
đến 650.000 VND; tăng lương hưu lên 5% …
Nhóm biện pháp kích thích đầu tư doanh nghiệp: Hỗ trợ 4% cho các doanh
nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất; gia hạn nộp thuế thu nhập; hỗ trợ lãi suất
với các khoản vay ngắn và trung hạn cho vay vốn mua máy móc, thiệt bị, vật
tư ở nông thôn…
Nhóm biện pháp kích thích thông qua đầu tư công: đầy mạnh đầu tư công.
Xét về lý thuyết, mục tiêu và chính sách ngăn chặn suy thoái của Việt Nam là
rõ ràng và đúng hướng. Tuy vậy, liệu cac gói kích cầu đã thực sự “đúng” và

“trúng”
3. ĐÁNH GIÁ GÓI KÍCH CẦU CỦA VIỆT NAM
3.1 Hiệu quả tích cực của gói kích cầu

Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài
trợ cho Việt Nam (tháng 12/2009), khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2009, đặc biệt vào quý I năm 2009.
Trong quý này, GDP chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, những dấu
hiệu phục hồi ủa nền kinh tế thể hiện rõ trong quý II. Kết quả là GDP tăng 4,5%
trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm
2009 lên 4,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê,
Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác.
Cụ thể: GDP tăng 5,3% trong năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9%. Lạm
phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5% năm 2009. Quý I/2010 nền kinh
tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009.
GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng
6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tóm lại, không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, đã bắt đầu có những tín hiệu lạc
quan, góp phần đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
3.2 Tác động tiêu cực của gói kích cầu
Bên cạnh những dấu hiệu khả quan, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ. Xuất khẩu năm 2009 giảm, thâm hụt thương mại lên đến 12 tỷ USD,
giá trị đồng Việt Nam suy giảm mạnh. Có thể thấy rằng trong thời gian qua chính
sách kích cầu của Chính phủ chưa thật sự tác động mạnh đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các DN vừa và nhỏ) bởi còn có một số
hạn chế tiềm tàng đối với chính sách này. Sau đây là 10 vấn đề của gói kích cầu thứ
nhất:

Vấn đề thứ nhất, định hướng chính sách kích cầu là không rõ ràng và không
có sự phân định giữa các khái niệm kích cầu hay kích cung, kích cầu hay giải cứu,
… Tất cả các gói chính sách đều được gộp vào dưới cái tên “kích cầu” trong khi tác
10


động thực tế của nó chưa chắc chắn đã nhằm làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế.
Như chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ là kích cầu nếu doanh nghiệp vay vốn đó để đầu
tư. Nhưng nếu DN đó vay vốn để đảo nợ thì sẽ không còn gọi là kích cầu được nữa,
mặc dù nó vẫn có thể có tác dụng tích cực nào đó.
Vấn đề thứ hai, gói kích cầu của Việt Nam là gói giải cứu tình huống (case
by case). Khác với gói kích cầu của Mỹ và Châu Âu, chính phủ không bơm tiền vào
nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM. Trong trường hợp của Việt Nam, NHTM
chỉ là trung gian thay mặt nhà nước phân bổ vốn lại cho nền kinh tế thông qua gói
hỗ trợ lãi suất 4%. Và do đó, gói kích cầu không gắn trực tiếp với quyền lợi của
NHTM và dễ dẫn đến nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện do chính phủ khó có
khả năng kiểm soát được sự phân bổ vốn của NHTM.
Vấn đề thứ ba, gói kích cầu không đáp ứng hoàn toàn 3 yêu cầu: Kịp thời,
đúng đối tượng và vừa đủ (ngắn hạn). Các nhà kinh tế học như Lawrence Summers
cho rằng để một gói kích cầu có hiệu quả thì phải đảm bảo ít nhất ba tiêu chí, đó là
kịp thời, đúng đối tượng và vừa đủ. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở
cao với tỷ trọng nhập khẩu chiếm tới gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ tư là ít
rò rỉ ra hàng ngoại nhập.
Vấn đề thứ tư, ai là người được lợi từ gói kích cầu?
Đối với gói hỗ trợ lãi suất 4%, đứng về phương diện mục tiêu của chính sách
này, người được hưởng lợi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh
doanh. Hay nói cách khác, gói hỗ trợ lãi suất 4% góp phần kích cầu đầu tư của DN.
Mặc dù theo NHNN, các NHTM chỉ đóng vai trò trung gian trong việc phân bổ vốn
cho DN, tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng chứng minh bằng lý thuyết cũng như
thực nghiệm rằng NH cũng là người được lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 4%. Thực tế thì

