Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Văn hóa của người hmông theo đạo tin lành ở tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

NGUYỄN QUỲNH TRÂM

VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HMÔNG
THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số

: 62 31 03 02

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS Phạm Quang Hoan
2. TS. Đậu Tuấn Nam

HÀ NỘI- 2016
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Quỳnh Trâm

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Phạm
Quang Hoan và TS Đậu Tuấn Nam – người Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong việc lựa chọn đề tài, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu, định
hướng các nội dung nghiên cứu và sửa chửa bản luận án này để tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập của một nghiên cứu sinh.
Tôi trân trọng cảm ơn Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa hộc xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; khoa Dân tộc và Tôn giáo –
Học viện Chính trị khu vực I nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành khóa học nghiên cứu sinh 2012-1025.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ
tỉnh Lào Cai, Ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai, cùng cấp ủy đảng, chính quyền,
các cơ quan chức năng huyện Sa pa, Bảo Thắng, Bắc Hà,... đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong quá trình điền dã thu thập tư liệu để viết luận án.
Với tinh thần cầu thị, học hỏi, tôi mong nhận được sự giúp đỡ, đóng
góp của mọi người để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Quỳnh Trâm

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ............................................. 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
1.2. Một số khái niệm, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ............. 15
1.3. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 27
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 33
QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HMÔNG Ở TỈNH LÀO CAI .............. 33
2.1 Đạo Tin lành ở Việt Nam và quá trình theo đạo Tin lành của người
Hmông tại Lào Cai ....................................................................................... 33
2.2. Tình hình hoạt động của người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai
..................................................................................................................... 41
2.3. Nguyên nhân người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin lành ...................... 46
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 55
CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 57
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN
LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI ......................................................................... 57
3.1. Văn hóa vật chất .................................................................................... 57
3.2. Văn hóa xã hội ...................................................................................... 67
3.3. Văn hóa tâm linh và tôn giáo của người Hmông theo Tin lành .............. 88
3.4. Văn hóa lối sống của người Hmông theo Tin lành ............................... 113
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 119
CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 121

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VĂN HÓA HMÔNG ................ 121
THEO TIN LÀNH Ở LÀO CAI .............................................................. 121
4.1. Những ảnh hưởng của việc truyền đạo và theo đạo Tin lành ............... 121
iii


4.2. Xu hướng phát triển của đạo Tin lành trong người Hmông ở Lào Cai 133
4.3. Một số nhận thức mới qua việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo
Tin lành ...................................................................................................... 136
4.4. Một số giải pháp đối với văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở
tỉnh Lào Cai................................................................................................ 140
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 145
KẾT LUẬN ............................................................................................... 146
CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 152

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

BCHTW

Ban chấp hành trung ương

CMA


The Christian and Missionary Alliance

FEBC

Far East Broadcasting Company

GS, TS

Giáo sư, tiến sỹ

PGS, TS

Phó giáo sư, Tiến sỹ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTTLMB

Hội thánh Tin lành miền Bắc

HTPAVN

Hội thánh Phúc Âm Việt Nam

HTLHCĐVN

Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam


HTTLTLVN

Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam

MNPB

Miền núi phía Bắc

Nxb

Nhà xuất bản

NCS

Nghiên cứu sinh

Tp

Thành phố

TS

Tiến sỹ

Tr

Trang

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số Hmông ở Lào Cai ..................................................... 30
Bảng 1.2: Cư trú của người Hmông ở Lào Cai ............................................. 31
Bảng 2.1. Phân bố tín đồ đạo Tin lành ở Lào Cai ......................................... 41
Bảng 2.2: Số lượng tín đồ người Hmông ở các hệ phái tại Lào Cai .............. 43
Bảng 2.3: Lý do theo Tin lành của người Hmông ......................................... 47
Biểu 3.1. Kiểu trang phục của người Hmông theo ........................................ 63
Bảng 3.1. Kiểu nhà của dân tộc Hmông ....................................................... 67
Bảng 3.2 : Số hộ có thành viên theo đạo Tin lành ......................................... 77
Bảng 3.3: Tên Họ của người Hmông ở Lào Cai............................................ 79
Bảng 3.4: Số lượng phụ nữ/đàn ông Hmông theo Tin Lành ở 9 huyện ......... 84
của Lào Cai (năm 2012) ............................................................................... 84
Bảng 3.5: Số lượng người Hmông tham dự lớp tập huấn Sinh hoạt đạo Tin
lành theo pháp luật ở Lào Cai (tháng 3/2013) ............................................... 85
Bảng 3.6 :Số lượng phụ nữ Hmông tham gia tổ chức xã hội......................... 85
Biểu đồ 3.2. : Tỷ lệ nam/nữ người Hmông tham dự lớp tập huấn sinh hoạt đạo
Tin lành theoi pháp luật ở Lào Cai ............................................................... 85
3.3. Văn hóa tâm linh và tôn giáo của người Hmông theo Tin lành .............. 88
Bảng 3.7: Các dạng thức trong tín ngưỡng truyền thống của người
Hmông ......................................................................................................... 89
Bảng 3.8: Thay đổi trong tín ngưỡng tôn giáo của người Hmông theo đạo
Tin lành ....................................................................................................... 94
Bảng 3.9. Lễ, lễ hội truyền thống của người Hmông .................................... 95
Bảng 3.10. Ứng xử của người Hmông theo đạo Tin lành với lễ hội truyền
thống ............................................................................................................ 96
Bảng 3.11. Các ngày lễ của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai ....... 96
Bảng 3.13. So sánh giữa đám tang của người Hmông truyền thống và người
Hmông theo Tin lành.................................................................................. 112
Biểu đồ 3.3. Thực trạng khám chữa bệnh của người Hmông ở Lào Cai ...... 116

Bảng 3.4. Chi phí trong cưới xin, tang ma của người Hmông ở Lào Cai .... 118
Bảng 4.1: Tình hình di cư của người Hmông ở tỉnh Lào Cai ...................... 125
Bảng 4.2: Điểm nhóm Tin lành đã đăng ký tại Lào Cai năm 2014.............. 133

