Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Bài tập hệ thống di tích lịch sử đền thờ Lê Khôi, Chiêu Trưng Đại Vương, tỉnh Hà TĨnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 23 trang )

 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuấn Tú
 Nhóm thực hiện:
Nhóm 2 – khóa 1/2016

Hà Tĩnh, tháng 4/2016


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.

Giới thiệu khái quát về di tích

2.

Đánh giá đặc điểm cơ bản về tổng thể di tích

3.

Đánh giá đặc điểm kiến trúc

4.

Đánh giá các giá trị của di tích

5.

Đánh giá thực trạng chung của di tích


1. Giới thiệu khái quát di tích


 Tên gọi: Đền thờ và lăng
mộ Chiêu trưng Đại vương
Lê Khôi
 Năm xếp hạng: 1990
 Địa chỉ: Xã Thạch Bàn,
huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh
 Các hạng mục chính gồm:
Nghi môn, hạ điện, trung
điện, thượng điện và phía
sau là khu mộ.


1. Giới thiệu khái quát di tích
 Vị trí địa lý: Đền thờ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi nằm
trên núi Long Ngâm, Cửa Sót, xã Thạch Bàn cách thành
phố Hà Tĩnh 20 km về phía Nam.
 Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều.

TP

Sót
a
Cử


Tĩ n
h2
0k
m



Vị trí đền thờ và mộ

Thành phố Hà Tĩnh


1. Giới thiệu khái quát di tích

é


1. Giới thiệu khái quát di tích
 Giới thiệu di tích:
 Đền Chiêu Trưng còn có tên goi là đền Võ Mục là một
trong 4 ngôi đền cổ, đẹp nhất vùng đất Nghệ Tĩnh xưa và
được xếp trong “Tứ linh từ” của vùng đất Nghệ Tĩnh. Đền
thờ Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi làm Thành hoàng.
 Đền thờ Chiêu trưng Đại Vương khởi dựng thời nhà Lê,
được tu sửa nhiều lần qua các thời kỳ lịch sử. Năm 20122014, đền được đầu tư tu bổ tôn tạo từ nguồn vốn
CTMTQG về văn hóa mới có diện mạo hoàn chỉnh như
hiện nay.
 Mặc dù trải qua nhiều đợt trung tu nhưng di tích vẫn còn
lưu giữ nguyên vẹn các hoa văn đục chạm trên gỗ từ thế
kỷ 17, đó là vốn tài sản quý cần bảo tồn lưu giữ


1. Giới thiệu khái quát di tích
 Nhân vật lịch sử: Lê Khôi là
cháu ruột của vua Lê Thái Tổ.
Đời vua Lê Nhân Tông, Lê

Khôi được giao trấn thủ đất
Hoan Châu. “Năm 1443, Lê
Khôi thống lĩnh đại binh đi
đánh giặc Chiêm. Trên
đường thắng trận trở về
chẳng may ông bị ốm nặng
và mất ở chân núi Nam Giới,
mộ táng tại chóp Long Ngâm.
Năm 1487, Lê Khôi được vua
Lê Thánh Tông truy tặng là
“Chiêu Trưng Đại vương”...


2. Đánh giá đặc điểm cơ bản về tổng thể di tích
 Đánh giá tổng thể di tích: Đền xây dựng theo kiến trúc
chữ Tam, quy mô vừa phải, trục thần đạo hướng
Đông – Nam. Khu đất xây dựng đền không quá cao và
tương đối bằng phẳng, phong cảnh sơn thủy hữu tình,
mát mẻ quanh năm.


2. Đánh giá đặc điểm cơ bản về tổng thể di tích
 Mặt ngoài công trình được làm mới hoàn toàn, bổ sung
nhiều thiết bị, vật liệu mới không phù hợp với di tích, làm trẻ
hóa di tích.

Hàng rào đá

Vị trí và mẫu cột đèn



2. Đánh giá đặc điểm cơ bản về tổng thể di tích
 Các công trình được xây dựng bằng vật liệu truyền
thống gỗ, gạch - ngói đất nung. Các hoạ tiết đục chạm
khắc trên gỗ cho ta thấy được các nét kiến trúc đầu
thời Nguyễn. Dù trải qua nhiều đợt trùng tu quy mô
lớn, di tích vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố gốc.


3. Đánh giá đặc điểm kiến trúc
 Kiến trúc cảnh quan.
- Đền được xây dựng trên vùng đất cao và tương đối
bằng phẳng, phía trước đền là Cửa Sót, phong cảnh
sơn thủy hữu tình và rất tâm linh.

