Học viện công nghệ bưu chính viễn
thông
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ XÂY
DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TRONG THỜI KÝ ĐỔI MỚI
Giảng viên : GS.TS. Bùi Xuân Phong
Nhóm 6 :
Nguyễn Hồng Chương
Giang
Nguyễn Trường
Hoàng Minh Đức
Nguyễn Hải Yến
Thammavong vongsisouk
Đức
Hoàng Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
I.
II.
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ……………………………..
1
ĐẶC ĐIỂM CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO …………...
2
B. XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I.
II.
III.
IV.
V.
ÁP DỤNG CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO …………..
6
NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO……………………………………………………….. 8
BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ HÀNH VI LÃNH ĐẠO …………….
9
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÍCH CỰC VÀ TIÊU
CỰC...12
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CON NGƯỜI VÀ NHIỆM
VỤ
…………………………………………………………..13
C. CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ
THỂ..............................13
KẾT LUẬN ……….
…………………………………………..17
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều
những biến đổi to lớn mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai
thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt
là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ
người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con
người được đề cao hơn bao giờ hết.
.
Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một
ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua
bán sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra sẵn mà
phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và
cũng không còn những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi
quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Như
vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu,
trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu
cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào
tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý.
Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là
người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ
đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác
được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí
tuệ, lòng nhiệt tình...) xung quanh họ. Để đạt được như
vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong
tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong
cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong
cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu
cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được
sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức . Chính vì lẽ
đó “phong cách lãnh đạo” là đề tài mà em chọ
ĐỀ TÀI: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ XÂY
DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
A.
I.
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Khái niệm và phân loại:
1, Khái niệm phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo cá nhân là dạng hành vi ngươi
đó thể hiện khi thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng của
những ngươi khác theo nhận thức của đối tượng.
Trong thực tế cuộc sống, người ta thường nói tính
hơn là phong cách. Như vậy, người ta đã bỏ qua tình
huống và môi trường, mà phong cách thể hiện sự kết
hợp hài hòa giữa các tính và môi trường.
Cá tính là cái khó thay đổi, nhất là ở độ tuổi chín
muồi, còn môi trường và tinh huống là cái có thể biến
đổi do tác động của con người.Môi trường trước hết là
khung cảnh hiện tại của doanh nghiệp, tập hợp các thói
quen và truyền thống tạo nên cái đặc trưng riêng,phân
biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Khi nghiên cứu về lãnh đạo, ngoài những nét đặc
trưng riêng biệt còn có thẻ rút ra những nét chung, điển
hình trong phong cách lãnh đạo, phản ánh những yếu
tố chủ quan và khách quan trong hoạt động. Ở mỗi
người lãnh đạo chúng ta có thể tìm thấy cả những nét
chung cho những người lãnh đạo và những nét riêng
biệt của từng người. Vi thế khi nghiên cứu cách nhà
6
lãnh đạo và phong cách lãnh đạo của họ, tâm lý học xã
hội đã tập trung làm sáng tỏ những nét điển hình và
các kiểu người lãnh đạo.
7
2, Phân loại các phong cách lãnh đạo:
Các nhà tâm lý học đã dựa trên những nét đặc
trưng chung của từng nhóm người lãnh đạo – phong
cách lãnh đạo để chia ra 3 kiểu người lãnh đạo sau:
• Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền
• Phong cách lãnh đạo dân chủ
• Phong cách lãnh đạo tự do
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm
tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở
một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh;
cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm
soát và sự ghi nhận kết quả.
II, Đặc điểm các phong cách lãnh đạo:
1. Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền:
a. Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là
phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng
quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến
người dưới quyền.
b. Các đặc điểm cơ bản:
• Thiên về sử dụng mệnh lệnh
• Luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối
• Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín
chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc
họ phải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản
trị.
• Nhà quản trị chú trọng đến hình thưc tác động
chính thức, thông qua hệ thống tổ chức chính thức.