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
So với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, người Hmông ở Việt
Nam chiếm một số lượng khá đông với dân số là 1.068.189 người [3, tr.134], đứng
hàng thứ sáu trong tổng số 54 dân tộc. Ở Việt Nam, người Hmông cư trú chủ yếu ở
vùng núi các tỉnh phía Bắc dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào; đây là những khu
vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh và cũng là địa bàn khó khăn trong phát triển
kinh tế - xã hội.
Cùng với các dân tộc anh em khác, dân tộc Hmông có những nét đặc sắc về
văn hóa mưu sinh, tập quán, lối sống, ý thức cộng đồng, tâm lý tộc người, tín
ngưỡng truyền thống,… tạo nên một nền văn hóa phong phú, đạt được nhiều thành
tựu. Bên cạnh sự tương đồng văn hoá với các tộc người thiểu số khác, người
Hmông ở Việt Nam còn có những đặc điểm văn hóa riêng biệt, có giá trị nhân văn
sâu sắc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là dưới tác động
của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế, xã hội và
văn hóa. Không nằm ngoài quy luật, văn hóa của các tộc người, trong đó có văn hóa
của người Hmông đã, đang chịu sự tác động và có những biến đổi nhất định. Ngoài
ra, văn hóa của người Hmông cũng chịu tác động bởi văn hóa tôn giáo, đó là đạo
Tin lành. Đạo Tin lành thâm nhập vào đồng bào Hmông năm 1985 dưới tên gọi là
Vàng Chứ, chỉ trong một thời gian ngắn, đến năm 2014 số người Hmông theo Tin
lành đã tăng lên rất nhanh, với tổng số 210.000 người, chiến hơn 20% số người
Hmông [7; tr. 5].

Dưới sự tác động của Tin lành, văn hóa truyền thống của người Hmông đã
có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt. Nó được thể hiện trên các mặt như mối quan hệ
gia đình, dòng họ, xã hội; vai trò của những người có uy tín; niềm tin tôn giáo; lễ
thức trong hôn nhân, hay tang ma; văn hóa, lối sống,... Những biến đổi đó, bên cạnh
những mặt tích cực đối với xã hội như xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu trong việc thực
hành các nghi lễ, làm giảm bớt đi những tệ nạn xã hội,… vẫn có cả mặt hạn chế,

1


như làm mai một đặc trưng văn hóa tộc người, gây mất đoàn kết trong xã hội, bị các
đối tượng xấu lợi dụng,… Vấn đề hiện nay là làm sao có thể bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của tộc người Hmông góp phần vào công cuộc xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII và tiếp tục triển khai theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước.
Lào Cai là địa phương có vị trí địa chính trị, địa văn hóa khá đặc trưng ở
các tỉnh miền núi phía Bắc. Ở Lào Cai, người Hmông có số lượng dân là 137.469
người, đứng thứ hai sau người Kinh. Người Hmông ở Lào Cai bắt đầu theo đạo Tin
lành từ năm 1989. Sau 25 năm, tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có
24.166 người Hmông theo Tin lành của 6 tổ chức ở 8 huyện, thành phố; 64 xã, thị
trấn; với 133 điểm nhóm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt [7; tr.5].
Người Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai đã chịu tác động mạnh mẽ của đạo Tin
lành làm cho văn hóa truyền thống đã có sự biến đổi quan trọng. Điều đó đã ảnh
hưởng đến sự ổn định và phát triển văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa
phương và khu vực.
Với mong muốn đóng góp thêm vào sự hiểu biết về văn hóa dân tộc Hmông
đã thay đổi theo Tin lành tại Lào Cai, từ đó cung cấp những tư liệu khoa học giúp
Đảng và Nhà nước ta có những chính sách phù hợp trong việc phát huy những giá

trị văn hóa của tộc người Hmông theo Tin lành và hạn chế những yếu tố tiêu cực
nảy sinh góp phần phát triển bền vững tỉnh Lào Cai.
Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin
lành ở tỉnh Lào Cai làm nội dung đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin lành trong người
Hmông ở tỉnh Lào Cai, quá trình biển đổi văn hóa của người Hmông theo đạo Tin
lành ở Lào Cai. Từ đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp trong chính sách dân tộc,
chính sách tôn tôn giáo nhằm vừa bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống,

2


vừa phát huy những giá trị tích cực của văn hóa, lối sống của đạo Tin lành, góp
phần giữ vững ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình truyền bá đạo Tin lành trong vùng đồng bào Hmông
ở Lào Cai, cùng những nguyên nhân của việc một bộ phận người Hmông theo đạo
Tin lành.
- Nghiên cứu quá trình chuyển đổi từ văn hóa tín ngưỡng truyền thống sang
đạo Tin lành trong người Hmông ở tỉnh Lào Cai, cùng những tác động tích cực và
tiêu cực của việc người Hmông theo Tin lành đối với văn hóa, xã hội.
- Nghiên cứu những vấn đề đặt ra và xu hướng vận động của việc theo đạo
Tin lành của người Hmông ở tỉnh Lào Cai, cùng những đề xuất, kiến nghị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa truyền thống của người Hmông, văn
hóa của người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai.

