Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.13 KB, 109 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



ĐỀ TÀI :

CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG MẠI- THỰC TIỄN SỬ
DỤNG
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM








Giáo viên hướng dẫn :


PGS.TS. HOÀNG NGỌC THIẾT

Sinh viên thực hiện
: VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
Lớp
: PHÁP 1- K38E






Hà Nội, 2003
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo





Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo Khoa kinh tế Ngoại Thương, Thầy chủ
nhiệm khoa TS. Vũ Sỹ Tuấn đã tạo điều kiện
cho em được học tập và nghiên cứu trong
một môi trường khoa học thuận lợi. Em cũng
xin cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Hoàng Ngọc
Thiết, người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình hoàn thành bản Khoá
luận tốt nghiệp này!
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương

Thảo

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
ASEM : Diễn đàn hợp tác Á-ÂU.
CEPT : Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung khu vực
ASEAN
EU : Liên minh Châu âu.
GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.
MOFTEC : Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (Trung Quốc ).
METI : Bộ Kinh tế
, Thương mại và Công nghiệp (Nhật).
MOF : Bộ Tài Chính.
TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ.
SETC : Uỷ ban Kinh tế và Thương mại nhà nước Trung Quốc .
USITC : Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ.
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới.

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu ....................................................................................................... 1

Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại
quốc tế............................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm, lịch sử phát triển và vai trò của các biện pháp tự vệ
trong thương mại quốc tế............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm............................................................................................ 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.....12
1.1.2.1 Theo quy định của GATT 1947 ...................................................... 12
1.1.2.2 Theo quy định của WTO ............................................................... 14
1.1.3. Vai trò của các biện pháp tự vệ
........................................................ 15
1.2. Các biện pháp tự vệ theo hiệp định đa biên của WTO.......................... 17
1.2.1. Biện pháp thuế quan.......................................................................... 17
1.2.2. Biện pháp phi thuế quan.................................................................... 19
1.3. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ ............................. 22
1.3.1. Điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ ....................................... 22
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng........................................................................... 24
1.3.2.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử................................................. 24
1.3.2.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ
cần thiết ...........................................................................................................25
1.3.2.3 Nguyên tắ
c đảm bảo việc bồi thường tổn thất thương mại ............ 26
1.3.3. Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng
biện pháp tự vệ ....................................................................................... 27
1.3.3.1 Thủ tục điều tra .............................................................................. 27
a. Căn cứ tiến hành điều tra ..........................................................................
27

b. Thủ tục điều tra ........................................................................................
28


1.3.3.2 Áp dụng các biện pháp tự vệ .......................................................... 30
1.3.3.3 Thời hạn áp dụng ........................................................................... 31
1.3.3.4 Đình chỉ, rà soát, gia hạn và tái áp dụng các biện pháp tự vệ ...... 32
 Đình chỉ.....................................................................................................
32

 Rà soát.......................................................................................................
33

 Gia hạn......................................................................................................
33

 Vấn đề tái áp dụng ....................................................................................
34

Chương 2: Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ ở một số nước và
khu vực trên thế giới ..................................................................................... 35
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

2.1. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Mỹ .................... 35
2.1.1. Lịch sử ra đời của các biện pháp tự vệ ở Mỹ.................................... 35
2.1.2. Thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ ............................. 37
2.1.3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ .................................................... 40
2.1.4. Thực tế một số trường hợp cụ thể về việc áp dụng các biện pháp
tự vệ
ở Mỹ............................................................................................... 42
2.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở EU.................... 48
2.2.1. Sơ lược về Quy chế 3285/94/EC- Quy chế về các biện pháp tự vệ
của EU..................................................................................................... 48

2.2.2. Thủ tục áp biện pháp tự vệ của EU................................................... 49
2.2.2.1 Thủ tục cung cấp thông tin và tham vấn ........................................ 49
2.2.2.2 Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ ................................. 50
2.2.3. Áp dụng và thời hạ
n áp dụng biện pháp tự vệ ................................. 52
2.2.4. Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở EU .............. 54
2.3. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Trung Quốc
và Nhật bản............................................................................................... 57
2.3.1. Khái quát về chính sách tự vệ thương mại của Trung Quốc ........... 57
2.3.1.1 Điều kiện để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ .............. 58
2.3.1.2 Đ
iều tra để xác định sự tồn tại của thiệt hại .................................. 60
2.3.1.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ .......................................................... 61
2.3.1.4 Thời hạn áp dụng và thủ tục rà soát các biện pháp tự vệ .............. 62
2.3.2. Khái quát về chính sách tự vệ của Nhật Bản .................................... 62
2.3.2.1 Theo Quy tắc về các biện pháp khẩn cấp ....................................... 62
2.3.2.2 Theo Sắc lệnh liên bộ về thuế quan nhập khẩu đặc biệt................. 65
2.3.3. Thực t
ế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở Trung
Quốc và Nhật .......................................................................................... 66
Chương 3: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến
nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay............................................................................................. 70
3.1. Thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thờ
i gian qua........ 70
3.1.1. Về chính sách tự vệ thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ............................................................................... 70
3.1.1.1 Khái quát về chủ trương và sự cần thiết phải thực hiện chính
sách tự vệ thương mại của Nhà nước Việt Nam .................................. 70
3.1.1.2 Thực tế tiến hành tự vệ thương mại của Việt Nam ........................ 72

3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên ...................................................... 74
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

3.1.2.1 Nguyên nhân nhận thức .................................................................. 74
3.1.2.2 Nguyên nhân thực tiễn .................................................................... 75
3.1.3. Thực trạng pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam ................ 76
3.1.3.1 Sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật về tự vệ thương
mại ........................................................................................................ 76
3.1.3.2 Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ..................................................... 77
3.1.3.3 Tác động củ
a việc ban hành Pháp lệnh về tự vệ ............................ 79
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại
của Việt Nam .................................................................................................. 80
3.2.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện pháp luật về tự vệ
trong thương mại..................................................................................... 80
3.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của
Việt Nam ............................................................................................... 80
3.2.1.2 Ph
ương hướng triển khai và hoàn thiện công tác tự vệ thương
mại ở Việt Nam trong thời gian tới....................................................... 82
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác tự vệ thương mại
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam ........................... 83
3.2.2.1 Đối với Nhà nước............................................................................ 83
3.2.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh thương mại đặc biệt
là pháp luật về tự vệ thương mại .......................................................
83
3.2.2.1.2 Nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về
công tác tự vệ thương mại .................................................................

