Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Mặt Hàng Cao Su Xuất Khẩu Của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 92 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cây cao su là là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng,
tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và mang giá trị kinh tế lớn do chất
lỏng chiết ra từ cây hay còn gọi là “mủ cao su” là nguyên liệu công nghiệp
chính sản xuất ra cao su tự nhiên. Việt Nam và các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á có được lợi thế vô cùng lớn từ khí hậu thiên nhiên và đất đai thuận lợi
cho sự phát triển của cây cao su. Bởi vậy, cây cao su đã trở thành nguồn lợi
kinh tế lớn đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu.
Nhìn nhận thấy tiềm năng phát triển lớn của cây cao su, Việt Nam đã chú
trọng trồng trọt, khai thác và chế biến cao su rộng rãi trên cả nước. Các sản
phẩm cao su tự nhiên không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước mà đồng
thời đóng góp một tỷ trọng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, có mặt
ở hầu hết tất cả các thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam còn gặp nhiều trở
ngại lớn và năng lực cạnh tranh còn yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonexia... Trong điều kiện hội nhập
và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
cao su của Việt Nam nếu không nhanh chóng có những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh thì sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi của toàn thế giới.
Để giải quyết những vấn đề nan giải như hiện nay, đồng thời cung cấp, hỗ trợ
cho các doanh nghiệp có thêm được nhiều thông tin, giải pháp xác thực, em
đã quyết định chọn đề tài
“ Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt
Nam”.

Nguyễn Bích Ngọc



1

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và phân
tích thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt
Nam, đồng thời tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của nhóm hàng này so với
các đối thủ cạnh tranh khác, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của
Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu
của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của
Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2008
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp thống kê và phương pháp so sánh …nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành ba chương với nội dung bao quát như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và sự
cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu
của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất

khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Nguyễn Bích Ngọc

2

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hàng hoá
1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh
Từ lâu, vấn đề cạnh tranh kinh tế về mặt lý luận đã được các nhà kinh
tế học trước Cac Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
cũng đã đề cập đến. Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền
với sự tác động của các qui luật thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu hay nói cách khác cạnh tranh là một trong những qui luật cơ bản của nền
kinh tế thị trường.
Theo C.Mác: “ Phân công xã hội khiến cho những người sản xuất hàng
hoá độc lập trở thành đối lập với nhau, họ không thừa nhận bất kỳ quyền uy
nào khác mà chỉ thừa nhận quyền uy của cạnh tranh, chỉ thừa nhận sự cưỡng
chế của áp lực lợi ích giữa họ với nhau đè nặng lên chính mình”

Thực chất, cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ
thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ luôn muốn mua được hàng
hoá có chất lượng cao với mức giá thấp nhất có thể có để thoả mãn nhu cầu
của mình. Ngược lại, đối với người bán thì bao giờ cũng muốn đạt được lợi
nhuận tối đa bằng cách họ luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, nâng
cao chất lượng hàng hoá... để tìm cách giành giật khách hàng và mở rộng thị
trường của mình.
Nguyễn Bích Ngọc

3

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế còn mang nặng tính chất xã
hội nên cạnh tranh để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn là điều kiện tiên
quyết để giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện thoả đáng các chính sách xã
hội. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi rất lớn về
tư duy, quan niệm về cạnh tranh. Cạnh tranh được xem là qui luật kinh tế
khách quan. Cạnh tranh đuợc xem là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều
hành. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực phát triển cho nền kinh
tế thị trường. Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế
thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh,
hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không
phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”.
Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, Đảng ta khẳng
định cần phải nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực tế do cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau,

nên có rất nhiều những quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Tuy nhiên, trong
đề tài nghiên cứu này khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận và đánh giá dưới
góc độ sau: Cạnh tranh là hành vi hoặc quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh
tế của kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích. Trong
cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục
tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường,
giành giật khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường
có lợi nhất.
1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử có thể
thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển (với các đại biểu tiêu biểu
như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác), Trường phái hiện đại (với
Nguyễn Bích Ngọc

4

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành; Tiếp cận tâm lý; Tiếp cận
“cạnh tranh hoàn hảo). Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực
cạnh tranh, và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục
về vấn đề này. Do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh,
chúng ta chỉ có thể hiểu rằng: Trong quá trình cạnh tranh thì luôn có kẻ mạnh
người yếu, kẻ thắng người thua. Để thắng lợi trong cạnh tranh, nhân tố tiên
quyết chính là năng lực cạnh tranh của chủ thể cạnh tranh. Một cách đơn giản
về năng lực cạnh tranh là khả năng của các chủ thể để có thể giành được
những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất trên thị trường nhằm mang lại
lợi nhuận cao hơn. Theo cách khác, năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế

là thực lực và lợi thế mà nền kinh tế có thể huy động để duy trì và cải thiện vị
trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới nhằm thu
được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình.
Tuy nhiên hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được
các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất là: Phương
pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo
cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát
triển (IMD) đề xuất trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương
pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey
Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham
gia xây dựng.
1.1.2. Phân loại các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Ngày nay khi thị trường hàng hoá càng phát triển thì năng lực cạnh tranh
diễn ra càng gay gắt và phức tạp. Một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị
trường bao giờ cũng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất nhiều phía khác nhau
của nền kinh tế. Dựa vào những quan sát, các nhà kinh tế học đã phân chia
cấp độ của năng lực cạnh tranh một cách tương đối bao gồm: năng lực cạnh
Nguyễn Bích Ngọc

