Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

phương pháp đổi mới dạy ập làm văn miêu tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.46 KB, 12 trang )

Một số biện pháp đổi mới ph ơng pháp dạy
tập làm

văn miêu tả lớp 4

Nội dung

Trang

A/ Đặt vấn đề.
1. Lí do chọn đề tài.
2. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Phơng pháp nghiên cứu.
5. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
B/ Giải quyết vấn đề.
I. Nắm thực trạng chất lợng viết văn của học sinh.
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng dạy học văn miêu tả
lớp 4.
1. Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để từ đó
tìm ra hớng đi đúng, tìm ra những phơng pháp phù hợp khi lên lớp.
2. Giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay
từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.
3. Luyện tập cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật
khi viết văn miêu tả.
4. Hớng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài, kết bài, rèn luyện
cách bộc lộ cảm xúc.
5. Tập làm văn là phân môn thực hành , tổng hợp tất cả những phân
môn thuộc môn Tiếng Việt. Vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn, cần dạy
tốt những phân môn khác.
6. Chuẩn bị kĩ phần củng cố bài trong các tiết tập làm văn.


7. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn.
8. Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài dạy.
III. Kết luận:
1. Kết quả.
2. Tóm tắt nội dung.
3. Kiến nghị.
4. Danh mục tài liệu tham khảo

2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
5
6
7
8
9
10
10
11
12
12


Một số biện pháp đổi mới ph ơng pháp dạy

1


tập làm

văn miêu tả lớp 4

*************
A/. Đặt vấn đề:
1. Lí do chọn đề tài:
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn vô cùng quan
trọng, nó là môn học thực hành tổng hợp và toàn diện. Phân môn tập làm văn có
tầm quan trọng đặc biệt trong việc trau dồi Tiếng Việt cho học sinh. Để làm đợc
một bài tập làm văn, học sinh phải tổng hợp các kiến thức trong các phân môn
Tiếng Việt và cả các bộ môn khác nh khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Một
bài tập làm văn không những thể hiện tri thức toàn diện mà còn thể hiện toàn diện
kĩ năng thực hành và thái độ đối với cuộc sống. Một bài tập làm văn không chỉ là
bài thực hành về Tiếng Việt mà còn là cách thực hành về tập làm Ngời, rèn luyện
và trau dồi nhân cách của ngời Việt Nam mới.
Trong phân môn tập làm văn lớp 4, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng
gồm 30/ 60 tiết = 50 % tổng số tiết tập làm văn. Đây là dạng văn hết sức cần thiết
đợc áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt,
hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo, giúp học sinh có cái nhìn đa dạng,
phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại
thờng đa ra những bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn, các em thờng dựa dẫm,
ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên vào bài làm của mình. Cách cảm
nhận, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ

nhạt. Nhận thức đợc tầm quan trọng của việc viết văn miêu tả, tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu và tìm Một số biện pháp đổi mới phơng pháp dạy Tập làm văn
miêu tả lớp 4.
2. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4.
- Chơng trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm giúp học sinh lớp 4 thực hành viết văn miêu tả ngày một hay hơn,
đạt chất lợng cao hơn.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
- Điều tra khảo sát thực tế.
- Phân tích ngôn ngữ.
5. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
2


- Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học.
- Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn tập làm văn.
- Xuất phát từ một số tồn tại, vớng mắc trong quá trình dạy tập làm văn của
cả giáo viên và học sinh.
- Xuất phát từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp.
- Từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
B. Giải quyết vấn đề:
I. nắm Thực trạng chất lợng viết văn của học sinh:

Khi viết văn, học sinh thờng mắc phải một số lỗi phổ biến nh:
- Vay mợn ý tình của ngời khác (thờng là bài văn mẫu) tức là học sinh sẵn sàng
học thuộc một bài văn mẫu, một đoạn văn, một câu văn mẫu và khi làm bài các em
sao chép ra biến thành bài làm của mình. Với cách làm ấy các em không cần biết

