Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận nghiệp vụ cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.07 KB, 11 trang )

CHO THUÊ TÀI CHÍNH
I, Giới thiệu chung
1, Khái niệm:
CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng cho thuê
giữa bên cho thuê và bên thuê, trong đó theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê
chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời gian thuê và
nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và
thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hay
không vào cuối thời hạn thuê tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
2, Đặc điểm
- Là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
- Áp dụng cho doanh nghiệp thiếu uy tín hoặc thiếu vốn đối ứng. Tài sản thuê cũng
chính là tài sản đảm bào.
- CTTC là phương thức cấp tín dụng mà các tài sản cụ thể là máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải hoặc bất động sản.
- Trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm và thuế tài sản do bên đi thuê chịu.
- Trách nhiệm về rủi ro liên quan đến tài sản: bên thuê chịu phần lớn các rủi ro, kể
cả rủi ro không do mình gây ra.
- Các chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hay bảo hiểm tài sản chuyển giao từ
bên cho thuê sang bên thuê.
Theo Điều 113 (Luật các tổ chức tín dụng-2010)
Giao dịch cho thuê tài chính phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền
sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;
2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua
tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại
thời điểm mua lại;
3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu
hao tài sản cho thuê đó;



4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất
phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

3, Các chủ thể tham gia hoạt động CTTC
Có 3 chủ thể liên quan trong CTTC:
- Bên đi thuê: là các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài
sản thuê cho mục đích sản xuất, kinh doanh của mình.
- Bên cho thuê (Công ty cho thuê tài chính): là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính, sẽ thanh toán toàn
bộ giá trị mua tài sản theo thỏa thuận giữa người thuê với nhà sản xuất hay cung
ứng, là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản mà người thuê sử dụng. Trong trường
hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê là nhà cung cấp thiết bị. Được
thành lập và hoạt động dưới sự kiểm tra, thanh tra của ngân hàng Nhà nước trong
hoạt động kinh doanh dưới các hình thức: Công ty CTTC Nhà nước, cổ phần, trực
thuộc tổ chức tín dụng, liên doanh, 100% vốn nước ngoài.
- Nhà cung cấp: là người cung cấp tài sản, thiết bị theo thỏa thuận với người thuê
và theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán thiết bị đã ký kết với người cho
thuê.
4, Lợi ích của hoạt động CTTC
a. Với bên đi thuê
- Giúp người thuê có được cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị cần để sử dụng trong
trường hợp doanh nghiệp hạn hẹp về tài chính.
- Giúp tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt với những
thiết bị có tốc độ phát triển nhanh.
- Giúp giảm ngân quỹ và chi phí cho tài sản hằng năm vì thời hạn thuê thiết bị
thường dài hơn so với thời hạn vay để mua theo thông lệ.
- Thủ tục đơn giản, giao dịch cho thuê được thực hiện nhanh chóng và linh hoạt.
b. Với bên cho thuê



- Giúp đa dạng danh mục sản phẩm, giúp mở rộng quan hệ khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đem lại mức độ đảm bảo cao, vì vốn sẽ được sử dụng đúng mục đích.
c. Với nền kinh tế
- Góp phần để giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế.
- Giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh
nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế,
- Có thể thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư qua các hình thức huy động vốn trung
– dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài.
5, Điều kiện cho thuê tài chính
- Có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm dân sự
trước pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả được tiền thuê tài chính cho bên thuê trong
thời hạn đã thỏa thuận.
- Phương án kinh doanh và phương án sử dụng tài sản thuê phải hợp pháp có tính
khả thi và có hiệu quả,
- Thực hiện đầy đủ các quy định khác phù hợp với quy chế cho thuê tài chính hiện
hành.
II, Phân loại CTTC
1, CTTC thông thường
Theo phương thức này, bên thuê được quyền lựa chọn, thỏa thuận với bên cung
cấp về tài sản. Bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của bên
thuê đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính.
- Quy trình CTTC thông thường


(1) Bên thuê chủ động tìm kiếm nhà cung cấp. Bên thuê được chủ động lựa chọn
máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi
nhớ.
(2) Bên cho thuê và bên thuê ký kết hợp đồng thuê tài sản.

