Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số cách giới thiệu bài mới của giáo viên khi dạy các môn học ở lớp 3.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.79 KB, 26 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận thấy rằng bất cứ một sự vật, một
hiện tượng hay một công việc, một buổi gặp mặt, một buổi mít tinh hay thậm chí là
một bữa tiệc,… tất cả đều có sự khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu là giai đoạn mở đầu
cho cả một quá trình nào đó, nó mang một ý nghĩa rất quan trọng: “Đầu xuôi đuôi
lọt”, “Vạn sự khởi đầu nan”. Đây là những câu nói mà cha ông ta từ xưa đã dùng
để nói đến sự khởi đầu của một sự vật, sự việc, hiện tượng hay một công việc…
diễn ra trong cuộc sống. Nếu có được một sự khởi đầu tốt đẹp thì cũng có nghĩa
rằng chúng ta sẽ có một kết thúc tốt đẹp.
Trong dạy học cũng vậy, để có được một giờ dạy thành công ngay từ hoạt
động đầu tiên của một giờ dạy “Giới thiệu bài ” được coi là một sự khởi đầu rất
quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ
ít nhất là khoảng 2 phút hay nhiều nhất là khoảng 5 phút trước khi vào bài mới.
Phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất
quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học. Trong
khoảng thời gian đó người giáo viên phải lựa chọn nội dung, hình thức sao cho phù
hợp để vào bài một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và tạo ra được một không khí học tập
thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Giới
thiệu bài mới còn để ổn định lớp, dành thời gian học sinh thích nghi, tạo môi
trường thuận lợi, gây hứng thú cho bài học mới, giúp học sinh liên hệ những điều
đã học với bài học mới, chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới, tạo tình huống,
tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo, tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục
đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
Mục đích của phần giới thiệu bài là nhằm giới thiệu những vấn đề mà giáo
viên sẽ trao đổi, truyền đạt trong bài dạy. Thực tế, các hoạt động mở bài trong
chương trình sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy… đã đề cập rất nhiều nhưng đa

1



số giáo viên không vận dụng hoặc có nhưng chỉ là qua loa cho xong. Khi thực hiện
giới thiệu bài đa số giáo viên chỉ giới thiệu trực tiếp một cách khô khốc, nhàm
chán, không gây hứng thú, hấp dẫn cho học sinh. Để tăng thêm sức hấp dẫn, nhiều
giáo viên đã tìm ra những cách giới thiệu vào bài tưởng như hấp dẫn, nhưng lại
mang cảm giác gượng ép, cố gắng làm cho hay đôi khi nó chẳng ăn nhập gì với bài
học. Có khi giáo viên giới thiệu những nội dung không có liên quan gì đến bài dạy,
giới thiệu bài một đằng bài dạy một kiểu… Chính vì thế mà không lôi cuốn được
sự chú ý của học sinh, có khi còn làm cho học sinh chán học, không khí lớp học
không được thuận lợi, học sinh ít chú ý vào bài, lơ đãng vì không có gì lạ, hay và
hấp dẫn hơn các tiết học khác.
Từ những lí do trên, khi dạy học tôi đã luôn chú ý vào việc giới thiệu bài mới
nên đã chọn nghiên cứu: “Một số cách giới thiệu bài mới của giáo viên khi dạy
các môn học ở lớp 3.” Gần một năm qua, từ các tiết dạy học hàng ngày bản thân
tôi đã tích lũy được một số biện pháp làm kinh nghiệm trong việc giới thiệu bài
mới khi dạy học. Đây cũng là một trong các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, tạo hứng
thú học tập suốt tiết học cho học sinh.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Tìm hiểu được một số biện pháp, các cách giới thiệu bài tạo hứng thú học
tập cho học sinh mang lại kết quả cao cho tiết dạy.
- Nêu ra các biện pháp cụ thể trong thực tế đã áp dụng và tích lũy thành kinh
nghiệm khi giới thiệu bài mới của giáo viên.
- Sau khi nghiên cứu, phân tích những ưu điểm và những mặt hạn chế của
các biện pháp, chọn ra được một số biện pháp. Giúp bản thân giáo viên và các bạn
đồng nghiệp trong trường có được kinh nghiệm khi giới thiệu bài để vận dụng
thường xuyên vào bài giảng hàng ngày của mình.