đến đối tợng miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc về chúng. Vì thế có khi
đọc nhiều bài văn của các em đều na ná nh nhau, không có cảm xúc chân thật, hồn
nhiên.
- Lỗi phổ biến nữa là bài văn miêu tả một cách hời hợt, chung chung, không có
một sắc thái riêng biệt nào của đối tợng tả. Một bài văn miêu tả nh vậy đọc lên sẽ
thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu vì các em hoặc không đợc quan sát hoặc
không biết cách hồi tởng lại kinh nghiệm sống của mình nên không có đợc nhận
xét gì cụ thể.
Từ thực trạng trên cho thấy ngời giáo viên phải nghiên cứu kĩ đối tợng, lựa
chọn nội dung, phơng pháp dạy tập làm văn phù hợp, chống lối dạy học miêu tả
theo điệu sáo (yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chớc rồi làm văn). Giáo viên
phải lựa chọn đợc phơng pháp mới, phù hợp để giúp học sinh: rèn luyện bộ óc, rèn
luyện phơng pháp suy nghĩ, phơng pháp tìm tòi, vận dụng kiến thức một cách linh
hoạt, đồng thời giúp các em có niềm say mê, hứng thú khi viết văn.
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng dạy học văn miêu
tả lớp 4:

1. Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để từ đó tìm ra hớng
đi đúng, tìm ra những phơng pháp phù hợp khi lên lớp:
Học sinh tiểu học còn rất nhỏ, tâm lí chung của các em là luôn muốn khám phá,
tìm hiểu những điều mới mẻ. Nắm chắc đợc đặc điểm tâm lí đó, giáo viên có phơng hớng hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách t duy về đối tợng miêu tả một
cách bao quát, toàn diện và cụ thể. Hớng dẫn các em quan sát sự vật hiện tợng về nhiều
3


khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩ sâu sắc khi
miêu tả.
ở lứa tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt
đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu phải đợc sắp xếp theo
một trình tự nhất định. Trí tởng tợng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả

sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu
cảm xúc, tạo nên cái hồn chất văn của bài làm. Muốn vậy, giáo viên phải luôn nuôi dỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và
luôn hớng tới cái thiện.
2. Giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu
tiên của thể loại bài này.
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù miêu tả bất kỳ đối tợng nào,
dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh
lại những sự vật hiện tợng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tởng tợng,
đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện đợc cái riêng biệt của mỗi ngời.
Văn miêu tả không hạn chế sự tởng tợng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngời viết. Nhng nh vậy không có nghĩa là cho phép bịa một cách tuỳ ý. Để tả hay, tả đúng thì phải
tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công
thức sáo rỗng, thói già trớc tuổi.
Mặt khác, giáo viên cần giúp các em nắm đợc: Trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử
dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh. Từ việc
hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đờng mình cần đi và đích mình
cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kĩ hơn
từng lời, từng ý trong bài văn và nh vậy chất lợng bài làm của các em sẽ tốt hơn.
3. Luyện tập cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn
miêu tả:
Muốn một bài văn hay, có hồn, có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ
phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp. Chính vì vậy, tôi
đã chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi
dạy các môn khác. Hớng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi
gặp đợc, nghe đợc, nghĩ đợc một từ hoặc một câu văn hay, các em ghi vào sổ tay theo
từng chủ điểm và khi làm văn có thể đọc lại, tham khảo, sử dụng một cách dễ dàng.

