Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo Tìm hiểu tổng quan về phần mềm quản trị dự án BUGZILLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 43 trang )

Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BUGZILLA..................................................4
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DỰ ÁN (QUẢN LÝ LỖI)
KHÁC..............................................................................................................13
CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT................................................................................18
CHƯƠNG IV: DEMO.....................................................................................26
KẾT LUẬN.....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................43

Tin Kinh Tế K56
1


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

MSV

Tên sinh viên

Công việc
Chương II: So sánh

1


1121050056

Nguyễn Thị Khánh Linh

Bugzilla và Jira

Phạm Thị Loan

Chương III và IV
Chương I và II

2

1121050059

Tin Kinh Tế K56
2


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý dự án, kiểm soát và theo dõi lỗi là những vấn đề luôn phát sinh
trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Theo dõi và quản lý vấn đề và lỗi phát
sinh trong quá trình của một dự án là một công việc rất quan trọng, nhưng rất
ít các dự án được quản lý một cách hiệu quả. Bugzilla là một phần mềm mã
nguồn mở để theo dõi và quản lý lỗi, nhờ đó mà các vấn đề trong phát triển
dự án trở nên dễ dàng hơn với mọi tổ chức.
Trong phạm vi đề tài: “Tìm hiểu Phần mềm quản trị dự án Bugzilla web.
Đề mô”, chúng em sẽ giới thiệu đến thầy, cô và các bạn những nội dung

chính về Bugzilla như sau:
CHƯƠNG I: Tổng quan về Bugzilla
CHƯƠNG II: Một số phần mềm quản lý lỗi khác
CHƯƠNG III: Cài đặt Bugzilla trên Windows
CHƯƠNG IV: Cách sử dụng, Demo

Tin Kinh Tế K56
3


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BUGZILLA
1.1 Lịch sử phát triển
Bugzilla là một hệ thống quản lý bug miễn phí và rất thông dụng hiện nay.
Cha đẻ của nó là Terry Weissman. Được khai sinh lần đầu tiên vào năm 1998
cho một dự án của Mozilla. Nó được tạo ra nhằm giám sát lỗi cho bộ phần
mềm Netscape Comminicator. Nó vốn được viết bằng ngôn ngữ Tcl, nhưng
sau đó được Terry chuyển sang Perl với hi vọng nó sẽ được mọi người đóng
góp phát triển nhiều hơn nữa và Bugzilla 2.0 ra đời là kết quả của sự thay đổi
đó. Kể từ đó một số lượng lớn các dự án, cả thương mại và tự do đã chuyển
sang dùng Bugzilla làm phương pháp chính của họ để theo dõi các lỗi phần
mềm. Đến tháng 4 năm 2000, Weissman trao quyền phát triển Bugzilla cho
Tara Hernandez, dưới sự lãnh đạo của Tara, một vài người trong số những
người đóng góp thường xuyên bị thúc ép phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, và
Bugzilla đã bắt đầu thực sự trở thành một nỗ lực của cả nhóm. Vào tháng
07/2011 Tara đã chuyển quyền kiểm soát cho Dave Miller, và Dave là người
chịu trách nhiệm cho đến bây giờ. Một số version nổi bật của Bugzilla như
3.0, 3.4, 4.0 và 4.2, …
1.2 Một số phiên bản nổi bật

1.2.1 Bugzilla 3.0
Kể từ ngày phát hành đầu tiên cho đến năm 2007, Bugzilla đã được sử
dụng bởi hàng ngàn công ty trên khắp thế giới với hàng triệu người sử dụng.
Nó đã trở thành tiêu chuẩn cho các phần mềm mã nguồn mở theo dõi lỗi sau
này. Rất nhiều công ty đã chuyển từ các hệ thống bug – tracking tốn kém sang
dùng Bugzilla. Nó đầy đủ tính năng hơn so với các hệ thống mà họ phải trả
hàng trăm, hàng ngàn đô la cho. Một số tính năng mới của Bugzilla 3.0 so với
các phiên bản trước:
• Fields tùy chỉnh
Tin Kinh Tế K56
4