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các thành tố của văn hóa của cộng
đồng người Hmông tỉnh Lào Cai theo đạo Tin lành, như: Văn hóa vật chất gồm ẩm
thực,trang phục, nhà cửa; Văn hóa xã hội với các mối quan hệ gia đình, dòng họ, xã
hội, vai trò của người phụ nữ, người có uy tín; Văn hóa tâm linh và tôn giáo với sự
biến đổi tín ngưỡng tôn giáo, thay đổi trong nghi thức cưới xin, tang ma; và văn hóa
lối sống. Đây là những yếu tố mà trong quá trình khảo sát (về định lượng và định
tính) cho thấy sự biến đổi khi theo đạo Tin lành so với yếu tố truyền thống.
Luận án xác định mốc 03 mốc thời gian nghiên cứu: (1) Chỉ thị 01/2005/CTTTg, Về một số công tác đối với đạo Tin lành, đánh dấu công tác đối với đạo Tin
lành được triển khai thực hiện ở tỉnh Lào Cai được qua việc đăng ký sinh hoạt các
điểm nhóm theo bản (làng) đưa đạo Tin lành hoạt động theo pháp luật; (2) năm
2012 là thời gian tôi bắt đầu nghiên cứu theo đề tài của luận án với số liệu về Tin
lành đã ổn định, ít biến động; (3) năm 2014 là thời mốc luận án hoàn thành việc
khảo sát và viết các chuyên đề.
3.3 Địa bàn nghiên cứu: Lựa chọn nghiên cứu một số điểm ở tỉnh Lào Cai
đáp ứng các tiêu chí là điểm có đa số đồng bào đã theo Tin lành; điểm có một bộ

3


phận theo Tin lành và một bộ phận vẫn giữ văn hóa truyền thống để tiến hành
nghiên cứu, so sánh, khai thác thu thập thông tin tư liệu.

4. Nguồn tư liệu, tài liệu
- Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; đề án và đề tài nghiên cứu khoa học;
các sách, bài viết liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đã được
công bố.
- Các văn bản của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
- Báo cáo về tình hình và công tác dân tộc, tôn giáo của cơ quan chức năng
ở địa bàn nghiên cứu.
- Tư liệu điền dã của tác giả.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình truyền bá đạo Tin lành trong
người Hmông ở tỉnh Lào Cai; làm rõ quá trình chuyển đổi văn hóa của người
Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai.
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của tộc người Hmông trước bối
cảnh mới; đồng thời góp phần thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo đối với cộng
đồng người Hmông theo Tin lành.
- Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề
dân tộc học, tôn giáo học.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài viết của tác giả được công
bố, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu làm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2: Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người
Hmông ở tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Thực trạng văn hóa của người Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai.
Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa Hmông theo Tin lành ở Lào Cai

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về người Hmông và văn hóa Hmông

Trong các tài liệu khoa học viết về người Hmông và văn hóa Hmông có
những cuốn sách có giá trị trực tiếp và tiêu biểu là Dân tộc Mông ở Việt Nam của
hai tác giả Cư Hoà Vần và Hoàng Nam [106]; Văn hoá Hmông của Tiến sĩ Trần
Hữu Sơn [78]; Người Hmông của Chu Thái Sơn [81]; Văn hóa người Mông ở Nghệ
An của Hoàng Xuân Lương [52].
Cuốn Dân tộc Mông ở Việt Nam của Cư Hoà Vần và Hoàng Nam được xuất
bản năm 1994 [106] đã cung cấp cho người đọc những tư liệu bổ ích về lịch sử cư
trú, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội và bước đầu cho thấy nét đặc trưng trong bản
sắc văn hóa của tộc người Hmông. Tuy nhiên, hai tác giả mới chỉ dừng lại ở góc độ
mô tả dân tộc học về một số nét văn hóa của tộc người này mà chưa lý giải, làm rõ
việc thực hành các văn hóa đó cùng với sự biến đổi văn hóa của người Hmông.
Năm 1996, tác giả Trần Hữu Sơn đã cho ra mắt cuốn sách Văn hóa Hmông.
Đây được coi là một chuyên khảo dân tộc học đầu tiên viết về văn hóa tinh thần
của người Hmông ở tỉnh Lào Cai. Trong cuốn sách này, tác giả Trần Hữu Sơn đã
giới thiệu những khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, dân số, những đặc điểm
kinh tế - xã hội cũng như lịch sử tộc người và truyền thống đấu tranh của người
Hmông nhằm đặt cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những yếu tố cơ bản trong quá
trình hình thành và phát triển văn hóa tộc người, văn hóa địa phương. Nội dung cơ
bản của cuốn sách được tập trung ở chương ba Những yếu tố mới trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Hmông ở Lào Cai và những vấn đề đặt ra. Ở đây, bên
cạnh việc miêu tả những nét văn hóa truyền thống của người Hmông, tác giả cuốn
sách đã bước đầu đề cập đến đạo Công giáo và đạo Tin lành trong đồng bào
Hmông, quá trình chuyển tín ngưỡng truyền thống sang Tin lành và xác định Tin

5


lành là yếu tố văn hóa mới xuất hiện trong đời sống văn hóa tinh thần người Hmông
[78, tr.178].
Cũng viết về người Hmông và văn hóa của người Hmông, tác giả Hoàng

Xuân Lương lại chọn cho mình địa bàn cụ thể là tỉnh Nghệ An, một nơi giáp với
Lào và có nhiều người Hmông sinh sống để làm điểm nghiên cứu. Bằng nguồn tư
liệu có được, năm 2000 tác giả Hoàng Xuân Lương đã xuất bản cuốn Văn hóa
người Mông ở Nghệ An [52]. Cuốn sách làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử, các đặc
trưng văn hóa của tộc người Hmông tại Nghệ An. Những nội dung trong cuốn sách
được coi là nguồn tư liệu quý, góp phần quan trọng giúp Đảng và Nhà nước, đặc
biệt là tỉnh Nghệ An trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
phát huy các giá trị tích cực của văn hóa tộc người vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Nội dung cuốn sách gồm ba chương, chương một và chương hai đề cập
đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và sinh hoạt vật chất, văn hóa của người Hmông ở
Nghệ An; chương ba cung cấp cho bạn đọc những giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của người Hmông ở Nghệ An, từ việc nhận thức đúng đắn
văn hóa truyền thống của người Hmông đến việc đưa ra các biện pháp trên lĩnh vực
kinh tế - xã hội - chính trị - văn hóa. Ở đây tác giả đã đề cập vấn đề truyền đạo Tin
lành gắn với khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp cận Tin lành ở góc độ chính trị, nêu lên
hệ quả mà Tin lành - Vàng Chứ gây ra đó là Vàng Chứ phát triển tới đâu, cộng đồng
người Mông bị chia cắt tới đó [52,tr. 191].
Cuốn Văn hóa Hmông của Trần Hữu Sơn và Văn hóa người Mông ở Nghệ
An của Hoàng Xuân Lương nói trên là hai cuốn sách viết về người Hmông ở địa
phương cụ thể là Lào Cai và Nghệ An với những thông tin về nguồn gốc lịch sử,
đặc trưng văn hóa của tộc người. Cả hai tác giả cũng đã đề cập đến hiện tượng
người Hmông từ bỏ văn hóa tín ngưỡng truyền thống tạo nên sự biến đổi văn hóa
với yếu tố văn hoá ngoại lai là Tin lành hay Công giáo.
1.1.2. Nghiên cứu về người Hmông theo Tin lành
Trong những năm trở lại đây, vấn đề Tin lành và truyền đạo Tin lành vào
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng người Hmông đang nổi lên. Vấn đề

