Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

đề cương ôn tập sinh 10 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.81 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
Môn: Sinh học 10
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Câu 1: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của chu
kì trung gian.
• Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và được lặp đi
lặp lại giữa các lần phân bào.
Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và nguyên phân.
• Những diễn biến cơ bản ở các pha của chu kì trung gian: Kì trung gian là thời
kì sinh trưởng của tế bào bao gồm 3 pha: G1, S, G2.
Pha

Đặc điểm

G1
S

Là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, độ dài của pha G 1 luôn
thay đổi làm cho số lần phân chia thay đổi. Chỉ tế bào nào
vượt qua được điểm kiểm soát ® mới có khả năng phân chia.
Nhân đôi ADN và NST
Nhân đôi trung tử

G2

Tổng hợp protein histon, protein thoi phân bào.

Câu 2: Trình bày những diễn biến cơ bản trong quá trình phân chia nhân. Thực
chất của nguyên phân là gì?
Có 4 kì:
• Kì đầu:


 Các NST kép co xoắn.
 Màng nhân và nhân con tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
• Kì giữa:
 Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào.
 NST có hình dạng và tính chất đặc trưng của từng loài.
• Kì sau:
 Các nhiễm sắc tử tách nhau và tiến về 2 cực của tế bào.
• Kì cuối:
 Các NST dãn xoắn.
 Màng nhân xuất hiện.
Thực chất của quá trình nguyên phân là nhân đôi ADN tạo ra NST kép.

Tuong Vy 10/6


Kết quả nguyên phân: Qua nguyên phân, từ 1 TB mẹ ( 2n )
2 tế bào con đều chứa
bộ NST y hệt tế bào mẹ ( 2n ).
Câu 3: Nêu sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật.
• Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào, bắt đầu co
thắt từ ngoài (màng tế bào) vào trung tâm.
• Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế
bào).
Câu 4: Trình bày ý nghĩa nguyên phân.
- Ý nghĩa sinh học:
• Là cơ sở giúp cơ thể đa bào lớn lên. Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân là cơ chế
sinh sản.
• Là phương thức truyền đạt và ổn định của NST đặc trưng cho từng loài từ tế bào
này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản

vô tính.
• Nguyên phân là sự tái sinh của các mô, các cơ quan bị tổn thương và là sự sinh
trưởng các mô.
- Ý nghĩa thực tiễn
• Quá trình nguyên phân của tế bào là cơ sở khoa học để thực hiện phương pháp
giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô.
Câu 5: Hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ
NST giống y hệt tế bào mẹ?
- 1 lần NST phân li và 1 lần NST nhân đôi.
Câu 6: Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để quá trình phân li diễn ra
một các dễ dàng, tránh hiện tượng bị rối NST và tránh bị đứt đoạn AND.
Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
- Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc
tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.

BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tuong Vy 10/6


Câu 1: Khái niệm về vi sinh vật.
- Gồm những nhóm VSV có chung những đặc điểm nhất định:
• Kích thước hiển vi
• Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực
• Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng mạnh, thích nghi cao với môi
trường
• Nằm trong Giới Khởi sinh ( vi khuẩn ), Giới Nguyên sinh ( động vật nguyên sinh,
tảo, nấm nhầy ), Giới Nấm ( nấm men ).
Câu 2: Cho ví dụ về các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.

Có 3 loại:
Môi trường
Môi trường tự nhiên

Môi trường tổng hợp

Môi trường bán tổng
hợp

Ví dụ
- Cao thịt bò, Pepton, Cao nấm men, Dịch ép quả
- Môi trường Czapek gồm:
Saccharose: 30g /l
NaNO3: 3g /l
K2HO4 : 1g /l
MgSO4 : 0,5g /l
KCl : 0,5g /l
FeSO4 : 0,1g /l
- Môi trường Hansen (nuôi cấy nấm men) gồm :
Glucose: 50g /l
Pepton : 10g /l
KH2PO4: 3g /l
MgSO4.7H2O: 2g /l
Thạch : 15-20g

Câu 3: Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên
men.
Các đặc điểm

Hô hấp hiếu khí


Hô hấp kị khí

Lên men

Chất nhận e cuối
cùng

Ôxi phân tử

1 phân tử vô cơ

Phân tử hữu cơ

Sản phẩm

CO2, H2O

Chất hữu cơ chưa được ôxi hóa hoàn
toàn tạo ra sản phẩm trung gian

Năng lượng

40% ATP

20 – 30% ATP

2% ATP

Ví dụ


Tảo, động vật
nguyên sinh

Vi khuẩn phản
Nitrat hóa

Nấm men, rượu, vi
khuẩn lactic

Tuong Vy 10/6


Câu 5: Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh
vật. Định nghĩa về 4 kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
- Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân
thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Kiểu dinh
dưỡng