khoản hỗ trợ 17.000 tỉ đồng được phân bổ làm ba phần, trong đó một phần đúng là
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được nhận, một phần khác do chính các ngân
hàng được hưởng, và phần còn lại là mất mát vô ích (dead weight loss).
Vấn đề thứ năm, gói kích cầu có thể tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, bất
bình đẳng giữa các DN. Chính sách hỗ trợ lãi suất 4% có thể tạo ra sự bất bình
đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp do khả năng tiếp cận
nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các Doanh nghiệp không đồng đều. Báo cáo của
NHNN cho thấy, tính đến cuối năm 2009, chỉ có khoảng trên 20% trong tổng số
doanh nghiệp, tức khoảng 78.000 trong tổng số khoảng 390.000 doanh nghiệp tiếp
cận được vốn hỗ trợ. Lý do là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và đáp ứng các
yêu cầu về thủ tục để được nhận vốn.
Vấn đề thứ sáu, Gói hỗ trợ lãi suất 4% có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam do chi phí vốn không được tính đúng và
đầy đủ. Mặt khác, các hỗ trợ về thuế, một hình thức bảo hộ sản xuất trong nước
cũng là một nguyên nhân làm suy giảm khả năng cạnh tranh của DN trong nước so
với các DN nước ngoài.
Vấn đề thứ bảy, dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng
khoán hoặc bất động sản, điều này có thể là một nguy cơ dễ xảy ra, cũng bởi do tình
trạng bất cân xứng về thông tin và cũng có thể là bởi chính hành vi trục lợi có thể
11


xảy ra ở ngay tại các tổ chức tài chính, do thiếu sự giám sát chặt chẽ. Thị trường
chứng khoán Việt Nam năm 2009 tăng trưởng khá ngoạn mục, với mức tăng bình
quân cả năm vào khoảng 40%. Từ đầu năm 2010 đến nay, mặc dù nền kinh tế Việt
Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng khả quan, thị trường chứng khoán khá trầm
lắng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do gói kích cầu thứ nhất
đã kết thúc, dòng tiền vào thị trường chứng khoán sụt giảm.
Vấn đề thứ tám, chính sách kích cầu không trực tiếp giúp giải quyết khó

khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường. Do tác động
của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới đang suy thoái, làm giảm mạnh
cầu về hàng xuất khẩu. Điều này khiến các công ty gia công, lắp ráp hàng xuất khẩu
phải giãn thợ, làm tăng số lượng thất nghiệp và thất nghiệp tạm thời, kéo theo sự sụt
giảm tiêu dùng nội địa. Sức mua giảm, khả năng tiêu thụ trong nước đang suy giảm,
hàng sản xuất ra tồn đọng.
Vấn đề thứ chín, số tiền cung ứng vào lưu thông lớn tạo ra tiềm ẩn rủi ro lạm
phát cao. Tổng giá trị các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam lên đến 160.000 tỷ
đồng, tương đương 9 tỷ USD (chiếm khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện
nay). Với việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ
dẫn đến khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế tăng ở mức cao, gây sức ép tăng
lạm phát là rất lớn. Từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, VND mất giá liên tục so
với USD.
Vấn đề thứ mười, nền kinh tế Việt Nam có đặc thù phải dựa vào máy móc
thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài, do vậy sẽ không chịu nỗi sức ép từ việc gia
tăng đầu tư quá mức. Một khi cầu nội địa tăng lên đặc biệt là cầu đầu tư sẽ khiến
cho nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh điều này sẽ làm thâm hụt thương mại thêm trầm
trọng. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Việt Nam lên đến 12 tỷ USD, cao hơn
nhiều so với kế hoạch là 10 tỷ USD.
3.3 Đừng quá kỳ vọng vào gói kích cầu?
Dựa trên những đánh giá về hiệu của một loạt chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp… của Chính phủ, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rắng không nên quá kỳ
vọng vào gói kích cầu:
- Về chính sách kích thích tiêu dùng: Để kích thích tiêu dùng, Chính phủ đã
quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng và hoãn thu thuế thu
nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009. Các nhà làm chính sách cho rằng giảm
thuế VAT sẽ giúp giảm giá bán, nhờ đó tăng cầu cho sản phẩm; còn hoãn thuế thu
nhập cá nhân sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu
dùng. Về mặt lý thuyết, đây là những kỳ vọng hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế có thể
những chính sách này không kích được tiêu dùng như kỳ vọng vì phản ứng của

