1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngày thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định về
sự nghiệp Giáo dục trong nhiều văn kiện: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”.
Trong 05 năm trở lại đây, Chính phủ và Lãnh đạo ngành Giáo dục cũng
xác định mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục với chủ đề: “Tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích”.
Là một Giáo viên mới vào nghề, chấp hành sự phân công của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Huyện Ea H’Leo, sự tiếp nhận của Ban Giám hiệu Trường
Trung học cơ sở (THCS) Lê Quý Đôn, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh
Đắk Lắk, tôi nhận công tác giảng dạy tại trường từ tháng 11 năm 2007 cho đến
nay.
Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường
THCS Lê Quý Đôn và các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm công tác và thực
hiện tốt trách nhiệm của mình.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này ngoài sự giúp đỡ của Ban Giám
hiệu Nhà trường, một phần không nhỏ là sự giúp đỡ của tập thể giáo viên và
học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn trong 02 năm học qua.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, do phạm vi nghiên cứu và thời gian còn
hạn hẹp, nên không tránh khỏi một số điểm còn hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự cổ vũ, động viên cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh
đạo cũng như các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày một
hoàn thiện và sử dụng rộng rãi hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy
và học trong trường. Xin chân thành cảm ơn!
Chủ đề tài: Lê Phương Tài
2
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu khoa học giáo dục là nhiệm vụ của giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, đồng thời là con đường tốt nhất để nâng cao trình độ,
chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm của những người làm công tác giáo
dục. Mặt khác nghiên cứu khoa học giáo dục giúp người giáo viên phát hiện ra
những hiện tượng, sự việc có tính quy luật, chân lý trong hiện thực khách quan.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa VII về Chiến
lược phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện
đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, để phục vụ và xây dựng sự nghiệp Giáo dục đòi
hỏi con người phải có trí thức, có cả đức và tài.
Nghị quyết số: 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg
ngày 9/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các
phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy
và học.
Thông tư số: 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 01/4/2002 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
Chỉ thị số: 29/CT, của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đưa
CNTT vào nhà trường.
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động rất lớn đến công
cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nhân loại. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và CNTT, Truyền thông cũng như những
yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của
nước ta nói riêng và của thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó, nên Nhà nước ta đã đưa môn
Tin học vào giảng dạy trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã
được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền
móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và phát huy trách nhiệm công dân, lao động , tham gia
xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết
quả của bậc giáo dục tiểu học.
2. Cơ sở tâm lý
- Học sinh THCS, là trẻ em đang ở độ tuổi từ 11 – 14, có một số đặc điểm
tâm sinh lý mà người giáo viên cần nắm được.
- Lứa tuổi học sinh THCS đã có những điều kiện thuận lợi cho sự hình
thành khả năng tự điều chỉnh trong hoạt động học tập, tính tích cực chung của
3
tuổi trẻ, sự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau, nguyện vọng muốn
có các hình thức học tập mang tính chất người lớn.
3. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên dạy bộ môn Tin học - bộ môn mới mẽ ở trường THCS
nhưng có vai trò to lớn nếu học sinh năm bắt và hiểu hết ý nghĩa, giá trị của bộ
môn, nên tôi luôn luôn tâm nguyện đem hết năng lực, kiến thức đã được học để
truyền thụ cho các em học sinh; là Tổ trưởng chuyên môn Tổ Tin, Thể dục, tôi
thường đi dự giờ, thăm lớp và nắm bắt kịp thời chất lượng giảng dạy của các
thành viên trong tổ.
Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, nơi tôi đang công tác là một trường
nằm ở trung tâm huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, điều kiện kinh tế tuy còn khó
khăn nhưng mức sống bình quân của nhân dân vẫn cao hơn một số đơn vị hành
chính trong huyện, trong quá trình giảng dạy nói chung và môn Tin học, Thể
dục nói riêng nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Giám hiệu nhà
trường luôn tạo mọi điều kiện để mua sắm, đầu tư trang thiết bị kịp thời, đầy đủ
nên tất cả các môn học đều có đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng máy tính, máy
chiếu của nhà trường là một trong những phòng hiện đại, khang trang của ngành
giáo dục huyện nhà. Thành tích giáo dục của nhà trường luôn luôn đạt mức hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
Do đặc thù của trường THCS Lê Quý Đôn và đặc thù của Tổ, của bộ môn,
nên môn Tin học, Thể dục phải học trái buổi so với thời khóa biểu chính khóa
của nhà trường. Từ đó, kéo theo nhiều hệ quả liên quan đến ý thức học tập của
học sinh cũng như chất lượng giáo dục của toàn trường. Đạo đức của một bộ
phận học sinh có biểu hiện xuống cấp, tình trạng học sinh bỏ tiết ở 02 bộ môn
này ngày càng gia tăng, chất lượng bộ môn thấp. Có nhiều học sinh từ đó hư
hỏng, bỏ học, tham gia vào các nhóm đùa nghịch, có những hành động thiếu
lành mạnh...