8
c. Ưu nhược điểm:
• Ưu điểm
Ưu điểm của phong cách độc đoán là nó cho phép
giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ.
• Nhược điểm
Người lãnh đạo theo phong cách này có thái độ ứng
xử lạnh nhạt, quan cách, hay can thiệp vào công việc
của người khác nên không tận dụng được sức sáng tạo
của nhưng người dưới quyền.
Những người lãnh đạo độc đoán chuyên quyền dễ
gây ra tình trạng bất ổn của doanh nghiệp, tạo cơ sở để
phát sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung.
Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền nhà
quản trị là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát
khi đưa ra các quyết định quản trị, họ nắm bắt được
thời cơ, cơ hội kinh doanh… Tuy vây với phong cách này
triệt tiêu tính sang tạo của nhân viên cấp dưới, làm cho
nhân viên cấp dưới có tâm lý lo sợ, có thể mang tới sự
chống đối của cấp dưới.
2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
a. Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà
theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân
đưa ra những tác động đến những người dưới quyền.
Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín
chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.
b. Các đặc điểm cơ bản:
9
• Thường sử dụng hình thuc động viên khuyến khích
• Không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối
• Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền,
thu hút, lôi cuốn cả tập thể và tổ chức không chính thức
c. Ưu nhược điểm:
• Ưu điểm:
Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ
luôn lắng nghe mọi phản hồi từ các nhân viên để điều
chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong
công ty.
Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt
ở vị trí trung gian khi nó điều hoà được sự độc đoán và
tính tự do, các cá nhân luôn được khích lệ để đưa ra ý
kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên
điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả đối với
những cá nhân bình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều
đó khiến các thành viên cảm thấy được tôn trọng, cảm
thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của
nhóm, và qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn
hơn.
• Nhược điểm:
Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm
nhưng không hẳn là không có nhược điểm, nó tốn khá
nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi
cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề
cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn,
hiểu biết và sự quyết đoán.
Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của
các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có
10
thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay
không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không
có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề
nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn đề tạo dựng
“thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối
ngoại”...v...v...những lúc như vậy, luôn cần có một
trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết
định.
Phong cách lãnh đạo dân chủ nhà quản trị phát
huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy
được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà
quản trị được cấp dưới chấp nhận và làm theo. Tuy
nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là
người theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho
mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.
3. Phong cách tự do
a. Khái niệm:
Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà
quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động để tác
động đến người dưới quyền, thậm chí không có những
tác động đến họ.
b. Các đặc điểm cơ bản:
• Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin
• Nhà quản trị thường không tham gia vào hoạt động
tập thể và sử dụng rất ít quyền lực của mình để tác
động đến người dưới quyền.
• Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự
độc lập cao và
quyền tư do hành động lớn.
c. Ưu nhược điểm :
•Ưu điểm
11
Phong cách lãnh đạo tự do sẽ tạo ra môi trường mở
trong nhóm, trong doanh nghiệp. Mỗi thành viên đều có
khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp nhưng tư
tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực
tiễn đặt ra.
•Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo tự do dễ tạo ra tâm lý buồn
chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công
việc.
• Với phong cách này nhà quản trị cấp cao có
điều kiện thời gian để tập trung sức lực vào
vấn đề chiến lược, tôn trọng và phát huy tối đa
quyền tự do và chủ động của cấp dưới, tạo
điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình
ra quyết định quản trị. Vì vậy khai thác được
tài năng của những người dưới quyền, quyết
định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp
nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách
quản trị khó kiểm soat cấp dưới, lệ thuộc vào
cấp dưới, khó phát huy vai trò của nhà quản
trị.
B.
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TRONG THỜI KÝ MỚI
ÁP DỤNG CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
I.
1)
LÃNH ĐẠO QUYỀN UY
Tôi muốn hai bạn phải…
Phong cách lãnh đạo này là việc các nhà lãnh đạo
nói với nhân viên họ muốn gì và cách chúng được thực
12
hiện ra sao mà không để tâm tới sự góp ý của nhân
viên. Một số hoàn cảnh thích hợp có thể sử dụng phong
cách lãnh đạo này là khi các nhà lãnh đạo đã có đủ
thông tin để giải quyết vấn đề hoặc khi bị thiếu thời
gian, hoặc khi đã tạo ra nguồn động lực cho các nhân
viên.
