TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------- -------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH “BA GIẢM BA
TĂNG” ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN
TẠI TỈNH BẮC GIANG
Sinh viên thực hiện
: LƯƠNG QUANG TUYÊN
Chuyên ngành đào : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
tạo
Lớp
: KTC_K51
Niên khoá
: 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn : Ths. QUYỀN ĐÌNH HÀ
Luận văn tốt nghiệp đại học
KT51C
Lương Quang Tuyên –
HÀ NỘI - 2010
ii
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan
tất cả các số liệu thu thập được và sử dụng trong kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan tất cả các những mục trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc và tất cả những sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lương Quang Tuyên
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
iii
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 tháng tìm hiểu và nghiên cứu tại Chi Cục BVTV Bắc Giang tôi đã nỗ lực
và làm việc nghiêm túc để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp một cách thành công. Bên
cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ nhiệt tình
của các Cô, các Chú trong cơ quan tôi đã vượt qua các khó khăn ấy và hoàn thành khoá
luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
- Ban Chủ nhiệm Khoa KT&PTNT
- Sở NN &PTNT Tỉnh Bắc Giang
- Chi Cục BVTV Bắc Giang
- Các Cô, các Chú công tác ở trạm BVTV Huyện Lạng Giang và Huyện
Yên Thế.
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt khoá luận
này.
- Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế và
Phát triển nông thôn đã tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức trong suốt bốn năm
theo học.
- Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Quyền Đình Hà đã tận
tình chỉ bảo tôi trong thời gian tôi thực hiện khoá luận.
- Cảm ơn Cô Đỗ Thị Luyến – Phó Chi Cục trưởng Chi Cục BVTV Bắc Giang đã
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 22 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Lương Quang Tuyên
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
iv
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các tác động của chương trình “Ba giảm ba
tăng” đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân, qua đó đưa ra một số các giải pháp
mang tính bền vững để mở rộng quy mô của chương trình. Trên cơ sở phân tích các số
liệu và thông tin thu thập được từ 80 hộ nông dân đã tham gia và chưa tham gia
chương trình tại hai Huyện Yên Thế và Lạng Giang, nghiên cứu này nhằm đạt các mục
tiêu sau: a) Tìm hiểu thực trạng áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng” ở Bắc Giang ,
b) Đánh giá các tác động của chương trình “Ba giảm ba tăng” lên hiệu quả sản xuất lúa
của hộ nông dân, c) Đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm mở rộng mô hình theo
hướng bền vững.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân đã áp dụng các biện pháp canh tác
khác nhau tùy thuộc vào sự hiểu biết của họ và điều kiện sinh thái của vùng. Nhìn
chung, các hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang nói chung và các hộ nông dân trên
địa bàn hai Huyện Yên Thế, Huyện Lạng Giang nói riêng có nhận thức và ứng xử khác
nhau đối với chương trình “Ba giảm ba tăng”. Đa số nông dân nhận thấy hiệu quả mà
chương trình mang lại. Các hộ nông dân tham gia chương trình “Ba giảm ba tăng” về
gieo cấy, kĩ thuật chăm sóc lúa theo cách bền vững hơn so với hộ nông dân không tham
gia chương trình. Điều này đã dẫn tới những khác biệt đáng kể về đầu vào được sử
dụng, năng suất và thu nhập mang lại từ sản xuất lúa khi áp dụng chương trình. Thông
qua chương trình thì nông dân đã thay đổi nhận thức của họ về dịch hại, về gieo sạ, về
thuốc BVTV và trở thành người có quyết định hợp lí trên đồng ruộng. Chương trình
“Ba giảm ba tăng” đã thật sự mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả những hộ tham gia
chương trình và những hộ không tham gia chương trình. Những nông dân tham gia
chương trình, họ cũng là một nguồn lực quan trọng trong cộng đồng bởi vì họ có giúp
cho các nông dân khác hiểu được các nguyên tắc cơ bản của “Ba giảm ba tăng” theo
hướng bền vững. Qua 3 năm áp dụng chương trình (2007 – 2009), từ chỗ chỉ có 2 mô
hình vụ mùa năm 2007 tại 2 Huyện Lạng Giang và Việt Yên thì đến năm 2008 trên
toàn tỉnh có 48 mô hình và năm 2009 là 26 mô hình. Từ chỗ diện tích áp dụng “Ba
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
v
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
giảm ba tăng” chỉ có 15ha năm 2007 thì đến năm 2008 đã có 1.500ha có áp dụng
chương trình và đến năm 2009 diện tích áp dụng “Ba giảm ba tăng” là trên 10.000ha.
Khi áp dụng chương trình thì lượng giống, phân đạm, thuốc BVTV giảm một
cách đáng kể. Năm 2008 chi phí giống giảm 31,8 kg/ha, lượng phân đạm cũng giảm
14,4kg/ha, thuốc BVTV giảm 1,75 lần/vụ. So với năm 2008 thì năm 2009 lượng giống
giảm không đáng kể, tuy nhiên thì lượng phân đạm đã giảm rất nhiều từ 14,4kg/ha năm
2008 xuống tới giảm 42,8kg/ha trong năm 2009. Điều đó chứng tỏ rằng khi chương
trình được áp dụng, nông dân đã tận dụng được tối đa các yếu tố đầu vào mà năng suất,
sản lượng đạt được cao hơn rất nhiều so với trồng lúa theo cách truyền thống.