Trước thực trạng đó, ngay sau khi được Ban Giám hiệu nhà trường giao
đảm nhận Tổ trưởng chuyên môn năm học 2009 – 2010, tôi đã bắt tay nghiên
cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: "Một số biện pháp trong
công tác quản lí học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các tiết học
trái buổi ".
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Khi được nhận về công tác tại trường tôi nhận thấy có một nhận thức khác
biệt của học sinh về các tiết học trái buổi, nên cần phải cải tiến việc tổ chức dạy
và học môn Tin học, Thể dục nhằm giúp học sinh chuyển biến ý thức và nâng
cao chất lượng hai mặt giáo dục.
2. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
* Nhiệm vụ: Cải tiến việc quản lí học sinh, tổ chức dạy và học môn Tin
học – Thể dục sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
4
* Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu các tài liệu liên quan;
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành có liên quan;
- Tọa đàm, trao đổi với các thành viên trong Tổ;
- Dự giờ, thăm lớp;
- Trò chuyện tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh để giúp đỡ, động
viên kịp thời;
- Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, qua các
buổi dự giờ, thăm lớp có đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện sáng kiến;
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ đầu học kỳ II năm học 2009 – 2010 đến hết
học kỳ I năm học 2010 – 2011.
- Đối tượng nghiên cứu: 100 học sinh khối lớp 7 năm học 2009 – 2010;
Trong đó 50 học sinh nam, 50 học sinh nữ, có 10 học sinh là con em các dân tộc
thiểu số (DTTS) của học sinh các lớp 7A1 (43 học sinh: 23 nam; 20 nữ; 5 học
sinh DTTS), lớp 7A2 (42 học sinh: 23 nam; 19 nữ; 3 học sinh DTTS) và 15 học
sinh lớp 7A3 (trong đó có 4 nam; 11 nữ; 2 học sinh DTTS.
Lớp
Tổng học sinh
Nam
Nữ
DTTS
7A1
43
23
20
5
7A2
42
23
19
3
7A3
15/41
4
11
2
Tổng
100
50
50
10
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Ea H’Leo,
tỉnh Đắk Lắk.
2. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu và áp dụng
- Tình trạng học sinh bỏ tiết giảm hẳn;
- Học sinh đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định;
- Giờ dạy trên lớp ổn định, không mất trật tự, nhốn nháo, giáo viên dễ
dàng quản lý và giảng dạy học sinh;
- Chất lượng giáo dục hai mặt được tăng lên rõ rệt;
5
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Trường THCS Lê Quý Đôn nằm ngay trung tâm huyện Ea H’Leo, trên
đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc tổ dân phố 7, thị trấn Ea Drăng, là trung tâm kinh
tế- chính trị- xã hội của huyện Ea H’Leo. Đến nay, dân số thị trấn Ea Drăng có
18.622 khẩu/ 4.161 hộ, bao gồm 14 dân tộc anh em sinh sống ở 13 tổ dân phố và
03 buôn (theo số liệu báo cáo của Công an Thị trấn). Nhìn chung, trình độ dân
trí tương đối cao nên đời sống tinh thần và vật chất cao hơn các địa bàn khác
trong huyện.
Năm học 2009 – 2010, nhà trường có 20 lớp với 10 phòng học và các
phòng chức năng như: Phòng máy tính, phòng nghe, phòng thí nghiệm thực
hành, phòng thư viện....
