Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Quản lý nhà nước đối với hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Đỗ Đức Định
2. PGS.TS Nguyễn Thanh Đức

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả, số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Thị Thu Hằng


i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TÂNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ……………………………………………………..
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI..................................................
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ODA nói chung...................................................
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về KCHTKT…………............................................
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về QLNN đối với ODA……...................................
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC..............................................
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung.............
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về KCHTKT …………...........................................
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực
KCHTKT…………………………………………………………………
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về QLNN đối với vốn ODA ở Việt Nam…………
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN
CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN …………………………...........
1.3.1. Nhận xét chung về kết quả các công trình đã nghiên cứu……..…………
1.3.2. Khung phân tích của luận án……………………………………………...
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ...
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG
XÂY DỰNG KCHTKT ……………………………………………………………….
2.1.1. Tổng quan về vốn ODA và Kết cấu hạ tầng kinh tế……………………...
2.1.2. Khái niệm QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT…………...…
2.1.3. Sự cần thiết của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT…...
2.1.4. Nội dung QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT.……….…

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT…………………………………………………………………
2.1.6. Tiêu chí đánh giá QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT..................................................................................................
2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY
DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ….
2.2.1. Những kinh nghiệm thành công ……………………………………….
2.2.2. Những kinh nghiệm chưa thành công ...................………………………
2.2.3. Bài học rút ra cho Việt Nam về QLNN đối với vốn ODA trong xây
dựng KCHTKT..……………………………………………………...….

ii

1

7
7
7
9
9
12
12
14
15
16
21
21
22
24
24

24
32
34
40
43
52
55
55
61
63


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA
TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM…....
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM…………….....
3.1.1. Khái quát thực trạng KCHTKT của Việt Nam………………………
3.1.2. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT tại Việt Nam……………………………………….………
3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY
DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2015
3.2.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến vốn ODA trong xây dựng KCHTKT
của Việt Nam………………………………………………………..…
3.2.2. Cơ cấu bộ máy QLNN và phân cấp quản lý đối với vốn ODA trong xây
dựng KCHTKT……………………………………………….……….
3.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch và vận động vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT…………………………………………………………….…
3.2.4. Thẩm định, phê duyệt các chương trình dự án ODA trong xây dựng
KCHTKT……………………………………………………………..
3.2.5. Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA trong xây dựng KCHTKT….

3.2.6. Đánh giá, giám sát việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT …………………………………………………………......
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA
TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM………
3.3.1. Một số thành tựu đạt được của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT………………………………………………………..…….
3.3.2. Những hạn chế của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng KCHTKT.
3.3.3. Nguyên nhân các hạn chế của QLNN đối với vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT……………………………………………………………
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ………………………
4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG…………….……
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ………………………………………………………….
4.1.2. Bối cảnh trong nước………………………………………………………
4.1.3. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đến quản lý thu hút và sử
dụng ODA trong xây dựng KCHTKT......................................................
4.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI VỐN ODA TRONG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM…….
4.2.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng và phát triển KCHTKT ở Việt Nam….

iii

66
66
66
68
75
75
77

81

83
87
89
92
92
98
109

115
115
115
116
118
121
121


4.2.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA trong xây dựng KCHTKT…...….
4.2.3. Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn
ODA trong xây dựng KCHTKT ……………………………………….
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ……...…....
4.3.1. Nâng cao nhận thức về vốn ODA nói chung, ODA trong xây dựng
KCHTKT nói riêng……………………………………..………………
4.3.2. Xây dựng quy hoạch, tăng cường vận động, hướng vốn ODA vào
đồng bộ và hiện đại hóa KCHTKT, coi trọng những công trình thiết yếu
4.3.3. Hoàn thiện khung pháp lý và cải thiện thủ tục QLNN đối với vốn ODA
trong xây dựng KCHTKT…………………………………………….

4.3.4. Bố trí kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA trong xây dựng
KCHTKT.................................................................................................
4.3.5. Nâng cao chất lượng chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt dự án ODA cho
KCHTKT…………………………………………………………….
4.3.6. Xây dựng cơ chế cho địa phương vay lại và tạo điều kiện để khu vực tư
nhân tiếp cận nguồn ODA vốn vay trong xây dựng KCHTKT ……….
4.3.7. Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thu
hút và sử dụng vốn ODA cho KCHTKT…………………………...….
4.3.8. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
quản lý và thực hiện dự án ODA, đặc biệt ODA cho KCHTKT……...
4.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG KCHTKT………………………………………
4.4.1. Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô…………………………………………
4.4.2. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn dân trong phòng,
chống tham nhũng, lãng phí ……………………………………………
4.4.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước…………………………..…
4.4.4. Giữ gìn và phát triển quan hệ đối tác tốt đẹp với các nhà tài trợ………
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………

iv

124
126
129
129
131

133
136
137
139
141
144
146
147
147
148
150
151
154
155
164


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TỪ VIẾT
TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á


CG

Consultative Group

Hội nghị Nhóm tư vấn thường
niên các nhà tài trợ dành cho Việt
Nam

DAC

Development Assistance
Committee

Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP


Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân
Giao thông Vận tải

GTVT
IMF

International Monetary
Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

JICA

Japan International
Cooperation Agency

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KCHT

Kết cấu hạ tâng

KCHTKT

Kết cấu hạ tầng kinh tế

KH&ĐT


Kế hoạch và Đầu tư

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation for Economic
Co-operation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

PMU

Project Management Unit

Ban Quản lý dự án

QLNN

Quản lí nhà nước

UBND


Ủy ban nhân dân

UNDP

United Nation Development
Programme

Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

VDPF

Vietnam Development
Partner Forum

Diễn đàn đối tác phát triển Việt
Nam thường niên

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1: Một số công việc và Trách nhiệm của Các cơ quan liên quan

80

trong Bộ máy QLNN đối với vốn ODA đối với xây dựng
KCHTKT
2

Bảng 3.2: Mười quốc gia nhận ODA nhiều nhất trên thế giới

93

3

Bảng 3.3: Tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân so với GDP,

96

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội và Tổng vốn đầu tư từ Ngân sách
nhà nước thời kỳ 2011 – 2015
4

Bảng 4.1: Lượng vốn ODA trung bình năm đầu tư cho các nước
đang phát triển


116

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1: Khung phân tích QLNN trong xây dựng KCHTKT