Phía trước đền nhìn ra

Cổng đền nhìn vào


3. Đánh giá đặc điểm kiến trúc
 Kiến trúc đền:
Gồm ba toà, theo
kiến trúc chữ
tam, kiểu tiền
miếu hậu lăng.
Trong đó tòa
trung điện và
thượng điện có
nhiều yếu tố

gốc
nhất.Tại
đây vẫn còn
lưu giữ được
những nét kiến
trúc đầu thời
Nguyễn

Mặt chính đền thờ

Mặt chính đền thờ được sơn nổi bật
làm giảm đi giá trị kiến trúc của đền


3. Đánh giá đặc điểm kiến trúc
 Kiến trúc nghệ thuật: Toà trung điện kiến trúc chạm khắc
tinh xảo với nhiều đề tài như: tứ linh, bát tiên, tiên đánh
cờ, tiên cưỡi hạc... khắc họa lại những câu chuyện thần
thoại về vùng đất thiêng Quỳnh Viên, Nam Giới.

Chi tiết đục chạm tinh xảo trên gỗ


4. Đánh giá các giá trị của di tích
 Giá trị lịch sử:
 Đến với di tích đền thờ Lê Khôi chúng ta sẽ biết thêm
được những người đã có ảnh hưởng tới lịch sử dân tộc,
những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân
thực về lịch sử.
 Di tích đền thờ Lê Khôi là những bằng chứng vật chất có

ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh,
mở mang bờ cõi và giữ nước của cha ông. Di tích giúp
cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình,
hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất
nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình
thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.


 Giá trị khoa học: Di tích đền thờ Lê Khôi là nguồn tư liệu
sống được lưu giữ bằng các tác phẩm điêu khắc trên gỗ từ
thế kỷ 17, từ đó cho ta thấy được các giá trị về kỹ thuật,
công nghệ truyền thống cũng như tri thức thẩm mỹ về
nghệ thuật của cha ông.

Họa tiết điêu khắc trên nhà Trung điện


4. Đánh giá các giá trị của di tích
 Giá trị văn hóa xã hội: Hàng năm, vào ngày 1,2,3/5 âm
lịch tại đây lại tổ chức lễ hội Đền Chiêu trưng, đây là một
trong những lễ hội lớn nhất vùng Nghệ Tĩnh, thu hút hàng
vạn người tham gia.

Hình ảnh rước kiệu bằng đường biển


4. Đánh giá các giá trị của di tích
 Thông qua lễ hội để tưởng nhớ công lao của vị danh tướng
đối với lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu
nước cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.



5. Đánh giá thực trạng chung của di tích
 Thực trạng về tổng thể:
 Di tích được tu bổ tôn tạo đồng bộ từ tu bổ kiến trúc, nội
thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu
sáng, xây dựng nhà quản lý và dịch vụ...


5. Đánh giá thực trạng chung của di tích
 Thực trạng về tu
bổ di tích:
- Một số hạng mục di
tích được tu bổ,
tôn tạo chưa thực
sự phù hợp với
tổng thể di tích,
làm trẻ hóa di tích
như hàng rào đá
xanh, các đèn đá,
bàn thờ đá khối tự
nhiên, sơn bóng
mặt chính nhà Hạ
điện, cột đèn chiếu
sáng…

Mặt chính đền được sơn nổi bật làm giảm
giá trị di tích



5. Đánh giá thực trạng chung của di tích
 Thực trạng về quản lý:
 Ngân sách nhà nước cho người quản lý đền còn hạn hẹp.
 Người trông coi di tích hình thức tự nguyện nên không có
trình độ chuyên môn về di tích.
 Sự tiếp nhận không chọn lọc các đồ cung tiến, dẫn đến
cách bài trí nhiều hiện vật bị lộn xộn như lư đỉnh hương
đá, đèn lồng trang trí, bình gốm…
 Vấn đề vệ sinh còn sơ sài, chưa có biện pháp xử lý rác
thải hiệu quả nên tình trạng rác thải khắp nơi. Việc đốt
rác gây ô nhiễm cảnh quan, phản cảm.


Nhu cầu bảo tồn di tích
 Nhu cầu bảo tồn khu di tích:
 Tăng cường tuyên truyền công tác bảo tồn di sản văn hoá
trong đó có di tích lịch sử đền thờ Lê Khôi, là biện pháp
hiệu quả nhất để bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích.
 Hỗ trợ kinh phí cho người trông coi đền để nâng cao trách
nhiệm trong công tác quản lý.
 Tăng cường quảng bá xúc tiến hình ảnh khu di tích và các
di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích đến với người
dân.




×