Tác động lớn nhất của chương trình “Ba giảm ba tăng” là việc tăng năng suất,
sản lượng và giảm các yếu tố đầu vào, cải thiện môi trường cũng như hệ sinh thái đồng
ruộng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chương trình “Ba giảm ba tăng” có tác động
rất lớn đến nhận thức của các hộ nông dân. Tuy số nông dân chưa tham gia chương
trình nhưng có biết về chương trình còn nhiều nhưng khi được hỏi họ đều trả lời rằng:
Biết được lợi ích chương trình mang lại, nhưng vì chưa được hướng dẫn một cách cụ
thể nên chưa mạnh dạn áp dụng. Có hơn 80% trong số nông dân tham gia chương trình
được hỏi trả lời rằng, họ biết chương trình thông qua sự chuyển giao của các cán bộ
BVTV, cán bộ KN... 10% trong số đó áp dụng chương trình từ hàng xóm láng giềng,
rất ít hộ từ tìm tòi và áp dụng chương trình. Điều đó chứng tỏ rằng, công tác chuyển
giao tiến bộ kĩ thuật tới bà con nông dân đã được lãnh đạo Sở, Ban, Ngành quan tâm
đúng mức. Từ hiệu quả mà chương trình mang lại, chương trình “Ba giảm ba tăng” nên
tiếp tục được triển khai để nhiều hộ nông dân có thể áp dụng, qua đó phát triển nền
nông nghiệp bền vững không chỉ với lúa mà còn mở rộng với những cây trồng khác.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng, đẩy mạnh
chương trình ở các xã, Huyện và trên toàn Tỉnh, đóng góp chung vào sự phát triển nông
nghiệp bền vững của tỉnh.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
vi
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hộp
Danh mục các từ viết tắt
i
ii
iii
v
viii
ix
xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
1
3
3
3
3
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
3
1.4.2 Phạm vi về không gian
4
1.4.3 Phạm vi về thời gian
4
PHẦN 2. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về chương trình quản lí dịch hại trên lúa (IPM) và chương
5
5
trình “Ba giảm ba tăng”
2.1.2 Đánh giá tác động của dự án
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Những bất cập trong thâm canh lúa ở Việt Nam hiện nay
2.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng “Ba giảm ba tăng” trong trồng lúa ở nước ta
2.2.3 Một số vấn đề cần quan tâm của chương trình “Ba giảm ba tăng”
2.2.4 Công tác đánh giá tác động của dự án
2.3 Các nghiên cứu có liên quan
15
19
19
21
23
25
28
PHẦN 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
vii
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
3.1 Giới thiệu tổng quan về Bắc Giang
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.3 Một vài kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
29
29
35
38
41
41
43
43
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
3.2.3 Phương pháp xử lí thông tin
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
44
47
47
3.2.4.1 Phương pháp định lượng
47
3.2.4.2 Phương pháp định tính
50
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
52
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân tại hai Huyện Yên
53
Thế và Huyện Lạng Giang của tỉnh Bắc Giang
4.1.1 Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra
4.1.1.1 Thông tin về đối tượng được phỏng vấn
4.1.1.2 Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra
4.1.2 Thực trạng thực hiện chương trình “Ba giảm ba tăng” tại hai Huyện Yên
53
53
55
59
Thế và Huyện Lạng Giang tại tỉnh Bắc Giang
4.1.2.1 Tình hình triển khai chương trình “Ba giảm ba tăng”
4.1.2.2 Chi phí của ruộng thực nghiệm chương trình “Ba giảm ba tăng”
4.1.2.3 Hoạt động chuyển giao khoa học kĩ thuật của chương trình “Ba giảm
ba tăng”
4.1.3 Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình “Ba giảm ba tăng”
4.2 Đánh giá tác động của chương trình “Ba giảm ba tăng” đến hiệu quả sản xuất
lúa của hộ nông dân
4.2.1 Tác động của chương trình “Ba giảm ba tăng” tới hiệu quả sản xuất lúa của
hộ nông dân
4.2.1.1 Tác động đến số hộ trồng lúa
4.2.1.2 Tác động đến diện tích trồng lúa và diện tích sử dụng lúa
4.2.1.3 Tác động đến kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản của hộ nông dân
4.2.1.4 Tác động tới nhận thức của nông dân về chương trình
4.2.1.5 Tác động đến thu nhập của hộ nông dân
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
viii
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
59
60
62
63
65
65
65
69
70
72
81
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
4.2.1.6 Tác động về môi trương của chương trình tới sản xuất lúa
4.2.2 Tác động của chương trình tới chính sách nông nghiệp chung của tỉnh
4.2.3 Một số vấn đề cần quan tâm khi áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng”
4.2.3.1 Một số vấn đề cần quan tâm
4.2.3.2 Một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chương trình “Ba giảm ba
tăng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và mở rộng chương
82
85
86
89
90
trình trên toàn tỉnh
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
94
96
DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 3.1 Số đơn vị hành chính và diện tích Bắc Giang năm 2009