2



I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để chất lượng, hiệu quả tiết dạy của giáo viên được nâng cao, học sinh hứng
thú trong tiết học cần có một số giải pháp, biện pháp giúp cho hoạt động giới thiệu
bài thành công. Đối tượng cần nghiên cứu là:
- Nghiên cứu một số cách giới thiệu bài mới khi dạy các môn học ở lớp 3.
- Nghiên cứu, làm mới cách giới thiệu bài phù hợp, có hiệu quả nhất khi dạy
các môn học ở lớp 3.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hoạt động giới thiệu bài của các môn học trong sách thiết
kế và sách giáo viên lớp 3
- Nghiên cứu cụ thể nội dung, hình thức giới thiệu bài của từng bài dạy lớp 3.
- Khảo sát một số cách giới thiệu bài của ở một số lớp khối 3 trong trường
mình và trường bạn qua các tiết dự giờ thăm lớp.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu: Tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu
các hoạt động giới thiệu bài trong sách thiết kế và sách giáo viên lớp 3
- Phương pháp thiết kế : Thiết kế các hoạt động giới thiệu bài khác nhau của
các môn học, chọn cách giới thiệu bài khoa học, hiệu quả, phù hợp nhất đưa vào
thực hành trong các tiết dạy cụ thể.
- Phương pháp thực hành: Sau khi thiết kế các hoạt động giới thiệu bài xong
người giáo viên thực hành ngay trong tiết dạy đó và tự đánh giá kết quả đạt được
sau đó thực hành vận dụng điều chỉnh vào các tiết học sau.
- Phương pháp trình bày thử: Thử áp dụng các cách giới thiệu bài của đồng
nghiệp trong trường cũng như trường bạn…vào bài dạy hằng ngày. Từ đó rút kinh
nghiệm và áp dụng vào bài dạy của bản thân.
I. 6. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013
II. PHẦN NỘI DUNG:

3



II.1. Cơ sở lý luận.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang là vấn đề luôn được
quan tâm của các nhà giáo dục, nhất là đối với giáo viên những người trực tiếp
đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy
học không nhất thiết phải đổi mới được hoàn toàn trong các tiết dạy mà đổi mới có
thể là trong từng hoạt động dạy học của giáo viên, người giáo viên tìm ra phương
pháp mới dạy mới nhằm mang lại kết quả cao cho tiết dạy. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
không phải dễ dàng như vậy vì trong mỗi tiết học đa số giáo viên chỉ quan tâm đến
các hoạt động chính của bài mà bỏ qua, hay làm cho có các hoạt động nhỏ. Chính
vì thế mà hoạt động “giới thiệu bài ” ít được giáo viên quan tâm đến trong khi dạy
vì cho nó là hoạt động nhỏ mà không biết rằng nó cũng rất quan trọng làm nên sự
thành công của tiết học. Dù quan điểm thế nào thì cũng phải dựa trên những cơ sở
lí luận của vấn đề.
Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một
giờ dạy là bước “giới thệu bài”, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập
thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Muốn
đạt được điều đó người giáo viên cần có kĩ thuật giới thiệu bài tạo không khí lớp
học. Đây là hoạt động rất quan trọng của tiết dạy để làm nên sự thành công. Vậy
muốn thực hiện được các mục đích đó người giáo viên cần xác định mỗi hoạt động
giới thiệu bài của mình sẽ đạt được mục đích gì trong các mục đích như: gây hứng
thú cho bài học mới, giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới, cho
phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới, tạo môi trường thuận
lợi cho bài học mới, chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới, tạo tình huống, tạo
ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo, tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích
cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp… Bên cạnh đó người giáo viên cần chú ý đến
các hình thức và nghệ thuật vào bài. Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy,
đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn
những hình thức hay nghệ thuật vào bài cho phù hợp. Phần mở bài đôi khi không


4


có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu nội dung
chuẩn bị học.
II.2. Thực trạng.
Trong suốt nhiều năm học đứng trên bục giảng, trong nhiều tiết dự giờ của
đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Nhất là trong năm học gần đây khi bắt đầu
thực nghiệm và nghiên cứu đề tài, bản thân cũng gặp rất nhiều thuận lợi và cũng
gặp không ít khó khăn. Từ thuận lợi và các mặt mạnh của bản thân sẵn có đã mang
đến thành công nhất định. Từ những mặt yếu của bản thân và những hạn chế dẫn
đến những khó khăn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố tác
động khác.
a. Thuận lợi - khó khăn.
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là một ngôi trường có bề dày về thành tích
chuyên môn. Trường có đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm trong nghề. Số giáo
viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh ngày một tăng. Trường có đội ngũ học
sinh qua từng năm, năm nào cũng đạt chỉ tiêu về chất lượng học tập và hạnh kiểm.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chuyên
môn cho tất cả giáo viên trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề
như chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học, phương pháp dạy học tích cực, trò
chơi trong học tập… Dự giờ thăm lớp thường xuyên, tổ chức nhận xét, rút kinh
nghiệm ngay sau tiết dạy, tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ trong và ngoài nhà
trường, thực hành, làm mẫu ở các tiết dạy. Bên cạnh đó được sự quan tâm của các
cơ quan ban nghành trên địa bàn đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất: như loa đài, máy
chiếu, tranh ảnh, ….phục vụ cho tiết học.
Với nhiều những thuận lợi nói trên thì bản thân tôi cũng gặp không ít những
khó khăn đó là việc sử dụng máy chiếu cho giới thiệu bài bằng hình ảnh, câu
chuyện, bài hát… mỗi khi muốn giới thiệu bài thì lại mất thời gian lắp đặt máy vì

chưa có máy chiếu cho tất cả các lớp. Về phía học sinh còn tồn tại một số em rụt rè,
ngại ngùng, chưa tự tin… khi được giáo viên phân công vào hoạt động giới thiệu