5

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm trong cùng 1 ngành.
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo Asian Development Outlook 2003, Năng lực cạnh tranh quốc gia
được định nghĩa như là “ khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các

hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng
thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó”. Mặt
khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra
việc sản xuất sản phẩm, phân phối các sản phẩm và dịch vụ trong thuơng mại
quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ các nguồn lực của nó.
Krugman( năm 1996) cho rằng: các khái niệm này phù hợp với thuật ngữ “
năng lực cạnh tranh quốc tế”, nó tạo ra ý nghĩa rằng mỗi quốc gia được coi
như một tổ hợp lớn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 1997: “ Năng lực cạnh tranh
quốc gia là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng
trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm”. Năng lực cạnh tranh của quốc
gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính (với 155 chỉ tiêu ) bao gồm: độ
mở của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của chính phủ, hệ thống tài chính tiền
tệ, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của doanh
nghiệp, số lượng và chất lượng lao động và trình độ phát triển của thể chế.
Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 20062007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số
năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh
tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên
của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81. Như vậy, thứ hạng của
Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm
2006 đều sụt giảm so với năm 2005.
Nguyễn Bích Ngọc

6

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam đang dần dần
lớn mạnh và đang trên đà phát triển. Song chúng ta vẫn nhận thấy còn rất
nhiều vấn đề đáng lo lắng và một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện
nay là về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên
trường quốc tế. Để giải quyết được vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong thời kì hội nhập, chúng ta cần phải nắm thật rõ khái niệm năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thể
hiểu là “ khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận
được “. Vì vậy khi thị phần tăng lên, cho thấy năng lực cạnh tranh cũng đựơc
nâng cao. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng hãng đã bán
được hàng nhanh và nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường
cụ thể về một loại hàng hoá cụ thể.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của OECD định nghĩa năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: “ khả năng của doanh nghiệp, các ngành,
tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong
khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế ”.
Theo Hamed và Prahalad (1994), một doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh nếu nó có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và chi
phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực
cạnh tranh đồng nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để
bồi hoàn cho người lao động và tạo ra thu nhập cao cho các chủ sở hữu. Năng
lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ về doanh
thu, thị phần, khả năng sinh lợi.... và đạt được thông qua các hành vi chiến
lược. Điều này, các công ty đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản
phẩm và sự sáng tạo sản phẩm. Như vậy, ta có thể phân biệt năng lực cạnh
Nguyễn Bích Ngọc

7


Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn như sau: năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn được biểu thị bởi mức giá cả, chất
lượng, chức năng của sản phẩm và thị phần, khả năng sinh lợi, lợi tức trên tài
sản và giá cổ phiếu, một số sáng tạo giới hạn nhằm cải thiện các sản phẩm
hiện hành. Trái lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn thể
hiện việc một doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào so với công ty tương tự
khác trong việc phát triển công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và quá trình
mới và cuối cùng là thị trường hoàn toàn mới.
Trên thực tiễn ở Việt Nam, khi đánh giá về khả năng cạnh tranh tầm vi
mô, các so sánh quốc tế đều ghi nhận thành tựu trung bình của Việt Nam vào
tốp 3 trong ngũ phân vị (xếp thứ 38/80 nước), nhất là đánh giá tốt việc triển
khai mạnh các dự án FDI kèm theo chuyển giao công nghệ và việc thi hành
Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ngoài Nhà nước phát
triển bình đẳng vì sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
lĩnh vực chỉ tiêu hiệu quả của Việt Nam còn rất kém.
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá
Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó
trên thị trường trong nước và quốc tế là khả năng mà sản phẩm đó có thể duy
trì được vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Năng lực
cạnh tranh của sản phẩm ở một doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt như: sản
phẩm đó đuợc sản xuất với chi phí thấm hơn và từ đó giá thành và giá bán sản
phẩm thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại khác, hay sản phẩm này được
sản xuất trong điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ chế
biến hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn những
tiêu chuẩn của thị trường, hay sản phẩm được tổ chức tiêu thụ với mạng lưới
bán hàng tốt, và sản phẩm được tung ra thị trường đúng thời điểm.... Như vậy,

năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng và từng loại hình dịch vụ được cấu
thành bởi rất nhiều nhân tố.
Nguyễn Bích Ngọc