30
Bảng 3.2 Tình hình thời tiết - Khí hậu - Thuỷ văn của tỉnh
32
Bảng 3.3 Tình hình dân số của tỉnh Bắc Giang từ năm 2009
35
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của Bắc Giang từ năm 2007 - 2009
38
Bảng 3.5 Kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh qua 3 năm 2007 đến năm 2009
38
Bảng 3.6 Giá trị sản xuất ngành Lâm Nghiệp và Thuỷ Sản
41
Bảng 3.7 Thực trạng triển khai chương trình “Ba giảm ba tăng” ở các Huyện
42
Bảng 3.8 Tóm tắt nội dung cần thu thập số liệu đã công bố
44
Bảng 3.9 Các thông tin sơ cấp cần thu thập
45
Bảng 3.10 Phân bố mẫu điều tra theo hộ
46
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
ix
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
52
Bảng 4.1 Phân tổ mẫu điều tra theo nhóm nông dân và theo giới tính
53
Bảng 4.2 Tình trạng hôn nhân của những người được phỏng vấn
54
Bảng 4.3 Số người được phỏng vấn theo trình độ văn hoá của hộ
55
Bảng 4.4 Diện tích trồng lúa của các nhóm hộ điều tra năm 2009
55
Bảng 4.5 Năng xuất lúa của các hộ điều tra năm 2009
56
Bảng 4.6 Thu nhập từ sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra năm 2009
56
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2009
57
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện chương trình “Ba giảm ba tăng” ở Bắc Giang qua 3
58
năm (2007-2009)
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư và một số chỉ tiêu sinh trưởng của lúa
59
Bảng 4.10 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa
61
Bảng 4.11 Diện tích, năng xuất và sản lượng lúa qua một số thời kỳ của Huyện
62
Yên Thế và Huyện Lạng Giang
Bảng 4.12 Số hộ áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng” ở Huyện Lạng Giang
64
Bảng 4.13 Số hộ áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng” ở Yên Thế
65
Bảng 4.14 Số hộ trồng lúa theo vùng dự án và theo giống lúa ở các hộ điều tra
66
Bảng 4.15 Sự thay đổi diện tích trồng lúa thuộc các vùng dự án
67
Bảng 4.16 Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ nông dân
69
Bảng 4.17 Hiệu quả tập huấn đối với cách sử dụng phân bón
70
Bảng 4.18 Tỷ lệ nông dân có nhận biết về chương trình “Ba giảm ba tăng” và sự
72
tham gia của nông dân trong chương trình “Ba giảm ba tăng”
Bảng 4.19 Nhận thức về lợi ích của chương trình “Ba giảm ba tăng” phân theo
75
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
x
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
Huyện và nhóm hộ
Bảng 4.20 Kiến nghị của nông dân đối với chương trình “Ba giảm ba tăng”
76
Bảng 4.21 Mong muốn được tham gia vào chương trình “Ba giảm ba tăng” của nông 77
dân và các lí do nông dân muốn tham gia vào chương trình phân theo Huyện
Bảng 4.22 Các lí do nông dân không muốn tham gia chương trình
78
Bảng 4.23 Phản ứng của nông dân khi thấy láng giềng áp dụng chương trình
79
Bảng 4.24 Những thay đổi về nước và sự ô nhiễm không khí khi áp dụng chương
81
trình “Ba giảm ba tăng” trong sản xuất lúa
Bảng 4.25 Đánh giá của nông dân về mức độ sử dụng thuốc BVTV hiện tại
82
DANH MỤC HỘP SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Hộp 4.1 Nhận xét về năng suất của hộ nông dân
63
Hộp 4.2 Ý kiến tham gia tập huấn
69
Hộp 4.3 Ý kiến về thông tin của chương trình “Ba giảm ba tăng”
79
Hộp 4.4 Ý kiến của nông dân về năng suất, sản lượng lúa
80
Hộp 4.5 Nhận xét về tình hình sử dụng lượng phân đạm
83
Hộp 4.6 Ý kiến về mô hình kết hợp giữa “Ba giảm ba tăng” và nuôi cá
85
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
xi
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
Kí hiệu
BVTV
DIABP
Nội dung
Bảo vệ thực vật
Dubai International Award for Best practices
ĐBSCL
(Giải thưởng của tổ chức Quốc tế DIABP)
Đồng Bằng Sông Cửu Long
FAO
Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực
HĐND
IPM
và nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
Hội Đồng Nhân Dân
Integrated Pest Management
IRRI
(Quản lý dịch hại tổng hợp)
Internation Rice Reaerch Institute
ICM
(Viện nghiên cứu lúa quốc tế)
Integrated Crop Management
KN-KN
NN & PTNT
ODA
(Chương trình quản lí dinh dưỡng tổng hợp và dịch hại)
Khuyến Nông – Khuyến Ngư
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Official Development Assistance
PTTH
UBND
TBKT
(Hỗ trợ phát triển chính thức)
Phòng trừ tổng hợp
Ủy Ban Nhân Dân
Tiến bộ kĩ thuật
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
xii
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
VN
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
Việt Nam
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
xiii
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã ứng dụng khá thành công những thành
tựu khoa học kĩ thuật để xây dựng, phát triển nền nông nghiệp. Việt Nam đã trở thành
quốc gia hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Tuy nhiên, dù là quốc gia hàng
đầu về xuất khẩu lúa gạo nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn thấp, tính bền vững
trong nông nghiệp còn rất bấp bênh.
