Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thuyết trình môn kinh doanh quốc tế học thuyết thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.04 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ
HỌC THUYẾT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giảng viên:
TS. Vũ Trọng Phong
Nhóm thực hiện: Nhóm 10
- Nguyễn Hữu Giang
- Trƣơng Hồng Ngọc
- Nguyễn Hải Yến


NỘI DUNG
Tổng quan về lý thuyết thƣơng mại
Chủ nghĩa trọng thƣơng
Lợi thế tuyệt đối
Lợi thế so sánh

Học thuyết Heckscher – Ohlin
Học thuyết về vòng đời sản phẩm

Học thuyết thƣơng mại mới


TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
THƯƠNG MẠI
• Thế kỷ 16 và 17: Chủ nghĩa trọng thƣơng
• Năm 1776: Học thuyết của Adam Smith về
lợi thế tuyệt đối
• Thế kỷ 19: Học thuyết về lợi thế cạnh tranh


của nhà kinh tế học ngƣời Anh - David
Ricardo
• Thế kỷ 20: Học thuyết Heckscher – Ohlin
của hai nhà kinh tế học Thụy Điển Eli
Heckscher và Bertil Ohlin


CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
• Là học thuyết đầu tiên về thƣơng mại quốc tế,
xuất hiện tại Anh vào giữa thế kỷ 16
• Luận điểm chính của học thuyết cho rằng vàng
và bạc là những trụ cột chính của sự thịnh
vƣợng quốc gia và vô cùng cần thiết cho một
nền thƣơng mại vững mạnh
• Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thƣơng
là quốc gia sẽ thu đƣợc nhiều lợi ích nhất khi
duy trì thặng dƣ mậu dịch, nghĩa là xuất khẩu
nhiều hơn nhập khẩu. Bằng cách đó, quốc gia
có thể tích lũy vàng và bạc, vì vậy làm tăng của
cải, uy tín và sức mạnh của quốc gia


CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
• Học thuyết ủng hộ sự can thiệp của chính phủ
nhằm đạt đƣợc thặng dƣ trong cán cân thƣơng
mại. Họ đề xuất những chính sách nhằm tối đa
hóa xuất khẩu và giảm thiểu nhập khẩu. Để
làm đƣợc điều này, hoạt động nhập khẩu sẽ bị
hạn chế bới các biện pháp thuế quan và hạn
ngạch, trong khi xuất khẩu lại đƣợc tài trợ.

• Những thiếu sót của chủ nghĩa trọng thƣơng
đã coi thƣơng mại nhƣ một trò chơi có tổng lợi
ích bằng không, tức là những gì một quốc gia
thu đƣợc sẽ tƣơng đƣơng những thứ mất đi
của quốc gia khác


LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
• Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản
xuất một sản phẩm khi nƣớc đó có thể
sản xuất sản phẩm đó hiệu quả hơn bất kỳ
quốc gia nào khác

Pháp có lợi thế tuyệt
đối về sản xuất rượu


LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
• Theo A.Smith, một quốc gia nên chuyên môn
hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ có
lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy
những hàng hóa khác đƣợc sản xuất tại quốc
gia khác
• Do đó, lý luận cơ bản của Smith là một quốc gia
không nên sản xuất các loại hàng hóa mà quóc
gia này có thể mua đƣợc với gia thấp hơn từ
các quốc gia khác. Ông chứng minh rằng, bằng
cách chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa
mà cả hai có lợi thế tuyệt đối, các quốc gia đều
thu đƣợc lợi thông qua thƣơng mại



LỢI THẾ SO SÁNH
• Năm 1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm
Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế
khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so
sánh (Comparative advantage).
• Khái niệm này chỉ khả năng sản xuất của
một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với
sản xuất các sản phẩm khác. Lý thuyết của
Ricardo đƣợc xây dựng trên một số giả
thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở
nên đơn giản và trực tiếp hơn


Các giả thiết của Ricardo
Mọi nƣớc có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã đƣợc xác định

Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi một quốc gia

Các yếu tố sản xuất không đƣợc dịch chuyển ra bên ngoài
Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động
Công nghệ của hai quốc gia nhƣ nhau
Chi phí sản xuất là cố định
Sử dụng hết lao động (lao động đƣợc thuê mƣớn toàn bộ)

Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
Chi phí vận chuyển bằng không
Phân tích mô hình thƣơng mại có hai quốc gia và hai hàng hoá



Quy luật lợi thế so sánh
• Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và
nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so
sánh
• Những nƣớc có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các
nƣớc khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nƣớc
khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn
có lợi khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế bởi vì mỗi
nƣớc có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số
sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất
các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm mà nƣớc đó có lợi thế so sánh,
tổng sản lƣợng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết
quả là mỗi nƣớc đều có lợi ích từ thƣơng mại. Nhƣ vậy
lợi thế so sánh là cơ sở để các nƣớc buôn bán với nhau


Ví dụ
Quốc gia
Sản phẩm
Mỹ

Anh

Lúa mì: kg/ngƣời/h (W)

6


1

Vải: mét/ngƣời/h (C)

4

2

Trong trƣờng hợp này, nƣớc Anh không có lợi thế
tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa
mỳ và vải so với Mỹ.


