Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.96 KB, 23 trang )

1
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết văn chương vốn rất gần gũi với cuộc sống mà cuộc

sống bao giờ cũng đa dạng và phong phú vơ cùng. Mỗi tác phẩm là một mảng của
cuộc sống đã được tác giả chọn lọc phản ánh. Từ những tác phẩm này học sinh sẽ
cảm nhận được ý đồ sáng tác, khuynh hướng tư tưởng, tài năng của tác giả, đồng
thời các em cũng là những người được truyền bá những chuẩn mực thẩm mĩ,
những sáng tạo thẩm mĩ mà mỗi tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình.Vì vậy
mơn Ngữ văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí thanh tao
đắc lực tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của con người. Bởi nó vừa mang
tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó có khả năng nhanh nhạy nhất để đi
sâu vào tâm hồn của các em học sinh, lắng đọng, kết tinh trong tâm hồn các em
những niềm hứng thú say mê, sự chân thành, cởi mở, mộc mạc mà thấm đẫm
hương vị tình đời, tình người. Như M.Góoc-ki nói: “ Văn học giúp con người hiểu
được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người
khát vọng hướng tới chân lý”. Đúng thế văn học “chắp đơi cánh” để các em đến
với mọi nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, con người,
đồng thời trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của giá trị chân
- thiện - mỹ. Do vậy dạy văn trước hết là dạy - rèn kỹ năng đọc.
Là giáo viên văn chúng ta cần phải biết rằng việc rèn đọc cho học sinh là
một trong những việc rất quan trọng khơng chỉ mơn Ngữ văn nói riêng mà tất cả
các mơn học khác nói chung. Để lĩnh hội được kiến thức mà giáo viên truyền đạt,
cung cấp trên bục giảng cũng như những kiến thức kinh điển trong sách giáo khoa,
sách tham khảo, tạp chí, báo,…thì trước tiên học sinh phải biết đọc. Nhưng biết


đọc vẫn chưa đủ mà đọc ra sao? Như thế nào để đạt hiệu quả cao, có chất lượng thì
ít người quan tâm. Ở mơn Ngữ văn việc đọc khơng chỉ dừng lại ở việc đọc thơng
1
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


2
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

thường, mà đọc để thể hiện tác phẩm, để lột tả được những gì chứa trong đó, để
thấy được điều mà người viết muốn gửi gắm. Nói như thế để thấy được việc đọc
trong mơn Ngữ văn quan trọng như thế nào?
Mà học văn phải xuất phát từ việc đọc văn. Đọc văn tốt giúp cho việc cảm
nhận nội dung bài văn tốt. Một bài văn, một văn bản nói chung, muốn phân tích
đúng và hay, trước hết phải cảm nhận được một cách khái qt tồn bộ nội dung
của nó. Như vậy đọc văn tốt và hay sẽ góp phần quyết định sự thành cơng hay thất
bại của việc cảm nhận và hiểu nội dung văn bản. Và trong chương trình sách giáo
khoa lớp 6,7,8,9 Bộ giáo dục cũng đã chỉ đạo cho người soạn sách phải đưa thao
tác: Đọc – hiểu văn bản lên đầu tiên trước khi tìm hiểu văn bản.
Là một giáo viên giảng dạy mơn Ngữ văn tơi nhận thấy việc đọc của các em
hiện nay còn yếu, còn nhiều bất cập. Ngun nhân chính của việc đọc văn yếu là
do học sinh khơng có kỹ năng. Một mặt các em đọc yếu từ lớp dưới, mặt khác, do
các em khơng xác định được việc đọc văn là quan trọng. Ở nhà, các em rất hiếm
khi dành thời gian rèn luyện kỹ năng đọc văn, chỉ chú trọng vào các mơn khác.
Nếu các em có đọc đi nữa cũng là đọc cho có.
Nói tóm lại: Học sinh rất lười học, lười đọc và đã dẫn đến hậu quả là đọc
lúng túng, vấp lỗi nhiều, dẫn đến việc tiếp nhận nội dung văn bản cũng bị hạn chế
nhiều hay nói cách khác là khơng sâu. Khơng những thế nó còn ảnh hưởng khơng
nhỏ đến khả năng giao tiếp, khả năng hành văn. Trước tình trạng trên, người dạy

văn phải kịp thời thức tỉnh, khơi dậy các em kỹ năng đọc bằng nhiều biện pháp,
phải chú tâm rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc văn để làm tiền đề cho việc các
em tiếp thu tốt nội dung một bài văn theo u cầu hiện nay. Qua thực tế giảng dạy
và qua các tiết thao giảng, dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, chun đề hàng kì,
hàng năm tơi đã nhìn thấy thực trạng này. Vì thế đây là vấn đề khiến tơi lo lắng,
băn khoăn, trăn trở,suy nghĩ: Làm thế nào? Bằng cách nào? để khơi gợi ở các em
2
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


3
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

sự hứng thú, niềm say mê và làm gì để các tác phẩm văn học thấm vào tâm hồn các
em như một ăn tinh thần khơng thể thiếu. Bởi đó là cách tốt nhất để giữ gìn nét đẹp
truyền thống văn hóa dân tộc – giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Sau đây tơi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục tình trạng như
đã nói ở trên, theo kinh nghiệm của bản thân để các giáo viên cùng bộ mơn tham
khảo, trao đổi và góp ý. Và đây cũng là lý do tơi chọn vấn đề này làm một kinh
nghiệm rất khiêm tốn với hy vọng vực dậy được phần nào tiềm năng nhận thức văn
học của học sinh mà bấy lâu nay các em đã bỏ qn. Vì là kinh nghiệm cá nhân
nên khơng tránh khỏi tính chủ quan và chắc chắn khơng thể khơng có thiếu sót.
Qua đây tơi tha thiết mong và được đón nhận những lời góp ý chân thành từ các
đồng nghiệp để tơi hồn thiện hơn trong thời gian tới.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Như đã nói ở trên, đọc là một khâu rất quan trọng, là bước khởi động, là
cánh cửa để dẫn dắt người học khai thác những giá trị của văn bản. Đồng thời đọc
còn nhằm phát huy kỹ năng tiếp nhận văn bản bằng sự kết hợp cả tư duy lơgíc lẫn
tư duy trìu tượng, hình tượng, liên tưởng, tưởng tượng, giữa tiếp nhận bằng thị

giác và tổng hợp các giác quan, giữa hình ảnh với biểu tượng và hình tượng văn
học thơng qua giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ, ngữ điệu…nhằm giúp học sinh có
thể nhập vai, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật, hiểu tác giả, hiểu giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn bản một cách sâu sắc. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kỹnăng
tiếp nhận và phương pháp, kỹ năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn học
tập và cuộc sống. Điều cốt yếu với mọi giờ học văn là giúp học sinh đọc - hiểu và
cảm thụ đúng giá trị văn bản, thấm thía được mối quan hệ khăng khít giữa văn bản
với cuộc sống, nhà văn và người đọc.