Quá trình đổi mới và áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng vụ, sử dụng giống thâm canh chất lượng cao, nâng
cao trình độ thâm canh trong sản xuất của người nông dân đã làm thay đổi bộ mặt nông
nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng một cách rõ rệt. Để phát
triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi việc áp dụng và phối hợp hài hoà các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh khác nhau là rất cần thiết. Trong thời gian qua chương trình quản lí
dịch hại tổng hợp (IPM) đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cho người nông
dân, giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo môi trường an toàn cho con người
và vật nuôi. Thời gian gần đây chương trình quản lí dịch hại tổng hợp trên lúa (IPM)
hay còn gọi là chương trình “Ba giảm ba tăng” đã được bà con nông dân trong cả nước
đồng tình ủng hộ và thực hiện. Ðây là chương trình sản xuất lúa khoa học, tiên tiến, cải
thiện môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân. Nếu áp
dụng thành công chương trình này, trung bình mỗi ha lúa nông dân có thể lãi được 1,5
- 2 triệu đồng/vụ. Quan trọng hơn, khi áp dụng chương trình này sẽ giảm lượng lúa
giống từ 200kg xuống còn 100kg/ha/vụ; tiết kiệm xăng dầu bơm tưới, tiết kiệm được
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nhờ sử dụng đúng cách; góp phần cải thiện môi
trường đồng ruộng và sức khỏe cho nông dân. Với vai trò là nước xuất khẩu gạo của
thế giới, chương trình “Ba giảm ba tăng” cũng sẽ góp phần làm cho chất lượng hạt gạo
của Việt Nam được nâng cao hơn nữa nhờ chúng ta giảm được phân bón, thuốc trừ sâu.
Nhờ đó, hạt “gạo sạch” của Việt Nam sẽ có điều kiện vào được nhiều thị trường tiêu
thụ gạo khó tính của thế giới.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
1
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
Chương trình “Ba giảm ba tăng” đã được áp dụng ở Bắc Giang từ vụ mùa năm
2007, chứng tỏ được lợi ích ban đầu của nó đối với mỗi hộ gia đình sản xuất lúa và
hiện đang được nghiên cứu áp dụng cả trên chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ông
Nguyễn Công Thức - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Bắc
Giang khẳng định: "Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy các phương thức canh tác mới
như: SRI, “Ba giảm ba tăng”, gieo sạ được áp dụng tại một số địa phương thời gian
qua đều tăng năng suất lúa từ 10 đến 15% so với phương pháp gieo cấy thông
thường". Mặc dù vậy, chương trình “3 giảm 3 tăng” vẫn chưa được các nhà nghiên
cứu, các cán bộ khuyến nông và nông dân hiểu biết một cách đầy đủ. Công tác tuyên
truyền phổ biến, tập huấn kỹ thuật mới chưa được triển khai đồng bộ, thiếu quyết liệt,
nông dân ít quan tâm đầu tư thâm canh cây lúa so với một số cây trồng khác… Do vậy,
khi áp dụng chương trình, khía cạnh kĩ thuật vẫn được quan tâm chú ý nhiều hơn trong
khi đó các khía cạnh văn hóa, xã hội, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Kèm
theo đó, đây là một chương trình có nhiều kĩ thuật mới, cho nên khi mới triển khai
nhiều hộ nông dân chưa tin tưởng (thậm chí có cả chủ hộ thực nghiệm cũng vậy), do đó
quy mô triển khai chương trình chỉ đạt được trên diện tích hẹp, chưa đạt được quy mô
đề ra. Thiếu các cơ chế chính sách để hướng dẫn bà con nông dân áp dụng chương
trình một cách bền vững cũng là nguyên nhân dẫn tới việc chương trình chưa được mở
rộng quy mô trên toàn tỉnh.
Với mục tiêu đánh giá tác động của chương trình đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ
nông dân, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai và khuyến khích bà con cùng tham gia ứng
dụng phương thức cánh tác tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu
và sức khoẻ của người tiêu dùng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác
động của chương trình “Ba giảm ba tăng” đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông
dân tại tỉnh Bắc Giang” để trả lời câu hỏi:
(1) Thực trạng chương trình “Ba giảm ba tăng” ở Bắc Giang hiện nay ra sao?
(2) Chương trình “Ba giảm ba tăng” tác động như thế nào đến hiệu quả trồng lúa
của hộ nông dân tại tỉnh Bắc Giang?