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
• Hỗ trợ các mod_perl cải thiện hiệu suất
• Giao diện XML – RPC
• Tạo và sửa Bugs bằng Email
1.2.2 Bugzilla 3.4
Bugzilla 3.4 được phát hành vào ngày 20/07/2009 bao gồm nhiều cải tiến
đáng kể so với các phiên bản trước:
• Các tùy chỉnh được cải tiến
• URL cho các tìm kiếm ngắn hơn, vì vậy nó có thể dễ dàng chia sẻ
hơn
• Địa chỉ email của người dùng có thể được ẩn (giúp ngăn chặn thư
rác)
1.2.3 Bugzilla 4.0
Bugzilla 4.0 được cho là version tốt nhất trong lịch sử của Bugzilla, nó
được phát hành vào ngày 15/02/2011 và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến
bây giờ.
Ngoài những đặc điểm có từ version 3.6 thì Bugzilla 4.0 mang lại nhiều

tính năng tuyệt vời mới và những cải tiến giao diện người dùng bao gồm:
• Trang tìm kiếm nâng cao được thiết kế lại hoàn toàn
• Phát hiện trùng lặp tự động khi nộp lỗi
• Kiểm soát hoàn toàn và thu hồi các lỗi thông qua Webservices,
bao gồm cả lỗi cập nhật hiện tại
• Thiết kế lại các biểu tượng trang chủ
• Những cải tiến trong khả năng sử dụng
1.2.4 Bugzilla 4.2
Bugzilla 4.2 được phát hành vào ngày 22/02/2012, 1 năm sau sự ra đời của
Bugzilla 4.0. Phiên bản này đi kèm với một số tính năng và cải tiến mới.
Bugzilla 4.2 chứa đựng những cải tiến lớn để tìm kiếm, hỗ trợ cho SQLite,
cải thiện Webservices và nhiều cải tiến khác.

1.2.5 Lịch sử phát triển của Bugzilla qua từng giai đoạn:
Tin Kinh Tế K56
5


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Hình 1: Lịch sử phát triển của Bugzilla qua từng giai đoạn
1.3 Bugzilla
1.3.1 Khái niệm
Bugzilla là hệ thống phần mềm theo dõi lỗi mã nguồn mở cho phép cá
nhân hoặc nhóm các nhà phát triển theo dõi các lỗi xác suất xảy ra trong dự
án của họ một cách hiệu quả. Trong đó, đội ngũ kiểm tra chất lượng phần
mềm (QC – Quality Control) quản lý hệ thống này. QC có trách nhiệm tạo ra
vấn đề và gán quyền cho những thành viên khác trong dự án. Nếu có bất kì
yêu cầu hay đề nghị gì cho hệ thống, các thành viên phải gửi Email cho
Helpdesk với tiêu đề “Bugzilla” để giải quyết. Hình 2 mô tả các thông tin đầu

vào (input), quá trình (process) và thông tin đầu ra (output) của hệ thống
Bugzilla. Trong đó, thông tin đầu vào là các thông tin lỗi và thông tin đầu ra
là trạng thái của lỗi (đã sửa hay chưa).

Tin Kinh Tế K56
6


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Hình 2: Mô tả sơ lược về hệ thống Bugzilla
1.3.2 Qui trình hoạt động của hệ thống

Hình 3: Sơ đồ miêu tả qui trình hoạt động của hệ thống Bugzilla
Tin Kinh Tế K56
7


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
Qui trình hoạt động của hệ thống Bugzilla được mô tả như sau:
-Bộ phận kiểm tra phần mềm trong quá trình kiểm thử phát hiện ra lỗi, ghi
nhận các thông tin cần thiết vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động gửi email đến
những cá nhân có liên quan (thường là bộ phận phát triển phần mềm).
-Cá nhân có liên quan sẽ vào hệ thống và theo dõi các thông tin về lỗi. Sau
đó đánh giá, phân tích nguyên nhân và mức độ liên quan.
• Nếu phù hợp, người đó có thể tự động chỉnh sửa code và sửa lỗi
trên, hoặc cũng có thể giao cho người khác (với cấp bậc thấp
hơn). Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi và đảm bảo chạy đúng yêu
cầu, họ sẽ submit code lên SVN hoặc TFS, đồng thời sửa lại
trạng thái lỗi trong hệ thống Bugzilla từ “có lỗi” thành “đã sửa”.