3
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


4
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Tổ chức cho học sinh làm quen và tiếp cận với nhiều hình thức đọc: đọc
thầm, đọc diễn cảm, đọc phân vai,đọc sáng tạo. Để từ đó có thể đọc hay dần lên –
đọc hay còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa giọng đọc, ngữ điệu, âm sắc, âm
lượng, thậm chí còn phải phối hợp cả cử chỉ động tác, nét mặt của người đọc sao
cho phù hợp với ngữ cảnh, văn cảnh và lột tả được bản chất của sự việc, con người.
Nhằm hình thành và rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ văn bản nghệ thuật, khả
năng diễn đạt và nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.
Ngồi ra còn giúp các em trau dồi thêm vốn ngơn từ cho bản thân để vận
dụng trong giao tiếp hằng ngày. Mà thiết thực nhất vẫn là để viết được một bài văn
hay theo u cầu của chương trình đổi mới hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu học sinh lớp 9A4,5 gồm: 81 em và 6A4 gồm 42 em.
Thời gian nghiên cứu là một năm: 2009 - 2010

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đọc sách, báo, tư liệu văn học.
2. Điều tra bằng phiếu thăm dò.
3. Trò chuyện với học sinh, giáo viên.
4. Quan sát q hoạt động học tập của học sinh thơng qua q trình giảng dạy, dự
giờ.
5. Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xun dành cho giáo viên THCS, các
sách tham khảo hỗ trợ mơn Ngữ văn THCS, bài báo,…liên quan đến các hoạt
động đọc của học sinh.
6. Bằng khảo nghiệm thực tiễn giảng dạy.

B. PHẦN NỘI DUNG
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. KHĨ KHĂN
4
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


5
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Qua thực tế giảng dạy, tơi đã phát hiện và rút ra được những vướng mắc
trong khi đọc văn của học sinh: Nhìn tổng thể mà nói, hiện nay có rất nhiều em
lười đọc, thậm chí khơng biết đọc theo dấu câu, đọc một cách tràn lan... Việc đọc
của các em khơng được chú trọng hoặc khơng được đầu tư đúng mức dẫn đến việc
các em lơ là trong việc rèn đọc. Trên thực tế, số em đọc đúng, có tốc độ, đọc diễn
cảm rất ít. Còn đại đa số học sinh đọc rất chậm, ngắt nhịp, phân qng khi có dấu
phẩy, dấu chấm khơng chính xác. Nhiều em đọc còn ê, a, sai dấu thậm chí phát âm
khơng chuẩn. Điều đó sẽ dẫn đến việc viết sai, hiểu sai nội dung hoặc khơng hiểu

được vấn đề nội dung đang đọc. Như vậy đọc để mà đọc một cách máy móc, qua
loa cho xong chuyện. Và cụ thể những vướng mắc đó như sau:
Một là: Khi đọc văn, học sinh hầu hết chỉ biết nhìn chữ nào, đọc chữ đó
khơng có sự “Rào trước đón sau”. Với cách đọc này, nếu em nào có chút nhanh
nhạy thì thời gian sẽ dừng lại trên mặt chữ ít, còn nếu gặp những em chậm chạp thì
thời gian dừng lại sẽ lâu hơn, thành ra thời gian đọc một câu văn sẽ kéo dài. Do đó
u cầu đọc trơi chảy khơng đạt được.
Hai là: Vì khi đọc phải nhìn và nhận ra từng chữ mới phát âm nên nghe
khơng hiểu được ý nghĩa, nội dung của câu văn vì các em chỉ chú tâm đến việc
định hình mặt chữ để đọc mà qn mất những chữ đã đọc trước đó.
Ba là: Do cách đọc nhìn từng chữ để phát âm nên học sinh ngừng, nghỉ
tùy tiện, việc đó dẫn đến nhiều tai hại và từ ngữ bị tách ra vơ nghĩa. Ta biết
rằng từ Tiếng Việt gồm có từ đơn, từ phức. Từ đơn đọc rạch ròi là lẽ đương nhiên.
Nhưng từ phức thì khơng thể đọc từng tiếng như từ đơn được mà bắt buộc phải đọc
liền các tiếng của từ phức đó. Với kỹ năng đọc yếu, hầu hết học sinh khơng làm
được điều này và do đó sinh ra hiện tượng vơ nghĩa của từ phức, khiến cho ý nghĩa
của câu văn biến sang dạng khác.

5
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


6
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Ví dụ: Câu văn “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà khơng biết lo”. Từ ghép
“chủ nhục” đáng lẽ phải đọc liền thì người đọc hiểu được cái “nhục” ở trong câu
văn là của người chủ. Đằng này học sinh lại đọc tách ra thành hai tiếng “chủ” và
“nhục”riêng, tức là “Nay các ngươi nhìn chủ” rồi dừng lại, sau đó mới đọc