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
2
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
(3) Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và mở rộng chương trình
“Ba giảm ba tăng” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của chương trình “Ba giảm ba tăng” tới hiệu quả sản xuất lúa
của hộ nông dân tại tỉnh Bắc Giang; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa của hộ nông dân và triển khai mở rộng chương trình “Ba giảm ba
tăng” trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan tới đề tài nghiên cứu;
(2) Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân trước và sau khi
áp dụng chương trình “Ba giảm ba tăng”;
(3) Đánh giá tác động của chương trình “Ba giảm ba tăng” tới hiệu quả sản suất
lúa của hộ nông dân;
(4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân
và khuyến khích mở rộng chương trình.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 nhóm chính:
(1) Nhóm hộ nông dân áp dụng chương trình;
(2) Nhóm hộ nông dân không áp dụng chương trình;
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Với mục tiêu đánh giá tác động của chương trình đến hiệu quả sản xuất lúa của
bà con nông dân, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai và khuyến khích bà con cùng tham
gia ứng dụng các phương thức canh tác tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, đề tài chỉ tập chung nghiên cứu tác động của
chương trình “Ba giảm ba tăng” đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân qua việc so
sánh hiệu quả sản xuất, so sánh những khác biệt trong ý thức và nhận xét đánh giá của
nhóm nông dân tham gia chương trình và nhóm nông dân đang canh tác theo quy trình
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
3
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
thông thường, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá nhằm thúc đẩy và mở rộng
chương trình trên diện tích rộng hơn.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài là đánh giá tác động trên quy mô toàn tỉnh nhưng do thời gian có hạn nên
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn 4 xã là xã An Thượng và xã Hồng kì của
Huyện Yên Thế; xã Tân Dĩnh và xã Tiên Hưng của Huyện Lạng Giang với số lượng
mẫu là 80 mẫu phỏng vấn điều tra các hộ nông dân.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
1.4.3.1 Thời gian thực hiện đề tài
- Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến 2009;
- Số liệu phân tích được thu thập thông qua kết quả điều tra năm 2010;
- Các giải pháp kiến nghị đưa ra được áp dụng trong giai đoạn 2011 đến năm 2015.
1.4.3.2 Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 23/1/ 2010 đến 20/5/2010
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
4
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm về chương trình quản lí dịch hại trên lúa (IPM) và chương trình
“Ba giảm ba tăng”
2.1.1.1 Lược sử hình thành chương trình quản lí dịch hại trên lúa IPM
a. Tình hình sản xuất lúa và phòng trừ sâu bệnh trước đây:
Từ việc săn bắt, hái lượm đến việc tra lỗ tỉa hạt là một bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử tiến hoá của loài người. Nhưng cột mốc dánh dấu nền văn minh của loài
người chính là bằng việc trồng lúa nước. Thực vậy, ngay từ xa xưa ông bà chúng ta đã
biết trồng lúa nước để sản xuất lương thực cho chính họ. Bằng việc sử dụng những
giống lúa có sẵn trong tự nhiên con người biết gieo cấy để thu sản phẩm. Có một điều
chúng ta có thể khẳng định rằng ở thời kỳ ấy người ta không hề sử dụng các hoá chất
nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) để tác động vào đồng ruộng nhưng họ vẫn được mùa.
Song song với sự tiến hoá, con người đã dần cải tiến các biện pháp canh tác: lựa
chọn giống tốt và sử dụng phân bón. Cây lúa sinh trưởng khỏe hơn, năng suất thu được
cao hơn nhưng sâu bệnh hại cũng xuất hiện nhiều hơn. Do đó con người trong trồng
trọt đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh thường xuyên với sâu bệnh và cỏ dại. 3 n đầu
con người chỉ biết thực hiện các biện pháp phòng trừ đơn giản như bắt sâu, ngắt bỏ lá
bệnh hay dùng vợt bắt châu chấu, bọ xít... Tiến hơn chút nữa, con người biết lựa mùa
trồng trọt để giảm sâu bệnh phá hại, biết chọn trồng những gíống có tính kháng (ít bị)
sâu bệnh gây hại... Người ta cũng nhận thấy việc làm đất kỹ, cày phơi ải đất hoặc luân
canh một số cây trồng với nhau sẽ giảm sâu bệnh phá hại.
Cho đến những năm 40 của Thế kỷ XX, khi mà các thuốc trừ sâu như DDT và
666 đã được nhận biết một cách đầy đủ thì công tác phòng trừ sâu bệnh của nông dân
đã chuyển sang giai đoạn mới. Sự kiện này đã khai sinh ra một kỷ nguyên mới: kỷ
nguyên thuốc trừ dịch hại tổng hợp hữu cơ theo lối sản xuất công nghiệp ra đời.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
5
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
DDT đã trở thành loại thuốc nổi tiếng đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong y tế
và quân đội vì hiệu lực của nó đối với ruồi muỗi và các loại ký sinh trùng truyền bệnh
nguy hiểm cho con người. Sau thế chiến thứ II, DDT được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp và đã nhanh chóng chiếm được sự tin cậy của nông dân vì hiệu quả trừ sâu rất
mạnh.
Với thị phần nông nghiệp hết sức to lớn, việc sản xuất và cung ứng các thuốc
BVTV đã trở nên hấp dẫn các Công ty hoá chất và từ đó hàng loạt thuốc BVTV ra đời,
lần lượt tỏa khắp các nước trồng lúa trên thế giới. Cuối cùng biện pháp phòng trừ bằng
hoá học đã được chấp nhận một cách phổ biến đến mức người ta đã tự đặt ra lịch phun
thuốc theo định kỳ để phòng trừ các loại dịch hại cây trồng.