23

2

Hình 2.1: ODA đầu tư theo ngành ở các khu vực địa lý năm 2013

44

3

Hình 3.1: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993 - 2014

69

4


Hình 3.2: ODA hỗ trợ ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

70

5

Hình 3.3: Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong

78

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế Việt Nam
6

Hình 3.4: Quy trình thẩm định, phê duyệt các chương trình dự án

84

ODA trong xây dựng KCHTKT.
7

Hình 3.5: Vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 1993 – 2014

95

8

Hình 3.6: Số lượng nhân sự tham dự chương trình tập huấn cho các

97


PMU của WB năm 2013 và 2014

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, kết cấu hạ tầng kinh
tế là cơ sở vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ và
hiện đại, nền kinh tế mới có khả năng phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Chính vì
vậy, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế là ưu tiên của nhiều quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế đối với sự phát triển
của đất nước, ngay từ đầu những năm đổi mới, Việt Nam chủ trương huy động ở mức
cao nhất nguồn vốn nước ngoài, trong đó vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã và
đang chứng minh vai trò quan trọng không thể phủ nhận đối với xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế Việt Nam.
Những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế được xây dựng và nâng cấp bằng vốn
ODA như hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, các nhà máy điện, hệ thống trạm
biến thế và dây tải điện, các dự án cấp thoát nước, hệ thống bưu chính viễn thông... đã
đặt cơ sở nền tảng cho phát triển kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh
tế nhanh, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, gia tăng trao đổi thương mại
và cung ứng dịch vụ, phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội, bảo đảm an ninh quốc
phòng, xoá đói giảm nghèo và tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển rút ngắn khoảng
cách giữa các vùng miền, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tạo diện mạo mới cho
đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế của nước ta vẫn là trở ngại
hàng đầu, “nút thắt cổ chai” và là một trong ba khâu cần đột phá để tạo điều kiện phát
triển kinh tế đất nước.
Là một nguồn vốn quốc tế, ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế của
mỗi quốc gia tiếp nhận lại có tác dụng ở mức độ khác nhau, bên cạnh các yếu tố khách

quan thì phần cốt yếu là do công tác quản lý nhà nước. Vốn ODA là một nguồn vốn
thuộc ngân sách nhà nước, được nhà nước quản lý việc thu hút và sử dụng. Vì vậy, đối
với hiệu quả vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, vai trò của quản lý nhà
nước là hết sức quan trọng.
Quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở
Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp lý cơ bản cho thu hút và sử

1


dụng vốn ODA liên tục được cải cách, bộ máy quản lý vốn ODA dần được kiện toàn,
công tác vận động thu hút ODA đạt được kết quả đáng khích lệ,... Tuy nhiên, công tác
này còn nhiều yếu kém cần nhanh chóng khắc phục như quy hoạch kế hoạch yếu, thiếu
tầm nhìn dài hạn; thủ tục quản lý phức tạp và khác biệt với nhà tài trợ; bố trí vốn đối
ứng không đầy đủ, kịp thời; giải phóng mặt bằng chậm; giám sát đánh giá dự án chưa
chặt chẽ; thiếu chế tài xử lý vi phạm; trình độ cán bộ quản lý yếu,… dẫn đến tình trạng
chi phí đầu tư cao, hiệu quả thấp, thất thoát vốn lớn, để xảy ra nhiều vụ việc gây chấn
động dư luận như vụ tiêu cực của Ban quản lý dự án 18, vụ tiêu cực tại Ban quản lý dự
án Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh (PCI); vụ nghi vấn
Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để được
nhận thầu dự án,…
ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi nhưng cũng là nguồn vốn có khả năng gây
nợ cao nếu sử dụng kém hiệu quả. Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế lại là những
công trình có quy mô lớn, kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn chậm và
tồn tại lâu dài với kinh tế xã hội, quản lý nhà nước về những công trình dự án này nếu
không đáp ứng yêu cầu thì nền kinh tế và toàn bộ xã hội sẽ phải gánh chịu sự lãng phí
lớn về nguồn lực trong khi đất nước khan hiếm vốn cho quá trình phát triển.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào tình trạng trì trệ sau cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới năm 2008 và nợ công Châu Âu tiếp tục diễn ra sau đó, nguồn cung
ODA trên thế giới có xu hướng giảm sút do khó khăn tài chính của các nhà tài trợ.

Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và nợ công của
nước ta cũng đang có xu hướng tăng lên. Mặt khác, nhu cầu vốn của các nước đang
phát triển như nước ta ngày càng gia tăng cho những nhu cầu phục hồi kinh tế, chuyển
đổi mô hình và tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng, giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu,… Điều đó cho thấy, việc thu hút ODA của Việt Nam đứng trước nhiều
thách thức. Trong bối cảnh đó, thu hút được nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đã khó,
quản lý nguồn vốn này để đem lại lợi ích thực sự, đáp ứng yêu cầu phát triển trong
nước và yêu cầu của các nhà tài trợ càng khó hơn.
Thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần có những cải cách trong quản lý nhà nước
cho phù hợp với tình hình mới để vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
phát huy hiệu quả cao hơn đối với phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn nợ
công quốc gia.

2


Xuất phát từ những lý do trên, việc phân tích đánh giá một cách khách quan
thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn ODA trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế là vấn đề cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, đề tài
"Quản lý nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam" vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn
và được nghiên cứu sinh lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, Luận án đề xuất các giải pháp
nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ

nghiên cứu sau:
(i) Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế.
(ii) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế của một số quốc gia để có thể vận dụng vào điều kiện
thực tiễn Việt Nam.
(iii) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế trong giai đoạn 1993-2015, chỉ rõ những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân.
(iv) Tìm hiểu bối cảnh và xu hướng trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thu hút và sử
dụng vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam.
(v) Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn
2015 - 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khoa học: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước đối với vốn ODA trong phạm vi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế được đặt trong
mối quan hệ với nền kinh tế quốc gia và tình hình quốc tế.
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về vốn
ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Phần lớn thông tin, số liệu sẽ được thu thập, cập nhật và tính toán
chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1993 (khi Việt Nam nối lại quan hệ với cộng đồng các