Nguồn năng
lượng

Nguồn cacbon
chủ yếu

Ví dụ

Quang tự
dưỡng


Ánh sáng

CO2

Tảo đơn bào, vi khuẩn lam,
vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía, màu lục

Quang dị
dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu
huỳnh màu lục, màu tía

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn Nitrat hóa, vi
khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh,
ôxi hóa hiđro…

Hóa dị dưỡng


Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Vi sinh vật lên men, hoại
sinh, nấm, động vật
nguyên sinh

-

Tuong Vy 10/6


BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Câu 1: Định nghĩa “sinh trưởng của vi sinh vật”.
- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Câu 2: Định nghĩa về nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục. Ứng dụng.
- Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không bổ sung các chất dinh
dưỡng và không loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
• Ứng dụng: Để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của các loài vi sinh vật.
- Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy thường xuyên bổ sung các chất dinh
dưỡng và loại bỏ các chất diệt hóa.
- Ứng dụng:
 Sản xuất các protein đơn bào ( các VSV đơn bào giàu protein ).
 Sản xuất kháng sinh penicillin.
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy
không liên tục.
 Pha tiềm phát (pha lag): Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm
ứng được hình thành để phân giải cơ chất ( do VSV vừa được đưa vào và đang

thích nghi với môi trường, còn phải tổng hợp các chất nên chưa phân chia ).
 Pha lũy thừa: Số lượng tế bào trong quần thể tăng theo cấp lũy thừa (do quá trình
trao đổi chất và đầy đủ chất dinh dưỡng).
 Pha cân bằng: Số lượng tế bào trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo
thời gian ( chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm, chất độc tính lũy ).
 Pha suy vong: Số tế bào sống trong quân thể giảm ( do chất dinh dưỡng cạn kiệt,
chất độc hại tích lũy quá nhiều ).
Câu 4: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có
pha tiềm phát còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
- Quá trình sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát
để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng được
hình thành để phân giải cơ chất.
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống
của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm
phát.
Câu 5: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, VSV tự phân hủy ở pha suy vong, còn
trong nuôi cấy liên tục thì hiện tượng này không xảy ra?
- Vì nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không bổ sung các chất dinh
dưỡng và không loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy khiến
VSV tự phân hủy ở pha suy vong.
- Còn trong nuôi cấy liên tục, môi trường nuôi cấy luôn trong trạng thái ổn định nên
VSV không tự phân hủy.
Câu 6: Để thu được số lượng VSV tối đa thì nên thu ở pha nào?
Tuong Vy 10/6


Để thu được số lượng VSV tối đa thì nên thu ở đầu pha cân bằng vì ở thời kì này
số lượng tế bào đạt đến cực đại, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
Câu 8: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?
- Để không xảy ra pha suy vong của quần thể cần bổ sung liên tục chất dinh dưỡng

vào và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
-

Tuong Vy 10/6


BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI
SINH VẬT.
Câu 1: Nhân tố sinh trưởng là gì? Kể tên các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của VSV.
- Nhân tố sinh trưởng là những chất cần cho sự sinh trưởng nhưng VSV không tự
tổng hợp được.
- Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật
khuyết dưỡng,
- Vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
 Vì sao, có thể dùng VSV khuyết dưỡng ( ví dụ E.coli tryptophan âm ) dể kiểm
tra thực phẩm có tryptophan hay không? Tại sao?
- Có, vì nếu đưa vi khuẩn E.coli vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn sinh trưởng
được chứng tỏ thực phẩm chứa triptophan, nếu không sinh trưởng được thì thực
phẩm không có triptôphan
Câu 2: Chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật là gì?
- Chất ức chế sinh trưởng của VSV là những chất làm VSV không trưởng thành
được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của VSV.
 Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học
và gia đình.
- Cồn, nước Javen, thuốc tím, chất kháng sinh…
- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc ngâm trong thuốc
tím pha loãng 5 – 10 phút.
- Ngâm trong nước muối làm gây ra hiện tượng co nguyên sinh
VSV bị ức chế,