85

3.2.2.1.3 Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong
lĩnh vực tự vệ thương mại .................................................................
87
3.2.2.1.4 Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về tự vệ
thương mại .........................................................................................
88
3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp ..................................................................... 88
3.2.2.2.1 Tham gia vào các Hiệp hội Doanh nghiệp để tăng cường sức
mạnh trong tự vệ thương mại ............................................................
88

3.2.2.2.2 Chủ động tiếp cận và chuẩn bị đầy đủ kiến thức về tự vệ
thương mại để sử dụng khi cần thiết tiến hành tự vệ .........................
89
3.2.2.2.3 Khẩn trương tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bằng chứng để
tiến hành yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp
trả đũa thương mại..............................................................................
90

3.2.2.3 Một số kiến nghị khác ..................................................................... 91
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Kết luận .......................................................................................................... 93
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................... 95
LỜI NÓI ĐẦU

Tổ chức thương mại thế giới - WTO chính thức đi vào hoạt động từ

ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau kết quả của vòng đàm phán Uruguay. Mục
đích khi thành lập tổ chức này là tạo một diễn đàn, là nơi để cho các Quốc gia
đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào
làm trở ngại đến tiến trình này. Là một cơ chế quốc tế bao gồm các Hiệp định
đa biên và nhi
ều bên về thương mại, tổ chức thương mại thế giới tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thể xâm nhập thị trường
nước ngoài một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ
hội kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC, tham
gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực Đông Nam Á và
đang tích c
ực tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như tham gia các
Hiệp định thương mại đa phương đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế theo
xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Thờ
i gian vừa qua, trong tiến trình đổi
mới, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh
chính sách pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh
nghiệp 1999, Luật đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000, Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt
ra đờ
i đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế quốc tế nói riêng.
Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế
quốc tế, dần dần hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả trên cơ sở đảm
bảo độc lập tự chủ thì việc xây d
ựng một văn bản pháp lý có giá trị cao để điều
chỉnh các nguyên tắc cơ bản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt
động ngoại thương là cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế
chuyển đổi và đang từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực như
Việt Nam là nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập
kinh nghiệm của các nước đi trước để vận dụng vào điều kiện kinh tế xã hộ
i cụ
thể của mình. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã
chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết để hạn
chế sự gia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụ thể nào đó.
Gần đây chúng ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh về đối xử Tối hụe qu
ốc
và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01
tháng 9 năm 2002. Sự ra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh về tự vệ
trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được
những thiế
u sót của Pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế, tạo ra hành lang
pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và là bước chuyển linh hoạt
cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xuất phát từ thực tiễn thương mại về bảo hộ hàng hoá nói chung và tự
vệ thương mại nói riêng ở Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn
đề này trên cơ sở đó có thể đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của hoạt động bảo hộ tự vệ thương mại cũng như của pháp luật về tự
vệ thương mại ở Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Các biện pháp tự
vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụ
ng ở một số nước trên thế giới và

Việt Nam” làm đề tài Khoá luận của mình. Công việc nghiên cứu bắt đầu từ
việc tìm hiểu nội dung chế định về tự vệ thương mại theo quy định của Tổ
chức thương mại thế giới, tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn áp dụng biện pháp tự
vệ ở một số nước và khu vực điể
n hình trên thế giới qua đó sẽ làm rõ nội dung
các quy định của pháp luật quốc tế cũng như các quy định của luật pháp Việt
Nam về vấn đề này để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

hơn nữa cũng như góp phần minh bạch hoá chính sách và các quy định pháp
luật của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả các công trình khoa học
đã công bố, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo…vv. Tuy vậy, đây là
một đề tài còn rất mới và chưa được nghiên cứu sâu, nguồn tài liệu tham khảo
còn hạn chế nên bài khoá luậ
n này không tránh được những thiếu sót, rất
mong nhận được sự phê bình, nhận xét và đóng góp ý kiến để bài viết được
hoàn thiện hơn.
Bài Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm có Lời nói đầu và ba chương:
Chương I : Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại
quốc tế
Chương II: Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ ở một số nước và khu
vực trên thế gi
ới
Chương III: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến
nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
Cuối cùng là phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.


Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm, lịch sử phát triển và vai trò của các biện pháp tự
vệ trong thương mại quốc tế.
1.1.1.Khái niệm về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập dựa trên cơ sở Hiệp
định Marakesh năm 1994, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 sau kết
quả của vòng đàm phán Uruguay. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong
việc thành lập và hoạt động của tổ chức này là đảm bảo cho tự do hoá thương
mại được diễn ra một cách thuận lợi. Vậy tự do hoá th
ương mại là gì?
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào thương mại do các
nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá, dịch vụ, tư bản (vốn) và thể nhân
được di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở
cạnh tranh bình đẳng. Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất
của tự do hoá thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiề
u nước tham gia buôn
bán trao đổi hàng hoá quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người
tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn
hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn. Người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là những
nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hóa khác.
Ngoài những lợi thế khi tham gia hội nhậ
p kinh tế quốc tế, tham gia vào
luật chơi chung của thế giới, các nước cũng phải chấp nhận những nhượng bộ

và chịu những rủi ro nhất định. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà các nước
lại dựng lên những hàng rào làm cản trở đến sự lưu thông của hàng hoá. Lý do
để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh
tranh của hàng hoá bên ngoài. Đi
ều này có ý nghĩa lớn vì sản xuất trong nước
suy giảm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công ăn việc làm và qua đó sẽ ảnh hưởng
đến tình hình ổn định xã hội của một quốc gia.Mặt khác, việc bảo hộ thuơng
mại một cách tràn lan, không hạn chế sẽ làm cho các ngành sản xuất nội địa
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