• Nếu không phù hợp, người đó có thể thay đổi trạng thái và gán
công việc sửa lỗi này cho một người khác phù hợp hơn.
-Kết thúc.
1.3.3 Chức năng
-Bugzilla quản lý qui trình sửa lỗi phần mềm miễn phí.
-Cho phép quản lý qui trình hoạt động cũng như tiến độ test lỗi của từng
dự án.
-Cho phép nhiều user làm việc cùng lúc, dễ tìm kiếm và phân bổ công việc
cho từng thành viên.
-Cập nhật thông tin cho từng thành viên tham gia dự án thông qua chức
năng gửi thư điện tử.
1.3.4 Các thành phần của Bugzilla
-Administration: Người quản lý của một bug.
-Bugzilla-General: Tạo, thay đổi và xem bugs
-Email: Những hoạt động được gửi bởi bugzilla liên quan đến email, như
post lỗi và sửa lỗi.
-Query/Buglist: Liên quan đến các hoạt động tìm kiếm lỗi và xem buglist
-Báo Cáo
Tin Kinh Tế K56
8


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
-Tài khoản người dùng: Các hoạt động quản lý tài khoản người dùng, các
truy vấn đã lưu, tạo tài khoản, thay đổi mật khẩu, đăng nhập,…
-Giao diện người sử dụng
1.3.5 Vòng đời của một Bug:

Hình 4: Vòng đời của một bug trong bugzilla 4.4rc2


Tin Kinh Tế K56
9


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
1.3.6 Các trạng thái của bug
a) UNCONFIRMED
Trạng thái này là người test lỗi (1 user bình thường) phát hiện và post
(được cho là bug) lên hệ thống, khi ở trạng thái này, bug còn chưa được xác
định nó có phải bug hay không, cần phải có người kiểm tra lại. Ở trạng thái
này bug có thể chuyển sang các trạng thái như: NEW, ASSIGNED,
RESOLVED.
b) NEW
Trạng thái NEW là bug mới vừa được post lên hệ thống quản lý bug. Sau
khi post bug thành công thì hệ thống Bugzilla sẽ gửi mail tới những thành
viên liên quan như DEV (người được phân công fix bug này), PJ Leader (Test
leader).
c) ASSIGNED
Trạng thái này là bug được phân công cho DEV nào đó fix, lúc này bug
vẫn chưa được fix.
Từ trạng thái này, bug có thể được chuyển trạng thái NEW (chuyển cho
người khác fix bug) hoặc RESOLVED (đã fix xong bug).
d) RESOLVED
Trạng thái này là bug đã được sửa xong, kết quả có thể là FIX, INVALID,
WONTFIX, DUPLICATE, LATER hoặc REMIND.
Ở trạng thái này, bug có thể chuyển sang trạng thái REOPEN, VERIFIED,
CLOSED hoặc UNCONFIRM (trường hợp này ít dùng, thường dùng trong
trường hợp vấn đề này còn đang tranh cãi không biết phải xử lí thế nào).




FIXED: bug đã được fix xong.
DUPLICATE: trùng với 1 bug nào đó đã tồn tại. Nếu chọn trạng

thái này thì phải nhập thêm bug id của bug bị trùng.

WONTFIX: bug này ko được fix vì lý do nào đó (có thể do
không có thời gian hoặc bug không quan trọng hoặc không sửa được)

INVALID: bug không hợp lệ, lỗi không do bug
Tin Kinh Tế K56
10


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla


LATER: vì lí do nào đó bây giờ chưa thể fix được, chờ fix sau

(có thể do chờ Q/A khách hàng).

REMIND: giống như LATER
Chỉ có tester/QC mới có quyền thay đổi trạng thái từ RESOLVED sang
các trạng thái khác sau khi đã test lại.
Từ trạng thái này, bug có thể chuyển qua: REOPEN, CLOSED,
UNCONFIRMED hoặc VERIFIED.
e) REOPEN
Trạng thái này là do tester chuyển từ trạng thái RESOLVED sang. Do sau
khi test lại thì bug vẫn còn bị lỗi hoặc gây ra lỗi khác khi thao tác tương tự
như bug cũ.