5


bài các em thực hiện còn mang tính hình thức, không tự nhiên đôi khi có em còn
không thực hiện được. Một số giáo viên trong khối và trong nhà trường chưa coi
trọng lắm việc giới thiệu bài khi dạy học vì thế người giáo viên phải học hỏi thêm
các cách giới thiệu bài ở các khối khác, hay ở các giáo viên trường bạn.
b. Thành công - hạn chế.
Từ các thuận lợi nói trên, cùng với những nỗ lực khắc phục khó khăn, Tôi đã
đạt được những thành công nhất định. Đó là được nhà trường và các bạn đồng
nghiệp nhận xét là luôn có sự đổi mới trong giới thiệu bài. Các bài dạy luôn được
đánh giá là thành công. Học sinh luôn mong đợi đến hoạt động giới thiệu bài của cô
để thấy được sự mới mẻ, sáng khoái, …khi bước vào tiết học. Các em mong muốn
cô giáo phân công tình huống cho mình để được cùng các bạn giới thiệu bài thay
lời cho cô giáo. Chính vì thế mà sau mỗi tiết dự giờ tôi luôn được xếp loại tốt.
Bên cạnh những thành công nói trên thì bản thân tôi vẫn còn những mặt hạn
chế nhất định đó là đôi khi còn nóng vội trong quá trình làm thử, thực hành nên khi
giới thiệu bài ở một số tiết học còn chưa đạt kết quả như thiết kế, như mong muốn
của bản thân. Đối với các vật dụng để làm đồ dùng giới thiệu bài đôi khi giáo viên
tự làm lấy còn chưa được đẹp.
c. Mặt mạnh - mặt yếu.
Về mặt mạnh, tôi là giáo viên có năng khiếu sư phạm, không những được
ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá là có kĩ năng sư phạm tốt mà
còn được giáo viên các trường bạn đánh giá cao. Bên cạnh đó, tôi còn có nhiều
kinh nghiệm, luôn sáng tạo, có khả năng đóng giả nhân vật, hay vào vai rất tự
nhiên, luôn đổi mới nhiều cách giới thiệu bài mà không bị trùng lặp nhau, có thể
hướng dẫn cho học sinh làm thành công một cách nhẹ nhàng các hoạt động mình

mong muốn đạt được. Vì thế đã tạo được không khí thoải mái cho học sinh ngay từ
đầu tiết học.

6


Ngoài những mặt mạnh nói trên thì bản thân tôi vẫn còn hạn chế đó là giáo
viên không có giọng hát hay để có thể hát một bài hát khi giới thiệu bài cho học
sinh nghe, mà khi được nghe cô giáo hát thì các em sẽ thích hơn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng đó là về phía nhà
trường không đủ cở sở vật chất, và kinh phí để lắp đặt một phòng máy chiếu riêng
cho toàn trường. Đội ngũ giáo viên không đồng đều có giáo viên đã lớn tuổi, có
giáo viên thì còn quá trẻ nên việc nắm bắt và tích lũy các kinh nghiệm chưa nhiều.
Việc nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí giáo dục… còn ít. Đa số giáo viên không
coi trọng việc giới thiệu bài trong khi dạy mà làm qua loa đại khái. Khi nhận xét
giờ dạy cũng ít giáo viên lưu ý đến việc nhận xét hoạt động giới thiệu bài của người
dạy. Nhà trường chưa tổ chức chuyên đề cho hoạt động này.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
* Mô tả thực trạng giảng dạy hiện tại :
+ Về phía giáo viên: Thực tế, khi nói đến hoạt động giới thiệu bài của giáo viên
vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Một số giáo viên còn giới thiệu bài như sau:
- Giới thiệu trực tiếp: Ví dụ như học tiết Toán - Luyện tập, giáo viên chỉ giới
thiệu “Hôm nay chúng ta học bài Toán: Luyện tập….” thế là xong.
- Nêu luôn nội dung bài: Treo tranh giới thiệu nội dung tranh cũng chính là
nội dung bài học mới. Ví dụ như dạy bài Tập đọc “ Ở lại với chiến khu – Tiếng việt
3 tập 2” giáo viên treo tranh lên giới thiệu: Đây là bức tranh vẽ Trung đoàn trưởng
và các em nhỏ ở trong lán. Trung đoàn trưởng đang nói chuyện với các em nhỏ về
việc cho các em về quê, các em nhỏ đã xin anh ở lại vì không muốn về ở chung với
bọn Tây, Việt gian…

- Giới thiệu vòng vo, không liên quan đến nội dung bài học làm chiếm mất
nhiều thời gian tiết học. Ví dụ như dạy bài: “Toán – Tính giá trị biểu thức ” Giáo
viên giới thiệu như sau: Ở các tiết học trước các em đã được học bảng nhân và
bảng chia. Bảng nhân và bảng chia có liên quan với nhau, khi các em biết và thuộc