8

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
Cuối cùng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn có thể hiểu là sự thể
vượt trội về chất lượng, giá cả và hình thức lưu chuyển của nó trên thị trường,
tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử
dụng nó. Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng giành lợi thế,
chiếm ưu thế trong cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại
trên cùng đoạn thị trường tại cùng thời điểm. Có nghĩa là, những sản phẩm
mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có
khả năng cạnh tranh cao hơn.
Nhìn chung, để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp/ ngành thì điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm
và lấy năng lực cạnh tranh của sản phẩm làm nền tảng phát triển. Bởi lẽ, sản
phẩm đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường, do vậy năng lực cạnh tranh
của sản phẩm chính là một phần tạo tiền đề hình thành nên năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của quốc gia và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành cũng gắn bó rất mật thiết và phụ
thuộc lẫn nhau. Một quốc gia có vị thế cạnh tranh tốt trên trường quốc tế sẽ
giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào các thị trường quốc tế hơn, từ
đó xây dựng được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp/ngành được tốt hơn.
Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của quốc gia là một điều kiện đủ để năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành được nâng cao. Ngược lại, khi các

doanh nghiệp/ngành có một năng lực cạnh tranh tốt thì sẽ thu được nhiều lợi
nhuận, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế của quốc gia, tác động tích cực đến
nền kinh tế, từ đó cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
dưới con mắt của bạn bè năm châu. Qua đó, chúng ta thấy được, mối quan hệ
hết sức mật thiết của 3 cấp độ cạnh tranh trên. Việc phân loại hoàn toàn mang
tính chất tương đối.
Nguyễn Bích Ngọc

9

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3.

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của

mặt hàng cao su xuất khẩu
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một mặt hàng, chúng ta có rất nhiều
tiêu chí xét ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên đặt trong phạm vi bài nghiên
cứu về mặt hàng cao su xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, thì để đánh giá
tổng quát về năng lực cạnh tranh của cao su xuất khẩu chúng ta cần so sánh
nó với các đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chí cơ bản như: mức doanh
thu của mặt hàng cao su xuất khẩu, thị phần của cao su xuất khẩu trên các thị
trường nhập khẩu, chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá cả của mặt hàng
cao su xuất khẩu, chất lượng của cao su, mức độ vệ sinh và uy tín của cao su
xuất khẩu Việt Nam trên thị trường nhập khẩu
1.1.3.1. Mức doanh thu của mặt hàng cao su xuất khẩu
Doanh thu của hoạt động xuất khẩu cao su qua các năm là một chỉ tiêu

trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam xuất
khẩu, bởi số lượng tiêu thụ thể hiện sức hấp dẫn của nó trong mắt người tiêu
dùng. Qua đó người ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của cao su
xuất khẩu so với các mặt hàng xuất khẩu khác như dệt may, gạo, cà phê..
cũng như so sánh năng lực cạnh tranh cùng một mặt hàng cao su đối với các
nước xuất khẩu khác nhau như Thái Lan, Malaysia, Indonexia.
Theo kinh tế học vi mô, doanh thu được xác định bởi công thức sau:
TR= P.Q
Trong đó
TR: Doanh thu
P : Giá của sản phẩm
Q : Lượng tiêu thụ sản phẩm.

Nguyễn Bích Ngọc

10

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3.2. Thị phần mặt hàng cao su xuất khẩu
Nếu cao su xuất khẩu chiếm được một thị phần cao hơn so với các mặt
hàng thay thế cùng loại trên thị trường thì có thể tất yếu khẳng định năng lực
cạnh tranh của cao su xuất khẩu là cao. Hiện nay thị phần có thể được hiểu ở
hai phạm vi là thị phần trong nước và thị phần chiếm lĩnh trên thế giới. Xét thị
phần trong nước, có nghĩa mặt hàng cao su chiếm tỉ lệ phần trăm bao nhiêu
trong tổng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị phần tại các thị trường nhập
khẩu được xem xét dựa trên sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng sản
xuất cao su xuất khẩu. Cuối cùng, mặt hàng cao su xuất khẩu chỉ có năng lực

cạnh tranh lớn khi nó có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh được nhiều thị
trường khác nhau một cách nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác và
đóng vai trò to lớn và quan trọng trong cán cân xuất khẩu của Việt Nam. Đặc
biệt là phải liên tục giữ vững và duy trì được thị phần của mình trong khoảng
thời gian dài nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
Để xác định qui mô thị trường thị phần, thông thường chúng ta có công
thức tính thị phần trên một thị trường như sau:
MS =

MA
x100%
M

Trong đó:
MS là thị phần của hàng hóa.
MA là số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trên thị trường
M là tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường.
Việc xác định chỉ tiêu này sẽ phản ánh một cách đúng nhất thị phần của
mặt hàng cao su xuất khẩu nói riêng và các hàng hóa khác nói chung. Chỉ tiêu
đánh giá ở trên càng lớn tương ứng với việc thị phần của hàng hóa đó chiếm
lĩnh càng lớn và năng lực cạnh tranh của hàng hóa càng lớn, nguợc lại hàng
Nguyễn Bích Ngọc