Nhà trường có 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó, gồm 03 cán bộ
quản lý, 02 đ/c đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 13 đ/c đạt danh hiệu lao
động tiên tiến; hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình với công tác, 70% giáo viên là
giáo viên giỏi các cấp. Toàn trường có gần 800 học sinh chia làm 4 khối lớp, đã
thành lập Đội Cờ đỏ, Đội Thanh niên xung kích để theo dõi chặt chẽ tất cả mọi
hoạt động và nền nếp sinh hoạt, học tập của học sinh.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRƯỚC KHI VIẾT SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Học trái buổi là học nghịch buổi so với các buổi học chính khóa. Kết hợp
học Tin học và Thể dục trong cùng một buổi và mỗi tuần học sinh đi học hai
buổi. Điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Tin học,
Thể dục, học tập hăng say, tích cực và có ý thức cao như các môn học chính
khóa, để từ đó có sự yêu thích say mê môn học. Qua một vài năm giảng dạy, tôi
tự đánh giá và nhận thấy:
- Một số học sinh nhà ở xa trường phải ở lại ăn cơm trưa ở trường;
- Một số học sinh đi học không kịp vào buổi chiều khi buổi học chính thức
là buổi sáng;
- Một số học sinh hay vi phạm nội quy, không mặc đồng phục;
- Xảy ra tình trạng học sinh bỏ tiết, có vài trường hợp học sinh nghỉ học
không có lý do;
- Đối với những lớp học tiết Thể dục trước, Tin học sau thì sau khi học
xong môn Thể dục các em thường lên học môn Tin học trể từ 02 – 04 phút;
- Sự khó khăn đối với học sinh, khi vùng Tây Nguyên chuyển qua mùa
khô, bụi bẩn, đất đỏ và mùa mưa dầm kéo dài (thể hiện 02 mùa rõ rệt);
- Một số học sinh sau khi học xong 02 tiết Tin học, Thể dục (90 phút) thì
bỏ đi chơi điện tử đến hết buổi mới về nhà;
- Chất lượng giáo dục hai mặt còn thấp, so với yêu cầu đặt ra;
6
- Có sự chênh lệch lớn giữa học sinh nam và nữ;
- Chất lượng 02 môn học trái buổi của các em học sinh DTTS cũng không
đồng đều (thấp hơn) so với các học sinh khác.
BẢNG THỐNG KÊ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010
Về đạo đức:
Môn
Bỏ tiết
Đi trễ, vi phạm nội quy
Nam
Nữ
DTTS
Nam
Nữ
DTTS
Thể dục
10
5
3
15
7
3
Tin học
15
7
4
18
10
4
Tổng
25
12
7
33
17
7
Nam
Nữ
DTTS
Về học lực:
Môn tính Tin học
theo %
Nam
Nữ
Thể dục
DTTS
Giỏi
10%
15% 10%
12%
16% 10%
Khá
25%
30% 20%
27%
31% 20%
TB
45%
40% 40%
46%
42% 50%
Dưới TB 20%
15% 30%
15%
11% 20%
III. KẾT QUẢ
Qua nhiều trăn trở, suy nghĩ, tôi nhận thấy rằng, việc làm cho các em học
sinh, học trái buổi thực hiện nội quy, ý thức, học tập tốt như chính khóa phải bắt
nguồn từ rất nhiều yếu tố: Đó là sự giám sát chặt chẽ của Ban Giám hiệu nhà
trường; sự phối kết hợp nhuần nhuyễn của Đội Thiếu niên tiền phong, Giáo viên
Chủ nhiệm, gia đình... Trong đó, có sự tận tâm, nhiệt tình của chính Giáo viên
dạy trực tiếp bộ môn đó là vấn đề quan trọng. Từ đó, tôi luôn thực hiện các công
việc sau đây:
- Điểm danh học sinh trước khi dạy bài mới;
- Kiểm tra xem trước đó có học sinh nào nghỉ môn Thể dục không;
- Giấy xin phép phải lưu giữ và xác minh chữ ký của phụ huynh có đúng
không;
- Thường xuyên giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung;
- Giao cho Lớp trưởng quản lý lớp học, chia ra thành từng nhóm và có một
(01) trưởng nhóm để tiện việc theo dõi, quản lý;
- Bắt buộc học sinh đi học đầy đủ, nếu vắng học sẽ không được tổng kết
bộ môn;
7
Ngoài ra, tôi còn lấy ý kiến của 100 học sinh về việc có nên học trái buổi
hay không, kết quả thu được như sau:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM:(Học sinh chỉ đánh 01 dấu X vào ô bên cạnh)
Câu hỏi: Học sinh có đạt hiệu quả khi học trái buổi và có hứng thú học không?