7


bảng nhân thì các em dễ dàng làm được các phép tính có liên quan đến bảng chia,
Thuộc bảng nhân bảng chia sẽ giúp các em làm tốt các phép chia số có ba chữ số
cho số có 1 chữ số. Vậy hôm nay cô mong các em làm tốt bài Tính giá trị biểu thức.
- Có giáo viên còn quên giới thiệu bài mà ghi ngay đề bài lên bảng sau đó mới
kiểm tra bài cũ.
- Có giáo viên lại dạy bài hôm nay nhưng lại giới thiệu bài hôm sau mới dạy.
Sau khi dạy một lúc mới nhớ ra mình nhầm và lại giới thiệu lại bài hôm nay làm
cho tiết học bị gián đoạn
- Không giới thiệu tên bài chỉ giới thiệu môn, sau khi kết thúc bài mới giới
thiệu bài học hôm nay. Làm như vậy thì việc hướng đến trọng tâm tiết học của
người dạy khiến người học cũng như người dự khó xác định được kiến thức bài
học…
- Kết quả khảo nghiệm thực tế như sau:
Thời

Khảo nghiệm

gian

Số lượng

- Số giáo viên thực hiện hoạt động giới

thiệu bài hay ở các tiết dạy học hàng
ngày cũng như các tiết dự giờ thăm lớp
Đầu

của tổ khối 3 và của nhà trường .

năm
học

- Đối với tổ khối 3: 3/5 giáo
viên trong khối đạt 60%
- Đối với nhà trường: 13/ 20
giáo viên trong hội đồng đạt
65%

- Số giáo viên không quan tâm hay ít - Đối với tổ khối 3: 2/5 giáo
thực hiện hoạt động giới thiệu bài hay ở viên trong khối đạt 40%
các tiết dạy học hàng ngày cũng như các - Đối với nhà trường: 7/ 20
tiết dự giờ thăm lớp của tổ khối 3 và của giáo viên trong hội đồng đạt
nhà trường .

35%

+ Về phía học sinh:

8


Qua khảo nghiệm thực tế cho thấy
Thời gian


Khảo nghiệm
Số lượng
- Đối với lớp học giáo viên - 100% học sinh thích và
thực hiện hoạt động giới thiệu mong được học các tiết học
bài hay ở các tiết dạy học sáng tạo trong giới thiệu bài.
hàng ngày cũng như các tiết Các em có sự chờ đợi để được
dự giờ thăm lớp của tổ khối 3 cô dẫn dắt vào bài với tâm thế

Đầu năm học

và của nhà trường
học tốt…
- Đối với lớp học giáo viên
- HS cảm thấy không có gì
không quan tâm hay ít thực
mới mẻ vì ngày nào cô cũng
hiện hoạt động giới thiệu bài
giới thiệu như vậy. Các em
hay ở các tiết dạy học hàng
không có sự chờ đợi để được
ngày cũng như các tiết dự giờ
cô dẫn dắt vào bài với tâm thế
thăm lớp của tổ khối 3 và của
học tốt…
nhà trường .

* Nguyên nhân của thực trạng là:
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm và đầu tư vào việc giới thiệu bài
trong tiết dạy. Luôn có suy nghĩ việc giới thiệu bài không ảnh hưởng đến tiết học.

- Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm giới thiệu bài nên làm qua loa đại
khái cho xong.
- Tinh thần học hỏi các bạn đồng nghiệp chưa cao, chưa chịu khó suy nghĩ
tìm tòi cách giới thiệu bài hay để vận dụng vào bài dạy của mình.
Sau khi phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài, thấy được ưu
điểm, khuyết điểm của việc giới thiệu bài trong dạy học các môn học ở lớp 3, tôi đã
tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm đó.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

9


- Giúp giáo viên biết một số cách giới thiệu bài mới khi dạy các môn học ở
lớp 3. Nghiên cứu, làm mới cách giới thiệu bài phù hợp, có hiệu quả nhất khi dạy
các môn học ở lớp 3 cụ thể như:
+ Sử dụng tranh minh họa để dẫn vào bài học.
+ Nhắc lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới.
+ Thông qua mẩu chuyện ngắn, bài hát, con rối để giới thiệu bài mới.
+ Giới thiệu bài mới nhằm để ổn định lớp, tạo môi trường thuận lợi gây
hứng thú cho bài học.
+ Dùng trò chơi học tập để giới thiệu bài.
+ Liên hệ những điều đã học với bài học mới; chuẩn bị về kiến thức cần cho
bài học mới; tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho nội bài tiếp theo; tạo nhu cầu giao
tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp thông qua giới thiệu bài.
- Mở ra cho học sinh nhiều điều mới lạ trước mắt, các em luôn cảm thấy mỗi
ngày, mỗi tiết học đều thích thú, kích thích cho các em sự tò mò, tư duy sáng tạo,
học sinh thích được tham gia vào bài…
- Là cơ sở để đánh giá xếp loại giờ dạy, tạo bất ngờ thú vị cho người dự, tạo
cho tiết học hay và hấp dẫn, mang đến thành công cho người dạy.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Muốn có nhiều tiết dạy thành công và sáng tạo trong hoạt động giới thiệu bài,
người giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập sôi nổi gây sự chú ý, thích
thú cho học sinh. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (2 5 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để
có thể thực hiện được các mục đích đó mà thực tế trong mỗi hoạt động mở bài lại
nhằm một số mục đích khác nhau, vậy nên:
1b/ Khi hoạt động mở bài nhằm để ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời
gian để thích nghi với bài học mới.
Ở hoạt động này giáo viên nên chọn cách mở bài nhẹ nhàng đơn giản nhưng
lại lôi cuốn học sinh vào bài lúc nào mà các em không biết, tránh giới thiệu trực