hoạt động trì trệ và sẽ ngăn cản sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc tự
do hoá thương mại ở những mức độ khác nhau sẽ làm yếu đi hoặc mất dần
các hàng rào nói trên. Qua đó, các quy tắc chung của WTO đặt ra những ngoại
lệ cho phép các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ của họ thực hiện
những hành động nhất định nhằm bảo vệ quyền l
ợi của mình khi bị tác động
bởi chính sách tự do hoá thương mại. Đó chính là các biện pháp tự vệ trong
thương mại quốc tế.
Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế có thể được hiểu theo hai
nghĩa. Theo nghĩa rộng, các biện pháp tự vệ bao gồm các biện pháp mà một
nước sử dụng nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất hay hàng hoá của nước đó
trướ
c sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Các biện pháp tự vệ theo nghĩa
trên là rất rộng, được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và chịu sự
giám sát của các Hiệp định đa biên của WTO, chẳng hạn như các biện pháp
kiểm dịch thực vật, các biện pháp trợ cấp, các biện pháp chống bán phá
giá…Cần lưu ý là các Hiệp định đa biên tương ứng chịu trách nhiệm giám sát
việc thực thi các biện pháp trên trong nhữ
ng điều kiện chặt chẽ chứ không

nhằm mục đích tạo điều kiện cho các nước thành viên sử dụng thường xuyên
các biện pháp bảo hộ trên nhằm làm cản trở đến tự do hoá thương mại.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì các biện pháp tự vệ là các biện pháp thương
mại khẩn cấp do một nước áp dụng tạm thời để giúp làm giảm nhẹ gánh n
ặng
cho ngành công nghiệp nội địa của mình khi ngành này bị tổn hại do hàng
nhập khẩu gia tăng. Trong những điều kiện nhất định, một nước có thể áp
dụng những biện pháp thương mại nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu của
một sản phẩm nào đó để bảo vệ ngành sản xuất nội địa đó của mình. Đôi khi
người ta còn gọi
đó là “ điều khoản giải thoát” bởi vì nó giúp cho một nước
“thoát khỏi” nghĩa vụ của mình trong những trường hợp đặc biệt. Theo cách
hiểu này thì khi tiến hành mở cửa thị trường và thực thi chính sách tự do hoá
thương mại, ngành sản xuất trong nước có thể bị suy yếu và gặp khó khăn
nghiêm trọng do gặp phải sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Do vậy,
ngành sản xuất đó có thể yêu cầu c
ơ quan có thẩm quyền của nước mình về
khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ để ngành này có thể thích nghi được với
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

sự cạnh tranh. Các biện pháp tự vệ trong trường hợp này chịu sự điều chỉnh
của Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong khuôn khổ WTO.
Các nguyên tắc về các biện pháp tự vệ đầu tiên được quy định trong
Điều XIX, GATT 1947, hiện nay đã được quy định rõ ràng và đầy đủ hơn
trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ - một trong các Hiệp định đa biên của
T
ổ chức thương mại thế giới (WTO). Lời nói đầu của Hiệp định này đã ghi
nhận rằng các Quốc gia thành viên thừa nhận sự cần thiết phải làm rõ và củng
cố các định chế của GATT 1994, đặc biệt là điều XIX của GATT 1994 nhằm

thiết lập một sự giám sát đa phương trên cơ sở các biện pháp tự vệ và triệt tiêu
các biện pháp nhằm né tránh sự giám sát này. Theo đó, nế
u do hậu quả của
những diễn biến không lường trước được của các tình huống và do kết quả của
các cam kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ
của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với điều kiện tới mức gây tổn hại
hay đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất sản ph
ẩm tương tự
hay cạnh tranh trực tiếp trong nước thì bên ký kết có thể dừng hay trì hoãn thực
hiện toàn bộ hay một phần các cam kết theo các Hiệp định của WTO về hàng
hoá, có thể rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng về thuế quan, trong chừng mực
liên quan đến sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để dự liệu và khắc phục
tổn hại đó.
Trên cơ sở củ
a Điều XIX của GATT 1947 và sau này Tổ chức thương mại
thế giới WTO đã kế thừa, Điều II, Hiệp định đa biên về các biện pháp tự vệ
trong khuôn khổ WTO cũng đã quy định rằng một thành viên có thể áp dụng
một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi thành viên đó đã xác định được,
theo những điều khoản trong Hiệp định, là sả
n phẩm đó được nhập vào lãnh
thổ mình khi có sự gia tăng nhập khẩu tương đối hay tuỵêt đối so với sản
phẩm nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm
trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra sản phẩm tương tự hoặc các
sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Vậy nội dung của các quy tắc trên được hiểu ra
sao?
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Các quy tắc trên thừa nhận rằng khi thực hiện các cam kết của mình liên
quan đến chính sách tự do hoá thương mại, một số ngành sản xuất nội địa có

thể gặp phải những khó khăn và phải đối phó lại với những vấn đề cần điều
chỉnh theo sự cạnh tranh tăng lên của hàng hoá nhập khẩu. Việc nhập khẩu
hàng hoá này gia tăng với số lượng tuyệt
đối hoặc tương đối so với ngành
hàng sản xuất nội địa mà họ không thể dự đoán được tình huống này vào thời
điểm thực hiện các cam kết. Sự gia tăng này tác động đến các ngành sản xuất
nội địa, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho ngành chuyên sản xuất những
hàng hoá giống với hàng hoá nhập khẩu về chức năng, công dụng, tính năng kỹ
thuậ
t và các thuộc tính cơ bản khác hoặc có thể là hàng hoá được người mua
chấp nhận thay thế cho hàng hoá thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do
ưu thế về giá và mục đích sử dụng. Nhằm mục đích thực hiện các cam kết trong
khuôn khổ của GATT, các bên ký kết cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc
điều chỉnh cơ cấu và sự cần thiết phải tăng c
ường chứ không phải là hạn chế
cạnh tranh trên thị trường quốc tế
1
.
Hiệp định đa biên về các biện pháp tự vệ có phạm vi áp dụng cho tất cả các
loại hàng hoá nhưng cũng đưa ra hai ngoại lệ không thuộc phạm vi áp dụng
chung của Hiệp định. Ngoại lệ thứ nhất là điều khoản về tự vệ đặc biệt trong
khuôn khổ Hiệp định về nông nghiệp đối với một vài sản phẩm đặc biệt trong
nhữ
ng tình huống nhất định
2
. Ngoại lệ thứ hai là về cơ chế tự vệ tạm thời áp
dụng cho một vài mặt hàng dệt may chưa được tự do hoá theo Hiệp định về
hàng dệt và may mặc
3
.

Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam năm 2002 cũng
khẳng định Chính Phủ Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ trong
trường hợp một loại hàng hoá được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và gây ra
thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.
Cũng giống như Hiệp định về các biện pháp tự vệ
, Pháp lệnh cũng đã giải thích
một số thuật ngữ như: nhập khẩu hàng hoá quá mức, thiệt hại nghiêm trọng,
ngành sản xuất trong nước, hàng hoá tương tự và hàng hoá cạnh tranh trực

1

Lời nói đầu Hiệp định về các biện pháp tự vệ

2

Xem điều V Hiệp định đa biên về hàng nông nghiệp- GATT 1994

3

Xem điều VI Hiệp định đa biên về hàng dệt may- GATT 1994

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

tiếp… đồng thời cũng đưa ra những tiêu chí xác định làm cơ sở cho việc áp
dụng các biện pháp tự vệ.
Để hiểu rõ hơn về các biện pháp tự vệ, chúng ta phải đặt việc nghiên cứu
các trường hợp của việc áp dụng các biện pháp tự vệ với các biện pháp khác
có liên quan đến việc bảo hộ hàng hoá trong thương mại quốc tế như là các
biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống tr

ợ cấp hay biện pháp trả
đũa trong thương mại quốc tế.
Các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp của Chính Phủ
và các biện pháp tự vệ đều có chung mục đích là bảo vệ hàng hoá sản xuất trong
nước trước việc tự do hoá thương mại mà hệ quả là sự xuất hiện của hàng hoá
nước ngoài trên thị trường nội địa. Trước đây, khi vấn đề tự
do hoá thương mại
chưa được đặt ra, các nước thường xuyên sử dụng các công cụ thuế quan và phi
thuế quan rất cao để ngăn chặn thậm chí là triệt tiêu số lượng hàng hoá nhập
khẩu. Cùng với tiến trình tự do hoá thương mại và dỡ bỏ các rào cản thương mại
thì các biện pháp thuế quan và phi thuế quan vẫn được sử dụng nhưng chỉ ở mức
độ thấp, hạn chế và tuỳ thu
ộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta
thường nhầm lẫn bản chất của các biện pháp tự vệ với các biện pháp chống bán
phá giá và chống trợ cấp của Chính phủ. So với biện pháp tự vệ, các biện pháp
bảo hộ này có những điểm khác biệt chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về bản chất và mục đích áp dụng, các biện pháp chống bán
phá giá và chống trợ
cấp đều là những biện pháp chống lại các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế hoặc do bán phá giá (bán
hàng hoá thấp hơn giá trị sản xuất hoặc thấp hơn giá trị thông thường nhằm
xâm nhập thị trường một nước khác, tiến tới triệt tiêu đối thủ cạnh tranh trong
thị trường đó) hoặc do được trợ cấp của Chính phủ (các ưu đãi về miễn thu,
thoái thu hoặc giảm những khoản thu đáng ra phải đóng hoặc giao vốn trực
tiếp). Hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất phát từ
phía các doanh nghiệp, còn hành vi trợ cấp là hành vi xuất phát từ phía Chính
Phủ. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này gây ảnh hưởng tới hoạt
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo


động của các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh khác và xa hơn là ảnh
hưởng tới người tiêu dùng, do vậy các nước đặt ra các biện pháp nhằm chống
lại các hành vi này. Còn các biện pháp tự vệ được áp dụng nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước trước sự nhập khẩu hàng hoá quá mức, không thể lường trước
vào thị trường nội địa và đang gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có bằng chứng
cho th
ấy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa. Khác với
các quy định về cạnh tranh không lành mạnh do bán phá giá và do được trợ
cấp, biện pháp tự vệ xuất phát từ việc hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến
nhưng không bị quy là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhà cung cấp
nước ngoài. Về bản chất, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp
đều có mục đích là đưa cạ
nh tranh trở lại vị thế cân bằng trong khi đó biện
pháp tự vệ lại có mục đích hạn chế cạnh tranh trong điều kiện đặc biệt và chỉ
mang tính chất tạm thời để cho ngành sản xuất trong nước có thể tồn tại, cạnh
tranh sẽ không bị thủ tiêu và quan hệ thương mại được duy trì lâu dài.
Thứ hai, sự khác biệt giữa các biện pháp này nằm ở điề
u kiện áp dụng
theo đó mức độ tổn hại của ngành sản xuất được nêu lên để chứng minh hành
động tự vệ của Chính phủ cao hơn nhiều so với mức đòi hỏi của việc đánh
thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp áp dụng biện
pháp tự vệ thì thiệt hại đối với ngành sản xuất phải là nghiêm trọng. Trong khi
đó, bên yêu cầu áp dụng các biệ
n pháp chống lại hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong thương mại quốc tế chỉ cần chứng minh có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh và hành vi đó đã gây ra thiệt hại vật chất là đủ.
Thứ ba, để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhà
sản xuất nước ngoài, nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp thuế quan.
Tức là họ chỉ được sử dụng thuế đối kháng, thuế ch
ống bán phá giá hay đánh