A
Hứng thú và đạt hiệu quả
B
Đạt hiệu quả nhưng không hứng thú
C
Có hứng thú nhưng hiệu quả không cao
D
Không đạt hiệu quả và không có hứng thú
KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU TRẮC NGHIỆM THU ĐƯỢC:
Câu hỏi: Học sinh có đạt hiệu quả khi học trái buổi và có hứng thú học không?
A
Hứng thú và đạt hiệu quả
40%
B
Đạt hiệu quả nhưng không hứng thú
35%
C
Có hứng thú nhưng hiệu quả không cao
20%
D
Không đạt hiệu quả và không có hứng thú
15%
Qua việc lấy ý kiến đó tôi càng cố gắng gần gũi học sinh, mỗi giờ dạy
luôn hòa đồng, tạo niềm vui, không khí cởi mở, thân thiện trong học tập đối với
các em. Sau 01 học kỳ, tình hình chung có nhiều học sinh đã học tốt hơn trước,
với kết quả sau:
BẢNG THỐNG KÊ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010
Về đạo đức:
Môn
Bỏ tiết
Đi trễ, vi phạm nội quy
Nam
Nữ
DTTS
Nam
Nữ
DTTS
Thể dục
5
3
2
10
5
3
Tin học
7
4
3
12
7
3
Tổng
12
7
5
22
12
6
Về học lực:
Môn
(tính
theo %)
Tin học
Nam
Nữ
Giỏi
12%
Khá
TB
DTTS
Thể dục
Nam
Nữ
DTTS
16% 10%
13%
16% 10%
27%
31% 20%
28%
32% 20%
46%
41% 50%
47%
43% 50%
Dưới TB 15%
12% 20%
12%
9%
10%
8
Với niềm đam mê nghề nghiệp, nhiệt huyết cháy bỏng của người giáo
viên trẻ tuổi. Tôi vẫn cảm thấy chất lượng như trên chưa thật cao, bộ môn chưa
đạt chất lượng theo quy định của Phòng giáo dục và đào tạo, của Ban Giám hiệu
nhà trường đề ra. Học sinh vi phạm nội quy vẫn còn nhiều, có một số vi phạm
mới nãy sinh, nhưng Nhóm trưởng không dám báo cáo lại với giáo viên. Ngoài
ra, sự phối kết hợp của các thành viên trong Tổ chuyên môn chưa cao. Bên cạnh
đó, đạo đức học sinh ở trong trường có phần bị xuống cấp, suy thoái... Có một
trường hợp học sinh (trong số 100 học sinh tôi nghiên cứu) đã bỏ học vì vi phạm
nội quy, từ đó không dám đến lớp, dù đó là một học sinh ngoan, học lực trung
bình – khá.
Năm học 2010 – 2011, tôi xin phép Ban Giám hiệu nhà trường cho tôi
tiếp tục dạy khối 7 năm học trước (nay các em đã học lớp 8), lúc này số lượng
học sinh tôi nghiên cứu chỉ còn lại 99 em (vì 01 em đã nghỉ học ở lớp 8A2).