10


tiếp một cách nhàm chán như vậy học sinh sẽ không chú ý nghe giáo viên nói gì vì
ngày nào các em cũng nghe như vậy.
Ví dụ: Giới thiệu bài bằng một động tác khéo léo khi dạy bài tập đọc “Bàn tay
cô giáo – sách Tiếng việt 3, tập 2”. Cô giáo yêu cầu học sinh xem cô gấp gì trong 3
phút và đoán ngay sản phẩm của cô vừa hoàn thành ( cô giáo gấp nhanh một con
chim bằng giấy màu cho học sinh xem). Làm như vậy sẽ gây sự chú ý cho học sinh,
các em sẽ chú ý, im lặng theo dõi để có thể đoán được sản phẩm của cô vừa hoàn
thành. Sau khi học sinh đoán được đó là con chim thì giáo viên liên hệ sự khéo léo
của bàn tay cô giáo để giới thiệu bài mới “ Bàn tay cô giáo”. Vậy là giáo viên vừa
ổn định lớp vừa dẫn vào bài mới lúc nào không biết.
2b/ Đối với hoạt động mở bài tạo môi trường thuận lợi, gây hứng thú cho bài
học
Ở hoạt động này giáo viên lại chọn cách mở bài bằng cách cho cả lớp hát, giáo
viên hát, nghe bài hát và hát theo, kể chuyện hay đọc những bài thơ có liên quan
đến nội dung bài học.
Ví dụ: + Giới thiệu bài bằng một bài hát khi dạy bài “Cá – Tự nhiên xã hội

lớp 3 tuần 26” khi giới thiệu bài giáo viên cho cả lớp hát bài “Cá vàng bơi : Hai vây
xinh, cá vàng bơi trong bể nước…” sau khi học sinh hát xong giáo viên hỏi một số
câu hỏi về nội dung bài hát để dẫn dắt vào bài mới như: Các em thấy bài hát nói về
con cá gì? Cá vàng có cái gì rất xinh? Ở trong nước cá vàng đã làm việc gì?... Để
biết thêm nhiều điều về các loài cá cô cùng các em tìm hiểu bài “Cá”.
+ Giới thiệu bài bằng một bài thơ khi dạy bài “Tôm cua – Tự nhiên xã
hội lớp 3 tuần 26 ” Giáo viên đọc cho cả lớp nghe bài “Con còng con cua : Con
còng có cái cẳng cong cong, có con cua cái có cái càng to to… ” từ nội dung của
bài đọc đã nói lên phần nào nội dung của bài mà giáo viên chuẩn bị dạy cho nên
việc giới thiệu bài mới thật là dễ dàng.
+ Giới thiệu bài bằng một câu chuyện có thực khi dạy bài “ Chia sẻ vui
buồn cùng bạn - Đạo đức lớp 3 tuần 9, 10” Giáo viên kể cho cả lớp nghe một câu

11


chuyện có thực, đã đọc, đã chứng kiến hoặc cho các em đóng vai về việc mình đã
hoặc chưa biết chia sẻ vui buồn cùng bạn. Sau đó giáo viên hỏi về nội dung câu
chuyện hoặc liên hệ về các nội dung có liên quan đến câu chuyện để vào bài một
cách nhẹ nhàng, lại hấp dẫn.
+ Giới thiệu bài bằng một câu chuyện cổ tích khi dạy bài “Hoa, quả - Tự
nhiên xã hội lớp 3” Khi giới thiệu bài giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện
về sự tích các loài hoa để gây hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học….Sau khi
kể xong câu chuyện giáo viên hỏi học sinh: Đó là sự tích hoa gì? Để biết được về
loài hoa đó có các bộ phận nào, tác dụng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài Hoa….
3b/ Đối với hoạt động mở bài giúp học sinh liên hệ những điều đã học với
bài học mới; chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới; tạo tình huống, tạo ngữ
cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo; tạo nhu cầu giao tiếp…
Ở hoạt động này giáo viên cần chú ý tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ
dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình để có thể lựa chọn