6



này có tác động không nhỏ đến chính trị, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu
số, vì thế có rất nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu đến hiện tượng này.
Nghiên cứu tộc người Hmông đặt trong mối quan hệ với đạo Tin lành có hai
cuốn sách mà tác giả thấy rất cần thiết và gần sát với đề tài nghiên cứu của luận án
đó là Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam - truyền thống và hiện đại
xuất bản năm 2005 của Vương Duy Quang [71] và Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”,
bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với
ảnh hưởng của đạo Tin lành xuất bản năm 2009 của Nguyễn Văn Thắng [93].
Cuốn Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam - truyền thống và
hiện đại của Vương Duy Quang, đã bàn về bản chất và trình bày những nguyên
nhân của việc một bộ phận đồng bào Hmông theo tôn giáo mới - đạo Tin lành, cũng
như đã nêu lên những tác động đến xã hội, cộng đồng của người Hmông. Cuốn sách
có bốn chương, ngoài phần giới thiệu Đôi nét về người Hmông ở Việt Nam ở
chương một và phần viết về Văn hóa tâm linh truyền thống của người Hmông ở
Việt Nam ở chương hai là những tư liệu quý về dân tộc học. Phần sáng tạo, đóng
góp giá trị về phát hiện mới về Những biến đổi trong văn hóa tâm linh của người
Hmông ở Việt nam hiện nay được thể hiện rõ ở chương ba. Những trang viết trong
chương ba đã cung cấp những thông tin phong phú, sống động về những biến đổi
trong đời sống văn hóa tâm linh ở một bộ phận người Hmông tại các tỉnh miền núi
phía Bắc (đặc biệt trong giai đoạn 1987-1998). Chương bốn là Một số nhận xét và
những vấn đề đặt ra, Vương Duy Quang cho rằng: “Dù trong quá khứ hay hiện tại,
sự cải đạo của người Hmông đã cho thấy dân tộc này đã và đang trải qua những
thay đổi quyết liệt nhất trong văn hóa và tôn giáo của họ. Hành động tiếp nhận Kitô
giáo của người Hmông trong suốt thế kỷ qua đã chứng tỏ một bộ phận của cộng
đồng này mong muốn đổi đời, cảm nhận sự tự do bằng sự cải đạo thực sự… Tổn
thương trong mối quan hệ cộng đồng giữa người cải đạo và không cải đạo là điều
không thể tránh khỏi bởi cả hai phía đều cho đức tin của mình là chính thống”
[71, tr.269].

7



Cuốn sách Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”, bản chất của những cách phản
ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành của
Nguyễn Văn Thắng đã đề cập đến những nội dung: (1). Tín ngưỡng truyền thống
của người Hmông, từ quan niệm đến lý do tại sao người Hmông phải “làm cúng”,
“làm ma” và nêu lên vai trò của tín ngưỡng truyền thống đối với xã hội và văn hóa
Hmông; Tín ngưỡng truyền thống của người Hmông là một phần của văn hóa. Nó
phản ánh thế giới quan tôn giáo và hệ thống nghi lễ kèm theo và đóng vai trò như
dấu hiệu để cố kết người Hmông lại. (2). Quá trình thay đổi theo Tin lành của người
Hmông; Mối quan hệ của Tin lành với Ki tô giáo; việc truyền đạo vào các tộc người
thiểu số ở Việt Nam và người Hmông ở các nước khác. (3). Ảnh hưởng của sự thay
đổi theo Tin lành tới văn hóa, kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng ở vùng biên
giới; Ảnh hưởng tiêu cực: Làm mất đi các chức năng của tín ngưỡng truyền thống;
gây ra sự phân chia, đối lập và sự căng thẳng trong nội bộ người Hmông; gây khó
khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa - xã hội truyền thống; gây ra tình trạng di
cư tự do, vượt biên trái phép. Song việc theo đạo Tin lành của người Hmông cũng
có những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những bất cập của tín ngưỡng truyền
thống. (4). Nguyên nhân, bản chất của sự thay đổi từ tín ngưỡng truyền thống
sang đạo Tin lành của người Hmông. Và nội hàm văn hóa truyền thống của
người Hmông đã xuất hiện những yếu tố suy thoái đến sự lôi cuốn, lôi kéo của
Tin lành [93].
Viết về người Hmông, văn hóa Hmông và người Hmông theo Tin lành còn
phải nói đến công trình Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng
tôn giáo hiện nay do Thào Xuân Sùng chủ biên, xuất bản năm 2009 [84]. Thào
Xuân Sùng và các tác giả nhìn vấn đề người Hmông và tôn giáo từ góc độ của nhà
quản lý, đề cập đến thực tế người Hmông ở Sơn La và đưa ra nguyên nhân của việc
đạo Công giáo và Tin lành thâm nhập và phát triển trong đời sống của người
Hmông tại địa phương này, từ đó đã nêu ra những kinh nghiệm, giải pháp và
phương hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong dân tộc Mông ở Sơn La

[84,tr.98].