11

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
hóa sẽ có năng lực cạnh tranh yếu kém nếu thị phần của nó chỉ chiếm một

phần nhỏ không đáng kể trên thị trường.
1.1.3.3.Chi phí sản xuất và giá mặt hàng cao su xuất khẩu
Cạnh tranh bằng chi phí có thể được coi là một xuất phát điểm, một
nguyên nhân chính dẫn đến quá trình cạnh tranh trên thị trường. Chi phí được
tính ở hầu như tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối,….Tuy nhiên chi phí chỉ
là điều kiện cần, điều kiện ban đầu để đem lại tiền đề vững chắc nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Trên thị trường nhập khẩu cao su, giá cả của mặt hàng cao su có thể
được sử dụng như một chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy chiến lược giá cả đã đem
đến thành công cho rất nhiều công ty như hãng hàng không Southwest của
Hoa Kỳ, công ty bách hóa tổng hợp lớn nhất thế giới Wal- Mart thành công
với chiến lược giá cả thấp... Các công ty có thể đặt giá sản phẩm thấp hơn giá
thị trường để chấp nhận mức lãi suất thấp nhưng bù lại có được số lượng tiêu
thụ sản phẩm lớn, và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm với
người tiêu dùng. Tuy nhiên những công ty đi đầu về giá cả thấp cũng không
thể bất cẩn vì rất có thể sẽ có một công ty khác với giá cả thấp hơn sẽ bất
thình lình xuất hiện trên thị trường, làm mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường càng trở nên gay gắt.Việc cân đối chênh lệch giữa hai yếu tố này là
một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm giữa các
đối thủ khác nhau trên cùng một thị trường hoặc ở các thị trường khác nhau.
Công thức tính DRC:
DRCj = (DCj)/IVAj

Nguyễn Bích Ngọc

12

Lớp: KTQT 47



Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
- DCj là chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội để
sản xuất ra sản phẩm j
- IVAj là trị giá gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới.
Hệ số DRC càng cao có nghĩa là càng tốn nhiều các nhân tố sản xuất trong
nước để tạo ra 1 đồng trị giá gia tăng theo giá thế giới, nên không hiệu quả.
Bằng việc tính mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí để từ đó có giải
pháp cân đối 2 yếu tố này một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
1.1.3.4. Chất lượng mặt hàng cao su xuất khẩu
Chất lượng mặt hàng cao su xuất khẩu không những là thước đo quan
trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các
quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng
càng trở nên quan trọng hơn khi sản phẩm hướng nhiều đến xuất khẩu. Khi
đó, mặt hàng cao su không chỉ đại diện cho doanh nghiệp sản xuất ra nó mà
còn là uy tín, là danh dự quốc gia.
Tiêu chuẩn về chất lượng mặt hàng cao su xuất khẩu được qui định như
các mặt hàng xuất khẩu khác, thường theo ISO9000. Nhằm đảm bảo lợi ích
cho người tiêu dùng, tránh tình trạng bị sử dụng những hàng hóa kém chất
lượng. Đây là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được coi là không bắt buộc, tuy
nhiên các sản phẩm khi được có bằng ISO 9000 sẽ nâng cao được năng lực
cạnh tranh hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác. Bởi lẽ, điều đó thể hiện
sự ổn định về chất lượng của sản phẩm, sự minh bạch trong sản xuất của
doanh nghiệp và tạo được lòng tin với người tiêu dùng.
Bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, mỗi quốc gia đều có
những hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm riêng. Vì vậy, những sản phẩm
Nguyễn Bích Ngọc


13

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
ngoài việc có bằng ISO 9000 còn có thể thực hiện việc công nhận các tiêu
chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu để từ đó tạo được uy tín lớn hơn từ phía
thị trường nhập khẩu.
1.1.3.5. Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường của mặt
hàng cao su xuất khẩu
Hiện nay nhà nước và các tổ chức quốc tế đã đưa ra các qui định rất
nghiêm ngặt và chặt chẽ nhằm đánh giá và đảm bảo an toàn cho người sản
xuất hàng hóa, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, đối với mặt hàng cao su
xuất khẩu, là một trong những mặt hàng nông sản nên việc khai thác sử dụng
và chế biến gắn bó chặt chẽ với môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, khi sản
phẩm cao su được đem xuất khẩu thì những qui định về vệ sinh công nghiệp
của các thị trường là rất nghiêm ngặt cần phải thực hiện nghiêm túc. Các qui
định này thường được cụ thể hóa qua các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái: Được qui định trong tiêu
chuẩn ISO14000. Trong đó qui định đối với các cơ sở sản xuất ngoài việc
đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải có tránh nhiệm và các biện pháp giải
quyết đối với các chất phế thải gây ô nhiễm môi trường và việc khai thác
nguồn nguyên liệu tránh tình trạng mất cân bằng sinh thái.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội: là hệ thống tiêu chuẩn SA8000. Trong
đó, qui định đối với các cơ sở sản xuất phải đảm bảo điều kiện làm việc đủ
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, trách nhiệm bình thường cho người lao động, đảm
bảo quyền lợi và lợi ích theo các qui định của tổ chức lao động quốc tế và liên
hiệp quốc đã đưa ra. Đồng thời, cấm việc sử dụng lao động cưỡng bức, lao

động trẻ em và lao động quá tuổi để tham gia sản xuất sản phẩm.
1.1.3.6. Mức độ uy tín mặt hàng cao su xuất khẩu trên thị trường
Theo tâm lý người tiêu dùng, điều gì sẽ khiến họ thực sự tin tuởng vào
một sản phẩm và để họ đưa ra được quyết định mua sản phẩm đó? Ta thấy
Nguyễn Bích Ngọc