4



Tôi tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bớc đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt
câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,
có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
Ví dụ: Khi miêu tả hình dáng của con gà trống, có em viết:
- Chú ta có cái đuôi cong nh cầu vồng.
Giáo viên hỏi: Em hãy nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh có thể nhận
xét: Bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để ví cái đuôi gà nh cầu vồng. Giáo viên
cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của chú gà sao
cho sinh động hơn:
- Cái đuôi lúc nào cũng cong nh cầu vồng với nhiều màu rực rỡ: đỏ, đen,
xanh, tím.
- Hay: Cái đuôi đủ màu sắc vơn dài về phía sau và cong lại hình cánh cung.
Những chiếc lông pha sắc đỏ, xanh, đen quăn lại nh một nét hoa văn càng tô
thêm vẻ điển trai cho chú.
Nh vậy, cùng là miêu tả về cái đuôi của chú gà trống, nhng những câu văn sử
dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm nh các câu
trên thì hiệu quả khác hẳn. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy miêu tả nh vậy vừa
sinh động, tinh tế, vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút ngời đọc ngời nghe.
4. Hớng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài, rèn luyện cách bộc
lộ cảm xúc:
Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thờng thu
hút ngời đọc, ngời nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề của ngời
trình bày. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một đoạn văn mở bài
và kết bài là rất cần thiết.
- Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh đợc học, đó là mở bài
trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo
cách nào. Để cho các em tự lựa chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp
với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề mình
cần nói tới, có thể bắt đầu bằng những câu thơ, câu hát, nhng phải bám sát vào
yêu cầu của đề, không lan man, xa đề, không rờm rà. Giáo viên có thể cho học sinh

làm việc nhóm đôi hoặc cá nhân tự nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn
nhận xét. Chẳng hạn với bài văn tả chiếc cặp sách, một học sinh viết đoạn mở bài:
Nhân dịp khai giảng năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp đựng
sách rất đẹp.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Đây là cách mở bài nào?(Trực tiếp)
- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nêu cách mở bài khác sinh động hơn:
5


Đẹp quá! Đẹp quá!- Em reo lên khi nhìn thấy chiếc cặp mới tinh, xinh
xắn đang treo ở cửa hàng bách hoá. Và mẹ đã chiều ý em. Mẹ mua cho em chiếc
cặp này để chuẩn bị cho năm học mới.
Hoặc: Nhìn các bạn trong lớp mang theo những chiếc cặp cũ, sờn da khi
đi học, lòng em bỗng dâng lên một cảm giác khó tả, cảm thấy mình thật hạnh
phúc khi có đợc một chiếc cặp mới tinh. Chiếc cặp này mẹ đã mua cho em để
chuẩn bị cho năm học mới.
Từ các cách mở bài khác nhau, các em nhận xét và tìm ra ý đúng, ý hay để
có mở bài một cách hợp lý nhất, hay nhất cho mình.
- Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhng lại
rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện đợc nhiều nhất tình cảm của ngời viết với
đối tợng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thờng hay liệt kê cảm xúc của mình
làm phần kết luận khô cứng, gò bó, thiếu tính chân thực. Chủ yếu các em thờng làm
kết bài không mở rộng, kết bài nh vậy không sai nhng cha hay, cha hấp dẫn ngời
đọc. Vì vậy đòi hỏi ngời giáo viên phải gợi ý để học sinh biết cách làm kết bài mở
rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi gợi mở,
sau đó cho các em nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có đợc những kết bài hay.
Ví dụ: Ngày mai đây, cặp sẽ cùng em tung tăng vui bớc đến trờng. Niềm
vui đợc gặp lại thầy cô, bạn bè sau những tháng nghỉ hè. Niềm vui đợc khoe với
bạn chiếc cặp mới tinh xinh xắn. Và em chợt nghĩ nếu mọi ngời quan tâm đến
các bạn học sinh nghèo hơn nữa thì các bạn ấy cũng sẽ có đợc niềm vui nho nhỏ

này.
Văn chơng không phải là sự phân định đúng sai. Khi làm văn, chỉ đúng thôi
cha đủ, mà cần phải thấm đợm cảm xúc của ngời viết. Song tình cảm không phải
thứ gò ép bắt buộc, tình cảm ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm
hồn các em. Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của ngời viết, cảm xúc
không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì
vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một
cách thờng xuyên, liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập
xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay cả trong những tiết trả bài cho học sinh nữa.
5. Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn
thuộc môn Tiếng Việt. Vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn, cần dạy tốt những
phân môn khác.
Ví dụ: Khi học về câu kể Ai là gì? Học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu
câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì?
để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một con ngời, một con vật:
Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức của cả xóm.
6