8


Cùng với các công trình được xuất bản, viết về người Hmông và văn hóa
Hmông, còn có những bài viết đăng trên các tạp chí. Nhà nghiên cứu Vương Duy
Quang đã có hàng loạt bài viết về đạo Vàng Chứ mà ông gọi là hiện tượng tôn giáo
mới ở người Hmông ở Việt Nam, về truyền thống văn hóa dân tộc trước các hiện
tượng tôn giáo mới. Ông đặt các hiện tượng tôn giáo mới trong phong trào cải đạo
theo Kitô giáo của người Hmông từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX trong tổng thể
cả khu vực Đông Nam Á như Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan - những nơi mà
cộng đồng người Hmông ở Việt Nam có quan hệ đồng tộc, thân tộc.
Các bài nghiên cứu của Vương Duy Quang trên Tạp chí chuyên ngành có
thể điểm lại như: (1). Hiện tượng xưng vua ở người Hmông [69] những năm gần
đây phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu
của phong trào này là hiện tượng “xưng vua”. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích,
giải thích hiện tương xưng vua ở người Hmông, cũng như sự liên quan giữa xưng
vua và bạo loạn và vấn đề Vàng Chứ hiện nay. (2). Người Hmông và những hiện
tượng tôn giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam Á: Quá khứ và hiện
tại [70] điểm lại những sự kiện tôn giáo liên quan đến động thái phản ứng của người
Hmông trong quá khứ và hiện tại, từ đó làm sáng tổ bản chất và thực trạng vấn đề
tôn giáo và dân tộc ở người Hmông trong khu vực Đông Nam Á lục địa; đưa ra
nhận xét và kết luận về người Hmông. (3). Sự cải đạo theo Ki tô giáo của một bộ
phận người Hmông ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến nay
[72] đã phân tích quá trình cải đạo từ truyền thống sang đạo Ki-tô giáo của người
Hmông ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Do bị mất đất, người Hmông phải thiên di, ly
tán, bị chèn ép, bị đe dọa diệt vong. Điều kiện sống khó khăn đã tạo nên sự khủng
hoảng niềm tin trong một bộ phận người Hmông, dẫn đến trông chờ và mong đợi vị
cứu tinh. Chính điều này đã trở thành một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận

lợi để Ki tô giáo thâm nhập vào người Hmông.
Nguyễn Văn Thắng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề được đăng trên các
tạp chí chuyên ngành này như: Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Hmông
[92], bài viết được cơ cấu thành ba phần chính gồm: (i). Cách ứng xử truyền thống

9


với bệnh tật của người Hmông, (ii). Sự biến đổi cách ứng xử truyền thống với bệnh
tật và bản sắc của người Hmông, (iii). Tác động của hiện đại hóa/toàn cầu hóa tới sự
biến đổi cách ứng xử của người Hmông với bệnh tật. Sự biến đổi trong cách ứng xử
truyền thống với bệnh tật của người Hmông ít nhiều có liên quan đến tôn giáo, biến
thể theo các nhóm tôn giáo, như Công giáo, Tin lành (Vàng chứ). Ứng xử với bệnh
tật của người Hmông được chế định bởi văn hóa Hmông, trong đó tôn giáo là một
trong những yếu tố quan trọng và làm thành một phần bản sắc riêng của họ. Vì vậy,
việc sử dụng hệ thống y học cổ truyền là chính thì người Hmông sẽ bảo lưu được cơ
bản bản sắc riêng trong văn hóa, nhưng hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật. Trái
lại, khi áp dụng hệ thống y học hiện đại là chính, người Hmông theo Ki-tô giáo
kiểm soát được bệnh tật, nhưng lại làm mờ nhạt dần bản sắc riêng trong cách ứng
xử với bệnh tật của họ.
Những bài nghiên cứu khác như: Một số vấn đề thực tiễn về đạo Tin Lành ở
các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Minh và Hồ Ly
Giang [57] gồm ba nội dung chính: Nội dung thứ nhất giới thiệu về tình hình đạo
Tin lành ở Tây Bắc; nội dung thứ hai đưa ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
việc đạo Tin lành phát triển ở vùng Tây Bắc, từ nguyên nhân chủ quan (như đường
lối chính sách, cán bộ đảng viên tại địa phương, tổ chức hệ thống chính trị) đến
nguyên nhân khách quan (như điểm lợi thế từ bản thân của đạo Tin lành); Nội
dung thứ ba trình bày những ảnh hưởng của sự phát triển Tin lành ở Tây Bắc, từ
ảnh hưởng trên lĩnh vực phát triển kinh tế đến sự ảnh hưởng trong đời sống xã hội,
văn hóa.

Về bài Vài nét về phương thức truyền giáo của đạo Tin lành vào vùng dân
tộc Mông ở Lào Cai [51] Nguyễn Đình Lợi đã tập trung trình bày khá chi tiết vào
hai phần chính. Đó là Phương thức truyền giáo của đạo Tin lành vào vùng người
Hmông ở Lào Cai và nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong cộng đồng người
Hmông ở Lào Cai. Trong phần đầu bài nghiên cứu, tác giả đã giới thiệu khái quát về
cộng đồng người Hmông ở Lào Cai với nền văn hóa đặc sắc cả về vật chất lẫn tinh
thần, người Hmông có đời sống tín ngưỡng phong phú [51,tr.44]. Quá trình xâm