14

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
rằng, bên cạnh những yếu tố như giá cả, mẫu mã, chất lượng,…. một yếu tố
cũng góp phần đáng kể vào quyết định của người tiêu dùng chính là uy tín
hay thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, uy tín của sản phẩm
trên thị trường không thể chỉ xây dựng trong một thời gian ngắn hạn mà nó
còn thể hiện cả một quá trình dài cố gắng xây dựng thương hiệu, cố gắng
hoàn thiện không ngừng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng để sản phẩm
luôn tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.Chính vì những lẽ đó, so sánh mức
độ uy tín của sản phẩm trên thị trường cũng là một trong những tiêu chí để
đánh giáănng lực cạnh tranh của hàng hóa.
1.1.4. Các công cụ thường dùng để nâng cao năng lực cạnh tranh
mặt hàng cao su xuất khẩu
Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của hàng hóa,
chúng ta dễ dàng gặp được những công cụ thường dùng tương ứng nhằm mục
đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Ví dụ như cạnh tranh về chất
lượng sản phẩm như thay đổi kiểu dáng, mẫu mã cho bắt mắt của người tiêu
dùng, điều chỉnh lại công thức chế biến …. Tuy nhiên, sẽ không quá ngạc
nhiên nếu một sản phẩm khác lại có khả năng cạnh tranh mạnh hơn hẳn và
đánh bật các đối thủ chỉ nhờ vào công cụ định giá sản phẩm thấp hơn giá thị

trường và bằng với giá kì vọng của khách hàng. Vậy đâu là công cụ sẽ đem lại
hiệu quả nhất? Thực chất, để nâng cao được năng lực cạnh tranh của hàng
hóa, chúng ta cần biết cách sử dụng linh hoạt đồng thời các công cụ khác
nhau. Sau đây là 3 công cụ chính:
1.1.4.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh
quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường. Trong điều kiện hiện nay,
mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tức là nhu cầu có khả
năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã
và sẽ có xu hướng thay vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng.
Nguyễn Bích Ngọc

15

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều
kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật thể hiện ở nhiều mặt khác. Do vậy để nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững
và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như đáp ứng được đầy đủ tiêu
chuẩn về chất lượng của nhà nước, các tổ chức, các thị trường qui định.
Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm còn phải đem lại lợi ích tiêu dùng tối
đa và đạt được kì vọng tối đa cho khách hàng. Khi đó người tiêu dùng sẽ tăng
khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp
muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh đi đầu về chất lượng. Khi chất
lượng không còn được đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì
ngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp và kết quả này sẽ thể hiện rõ

ràng nhất sự tụt giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa, và doanh nghiệp đó..
1.1.4.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người
bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua
việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường.Hiện nay, có rất nhiều cách để định
giá bán sản phẩm. Các cách thường sử dụng bao gồm:
Thứ nhất, chính sách định giá thấp là cách định giá bán thấp hơn mức
giá thị trường. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu
khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất của thị trường và đựơc chia ra theo
các cách khác nhau như: (1) Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao
hơn giá trị sản phẩm(2) Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp
hơn giá trị sản phẩm
Thứ hai là chính sách định giá cao tức là mức giá bán cao hơn mức giá
thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Chính sách định giá cao
được áp dụng trong rất nhiều trường hợp (1) Khi sản phẩm mới tung ra thị
trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so
Nguyễn Bích Ngọc

16

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần; (2) Khi doanh nghiệp hoạt
động trong thị trường độc quyền, áp dụng giá cao (giá độc quyền ) để thu lợi
nhuận độc quyền; (3) Áp dụng với các sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản
phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp
thượng lưu; (4) Đối với các sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người
tiêu dùng mua, áp dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế.

Thứ ba là chính sách ổn định giá bán tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ
và địa điểm. Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng
thị trường.
Thứ tư là chính sách định giá theo giá thị trường. Đây là cách định giá
phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh
mức giá thị trường của sản phẩm đó.
Thứ năm là chính sách giá phân biệt. Với cùng một loại sản phẩm
nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khác nhau
Thứ sáu là chính sách bán phá giá. Đây là chính sách định mức giá bán
thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản xuất. Mục tiêu của
bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của
người dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh
quan trọng nhất của doanh nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ
giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn.
1.1.4.3. Cạnh tranh bằng các hoạt động hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt
chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải
biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng
hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Thông thường kênh tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành: A là kênh trực tiếp ngắn, từ
Nguyễn Bích Ngọc