nhà tài trợ quốc tế) cho đến năm 2015. Phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm
2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận nghiên cứu của Luận án: Có
nghĩa là, Luận án nghiên cứu việc thu hút và sử dụng vốn ODA cho xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế trong mối quan hệ biện chứng với các nguồn vốn khác và vốn ODA
đầu tư cho các lĩnh vực khác; nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong mối quan hệ biện chứng với việc quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội khác;
nghiên cứu các mặt quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế trong mối quan hệ biện chứng với nhau,...
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương
pháp định tính và các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích hệ thống,
logic, lịch sử: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm phân tích so
sánh dọc để thấy được sự khác biệt vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở
thời điểm này so với thời điểm trước. Phương pháp so sánh còn được sử dụng để so
sánh các nội dung của công tác quản lý nhà nước về vốn ODA trong xây dựng
KCHTKT của Việt Nam với công tác này ở một số nước khác, kể cả những nước
thành công hay không thành công trong sử dụng vốn ODA. Phân tích hệ thống thể
hiện ở việc nghiên cứu QLNN về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT được đặt trong
tổng thể về chính sách tài chính lẫn quy hoạch,... của quốc gia. Đánh giá từng nội dung
quản lý nhà nước về vốn ODA trong xây dựng KCHTKT trong mối quan hệ với các
yếu tố tác động như chính trị, kinh tế, xã hội, gắn với bối cảnh, điều kiện cụ thể trong

4


nước và quốc tế từng thời kỳ nhất định để có thể rút ra những nhận định khoa học
trung thực, chính xác, thuyết phục.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số
liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu về lý luận và thực tiễn quản lý thu hút và sử
dụng vốn ODA trong kết cấu hạ tầng kinh tế. Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu
thống kê, các báo cáo của các tổ chức, cơ quan có uy tín như: Ngân hàng thế giới,
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,... Bên cạnh
đó, luận án cũng tham khảo các công trình nghiên cứu của các cá nhân được đăng tải
trên sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án, bài báo,... của các nhà khoa học
trong và ngoài nước. Trên cơ sở số liệu đó, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở nước ta và đưa ra giải
pháp phù hợp.
5. Những đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế. Trong đó, tác giả đã làm rõ thêm khái niệm, tầm quan trọng,
nội dung của quản lý nhà nước đối với vốn ODA, cụ thể trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế.
- Xây dựng và phân tích 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với
vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế.
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam cho đến năm 2015, chi tiết ở hầu hết các nội
dung quản lý nhà nước, chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
- Phân tích bối cảnh tác động, định hướng cũng như quan điểm quản lý nhà nước
đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đề xuất một số giải pháp
có tính chất gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam và điều kiện bảo đảm thực hiện
các giải pháp này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án đã làm sáng tỏ hơn một bước cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với
vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. Những vấn đề thực tiễn mà luận án

đề cập góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn ODA

5


trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam.
Sau khi hoàn thiện, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, hoạch định chính sách và thực tiễn về các vấn đề có liên quan
đến quản lý nhà nước về vốn ODA nói chung, quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần lời cam đoan, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng,
hình, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được kết cấu
thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với vốn ODA
trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế tại Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với vốn
ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRONG XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Nghiên cứu quản lý nhà nước (QLNN) đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế (KCHTKT) dành được sự quan tâm
đáng kể của các học giả Việt Nam và trên thế giới.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ODA nói chung
Vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy,
các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm nghiên cứu về nguồn vốn này.
The history of Official Development Assistance, OECD của Helmut Führer,
(1996) là một công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của vốn ODA
cùng với các hoạt động của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) - Cơ quan chuyên cung
cấp ODA do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) lập ra - qua các thập kỷ,
với những con số và sự kiện một cách chi tiết. Công trình này cho thấy ý nghĩa của
ODA trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các nước nghèo và những nỗ lực
của DAC trong nhiều năm qua [105].
Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
OECD, Nhật Bản,... thường tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của vốn ODA tại
các quốc gia tiếp nhận để từ đó đưa ra chính sách và các khuyến cáo như: Thực trạng
viện trợ 1998-1999, thực trạng viện trợ 2000 của WB. Đây là bức tranh tổng thể tình
hình thực hiện ODA trên toàn thế giới. OECD cũng có nhiều công trình nghiên cứu
tổng quan về vốn ODA với những con số thống kê chi tiết theo nhà tài trợ, nước nhận
viện trợ, ngành nhận viện trợ… như trong tác phẩm Development Aid at a Glance Statistics by Regions – 1. Developing countries 2015 hay OECD statistics in a post2015 world - Outcomes of the 2014 OECD DAC High Level Meeting năm 2015.
National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS) Development Forum
(2010), ODA Reform: Five Recommendations-Moving into the 21st century Development Cooperation (DC), Multi-sectoral Task Force for the Reform of
Japanese ODA lại dựa trên các cuộc thảo luận chuyên sâu của nhóm tác giả tổ chức
vào năm 2010, năm khuyến nghị đã được đưa ra cho việc cải cách ODA của Nhật Bản.

7


Đó là: chuyển đổi hỗ trợ phát triển ODA thành Hợp tác - Phát triển DC; Tăng cường