Hoa đào, hoa mai là sứ giả của mùa xuân.
Chú mèo nhà em đúng là nhà vô địch diệt chuột.
- Nội dung bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn đợc ngời đọc hay không, một
phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó- đó chính là chữ viết. Vì
vậy, muốn có bài văn hấp dẫn thì giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng viết cho học sinh
trong các giờ chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và
trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Nếu nh tập đọc rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kĩ năng viết
cho học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kĩ năng nói hay nói cách khác là kĩ năng
sản sinh văn bản dới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bồi dỡng tình cảm, giúp
học sinh biết quý trọng ngời tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh biết quý trọng

ngời tốt, biết phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn
đạt trong mỗi câu chuyện, trong mỗi bài văn.
Tóm lại: Trong môn Tiếng Việt, tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phơng
pháp riêng nhng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau. Kiến thức, kĩ năng của
phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với tập làm văn- phân
môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt tập làm văn, học
sinh cần học tốt các phân môn còn lại. Giáo viên cần chú ý dạy tích hợp phân môn
tập làm văn trong các phân môn khác của Tiếng Việt và cả các môn học khác.
6. Chuẩn bị kĩ phần củng cố bài trong các tiết tập làm văn:
Củng cố bài là phần không chiếm nhiều thời gian trong cả tiết học nhng rất
quan trọng vì đó chính là toàn bộ nội dung kiến thức của bài học mà giáo viên tóm
tắt và mở ra hớng kiến thức mới cho tiết học sau. Vì vậy, trong mỗi tiết học, giáo
viên cần chú ý phần củng cố bài phải hấp dẫn, thu hút đợc sự chú ý của các em thì
tiết học mới thực sự đạt hiệu quả.
Nh trên đã nói, cần giúp học sinh nhìn nhận mọi sự vật ở nhiều khía cạnh,
góc độ khác nhau, kích thích trí tởng tợng, sáng tạo của các em. Vì vậy, ở phần
củng cố bài, giáo viên không nên đa ra những bài văn mẫu hoàn chỉnh làm các em
bắt chớc, sao chép, dễ tạo cho các em cách làm văn sáo rỗng, na ná nh nhau mà nên
đa ra những đoạn văn miêu tả của những tác giả khác nhau. Cùng một tiết học, có
thể đa ra nhiều đoạn văn miêu tả toàn diện, phong phú hơn và từ đó các em sẽ biết
chắt lọc, tìm tòi những chi tiết đặc sắc, học tập đợc các câu, các từ hay, cách diễn
đạt hợp lí cho bài làm của mình.

7


Chẳng hạn, trong tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, phần
củng cố bài, giáo viên có thể đọc cho các em nghe đoạn văn tả hình dáng bên ngoài
của con mèo nh sau:
Mi Mi đã đợc một tuổi. Thân nó dài và thon nhỏ, phủ một lớp lông màu