“nhục mà khơng biết lo” thì ý nghĩa của câu văn sẽ chuyển sang dạng “cái nhục
của các ngươi” chứ khơng còn là “nhục” của chủ nữa. Danh chính ngơn thuận là
“Các ngươi khơng biết lo trước cái nhục của chủ” chứ khơng phải “nhục” trước
cái “nhục” của chủ.
Ví dụ khác:
Câu văn: “Thấy quan chánh đường bảo một tiểu hồng mơn đưa tơi ra
phòng chè”. Từ “tiểu hồng mơn” là một từ ghép Hán Việt gồm 3 tiếng. Đáng lẽ
phải đọc liền thì học sinh lại đọc tách ra là “Thấy quan chánh đường bảo một tiểu
hồng”, “mơn đưa tơi ra phòng chè” thì ý nghĩa của từ ghép “tiểu hồng mơn”
khơng còn nữa. Do đó ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
Bốn là: Khi một câu văn kéo từ hàng trên xuống hàng dưới, học sinh do
nhìn chữ nào đọc chữ đó nên khi đọc hết hàng trên rồi phải dừng lại để đưa mắt
xuống hàng dưới để nhìn rồi mới đọc tiếp. Làm như thế, một mặt câu văn bị tách
rời tùy tiện, mặt khác, ý nghĩa của câu văn được diễn đạt do đó cũng bị hiểu sai
như đã nói ở trên.
Năm là: Do kỹ năng đọc yếu nên việc kết hợp nhiều thao tác một lúc khi
đọc học sinh sẽ khơng đạt được. Do đó u cầu đọc diễn cảm càng khó thực hiện .
Đọc diễn cảm là việc thay đổi giọng đọc khác nhau trong một câu văn hoặc nhiều
câu văn. Đó là việc nhấn giọng hay hạ thấp giọng ở một số từ ngữ miêu tả có tác
dụng khắc sâu mục đích diễn đạt của tác giả. Muốn vậy, người đọc phải chọn từ
ngữ để thể hiện giọng đọc đúng ngữ điệu. Ngữ điệu đọc chính là sự bộc lộ thái độ
qua câu văn. Với u cầu này ở học sinh hiện nay khơng đạt được.
6
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


7
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn


Ngồi năm lỗi học sinh thường mắc trên đây, còn có một lỗi nữa cũng nằm
trong u cầu của việc đọc là: Phát âm tiếng, từ khơng chính xác. Sai sót này
thường do hai ngun nhân: Một là học sinh định hình mặt chữ khơng chuẩn nên
phát âm sai. Hai là do tập qn phát âm của địa phương. Tình trạng nói ngọng, nói
chệch dẫn đến đọc ngọng, đọc chệch hoặc biến âm từ. Đây là ngun nhân cơ bản
của việc đọc từ khơng chính xác rất khó khắc phục.
Trong thời đại ngày nay – thời đại bùng nổ thơng tin và các phương tiện, kĩ
thuật hiện đại cũng ảnh hưởng khơng ít đến việc rèn đọc của học sinh. Để cập nhật
thơng tin, hoặc giải trí, các em tìm đến máy tính, đến màn hình, đến đài, đĩa,…
Điều đó tác động khơng nhỏ đến việc đọc của học sinh. Để có thơng tin và giải trí,
các phương tiện trên vừa tiện lợi, vừa dễ tìm, vừa sinh động, chứ khơng như sách,
báo: khó tìm lại khơng sinh động, tìm kiếm lại phải có thời gian…
Mơn Ngữ văn thay sách, chương trình nặng, thời lượng ít còn có thêm các
văn bản nước ngồi nhất là những tác phẩm viết bằng chữ Hán, mặc dù đã được
phiên âm, dịch nghĩa nhưng rất khơ khan, khó hiểu,…cũng hạn chế khơng ít đến
việc rèn đọc cho học sinh.
Ngồi ra đọc còn là một trong bốn kỹ năng cơ bản của bộ mơn Ngữ văn
THCS, có khả năng thể hiện bản chất cá nhân sâu sắc của người đọc. Đọc còn là
con đường quan trọng để tích lũy tri thức, kinh nghiệm và phát hiện thế giới mới.
Chính vì thế nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn là cần rèn luyện cho các
em cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Song rèn kỹ năng đọc là cực kì quan trọng
tạo tâm thế để học sinh đón nhận và tìm hiểu sâu hơn các văn bản.
Vì vậy trọng trách của người giáo viên là rất lớn, giáo viên cần hướng dẫn
các em cách đọc sao cho đúng ngữ điệu, hay và truyền cảm, phải phù hợp với các
loại văn bản trong sách giáo khoa, báo chí,...
2. THUẬN LỢI
7
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn



8
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Mơn Ngữ văn thay sách có nhiều tác phẩm hay, cơ đọng, súc tích, gần gũi
với cuộc sống xã hội thực tại. Nhất là trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, có
bài “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm, với thời lượng giảng dạy là
2 tiết. Điều đó càng chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của Bộ giáo dục về vấn đề đọc
của học sinh hiện nay. Thêm vào đó là phần chương trình địa phương rèn đọc,
rèn viết. phần luyện nói (luyện tập) số tiết tăng thêm so với chương trình cũ.
Trường THCS Lê Q Đơn thuộc địa bàn khối 7 thị trấn EaDrăng, giao
thơng thuận lợi, dân cư ổn định, kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Cơ sở vật
chất của nhà trường ngày một khang trang, hàng năm nhà trường có tổ chức mua
sắm, bổ sung sách giáo khoa, thiết bị,…phục vụ dạy – học. Phụ huynh học sinh
đã quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình.
Đội ngũ giáo viên gồm 40 người, trong đó giáo viên Ngữ văn là 8 người
đã cơng tác từ 3 năm trở lên, nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Trong nội dung hoạt động của Liên Đội nói chung, của Chi Đội nói riêng,
hàng tháng có tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp thơng qua đó các em đã phần
nào được rèn kỹ năng đọc…
Từ những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cùng với sự tham khảo,
học hỏi của đồng nghiệp. Tơi đã uốn nắn kịp thời những cách đọc sai, chưa
chuẩn, đặc biệt là cách tổ chức học sinh rèn kỹ năng đọc ngày một tiến bộ rõ rệt.
Vì vậy tơi muốn gửi đến những đồng nghiệp của tơi một thơng điệp: Hãy giúp
học sinh - những mầm non tương lai của đất nước thấy được đọc là một hoạt
động cần thiết, nó gắn bó với con người trong mọi hồn cảnh, mọi lúc, mọi nơi,
đặc biệt hơn là nó trau dồi cho các em có được vốn văn chương, vốn từ vựng để
viết văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TIẾN HÀNH