năng lực chính sách trên trường quốc tế; Tăng cường quan hệ đối tác, tăng nguồn vốn
cho các nước đang phát triển; Thiết lập một chiến lược hợp tác mới cho Châu Á:
hướng tới hợp tác theo mô hình mạng…[113].
Bài viết Japanese ODA stimulates Indian infrastructure Development, của
Rohit Sinha and Geethanjali Nataraj, ORF (2013) đăng trên East Asia Forum khẳng
định ODA của Nhật đã giúp Ấn Độ có những bước tiến lớn trong phát triển cơ sở hạ
tầng. Ấn Độ hiện là một trong những nước nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản. Dự án
quan trọng nhất được Nhật Bản tài trợ là Delhi Metro, một dự án có tác động lớn đến
hệ thống giao thông đô thị của Ấn Độ. Nhật Bản hiện cũng đang tài trợ cho các dự án
đường sắt Bangalore và tàu điện ngầm Chennai, mở rộng phát triển đường cao tốc, dự
án đường vành đai thành phố và các dự án phát triển đô thị [118].
Tu Thuy Anh and Vu Thi Phuong Mai có một công trình nghiên cứu năm 2012:
On the Impacts of ODA on FDI: Does Composition of FDI Matter? Evidence from
Asean Countries, SECO/WTI Academic Cooperation Project. Nghiên cứu này làm
sáng tỏ sự tương tác giữa ODA và FDI ở các nước ASEAN. ODA giúp mang lại cơ sở
hạ tầng chất lượng tốt hơn đã góp phần trực tiếp vào việc cải thiện môi trường đầu tư.
Các tác động trực tiếp và gián tiếp (như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) của
ODA ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư thu hút FDI và ngược lại [101].
Về vốn ODA ở Việt Nam, Overview of Offcial Development Assistance Vietnam
của UNDP năm 1999 hay năm 2001 mô tả thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt
Nam qua các năm một các đầy đủ từ nguồn vốn, đối tác, ODA phân bổ cho ngành,
lãnh thổ, những tồn tại và xu hướng ODA trong thời gian tiếp theo. Những công trình
này mang lại cái nhìn khách quan cho việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam từ
phía các tổ chức quốc tế [120].
Năm 2007, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JBIC) qua công trình Hoạt
động ODA của JBIC tại Việt Nam cũng giới thiệu tình hình vốn vay và nội dung các
dự án ODA của JBIC ở Việt Nam. Trong tổng vốn ODA mà Ngân hàng này dành cho
Việt Nam, thì chủ yếu chảy vào lĩnh vực KCHTKT với nhiều dự án quan trọng trong
ngành năng lượng và giao thông vận tải.
WB cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ đối tác của Việt Nam như

Việt Nam - Chiến lược Hỗ trợ quốc gia của nhóm Ngân hàng thế giới giai đoạn 2003 2006, hay Việt nam - Chiến lược hợp tác quốc gia 2007- 2011. Các ấn phẩm này cung

8


cấp những đánh giá hoạt động của Nhóm các nhà tài trợ trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, trong đó có đề cập một số ngành thuộc KCHTKT.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng kinh tế
Nghiên cứu về KCHT có một số công trình như: Reforming Infracstructure,
Privativation, Regulation and Competition của The World Bank (2004) đề cập đến kết
cấu hạ tầng trong mạng lưới của các dịch vụ công, nghiên cứu việc quản lý và tham
gia của tư nhân đối với giao thông, cải cách việc cung cấp nước... Naoyuki Yoshino và
Masaki Nakahigashi (2000) với The Role of Infrastructure in Economic Development
(Preliminary Version) lại nghiên cứu vai trò của KCHT đối với phát triển kinh tế của
các nước Đông Nam Á và rút ra: KCHT đóng vai trò quan trọng với phát triển kinh tế
vì phát triển KCHT góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế và phát triển
KCHT có tác động rất tích cực đến giảm nghèo [122].
Cesar Calderon và Luis Serven (2004) trong tác phẩn The Effects of
Infrastructure Development on Growth and Income Distribution sau khi nghiên cứu bộ
dữ liệu của 121 nước trong thời kỳ 1960 – 2000 đã đưa ra kết luận: Trình độ phát triển
kết cấu hạ tầng (KCHT) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và trình độ phát
triển KCHT càng cao thì thước đo bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội ngày càng
giảm [102].
Báo cáo của WB vào năm 2011: Việt Nam và Ngân hàng thế giới: Quan hệ hợp
tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho thấy: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng luôn luôn
đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WB. Cơ sở hạ tầng
chiếm tới 2/3 tổng vốn cho vay đầu tư của WB và hơn 50% tổng giá trị hỗ trợ của WB
cho Việt Nam (gồm vốn cho vay đầu tư và hỗ trợ ngân sách). Bản báo cáo này mô tả
các dự án ODA mà WB đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng Việt Nam bao gồm các ngành
năng lượng (chủ yếu là điện) giao thông, đô thị, nước và vệ sinh, thông tin và viễn

thông từ năm 1994 đến 2011. Báo cáo cho thấy mục đích, mục tiêu và các tác động
của các công trình ODA của WB đến kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
và nhận định, thấy trong tương lai gần, cơ sở hạ tầng vẫn có thể là yếu tố chủ chốt
trong quan hệ hợp tác giữa hai bên [49].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ODA
Với vị trí một trong những nước đứng đầu trong cung cấp ODA, Nhật Bản có
nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh này như: ODA Evaluation Guidelines vào
năm 2009. Đây là ấn bản thứ năm của Cục Hợp tác Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản

9


(Ấn phẩm đầu tiên được biên soạn vào năm 2003 và được sửa đổi nhiều lần). Ngoài
việc cung cấp nhiều lý luận về đánh giá dự án, dựa trên kinh nghiệm của cơ quan này
trong đánh giá ODA, tài liệu này hướng dẫn đánh giá ODA nhằm tăng cường tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình cho công chúng, và cải thiện ODA bằng cách kết
hợp thông tin phản hồi từ việc đánh giá. Công trình này hướng dẫn đánh giá việc cung
cấp ODA của nhà tài trợ hướng tới tính khách quan và công bằng [115].
Strengthening Korea's Evaluation of ODA Projects của Sang-Tae Kim,
Kyunghee University, Hàn Quốc cho rằng, đánh giá các chính sách và các chương
trình cấp ODA là một công cụ quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả
hợp tác phát triển, sau khi Hàn Quốc tham gia DAC. Công trình này nghiên cứu cụ thể
tình hình cũng như nghiệp vụ đánh giá ODA của nhà tài trợ [111].
Công trình The role of economic Planning Unit (EPU) in Managemant of ODA
của Ehidah Misran, Uỷ ban Kế hoạch Kinh tế, Văn phòng Thủ tướng Malaisia (2006)
bàn về vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức này trong hệ thống quản lý ODA, công
trình cũng đề cập đến tình hình thu hút ODA của Malaisia từ một số nhà tài trợ, và đi
sâu làm rõ một khía cạnh trong quản lý nhà nước về ODA, đó là công tác theo dõi
đánh giá và giám sát các dự án ODA ở Malaisia [103].
Nghiên cứu về ODA ở Trung Quốc, tác giả Yingming Yang năm 2006 có

