Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi gdcd 7 hk2 năm học 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.72 KB, 3 trang )

Đề cương ôn thi môn GDCD khối 7
I.

Lí thuyết
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

1) Thế nào là làm việc có kế hoạch ?
Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý.
2) Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch :
Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ : rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
3) Ý nghĩa :
Làm việc có kế hoạch giúp ta :
- Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt hiệu quả cao trong công việc.
4) Trách nhiệm của bản thân :
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
- Biết làm việc có kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Bài 13:Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
1) Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em :
- Quyền được bảo vệ : quyền có khai sinh, có quốc tịch, được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân
phẩm và danh dự.
- Quyền được chăm sóc : được học tập, vui chơi, nuôi dạy, sống chung với cha mẹ, có nơI
nương tựa.
- Quyền được giáo dục : được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa thể
thao…
Bài 14
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1) Môi trường là gì ?
- Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến sự tồn tại
và phát triển của con người và thiên nhiên.
- Môi trường tự nhiên : có sẵn trong thiên nhiên (rừng cây, đồi núi, sông hồ…)


- Môi trường do con người tạo ra : (nhà máy, đường sá, khói bụi, chất thải…)


2) Tầm quan trọng của môI trường và tài nguyên thiên nhiên :
- Là cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Là phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần của con người.
Tuy nhiên, mọi hoạt động kinh tế và khai thác đều có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên
và môI trường.
3) Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
- Giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
- Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên :
- Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia; là sự nghiệp của toàn dân.
- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường.

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
1/ Di sản văn hóa là gì: là bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể,
là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử , văn hóa, khoa học được lan truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
2/ Ý nghĩa:
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức
của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm
của dân tộc trến các lĩnh vực .
- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn
hóa Việt Nam Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa
thế giới.
3/ Nhiệm vụ của học sinh đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:
- Phải bảo vệ , tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động xâm hại đến di
sản văn hóa.

- Không phá phách, không di chuyển, chiếm đoạt các di sản đồng thời tuyên truyền cho
người khác cùng giữ gìn và bảo vệ .


Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1/ Bản chất nhà nước CHXHCNVN:
Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vi nhân dân. Vì nhà nước ta là
thành quả của cuộc cách mạng của Nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của
nhân dân .
2/ Phân cấp bộ máy nhà nước:
Gồm có 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ cấp tỉnh ( thành phố)
+ Cấp huyện ( quận, thị xã)
+ cấp xã (phường, thị trấn)
Bài



×