người tiêu dùng có thể rất khác so với tính toán của các nhà làm chính sách. Bên
cạnh chính sách giảm và hoàn 90% thuế VAT cho doanh nghiệp, Chính phủ còn
giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý 4/2008 và cả năm 2009, đồng thời
giãn thuế trong thời gian 9 tháng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh chính
sách giảm và hoàn 90% thuế VAT cho doanh nghiệp, Chính phủ còn giảm 30% thuế
thu nhập doanh nghiệp trong quý 4/2008 và cả năm 2009, đồng thời giãn thuế trong
thời gian 9 tháng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặc dù chính sách này không
12


trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của doanh nghiệp là thiếu đầu ra cho sản
phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh
vì nhờ nó doanh nghiệp giảm được chi phí.
- Về chính sách tiền tệ:
Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tăng tỷ giá USD/VND và hạ lãi
suất cơ bản. Đây là những chính sách rất đúng hướng, vừa góp phần
giảm chi phí vốn vay cho doanh nghiệp vừa giúp cải thiện cán cân
ngoại thương.
• Ngân hàng Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh
nghiệp cho đến hết năm 2009. Bản chất của việc bù 4% lãi suất là sử
dụng công cụ tài khóa để thực hiện chính sách tiền tệ. Số tiền dùng để
bù 4% lãi suất là từ ngân sách, được Ngân hàng Nhà nước triển khai
thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Có thể nhìn thấy một số
hạn chế tiềm tàng đối với chính sách này. Thứ nhất, chính sách này
không trực tiếp giúp giải quyết khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp
hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường. Thứ hai, chính sách này có thể
không đến được những đối tượng cần hỗ trợ, thậm chí có thể hỗ trợ
nhầm đối tượng do tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa Ngân
hàng Nhà nước với ngân hàng thương mại và giữa ngân hàng thương
mại với doanh nghiệp.



Tóm lại, mặc dù chính sách kích thích kinh tế một cách chủ động là cần thiết,
nhưng chúng ta không nên quá kỳ vọng vào các biện pháp kích cầu hiện nay sẽ giải
quyết được mọi khó khăn của nền kinh tế.

LỜI KẾT
Một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rắng cuộc khủng hoảng tài chính sau 80
năm mới lặp lại, và lần này là một bước ngoặt của hệ thống triệt học kinh tế, là sự
13


sụp đổ của tư tưởng tự do kinh tế mà Mỹ đã theo đuổi hàng thế kỷ. Cuộc khủng
hoảng không chỉ dừng lại ở một nước Mỹ bên kia bán cầu hay lục địa già châu Âu
cổ kính, mà nó đã lan sang lục địa Đen châu Phi xa xôi, thậm chí Trung Đông và
các nước Đông Á.
Một điều tất yếu là bất cứ quốc gia nào bị ảnh hưởng của sự suy thoái thì
không chỉ nền kinh tế mà cả yếu tố xã hội, chính trị nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với Việt Nam, với đà tăng trưởng tốt vào năm 2007, tác động của cơn bão
khủng hoảng này đến Việt Nam có vẻ chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, đến năm 2008, Việt Nam vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái
chung của toàn cầu, nhất là trong quan hệ toàn cầu hóa hiện nay. Do những biến xầu
của thị trường, tới đầu thời điểm năm 2009, ở Việt Nam, trong tổng số 240 trong
1000 làng nghề tạm ngưng hoạt động với hàng triệu lao động mất việc, hằng trăm
nhà mày trong khu chế xuất, khu công nghiệp làm hàng xuất khẩu bị cầm chừng,
thậm chí có nhà mày đóng cửa hoàn toàn.
Trước tình hình suy thoái toàn cầu như vậy, các quốc gia đều đồng thời và
cùng nhau vượt qua cơn khủng hoảng. Mỗi quốc gia là mỗi chính sách khác nhau,
với các gói kích cầu đặc trưng khác nhau và ít nhiều đã có tác động tích cực đến nền
kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn câu nói chung. Và là một người dân Việt