Ở trạng thái này bug có thể chuyển sang trạng thái RESOLVED hoặc
ASSIGNED.
f) VERIFIED
Trạng thái này là tester đã test lại xong và xác nhận bug này đã được fix.
Từ trạng thái này có thể chuyển sang trạng thái UNCONFIRMED,
REOPEN hoặc CLOSED.
g) CLOSED
Trạng thái này là bug đã được fix và được test lại xong. Kết thúc vòng đời
của một bug.
Trong trường hợp bug đã đóng rồi mà khi fix bug khác, gây ra lỗi bug này
nữa thì sẽ chuyển từ trạng thái CLOSED sang REOPEN.
1.3.7 Ưu điểm
-Bugzilla là công cụ Bug Tracking được sử dụng bởi nhiều tổ chức được
đánh giá top đầu hiện nay như: Mozilla, Facebook, NASA, Open Office,
RedHat, …
-Bugzilla là phần mềm trợ giúp làm tăng chất lượng sản phẩm, các thành
viên trong dự án sẽ có được những thông tin tốt hơn. Sử dụng Bugzilla giúp
Tin Kinh Tế K56
11


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
cải thiện sự hài lòng của khách hàng, làm tăng năng suất của quá trình phát
triển dự án.
-Khả năng hoạt động nhanh và nhẹ nhàng. Nó được thiết kế sao cho số lần
truy xuất vào cơ sở dữ liệu là ít nhất có thể, giảm thiểu các thao tác tính toán
dữ liệu nặng nề và cố gắng tránh tạo ra các đoạn code HTML quá lớn.
-Độ an toàn cao.
-Hỗ trợ các công cụ truy vấn và lưu các truy vấn.
-Bugzilla cho phép tùy chọn thiết lập email dựa trên hồ sơ người dùng và

người dùng có thể sử dụng thêm id email khác.
-Hệ thống phân quyền tuyệt vời, hoàn toàn miễn phí.
1.3.8 Nhược điểm:
-Việc tích hợp nhiều tính năng cũng đem lại một nhược điểm nhỏ cho
Bugzilla đó là để add được một bug lên mất khá nhiều thao tác và phải nắm
được qui trình của cả hệ thống mới post được.
-Hạn chế trong việc tích hợp với các công cụ khác.
-Đòi hỏi sự liên lạc và trao đổi thường xuyên giữa test leader và các thành
viên còn lại trong nhóm.
-Các thông tin trên Bugzilla chỉ đơn thuần là thông tin trao đổi giữa tester
và developer về bug liên quan, chưa thể hiện được cụ thể cách giải quyết bug
đó cũng như sự liên hệ giữa bug đó với các bug tương tự để có sự so sánh, đối
chiếu.

Tin Kinh Tế K56
12


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DỰ ÁN (QUẢN LÝ
LỖI) KHÁC
2.1 Mantis
Mantis là một web theo dõi lỗi dựa trên hệ thống theo dõi lỗi mã nguồn
mở. Nó được viết bằng PHP và làm việc trên nhiều cơ sở dữ liệu như MS
SQL, MySQL và PostgreSQL.
Project

Sub Project


Categories

Bugs

Mantis dựa vào quyền truy cập của người sử dụng và cho phép đóng góp
từng hạng mục. Mantis là công cụ mạnh mẽ tích hợp một số ứng dụng như
chat, wiki, …

Tính năng nổi bật:
 Sử dụng công cụ mã nguồn mở
 Hỗ trợ bất kì nền tảng nào chạy PHP (Windows, Linux, Mac,…)
 Người dùng có thể có một mức độ truy cập khác nhau cho mỗi dự án
 Hỗ trợ thông báo email toàn diện
 Không giới hạn số lượng người dùng, các dự án
 Sử dụng đơn giản, dễ dàng cài đặt
Tin Kinh Tế K56
13


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
2.2 BugNet
BugNet là công cụ theo dõi lỗi mã nguồn mở, được viết trên nền tảng
ASP.NET với công cụ hỗ trợ MySQL. Mục tiêu chính là giữ nền tảng code cơ
bản, dễ triển khai và mở rộng.
BugNet cho phép quản lý hiệu quả các lỗi, các yêu cầu tính năng và các
vấn đề khác cho dự án ở bất kì qui mô nào.