thuế bổ sung vào số lượng hàng hoá nhập khẩu nhằm triệt tiêu sự gian lận
trong thương mại quốc tế mà không được sử dụng các biện pháp phi thuế quan
như trong trường hợp tự vệ thương mại.
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Thứ tư, về nguyên tắc áp dụng, để chống lại hành vi cạnh tranh không lành
mạnh của bên cung cấp hàng hoá nước ngoài thì nước nhập khẩu chỉ được đánh
thuế chống phá giá hay thuế đối kháng vào số lượng hàng của nước cung cấp
hàng hoá có hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó mà không đánh thuế vào các
mặt hàng của các nước khác không liên quan và không là đối tượng của thuế
chống phá giá hay thuế đối kháng. Còn trong trường hợp áp dụng các biện pháp
t
ự vệ thì nước nhập khẩu, theo quy định của WTO, phải tuân thủ nguyên tắc Tối
huệ quốc, không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Nghĩa là một khi đã áp
dụng biện pháp tự vệ đối với loại hàng hoá nhập khẩu từ nước nào thì cũng phải
áp dụng các biện pháp đó cho loại hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ các nước
khác. Sở dĩ có sự khác biệt như vậ
y là vì các biện pháp tự vệ là biện pháp đánh
vào hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế chứ không nhằm mục đích
trừng phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu.
Thứ năm, khác với các biện pháp chống lại hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải cam kết đảm bảo đưa ra một
mức bồi thường thoả đáng
đối với các nước chịu thiệt hại phát sinh từ hệ quả
của việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Khi áp dụng các biện pháp tự vệ, bên áp
dụng phải đưa ra mức đền bù thoả đáng trên cơ sở tham vấn, đàm phán với
nước cung ứng hàng hoá và trong trường hợp không đạt được mức bồi thường
thoả đáng, bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu cơ quan giả
i quyết tranh chấp

cho phép được tiến hành hành động trả đũa. Vậy trả đũa là gì, nó có phải là các
biện pháp tự vệ không? Trả đũa được áp dụng trong trường hợp nào, việc áp
dụng nó sẽ có hệ quả gì, và trả đũa có liên quan gì đến các cuộc chiến tranh
thương mại?
Biện pháp trả đũa cũng được xem là một trong những biện pháp bảo hộ
hàng hoá trong thương mại quốc tế và là biện pháp t
ự vệ nếu hiểu theo nghĩa
rộng. Còn nếu xét cụ thể về mặt bản chất, mục đích áp dụng, điều kiện áp
dụng hay mức độ áp dụng thì biện pháp trả đũa và biện pháp tự vệ là hoàn
toàn khác nhau. Biện pháp trả đũa là hệ quả của việc vi phạm các nghĩa vụ
trong thương mại, không chỉ từ việc các bên không thoả thuận được mức bồ
i
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

thường khi áp dụng biện pháp tự vệ mà còn do việc áp dụng các biện áp chống
cạnh tranh không lành mạnh không có căn cứ và bên kia không tuân thủ các
khuyến nghị của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều này có nghĩa là:
chẳng hạn khi một bên vi phạm nghĩa vụ nêu trong GATT hay các Hiệp định
kèm theo, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể cho phép bên bị ảnh hưởng
nâng thuế suất đánh vào sản phẩm nhập khẩu từ
nước vi phạm với kim ngạch
mua bán của các sản phẩm này sẽ phải tương đương với kim ngạch bị ảnh
hưởng bởi các biện pháp đang bị khiếu kiện
1
.
Các biện pháp trả đũa thông thường phải được cơ quan giải quyết tranh
chấp cho phép và trong cùng một lĩnh vực của GATT, GATS hay TRIPS. Tuy
nhiên, nếu cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét thấy không thể áp dụng biện
pháp trả đũa trong cùng một lĩnh vực thì có thể cho phép trả đũa ở các lĩnh vực

khác của cùng một Hiệp định. Một ví dụ cụ thể về trả đũa trong thương mại
qu
ốc tế: Mới đây, Uỷ ban Châu Âu đã kiện Hoa kỳ ra cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO về việc Hoa kỳ nâng mức thuế thép nhập khẩu từ 8% lên 30%
gây ra thiệt hại cho Liên minh Châu âu. Do không đạt được thoả thuận về mức
bồi thường với Hoa kỳ nên cơ quan giải quyết tranh chấp đã cho phép Uỷ ban
Châu âu áp dụng các biện pháp trả đũa lại Hoa Kỳ bằng cách đánh thuế cao vào
một số mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Châu Âu từ Hoa kỳ.
Trả đũa có thể đánh vào một mặt hàng cùng loại hoặc có thể không đánh
vào mặt hàng đó mà đánh vào những mặt hàng khác có vị trí quan trọng trong
chiến lược xuất khẩu của nước đã áp dụng biện pháp tự vệ với mình trước đó.
Người ta gọi đó là biện pháp trả đũa chéo. Chỉ trong rất ít các trường h
ợp đặc
biệt và là phương sách cuối cùng, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO mới
cho phép trả đũa chéo giữa các Hiệp định, có nghĩa là áp đặt thuế suất cao hơn
đối với hàng hoá do có sự vi phạm nghĩa vụ của Hiệp định GATS hay của
Hiệp định TRIPS.
Như vậy có thể hiểu trả đũa trong thương mại quốc tế là quyền tự vệ của
nước cung c
ấp hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ, sử dụng các công cụ của

1

Xem cuốn Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại thế giới, bản dịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2001

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

chính sách thương mại quốc tế nhằm gây ảnh hưởng tới hàng hoá của một

nước khác vì mục đích gây ra một thiệt hại nhất định cho nước đó. Theo quy
định của Điều XIX khoản 3b của GATT thì “ nếu như các biện pháp tự vệ đã
áp dụng theo tinh thần của Điều XIX, đoạn 2, không tham vấn trước, gây thiệt
hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sả
n xuất trong nước,
trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi
mỗi sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết
này có quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ
khác trong thời hạn cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó.
Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp trả
đũa chỉ thực sự diễn ra giữa
các nước có nền kinh tế mạnh và tỷ trọng thương mại lớn. Việc trả đũa nhau
giữa các nước lớn về kinh tế thực chất là những cuộc chiến thương mại mà
chúng ta thường thấy trong thời gian gần đây. Đối với các nước mà tỷ trọng
hàng hoá xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế không đáng k
ể thì việc trả
đũa trong thương mại quốc tế là không thực tế, không hiệu quả và có thể gây
ra những bất lợi trong quan hệ thương mại với các nước có nền kinh tế lớn
mạnh hơn.
1.1.2. Lịch sử phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế
.
1.1.2.1 Theo quy định của GATT 1947.
Tự do hoá thương mại không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ,
trên thực tế đã xuất hiện không ít những trở ngại. Việc mở cửa biên giới, nếu
như nó tạo ra những lợi ích cho người tiêu dùng và những nhà sản xuất phải
nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm là đầu vào thì ngược lại, nó gây ra cho
những nhà sản xuất nội địa những khó khă
n nhất định, thị trường của họ bị đe
doạ rơi vào tay các tư bản nước ngoài. Như vậy, ở đây diễn ra hai xu hướng
một ủng hộ tự do hoá thương mại, một tìm cách hạn chế. Quốc gia là chủ thể

điều hoà những lợi ích đối lập trên khi hoạch định và xây dựng chính sách
thương mại của mình
1
.