Rõ ràng là các hợp chất trừ sâu tổng hợp đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao sản lượng nông nghiệp thế giới trong suốt các thập kỷ 50 và 60. Từ đó dẫn
đến cho rằng thuốc BVTV có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của BVTV. Người
ta chỉ chú trọng đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các thuốc hoá học vào
công tác bảo vệ cây trồng, các lĩnh vực khác liên quan đến BVTV ít được quan tâm
đến. Song một thực trạng xảy ra ở nhiều vùng trồng lúa là vấn đề bộc phát dịch hại,
người ta càng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu thì dịch hại bộc phát càng mạnh. Điều này
buộc các nhà Khoa học phải suy nghĩ xem xét lại biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng hoá học.
b. Tác hại của vịệc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng
Việc sử dụng biện pháp hoá học để phòng trừ sâu bệnh trong một thời gian dài
đã gây ra nhiều tác hại đáng kể. Trong khi sử dụng thuốc người ta nhận thấy muốn đạt
được hiệu quả trừ sâu như lúc ban đầu, hàng năm cần phải tăng nồng độ thuốc. Cho
đến một lúc nào đó sâu bệnh trở nên quen thuốc và không còn bị chết do thuốc, sâu đã
hình thành tính kháng thuốc. Từ việc kháng một loại thuốc, do sự sử dụng không đúng
cách con người đã tạo ra các chủng sâu kháng lại tất cả các loại thuốc trừ sâu.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu thiếu thận trọng cũng làm xuất hiện những loại sâu
hại mới mà trước đây chúng là loại sâu hại không quan trọng bị các loài khác lấn át. Sử
dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng cũng gây mất cân bằng sinh thái - đó là chuỗi
mắt xích giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch. Thuốc sâu tiêu diệt thiên địch - là yếu tố
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
6
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
kìm hãm mật độ sâu hại - nên sâu phát triển tự do và bộc phát thành dịch. Ngoài ra
thuốc trừ sâu còn gây ngộ độc cho con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống, đến động vật thuỷ sinh. Nguy hiểm hơn là nó tích luỹ trong nông sản để
rồi gây hại cho những người tiêu dùng các nông sản đó.
c. Sự ra đời của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Bằng việc phát hiện ra vấn đề sử dụng hoá chất BVTV đã làm mất cân bằng Hệ
sinh thái, làm huỷ diệt mối quan hệ bền vững giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch các
nhà Khoa học đã định hướng ra một chiến lược phòng trừ sâu bệnh mới đó là bằng
cách nào đó giữ cho được mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong Hệ sinh thái, cách duy
nhất là không tác động các hoá chất BVTV. Ý tưởng đó đã được kiểm chứng tại Viện
đấu tranh sinh học quốc tế (Malaysia) và Viện ngiên cứu lúa quốc tế (Philippiness)
bằng cách trồng lúa trong điều kiện không phun thuốc trừ sâu có đối chứng với việc
phun thuốc. Kết quả cho thấy ở ruộng không phun thuốc trừ sâu Hệ sinh thái được
cân bằng, thiên địch phát triển đủ sức khống chế sâu hại; ở ruộng có phun thuốc trừ sâu
thì ngược lại, sâu hại phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến năng suất. Với thành công
này, các nhà khoa học đưa áp dụng đại trà đầu tiên ở Indonesia năm 1986, tại vùng quê
hương Tổng thống Shuharto - nơi liên tiếp 2 năm 1985 và 1986 bị Rầy nâu hại nặng.
Các nhà khoa học đã hướng dẫn nông dân vùng này sử dụng giống kháng rầy, tác động
các biện pháp kỹ thuật cho cây trồng sinh trưởng khoẻ và không phun thuốc trừ rầy, lập
tức dịch rầy nâu bị lắng xuống. Trong hai vụ liên tục, bằng cách này các nhà khoa học
đã dập tắt dịch rầy nâu ở Indonesia. Trước thành công này, năm 1987 Tổng thống
Indonesia đã ra sắc lệnh cấm nhập 57 loại hoạt chất trừ sâu vào Indonesia. Từ đó đã
hình thành nên một biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới mà không cần sử dụng thuốc trừ
sâu và chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM ra đời. Từ Indonesia chương trình
quản lý dịch hại tổng hợp đã lan dần ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Năm 1992
VN đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network và từ đó đến nay chương trình
qủan lý dịch hại tổng hợp đã phát triển mạnh mẽ ở VN mang lại cho nông dân nhiều
lợi ích thiết thực.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
7
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
d. Định nghĩa và nguyên tắc IPM
IPM viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Integrated Pest Management, có nghĩa là quản
lý dịch hại một cách tổng hợp (Còn gọi là phòng trừ tổng hợp). Cho đến nay có nhiều
định nghĩa khác nhau về phòng trừ tổng hợp (PTTH) và dưới đây là định nghĩa phòng
trừ tổng hợp của FAO (1972) như sau: "Phòng trừ tổng hợp là một hệ thống quản lý
dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của
các loài sâu hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm
duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế".
Theo Oudejans (1991) PTTH quan niệm một cách lý tưởng là một hệ thống
phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt,
sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt được những sản lượng cao nhất
với tác hại tới môi trường ít nhất. IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc:
Trồng cây khỏe: chọn giống tốt, bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo
tiền đề cho cây trồng sinh trưởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại
những mất mát (lá, thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.