nghiên cứu: Making ODA Working for National Development - Using World Bank
Experiences in China as an Illustration. Công trình đề cập đến hệ thống quản lý ODA
của Trung Quốc với vai trò trách nhiệm của các cơ quan trung ương và sự phối hợp
giữa các cơ quan này. Giám sát đánh giá cũng là một nội dung được trình bày khá rõ
nét trong công trình này [121]. Operational Experience on the WorldBank Financed
Road Projects là công trình của Phòng Truyền thông tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào
năm 2006. Tài liệu trình bày các dự án ODA của WB dành cho Trung Quốc, những
con số thống kê về các dự án đường bộ ODA mà WB dành cho tỉnh Hồ Bắc và cũng
đưa ra mô hình bộ máy quản lý vốn ODA của tỉnh cho các dự án này [108].
Otto Holicki and Neo Tladinyane có công trình Evaluation of ODA to the
Infrastructure nghiên cứu về ODA cho lĩnh vực hạ tầng. Các tác giả đề cập đến ODA
cho KCHT nói chung, bao gồm cả KCHTKT và KCHT xã hội. Tác giả cho rằng: ODA
đầu tư cho KCHT là phù hợp với chính sách của chính phủ bởi vì nó sẽ hỗ trợ các lĩnh
vực khác. Nghiên cứu ở Nam Phi, ODA đầu tư cho KCHT bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như mối quan hệ của địa phương và sự cân đối lượng ODA cho nhiều ngành khác

10


nhau. Chính phủ thường ưu tiên đầu tư cho KCHT ở những vùng khó khăn. Công trình
cho rằng: ODA cho KCHT ở Nam Phi còn hạn chế là do một số lý do như: thiếu phối hợp
giữa các bộ phận khác nhau trong bộ máy quản lý, giám sát ODA được cho là khâu yếu
nhất. Tác giả nhận định, xu hướng là giảm vốn đầu tư trực tiếp của chính phủ vào cơ sở hạ
tầng và điều này được bù đắp bởi sự gia tăng của đầu tư khu vực tư nhân [107].
Trong Kỷ yếu hội thảo về Đánh giá ODA ở Tokyo, Benny Setiawan, Bộ Kế
hoạch và Phát triển Quốc gia Indonesia có công trình National Policy on Project
Monitoring and Project Performance Evaluation as a management tool of ODA in
Indonesia. Theo tác giả, các khoản vay nước ngoài phải được quản lý minh bạch, trách
nhiệm và phù hợp với các ưu tiên phát triển. Pháp luật cũng chỉ đạo để nâng cao hiệu
quả chính sách quốc gia về dự án và các hoạt động giám sát đánh giá dự án ở

Indonesia [117].
Các nghiên cứu trên có điểm chung là sự quan tâm đặc biệt cho công tác kiểm
tra, đánh giá ODA và cũng cho thấy tầm quan trọng của nó đối với hiệu quả ODA
trong quá trình quản lý. Đây là một gợi ý cho tác giả luận án khi xem xét hoạt động
QLNN và đưa ra giải pháp đối với ODA trong xây dựng KCHTKT ở Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2006: Việt Nam Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng cho rằng: Trước kia, thách thức với Việt Nam
chỉ là cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản ở những nơi chưa có dịch vụ thì giờ
đây, khi kinh tế phát triển hơn, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trong việc
điều chỉnh những chính sách và thể chế về cơ sở hạ tầng như tiếp cận các nguồn tài
chính mới, cải tiến các quy trình lập kế hoạch, cải thiện tính hiệu quả của các nhà cung
cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, phát triển cơ chế mạnh hơn để khuyến khích khu vực tư
nhân tham gia lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các báo cáo trong công trình này của WB đề cập
khách quan đến các vấn đề về giao thông, điện, viễn thông, cấp nước và vệ sinh và
những vấn đề liên ngành [48].
“Đánh giá khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng địa phương ở Việt Nam - Báo cáo
cuối cùng” xuất bản năm 2013 của WB, dựa trên đánh giá những hạn chế và cơ hội mà
các chính quyền địa phương gặp phải trong việc tiếp cận các nguồn vốn cho cơ sở hạ
tầng. Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu ở ba tỉnh là thành phố Hồ Chí Minh,
Quảng Nam và Quảng Ninh. Báo cáo cho rằng, sự phân tán trong đầu tư vào cơ sở hạ
tầng dẫn đến sự trùng lặp và lãng phí. Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân của tình trạng
này là do phân cấp đầu tư chưa hiệu quả, các địa phương cạnh tranh trong phát triển

11


kết cấu hạ tầng mà không tính đến liên kết vùng khiến chi phí vốn tăng. Nguồn vốn
cần thiết đáp ứng cơ sở hạ tầng trong tương lai vượt quá khả năng của ngân sách nhà
nước. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị hữu ích để xây dựng cơ sở hạ tầng địa
phương ở Việt Nam [50].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung
Khái niệm "Hỗ trợ phát triển chính thức" thâm nhập vào đời sống kinh tế xã hội
nước ta từ những năm cuối thập kỷ 80. Vốn ODA cũng đã nhận được sự quan tâm của
Chính phủ, các Bộ có liên quan, các nhà tài trợ chính qua các đề tài nghiên cứu, đánh
giá kết quả và những vướng mắc trong quá trình thu hút và sử dụng. Bên cạnh đó,
nguồn vốn này cũng được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ,
luận văn thạc sỹ và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho nhiều
nước trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những nước tiếp nhận ODA
hàng đầu của Nhật Bản. Trong cuốn sách “Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm gần
đây - Thực trạng, vấn đề và giải pháp (Trường hợp Nhật Bản)” 2003, tác giả Lưu
Ngọc Trịnh đã đi sâu phân tích hiện trạng vốn vay của Nhật Bản. Trong vốn ODA
dành cho Việt Nam, ODA của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chiếm
phần tuyệt đối. Công trình này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vốn vay của JBIC
nói chung và vốn vay JBIC cho Việt nam nói riêng [74].
Cuốn sách Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam của
Nguyễn Hữu Dũng năm 2010 là một công trình nghiên cứu việc thu hút và sử dụng
ODA của WB. Ngoài thực trạng ODA của WB ở Việt Nam, tác giả cũng chỉ ra nhân tố
ảnh hưởng tới việc thu hút ODA của WB gồm: mục tiêu chiến lược cấp ODA của WB,
nguồn ngân sách của WB, quan hệ và sự tin tưởng giữa Việt Nam và WB, bối cảnh
kinh tế và chính trị quốc tế và khu vực; và các yếu tố từ phía Việt Nam như ổn định
chính trị, kinh tế vĩ mô, hệ thống luật pháp, khả năng lập dự án, chất lượng tiến độ và
hiệu quả ODA [22].
Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH&ĐT) - Cơ quan đầu mối trong quản lý ODA ở Việt
Nam - có nhiều báo cáo về vốn ODA như: Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm 19932008, Báo cáo tình hình vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam hàng
năm... Công trình Cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển Việt Nam – Công cụ quản lý và
điều phối nguồn vốn ODA, Diễn đàn Hiệu quả viện trợ AEF cũng đưa ra Báo cáo tiến