1

Xem Patrick & Dominique Carreau, Manuel Droit international économique, Bản tiếng Pháp, NXB Paris 1998

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Tư tưởng tự do hoá thương mại kết hợp với việc cơ cấu lại ngành sản
xuất nội địa bằng cách giúp đỡ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng từ việc
cạnh tranh thay đổi hướng đi thích hợp từ đó có thể tận dụng những ưu thế của
cạnh tranh và giải quyết được những vấn đề khác trong đó có vấn đề việ
c làm.
Việc chuyển đổi lại cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh cần có một khoảng
thời gian thích hợp và một cơ chế thương mại toàn cầu cho phép các nước tạm
thời rút lui các cam kết của mình thông qua các biện pháp bảo hộ.
Các biện pháp bảo hộ thông qua con đường tự vệ thương mại có nguồn
gốc từ Hoa kỳ. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong đạo luật về tự
do hoá chính
sách thương mại của Mỹ vào năm 1934 và được sử dụng trong Hiệp định
thương mại giữa Mỹ và Mêhicô năm 1943. Tổng thống Mỹ Truman đã đưa ra
đề xuất về điều khoản miễn trừ nghĩa vụ trong các Hiệp định thương mại của
Mỹ mà chúng ta hiểu ngày nay đó là việc cho phép dựng lên những rào cản
tạm thời đối với hàng hoá nhập khẩu gia t
ăng gây thiệt hại cho các ngành sản
xuất nội địa

2
. Năm 1947, Mỹ và 21 quốc gia khác đã thoả thuận đàm phán về
văn kiện GATT trong đó có chứa đựng điều khoản về hành động trong trường
hợp khẩn cấp. Thông qua Điều XIX trong GATT 1947 về thương mại hàng
hoá, Chính phủ các nước đã nhất trí về những điều khoản miễn trừ nghĩa vụ
tạm thời khi xảy ra tình thế cấp thiết.Theo đó, GATT 1947 quy định r
ằng nếu
do hậu quả của những diễn biến không lường trước được của các tình huống và
do kết quả của các cam kết theo Hiệp định này, khi một sản phẩm được nhập
khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với điều kiện
gây tổn hại hay đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước thì bên ký kết có thể dừng
toàn bộ hay một phần các cam kết, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng về thuế
quan, trong chừng mực liên quan đến sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết
để dự liệu và khắc phục tổn hại đó.
Tuy nhiên , GATT 1947 mới chỉ là bước mở đầu cho quan hệ giao thương
được tự do phát triển. Cùng vớ
i quá trình phát triển chung của thương mại

2

Xem cuốn Về hệ thống thương mại thế giới, Luật lệ và chính sách về quan hệ kinh tế quốc tế, John.H.Jackson, bản dịch
của Phạm Viên Phương & Huỳnh Thanh, NXB Thanh niên 2001

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

toàn cầu nó đã dần bộc lộ những hạn chế nhất định làm cơ sở cho một số Quốc
gia lợi dụng để từ bỏ các nghĩa vụ trong các cam kết của họ:
Thứ nhất GATT 1947 chỉ có duy nhất điều XIX quy định về tự vệ trong

việc nhập khẩu hàng hoá và do thiếu các quy định giải thích nên các thuật ngữ
được sử dụng trong GATT 1947 như sự
gia tăng quá mức và không thể lường
trước được, thiệt hại nghiêm trọng, ngành sản xuất trong nước…vv được sử
dụng một cách tuỳ tiện bởi các nước nhập khẩu. Những đánh giá của các nước
này thường mang tính chủ quan.
Thứ hai, các điều khoản miễn trừ nghĩa vụ được bên nhập khẩu áp dụng
một cách đơn phương mà không cân nhắc đến quyền lợi củ
a các bên xuất khẩu
do không có quy định về thủ tục kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện
pháp tự vệ. Hơn nữa, các biện pháp tự vệ được áp dụng không hạn chế về thời
gian nên hệ quả là được sử dụng một cách thường xuyên và liên tục.
Thứ ba, việc thực thi quy chế Tối huệ quốc không mang ý nghĩa tích cực
do bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ “vùng xám” hay còn gọ
i là biện
pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện dẫn đến việc đối xử không công bằng trong
quan hệ thương mại giữa các Quốc gia. Điều này đi ngược lại nguyên tắc cơ
bản trong hoạt động của WTO nói chung và GATT nói riêng.
Sự tồn tại của các hạn chế nói trên dẫn đến hệ quả là thương mại bị cản trở,
các nước sử dụng t
ối đa quy định về tự vệ trong thời gian không hạn chế. Theo
thống kê của cơ quan giải quyết tranh chấp thì cho đến trước khi diễn ra vòng
đàm phán Uruguay đã có hơn 150 vụ tranh chấp
1
liên quan đến việc vận dụng
điều XIX của GATT 1947. Tại vòng đàm phán Tokyo trước đó, các quốc gia
cũng đã thất bại khi những cố gắng của họ về việc soạn thảo một Hiệp định về
các biện pháp tự vệ bổ sung cho quy định của GATT đã không được thông qua.
1.1.2.2 Theo quy định của WTO.
Năm 1994, cùng với việc thành lập ra tổ chức thương mại thế

giới(WTO),
một hệ thống các quy tắc thương mại đa biên đã được thiết lập và ngày càng