Một số người có xu hướng nghĩ rằng phong cách
này được sử dụng như một phương tiện để mắng mỏ,
xúc phạm và đe dọa. Đây thực chất không phải là Lãnh
đạo quyền uy, mà đúng hơn thì nó là một kiểu lạm
dụng, thiếu chuyên nghiệp, còn được gọi là "Ông chủ
của tất cả mọi người." Chắc chắn kiểu làm việc này sẽ
không bao giờ có mặt trong “từ điển” làm việc của một
nhà lãnh đạo tài năng.
Tuy vậy, phong cách Lãnh đạo quyền uy chỉ nên áp
dụng hạn chế trong một vài trường hợp cá biệt. Nếu
bạn có thời gian và mong muốn nhận được sự cam kết
nhiều hơn và nguồn động lực lớn hơn từ phía nhân viên,
thì bạn nên vận dụng phong cách Dân chủ.
2)
LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ
Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này …
Phong cách này được miêu tả như sau: ban lãnh
đạo bao gồm một hoặc nhiều nhân viên sẽ thực hiện
việc ra quyết định (định hướng những điều họ cần làm
cũng như cách thức thực hiện những điều đó), nhưng
các nhà lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối
cùng.
Sử dụng phong cách này không có nghĩa bạn là
một nhà lãnh đạo yếu đuối mà ngược lại, nó càng cho
13
thấy rằng bạn đang nắm giữ một sức mạnh mà các
nhân viên đều phải nể phục.
Phong cách này được áp dụng phổ biến khi mà
người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, và
phần còn lại thuộc về các nhân viên của bạn. Tất nhiên,
một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ, và đó
là lý do tại sao bạn tuyển dụng những người có kiến
thức và tay nghề cao. Việc sử dụng phong cách này
giúp đôi bên cùng có lợi bởi phong cách này khiến các
nhân viên cảm thấy mình là một phần của đội nhóm và
cho phép họ đưa ra những quyết định hiệu quả hơn.
Dù bạn đã có câu trả lời cho mọi vấn đề, thì việc
lắng nghe và thu thập nhiều ý kiến đa dạng sẽ giúp bạn
có khả năng sáng tạo hơn và tránh được những suy
nghĩ bó hẹp. Theo Katherine Phillips: bây giờ bạn đang
suy nghĩ về tính đa dạng và tác động của nó đến tổ
chức của bạn phải không? Bạn cần phải nhận thức được
rằng giá trị thực tiễn có tính lâu bền nhất của Sự đa
dạng là việc nó thách thức mọi thành viên trong tổ
chức. Từ đó, chúng ta suy nghĩ cân nhắc hơn, và có thể
nhận ra cũng như tận dụng hiệu quả hơn các thông tin
một cách linh hoạt. Đây chính là giá trị thực sự mà tính
đa dạng mang lại.
3)
LÃNH ĐẠO TỰ DO
Hai bạn hãy thay tôi giải quyết vấn đề trong khi
tôi vắng mặt…
Ở phong cách này, các nhà lãnh đạo cho phép các
nhân viên đưa ra quyết định, tuy nhiên, họ vẫn là người
chịu trách nhiệm cuối cùng. Phong cách này được sử
14
dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích vấn đề,
xác định những việc cần làm và biết cách thực hiện
chúng. Bạn nên nhớ người lãnh đạo không thể làm mọi
thứ! Bạn phải biết cách thiết lập ưu tiên cũng như phân
chia cho nhân viên của mình những nhiệm vụ nhất
định.
Áp dụng phong cách lãnh đạo này không phải để
bạn có thể đổ lỗi cho người khác khi có chuyện xảy ra,
mà là khi bạn hoàn toàn tin tưởng vào nhân viên. Đừng
ngại sử dụng phong cách này, tuy nhiên cần phải sử
dụng một cách khôn ngoan!
