Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế hội nhập kinh tế khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.71 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KINH DOANH QUỐC TẾ

NHÓM 7

:

1. VŨ ĐỨC ANH
2. NGUYỄN PHAN HIẾU
3. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

LỚP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

:

CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

:

T.S VŨ TRỌNG PHONG

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC

1.
2.


Giới thiệu về Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực
Các Mức độ hội nhập kinh tế

3.

Các luận điểm hội nhập khu vực

4.

Hội nhập kinh tế khu vực Châu Âu

5.

Hội nhập kinh tế khu vực Châu Mỹ

6.

Hội nhập kinh tế khu vực ĐNA

7.

Tiêu Điểm Ý nghĩa của hội nhập


CHƯƠNG 1 : Giới thiệu về Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực
1. Xu hướng hội nhập
Trong một thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới sau chiên tranh có một su hướng phát triển
có thể dễ dàng nhận ra ngay đó là xu hướng hợp tác quốc tế đối với các nền kinh tế của các quốc
gia trong khu vực hay trên phạm vi toàn thế giới. Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng này là sự
hình thành và phát triển của những tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế mang tính chất quốc tế.

Ngoài ra các hiệp định song phương hay đa phương giữa các chính phủ các nước đóng vai trò
quan trọng kịch thích và góp phần đẩy mạnh xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế –
nhân tố cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá. Những ví dụ cơ bản nhất cho xu hướng này có thể
thấy ngay ở các tổ chức, các hiệp hội kinh tế hay thương mại như uỷ ban Châu Âu EEC – tiền
thân của EU, hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN với khu mậu dịch tự do AFTA. hiệp
ước chung về thuế quan và thương mại GATT tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngoài ra còn có một số các tổ chức và các diễn đàn hợp tác kinh tế khác như WP, IMF, OPEC,
APEC, NAFTA…. Mặc dù các tổ chức hay các hiệp ước kinh tế này được lập ra với các mục
đích có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng cùng có một điểm chung đó là dựa trên
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và mục đích chính là để thúc đẩy và phát triển kinh tế của nền
kinh tế quốc dân bằng cách triệt để khai thác các lợi thế so sánh và tranh thủ các nguần lực từ
bên ngoài hay đẩy mạnh thu hút và khai thác các nguồn lực nội sinh.
2. Khái niệm
Hội nhập kinh tế khu vực đề cập đến những thỏa thuận giữa nhưng quốc gia trong khu vực đại lý
để giảm bớt những rào cản về thuế và phi thuế cho tự do mậu dịch hang hóa, dịch vụ và nguôn
lực sản suất ở các quốc gia

Chương 2 : Các Mức độ hội nhập kinh tế
Các nước trên thế giới đã và đang tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới các hình
thức phổ biến sau:
Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area): Đặc trưng cơ bản đó là những thành viên
tham gia khu vực mậu dịch tự do thực hiện giảm thiểu thuế quan cho nhau. Việc thành lập khu
vực mậu dịc tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên. Những hàng rào phi
thuế quan cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự
do giữa các nước. Tuy nhiên khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan chung áp
dụng cho những nước ngoài khối , thay vào đó từng nước thành viên vẫn có thể duy trì chính
sách thuế quan khác nhau đối với những nước không phải là thành viên. Trên thế giới hiện nay
có rất nhiều khu vực mậu dịch tự do, đó là khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA), khu
vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, Hiệp hội thương mại
tự do Mỹ La tinh (LAFTA)...là những hình thức cụ thể của khu vực mậu dịch tự do.

Việt Nam đang tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA với mốc thời gian hoàn thành việc giảm
thuế là 2006 (0-5%).


Liên minh thuế quan: Liên minh thuế quan giống với khu vực mậu dịch tự do về những đặc
trưng cơ bản. Các nước trong liên minh xây dựng chính sách thương mại chung, nhưng nó có đặc
điểm riêng cũng nhức thuế quan chung với các nước không phải là thành viên. Hiệp định chung
về thương mại và thuế quan (GATT) và bây giờ là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là hình
thức cụ thể của loại hình liên kết này.
Thị trường chung: thị trường chung có những đặc trưng cơ bản của Liên minh thuế quan , thị
trường chung không có những cản trở về thương mại giữa các nước trong cộng đồng, các nước
thoả thuận xây dựng chính sách buôn bánchung với các nước noài cộng đồng. Các yếu tố sản
xuất như lao động, tư bản và công nghệ được di chuyển tự do giữa các nước. Các hạn chế về
nhập cư, xuất cư và đầu tư giữa các nước bị loại bỏ. Các nước chuẩn bị cho hoạt động phối hợp
các chính sách về tiền tệ, tài khoá và việc làm.
Liên minh kinh tế: Cho đến nay Liên minh kinh tế được coi là hình thức cao nhất của hội nhập
kinh tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các nước thành viên thống nhất thực hiện
các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế-xã hội chung giữa các
thành viên với nhau và với các nước ngoài khối. Như vậy, ở Liên minh kinh tế, ngoài việc các
luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn
tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế-xã hội, sử dụng chung một đồng tiền. Ngày nay
Liên Minh Châu Âu đang hoạt động theo hướng này
Liên minh chính trị toàn diện : Cơ quan chính trị trung tâm sẽ điều phối các chính sách kinh tế
xã hội và đối ngoại của các quốc gia thành viên.EU hướng tới liên minh chính trị 1 phần.