Ví dụ
• Vì lao động ở nƣớc Anh có năng suất lao động
trong việc sản xuất vải bằng 1/2 của Mỹ và có năng
suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ
=> Nước Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất
vải.
• Ngƣợc lại, dù nƣớc Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả
hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhƣng vì lợi thế
tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn
hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2)
=> Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì.


Ví dụ
• Tóm lại, nƣớc Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế
so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Nƣớc Anh tuy

không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm
nào, nhƣng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản
xuất vải.

• Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ
có lợi từ thƣơng mại quốc tế nếu nƣớc Mỹ chuyên
môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần
để đổi lấy vải đƣợc sản xuất tại Anh (cùng lúc đó,
nƣớc Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu vải)


Những lợi ích từ thƣơng mại
• Để cho thấy cả hai quốc gia đều có lợi từ thƣơng mại
quốc tế, có thể giả sử rằng Mỹ có thể đổi 6W lấy 6C của
Anh. Nƣớc Mỹ sẽ có lợi 2C (tƣơng đƣơng 1/2h lao động)
vì nếu không tham gia thƣơng mại quốc tế Mỹ chỉ có thể
đổi 6W lấy 4C ở trong nƣớc.
• Để thấy đƣợc việc nƣớc Anh cũng có lợi từ thƣơng mại,
chúng ta thấy rằng với 6W mà Anh nhận đƣợc từ việc
trao đổi với Mỹ, Anh sẽ cần phải bỏ ra 6h lao động để
sản xuất ra nó. Nƣớc Anh sẽ dùng 6h này để sản xuất ra
12C và chỉ phải trao đổi 6C lấy 6W của Mỹ. Chính vì vậy,
nƣớc Anh sẽ có lợi 6C hay tiết kiệm đƣợc 3h lao động.
=> Cả hai quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương
mại quốc tế, cho dù một quốc gia gặp bất lợi thế tuyệt đối
trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá


HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN

• Mô hình Ricardo giải thích ngoại thƣơng xảy ra là
do sự khác nhau về năng suất lao động giữa các
nƣớc.
• Trong thực tế ngoại thƣơng xảy ra cũng đƣợc
phản ánh sự khác nhau về nguồn lực giữa các
nƣớc.
• Thí dụ:
– Một số quốc gia dồi dào về đất đai xuất khẩu lƣơng
thực nhƣ Hoa Kỳ, Úc
– Một số quốc gia dồi dào về lao động bán kỹ năng có
xu hƣớng xuất khẩu hàng hoá thâm dụng lao động
nhƣ quần áo, giày dép

• Mô hình Hechsher - Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt
về nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) là nguồn gốc
cuả ngoại thƣơng


HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN
• Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so sánh cuả
một nƣớc đƣợc quyết định bởi:
– Sự dồi dào tƣơng đối các yếu tố sản xuất của một
nƣớc
– Sự thâm dụng các yếu tố tƣơng đối của một loại
hàng hoá
• Mô hình này có những dự đoán tƣơng đối phù hợp với
thực tế hơn so với mô hình Ricardo
- Các nƣớc có xu hƣớng sản xuất hai loại hàng hoá
(không có chuyên môn hoá hoàn toàn).
- Ngoại thƣơng mang lại lợi ích cho một nƣớc nhƣng

đồng thời cũng gây ra tác động phân phối lại thu nhập
bên trong một nƣớc.


Nghịch lý Leontief
• Leontief (1953) sử dụng Bảng phân tích I-O
cuả Hoa Kỳ để kiểm chứng
• Trở ngại: Khó tìm đƣợc số liệu cuả những
nƣớc có quan hệ ngoại thƣơng với Hoa Kỳ
• Giải pháp: sử dụng số liệu cuả những ngành
cạnh tranh với hàng nhập khẩu cuả Hoa kỳ
• Tính toán (K/L) cuả lƣợng hàng hoá nhập khẩu
và xuất khẩu có giá trị 1 triệu đô la
• Kết quả: Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ là hàng
hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập
khẩu của Mỹ
• Kiểm chứng này lập lại vào những năm 1950
và 1960 cũng có kết luận tƣơng tự


HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
• Raymond Vernon là ngƣời đầu tiên đƣa ra
học thuyết về vòng đời sản phẩm vào giữa
thập niên 60
• Lý thuyết của ông dựa trên những quan sát
thực tế là trong suốt thế kỷ XX một tỷ lệ rất
lớn các sản phẩm mới của thế giới đã đƣợc
phát triển bởi các công ty Hoa Kỳ và đƣợc
tiêu thụ ban đầu tại thị trƣờng Hoa Kỳ (ví dụ
nhƣ sản xuất ô tô ở quy mô công nghiệp,

máy thu hình, máy ảnh chụp lấy ngay, máy
photocopy, máy tính cá nhân, và các chíp
bán dẫn)


HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
• Vernon lập luận rằng sự thịnh vƣợng và quy
mô của thị trƣờng Hoa Kỳ đã mang lại cho
các công ty Hoa Kỳ một động lực rất lớn đề
phát triển các sản phẩm tiêu dùng mới
• Chi phí nhân công cao ở Hoa Kỳ cũng khiến
cho các công ty Hoa Kỳ có lý do để sáng chế
ra các quy trình công nghệ tiết kiệm chi phí
sản xuất.


HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
Giai đoạn đầu
Khi nhu cầu đang bắt
đầu tăng cao một
cách nhanh chóng ở
Hoa Kỳ thì nhu cầu
tại các nƣớc tiên tiến
khác chỉ giới hạn ở
một số nhóm khách
hàng có thu nhập
cao

Nhu cầu tăng
Các nhà sản xuất tại đó Khi bão hòa

thấy đã đến lúc phải tiến Sản phẩm mới đã đạt tới mức
hành sản xuất để phục vụ độ tiêu chuẩn hóa cao hơn, giá
cho thị trƣờng nƣớc mình
cả bắt đầu trở thành vũ khí

cạnh tranh trên thị trƣờng
Các nhà sản xuất tại các nƣớc
có chi phí lao động thấp hơn
Mỹ thì có thể xuất khẩu sang thị
trƣờng Mỹ
đƣợc xuất khẩu sang
=> quá trình sản xuất tại các Khi đó các nƣớc đang phát
các thị trƣờng đó
sẽ có lợi thế sản xuất so
nƣớc này bắt đầu hạn chế triển
với các nƣớc phát triển

Các công ty Mỹ cũng có thể
sẽ thiết lập các dây chuyền
sản xuất tại các nƣớc phát
triển có nhu cầu đang tăng
=> hàng hóa Mỹ sẽ nhanh

bớt tiềm năng xuất khẩu từ
nƣớc Mỹ


HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI
Paul Robin Krugman sinh ngày 28/2/1953 tại Long Island,
NewYork, Hoa Kỳ, là nhà Kinh tế học vĩ mô, giáo sư Đại học

Princeton, đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển quyết định
trao giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 vào ngày 13/10 vừa
qua vì những đóng góp của ông cho khoa học kinh tế, đặc biệt là
lý thuyết thương mại (mới) và kinh tế địa lý (mới).


HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI
• Trong thƣơng mại quốc tế lại có hiện tƣợng là giữa các
nƣớc nhƣ Nhật và Hàn Quốc, Pháp và Đức, Mỹ và
Canada; mặc dù nguồn lực cũng nhƣ năng suất lao
động không khác biệt nhiều nhƣng trao đổi thƣơng mại
giữa những nƣớc này lại khá lớn. Các nƣớc phát triển
buôn bán với nhau không phải chỉ có những sản phẩm
do khác biệt về nguồn lực hay năng suất, không phải
chỉ bán thứ này và mua thứ khác mà họ còn buôn bán
với nhau cùng một loại sản phẩm nhƣ ô tô hoặc rƣợu.
Nếu vận dụng các lý thuyết thƣơng mại cũ thì sẽ khó
giải thích một cách thuyết phục các hiện tƣợng này.
• Đến năm 1979, bằng một bài báo dài 10 trang, P.
Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thƣơng
mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô,
sự đa dạng về sự sở thích của ngƣời tiêu dùng và
cạnh tranh độc quyền.


LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA
MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER
• Michael Eugene Porter (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1947)
là Giáo sƣ của Đại học Harvard, Hoa Kỳ; nhà tƣ tƣởng
chiến lƣợc và là một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh

hƣởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và
chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết
lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
• Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Porter vận
dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nƣớc của mình
vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đƣa ra lý thuyết nổi
tiếng là mô hình “Viên kim cƣơng”. Các yếu tố quyết định
của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều
kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh,
chiến lƣợc và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2
biến số bổ sung là vai trò của nhà nƣớc và yếu tố thời cơ


LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA
MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER



×