17

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, B là kênh trực tiếp dài

( từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay người tiêu dùng), C là kênh gián tiếp
ngắn ( từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và sau cùng đến
tay người tiêu dùng).
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng. doanh nghiệp có thể tiến
hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán
hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế....
Cho đến nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đang dần trở thành một chính
sách tốt và chiếm ưu thế, thậm trí quyết định đến sự sống còn của doanh
nghiệp trên thị trường. Trước nhất là làm tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá
thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của doanh
nghiệp. Tiếp theo là cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường
( thương hiệu, chữ tín của doanh nghiệp). Cuối cùng là mở rộng quan hệ làm
ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối
thị trường, chống hàng giả.
1.1.4.4 Cạnh tranh bằng kỹ thuật công nghệ sản xuất
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ như
ngày nay, một chìa khoá thành công trên thị trường cạnh tranh khốc liệt chính
là kỹ thuật công nghệ sản xuất. Nếu doanh nghiệp nắm trong tay hệ thống kỹ
thuật công nghệ sản xuất cao thì hiệu quả sản xuất lớn gấp nhiều lần so với
các chi phí sản xuất ban đầu hay nói cách khác công cụ cạnh tranh này đuợc
áp dụng nhằm mục đích sử dụng tối đa hiệu quả của nó, tránh sự lãng phí.
Tuỳ theo khả năng tài chính cụ thể của doanh nghiệp và những mục tiêu chiến
lược khác nhau, việc đầu tư vào kỹ thụât công nghệ sản xuất của từng doanh
nghiệp là khác nhau. Thông thường, việc phân bổ đầu tư vào kỹ thuật công
nghệ sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
Nguyễn Bích Ngọc

18

Lớp: KTQT 47



Chuyên đề tốt nghiệp
- Trình độ công nghệ hiện đại của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể
mua các phát minh sáng chế và độc quyền nắm giữ chìa khoá của công nghệ
đó. Nhằm đem lại sự vựơt trội trong việc sản xuất sản phẩm so với các đối thủ
cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào trình độ công nghệ cao là rất lớn và
không dễ dàng. Chỉ khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đủ mạnh và nguồn
nhân lực chất lượng cao thì việc áp dụng phương pháp này mới đạt hiệu quả
tối đa như mong muốn
- Qui mô và năng lực sản xuất: đầu tư phát triển theo chiều rộng tức là về
qui mô sản xuất, nhằm sản xuất một khối lượng hàng hoá lớn từ đó dần dần
chiếm lĩnh độc quyền thị trường, điều tiết giá thành sản phẩm. Đồng thời
doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng hơn, nên dễ nắm bắt
và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Nguồn cung cấp vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho yếu tố đầu vào.
Nếu doanh nghiệp đầu tư trọng điểm vào việc phát triển nguồn cung cấp các
yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh sẽ đem lại sự duy trì bền
vững trong sản xuất của doanh nghiệp, và giảm phần nào chi phí sản xuất đầu
vào trong quá trình sản xuất
1.1.5. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của mặt hàng cao su xuất khẩu
1.1.5.1 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của mặt hang cao su xuất khẩu
- Thứ nhất, cao su là một mặt hàng nông sản đặc trưng của Việt Nam,
các sản phẩm cao su xuất khẩu bởi vậy cũng mang những đặc trưng của các
mặt hàng nông sản là phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thiên nhiên như về khí hậu,
đất đai và điều kiện bảo quản nguyên liệu đầu vào. Đây là những yếu tố làm nên
sự khác biệt của năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu so với các sản
phẩm xuất khẩu khác. Cụ thể như sau:
Nguyễn Bích Ngọc


19

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
•Về khí hậu và đất đai
Cao su là cây nhiệt đới điển hình nên nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20
- 30oC, và nhiệt độ là 24 - 28oC. Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới
gió mùa nên phần lớn diện tích canh tác có thể thỏa mãn điều kiện này. Nhiệt
độ thấp và cao đều ảnh hưởng không tốt cho sinh trưởng phát triển của cây và
sự chảy mủ trong khai thác. Vùng trồng cao su yêu cầu lượng mưa đạt 1800 2500mm/năm và ẩm độ từ 75% trở lên.Ngoài ra sự phân bố mưa, cường độ
mưa và tính chất cơn mưa cũng là những yêu cầu rất quan trọng. Vì thông
thường việc khai thác mủ thường tiến hành vào buổi sáng nên nếu số ngày
mưa vào buổi sáng nhiều thì số lần khai thác mủ giảm. Khi đó, năng suất mủ
sẽ bị hạn chế. Tùy thuộc cường độ cơn mưa, đồng thời căn cứ địa hình của
vùng mà chúng ta cần có biện pháp canh tác, trồng mới hợp lý. Một số biện
pháp như làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức, trồng xen với
các cây cải tạo đất và chống xói mòn để hạn chế hiện tượng rửa trôi, xói mòn
ở những khu vực này.
•Về đất đai
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt
đới ẩm ướt, nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần
chú ý trong khi nhân trồng trên quy mô lớn. Do vậy, việc chọn lựa các vùng
đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần đặt ra. Cây cao su thích
hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp dưới 200m. Càng lên cao
càng bất lợi do càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh.
Một kết quả nghiên cứu của Malaysia cho thấy, cứ lên cao thêm 200m thì thời
gian khai thác càng kéo dài 3 – 6 tháng. Trong khi đó, càng lên cao thì sản

lượng cây cao su càng cao, thì mức sản lượng ở 500m tốt hơn ở 250m. Nhìn
chung, biên độ ít ảnh hưởng đến sản lượng hơn sự tăng trưởng. Bình độ lý
tưởng được khuyến cao trồng cao su là:i) Vùng xích đạo, trong đó có Việt
Nguyễn Bích Ngọc