Chương 3 : Các luận điểm hội nhập khu vực
1) Các luận điểm ủng hộ
• Kinh tế về thương mại quốc tế cho phép chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa mà
họ sản xuất hiệu quả nhất.
• Thương mại tự do kích thích tăng trưởng KT,đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI,chuyển giao tri thức công nghệ ,
2) Luận điểm chính trị ủng hộ hội nhập
• Liên kết các nền kinh tế láng giềng và gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau tạo động lực
hợp tác chính trị ,giữa các quốc gia láng giềng,giảm thiểu khả năng xung đột giữa
các quốc gia.
• Tăng cường vị thế khu vực trên thế giới
3) Rào cản đối với hội nhập
• Một hiệp định tự do thương mại tự do khu vực sẽ có nước hưởng lợi ,nước bị thiệt
hại
• Mối quan tâm về chủ quyền quốc gia ,duy trì lợi ích của 1 số ngành chủ chốt ,từ
bỏ 1 phần mức độ kiểm soát .
4) Luận điểm phản đối hội nhập khu vực
• Lợi ích của hội nhập khu vực đang bị đề cao trong khi cái giá phải trả bị lờ đi





Thiêt lập thương mại bị thay thế
Chệch hướng thương mại :nhà cc nước ngoài bị thay bởi nhà cc giá cao hơn
nhưng trong kv

Chương 3 : Hội nhập kinh tế khu vực Châu Âu
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu
là 28 nước có chủ quyền đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) từ khi Liên minh này bắt đầu trên
thực tế từ năm 1951 dưới tên Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).
Từ 6 nước bên trong ban đầu, đã có 6 lần mở rộng liên tiếp, trong đó đợt mở rộng lớn nhất diễn
ra ngày 1.5.2004, khi 10 nước được gia nhập.
Hiện nay Liên minh châu Âu gồm có 21 nước cộng hòa, 6 vương quốc và 1 đại công
quốc. Croatia là hội viên mới nhất, gia nhập ngày 1.07.2013.

Cơ cấu chính trị
+là cơ quan cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu. Ủy ban này chịu trách nhiệm về
đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước Liên minh châu Âu và điều hành
công việc chung hàng ngày của Liên minh
+ cơ quan hành chính quản trị khoảng 25.000 người thuộc ban gọi là Nha Tổng Giám đốc. Ủy
ban có trụ sở chính ở tòa nhà Berlaymont tại thành phố Bruxelles và ngôn ngữ làm việc trong nội
bộ cơ quan là tiếng Anh, tiếng Phápvà tiếng Đức
+ 27 uỷ viên làm chủ tịch Ủy ban châu Âu (Jean-Claude Juncker) , bổ nhiệm bởi Hội đồng châu
Âu với sự đồng ý của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Jean-Claude Juncker nhận chức ngày
1.11.2014 trong nhiệm kỳ 5 năm
Hội đồng châu âu
+ Cơ quan chính trị cao nhất của Liên minh châu Âu.[1] Hội đồng gồm các nguyên thủ quốc
gia hoặc người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên Liên minh châu Âu cùng với chủ
tịch Ủy ban châu Âu. Các cuộc họp của Hội đồng do chủ tịch Hội đồng châu Âu chủ tọa.
+ Hội đồng họp mỗi năm ít nhất 2 lần, thường là tại tòa nhà Justus Lipsius, hành dinh của Hội
đồng Liên minh châu Âu(Consilium) ở Bruxelles
+Chức năng: Ngoài nhu cầu đưa ra sức thúc đẩy, hội đồng cũng đóng các vai trò khác nữa: "giải
quyết các vấn đề còn tồn tại từ các cuộc thảo luận ở cấp thấp hơn", hướng dẫn chính sách đối
ngoại - bề ngoài đóng vai một quốc trưởng tập thể (collective Head of State), "chính thức phê