1

Xem Patrick Juillard & Dominique carreau, Manuel Droit international économique, Bản tiếng pháp, NXB Paris 1998

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

được hoàn thiện hơn. Mục tiêu của hệ thống WTO là tạo cơ hội cho các sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ của các nhà xuất khẩu có thể thâm nhập vào thị
trường nước ngoài một cách tự do mà không gặp phải các rào cản thương mại
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thể cạnh
tranh với nhau một cách bình đẳng và không bị gián đoạn bởi việc áp đặt các
hạn ch
ế. GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp tự vệ vẫn bảo lưu các quy
định của GATT 1947 đồng thời cũng có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp
nhằm đảm bảo cho việc trao đổi, giao lưu thương mại giữa các quốc gia diễn ra
thuận lợi, đảm bảo cho các quốc gia nhập khẩu không phải chịu những thiệt hại
do tác động khi tham gia thương mại toàn cầu.Bên cạnh đó, Hi
ệp định cũng có
quy định việc bảo vệ quyền lợi của các nước cung ứng hàng hoá khi bị nước
nhập khẩu áp dụng các biện pháp tự vệ. So với các quy định của GATT 1947,
GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp tự vệ có những thay đổi cơ bản sau:
Thứ nhất, khác với quy định của GATT 1947, Hiệp định về các biện
pháp tự vệ đã giải thích cụ thể
các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đồng
thời làm rõ các khái niệm mà Hiệp định chung GATT 1947 không quy định
chặt chẽ. Việc giải thích này đã phần nào hạn chế việc sử dụng tuỳ tiện các

khái niệm dựa trên ý chí chủ quan của nước nhập khẩu.
Thứ hai, Hiệp định xoá bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hay bất kỳ
các bi
ện pháp tương tự nào khác muộn nhất là đến ngày 1/1/1999 trừ trường hợp
đặc biệt không quá một năm nhưng phải được sự đồng ý của Tổ chức thương mại
thế giới. Đó là trường hợp của Liên minh Châu âu đối với việc nhập khẩu ô tô từ
Nhật Bản với thời gian kéo dài là muộn hơn 1 năm, đến ngày 1/1/2000.
Thứ ba, các nước thành viên nhập khẩu khi áp dụng biệ
n pháp tự vệ phải
chịu sự giám sát, kiểm tra của Uỷ ban tự vệ của WTO, đồng thời phải tiến
hành tham vấn các bên có liên quan để các bên này có quyền trình bày ý kiến,
quan điểm và đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình.
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Thứ tư, trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại thì nước nhập
khẩu có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời trong một thời hạn hợp lý
với điều kiện các biện pháp điều tra vẫn được tiến hành sau đó.
Thứ năm, thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ không kéo dài như trước
đây mà giới h
ạn trong khoảng thời gian tối đa là 8 năm.
Thứ sáu, GATT 1947 cho phép tự do áp dụng các biện pháp thuế quan và
phi thuế quan trong khi GATT 1994 khuyến khích áp dụng các biện pháp thuế
quan và tiến tới hạn chế việc áp dụng biện pháp phi thuế quan.
1.1.3. Vai trò của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế.

 Thứ nhất, các biện pháp tự vệ nhằm giảm nhẹ hay trợ giúp khắc phục
thiệt hại gây ra do việc nhập khẩu hàng hoá tăng một cách bất thường, không
thể lường trước vào thị trường nội địa.


Khi thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại, các nước phải chấp
nhận từ bỏ sự bảo hộ của mình đối với các mặt hàng sản xuất trong nước và
chấp nhận rằng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ được hưởng các lợi
ích tương tự và bình đẳng như hàng hoá trong nước theo nguyên tắc đối xử
Quốc gia. Tuy nhiên, trong các quy định của WTO còn có những ngoại lệ nh
ất
định nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong những trường hợp
khẩn cấp như cho phép các bên tham gia ký kết sử dụng các biện pháp tự vệ
trong một khoảng thời gian hạn chế nhất định không nhằm mục đích bảo hộ
lâu dài cho sản xuất nội địa mà chỉ để khắc phục hay giảm nhẹ những thiệt hại
cho các doanh nghiệp trong nước trước tình huố
ng bất thường từ việc hàng
hoá nước ngoài nhập khẩu không hạn chế về số lượng vào thị trường nội địa
của họ. Các biện pháp tự vệ sẽ chấm dứt khi mối nguy hiểm trong tình huống
đặc biệt không còn nữa.
 Thứ hai, các biện pháp tự vệ góp phần tăng cường, khuyến khích tính
cạnh tranh thông qua việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất ch
ứ không phải vì mục
đích ưu đãi, bảo hộ ngành sản xuất trong nước hay hạn chế sự cạnh tranh của
hàng hoá nước ngoài trong thị trường nội địa.
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

Đây là một quy định mang tính chất nhân nhượng và ưu đãi dành cho
các nước đang phát triển, các nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp mà nền
công nghiệp của họ chưa sẵn sàng và cũng chưa đủ sức đương đầu với cạnh
tranh quốc tế. Theo đó, một khoảng thời gian hợp lý sẽ dành cho họ để họ tháo
gỡ những khó khăn trước mắt, tìm ra đối sách lâu dài để nâng cao sứ
c hấp dẫn
của sản phẩm mà họ làm ra, thúc đẩy cạnh tranh với hàng nhập khẩu thông

qua những biện pháp thích hợp thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng đối
với hàng nội địa, thông qua chiến lược tự điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, nâng
cao trình độ sản xuất , cải tiến quy trình công nghệ để có thể thích ứng được
với sự thay đổi trên. Do vậ
y, các biện pháp tự vệ chỉ mang tính chất nhất thời
và từng bước. Trong thời hạn áp dụng sẽ được giảm nhẹ và dần tiến tới xoá
bỏ. Mặt khác, những quy tắc của GATT cũng thừa nhận rằng Chính phủ của
các nước đang phát triển, trong khi theo đuổi những chương trình và chính
sách phát triển kinh tế có thể thấy cần hỗ trợ cho những ngành sản xuất mới
hoặc cho sự phát triển hơn nữa những ngành sản xuất hiện có được quyền áp
dụng các biện pháp tự vệ. Các quy tắc về tự vệ cho mục đích này thường chứa
đựng những điều kiện nghiêm ngặt hơn so với mục đích trên.
Bên cạnh những mặt tích cực khi áp dụng các biện pháp tự vệ còn tồn
tại những hạn chế. Đó là việc bả
o hộ một cách tràn lan hàng hoá nội địa sẽ dẫn
tới sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nưóc, dẫn tới việc mất khả năng cạnh
tranh, không tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có và sự hao phí tài nguyên là
không tránh khỏi. Hạn chế thứ hai, như trên đã phân tích, đó là việc nước áp
dụng biện pháp tự vệ phải hứng chịu sự trả đũa của các n
ước khác và là một
trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại không cần
thiết, gây bất lợi cho các bên.