những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.
Ví dụ: + Giới thiệu bài bằng tạo tình huống giao tiếp khi dạy bài khi dạy bài
“Bảng chia 8 – Toán lớp 3 trang 59” giáo viên có thể mời học sinh lên bảng thực
hiện chia một số đồ vật tương ứng với yêu cầu của bài học ( Ví dụ: Có 16 cái kẹo
chia cho 8 bạn xem mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo?....) Giáo viên tạo tình huống
giao tiếp để tạo cơ hội giới thiệu bảng chia 8 một cách dễ dàng.
+ Giới thiệu bài bằng đưa ra một số kiến thức đã học để liên hệ với bài
mới sắp học khi bài “ Giảm đi một số lần – Toán lớp 3 trang 37 ” khi kiểm tra bài
cũ giáo viên kiểm tra bài “Gấp một số lên nhiều lần” Từ kiến thức của bài cũ giáo
viên liên hệ bằng cách hỏi một số câu hỏi có liên quan như: Muốn gấp một số lên
nhiều lần ta làm như thế nào ? Học sinh trả lời : Muốn gấp một số lên nhiều lần ta
lấy số đó nhân với số lần. Khi học sinh trả lời xong giáo viên nêu: Vậy muốn giảm
một số đi nhiều lần ta làm như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài “
Giảm đi một số lần ” Lưu ý không nên kiểm tra kiến thức trước đó vì nó không

12


liên quan gì đến bài hôm nay học. Đối với bài học này có thể dạy kiến thức mới
xong giáo viên mới giới thiệu bài cũng được.
4b/ Đối với việc dùng trò chơi học tập để giới thiệu bài .
Ở hoạt động này sẽ làm cho học sinh thấy vui hơn, nhanh nhẹn và cởi mở
hơn, tinh thần dễ chịu và thể lực khỏe mạnh hơn giúp các em chiếm lĩnh kiến thức
tốt hơn. Nhưng khi chọn trò chơi giáo viên cần lưu ý lựa chọn trò chơi sao cho phù
hợp với nội dung bài có tác dụng giới thiệu bài mới.
Ví dụ: + Giới thiệu bài bằng cách dùng trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng” khi
dạy bài “ Bảng nhân 7 ” Giáo viên cử hai đội chơi, mỗi đội 3 em lên bảng nối tiếp
nhau viết. Đội 1 viết bảng nhân 5, đội 2 viết bảng nhân 6. Trong thời gian 2 phút
đội nào viết xong và đúng đội đó thắng cuộc. Sau khi học sinh chơi xong giáo viên
dùng hai bảng nhân đó để giới thiệu bài: Các em đã được học và biết cách dùng

bảng nhân 5, 6 vào bài học, ngoài ra các em còn học rất thuộc bảng nhân. Để giúp
các em lập được bảng nhân 7 cô và các em cùng tìm hiểu bài “ Bảng nhân 7 ”
+ Giới thiệu bài bằng cách dùng trò chơi “ Ghép hình” khi dạy bài “ diện
tích hình vuông ” Giáo viên chuẩn bị nhiều hình tam giác vuông cân, phát cho 2
nhóm, mỗi nhóm 4 hình tam giác. Khi giáo viên hô “ Bắt đầu “ các nhóm thi ghép
hình như hình giáo viên treo ở trên bảng. Trò chơi trong thời gian 2 phút, nếu đội
nào ghép đúng hình và nhanh thì sẽ thắng cuộc, được thưởng một tràng vỗ tay .

Sau khi học sinh chơi xong giáo viên ghi số đo 1cạnh của hình vuông đó và
cho học sinh tính chu vi hình vuông. Sau khi học sinh tính xong giáo viên dựa vào

13


đó để giới thiệu bài mới hôm nay các em sẽ biết cách tính diện tích hình vuông qua
bài toán “Diện tích hình vuông”.
* Trong thực tế, giới thiệu bài là một nghệ thuật. Chính vì vậy người giáo
viên cần có kĩ năng sử dụng vốn từ phong phú, giàu hình ảnh. Giáo viên nên tìm
cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng
được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, giáo viên
có thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hoặc khai thác
vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài cũ và bài
mới. Bằng cách đó, giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú cho
bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng đã giúp cho
học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
Như đã đề cập ở phần trên, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh
làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại
những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu
cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần giới
thiệu bài đôi khi không có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với

phần kiểm tra kiến thức đã học giới thiệu kiến thức mới. ( Như giới thiệu bài
“Giảm đi một số lần ” đã nêu ví dụ ở trên)
5b/ Đối với hoạt động mở bài dựa vào tranh
Ở hoạt động này giáo viên nên sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực ở sách giáo
khoa hoặc tự tay chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây sự chú ý, tò mò của học
sinh. Làm như vậy sẽ tăng sự hấp dẫn nhiều hơn.
Ví dụ : + Giới thiệu bài bằng cách dùng tranh ảnh khi dạy về an toàn giao
thông: Bài “Giao thông đường sắt – lớp 3” Thay vì dùng tranh ảnh giáo viên có
thể dùng đèn chiếu một số hình ảnh về giao thông đường sắt cho học sinh quan sát.
Khi các em quan sát xong giáo viên cho học sinh nêu những điều mình biết về giao
thông đường sắt qua các hình ảnh vừa xem. Từ đó giáo viên có thể vào bài lúc nào
mà các em không biết.