12



độ hiệu quả viện trợ hỗ trợ phát triển bền vững năm 2011. Báo cáo này phục vụ Diễn
đàn Hiệu quả viện trợ lần thứ ba năm 2011 và Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà
tài trợ cho Việt Nam (CG)… Những báo cáo này mô tả bức tranh tổng quan về thu hút
và sử dụng ODA ở Việt Nam từng giai đoạn từ góc nhìn của cơ quan quản lý ODA của
nước tiếp nhận viện trợ.
Đặc biệt, mới đây, nhân kỷ niệm 20 năm thu hút và sử dụng ODA, Bộ KH&ĐT
xuất bản một số cuốn đặc san như: Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp
tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (1993-2013) năm 2013, hay Tổng quan
công tác vận động, thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ
1993-2014 và định hướng trong thời gian tới năm 2014. Đây là những nghiên cứu
mang tính tổng quan vầ đầy đủ trên nhiều mặt quá trình thu hút và sử dụng ODA trong
hơn 20 năm ở nước ta.
Cuốn đặc san 20 năm hợp tác phát triển của Bộ KH&ĐT năm 2013 cung cấp
những đánh giá nhìn nhận về sự thành công trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt
Nam với các nhà tài trợ thời gian qua cũng như định hướng trong thời gian tới. Cuốn
sách tổng hợp nhiều bài viết về quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam của
nhiều tác giả: một số quan chức cao cấp của Bộ KH&ĐT, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; một số nhà tài trợ như Nhật Bản, Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), Cộng hòa Liên bang Đức, Australia... [9].
Luận án tiến sỹ kinh tế của Vũ Thị Kim Oanh, Đại học Ngoại thương, Hà nội
năm 2002 với đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam. Tác giả khá thành công trong việc cung
cấp những luận cứ khoa học về vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát triển của các
quốc gia đang và chậm phát triển. Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam được tác
giả nghiên cứu ở 2 giai đoạn: từ 1975 đến 1990 và từ 1990 đến thời điểm nghiên cứu là
năm 2002 và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này [55].
Tôn Thanh Tâm với luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà nội năm 2004: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA tại Việt nam. Ở
phần lý luận, tác giả đưa ra nhiều góc độ quản lý vốn ODA như quản lý của một nhà

tài trợ, có thể là tổ chức quốc tế hoặc quốc gia, quản lý ODA ở nước tiếp nhận, có thể
là quản lý vĩ mô, có thể là quản lý vi mô chương trình dự án ODA. Thực trạng ở
chương 2, luận án này đã góp phần xác định rõ hơn tính hiệu quả quản lý vốn ODA ở
nước ta theo các giai đoạn của một chu kỳ dự án ODA [58].

13


Trong Hội thảo Khoa học Quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng
ODA của Việt Nam” tại Đà Nẵng vào ngày 7-8/8/2015 có một số bài tham luận có giá
trị như Kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2006 -2015: Thực trạng và một
vài kiến nghị đề xuất của tác giả Trịnh Ngọc Tuấn, Thu hút và sử dụng ODA trong bối
cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình của Nguyễn Ngọc Sơn. Đây là những
bài viết mang tính tổng hợp, cung cấp cái nhìn bao quát về tình hình thu hút và sử
dụng ODA 20 năm qua ở nước ta cũng như đưa ra định hướng trong thời gian tới.
Trên các tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết về thu hút và sử dụng vốn
ODA như bài Quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra của
Phan Thùy Linh và Trần Thị Lưu Tâm đăng trên Tạp chí Tài chính năm 2011; Để sử
dụng vốn ODA hiệu quả hơn của Hoàng Viết Khang đăng trên tạp chí Kinh tế và dự
báo năm 2012… Ở các mức độ khác nhau, các bài trên các tạp chí đều khái quát những
vấn đề lý luận cơ bản về ODA, tập trung đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng
nguồn vốn này, phân tích nguyên nhân của những hạn chế và nêu những giải pháp cụ
thể để việc sử dụng ODA có hiệu quả hơn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng kinh tế
Đề tài nghiên cứu khoa học: “ Phát triển kết cấu hạ tầng để bảo đảm thúc đẩy
và phát triển bền vững” (2006) của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương
CIEM đã khái quát bức tranh kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Theo đề tài này, việc thực
hiện chính sách đa dạng nguồn vốn cho KCHT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế
tham gia. Xét về cơ chế cấp vốn đầu tư cho KCHT trong những năm gần đây thì thấy
rằng nguồn ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất (37%). KCHT đã được chú ý cải thiện trong

hơn hai thập kỷ qua, với sự kết hợp đa dạng các loại hình KCHT khác nhau trên cả
nước và vùng lãnh thổ, tuy nhiên KCHT Việt Nam vẫn còn yếu kém và chênh lệch
phát triển giữa các vùng. Những yếu kém này là do công tác quy hoạch không minh
bạch và kém chất lượng, và do nước ta thiếu vốn trầm trọng cho phát triển KCHT
trong những năm qua, chủ trương đa dạng vốn đầu tư cho KCHT rất hạn chế, công tác
quản lý KCHT tản mạn giữa nhiều Bộ, năng lực yếu và thiếu cơ chế phối hợp chặt
chẽ…[81].
Bài viết của Nguyễn Văn Vịnh, Phạm Thị Hà đăng trên tạp chí Kinh tế và dự
báo năm 2015, Hoàn thiện thể chế và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đã đề cập
đến những hạn chế của thể chế phát triển KCHT. Tác giả đã phân tích và cho rằng, cơ
chế chính sách, quy hoạch phát triển KCHT của Việt Nam chưa hoàn thiện, thiếu đồng