8
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


9
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Để khắc phục tình trạng đọc yếu dẫn đến liên hệ, liên tưởng, tưởng tượng
chậm,…của học sinh hiện nay, hơn ai hết trách nhiệm chính là người dạy văn. Tơi
xin đưa ra một số phương pháp, có thể khơng mới lạ gì nhưng tơi cho là thiết thực.
Đây là những phương pháp mà tơi đã thực hiện thường xun và đúc kết qua thực
tế giảng dạy.
1. Các phương pháp đã thực hiện:
1.1. Phương pháp đọc theo nhịp và hệ thống dấu câu:
Trước khi giảng một bài văn, giáo viên cần nêu rõ u cầu hay còn gọi cách
khác là hướng dẫn học sinh cách đọc. Vì mỗi bài văn đều có một u cầu đọc riêng
bởi từ ngữ, cách diễn đạt và mục đích của người viết. Các u cầu đọc bài phải
được nói rõ cho học sinh là về cách thể hiện giọng đọc, cách thay đổi ngữ điệu,
cách nhấn hạ giọng, cách bộc lộ thái độ tình cảm qua những từ ngữ quan trọng,
cách thay đổi sắc mặt qua lời lẽ, từ ngữ bài văn…Điều này khơng được tùy tiện bỏ
qua. Vì thế giáo viên bắt buộc phải cho học sinh đọc phần chú thích, phần văn bản.
Nhiều thầy cơ cho rằng tiết học dài, có thể lược bớt đọc phần nào đó trong văn bản
vì học sinh đã đọc và soạn trước bài ở nhà. Khi học sinh đọc giáo viên cần theo
dõi, uốn nắn kịp thời. Rèn cho học sinh tính chính xác khi đọc bài.
Ví dụ: Học bài “Lượm” của Tố Hữu (Văn 6, tập 2), giáo viên hướng dẫn
các em đọc bằng giọng điệu cũng như nhịp của bài thơ như sau:
Đoạn 1: Đọc theo giọng kể (trung bình, chậm), học sinh tưởng tượng ra cuộc
gặp gỡ.
Đoạn 2-3: Đọc giọng nhanh hơn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi

của chú bé liên lạc.
Đoạn4: Giọng đối thoại, vui tươi, hồn nhiên.
Đoạn 5: Đọc giọng chậm, ngừng nghỉ.
9
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


10
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Đoạn 6: 3 câu đầu đọc kể, câu 4 đọc chậm.
Đoạn 7: Đọc giọng chậm nhịp 1/1, câu thơ bị gãy đơi như một tiếng nấc nghẹn
ngào, sửng sốt.
Đoạn 8,9,10: Đọc giọng kể, hồi tưởng, nhịp 2/1/1 dứt khốt.
Đoạn 11: Câu đầu ngắt nhịp 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ “l”, câu thứ hai
ngắt nhịp 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm, giọng hồi tưỏng.
Đoạn 12: Đọc chậm giọng bồi hồi.
Đoạn 13: Câu đầu nhịp 2/2, đọc giọng trầm, tha thiết, day dứt.
Đoạn 14: Giọng vui tươi, nhí nhảnh như một điệp khúc luyến láy, tái hiện hình
ảnh Lượm, khẳng định: Lượm hy sinh nhưng bất tử.
Hay hướng dẫn học sinh đọc văn bản “Tơi đi học” của Thanh Tịnh, nhất là
đoạn văn sau. Thanh Tịnh lại viết những câu dài lê thê, rất ít dấu câu thì phải đọc
với giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi thì mới có sức cuốn hút người nghe như:
“ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngồi đường rụng nhiều và trên khơng có
những đám mây bàng bạc, lòng tơi lại náo nức những kỷ niệm mơn man buổi tựu
trường. Tơi qn thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng
tơi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (Tơi đi học –
Thanh Tịnh)
Hoặc đọc 2 câu thơ sau, câu thứ nhất với nhịp 4/3:

“ Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường...”
Nếu đọc với nhịp 3/4 thì nghĩa cả câu lại khác và lại rất buồn cười.

10
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


11
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Lưu ý: Nếu đọc sai dấu câu chẳng khác mấy với việc đọc sai ký hiệu của
một bản nhạc. Với văn bản nghệ thuật, dấu câu trong nhiều trường hợp cần được
xem như một phương tiện biểu hiện nghĩa, một hình thức tu từ tạo nên “Ý tại ngơn
ngoại” cho văn bản. Cũng chính vì thế, cần hết sức chú ý để giúp học sinh nắm
được đặc điểm, vai trò và tác dụng của hệ thống dấu câu trong việc diễn đạt và biểu
hiện nội dung.

1.2. Phương pháp đọc phân vai:

Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, 9 có nhiều tác phẩm có
thể cho học sinh đọc phân vai. Giáo viên chọn một số em có chất giọng đọc phù
hợp với những vai trong tác phẩm. Chắc chắn khi các em đọc hay, thể hiện được
tính cách nhân vật sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, lí thú. Sau đó giáo viên cho
các em khác đọc lại. Các em đọc sau chắc chắn sẽ phải bắt chước các bạn thể hiện.
Sau khi nêu u cầu xong, nhất thiết giáo viên phải đọc mẫu thật chuẩn, thật
diễn cảm cho học sinh nghe một lượt bài văn đó. Nếu bài ngắn thì đọc cả bài, nếu
bài dài thì chọn một vài đoạn tiêu biểu nhất để có cơ hội bộc lộ năng khiếu đọc của
mình. Thầy cơ khơng chỉ đọc mẫu đầu tiết dạy mà còn phải kết hợp đọc trong từng

phần giảng để tác động trực tiếp đến tư duy của học sinh, kích thích sự tò mò của
các em phải tìm hiểu tới cùng nội dung văn bản.
Ví dụ: Khi học văn bản “Ơng lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pu-skin
(Văn 6, tập I) thầy cơ phải giới thiệu được đây là truyện thơ được dịch qua bản
tiếng Pháp có âm hưởng và phong vị thơ ca -> cần đọc diễn cảm để thưởng thức
cái hay của bản dịch. Sau đó hướng dẫn học sinh cách đọc phù hợp với từng nhân
vật. Tốt nhất là đọc phân vai - chọn mỗi em đọc ứng với lời của một nhân vật.
- Giọng ơng lão: Thật thà, chất phát, đau khổ khi ơng phải 5 lần nhất nhất
nghe lời vợ ra biển cầu xin cá Vàng giúp đỡ.
- Giọng mụ vợ: Đọc với giọng đanh đá, chua ngoa, hách dịch, sau khi đã
thỏa mãn u cầu đầu tiên ước muốn có được cái máng lợn-> dù có -> lần 2 mụ
11
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