xám lốm đốm trắng mềm mại. Cái đầu tròn nhỏ, đôi tai mỏng luôn dựng đứng
nghe ngóng động tĩnh. Cặp mắt tròn xoe, xanh biếc nh thuỷ tinh. Cái mũi hồng
hồng, xinh xắn, đánh hơi chuột rất tài tình. Dáng đi uyển chuyển nhẹ nhàng vì
dới chân có lớp đệm thịt dày. Bình thờng, nó giấu gọn móng vuốt trong các kẽ
ngón chân. Lúc chú đi, cái đuôi dài xù lông chấm gần sát đất
Các đoạn văn đa ra cũng không nên quá dài hay quá ngắn vì nếu dài quá học
sinh sẽ khó tiếp thu, ngắn quá sẽ không đảm bảo nội dung. Đặc biệt, đoạn văn phải
đợc diễn đạt mạch lạc đúng cấu trúc ngữ pháp, lời văn giản dị, câu văn giàu hình
ảnh và phải mang tính mẫu mực cả về nội dung và hình thức.
7. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn:
Tiết trả bài có tác dụng giúp học sinh sửa chữa các loại lỗi, rút kinh nghiệm
cho bài viết lần sau và học tập các bạn những cách viết hay để vận dụng vào các bài
văn. Vì vậy, tiết trả bài phải đợc thực hiện kĩ lỡng, nghiêm túc; không thể làm qua
loa, đại khái, càng không thể bớt xén thời lợng.
Muốn có đợc tiết trả bài có hiệu quả cao, giáo viên cần:
- Chấm bài thật kỹ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho học sinh.
- Ghi lại cẩn thận các lỗi của học sinh theo từng loại: lỗi về cách dùng từ, lỗi
câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và cũng cần ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay.
- Sau khi chấm bài, giáo viên cần thống kê điểm số, đa ra đợc nhận xét chung
nhất về u- nhợc điểm trong bài viết của học sinh.
Trong giờ trả bài cần làm tốt các công việc sau:
- Nhận xét, đánh giá.
- Chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi đã thống kê khi chấm bài.
- Nêu các câu văn, đoạn văn hay đã chuẩn bị trớc.
- Trả bài và tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để các em trao đổi
với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu văn hay, giúp nhau
sửa lỗi trong bài làm.
Từ đó, học sinh sẽ thấy rõ u, nhợc điểm trong bài làm của mình, của bạn và
biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn của mình cho tiến bộ hơn. Sau những trao
đôi nh vậy cũng sẽ giúp học sinh tránh đợc những lỗi không đáng có trong thực

hành viết văn và cả trong giao tiếp hằng ngày.
8


8. Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài dạy: Việc chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài dạy
góp phần làm nên 50% sự thành công trong dạy học.
Trong bất kì hoạt động nào, việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng, chuẩn bị
cũng chính là kế hoạch cho công việc mình định làm, đó là việc làm đầu tiên, tất
yếu của mỗi hoạt động. Soạn bài là việc làm đầu tiên, tất yếu của ngời giáo viên.
Bài soạn chính là bản kế hoạch của giờ lên lớp.
Để có đợc kế hoạch bài học cụ thể, rõ ràng, có chất lợng, có tác dụng thiết
thực, đem lại hiệu quả cao, ngời giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực,
phẩm chất của mình nh năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học
sinh, năng lực ngôn ngữ,lòng yêu nghề, niềm tin, sự nhiệt tình và lòng đam mê
nghề nghiệp. Giáo án có chất lợng phải chuyển hoá đợc kiến thức của sách vở và
những nội dung cập nhật thực tiễn, nội dung giáo dục đến với học sinh một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên. Tức là giáo án đợc thực hiện hoá qua bài giảng trên lớp chứ
không thể là giấy vô tri, vô giác chỉ để giám hiệu kí duyệt cho đủ thủ tục.
Mỗi giáo viên cần nhận xét sâu sắc tầm quan trọng của việc chuẩn bị kế
hoạch bài học trớc khi lên lớp. Kế hoạch ấy có thể đợc ghi chép lại cẩn thận trong
giáo án, cũng có thể là tự suy nghĩ sắp xếp trong trí óc, miễn là nó phải đợc thực
hiện một cách nghiêm túc và tự giác. Có kế hoạch bài giảng chu đáo tức là giáo
viên đã chuẩn bị tốt mọi nội dung thực hiện trên lớp, từ tiết lý thuyết đến các tiết
thực hành xây dựng đoạn văn và tiết trả bài, từ phần kiểm tra bài cũ đến phần củng
cố bài học. Nh vậy giáo viên có thể thực hiện 7 biện pháp trên một cách dễ dàng và
chất lợng dạy học chắc chắn sẽ đợc nâng cao.
Qua nghiên cứu, tôi đa ra các bớc của việc soạn giáo án một bài cụ thể nh
sau:
+ Xác định mục tiêu bài học.
+ Chuẩn bị đồ dùng, phơng tiện dạy học.