Tính năng nổi bật:







Hỗ trợ nhiều cơ sở dữ liệu
Hỗ trợ nhiều dự án
Có cộng đồng hỗ trợ trực tuyến
Quản lý vấn đề tốt
Dễ dàng chuyển hướng và quản lý

2.3 Bug Genie
Tin Kinh Tế K56
14


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Genie Bug là hệ thống theo dõi lỗi và quản lý dự án. Nó được thiết kế với
giao diện đẹp, hệ thống mạnh mẽ và thân thiện.
Genie Bug được phát triển trong PHP. Nó hỗ trợ đa nền tảng, đa cơ sở dữ
liệu và đa ngôn ngữ.
Genie Bug cũng hỗ trợ, cải thiện qui trình phát triển phần mềm bằng cách
quản lý các báo cáo lỗi, yêu cầu thông tin phản hồi từ người dùng và cung cấp
một giao diện dễ sử dụng.
2.4 Jira
Jira là một công cụ để theo dõi lỗi, quản lý dự án và được phát triển bởi
công ty Atlassian, Inc. Nó là một nền tảng độc lập.
Jira được thiết kế với trọng tâm vào kết quả công việc, có thể sử dụng
ngay và linh hoạt. Công cụ này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều
công ty và tập đoàn lớn trên thế giới như Cisco, Apache, BMW, HP, Adobe,



Tin Kinh Tế K56
15


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Tính năng nổi bật:
 Quản lý lỗi, tính năng, công việc, những cải tiến hoặc bất kì vấn đề gì
 Giao diện người sử dụng mạnh mẽ và dễ dàng cho người sử dụng.
 Tương thích những qui trình, nghiệp vụ theo các luồng công việc thông
thường
 Theo dõi các tệp gắn, những thay đổi và các phiên bản
 Dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác như Email, Excel,
RSS, XML,..
 Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở
dữ liệu.
2.5 So sánh Bugzilla và Jira
So với Bugzilla thì Jira có một số ưu điểm nổi trội hơn như:
• Mọi người đều có quyền cơ bản để thao tác trên một ticket, giúp cho
công việc nhanh chóng hơn (tester có thể tự mình mở ticket), người
phát triển (developer) có thể tự động gán ticket cho mình, tất cả các
hoạt động trên đều được giám sát bởi người có thẩm quyền.
• Việc hiển thị sự thay đổi mã nguồn (code log) liên quan khi fix bug
trong Jira sẽ giúp user dễ dàng quản lý, theo dõi quá trình và đóng góp
vai trò. Các thành viên khác khi xem code log cũng có thể đóng góp ý
kiến hoặc tham gia vào tiến trình này.
Tin Kinh Tế K56
16



Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
• Hỗ trợ chức năng liên kết các ticket có liên quan đến nhau, giúp người
dùng có được sự liên hệ, tham khảo cần thiết.
• Jira có khả năng tích hợp với các hệ thống khác (Fisheye, Crucible,
SVN,… ) với độ tin cậy cao, giúp nâng cao chất lượng quy trình phát
triển phần mềm.
- So sánh cụ thể giữa Bugzilla và Jira:
Công cụ
Jira