14


bộ, chồng chéo, vừa thừa lại vừa thiếu. Từ đó, tác giả đưa ra được một số biện pháp cụ
thể để hoàn thiện thể chế phát triển KCHT ở nước ta [83].
Các bài báo viết về lĩnh vực KCHTKT cũng rất đa dạng, ở cả hạ tầng giao thông,
hạ tầng đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng cảng biển… với nhiều khía cạnh khác nhau.
Ví dụ như bài Kết cấu hạ tầng của Việt Nam: Thực trạng, hạn chế và giải pháp phát
triển đăng trên Tạp chí kinh tế và quản lý 2012 của Nguyễn Nhâm; bài viết của Phạm sỹ
Liêm, (2011), “Đổi mới quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt nam ” trên
tạp chí Kinh tế và dự báo số 16; Ngô Công Thành (2011): “Giải bài toán phát triển kết
cấu hạ tầng đồng bộ ở Việt Nam” đăng trên Kinh tế và dự báo số 17…
Nhìn chung, các công trình này đều có chung nhận định, KCHT là thiết yếu
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống người dân. KCHT là điều kiện để
tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng tính cạnh tranh quốc tế. KCHT ở Việt
Nam còn lạc hậu, là “nút cổ chai” cho quá trình phát triển kinh tế và đang cần những
giải pháp hữu hiệu để xây dựng một hệ thống KCHT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội đất nước.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực kết
cấu hạ tầng kinh tế
Đối với lĩnh vực KCHT, luận án tiến sỹ Kinh tế của Phạm Thị Túy năm 2008,
Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển hạ tầng ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đã góp phần xác định rõ vai trò của KCHTKT đối với phát triển kinh
tế xã hội và tầm quan trọng của ODA trong phát triển KCHTKT. Ở phần lý luận, luận
án này đã có đóng góp đáng ghi nhận về vai trò của ODA trong phát triển KCHTKT
của các nước tiếp nhận như hỗ trợ ngân sách nhà nước, ODA phù hợp với đầu tư vào
KCHTKT vì đây là lĩnh vực thu hồi vốn chậm, sinh lời thấp, thậm chí là không có lợi
nhuận; ODA cho phép phát triển KCHTKT đồng bộ và hiệu quả; ODA tạo điều kiện
hiện đại hóa KCHTKT và góp phần làm cho khu vực công thành khu vực hiệu quả.
Nội dung chính của luận án này là phân tích những thành tựu cũng như hạn chế
của ODA đầu tư cho KCHTKT ở Việt Nam trên góc độ thu hút và sử dụng vốn. Tác
giả đã tổng kết một số thành tựu như: ODA tăng về cả lượng vốn và nhà tài trợ, đẩy
mạnh KCHTKT vượt trội so với năm 1993 và mặc dù chưa hợp lý nhưng được phân
bố tất cả các vùng trong cả nước; ODA cho KCHTKT đã đem lại tác động tích cực đối
với tăng trưởng và giảm nghèo. Đồng thời, tác giả cũng phân tích hạn chế như giải
ngân chậm, chất lượng công trình kém. Công tác quản lý được tác giả nhận định là còn

15


nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, do góc độ nghiên cứu của đề tài này nên tác giả chưa phân
tích vốn ODA trong xây dựng KCHTKT từ phía QLNN một cách toàn diện [72].
Nghiên cứu cụ thể một số ngành thuộc KCHTKT, luận văn thạc sỹ kinh tế của
Trần Thị Thu Minh, Đại học Ngoại Thương năm 2006 “Thu hút ODA vào ngành Bưu
chính viễn thông của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” đã phân tích và đánh giá
thực trạng vốn ODA đầu tư vào ngành bưu chính viễn thông qua các dự án do Tổng
công ty Bưu chính viễn thông thực hiện. Bài tham luận Các nguồn vốn ODA và vốn
vay ưu đãi phục vụ phát triển giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn 1994 – 2015 luận

tại Hội thảo Khoa học Quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt
Nam” tại Đà Nẵng của Nguyễn Thanh Hằng cũng là một bài viết đáng chú ý. Bài viết
đi sâu về tình hình thu hút và sử dụng ODA của Bộ GTVT và đánh giá các kết quả đạt
được cũng như các vướng mắc khi giải ngân vốn ODA cho ngành này. GTVT là ngành
chiếm tỷ trọng vốn ODA cao trong lượng đầu tư vào KCHTKT nên những phân tích
đánh giá của bài viết có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu đề tài luận án [28].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với vốn ODA ở Việt Nam
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) năm 2003 đã phối hợp xuất bản cuốn sách: Nghiên cứu về thông lệ
tài trợ ở Việt Nam – Viện trợ không hoàn lại và chi phí giao dịch - Lắng nghe tiếng nói
của các nước nhận tài trợ nghiên cứu về thông lệ tài trợ ở Việt Nam, tập trung vào các
khoản viện trợ không hoàn lại. Nghiên cứu này được tiến hành theo cách thức mới, từ
quan điểm đa chiều để nhận dạng được xu hướng về đối tượng gánh chịu chi phí giao
dịch trong giai đoạn chuẩn bị và tiến hành các dự án ODA nhằm xác định tình hình
thực tế về chi phí giao dịch ODA ở Việt Nam. Tác phẩm tập trung vào các chi phí giao
dịch không cần thiết, làm giảm hiệu lực và hiệu quả viện trợ. Phương pháp nghiên cứu
chủ yếu dựa trên điều tra mẫu của bốn ngành: giao thông vận tải, nông nghiệp phát
triển nông thôn, giáo dục và y tế. Cuốn sách cũng phân tích chi phí giao dịch ODA
theo giai đoạn thực hiện và chu kỳ dự án, thông qua việc thu thập ý kiến của các cơ
quan nhận tài trợ phía Việt Nam. Công trình cũng phản ánh cách nhìn nhận hay tiếng
nói của nước nhận tài trợ về những vấn đề mà họ phải đối mặt khi tiếp nhận viện trợ
không hoàn lại với một số tình huống điển hình được đưa ra. Công trình nhằm tiến
thêm một bước việc hài hòa và đơn giản hóa các thông lệ tài trợ [80].
Để góp phần cho nỗ lực tăng cường công tác quản lý dự án ODA, trong khuôn
khổ dự án “Tăng cường năng lực quản lý dự án ODA thông qua phân cấp”, năm 2003,