Bảo vệ thiên địch: thiên địch là côn trùng có ích, sử dụng nguồn thức ăn chính
là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể.Thiên địch đã
có sẵn trong tự nhiên và được bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng
ruộng.
Thường xuyên thăm đồng hàng tuần: quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để
có biện pháp tác động thích hợp (nước, phân...) giúp cây trồng phát triển tốt. Điều tra
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
8
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra
quyết định xử lý thích hợp.
Nông dân trở thành chuyên gia: chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực
nào đó. Huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là nông dân đã am tường về
canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công IPM
trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM. Nguyên tắc
náy mang tính xã hội và tính cộng đồng. Về nguyên lý IPM cần được hiểu:
- Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật tham
gia cần phải hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt cần khai thác tối đa các yếu tố
gây chết tự nhiên của sâu hại.
- Không thể cho rằng có thể tiêu diệt hết các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà
chỉ có thể duy trì mật độ chúng ở dưới mức gây hại có ý nghĩa. Như vậy, một biện
pháp phòng trừ sẽ được áp dụng nếu không thì giá trị tổn thất về sản lượng sẽ lớn hơn
chi phí của việc xử lý.
- Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là
nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch. Chấp nhận một mật độ sâu
hại nhỏ trên đồng ruộng là một ý tưởng tốt.
- Không thể quan niệm quản lý dịch hại tổng hợp là một qui trình cứng nhắc để
áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân
theo để xác định một giải pháp tối ưu trong một tình huống cụ thể. IPM là sự vận dụng
linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.
2.1.1.2 Lược sử hình thành chương trình “Ba giảm ba tăng”
a. Lịch sử hình thành chương trình “Ba giảm ba tăng”
Nói đến giải pháp “Ba giảm ba tăng” hầu như bà con nông dân nào cũng đều
biết, giải pháp đã được 3 nhà khoa học của Việt Nam đề nghị trong hội nghị Quốc tế
"Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh trong hệ thống thâm canh lúa" tổ chức tại Viện
nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI từ ngày 20-22 tháng 05 năm 2005. Tất cả đều nhất trí cao
về cơ sở khoa học đã được thảo luận trong hội nghị về đề xuất cần có một dự án mang
tên “Ba giảm ba tăng” nhằm giúp cho bà con nông dân của Việt Nam giảm đi phần nào
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
9
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
thiệt hại do áp dụng các phương pháp không đúng. Tháng 11 năm 2005 dự án đã nhận
được sự tài trợ của tổ chức Quốc tế (SDC), Switzerland, phát động lần đầu tiên tại Sở
NN và PTNT Cần Thơ với các tỉnh vùng ĐBSCL, sau đó là Sở NN và PTNT tỉnh Tiền
Giang. Một số nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần
Thơ, Trung tâm BVTV phía Nam cùng tham dự tập huấn cho bà con nông dân. Kết quả
nghiên cứu từ 2 tỉnh Cần Thơ và Tiền Giang cho thấy thuốc trừ sâu sử dụng giảm từ 13
đến 33%, trong khi đó hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu cũng giảm 11%. Năng suất
tăng từ 4,6 đến 5,6 tấn/ha (22%) ở tỉnh Cần Thơ và 4,5 đến 5,0 tấn (11%) ở Tiền
Giang. Từ những kết quả trên, giải pháp “Ba giảm ba tăng” sau đó được Bộ NN và
PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, đồng tác giả giải pháp gồm có một số nhà khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và nhiều cá nhân
là cán bộ lãnh đạo các Sở NN-PTNT các tỉnh. Năm 2008, “Ba giảm ba tăng” được
nhận giải thưởng của tổ chức Quốc tế DIABP (Dubai International Award for Best
practices) là một trong 100 giải pháp tốt nhất về nông nghiệp của các nước. Giải pháp
này đang được bà con nông dân chọn lựa cho canh tác thâm canh bền vững.
b. Khái niệm “Ba giảm ba tăng”
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập
cho những nông dân trồng lúa và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông
nghiệp bền vững. Bộ NN và PTNT đã quyết định thành lập và xây dựng chương trình
“Ba giảm ba tăng” áp dụng cho canh tác lúa.
Vậy trước hết phải hiểu “Ba giảm ba tăng” là gì? Ba giảm trong sản xuất lúa tức
là phải: (i) Giảm lượng giống gieo sạ; (ii) Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh; (iii) Giảm
lượng phân đạm. Như vậy, một câu hỏi đặt ra là tại sao phải giảm 3 yếu tố này? Khi
giảm như vậy thì năng suất có giảm không? Hiện nay theo tập quán sản xuất của bà
con nông dân mình thì lượng giống gieo sạ còn quá cao, đa số đều sử dụng với lượng
giống cao hơn hơn 150 kg/ha. Với lượng giống gieo sạ cao trước tiên sẽ làm tăng chi
phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này
kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần phun xịt
thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn,
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
10
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
phải bón thêm phân. Yếu tố giảm thứ 2 là lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc BVTV
đa số đều là những độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có
hại cho con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường
nước và đất. Nếu bà con áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng hạt
giống, bón phân cân đối - hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa có
bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng (TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt
hơn. Yếu tố thứ 3 cần giảm đó là cần giảm lượng phân đạm (N). Thông thường bà con
nông dân rất ưa chuộng phân đạm như Urê, SA... Vì phân đạm nhanh làm cho lúa bốc
(sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh). Nhưng nếu bà con bón quá lượng
phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng suất mà
còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm
năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền mua phân, lượng đạm (N) dư thừa làm ô nhiễm
môi trường và là một trong những nguyên nhân gây ung thư (Do dư thừa chất NO 3- -->
NO2 trong nước và nông sản). Như vậy, muốn bón đúng liều lượng để hạn chế tác hại
trên, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Bón đạm (N) cần sử dụng
dụng cụ bảng so màu lá lúa sẽ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa. Khi áp dụng ba
giảm thì năng suất không giảm mà có chiều hướng tăng và điều chính yếu là tăng lợi
nhuận cho người nông dân trồng lúa.