12
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

qt to hơn “Đồ ngu! …! Đi tìm lại cá vàng và đòi một cái nhà rộng”. -> lần 3,4,5
giọng đanh đá, qt tháo…thể hiện lòng tham vơ độ.
- Lời cá Vàng: Ơn tồn, sâu sắc, trầm tĩnh. (có thể giới thiệu thêm để tăng
tính giáo dục học sinh : Cá Vàng là nhân vật kì ảo, nhân vật quen thuộc trong
truyện cổ tích, cá biết nói tiếng người, biết đền ơn trả nghĩa, tượng trưng cho sự
biết ơn tấm lòng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con
người khi hoạn nạn, khó khăn, đại diện cho lòng tốt, cái thiện và trừng trị đích
đáng những kẻ tham lam, bội bạc).
1.3. Phương pháp đọc sáng tạo:
Ngồi đọc thầy cơ hết sức quan tâm đến đọc sáng tạo theo u cầu đổi mới
hiện nay. Vì đọc sáng tạo khơng chỉ là sự đọc (thật hay, thật ấn tượng) thuần túy

mà còn bao gồm sự tổ chức hướng dẫn học sinh đọc có vận động kết hợp của tư
duy hình tượng, tình cảm, giọng đọc và thậm chí cả điệu bộ…nhằm giúp học sinh
có thể nhập vai, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật, hiểu tác giả, hiểu giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn bản một cách chuẩn xác.
Ví dụ: Học văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu
lưu kí” của nhà văn Tơ Hồi (Ngữ văn 6, tập II). Đọc sáng tạo đoạn trích học sinh
sẽ cảm nhận được nét đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả của Tơ Hồi. Tơ Hồi
đã cho Dế Mèn tự họa chân dung mình vơ cùng sống động: một chàng dế cường
tráng, khỏe mạnh và kiêu căng, hợm hĩnh, lố bịch…Theo bố cục của văn bản “Bài
học đường đời đầu tiên” có thể cho học sinh đọc lần lượt từ đầu đến hết. Giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc 2 phần với các giọng:
- Đọc phần 1: Từ đầu đến “lại được” - giọng hào hứng, kiêu hãnh, to vang.
Chú ý nhấn giọng ở các động từ và tính từ miêu tả như: mẫm bóng, phanh phách,
đầu to, nổi từng tảng,…

12
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


13
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

+ Đọc lời tự thoại của Dế Mèn khi miêu tả về mình: “Bởi tơi ăn uống
điều độ nên tơi chóng lớn lắm…” đọc nhấn giọng ở các từ “cường tráng, oai vệ,
nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh…” để thấy được thái độ hãnh diện, tự tin, u đời
đấy sức sống của Dế Mèn.
+ Đọc lời thoại của Dế Mèn với Dế Choắt: giọng dè bỉu, chê bai, coi
thường, hỡm hĩnh khơng biết người, biết ta: “ … đơi cánh ngắn hủn hoẳn, mặt mũi
ngẩn ngẩn, ngơ ngơ, …hơi như cú mèo, dễ nghe nhỉ…”

+ Khi Dế Mèn trêu chị Cốc: giọng đọc cần thay đổi vẻ như khiêu khích
để thấy tâm trạng sung sướng, hả hê, thích thú:
“ Cái Cò, cái Vạc, cái Nơng
Ba cái cùng béo, vặt lơng cái nào?
Vặt lơng cái Cốc cho tao
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn”.
Và sau đó là tâm trạng sợ hãi “nằm im thin thít…”: giọng nhỏ, ngắt
qng, thảng thốt, trầm lắng.
+ Dế Choắt khi nói với chị Cốc: giọng lo lắng, run sợ, ngắt qng; khi
nói với Mèn thì giọng phải trở nên nghiêm trang, chân thành có phần nhắc nhở bởi
nó thể hiện được bài học đạo đức, ln lí có khi phải trả bằng cái giá rất đắt.
+ Giọng chị Cốc: đanh chua, đáo để
- Đọc phần 2: Tiếp theo đến hết – giọng chậm, buồn sâu lắng và có phần bi
thương
Như vậy có thể nói đoạn trích là một mảnh đất màu mỡ để phương pháp đọc
sáng tạo phát huy hết khả năng vốn có của mình: Với cách đọc sáng tạo nêu trên có
thể khêu gợi được những rung động thẩm mỹ, trí tưởng tượng phong phú tạo tiền
đề cho việc tiếp nhận văn bản của học sinh. Từ đó giáo dục học sinh thái độ biết
u, biết ghét, biết điều chỉnh hành vi của mình: u cái vẻ khỏe khoắn, tự tin, tự
13
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


14
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

lập của Dế Mèn. Ghét những thói hư tật xấu, tính hung hăng, hống hách của Mèn.
Đồng thời cũng rèn cho học sinh kỹ năng tiếp nhận văn bản bằng phương pháp
đọc sáng tạo.