16


Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Tài Chính xuất bản cuốn Sổ tay Hướng dẫn

quản lý các vấn đề tài chính trong Dự án ODA nhằm hỗ trợ nghiệp vụ cho các cán bộ
quản lý tài chính hoặc có liên quan đến dự án ODA, tư vấn trong nước và quốc tế tham
khảo, tra cứu, tìm hiểu về các thủ tục quy định của nhà tài trợ và chính phủ liên quan đến
dự án mình thực hiện, đặc biệt là đối với các dự án phân cấp mạnh cho cơ sở [43].
Bộ KH&ĐT đã cùng với ADB xây dựng các cuốn “Cẩm nang hướng dẫn chuẩn
bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam” vào năm 2002 và
được tiếp tục sửa đổi và cập nhật quy định và thủ tục vào năm 2004 và năm 2009.
Cẩm nang được biên soạn trên cơ sở các quy định và thủ tục của Chính phủ Việt Nam
và ADB về quản lý dự án ODA cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra trong
quá trình thực hiện các chương trình và dự án ODA. Cuốn cẩm nang đề cập đến các
giai đoạn khác nhau của chu trình dự án, từ xác định và chuẩn bị dự án đến thực hiện
và chuyển giao dự án. Các cán bộ quản lý chương trình và dự án do ADB tài trợ được
khuyến khích sử dụng cuốn cẩm nang này như một công cụ tham khảo hữu ích để hiểu
rõ về các quy trình xử lý và thực hiện dự án của Chính phủ Việt Nam và ADB. Tuy
nhiên, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam (ví dụ như Nghị định 131/2006/NĐ-CP)
mang so sánh với ADB trong cẩm nang này đã được sửa đổi nên không còn phù hợp
với tình hình hiện nay [4].
Báo cáo đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư quốc gia năm 2014 (P-CPPR)
của một nhóm nghiên cứu của WB đánh giá các dự án ODA của nhà tài trợ WB cho
Việt Nam năm 2014 trong Chương trình Đánh giá Hiệu quả Danh mục Đầu tư Quốc
gia (P-CPPR) - một chương trình đánh giá được thực hiện trong vòng ba năm, bắt đầu
từ năm tài chính 2013 với mục tiêu “Cải thiện hiệu quả hoạt động để đẩy nhanh đạt kết
quả”. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện danh mục đầu tư, tiến độ của Kế hoạch
hành động giải ngân, các vấn đề liên quan đến Ban quản lý dự án (PMU). Qua đánh
giá hoạt động danh mục đầu tư đã cho thấy tính chủ động và minh bạch của Việt Nam
vẫn tụt hậu so với các nước khác trong khu vực; các dự án có vấn đề có xu hướng
chậm cải thiện hơn nhiều so với các dự án có vấn đề của các nước khác; chất lượng dự
án kém là do các yếu tố như thiết kế quá phức tạp, khung kết quả yếu kém và chậm trễ
trong việc thực hiện các hành động khắc phục hậu quả. Báo cáo cũng cho rằng, tình
hình thực hiện của các dự án giao thông, và phát triển đô thị không được như mong

đợi. Vấn đề lớn cản trở quá trình thực hiện dự án là việc phân bổ vốn đối ứng cho công
tác thu hồi đất và tái định cư, quy trình phê duyệt công tác đấu thầu của chính phủ quá

17


phức tạp, dự án thiếu tính sẵn sàng, và năng lực và thẩm quyền quyết định của PMU
chưa đáp ứng. Một loạt các nghiên cứu và hội thảo về cách thức tổ chức PMU ở địa
phương đã khơi gợi cho một số địa phương bắt đầu sát nhập nhiều PMU nhỏ lẻ thành
một PMU chung hoặc sử dụng lại những PMU trước đây cho các dự án mới. Báo cáo
này của nhóm nghiên cứu của WB đã giúp tham vấn các bộ ban ngành để giải quyết
các vướng mắc đối với quá trình chuẩn bị và thực hiện và nâng cao năng lực cho các
PMU cấp địa phương [51].
Cuốn sách của tác giả Lê Xuân Bá, Phân cấp quản lý ODA ở Việt Nam- Chính
sách và thực hiện ở địa phương, xuất bản năm 2008 đã nghiên cứu tổng quan về thu
hút và sử dụng ODA giai đoạn 1993-2006, đề cập thực trạng của chính sách phân cấp
quản lý ODA của các nhà tài trợ, của một số địa phương ở Việt nam. Cuốn sách cung
cấp một gợi ý quan trọng khi nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến nội dung QLNN
về ODA. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa công tác phân cấp của QLNN với hiệu quả
viện trợ. Phân cấp là một phương tiện, một công cụ quản lý, tạo điều kiện cho chính
quyền địa phương các cấp và cộng đồng tham gia vào việc xây dựng, thực hiện, giám
sát các dự án sử dụng viện trợ. Việc địa phương có nhiều quyền quyết định hơn đối với
dự án trên địa bàn sẽ có tác động tới hiệu quả viện trợ ở tất cả các khâu. Vì lẽ đó, các
nhà tài trợ quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân cấp quản lý ODA ở các nước
đang phát triển như nước ta [1].
Bên cạnh các tác phẩm trên cũng có các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ
nghiên cứu QLNN đối với vốn ODA như Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đinh Thị Mai
Hương, Đại học Ngoại thương “Cho vay lại nguồn vốn ODA ở Việt Nam” năm 2007
đã đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho vay lại nguồn vốn ODA ở nước ta trên
cơ sở nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn 1993 – 2005.

Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Những giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ
tầng trên địa bàn Hà nội, Đại học Thương mại, Hà nội lại tập trung nghiên cứu công
tác quản lý vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng ở phạm vi một địa phương cụ
thể. Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ODA trong
xây dựng KCHT đô thị trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế
vướng mắc và để xuất giải pháp [54].
Gần nhất với đề tài nghiên cứu là Luận án tiến sỹ kinh tế của Lê Ngọc Mỹ
Hoàn thiện Quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc

18


×