10


nhập, phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở Lào Cai được
chia làm bốn giai đoạn, ở mỗi thời điểm khác nhau, hoạt động truyền đạo của tôn
giáo này cũng khác nhau, khi âm thầm phát triển, lúc bùng phát thành phong trào
[51, tr.45]. Ở hai nội dung chính trình bày về phương thức truyền giáo của đạo Tin
lành có đưa ra các phương tiện truyền giáo từ nghe đài phát thanh FEBC, nghe băng
casette, thông qua khách du lịch, các hoạt động nghiên cứu khoa học như văn hóa
học, dân tộc học và phương thức truyền miệng,… cùng với các phương pháp truyền
giáo đã đánh trúng tâm lý người Hmông, từ đó nhiều đồng bào đã tin tưởng và theo
đạo Tin lành một cách tự nguyện [51, tr. 47]. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đã đưa ra
năm nguyên nhân dẫn đến đạo Tin lành phát triển trong cộng đồng người Hmông tại
Lào Cai, có thể kể đến như: chủ trương truyền giáo của đạo Tin lành, đặc điểm lịch
sử- văn hóa, đời sống khó khăn của dân tộc Hmông, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo
của đồng bào và do hệ thống chính trị cơ sở còn yếu kém. Như vậy, việc một bộ
phận không nhỏ đồng bào Hmông chuyển từ tín ngưỡng truyền thống sang Tin lành
có thể coi là một sự thay đổi niềm tin tôn giáo hay một sự cải đạo theo Ki-tô giáo
[51, tr.44] và đạo Tin lành thực sự đã có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của một
bộ phận người Hmông [51, tr. 45].
Trong bài Biến đổi tín ngưỡng Mông - thực tế và trăn trở của Kiều Trung
Sơn đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, năm 2013 [83] có nêu rằng, sự biến đổi

hay thay đổi tín ngưỡng truyền thống của người Hmông không chỉ vì nguyên nhân
từ việc ảnh hưởng truyền bá của tôn giáo mới là Công giáo hay Tin lành; mà sự
chuyển biến này xuất phát từ nội tại của tín ngưỡng người Hmông. Họ nhận thấy
trong tín ngưỡng văn hóa truyền thống của mình có nhiều điểm lạc hậu và nhận
thức rằng, cần có sự cải biến, loại bỏ hoặc đổi mới. Trong phần hai của bài nghiên
cứu đã nêu ra những yếu tố tín ngưỡng cổ truyền lạc hậu của người Hmông, đặc biệt
xoáy sâu phân tích về tang ma với những yếu tố lỗi thời, mang tính hủ tục. Cuối bài
nghiên cứu cũng đưa ra những động thái cải biến một số yếu tố lạc hậu trong tín
ngưỡng Hmông; người Hmông đã chủ động có những điều chỉnh số lượng lễ vật
trong nghi lễ, tránh tốn kém lãng phí; họ cũng đưa vào trong quy ước dòng họ, và

11


duy trì những yếu tố tích cực một cách sáng tạo. Điều này cho thấy, không chỉ có
cải đạo mới tạo ra sự thay đổi, mà ngày từ trong suy nghĩ, từ nội bộ tộc người cũng
đã có những thích ứng văn hóa.
1.1.3. Nghiên cứu về đạo Tin lành và văn hóa lối sống Tin lành
Trong các tôn giáo từ nước ngoài truyền vào Việt Nam, đạo Tin lành là tôn
giáo được coi là tôn giáo truyền vào muộn hơn cả. Năm 1911 là thời mốc đánh dấu
việc đạo Tin lành truyền vào Việt Nam. Trước năm 1975, đạo Tin lành phát triển
chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với số lượng tín đồ, chức sắc ít hơn nhiều so với các
tôn giáo khác. Do vậy, việc nghiên cứu về đạo Tin lành dưới các góc độ lịch sử, tôn
giáo, văn hóa,… không được đặt ra. Trong giai đoạn này, ở miền Nam chỉ có một số
ấn phẩm, chủ yếu là hồi ký của giới Tin lành viết về thời kỳ đầu truyền đạo Tin
lành, về các tổ chức hệ phái Tin lành truyền vào Việt Nam.
Cuốn sách Bốn mươi sáu năm chức vụ của Mục sư Lê Văn Thái do Nhà in
Tin lành xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn, chủ yếu viết về thời kỳ đầu truyền đạo Tin
lành vào Việt Nam với vai trò của các giáo sỹ CMA về những khó khăn, thử
thách về xã hội mà các nhà truyền giáo phải đối diện. 46 năm chức vụ của mục

sư Lê Văn Thái có nói đến việc truyền giáo lên vùng dân tộc thiểu số, chủ yếu là
vùng Tây Nguyên.
Sau năm 1975, đúng ra phải đến đầu thế kỷ XXI, khi vấn đề đạo Tin lành ở
Việt Nam trở thành vấn đề “vừa mới, vừa lớn, vừa khó”, vừa mang tính thời sự
(tính cập nhật liên quan đến đạo Tin lành), vừa mang tính thời đại (liên quan đến
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở của và hội nhập quốc tế, đạo
Tin lành phát triển ở Việt Nam tăng với tốc độ rất nhanh), các tác giả Việt Nam mới
quan tâm nhiều đến nghiên cứu về đạo Tin lành. Thời kỳ này phải kể đến các ấm
phẩm và công trình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hưng, Mã
Phúc Thanh Tươi, Nguyễn Xuân Hùng,…
Nguyễn Thanh Xuân trong Một số tôn giáo ở Việt Nam xuất bản năm 1992,
đã đề cập một cách khái quát đến đạo Tin lành ở Việt Nam về các phương diện như
lịch sử ra đời, quá trình du nhập, các đặc trưng của đạo Tin lành, đặc điểm đạo Tin

12


lành ở Việt Nam; việc hoạch định và thực thi các chính sách tôn giáo trong đó có
đạo Tin lành. 10 năm sau, năm 2002, Nhà xuất bản Tôn giáo cho xuất bản ấn phẩm
của Nguyễn Thanh Xuân về đạo Tin lành với tựa đề Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành
trên thế giới và ở Việt Nam. Nói là “bước đầu” nhưng ấm phẩm này nghiên cứu
chuyên biệt và cơ bản về đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam với gần 600 trang
từ hai góc độ lịch sử và tôn giáo. Đặc biệt, tác giả đã rút ra những nét đặc trưng về
đạo Tin lành, trong đó có nhận định từ phương diện tôn giáo học, đạo Tin lành thích
hợp với hai tầng lớp dân cư là thị dân của xã hội công nghiệp và dân tộc thiểu sốtộc người, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Tác giả Nguyễn Thanh Xuân còn
có một số bài viết về Tin lành, đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành đăng
trên tạp chí Công tác tôn giáo, Nghiên cứu tôn giáo, như: Vài nét khái quát về tôn
giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 02/2007, Ba năm thực hiện chỉ thị số 01 Về Một số công tác đối với đạo
Tin lành- Tạp chí Công tác tôn giáo số 7/2008,…