không hoạt động được
- Thuốc tím có tác dụng ôxi hóa màng sinh chất của VSV làm chúng không hoạt
động được.
 Xà phòng có phải chất diệt khuẩn không?
- Xà phòng không phải chất diệt khuẩn mà chỉ loại vi khuẩn nhờ bọt và khi rửa thì
VSV sẽ bị trôi đi.
Câu 3: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV?
- Ảnh hưởng đến hoạt tính enzim do đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong tế bào
- Nhiệt độ quá cao: tiêu diệt vi sinh vật
- Nhiệt độ quá thấp: làm chậm sinh trưởng
Mỗi VSV sinh trưởng tốt trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
 Hãy cho biết nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của các VSV ưa lạnh, ưa ấm, ưa
nhiệt và ưa siêu nhiệt.
- VSV ưa lạnh: < 15oC
- VSV ưa ấm: 20oC – 40oC
- VSV ưa nhiệt: 55oC – 65oC
- VSV ưa siêu nhiệt: 85oC – 100oC
Tuong Vy 10/6


 Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Đa số các vi sinh vật gây hai sống ở nhiệt độ khoảng 20 – 40 oC. Trong khi đó nhiệt

độ trong tủ lạnh ở ngăn mát chỉ từ 3 – 5 oc, khi nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng trong
tế bào chậm lại, quá trình trao đổi chất chậm, vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản
chậm, thức ăn lâu bị phân hủy và để được lâu hơn.Ở nhiệt độ trong tủ lạnh vẫn có
VSV ưa lạnh tồn tại và sinh trưởng được nhưng chúng ít gây hại
 Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh ở động vật?
- VSV ưa ấm ( 20oC – 40oC )
Câu 4: Độ ẩm (nước) ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV?

- Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước cần thiết cho sinh trưởng và chuyển
hoá vật chất của VSV. Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng và tham gia
trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.
 Vì sao thức ăn nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?
- Do vi khuẩn đòi hỏi điều kiện độ ẩm cao, cần nhiều nước để sinh trưởng, do đó
thức ăn có nhiều nước dễ nhiễm khuẩn.
Câu 5: Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV?
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thẩm thấu qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất
trong tế bào, hoạt tính enzim và sự hình thành ATP…
VSV ưa axit (pH 0-5,5)
- Dựa vào pH môi trường
VSV ưa trung tính (pH 5,5 – 8)
VSV ưa kiềm (pH 8-11,5)
 Vì sao trong sữa chua hầu như không có các vi sinh vật gây bệnh?
- Vì vi khuẩn lactic trong sữa chua đã tạo môi trường axit (PH thấp) ức chế hoạt
động mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh (Nhóm vi khuẩn này thường sống trong PH
trung tính)
Câu 6: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
- Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất
giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.

Tuong Vy 10/6


BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT


3


Câu 1: Trình bày khái niệm và cấu trúc của virut.
- Khái niệm: Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ,
sống kí sinh bắt buộc. Hệ gen chỉ chứa một loại axit nucleic được bao bọc bởi vỏ
protein.
- Cấu trúc:
• Hệ gen chứa AND hoặc ARN gồm một chuỗi đơn hoặc một chuỗi kép
• Vỏ protein ( vỏ capsit ) được cấu tạo từ các đơn vị protein gồm capsome. Tổ hợp
axit nucleic và vỏ capsit được gọi là nucleôcapsit
• Ngoài ra còn có vỏ ngoài. Vỏ ngoài được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và
protein, ngoài ra còn có gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut
bám trên bề mặt tế bào. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
Câu 2: Những đặc điểm nào của virut khác với các sinh vật khác?
- Có kich thước siêu nhỏ và chưa có cấu tạo tế bào.
- Chỉ chứa 1 loại axit nucleic được bao bọc bởi vỏ protein trong khi đó các tế bào có
2 loại.
- Sống kí sinh bắt buộc do không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng.
- Không có hệ thống sinh tổng hợp protein do không có ribôxôm.
- Không sinh trưởng các thể và không sinh sản.
- Không mẩn cảm với chất kháng sinh.
Câu 3: Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nucleocapsit và vỏ ngoài.
- Capsit: được cấu tạo từ các đơn vị protein gồm capsome.
- Capsôme: 1 đơn vị protein.
- Nucleocapsit: tổ hợp axit nucleic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit, được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và
protein, ngoài ra còn có gai glycoprotein.
Câu 4:
 Em hãy giải thích vì sao virut phân lập được không phải là chủng B?
- Vì virut lai mang hệ gen của chủng A mà mọi tính trạng của virut đề do hệ gen quy

định.

 Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh?
- Có, vì trong tế bào chủ virut hoạt động như một thể sống nhưng ở ngoài tế bào chủ,
virut là thể vô sinh.
 Theo em, có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được
không?
- Không thể, vì virut kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ nhân lên dược trong tế bào
sống.

Tuong Vy 10/6



×