Tôi tiếp tục thực hiện những kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng năm
học trước, bỏ một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng chưa tốt ở năm
học 2009 - 2010; đồng thời, bổ sung thêm một số biện pháp mới, cụ thể:
- Đề nghị sự tăng cường giám sát chặt chẽ của Ban Giám hiệu nhà trường
để có ý kiến chỉ đạo kịp thời;
- Phối, kết hợp chặt chẽ với các Tổ trưởng chuyên môn khác để học tập
lẫn nhau và đúc rút thêm kinh nghiệm;
- Kết hợp với Đội cờ đỏ, đ/c bảo vệ nhà trường để nắm bắt thêm tình hình
học sinh;
- Chia học sinh thành nhóm (gồm 01 Trưởng nhóm và 02 Nhóm phó),
kiểm tra thường xuyên các thành viên còn lại trong nhóm;
- Nếu học sinh bỏ tiết, vắng học phải báo với giáo viên Chủ nhiệm và gặp
riêng học sinh đó để hỏi rõ lý do;
- Trò chuyện với các em học sinh giỏi để rút ra kinh nghiệm truyền đạt
cho những em học sinh yếu, kém, lấy số em học sinh giỏi đó làm tấm gương để
các em học sinh khác noi theo;
- Trò chuyện với học sinh có biểu hiện hư hỏng để uốn nắn, giúp đỡ; tạo
ra những trò chơi giúp các em hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa, nhằm học tập
tốt hơn;
- Tìm hiểu những học sinh có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn để động viên,
giúp các em hiểu giá trị của học vấn sẽ làm các em mạnh mẽ hơn trong cuộc
sống;
- Mỗi buổi học trái buổi gồm 03 hoặc 04 lớp học, có thể đề nghị lên Ban
giám hiệu nhà trường sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của học sinh từng lớp;
- Động viên, nhắc nhở các em học sinh nam chăm chỉ học tập hơn;
9
- Tăng cường hướng dẫn cho học sinh yếu kém, học sinh DTTS vào 05
phút cuối của mỗi tiết dạy;
- Tạo ra các trò chơi trên máy tính ở mỗi phần củng cố bài học (môn Tin
học), các trò chơi vận động (môn Thể dục). Luôn nói rõ cho các em hiểu lý do
khách quan, chủ quan mà 2 môn Tin học và Thể dục phải học trái buổi, nhằm
giúp các em có hứng khởi học tập và đạt hiệu quả cao hơn.
Kết thúc học kỳ I năm học 2010 – 2011, chất lượng giáo dục đạt như sau:
BẢNG THỐNG KÊ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Về đạo đức:
Môn
Bỏ tiết
Đi trễ, vi phạm nội quy
Nam
Nữ
DTTS
Nam
Nữ
DTTS
Thể dục
2
2
1
7
3
2
Tin học
4
2
1
9
5
2
Tổng
6
4
2
16
8
4
Về học lực:
Môn
(tính
theo %)
Nam
Nữ
Giỏi
15%
Khá
TB
Dưới TB
Tin học
DTTS
Thể dục
Nam
Nữ
19% 20%
15%
17% 20%
28%
35% 30%
30%
35% 40%
48%
42% 40%
48%
44% 40%
9%
4% 10%
7%
4%
DTTS
0%
Đạo đức, ý thức, nền nếp, chất lượng dạy và học đã tăng lên một cách rõ
rệt, chất lượng bộ môn đạt yêu cầu do Ban Giám hiệu nhà trường đề ra.
10
PHẦN C: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Từ những kinh nghiệm giảng dạy thực tế và kết quả thu được trong một
năm qua, tôi thấy rằng để tăng hiệu quả quản lý học sinh, nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh học trái buổi cần phải:
1. Phải tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu
nghề, tận tụy với công việc: Chính lòng yêu nghề, yêu công việc sẽ giúp đội
ngũ giáo viên mà đặc biệt là giáo viên Chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn cho công
tác của mình trong đó có công tác quản lý học sinh.
2. Giáo viên Chủ nhiệm cần quan tâm thường xuyên đến các hoạt
động của lớp mình: Một giáo viên Chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học
tốt mà còn biết cách để giúp các em học sinh siêng năng học tập, đi học đều đặn
hơn, đạo đức, ý thức học tập tốt hơn.
3. Sự phối hợp giữa giáo viên Chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong
công tác giảng dạy và quản lý học sinh: Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ
môn và giáo viên Chủ nhiệm là một việc hết sức quan trọng trong công tác chủ
nhiệm. Học sinh có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do
khác nhau, nên giáo viên Chủ nhiệm cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để từ
đó cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em
có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và nâng cao
chất lượng giáo dục.
4. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, các Tổ chuyên môn và các
Đoàn thể trong nhà trường: Công tác quản lý là một công tác khoa học (khoa
học quản lý), đòi hỏi phải phối, kết hợp giữa các tổ chức, lực lượng khác nhau
trong nhà trường, trong đó, công tác phối, kết hợp giữa giáo viên với Ban Giám
hiệu là một việc vô cùng quan trọng, hữu ích.
5. Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ Ban cán sự của lớp
mình giảng dạy: Ban cán sự lớp, chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh
đạo lớp, được giáo viên Chủ nhiệm tín nhiệm và đề cử. Do đó, chính Ban cán sự
lớp nắm bắt rất rõ về tình hình mọi mặt của lớp do mình phụ trách giảng dạy.