+ Lựa chọn phơng pháp dạy học
+ Thiết kế các hoạt động dạy học.
Muốn có đầy đủ thông tin và kiến thức cho một bài giảng, thực hiện tốt đợc
các giai đoạn trên, ngời giáo viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, tham
gia đủ các lớp học chuyên môn, các buổi hội thảo do nhà trờng và các cấp quản lí
triển khai, chịu khó su tầm các loại sách vở liên quan đến chuyên môn, tự lập cho
mình tủ sách riêng để tiện tra cứu khi cần thiết. Đặc biệt trong thời đại mà khoa học
thông tin đã phát triển mạnh mẽ, ngời giáo viên hơn ai hết phải là ngời đi đầu trong
việc tự học tập để tiếp thu khoa học công nghệ thông tin hiện đại ấy. Việc tra cứu
tìm tài liệu trên mạng cũng rất đơn giản, lại không tốn kém đáng kể về kinh tế.
9


Ngoài giờ lên lớp mỗi ngày, ta có thể dành một khoảng thời gian để lên mạng tìm
những thông tin cần thiết cho các bài giảng. Nh vậy, vốn kiến thức của chúng ta sẽ
phong phú lên rất nhiều và bài giảng chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn, nhất là việc dạy văn
miêu tả thì việc này lại càng cần thiết.
Dạy văn miêu tả lớp 4 là việc làm khó, nhất là nếu chúng ta đơn độc thực
hiện lại càng khó hơn nên rất cần sự đóng góp trí tuệ của tập thể, của bạn bè, của
đồng nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp về
chuyên môn nghiệp vụ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Mỗi buổi có thể trao
đổi về một chủ đề, về một tiết tập làm văn nào đó, có thể cả tổ cùng tham gia xây
dựng một số giáo án bài dạy, sau đó mỗi ngời sẽ tuỳ thuộc vào đối tợng học sinh
lớp mình mà cụ thể hoá thành kế hoạch của riêng mình. Nh vậy sẽ phát huy đợc sức
mạnh của tập thể và mỗi chúng ta cũng học hỏi đợc từ đồng nghiệp rất nhiều.
Với tập làm văn, ngời dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào bài dạy, thầy trò
cùng phải đắm mình vào đối tợng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hoà chung
tình cảm để cùng tìm hiểu và cảm nhận đối tợng với niềm say mê, thích thú. Muốn
vậy, ngời giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lỡng trớc khi lên lớp, phải nỗ lực sáng tạo
trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có đợc

những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, sâu sắc, sinh động, hiệu quả cao.
III. Kết luận:
Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chơng,
mà khả năng ấy phải đợc bồi đắp dần qua năm tháng, qua trang sách và những bài
giảng hàng ngày của thầy cô. Muốn có đợc khả năng ấy của mỗi học sinh thì chính
mỗi giáo viên phải định hớng, gợi mở cho các em phơng pháp học tập nh những
cây non mới ơm trồng cần bàn tay của con ngời chăm sóc, vun xới thì nó sẽ trở nên
tơi tốt. Với học sinh lớp 4, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có đợc
những dòng văn hay mà văn hay là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục,
bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có đợc ở những học trò lơi là đèn sách. Với tinh
thần đó, việc rèn kĩ năng làm văn vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực viết
văn, vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh.
1. Kết quả: Sau khi ỏp dng nhng bin phỏp trờn vo dy Tp lm vn lp 4, tôi
nhận thấy: Các em viết văn hay hơn, câu từ chải chuốt hơn. Học sinh đã biết cách
quan sát để tìm ý, biết sử dụng những từ ngữ, câu văn khi miêu tả một cách linh
hoạt, chủ động. Không còn tình trạng học sinh làm văn theo cách liệt kê hoặc vay
mợn ý tình của ngời khác, câu văn không còn khô nh trớc. Giải pháp trên đã
khơi dậy ở các em sự yêu thích học văn miêu tả, sự tự tin và có khả năng viết văn
miêu tả hay. Chính vì vậy, chất lợng đại trà, chất lợng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
trong những năm học gần đây tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể nh sau:
10