Bugzilla

Công cụ quản lý lỗi mã nguồn

Công cụ quản lý lỗi mã nguồn

Nhà phát

mở
Atlassian, Inc

mở
Mozilla Foundation

triển
Ngôn ngữ
Tính năng


Java
Theo dõi các bug, nhiệm vụ,

Perl
Chỉ sử dụng để theo dõi lỗi

Tính linh

dự án, …
Dễ dàng tích hợp với các công

phần mềm (bug tracking)
Không thể tích hợp được

hoạt
Tùy chọn

cụ khác
Tìm kiếm nâng cao

Tìm kiếm nâng cao

tìm kiếm
Tính năng

Báo cáo đa dạng, rộng rãi

Báo cáo thô sơ, không có khả

Tiêu chí

Nhiệm vụ

báo cáo

năng mở rộng

Tin Kinh Tế K56
17


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT
3.1 Các công cụ hỗ trợ cài đặt Bugzilla
Để cài đặt Bugzilla người sử dụng cần cài đặt một số tool hỗ trợ:
• Perl
• Database Engine (MySQL, PostgreSQL, Oracle)
• WebServer (Apache)
• Các modul của Perl
• Send mail
3.1.1 Perl (Practical Extraction and Report Language)
Perl là ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và
cho phép xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.
Perl là ngôn ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lí các
trang Web do có các ưu điểm:
• Có các thao tác quản lý tập tin, xử lí thông tin thuận tiện
• Thao tác với các chuỗi kí tự rất tốt
• Có một thư viện mã lệnh lớn do cộng đồng sử dụng Perl đóng góp
Các modul của Perl bao gồm: Required Perl moduls và Optional Perl
Moduls

3.1.2 My SQL
My SQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất trên
thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển
ứng dụng. Vì My SQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định, dễ sử
dụng, hoạt động trên nhiều hệ điều hành với hệ thống hàm tiện ích mạnh. Với
tốc độ và tính bảo mật cao, My SQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy
cập CSDL trên Internet. My SQL là miễn phí hoàn toàn nên có thể tải về miễn
phí với nhiều phiên bản khác nhau.
My SQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl và nhiều ngôn ngữ khác.
Nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các Web viết bằng PHP hay Perl.
Tin Kinh Tế K56
18


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla
3.1.3 Apache
WebServer là một service hỗ trợ hiển thị dữ liệu trên VPS đến người dùng
thông qua cổng mặc định là 80.
Apache là một WebService mã nguồn mở trên máy tính để chạy thử trang
PHP. Mặc dù là miễn phí nhưng Apache được đánh giá rất cao. Đến nay nó
vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho giải pháp máy chủ Web.
Apache có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhưng ổn định nhất
là trên Unix.
3.1.4 Sendmail
Sendmail là một trong những phần mềm đặc vụ để truyền tải thư tín thực
thi giao thức SMTP.
Sendmail chủ yếu tích hợp sẵn trong các phiên bản Linux. Cấu hình cơ bản
của một hệ thống Mail Server hoạt động dựa trên giao thức SMTP thông qua
sendmail.
3.2 Cài đặt Bugzilla trên Windows

-B1: Để cài đặt Bugzilla trước tiên ta dowload Bugzilla bằng cách search
google dòng tìm kiếm “download Bugzilla” hoặc tải theo link sau:
www.mediafire.com/download/330q2tpp0pp12sb/Bugzilla-Setup-4.0.rar
-B2: Sau khi tải về vào thư mục chứa file download và chạy file setup của
Bugzilla và nhấn next.

Tin Kinh Tế K56
19


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Tin Kinh Tế K56
20


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

-B3: Màn hình Server Configuration hiện lên với mặc định port 80 cho
apache và port 3306 cho MySQL. Ta điền password để sử dụng cho root và
bugs.

-B4: Nếu gặp lỗi port 80 thì ta có thể đổi port 81 cho apache. Điền
password cho root và bugs rồi ấn next

Tin Kinh Tế K56
21


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla


-B5: Điền email của admin, tên, passwword, và server SMTP và ấn next.

-B6: Điền username và password rồi ấn install để bắt đầu cài đặt.

Tin Kinh Tế K56
22


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Tin Kinh Tế K56
23


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

-B7: Chờ Bugzilla cài đặt sau đó nhấn enter.

-B8: Hoàn thành cài đặt Bugzilla trên môi trường Windows. Nhấn finish
để kết thúc.

Tin Kinh Tế K56
24


Tìm hiểu phần mềm quản trị dự án Bugzilla

Sau khi cài đặt xong.Giao diện bugzilla sẽ xuất hiện như sau:


Ta có thể đăng nhập vào hệ thống bằng quyền admin với tài khoản được
tạo trong lúc cài đặt hoặc tạo một account mới để đăng nhập.

Tin Kinh Tế K56
25


×