chuẩn các tài liệu quan trọng" và tham gia các cuộc thương thuyết về (thay đổi) các hiệp ước
Liên minh châu Âu
Đồng tiền chung EURO
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy
định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Việc phát hành đồng Euro rộng rãi
đến người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn
trong tất cả các quốc gia. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200
Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau
là một chiếc cầu. Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng

có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từngquốc gia phát hành.
Bất lợi của đồng EURO
+Chính phủ của mỗi quốc gia mất kiểm soát về chính sách tiền tệ
+Lo ngại mất chủ quyền quốc gia
+khu vực tiền tệ tối ưu , tỉ giá hối đoái cố định ,nền kt lại khác biệt

CHƯƠNG 5 : Hội nhậ kinh tế kinh tế khu vực châu Mỹ
Hiệp định mậu dịchTự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North America Free Trade Agreement; viết
tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12
tháng 8, 1992, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 1994. ... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh
tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việcMỹ và Canada có thể dễ dàng
chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang
2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA...KTĐT - Sau 16 năm tồn tại, Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập
và sự lỗi thời khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan.
Lập luận ủng hộ LAFAT
+DN Mỹ ,Canada sẽ chuyển hoạt động sx sang Mexico để tận dụng lao động CP thấp.
+Mexico nhập khẩu nhiều hàng hóa của M,C
+Người tiêu dùng M,C được lợi từ giá hàng hóa tại Mỹ rẻ hơn
Lập luận phản đối LAFAT
+Tạo các cuộc di chuyển CV ,mất việc làm


+Rỡ bỏ rào cản thương mại đặt các DN M trước các đối thủ cạnh tranh Mỹ
+Lo sợ mất chủ quyền quốcgia

CHƯƠNG 6 : Hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam á
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam A (ASEAN) :là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8

tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,
và Philippines
+ Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu
dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc
hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 2016, ASEAN gồm có 11 quốc gia
thành viên.
ASEAN Free Trade Area :là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước
trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần
các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các
nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992
tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước làBrunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi
chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
Cắt giảm thuế quan
Trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết, hàng năm Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định chi
tiết danh mục các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ
ASEAN và cắt giảm thuế xuất khẩu theo cam kết với các nước ASEAN. Tính đến hết năm 2014,
Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% cho gần 6.900 dòng thuế có xuất xứ
ASEAN, chiếm khoảng 72% trong tổng số 9.558 dòng thuế nhập khẩu. Đặc biệt, ngày
14/11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 165/2014/TT-BTC công bố Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ATIGA giai đoạn 2015 – 2018. Theo
đó, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5%
xuống 0% theo cam kết .
Như vậy, chỉ còn khoảng 7% dòng thuế, tương đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm theo
thỏa thuận với ASEAN chưa cắt giảm ngay về 0% trong năm 2015 mà thực hiện dần đến năm
2018 (gồm các mặt hàng nhạy cảm cần có lộ trình bảo hộ dài hơn, chủ yếu như: Sắt thép, giấy,
vải may mặc, ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng, đồ nội
thất...) và 3% số dòng thuế của biểu được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ thuế quan (bao gồm các



mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm được phép duy trì thuế suất ở mức 5%: Gia cầm sống, thịt gà,
trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thị chế biến, đường).

CHƯƠNG 7 : Tiêu Điểm Ý nghĩa của hội nhập
Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con
đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia
hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập
quốc tế tạo ra cho các nước. Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà
các nước có thể tận dụng được:
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ
kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản
phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc
gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ
mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa
dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều
hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài
nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và
xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và
không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm
giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã

hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự
quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và
ổn định để phát triển.


Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung
cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải
quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới .
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các nước trước
nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là:
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp
khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội.
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và, do
vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế.
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau
trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo.
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên,
nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải
công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước (theo quan niện
truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các
nước đang phát triển.
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn
trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn
lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước. Tuy nhiên, không
phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu

trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các
nước không giống nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác được lợi ích
đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt
quan trọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách, biện pháp hội nhập và
việc tổ chức thực hiện. Thực tế, nhiều nước đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập
để đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh
chóng vươn lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng
thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là trường hợp Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin… Một số nước
tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này, nên


phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin,
Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Mặc dù vậy, suy cho cùng lợi ích
mà hầu hết các nước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họ
phải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều
này giải thích tại sao hội nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên
thế giới hiện nay



×