II.
NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO
Một nhà lãnh đạo tốt sẽ vận dụng cả ba phong cách
trên, tùy thuộc vào những nhân tố cấu thành như người
lãnh đạo, các nhân viên, và hoàn cảnh cụ thể. Một số ví
dụ được đưa ra là:
•
•
Áp dụng phong cách quyền uy với một nhân viên
mới, người đang bắt đầu học việc. Lúc này, nhà
lãnh đạo trở thành một người hướng dẫn có năng
lực và tâm huyết. Từ đó, nhân viên mới được tạo
động lực để học hỏi thêm kỹ năng. Đây sẽ là môi
trường mới mẻ để các nhân viên phát triển.
Phong cách Dân chủ nên được áp dụng với một
đội nhóm có các thành viên đã nắm rõ công việc.
Người lãnh đạo là người hiểu rõ vấn đề tuy nhiên
chưa nắm bắt được mọi thông tin để xử lý vấn đề
đó. Các nhân viên đều tự biết việc của mình và
muốn là một phần của đội nhóm.
15
Phong cách lãnh đạo Tự do được áp dụng trong
tình huống một người sếp sở hữu những nhân
viên có chuyên môn tốt hơn mình. Bạn không thể
làm mọi việc và bản thân mỗi nhân viên cần có
toàn quyền quyết định với công việc của họ!
Thêm vào đó, điều này còn cho phép bạn nâng
cao năng suất làm việc của mình.
• Sử dụng cả ba phong cách: Thông báo cho nhân
viên của bạn rằng quy trình làm việc gặp trục
trặc và yêu cầu cấp thiết bây giờ là phải xây
dựng một quy trình làm việc mới (Quyền uy).
Tham khảo ý kiến của nhân viên để xây dựng
một quy trình làm việc mới (Dân chủ). Tin tưởng
giao phó công việc cho nhân viên để từng bước
tiến hành quy trình làm việc mới (Tự do).
Những nguồn lực ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
phong cách nào gồm có:
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Lượng thời gian cho phép
Mối quan hệ trong nhóm: tin tưởng tôn trọng hay
coi thường bài xích?
Ai là người nắm được thông tin – người lãnh đạo,
nhân viên hay cả hai?
Trình độ của nhân viên và việc bạn hiểu nhiệm vụ
đến đâu
Xung đột nội bộ
Mức độ áp lực của công việc.
Kiểu nhiệm vụ: phức tạp hay đơn giản, có hay
không có hệ thống?
Luật lệ hay quy định ví dụ như luật Lao động hay
quy định đào tạo nhân viên,...
16
III.
BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ HÀNH VI LÃNH ĐẠO
Trước đây, ba phong cách lãnh đạo cơ bản đã được
ba tác giả Lewin, Lippit, và White tổng hợp và công bố.
Sau đó, vào năm 1958, hai tác giả Tannenbaum và
Schmidt đã bổ sung thêm bốn phong cách và hơn thế
nữa đã xây dựng được một biểu đồ mức độ hành vi của
lãnh đạo như hình dưới đây:
Có thể thấy nếu nhìn biểu đồ từ trái qua phải, quyền
hạn ra quyết định của người lãnh đạo giảm dần trong
khi đó quyền này của nhân viên tăng dần. Biểu đồ
được xây dựng gồm 7 cấp độ tăng dần từ trái qua phải
về quyền hạn ra quyết định của nhân viên. Căn cứ vào
khả năng cũng như kinh nghiệm của các thành viên,
bạn hãy chọn lựa một trong bảy cấp độ khởi điểm phù
hợp, và chuyển sang cấp độ tiếp theo nếu thấy được sự
tiến bộ trong nhóm của bạn.
17
•
Cấp độ 1: Người quản lý sau khi ra quyết định
mới thông báo tới các thành viên, hay nói cách
khác là thành viên không có vai trò trong việc ra
quyết định. Ở đây có tồn tại sự cưỡng chế.