Còn chương trình ba tăng thì cần hiểu như thế nào? Và phải làm gì? Ba tăng tức
là: (i) Tăng năng suất lúa; (ii) Tăng chất lượng lúa gạo; (iii) Tăng hiệu quả kinh tế. Như
vậy, muốn tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa, áp dụng ba
giảm. Muốn tăng chất lượng lúa gạo cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp
lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch. Nếu áp dụng tốt chương trình ba giảm và 3
yếu tố tăng kể trên thì việc tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa rất dễ dàng đạt
được. Đây là mục tiêu chính của chương trình “Ba giảm ba tăng”.
2.1.1.3 Những chuyển đổi trong phương pháp quản lý dịch hại trên luá (IPM) ở tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi có điạ lý thuận lợi nằm 2 bờ sông Thương và
sông Cầu nên hằng năm lượng phù sa bồi đắp đã làm phong phú thêm độ mầu mở cho
đất giảm phần nào mất mát sau vụ mùa canh tác. Tuy nhiên, vài năm gần đây với tiến
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
11
Khoa Kinh tế và Phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lương Quang Tuyên Kinh tế 51C
trình đa dạng hoá cây trồng, hệ thống kinh mương ngày càng được đầu tư trên điện
rộng kết hợp với hệ thống giao thông đã hình thành nên những hệ thống đê bao khép
kín, người dân có thể canh tác 3 - 4 vụ lúa /năm với hậu quả là năng suất lúa sẽ giảm
dần theo thời gian nếu không được bổ sung dinh dưỡng thỏa đáng. Ngoài vấn đề dinh
dưỡng làm giảm trực tiếp năng suất lúa do không cung cấp thoả mãn nhu cầu sinh lý
cây trồng nó còn gián tiếp làm gia tăng áp lực dịch hại trên ruộng lúa do:
- Mất cân đối trong nhu cầu dinh dưỡng cây sinh ra sự phát triển không bình thường.
- Giảm tính kháng hay tính chống chịu với dịch hại (đặc biệt là với bệnh đạo ôn
và bù lạch).
Và nhất là với tập quán canh tác truyền thống trước đây như gieo sạ dầy 200300kg/ha, bón phân chỉ toàn NPK, DAP, Urê.
Có lẽ canh tác lúa ngắn ngày hay trồng giống lúa cải thiện đã giúp cho sản lượng
lúa gạo trên thế giới gia tăng không ngừng, đồng thời làm nên cuộc cách mạng xanh
trong những năm 1970. Vào thời điểm ấy mọi nỗ lực của các nhà khoa học nghiên cứu
về lúa trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học của IRRI đã tạo ra 1 bước đột phá
trong công tác giống và kỹ thuật canh tác giống lúa mới; song song với những nổ lực
của các nhà khuyến nông cũng tăng cường mọi hoạt động như trình diễn, hội thảo,…
để nhằm hướng nông dân đến với sản xuất lúa cải thiện, sử dụng phân hóa học mà thay
đổi dần tập quán gieo trồng các giống lúa mùa địa phương như: Nàng tây, Tàu binh,
Chệt cụt,…năng suất thấp. Và trong giai đoạn này, mục tiêu của nhà khuyến nông cũng
như nông dân là làm thế nào để đạt năng suất cao nhất - áp dụng mọi giải pháp (giống,
phân bón, thuốc hoá học, kỹ thuật canh tác,..).
Tuy nhiên theo tiến trình phát triển của xã hội, với sự gia tăng nhanh chóng về
dân số đã tác động lực mạnh mẽ trong sản xuất lúa trong việc khai hoang phục hóa
nâng dần diện tích gieo trồng lúa cải thiện mới có thể thỏa mãn nhu cầu lương thực cho
xã hội. Nhưng năng suất lúa tăng đến 1 mức độ nào đó cũng phải dừng lại bởi yếu tố di
truyền và những nhân tố ngoại sinh khác, nhất là dịch hại xảy ra trên ruộng lúa ngày
càng trầm trọng hơn song song với việc sử dụng phân hoá học không hợp lý. Mặc dù
với những tiến bộ vượt bậc trong ngành hóa nông nghiệp đã hỗ trợ đắc lực cho sản xuất
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội
thôn
12
Khoa Kinh tế và Phát triển nông