(3) Bên cho thuê và bên cung cấp ký kết hợp đồng mua/bán tài sản.
(4) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản cho bên cung cấp.
(5) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê.
(6) Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê.
(7) Bên cho thuê làm thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê.
(8) Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
(9)
Đây là phương thức cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến nhất nhờ
những ưu điểm sau:


- Bên thuê được quyền lựa chọn nhà cung cấp, trực tiếp thỏa thuận, đàm phán với
nhà cung cấp về những đặc tính của sản phẩm nhằm lựa chọn ra sản phẩm phù hợp
nhất, thỏa mãn tối đã yêu cầu của bên thuê.
- Bên cho thuê không phải mua sản phẩm trước, như vậy sẽ giảm bớt những chi phí
về kho bãi, hao mòn trong quá trình dự trữ và hơn nữa còn giúp quay vòng vốn
nhanh hơn nhờ không phải dự trữ hàng tồn kho.
- Bên thuê trực tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp, nhờ vậy, bên cho thuê giảm
được rủi ro xảy ra khi bên thuê từ chối nhận hàng do những sai sót về mặt kỹ thuật.
- Do việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm đều thuộc trách nhiệm của nhà
cung cấp và bên thuê nên bên cho thuê không phải quan tâm đến tình trạng hoạt
động của tài sản.
2, CTTC hai bên
Theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, TS cho thuê đã
thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê bằng cách mua TS hoặc tự xây dựng.
Hình thức này thường do các công ty bất động sản và các công ty sản xuất máy
móc thiết bị thực hiện.

- Quy trình CTTC hai bên



(1) Bên thuê chủ động tìm kiếm nhà cung cấp. Bên thuê được chủ động lựa chọn
máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi
nhớ.
(2) Bên cho thuê và bên thuê ký kết hợp đồng thuê tài sản.
(3) Bên cho thuê chuyển giao tài sản và làm thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài
sản cho bên thuê.
(4) Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
3, Mua và cho thuê lại
Trong hoạt động kinh doanh có nhiều DN thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản
cố định hiện có, vì thế họ sẽ bán 1 phần tài sản của mình cho NH hoặc công ty tài
chính sau đó thuê lại tài sản để sử dụng và như vậy DN sẽ có thêm nguồn TC đáp
ứng nhu cầu vốn lưu động.
- Áp dụng:
+ Với những DN không có đủ nguồn vốn lưu động để khai thác tài sản cố định
hiện có.


+ DN có nguy cơ phá sản.

- Quy trình CTTC mua và cho thuê lại:

(1) Bên cho thuê và bên thuê ký kết hợp đồng thuê tài sản.
(2) Bên cho thuê và bên thuê ký kết hợp đồng mua/bán tài sản.
(3) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản cho bên thuê.
(4) Bên thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê.
(5) Bên cho thuê làm thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê.
(6) Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
(7)
Ngoài ra các định chế tài chính cũng áp dụng phương thức này như một biện pháp

giải quyết nợ quá hạn thay vì dùng biện pháp thanh lý nợ.
4, Cho thuê giáp lưng


Cho thuê giáp lưng là phương thức cho thuê mà trong đó, thông qua sự đồng ý của
bên cho thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản đó, bên thuê
thứ nhất thực chất là bên trung gian giữa bên cho thuê và bên thuê thứ hai.


- Áp dụng:
+ Với những DN ko có uy tín hoặc không đủ tín nhiệm với các tổ chức cho thuê.
+ Bên đi thuê thứ nhất đã thuê tài sản và đã sử dụng tài sản đó nhưng sau đó không
có nhu cầu sử dụng thì có thể cho bên khác thuê lại với sự đồng ý của bên cho
thuê.
- Quy trình Cho thuê giáp lưng:

(1) Bên thuê thứ nhất ký kết hợp đồng thuê tài sản với bên cho thuê.
(2) Bên thuê thứ hai ký kết hợp đồng thuê tài sản với bên thuê thứ nhất.
(3) Bên cho thuê và bên cung cấp ký kết hợp đồng mua/bán tài sản.
(4) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản cho bên cung cấp.
(5) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê.
(6) Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê thứ hai.
(7) Bên cho thuê làm thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê thứ
hai.
(8) Bên thuê thứ hai thanh toán tiền thuê theo hợp đồng thuê tài sản cho bên thuê
thứ nhất.


(9) Bên thuê thứ nhất thanh toán tiền thuê theo hợp đồng thuê tài sản cho bên cho
thuê.

Khoản tiền thuê mà bên thuê thứ hai phải trả cho bên thuê thứ nhất cao hơn so với
khoản tiền thuê mà bên thuê thứ nhất phải trả cho bên cho thuê, khoản chênh lệch
đó là hoa hồng trách nhiệm.

III, Quy trình CTTC


1. Hướng dẫn khách hàng và nhận hồ sơ.
2. Thẩm định hồ sơ thuê tài chính.
3. Thực hiện thủ tục ký HĐ CTTC.
4. Bàn giao tài sản thuê.
5. Theo dõi thu nợ.
6. Thanh lý hợp đồng; Xử lý rủi ro.

NHÓM 1 – LỚP QKT55.ĐHB1



×