20

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
Nam, có thể trồng đến 500 – 600m;ii) Vị trí có vĩ độ 5 – 60 có thể trồng lên
400m.
Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong
đất nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất
dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như
đê, mương, đường đồng mức. Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên đất dốc
sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận
chuyển mủ về nhà máy chế biến. Vì vậy, cao su thường được trồng trên nền
đất có độ dốc nhỏ hơn 8.
•Về giống cao su
Trong nông nghiệp giống là một yếu tố hết sức quan trọng tạo nên những
đặc trưng riêng có của sản phẩm về chất lượng và năng suất. Sự tiến bộ vượt
bậc trong khoa học công nghệ sinh học đã tạo ra được những giống cây cao su
cho năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời chịu đựng được các điều kiện
khắc nghiệt do thiên nhiên tạo. Trong điều kiện hiện nay, khi ngành công
nghiệp phát triển như vũ bão kể đến là công nghiệp chế tạo ô tô, thì nhu cầu
về chất lượng cao su ngày càng cao, chủng loại cao su ngày càng đa dạng và
phong phú, để tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu, cần
phải tìm hiểu thị trường và xác định đặc trưng từng loại thị trường về nhu cầu

từng chủng loại cao su để từ đó đầu tư, chọn ra những giống thích hợp để đưa
vào canh tác và xuất khẩu phù hợp với từng thị trường.
•Về điều kiện bảo quản
Trong thời kì hội nhập, việc luân chuyển hàng hóa ra khỏi biên giới diễn
ra ngày càng sâu rộng. Với các mặt hàng nông sản thì chất lượng của sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, bởi đây là mặt hàng tươi sống chỉ có
giá trị sử dụng trong 1 thời gian rất ngắn, không kịp cho quá trình vận chuyển.
Do đó, quá trình bảo quản sản phẩm là rất quan trọng. Trình độ công nghệ chế
Nguyễn Bích Ngọc

21

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
biến càng cao, quy mô công nghệ chế biến càng mở rộng thì khối lượng hàng
cao su qua chế biến càng nhiều. Quy mô sản lượng cao su chế biến phụ thuộc
vào mạng lưới các cơ sở chế biến cao su (bao gồm số lượng các đơn vị sản
xuất, quy mô sản xuất của từng đơn vị, việc bố trí các cơ sở chế biến gắn với
các vùng nguyên liệu); trình độ công nghệ chế biến, trình độ lao động trong
các đơn vị chế biến và hình thức tổ chức sản xuất, liên kết giữa các cơ sở chế
biến với nhau. Trình độ công nghệ và quy mô của khu vực công nghệ chế
biến phụ thuộc lớn vào các chính sách kinh tế của đất nước. Phương tiện bảo
quản tốt, bao bì bao gói an toàn sẽ giữ được chất lượng mặt hàng cao su lâu,
góp phần làm tăng sức cạnh tranh của cao su.
- Thứ hai, hoạt động khai thác cao su là có định mức và giới hạn nhất
định, đặc biệt là thời gian khai thác và kỹ thuật khai thác như thế nào để đảm
bảo môi trường và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cao su. Năng lực cạnh
tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu mang tính hữu hạn. Thể hiện rõ ở các

yếu tố sau:
•Thời gian khai thác mủ cao su
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Các
cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ
khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 3 đến
4 giờ sáng.
•Kỹ thụât khai thác mủ cao su
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có
trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân
cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi
khai thác mủ cao su, tạo các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ
sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho
sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá
Nguyễn Bích Ngọc

22

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
trình này gọi là cạo mủ cao su. Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới
thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ
khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch
mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm
và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo
lần sau phải bóc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước
- Thứ ba, mặt hàng cao su xuất khẩu mang tính chất thời vụ sâu sắc.
Nguyên nhân chính là do sự phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, mủ cao su chỉ
được khai thác theo mùa nhất định. Cây cao su chỉ được mở miệng cạo vào

tháng 3, 4 và tháng 10, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ thì chỉ được khai
thác vào tháng 4, 5, và tháng 8. Đối với cạo úp thì chỉ mở miệng cạo vào
tháng 3,4 ( cạo úp cả năm ), Tháng 7 ( cạo úp 7 tháng/ năm ), tháng 9 ( cạo úp
5 tháng/năm). Cây cao su sẽ ngừng cạo mủ khi đã rụng lá và sẽ tiếp tục khai
thác khi cây cao su đã mọc tán ổn định.
- Thứ tư, hoạt động sản xuất cao su xuất khẩu cần lượng vốn đầu tư rất
lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại rất chậm. Vốn đầu tư không chỉ vào qui
trình sản xuất chế biến mà ngay từ giai đoạn đầu tiên trồng trọt và khai thác
mủ cao su. Cụ thể để có được năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất
khẩu cao thì vốn đầu tư cần dàn đều và phát triển theo 4 công đoạn là: i) vốn
đầu tư vào hoạt động thâm canh trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su
nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào ( mủ cao su ), ii) đầu tư vốn nhằm phát
triển dây chuyền chế biến từ mủ cao su tự nhiên thành sản phẩm cao su, iii)
sau khi sản phẩm đã được sản xuất thì việc bảo quản sản phẩm để thực hiện
xuất khẩu cũng cần được đầu tư kĩ lưỡng, iv) cuối cùng là việc đầu tư phát
triển thị trường, xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Đây là một quá trình đầu tư lâu
dài, nguồn lợi đem lại không tức thì cho các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành cần chú ý, đầu tư đầy đủ hợp lý tất cả các giai
đoạn nhằm phát triển năng lực cạnh tranh một cách đồng đều và hiệu quả.
Nguyễn Bích Ngọc