* Chất lợng đại trà:
Giỏi
Năm học

Tổng số
học sinh


Khá

Số lợng

Tỉ lệ

Trung bình

Tỉ lệ

%

Số lợng

Tỉ lệ

%

Số lợng

Yếu

%

Số lợng

Tỉ lệ

2010-2011


25

8

32

11

44

6

24

0

0

2011-2012

31

11

35,5

15

48,5


5

16

0

0

* Chất lợng học sinh giỏi:
- Năm học 2010 - 2011, chất lợng học sinh giỏi xếp thứ 5/40 trờng trong
huyện.
- Năm học 2011 - 2012, trong khối có 13/ 62 em đợc điểm cao môn Tiếng việt
trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện = 20, 96 % số học sinh.
- Năm học 2012 - 2013 : Trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện vừa qua, trong
khối có 15/ 15 em đỗ học sinh giỏi huyện môn Toán và Tiếng Việt = 20,54% số học
sinh (Vợt bình quân huyện 11, 45 %).
2. Tóm tắt nội dung:
Có đợc kết quả trên, không phải một sớm một chiều mà bản thân tôi dày
công nghiên cứu và tự rút ra bài học sau:
- Tìm hiểu kĩ đối tợng học sinh, đặc điểm tâm lí của học sinh, hiểu và nắm
chắc đặc điểm, chức năng của văn miêu tả và cần giúp các em hiểu các đặc điểm ấy
ngay từ tiết đầu tiên của thể loại văn miêu tả.
- Vì tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc
môn Tiếng Việt nên muốn dạy tập làm văn có chất lợng cần thiết phải dạy tốt các
phân môn còn lại.
- Cần chuẩn bị chu đáo trớc khi lên lớp, khi thực hiện kế hoạch bài học trên lớp
giáo viên cần đọc cho học sinh nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp
nghệ thuật, cung cấp cho các em những đoạn văn mẫugiúp các em mở rộng vốn
từ, mở rộng vốn hiểu biết và từ đó học tập, vận dụng vào bài làm của mình.
- Cần coi tiết trả bài nh một khâu không thể thiếu của các hoạt động tiếp theo.

Trả bài là tiết học mà giáo viên dành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh, giúp
học sinh điều chỉnh những sai sót mắc phải trong bài viết để bài viết sau sẽ hoàn
chỉnh hơn, hấp dẫn hơn.
3. Kiến nghị: Đối với Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo:
11


- Thờng xuyên mở các hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các giáo viên dạy
giỏi tập làm văn để giáo viên đợc tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.
- Trong các kì hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy tập làm văn để
trao đổi tìm ra phơng pháp hay.
4. Danh mục tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4- tập 1+ tập 2 của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4- tập 1+ tập 2 của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Văn miêu tả trong nhà trờng phổ thông.
- Tập làm văn 4 của tác giả Đặng Mạnh Thờng.
- Bồi dỡng văn Tiểu học của tác giả Nguyễn Quốc Siêu.
- Tạp chí Thế giới trong ta.
Trên đây là một số biện pháp muốn trao đổi cùng đồng nghiệp. Rất mong
sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thầy cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn!

12



×