Nhà nghiên cứu tôn giáo, GS.TS Đỗ Quang Hưng tuy không viết một công
trình chuyên biệt về người Hmông, văn hóa Hmông hay đạo Tin lành, nhưng qua
các công trình nghiên cứu về tôn giáo đã được công bố, chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, quan hệ giữa nhà nước với giáo hội,... tác giả có bàn đến đạo Tin lành, việc
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo đạo Tin lành: Đạo Tin
Lành ở Việt Nam: Một cái nhìn tổng quát [38], Kỷ nguyên truyền giáo của Ki tô
giáo tại châu Á và xung đột văn hóa- Trường hợp đạo Tin lành tại các quốc gia
Đông Bắc Á nói chung và Việt Nam nói riêng [40].
Trong những năm qua, Nguyễn Xuân Hùng đã công bố những kết quả
nghiên cứu về đạo Tin lành và đạo Tin lành ở Việt Nam, như: Tìm hiểu những hệ
quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng, tôn
giáo Việt Nam- Tạp chí Ngiên cứu Tôn giáo số 1/ 2000, Đạo Tin lành trong mối
tương quan với văn hóa dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Năm 2012, tác giả Mã Phúc Thanh Tươi- mục sư của Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Nam) đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ triết học về đạo đức Tin

13


lành ở Việt Nam có bài Vài nét tuowg đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức
truyền thống [104].
1.1.4. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
Các tác giả nước ngoài nghiên cứu về người Hmông phải kể đến Savina với
tác phẩm Lịch sử người Mèo [75]; Những đặc điểm chủ yến của thuật saman của
người Mèo Trắng ở Đông Dương [28], Thuật Saman của người Hmông [29] của
Guy Morechand là những công trình nghiên cứu đầu tiên về đời sống văn hóa của
tộc người Hmông.
Các tác phẩm đề cập đến vấn đề người Hmông và sự cải đạo, ảnh hưởng
của việc theo tôn giáo là: Hmong Christianity: Conversion, Consequence, and
Conflict, By Vayong Moua (Đạo Cơ đốc trong người Hmông: Sự chuyển đổi, hệ

quả và xung đột của Vayong Moua) [135]; Coming a full circle: historical analysis
of the Hmong church growth 1950 – 1988, by Timonthy T.Vang, September1998
(Tiến tới một vòng tròn đầy đủ: Phân tích lịch sử về sự phát triển đạo Cơ đốc của
người Hmông giai đoạn 1950-1998, của Timonthy T.Vang) [132]; Messianism as A
Factor in Vietnam’s Hmong Mass Conversion to Christianity: 1990-2005, James
F.Lewis _ (Lòng tin vào Chúa cứu thế là yếu tố khiến số đông người Hmông ở Việt
Nam theo đạo Cơ đốc giai đoạn 1990-2005 của James F.Lewis [131],…
Đây là những công trình nghiên cứu về Tin lành và người Hmông cùng với
một vài dân tộc khác các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mỹ. Các công trình
này có đề cập đến quá trình truyền bá và phát triển của Tin lành vào dân tộc
Hmông, đưa ra những điểm xung đột xảy ra trong cộng đồng dân tộc Hmông do sự
phát triển của Tin lành.
Viết về Tin lành không thể không nhắc đến công trình khá nổi tiếng với tựa
đề “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” của Max Weber xuất bản
năm 1920 tại Đức. Max Weber cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối liên hệ
“tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã tạo ra một
động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
châu Âu [58, tr. 13].

14


Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu được công bố ở trong nước và ngoài
nước nêu trên khá phong phú và có giá trị liên quan đến người Hmông, văn hóa
người Hmông nói chung hoặc người Hmông ở một địa phương cụ thể; về đạo Tin
lành, đạo Tin lành ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả là nguồn
tư liệu rất quan trọng và bổ ích để chúng tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận
án. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quá trình người Hmông theo Tin lành và nhất là việc
chuyển đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa Tin lành của một bộ phận người
Hmông chưa được đề cập nhiều. Đó cũng là nỗ lực bù đắp của tác giả luận án.

1.2. Một số khái niệm, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
- Văn hóa
Văn hóa - Cultura theo tiếng Latinh có nghĩa là trồng trọt, chỉ sự chăm sóc,
canh tác. Ở phương Đông, văn hóa với Văn và Hóa, với Văn là kiến thức, Hóa là
biến đối, giáo hóa, văn hóa là quá trình biến đổi nhận thức, bao gồm những sáng tạo
của đời sống tinh thần của con người.
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo góc
độ tiếp cận trên từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các định nghĩa khác
nhau về văn hoá.
Năm 1982, UNESCO - Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp
quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng (Tuyên bố về những chính sách văn hóa,
Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-7 đến 06-8- 1982 tại Mêhicô).
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức và xúc cảm của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội và nó chứa