1.3. Sau lần đọc mẫu của thầy cơ, nhất thiết phải dành thời gian cho học sinh
đọc bài. Việc gọi em nào đọc là do giáo viên chuẩn bị trước khi soạn giáo án ở nhà.
Có thể ghi ngay trong giáo án hoặc trong sổ riêng của mình. Làm như vậy mới huy
động được nhiều đối tượng học sinh khác nhau đọc để rèn luyện kỹ năng đọc cho
học sinh. Tránh tình trạng chỉ gọi đi gọi lại những em đọc khá trong các giơ dạy
văn mà bỏ qn nhiều em khác. Tùy thời gian và dung lượng văn bản, ít nhất phải
gọi được 2-3 em đọc trước khi giảng. Trong q trình giảng lại gọi tiếp 2-3 em đọc
từng phần. Nhiều em đọc, có em đọc tốt, đọc dở, cả người đọc, người nghe có thể
tự so sánh, đối chiếu, điều chỉnh. Điều này sẽ tác động khơng nhỏ đến học sinh.
Vấn đề hết sức chú ý là khi gọi học sinh, giáo viên phải theo dõi sát từng từ, từ câu
để biết được chỗ nào học sinh đọc sai, chỗ nào học sinh đọc chưa phù hợp ngữ điệu
để kịp thời uốn nắn và nhắc những em khác đọc cho đúng.
1.4. Phương pháp đọc diễn cảm:
Bên cạnh đó, đọc diễn cảm sẽ thu hút sự chú ý của học sinh. Đây là con
đường tiếp cận, cảm nhận tác phẩm gần nhất, nhanh nhất. Khi học sinh thấy hay,
hứng thú tự các em sẽ tập đọc để đọc được như thầy, như cơ của mình. Trong khi
đó, đọc diễn cảm trên lớp là sự kiểm chứng minh hoạ tái hiện một cách trọn vẹn
đặc sắc về hình tượng tác phẩm, khơng khí thời đại và ý tưởng của nhà văn. Vì thế,
có thể bằng khả năng liên tưởng và tưởng tượng, sáng tạo, dựa trên đặc điểm hình
thức của cấu trúc ngơn ngữ và thể loại để nhập vai vào tác phẩm trước khi phân
tích. Vì thế mà sách giáo khoa bao giờ cũng có phần u cầu đọc diễn cảm tồn
bài, hoặc một đoạn ở cuối văn bản.

14
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


15
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn


1.5. Giáo viên u cầu học sinh phải tóm tắt tác phẩm ở nhà. Từ tóm tắt dài,
đến ngắn, đến cực ngắn. Giáo viên phải nghiêm túc kiểm tra, đối chiếu học sinh,
nêu tiêu chuẩn thưởng, phạt rõ ràng. Đây cũng chính là cách rèn đọc, bắt buộc các
em phải tiếp cận tác phẩm ở nhà trước khi đến lớp. Để tóm tắt được tác phẩm ngắn
gọn mà đầy đủ nội dung, học sinh phải đọc nhiều lần, thậm chí phải đọc đi đi lại để
tóm tắt cho hay cho đầy đủ. Việc đọc ở nhà khơng bị khống chế thời gian như ở
trên lớp nên điều này các em có thể thực hiện được.
1.6.
1.7. Giáo viên hình thành và hướng dẫn học sinh thói quen khi đọc cầm bút
chì để gạch chân những từ(chi tiết), những dòng, những đoạn văn – thơ hay, ấn
tượng về nhân vật, đề tài nào đó. Một khi các em xác định được câu, đoạn nào cần
lưu ý và khơng cần lưu ý thì đó chính là kết quả của q trình tập trung tư duy cao
độ khi nghe - đọc. Đây chính là bước khởi động thành cơng của người thầy, tạo
tâm thế, sự hứng thú thơi thúc các em phải tìm hiểu cho bằng được tường tận văn
bản đó. Cho nên khi phân tích văn bản chỉ cần giáo viên nêu câu hỏi là các đối
tượng học sinh dù yếu cũng phát hiện rất nhanh, trả lời rất nhanh và đầy tự tin.
Như vậy, đọc văn vừa tri giác ngơn ngữ để cảm nhận hình tượng nghệ thuật
bằng mắt, vừa là q trình chuyển hố những chi tiết trực cảm thành cảm nhận bên
trong. Học sinh đọc cá nhân khi chuẩn bị bài và đọc trong mơi trường tập thể lớp,
đều là những hình thức tri giác bằng mắt, bằng tai thơng qua huy động trí nhớ nối
liên tưởng và mở rộng hình dung, tưởng tượng. Như thế thì vai trò của việc đọc
càng quan trọng biết bao nhiêu? Khi mà văn bản là “tĩnh vật” của âm thanh, là con
ve chưa bước sang hè. Thơng qua đọc là để mở ra, dựng dậy, đánh thức cái thế giới
âm vang của ngơn từ, đưa chúng trở về trạng thái của ngơn ngữ tự nhiên. Đọc là
hành động đánh thức tác phẩm sống dậy với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đọc văn là
15
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn



16
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

bước khởi động để đi vào thế giới tác phẩm, là bước gợi mở quan trọng để người
đọc tiếp nhận được một cách trực cảm linh hồn của tác phẩm.
Kết quả điều tra bằng phiếu thăm dò:
Để có kết quả khả quan tơi đã tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò đến
các em học sinh khối 9 trường THCS Lê Q Đơn và thu được kết quả như sau:
*Kết quả trước khi thực hiện đề tài:
Câu 1: Em có thích đọc các văn bản trong sách giáo khoa khơng? Vì sao?
53 % học sinh trả lời: Rất thích vì có nhiều điều lí thú.
36 % học sinh trả lời: Khơng thích vì khó đọc nhất là các văn bản nước
ngồi(chữ Hán Việt).
11 % học sinh khơng có câu trả lời.
Câu 2: Trong khi đọc các văn bản em thường gặp khó khăn gì?
47 % học sinh trả lời: Khơng gặp khó khăn.
36 % học sinh trả lời: Có, vì một số bài là văn bản nước ngồi nhất là văn
học Trung Quốc và có văn bản sử dụng nhiều từ địa phương khó phát âm.
17 % học sinh khơng trả lời
Câu 3: Em có mong muốn mình sẽ là người phát âm chuẩn và đọc hay,
truyền cảm khơng?
65 % học sinh trả lời: Muốn
35 % học sinh trả lời: Chỉ muốn đọc rõ ràng.
Câu 4: Vậy theo em để đọc hay, truyền cảm thì chúng ta cần phải làm gì?
62 % học sinh trả lời: Cần phải luyện đọc nhiều, lắng nghe thầy, cơ
hướng dẫn và theo dõi thầy , cơ đọc.
29 % học sinh trả lời: Phải luyện đọc ở mọi lúc, mọi nơi.
9 % học sinh trả lời: Chỉ cần luyện trên lớp.
16

Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


17
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

* Kết quả sau khi thực hiện đề tài:
Câu 1: Em có thích đọc các văn bản trong sách giáo khoa khơng? Vì sao?
85 % học sinh trả lời: Rất thích vì có nhiều điều lí thú.
15 % học sinh trả lời: Khơng thích vì khó đọc nhất là các văn bản nước
ngồi(chữ Hán Việt).
Câu 2: Trong khi đọc các văn bản em thường gặp khó khăn gì?
80 % học sinh trả lời: Khơng gặp khó khăn.
20 % học sinh trả lời: Có, vì một số bài là văn bản nước ngồi nhất là văn
học Trung Quốc.
Câu 3: Em có mong muốn mình sẽ là người phát âm chuẩn và đọc hay,
truyền cảm khơng?
90% học sinh trả lời: Muốn
10 % học sinh trả lời: Chỉ muốn đọc rõ ràng.
Câu 4: Vậy theo em để đọc hay, truyền cảm thì chúng ta cần phải làm gì?
75 % học sinh trả lời: Cần phải luyện đọc nhiều, lắng nghe thầy, cơ
hướng dẫn và theo dõi thầy, cơ, các bạn đọc.
25 % học sinh trả lời: Phải luyện đọc ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Kết quả chung:
Qua q trình áp dụng và thực hiện các hoạt động trên từ nhiều năm ở
nhiều thế hệ học sinh mà tơi trực tiếp giảng dạy, tơi thấy phấn khởi là học sinh đã
khơng phụ cơng lao của mình. Các em đã thực sự hứng thú hơn về học mơn văn.
Đặc biệt đến các tiết học Ngữ văn em nào cũng thích đọc bài. Những em vốn học
khá, qua sự rèn luyện của tơi, các em càng muốn tỏ rõ bản lĩnh của mình trước tập

thể. Những em vốn trước đó đọc yếu qua nhiều lần rèn luyện, các em đã đọc tốt
hơn. Số em đọc yếu nay đã vươn trung bình hoặc khá tuy chưa thật hồn hảo. Điều
17
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


18
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

tơi nhận thấy rõ nhất là các em nhanh chóng khắc phục được tính rụt rè, túng túng,
mất bình tĩnh khi đọc bài, khi trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân trước tập thể
lớp…đặc biệt qua kết quả thể hiện trong sổ điểm cụ thể:
T.số
HS
9A4
Lớp
9A5
6A5
Tổng

II.

được
41
40
khảo
42
sát
123


Loại giỏi
SL %
1
2.5
1
2.4
2
1.6

Đầu năm
Loại khá
Loại TB
SL %
SL %
5
12.2 20 48.8
4
10
18 45
7
16.7 20 47.6
16 13
58 47.2

Loại yếu
SL %
16 39
17 42.5
14 33.3

47 38.2

Loại giỏi
SL %
1
2.4
2
5
2
4.8
5
4.1

Cuối năm
Loại khá
Loại TB
SL %
SL %
9
21.9 24 58.5
14 35
18 45
13 30.9 22 52.4
36 29.3 64 52

Loại yếu
SL %
7
17.1
6

15
5
11.9
18 14.6

BIỆN PHÁP:
Qua những gì đã trình bày ở trên và thực tế giảng dạy, tơi đã rút ra

kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học
sinh, với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mơn Ngữ
văn nói riêng:
1. Về phía giáo viên:
Trước hết, thầy cơ giáo dạy văn phải có giọng đọc tốt, khơng những
đọc tốt mà phải đọc đúng, đọc hay. Mà đọc đúng là tiền đề cho đọc hay. Muốn đọc
đúng cần đáp ứng được rất nhiều u cầu, nhưng u cầu cơ bản vẫn là: đọc đúng
quy tắc ngữ pháp, đúng giọng điệu và đúng đặc trưng thể loại. Đọc đúng là biết
dừng lại đúng theo hệ thống dấu câu, cũng tức là biết ngắt nhịp đúng ý văn, lời thơ,
ngữ điệu, âm sắc để thể hiện được chính xác thái độ, tư tưởng và tình cảm của tác
giả. Có như vậy mới kích thích và lơi cuốn được sự hứng thú của học sinh. Người
dạy văn khơng có năng khiếu này sẽ khơng tạo cho học sinh được kỹ năng đọc văn
tốt. Do đó, các u cầu đọc trơi chảy, đọc chính xác và đọc diến cảm là bắt buộc
người dạy văn phải ln rèn luyện và phải ln được thử nghiệm, kiểm chứng
trước học sinh qua các tiết dạy ngữ văn hàng ngày.
18
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


19
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn


Trong q trình rèn đọc cho học sinh, người thầy cần phải kiên trì, bền bỉ,
phải đầu tư thời gian, phải tổng kết đánh giá để nắm bắt sự tiến triển của học sinh.
Khi học sinh tiến bộ, giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích các em. Lời khen của
thầy cơ sẽ có sự tác động khơng nhỏ tới sự cố gắng của học sinh.
Cần khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ bằng cách trau
dồi kiến thức, tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, sáng tạo trong q trình giảng dạy
những phương pháp phù hợp, có sức lơi cuốn, hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ
năng đọc để có kết quả cao.
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu tư liệu văn học để trau dồi sự hiểu biết, kinh
nghiệm thẩm mĩ, kinh nghiệm sống, vai trò của người thầy trong một giờ văn, nhất
là việc vận dụng các hình thức đọc: đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc sáng tạo…Kịp
thời uốn nắn, điều chỉnh khi các em đọc sai giọng, sai lỗi chính tả, tốc độ đọc( ê a,
ngắt qng, nhanh,…). Để học sinh biết lỗi sai tự sửa, tự rèn cho bằng được, những
em khác tự thấy và khơng mắc phải những lỗi như của bạn.
Giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, nhất là đầu tư
nhiều hơn đối với những em đọc còn yếu. Khơng lên tập trung vào một số em đọc
khá, tốt , nếu như vậy những em đọc yếu có tư tưởng ỷ lại, phó mặc, cho rằng: thầy
(cơ) chẳng gọi đến mình đâu?
Cân nhắc phân phối thời lượng đọc văn trong q trình dạy học với mục
đích rõ ràng.
Khơng coi nhẹ hoặc đề cao tuyệt đối vai trò của một hình thức đọc nào mà
phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung văn bản, tránh nhàm chán, đơn điệu.
Và hướng vào đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản.
Mục đích cuối cùng chúng ta cần nhớ và thực hiện là dạy văn phải chú ý đến
phát triển nhân cách học sinh, giúp các em có vốn sống, có kiến thức nhất định về