23

Lớp: KTQT 47


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.5.2. Các nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của mặt hàng cao su xuất khẩu
Để đưa một sản phẩm cao su xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là

không hề đơn giản, nó phải trải qua rất nhiều những quá trình. Với sự chỉ đạo
và định hướng của chính phủ trong hoạt động phát triển ngành, nhà nước đưa
ra qui hoạch tổng thể diện tích đất trồng cho ngành, từ đó người dân tiến hành
tập trung thâm canh và khai thác mủ cao su cho các nhà máy và khu công
nghiệp chế biến thành thành phẩm, bảo quản đóng gói bao bì xuất khẩu. Mỗi
giai đoạn trên đều có những nhân tố trực tiếp và gián tiếp tác động, tất cả
những nhân tố đặc trưng đó đã tổng hợp lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực
cạnh tranh của sản phẩm. Bài nghiên cứu trình bày các nhân tố ảnh hưởng
theo chu trình sản xuất cao su
- Thứ nhất, Chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp nói chung và
phát triển cây công nghiệp cao su nói riêng như kim chỉ nam trong hành động
của các doanh nghiệp. Khi nhà nước đề cao và nhấn mạnh vai trò của mặt
hàng cao su xuất khẩu thì sự quan tâm và tập trung đầu tư toàn diện sẽ là yếu
tố thuận lợi cho mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh so
với các ngành khác. Nhà nước có thể tăng diện tích đất trồng trọt cây cao su
cho các doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc sản lượng, doanh thu của cao su sẽ
tăng lên, hay nhà nước có thể ban hành các ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động
sản xuất của ngành.... Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt những cơ hội do
nhà nước hỗ trợ. Điều này cho thấy, nỗ lực phát triển của doanh nghiệp thôi
chưa đủ, điều kiện cần là hoạt động trong khuôn khổ định hướng chỉ đạo của
nhà nước.
- Thứ hai, giai đoạn thâm canh và khai thác nguyên liệu đầu vào ( mủ
cao su) phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Chất lượng mủ cao su
được khai thác tốt sẽ đem lại chất lượng tốt cho sản phẩm cao su. Từ đó nâng
Nguyễn Bích Ngọc

24

Lớp: KTQT 47



Chuyên đề tốt nghiệp
cao được năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để kết hợp hài hòa và hiệu quả các
yếu tố đất đai, thời tiết, kỹ thuật khai thác, chăm sóc là không đơn giản,
nhưng các doanh nghiệp cần chú ý các khía cạnh căn bản như chọn giống cao
su chất lượng cao, thời điểm gieo trồng đúng, thời gian khai thác, kỹ thuật
khai thác cao su chuẩn mực thì năng suất đạt được sẽ là rất cao. Năng suất là
một trong những yếu tố nội tại đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp và một sản phẩm xuất khẩu.
- Thứ ba, trình độ và qui mô công nghệ dây chuyền chế biến là những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chế biến sản phẩm cao su. Với một
hệ thống dây chuyền hiện đại thì chế biến cao su sẽ tinh luyện cao hơn một hệ
thống dây chuyền lạc hậu. Hầu như các thị trường nhập khẩu cao su trên thế
giới đều đòi hỏi sản phẩm cao su xuất khẩu có chất lượng cao và tinh chế tốt,
ít tạp chất, hay nói cách khác các sản phẩm cao su đã qua chế biến cao thì
được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hơn các sản phẩm cao su thô chỉ
qua sơ chế đơn giản với chất lượng không cao.
- Thứ tư, hoạt động tổ chức gom sản phẩm, thu mua và phân phối sản
phẩm cao su xuất khẩu trên tất cả các thị trường. Việc tổ chức phân phối sản
phẩm giống như một chất dầu nhơn bôi trơn cho dây chuyền xuất khẩu cao su.
Bên cạnh đó, nếu thực hiện nhanh chóng, gọn gàng và đúng qui định thì sản
phẩm cao su xuất khẩu sẽ xuất hiện trên các thị trường nhập khẩu đúng thời
điểm, để lại ấn tượng mạnh đối với người mua sản phẩm, nâng cao thương
hiệu và uy tín của mặt hàng cao su xuất khác, đương nhiên năng lực cạnh
tranh của mặt hàng cũng từ đó mà nâng cao hơn.
- Thứ năm, khi sản phẩm cao su xuất khẩu sang một thị trường nước
ngoài, sẽ gặp phải những rào cản như hàng rào thuế quan, phi thuế quan của
các nước nhập khẩu... tuy nhiên bằng các điều ước thương mại quốc tế song
phương, đa phương liên quan đến buôn bán cao su tự nhiên trên thị trường thế
Nguyễn Bích Ngọc


25

Lớp: KTQT 47


×