15


đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức, chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Từ điển Triết học định nghĩa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu
biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội… Văn hóa là một hiện
tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các các hình thái kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm của mình về văn hóa như
sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật và
những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức ử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [54, tr. 431].
Trong Nhân học khái niệm văn hóa được E.B.Taylor (1871) đề cập đầu tiên
với tư cách là một tổng thể phức hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục và tất cả những khả năng và tập tục khác mà con người có
được với tư cách là một thành viên của xã hội . Với cách định nghĩa này của E.B.
Taylor thì văn hóa đầu tiên là bao gồm những đặc điểm của con người mà học được
hoặc có thể học được, chính vì vậy, nó mang tính xã hội và tinh thần; thứ hai, văn
hóa là một tổng thể phức hợp, nó bao trùm cả lĩnh vực rộng lớn của đời sống con
người, từ kỹ thuật sản xuất lương thực thực phẩm đến các lý luận về cuộc sống sau
khi chết của con người.
Các nhà Nhân học hiện đại tiếp cận văn hóa theo những cách khác nhau, tất
cả đều được thiết kế để nhận ra quan niệm theo một cách có chất lượng cao hơn và
có sức thuyết phục hơn, vượt ra khỏi lời khẳng định mang tính bảo vệ là văn hóa
không phải là đơn nhất mà là khác nhau tới mức không thể tưởng tượng được và nó
làm cho con người khác với các loài động vật khác. Ở đây xử lý văn hóa như là một
hệ thống các biểu tượng gồm ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức là tất cả
những thứ được thừa nhận trong đời sống xã hội con người.

16


Mặc dù còn nhiều khái niệm về văn hóa được đưa ra dưới góc độ Nhân học,
nhưng cơ bản có thể khái quát lại rằng, văn hóa là những truyền thống và lối sống
mà một con người có được thông qua quá trình học hỏi và giao tiếp xã hội với tư

cách là một thành viên trong cộng đồng. Văn hóa cũng chính là một cột mốc để
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, tạo nên nét riêng có của mỗi tộc người.
Với việc xác định nội hàm của khái niệm Văn hóa, luận án áp dụng để phân
tích các thành tố văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành như ăn, mặc, ở; các
mối quan hệ xã hội; văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo; văn hóa lối sống.
- Văn hóa tộc người
Văn hoá tộc người là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phân định
tộc người bởi nó có chức năng tộc người. Văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố
về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tâm lý, tình
cảm, phong tục tập quán… để người ta phân biệt tộc người này với tộc người khác.
Văn hoá tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người. Một tộc
người bị đồng hoá, bị mất bản sắc văn hoá riêng thì ý thức tộc người sẽ mai một dẫn
đến tộc người bị diệt vong. Văn hoá tộc người là tổng thể các yếu tố văn hoá mang
tính đặc trưng và đặc thù tộc người, thực hiện chức năng cố kết cộng đồng tộc
người và phân biệt tộc người.
Khi nghiên cứu văn hóa, tùy theo chuyên ngành và ở từng quốc gia mà văn
hóa có thể được chia thành các nhóm khác nhau. Trong ngành Dân tộc học/Nhân
học, các nhà nghiên cứu thường chia văn hóa các dân tộc thành: văn hoá sản xuất,
văn hoá vật chất (văn hoá bảo đảm đời sống), văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần.
Đặc trưng văn hoá tộc người thể hiện trên toàn bộ đời sống xã hội từ ngôn
ngữ, trang phục, tôn giáo tín ngưỡng, văn hoá dân gian, tri thức về tự nhiên, xã hội,
con người, tri thức sản xuất, tâm lý và tính cách dân tộc, phong tục tập quán cho đến
nhà cửa, ăn uống… Sự tổng hoà các đặc trưng sinh hoạt văn hoá trong mối liên hệ
giữa chúng tạo thành truyền thống văn hoá tộc người. Truyền thống văn hoá tộc
người hình thành trong quá trình lịch sử tộc người được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.

17



- Biến đổi văn hóa tộc người
Con người không chỉ sống trong mối quan hệ bên trong cộng đồng mà còn
quan hệ ra ngoài cộng đồng. Các quan hệ trao đổi, tiếp xúc ấy đầu tiên là sản phẩm
vật chất, các phương tiện sản xuất sinh hoạt, rồi đến tư tưởng, tình cảm,… cùng với
đó là những ảnh hưởng qua lại ở các mức độ đậm nhạt khác nhau tạo nên sự biến
đổi về văn hóa; đó là hiện tượng giao lưu văn hóa.
Văn hoá luôn biến đổi và phát triển. Nếu một nền văn hoá không biến đổi
để phát triển nền văn hoá ấy sẽ tàn lụi. Biến đổi văn hoá tộc người là những thay đổi
diễn ra trong đời sống xã hội tộc người khác đi so với văn hoá truyền thống. Biến
đổi văn hoá xảy ra trong quá trình di dân hoặc giao lưu tiếp xúc giữa các cộng đồng
tộc người. Biến đổi văn hoá bằng cách tiếp thu hoặc vay mượn các yếu tố văn hoá
của tộc người khác, thường là những tộc người có trình độ phát triển cao hơn. Biến
đổi có thể diễn ra trên từng lĩnh vực hoặc toàn bộ. Biến đổi văn hoá theo hai xu
hướng: Từ bỏ văn hoá truyền thống dẫn đến xoá nhoà bản sắc, hoà tan tộc người
(đồng hoá), hoặc biến đổi văn hoá để thích ứng với điều kiện mới tạo ra sự phát
triển văn hoá.
Tiếp biến và giao lưu văn hóa là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất
yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại. Vì vậy, việc người
Hmông giao lưu tiếp xúc với đạo Tin lành dẫn đến những biến đổi trong văn hóa,
cùng với những ảnh hưởng, tác động qua lại đối với văn hóa Tin lành là điều không
thể tránh khỏi. Điều này đã tạo cho văn hóa dân tộc của người Hmông có nhiều nét
đặc sắc, chuyển biến mới.
-Tín ngưỡng, tôn giáo.
Do tính phức tạp của hiện tượng tôn giáo cũng như việc nghiên cứu tôn
giáo dưới nhiều góc độ khác nhau về hiện tượng này nên đã có không ít những quan
niệm về tôn giáo. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm và định nghĩa cũng như lời
phân tích, lý giải về tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi người ở những hướng tiếp cận khác
nhau, hoặc dưới góc độ thần học, hoặc dưới góc độ tư tưởng, triết học, hoặc dưới góc

18



×