6. Quan tâm đến các công tác xã hội, lực lượng địa phương: Bên cạnh
việc tham gia học tập và sinh hoạt trong nhà trường, các em học sinh còn tham
gia các công tác ngoài xã hội, các tác động xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Trong thời đại ngày nay có rất
nhiều hoạt động xã hội sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến các em học sinh
chúng ta. Vì vậy, cần quan tâm đến các công tác này.
7. Phối kết hợp với Đội Thiếu niên tiền phong và một số phong trào
như: Phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào cùng nhau đi học, phong trào
cùng bạn học giỏi...
8. Bản thân giáo viên đứng lớp:
- Đề ra bản nội quy riêng của bộ môn Tin học – Thể dục và trình lên Ban
giám hiệu nhà trường ký duyệt, sau đó gửi về tất cả giáo viên Chủ nhiệm các lớp
để tổ chức thực hiện thống nhất;
11
- Đề ra nội quy giờ học Thể dục, Tin học, đặc biệt chú ý đến giờ học thực
hành;
- Ghi chép trong sổ theo dõi về những lỗi vi phạm của học sinh, gửi cho
Ban chấp hành Liên đội để trừ điểm thi đua;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, lòng nhiệt tình giảng dạy, tạo môi
trường dạy và học lành mạnh để giúp học sinh yêu thích bộ môn;
- Giao ban hằng tuần và báo cáo đầy đủ tình hình học tập các buổi học trái
buổi với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên Chủ nhiệm và Liên đội;
- Thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong tổ, giám sát chặt chẽ học
sinh, đặc biệt là những học sinh hay vi phạm nội quy, học lực yếu;
- Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong mỗi lần họp tổ để nắm bắt kịp
thời những học sinh có dấu hiệu thay đổi về tính tình bất thường...;
- Giao lưu với các trường bạn nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm.
II. KIẾN NGHỊ
- Ban Giám hiệu nhà trường giám sát chặt chẽ hơn nữa trong các tiết học
trái buổi;
- Các Đoàn thể, Tổ chuyên môn sẵn sàng giúp đỡ khi được yêu cầu trợ
giúp của các giáo viên tiết học trái buổi;
- Đội cờ đỏ, Liên đội làm việc chặt chẽ hơn đối với các học sinh đi học
trái buổi;
- Giáo viên Chủ nhiệm tăng cường trách nhiệm với lớp mình quản lý hơn
nữa, nhất là trong các tiết học trái buổi, sinh hoạt ngoại khóa cũng như học
chính khóa;
- Giáo viên bộ môn phải là người tiên phong, biết làm chủ tình hình và có
tinh thần trách nhiệm cao hơn với học sinh;
- Học sinh cần cố gắng và tích cực hơn nữa trong học tập, rèn luyện;
- Sự đoàn kết của Hội đồng Sư phạm nhà trường, giáo viên và toàn thể
học sinh là chìa khóa đưa đến mọi thành công của nhà trường.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy và quản lý
học sinh cũng như đề xuất với Ban giám hiệu và giáo viên trong Hội đồng Sư
phạm nhà trường. Dù đã đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu; Tuy
nhiên, do có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và vẫn còn một số mặt
hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Lãnh đạo nhà trường và quý
đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng ngày càng có hiệu
quả hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Ea Drăng, ngày 09 tháng 01 năm 2011
Người viết đề tài
LÊ PHƯƠNG TÀI
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để thực hiện sáng kiến này tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
1. Các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp từ TW đến địa
phương;
2. Thông tư số: 14/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3. Điều lệ trường phổ thông;
4. Luật Giáo dục sữa đổi năm 2005;
5. Sổ tay giáo viên, sổ tích lũy chuyên môn;
6. Nội quy trường THCS Lê Quý Đôn;
7. Nghị quyết 40/2000/QH10 và Chỉ thị số: 14/2001/CT-TTg;
8. Các Nghị quyết BCHTW Đảng về Giáo dục và Đào tạo.
13
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần A – Những vấn đề chung
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
III. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Phần B – Nội dung nghiên cứu
I. Giới thiệu sơ lược về trường THCS Lê Quý Đôn
II. Thực trạng giáo dục trước khi viết sáng kiến
III. Kết quả
Phần C – Kiến nghị và kết luận
I. Ý kiến đề xuất
II. Kiến nghị
III. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Trang
1
2
2
3
4
5
5
5
6
10
10
11
11
12
13