14


6b/ Giới thiệu bài bằng liên kết kiến thức đã học.
Ở hoạt động này giáo viên khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh hay liên
hệ đến thực tế của chính học sinh. Giáo viên không nên hỏi trực tiếp học sinh mà
có thể dùng những hình ảnh minh họa, con rối, các con vật gần gũi với các em để
hỏi các em về các kiến thức đã học hoặc liên hệ bản thân có liên quan đến bài mới.
Ví dụ: + Giới thiệu bài bằng cách dùng thỏ trắng dẫn chuyện khi dạy bài tập
đọc “Bài tập làm văn – Tiếng việt 3”. Khi giới thiệu giáo viên có thể dùng hình ảnh
con thỏ trắng dẫn chuyện. Thỏ trắng sẽ như là một người bạn nói chuyện với các
em, hỏi các em: Các bạn ơi, hôm nay mẹ mình đi vắng, mẹ dặn mình ở nhà làm bao
nhiêu là việc, mình đã nhận lời mẹ rồi nhưng bây giờ mình lại không làm được như
vậy. Theo các bạn khi mẹ mình về thì mẹ sẽ cảm thấy như thế nào? Vì sao? ( học
sinh trả lời: cảm thấy rất buồn vì con không vâng lời mẹ, không giữ đúng lời
hứa…) vậy để biết được bạn Liu – xi – a trong bài tập đọc hôm nay có làm đúng
những gì mình nói trong bài tập làm văn không cô cùng các em tìm hiểu bài qua

bài tập đọc “Bài tập làm văn ”. Hoặc có thể dùng con rối đố học sinh những nội
dung cần thiết thì có thể làm như sau: Các bạn ơi, mấy hôm nay mình bị ốm, mình
không đi học được. Hôm nay mình đã khỏe, mình lấy bài ra học nhưng sao thấy
khó quá, các bạn giúp mình với nhé! ( đưa các câu hỏi, bài tập cần thiết ra để hỏi )
sau đó chốt ý rồi dẫn vào bài mới để giới thiệu.
* Với mỗi bài, giáo viên có nhiều cách giới thiệu khác nhau nhằm mục đích
cuốn hút được học sinh, nhưng cũng cần ngắn gọn lại không mất thời gian của tiết
học. Ngoài các ví dụ nêu ở trên, sau đây là một vài ví dụ về các hoạt động giới
thiệu bài mà giáo viên đã vận dụng trong các tiết dạy lớp 3 của mình đạt hiệu quả
cao, cụ thể như sau:
+ Đối với tiết dạy “ Cuộc họp của chữ viết – Tiếng việt tập 1, trang 44”. Tiết
dạy chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã giới thiệu bài bằng cách
dùng giấy bìa cứng cắt 2 nhân vật anh Dấu Chấm và bác Chữ A sử dụng để giới
thiệu bài thông qua cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật này:

15


Bác Chữ a: Anh dấu chấm ơi, trong tuần vừa qua anh làm việc ra sao?
Anh Dấu Chấm: Tôi ấy à. Trong tuần vừa qua, tôi làm việc mệt lắm bác ạ.
Bác Chữ a: Anh làm những việc gì mà mệt như vậy?
Anh Dấu Chấm: Tôi làm việc suốt ngày không nghỉ vì các cậu học trò cứ thích
đặt tôi ở đâu thì đặt ấy mà.
Bác Chữ a: Nói đến việc các cậu học trò tôi mới nhớ ra, hôm nay chúng ta có
cuộc họp rất quan trọng về các cậu học trò đấy. Anh nhớ đến đấy nhé!
Anh Dấu Chấm: May mà có anh nhắc không thì tôi quên mất. Cảm ơn anh
nhé.
Để biết được bác Chữ A và anh Dấu Chấm họp bàn về việc gì? Họp như thế
nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc “ Cuộc họp của chữ viết ”.
+ Đối với tiết dạy “Phép chia hết và Phép chia có dư – trang 29”. Tiết dạy dự