19
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn



20
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

con người, về xã hội, về đạo lý, về nghề nghiệp,…làm cho học sinh có niềm hứng
thú khi học văn. Đó chính là nhiệm vụ nặng nề của người giáo viên.
Trên đây là một số biện pháp rèn luyện và hình thành kỹ năng đọc cho học
sinh trong q trình tiếp nhận bài học tác phẩm văn chương. Tơi nghĩ rằng, dù là
giải pháp nào cũng được thực hiện trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với q trình
tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Hiệu quả của giờ lên lớp là hiệu quả của sự
kết hợp giữa phương pháp và biện pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn.
2. Về phía học sinh:
- Các em cần phải nhận thức được đọc là một việc rèn luyện âm thầm và
gian khổ - đọc rèn tính cách, học làm người, và là con đường để giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt và phát huy truyền thống tốt đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Từ đó phải lắng nghe và tn thủ theo hướng dẫn của giáo viên để tự rèn
luyện kĩ năng đọc ở mọi lúc, mọi nơi.
- Khơng đọc lướt, đọc theo hứng thú, đọc hời hợt mà phải đọc có suy nghĩ và
tư duy đến những giá trị nội dung, nghệ thuật, ý đồ của tác giả gửi gắm trong đó.
- Trong q trình đọc – nghe đọc ln có thói quen dùng bút (chì) gạch chân
những từ, câu, đoạn văn hay, thâm thúy có triết lí.
- Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vận dụng và lựa chọn hình thức đọc cho
phù hợp, tập tóm tắt và soạn bài trước khi đến lớp.
- Cần phải đọc kĩ văn bản để hiếu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản,
sau đó mới chuẩn bị bài. Bởi mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng. Phải tìm
cho ra nét độc đáo đó.
- Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào,
thái độ ra sao.
- Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.

20
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


21
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

- Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
- Nắm chăc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ
đề bài để xác định u cầu của bài viết.
- Nhất thiết phải làm dàn ý trước khi viết.
- Khi làm bài, phải nắm chắc u cầu của đề bài, cần phải chủ động và theo
cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng,
có cảm xúc.
- Thường xun tích luỹ tư liệu văn học và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.
- Hơn bao giờ hết phải nghiên cứu bài mới và làm bài tập đầy đủ trước khi
đến lớp.
Ngồi ra các em cần phải đọc sách tham khảo liên quan đến mơn Ngữ văn,
theo dõi trên truyền hình, nhất là cách nói của người dẫn chương trình để học tập
cách phát âm, cách dùng từ,… để trau dồi thêm vốn ngơn từ của bản thân vốn đã
rất ít ỏi. Từ đó có kĩ năng sử dụng đúng và hay ngơn ngữ dân tộc trong nghe, đọc,
nói và viết, kĩ năng đọc – hiểu các loại văn bản trong văn hóa đọc sau này của bản
thân…

C. PHẦN KẾT LUẬN
Với tất cả những gì đã trình bày ở trên, bản thân là giáo viên giảng dạy mơn
Ngữ văn tơi cảm thấy đây là vấn đề tuy khơng mới nhưng nó rất cần cho mỗi con
người cụ thể là học sinh, nhất là đối với xã hội hiện nay. Đòi hỏi mỗi con người
khơng chỉ đơn thuần là đọc mà phải biết đọc hay, biết cách biến đổi tri thức văn

hóa, dụng ý của tác giả thành vốn kinh nghiệm nhiều mặt để tìm hiểu chân lí, giá
trị thẩm mĩ đích thực của cuộc sống mn hình mn vẻ này.

21
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


22
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

Và thực tế học sinh của tơi đã biết cách đọc phù hợp với mỗi kiểu văn bản,
với mỗi nhân vật trong văn bản. Tự biết lựa chọn bạn nào thích hợp với kiểu nhân
vật nào trong văn bản. Khơng những thế các em còn phân biệt được từng giọng đọc
khác nhau như thế nào.Đó là kết quả của việc rèn đọc của cơ và tự rèn đọc của
trò.Các em có chất giọng hay hơn, truyền cảm hơn và ln muốn được đọc. Đặc
biệt sau khi rèn đọc các em học tốt hơn, ln mong nhắc đến tiết Ngữ văn hơn.
Chất lượng bộ mơn được cải thiện rõ rệt, càng ngày các em càng thích học văn,
u mơn Văn.
Như vậy có thể khẳng định lại rằng văn học có sức tác động sâu sắc đến người
học, làm phong phú hơn kinh nghiệm sống, giúp các em vượt qua những giới hạn
về thời gian và khơng gian được phản ánh trong từng tác phẩm cụ thể. Ngồi ra
còn có vai trò quyết định trong việc đào tạo nhân tài, hình thành cho học sinh
những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng, giúp các em có những hành động và ứng xử
trong những tình huống nhất định và phát triển tài năng của các em.Chuẩn bị hành
trang văn học khá đầy đủ để các em tiếp tục học lên THPT.
- - - - - - - - - - - - - - - Hết - - - - - -- - - - - - - - - - -

MỤC LỤC
NỘI DUNG

A. PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG
1

I. Lí do chọn đề tài

1

II. Mục đích nghiên cứu

2

III.Đối tượng nghiên cứu

3

IV.Phương pháp nghiên cứu

3

22
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn


23
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh THCS thơng qua mơn Ngữ
văn

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Đặc điểm tình hình của khách thể nghiên cứu:
1. Khó khăn

3
3
3

2. Thuận lợi
II.Các hoạt động đã tiến hành
1. Các hoạt động đã thực hiện

5
6

2. Kết quả điều tra bằng phiếu thăm dò
6

3. Kết quả chung
III.Biện pháp

10

1. Về phía giáo viên

12

2. Về phía học sinh
12
12
13

C. PHẦN KẾT LUẬN

23
Giáo viên: Nguyễn Thò Chính - Trường THCS Lê Quý Đôn

15



×