1.2 Các biện pháp tự vệ theo Hiệp định đa biên của WTO.
Trước đây, khi vấn đề tự do hoá thương mại chưa được đặt ra, các nước
đều có xu hướng sử dụng các biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

thật cao nhằm bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước. Các biện pháp bảo hộ

được sử dụng phổ biến bao gồm: các biện pháp thuế quan, các biện pháp phi
thuế quan (hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, cấm xuất nhập khẩu, hạn chế
xuất nhập khẩu tự nguyện), và các biện pháp kỹ thuật khác.
Cùng với tiến trình tự do hoá thương mại trên thế giới mà các hàng rào
này đã d
ần dần bị dỡ bỏ. Các quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ
cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo
hộ sản xuất trong nước. Theo đó, các quốc gia sẽ lựa chọn, hoặc là tăng mức
thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần hay áp dụng các hạn chế định
lượng như quota. Khác với biện pháp chố
ng lại các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh chỉ được sử dụng thuế quan bổ sung, các biện pháp tự vệ cho phép
sử dụng các hạn chế định lượng. Các nước khi sử dụng các biện pháp tự vệ thì
không được sử dụng các biện pháp khác như hạn chế xuất khẩu tự nguyện hay
các công cụ của hàng rào kỹ thuật…Các quốc gia cũng có thể sử dụng biện
pháp tự vệ tạ
m thời với điều kiện phải tuân thủ các điều kiện của Hiệp định.
Biện pháp thuế quan.

Các biện pháp bảo hộ hàng hoá trong thương mại quốc tế được phép duy
trì với hai điều kiện: chỉ ở mức độ hợp lý và chỉ thông qua thuế quan. Đây là
một trong bốn quy tắc cơ bản của GATT và WTO. Vậy thuế quan là gì và vì
sao chỉ bảo hộ thông qua thuế quan mà không tính đến các công cụ bảo hộ
khác?
Thuế quan hay còn gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế quá cảnh
được
đánh tuỳ theo đối tượng bị thu thuế. Về bản chất thì đây là loại thuế gián
thu đánh vào hàng hoá khi chúng di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh
thổ hải quan khác.Thuế quan là công cụ đảm bảo tính minh bạch và dễ dự
đoán, được thể hiện bằng những con số rõ ràng. Do vậy người ta có thể dễ

dàng thấy được mức độ bảo hộ dành cho một ngành sản xuất. Thuế quan cao
tức là mứ
c độ bảo hộ cao và như vậy sẽ dẫn đến hệ quả là hàng hoá nước
ngoài khó xâm nhập được vào thị trường. Ngược lại, thuế quan thấp có nghĩa
là mức độ bảo hộ thấp, điều này có thể hiểu rằng các ngành hàng của nước đó
Khoá luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương
Thảo

có được một sự ổn định nhất định khi cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài.
Khi tham gia vào quá trình hội nhập, thông qua đàm phán và lịch trình giảm
thuế quan của một nước, người ta cũng sẽ dễ dàng dự đoán được tốc độ cắt
giảm thuế quan, đồng nghĩa với việc thay đổi mức độ bảo hộ và mức độ mở
cửa thị trường. Vậy có nghĩa là thu
ế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ hàng
hoá trong nước và tỷ lệ nghịch với mức độ mở cửa thị trường và mục tiêu của
các vòng đàm phán thương mại là dỡ bỏ các rào cản thương mại đang tồn tại
giữa các nước trong đó thuế quan là rào cản quan trọng nhất.
Sở dĩ thuế quan được sử dụng một cách phổ biế
n và là công cụ bảo hộ
lâu đời nhất bởi vì nó có các tác động sau:
Thuế quan có tác động điều tiết nhập khẩu lượng hàng hoá tràn vào thị
trường nhất định. Thuế suất của một loại hàng hoá cao sẽ làm cho lượng nhập
khẩu loại hàng hoá đó giảm xuống. Đây là mục đích của việc áp dụng các biện
pháp tự vệ. Việc sử dụng thuế quan không dẫn tới tri
ệt tiêu quan hệ thương
mại như trường hợp sử dụng hạn ngạch vì dù cho thuế suất có tăng cao đi
chăng nữa thì hàng hoá nước ngoài vẫn có cơ hội xâm nhập vào thị trường.
Trong khi đó, nếu như đã đạt được mức nhập khẩu theo quota thì nhà sản xuất
nước ngoài không còn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở nước nhập khẩu trong thời
gian bị áp dụng h

ạn ngạch.
Thuế quan giúp các nhà sản xuất nội địa có thể bán hàng trên thị trường
nội địa mà không phải chịu sức ép cạnh tranh, phục vụ cho các mục tiêu kinh
tế là bảo hộ sản xuất . Đây là chức năng quan trọng nhất của thuế quan.
Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước, nhất là đối với
những nước đang phát triển thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Vi
ệc
cắt giảm thuế quan khi gia nhập vào tiến trình tự do hoá thương mại theo xu
hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối
với các khoản thu cho ngân sách và khiến cho nhà nước phải tìm các khoản
thu khác để bù đắp.
Thuế quan là công cụ phục vụ các mục tiêu phi kinh tế như giảm bớt
việc nhập khẩu các hàng hoá mà nhà nước không khuyến khích vì nó ảnh

×