Nam, có hiểu biết chút ít ỏi về kinh tế, em cũng muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc
khủng hoảng tài chính 2008 “nổi tiếng”, về các bài học kích cầu của các nước trên
thế giới, và từ đó tìm hiểu sâu hơn và nhận thức đúng hơn về gói kích cầu của Việt
Nam. Từ đó để cho chùng ta thấy rõ hơn mặt tiêu cực bên trong mặt tích cực, không
phải gói kích cầu nào cũng hoàn hảo, thậm chí lại xuất hiện nhưng “hệ quả không
lường trước” làm cho gói kích cầu đảo chiều.
Mọi thứ đều không thể hoàn hảo, và bài tiểu luận của em chắc chắn cũng sẽ
như vậy. Những thông tin trong bài tiểu luận này có thể sẽ không chuẩn xác 100%,
những câu văn đôi khi mắc lỗi chính tả, nhưng em tin mình đã có những ngày làm
việc thật sự, từ việc đọc sách, tìm thông tin, đến việc sắp xếp, tổng hợp để có thể
hoàn thành bài tiểu luận “Bàn về các giải pháp chống khủng hoảng tài chính 2008
của một số nước trên thế giới và đánh giá gói kích cầu của Việt Nam.”.
Em luôn mong nhận được những ý kiến chân thành của thầy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


A. Sách và giáo trình tham khảo
1. TS. Nguyễn Đức Hưởng, Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách

thức với Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2010.
2. TS. Phạm Văn Hà, Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009, Trung

tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội, ngày 28/4/2010
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên), Giáo trình Nguyên lý kinh tế

vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục

4. ThS. Trần Mạnh Kiên, Giáo trình kinh tế vĩ mô 2011-2012, Trường

Đại học Ngân Hàng TPHCM

B. Website và các tài liệu khác
5. PV Hiếu Trung, bài báo Thế giới và những gói kích cầu, ngày

14/02/2009,
6. Bài

báo Các gói kích cầu trên thế giới, ngày 27/01/09,


7. Trần Ngọc Thơ - Đại học Kinh tế TPHCM, Hồ Quốc Tuấn - Đại học

Manchester, bài báo “Mổ xẻ” gói kích cầu để nhìn về tương lai (2
phần), ngày 6/3/2010,
8. TS. Lê Hồng Nhật, Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt

Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009)
207-216, ngày 20 tháng 10 năm 2009
9. Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển

(DEPOCEN), Nguyễn Thắng - Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAFVASS), Nguyễn Đức Nhật - Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và
Phát triển (DEPOCEN), Nguyễn Đình Chúc - Đại học Aston
University, Chính sách Kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam, ngày
3/3/2009
10. TS Hoàng Thọ Xuân, bài báo Kích cầu kinh tế: 1 tỷ USD đủ không?,

phóng viên Phan Hùng,

11. Bài báo Thận trọng với gói kích cầu 1 tỉ USD, theo Sài Gòn tiếp thị,

ngày 5/12/2008,
12. Theo Lê Châu, bài báo Công bố chi tiết về gói kích cầu 8 tỷ USD,

ngày 14/05/2009,

15


13. PV Đoàn Trần (thực hiện), bài báo Gói kích cầu 8 tỷ USD được đánh

giá rất “thức thời”, ngày 04/05/2009,
14. PV Hà Minh, bài báo Gói kích cầu thứ nhất - Khó đánh giá đúng và

đủ, ngày 28 tháng 10 năm 2009,
15. PV Lê Châu, bài báo Hiệu quả gói kích cầu: Quốc hội đánh giá thế
nào, ngày 04/05/2009,
16. TS. Vũ Thành Tự Anh, PV Tú Uyên, bài báo “Không nên quá kỳ

vọng vào gói kích cầu”, ngày 23/02/2009,

16


Mục lục

17



18



×