Đề cương Sinh học
1. Đặc điểm các pha trong kì trung gian của chu kì tế bào:
- Pha G₁: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
- Pha S:
Ở những tế bào có khả năng phân chia, khi tế bào sinh trưởng đạt được 1 kích thước nhất định thì
chúng tiến hành nhân đôi ADN và NST để chuẩn bị cho quá trình phân bào.
Các NST được nhân đôi nhưng vẫn còn đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép gồm 2 NSTử
(crômatit).
- Pha G₂: tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
2. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa (lí luận, thực tiễn) của quá trình nguyên phân:
- Diễn biến:
Phân chia nhân:
Kì đầu - NST kép bắt đầu co xoắn.
- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào
- Thoi phân bào xuất hiện.
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
Kì giữa - NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào
- Thoi phân bào được đính về 2 phía của NST tại tâm động.
Kì sau Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
Kì cuối - NST dãn xoắn dần.
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Thoi phân bào biến mất.
Phân chia tế bào chất : Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân
chia thành 2 tế bào con
- Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích
đạo ( ở giữa từ ngoài vào) tạo thành 2 tế bào con.
- Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn từ trung tâm ra.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống
nhau và giống tế bào mẹ.
- Ý nghĩa:
Về mặt lí luận:
Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên.
Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào
này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.
Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân.
Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá
trình nguyên phân.
3. Khái niệm môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường nuôi cấy không liên tục:
- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và
không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và
loại bỏ không ngừng các chất thải.
4.
a. Trả lời câu 1, 2, 3 <Sgk-T101>
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Pha tiềm phát (lag):
Tgian: tính từ khi vi khuẩn được đưa vào bình nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng.
Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, số lượng tế bào không tăng.
Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN, các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
Pha lũy thừa (log):
Vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực
đại.
Thời gian thế hệ g đặt đến hằng số.
Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
Pha cân bằng:
Tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.
Số lượng tế bào vi khuẩn đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian (số tế bào chết đi =
số tế bào mới được sinh ra).
Vi khuẩn chuyển sang pha này do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ O₂ giảm, các
chất độc tích lũy nhiều, độ pH thay đổi.
Pha suy vong: Số lượng tế bào chết đi vượt quá số lượng tế bào mới tạo thành do
Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
1 số tế bào chứa enzim tự phân giải tế bào.
Câu 2: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn
trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Khi nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn cần có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng
tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
Còn trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha
tiềm phát.
Câu 3: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn nuôi cấy liên
tục hiện tượng này không xảy ra?
Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra trong
quá trình chuyển hóa được tích lũy ngày càng nhiều do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng
làm cho vi khuẩn bị phân hủy.
Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa luôn
ở trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi khuẩn tự phân hủy.
b. Câu 1, 2 <Sgk-T118>
Câu 1: Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
- Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
- Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
- Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit và chỉ có ở 1 số virut.
Câu 2: Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.
- Virut có cấu tạo đơn giản
prôtêin>.
- Có kích thước siêu nhỏ <từ 10 - 100 nm>.
- Kí sinh nội bào bắt buộc => nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ.
c. Câu 1 <Sgk-T121> Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào.
- Giai đoạn hấp phụ: Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của
tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập:
Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất.
Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và
prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
- Giai đoạn lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài.
Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì virut đó được gọi là virut độc và chu trình nhân lên của virut
đó được gọi là chu trình tan.
1 số virut khi xâm nhập vào tế bào nó cài xen hệ gen của nó vào tế bào vật chủ và nhân lên cùng
tế bào vật chủ mà không làm tan tế bào. Virut này được gọi là virut ôn hòa và chu trình nhân lên
của virut này là chu trình tiềm tan.
5. Trả lời câu lệnh trong Sgk – T107+120:
a. Lệnh trang 107:
- Hãy kể tên các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. thuốc tím, các
loại cồn, thuốc kháng sinh, ...
- Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút? Vì khi
ngâm rau sống trong nước muối hay thuốc tím pha loãng <môi trường ưu trương> thì nước trong tế
bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được. Thêm vào đó,
thuốc tím còn là một chất có khả năng oxi hóa mạnh.
- Xà phòng có phải chất diệt khuẩn không? Không. Xà phòng không phải là chất diệt vi khuẩn mà chỉ
loại vi khuẩn nhờ bọt và khi rửa thì vi sinh vật bị rửa đi.
- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
Vi sinh vật kém phát triển: Vi sinh vật gây ôi thiu, làm hỏng thức ăn ưa ấm và ưa ẩm. Trong tủ
lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thấp => vi sinh kém phát triển => giữ thức ăn lâu hơn
Ức chế emzym: Emzym hô hấp hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cơ thể => tủ lạnh nhiệt độ thấp
=> enzim phân huỷ dinh dưỡng trong thức ăn cũng kém hoạt động .
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật? Vi sinh vật kí sinh động
vật thường là vi sinh vật ưa ấm ( 20 - 40˚C)
- Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn? Vi sinh vật gây ôi thiu thức ăn thuộc dạng
vi sinh vật ưa ẩm => thức ăn có nhiều nước => độ ẩm cao => vi sinh vật phát triển rất nhanh =>
làm hỏng thức ăn nhanh hơn.
- Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Sản phẩm của sữa chua là axit
lactic, axit lactic làm pH môi trường giảm, gây ức chế hoạt động của các VSV gây bệnh.
b. Lệnh trang 120:
- Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? Do gai glicôprôtêin hoặc
prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới có thể bám được
vào và xâm nhập vào tế bào đó.
- Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? Người tiêm chích ma túy, gái mại
dâm, ...
- Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối
với xã hội? Người nhiễm HIV thường không biểu hiện triệu chứng, bệnh tích, số tế bào limpho T-CD4
giảm dần → họ không biết mình nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây lan cho người
thân và cộng đồng.
6. Bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật: Một số CT
Nt = N₀ . n Trong đó: N₀ là số tế bào vi khuẩn ban đầu
2
Nt là số tế bào ở thời điểm t
n là số lần phân chia ( n = t/g )
t là thời gian theo dõi
g là thời gian thế hệ