•
Cấp độ 2: Người quản lý "bán" các quyết định.
Thay vì chỉ thông báo, người quản lý sẽ “bán” các
quyết định này cho nhân viên của mình. Do đó,
hãy chuẩn bị tinh thần nếu nhân viên từ chối làm
theo quyết định của bạn.
•
Cấp độ 3: Người quản lý trình bày ý tưởng và sẵn
sàng đón nhận các câu hỏi từ thành viên. Điều
này cho phép nhóm nhận được một lời giải thích
đầy đủ rõ ràng về quyết định của lãnh đạo và từ
đó, họ có thể hiểu hơn những gì người quản lý
đang nỗ lực thực hiện.
•
Cấp độ 4: Người quản lý đưa ra một quyết định
nhưng có ý thăm dò – điều này có nghĩa là quyết
định nói trên hoàn toàn có thể thay đổi. Việc làm
này tạo cơ hội cho các nhân viên có thể dựa trên
năng lực sẵn có để cùng ra quyết định.
•
Cấp độ 5: Người quản lý trình bày vấn đề, lắng
nghe các giải pháp gợi ý, rồi sau đó mới đưa ra
quyết định. Cho tới cấp độ này, nhà quản lý vẫn
chịu trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định
cuối cùng. Bây giờ, thành viên được tự do trong
việc đưa ra các lựa chọn khác nhau, tuy nhiên,
người quản lý vẫn là người quyết định dựa trên
những những lựa chọn đó.
•
Cấp độ 6: Người quản lý yêu cầu nhóm đưa ra
quyết định nhưng đề ra một vài giới hạn buộc
18
phải tuân theo. Nghĩa là, dù giao phó việc đưa ra
quyết định cho nhóm; nhưng người quản lý vẫn
truyền đạt cho họ một số yêu cầu cụ thể.
•
Cấp độ 7: Người quản lý cho phép nhóm tự do
làm việc nhưng đi kèm các giới hạn - Các nhân
viên sẽ là người ra quyết định, tuy nhiên, bây giờ
cấp trên của người quản lý mới là người đặt ra
các giới hạn nhất định về lựa chọn. Nếu người
quản lý phải ra quyết định, họ cũng không có
quyền hạn gì hơn các thành viên khác.
Về cơ bản, hai phong cách đầu tiên tương tự như
“phong cách quyền uy”, ba phong cách tiếp theo giống
với “phong cách dân chủ”, trong khi hai phong cách
cuối cùng có nét tương đồng với “phong cách lãnh đạo
tự do”. Cách tiếp cận này cung cấp cho các nhà lãnh
đạo nhiều lựa chọn hơn tùy theo tính riêng biệt của
từng tình huống hay môi trường cụ thể.
IV.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÍCH CỰC VÀ TIÊU
CỰC
Mỗi lãnh đạo lại có một cách riêng khi tiếp cận các
nhân viên của họ. Các nhà lãnh đạo tích cực sử dụng
các phần thưởng, như cơ hội đào tạo, sự tự do, vv để
động viên các nhân viên của mình, trong khi các nhà
lãnh đạo tiêu cực lại ưa thích sử dụng các hình phạt
(Newstrom, Davis, 1993). Phương pháp tiêu cực cũng là
một trong các phương pháp lãnh đạo, tuy nhiên, phải
thật cẩn thận khi sử dụng phương pháp này do có ảnh
hưởng mạnh mẽ lên tinh thần của các thành viên.
19
Các nhà lãnh đạo tiêu cực luôn hành động một
cách quyền uy và luôn đặt mình cao hơn mọi người. Họ
tin rằng cách duy nhất để hoàn thành công việc là
thông qua các hình phạt, chẳng hạn như mất việc, các
ngày nghỉ không lương, khiển trách nhân viên trước
mặt người khác, vv Họ tin rằng quyền lực của bản thân
sẽ tăng lên đáng kể khi họ dùng sự đe dọa như là một
cách để thúc đẩy năng suất làm việc. Tuy nhiên, những
gì thường xảy ra khi phương pháp này được áp dụng là
tinh thần làm việc kém đi và năng suất làm việc thì sụt
giảm.
Hầu hết các nhà lãnh đạo không chỉ sử dụng duy
nhất một phong cách, nhưng ở đâu đó trên thang đo
mức độ, họ sẽ có xu hướng thiên về một phong cách
hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Những người liên tục có xu
hướng làm việc tiêu cực được gọi là ông chủ, trong khi
những người có hướng tiếp cận tích cực được xem là
những nhà lãnh đạo tuyệt vời.
V.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CON NGƯỜI VÀ
NHIỆM VỤ
Hai cách tiếp cận khác mà các nhà lãnh đạo thường sử
dụng là (Stogdill, 1974):
20
•
Con người (Tập trung vào nhân viên) - nhà
lãnh đạo luôn cân nhắc về những nhu cầu của
nhân viên. Họ cố gắng xây dựng tinh thần đồng
đội, giúp nhân viên giải quyết các vấn đề, và hỗ
trợ họ về mặt tâm lý.
•
Nhiệm vụ (Tập trung vào công việc) - nhà
lãnh đạo tin rằng họ có được một kết quả tốt
bằng cách luôn giữ cho nhân viên mình thật bận
rộn với công việc cũng như thúc ép họ làm việc.
Các bằng chứng đã cho thấy rằng nếu nhà lãnh đạo
có xu hướng quan tâm đến nhân viên hơn thì họ sẽ làm
việc năng suất cũng như hài lòng hơn trong công việc
(Schriesheim, 1982).
Hãy lưu ý rằng “Con người” và “Nhiệm vụ” là hai
phong cách lãnh đạo hoàn toàn độc lập với nhau, do đó
không thể đặt hai phong cách này trên cùng một biểu
đồ mức độ (Stogdill, 1974).
Ví dụ, một nhà lãnh đạo sử dụng phương pháp “Con
người” - quan tâm đến nhân viên nhiều hơn, không có
nghĩa cô ấy không tập trung tới hiệu quả công việc.
C.
CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ NHƯ
1. Theo thâm niên công tác
•
Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các
nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn
học việc.
•
Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy
đủ năng lực và trình độ.
21
Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những
kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới
dành cho các nhân viên.
2 Theo các giai đoạn phát triển của tập thể
•
Giai đoạn bắt đầu hình thành. Là giai đoạn tập thể
chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện
công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên
sử dụng phong cách độc đoán.
•
Giai đoạn tương đối ổn định.Khi các thành viên
chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính
tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh
đạo mềm dẻo, linh hoạt.
•
Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu
không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng
tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự
do.
3 Dựa vào tính khí của NV
•
Đối với tính khí sôi nổi – nóng nảy.
•
Đối với tính khí trầm tư – nhút nhát.
4 Dựa vào giới tính
•
•
Đối với nam cần mạnh mẽ
Đối với nữ thì ân cần chỉ bảo
5 Theo trình độ của NV:
22
•
Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các
nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân
nhà lãnh đạo.
•
Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ!
Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ.
•
Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh
đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần
thiết hơn.
6 Dựa theo tuổi:
•
Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn
tuổi.
•
Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu độc
đoán.
7 Cần độc đoán với:
•
Những người ưa chống đối
•
Không có tính tự chủ.
•
Thiếu nghị lực
•
Kém tính sáng tạo
8 Cần dân chủ với
•
Những người có tinh thần hợp tác.
•
Có lối sống tập thể.
23
9 Nên tự do với
•
Những người không thích giao thiệp.
•
Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa
10 Với tình huống bất trắc:
•
•
•
Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động
khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn.
Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống.
Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy
quyền.
11 Bất đồng trong tập thể:
•
Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch,
chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu
lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của
mình.
12 Những tình huống gây hoang mang
•
Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay
đổi, cải tổ…không ai biết nên phải làm gì, mọi người
đều hoang mang.
24
•
Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi,
thông báo, tạo mối quan hệ thân mật để trấn an
nhân viên.
25