giờ xếp loại hàng tháng của tổ chuyên môn. Tôi đã giới thiệu bằng hình ảnh chú thỏ
trắng chia quà cho học sinh như sau: Một chú thỏ trắng bằng bông xuất hiện trên
tay và giáo viên nói: Các bạn ơi, mình rất vui vì mình vừa đạt học sinh giỏi toán
trong kì thi Olympic toán học đấy. Hôm nay, mình đến thăm các bạn và có món
quà nhỏ chia cho các bạn đây. Quà của mình ít nên không thể chia cho cả lớp được
vì mình chỉ có 4 cái bánh và 3 cái kẹo thôi. Bây giờ mình chỉ chia bánh cho 2 bạn
được nhiều điểm 10 và 2 bạn có cố gắng trong tuần vừa qua thôi nhé ( Lớp cử 2
bạn – Thỏ chia quà). Vậy là số bánh mình đã chia không còn cái nào, số kẹo chỉ
còn lại 1 cái. Để biết được khi chia không còn gì và khi chia còn thừa thì phép tính
đó được gọi như thế nào, mình cùng các bạn tìm hiểu bài “Phép chia hết và Phép
chia có dư ”.
Các giải pháp đúc rút sau khi áp dụng đề tài SKKN:
Qua quá trình thực hiện các cách giới thiệu bài tôi đã rút ra được một số giải
pháp sau:

16


- Mỗi bài học có một nội dung riêng nên khi giới thiệu bài giáo viên cần thiết
kế hoạt động giới thiệu bài sao cho phù hợp, tránh gò ép, hay rập khuôn, gượng
gạo, mất tự nhiên.
- Cần tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, sau dự giờ tự tìm tòi, nghiên cứu
một số cách giới thiệu bài mới ở các tiết dạy học khác nhau.
- Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giới thiệu bài là hoạt
động tạo tiền đề cho các hoạt động tiếp theo góp phần làm cho tiết dạy thành công.
- Có kĩ năng giới thiệu bài gián tiếp, thường xuyên chuẩn bị nội dung cần giới
thiệu khi dạy tất cả các môn học. Thực hành các hoạt động giới thiệu bài trong tiết
dạy trên lớp mình chủ nhiệm một cách thường xuyên. Ngoài ra còn vận dụng thực
hành các hoạt động giới thiệu bài trong tiết dạy trên lớp khác cùng khối với mình.
- Mạnh dạn góp ý, đề xuất khi đồng nghiệp chưa hoàn thành tốt hoạt động giới

thiệu bài.
- Hình thành thói quen giới thiệu bài thường xuyên khi dạy tất cả các môn học(
kể cả khi có tiết dự giờ hay không có tiết dự giờ)
- Khi nhận xét tiết dạy của đồng nghiệp cần lưu ý hoạt động giới thiệu bài để
đánh giá góp ý giờ dạy.
- Hàng tuần tổ trưởng thu thập các cách giới thiệu bài của giáo viên trong tổ
của mình đã thực hiện, tổng hợp thành chuyên đề, cuối tháng họp tổ chuyên môn
đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm ra cách giới thiệu hay triển khai chung cho toàn khối
thực hiện.
- Mỗi tháng l giáo viên dạy một tiết thể hiện cách giới thiệu bài hay nhất của
mình cho giáo viên trong khối dự nhận xét góp ý học hỏi kinh nghiệm.
- Giáo viên gửi phiếu thăm dò về hoạt động giới thiệu bài cho giáo viên và ban
giám hiệu nhà trường góp ý.
- Giáo viên thăm dò ý kiến trực tiếp của học sinh về hoạt động giới thiệu bài
sau mỗi tiết dạy.

17


- Giáo viên dự giờ, một số tiết học ở trường bạn, thăm dò giáo viên và học
sinh ở đó.
- Chuyên môn sử dụng một số cách giới thiệu bài hay để nhắc nhở, rút kinh
nghiệm những giáo viên chưa thực sự có được cách giới thiệu bài hay, hoặc còn
thiếu sót trong quá trình vận dụng hoạt động giới thiệu bài. Khích lệ những cá nhân
làm tốt từ đó nhân rộng điển hình.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để có được một hoạt động mở bài hay, hấp dẫn mang lại hiệu quả cho tiết
dạy không phải là dễ, Muốn đạt được điều đó cần phải có các biện pháp, giải pháp
cần thiết. Để có được các các biện pháp, giải pháp đó lại cần phải có một số điều
kiện sau:

- Về cơ sở vật chất của nhà trường: Cần có phòng máy chiếu riêng lắp đặt cố
định khi cần giới thiệu bài bằng máy chiếu là có ngay. Có đầy đủ bộ đồ dùng tranh
ảnh trong thư viện khi giới thiệu bằng tranh là có để phục vụ cho bài dạy….
- Về phía giáo viên: Cần chuẩn bị thêm tranh ảnh, con rối, các con vật, các
câu chuyện, mẩu chuyện, bài thơ, các tình huống ….có liên quan đến bài dạy.
Nghiên cứu, tìm tòi nhiều cách giới thiệu bài khác nhau để áp dụng, thực hành vào
các tiết dạy hàng ngày. Dự giời thăm lớp thường xuyên các bạn đồng nghiệp có
nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường để học hỏi kinh nghiệm, phân tích
đánh giá, chắt lọc thành cái mới của mình và áp dụng vào thực hành thử ngiệm.
- Về phía học sinh: Lắng nghe, hợp tác với giáo viên vì các em là nhân vật
chính trong tiết dạy. Có như vậy việc giới thiệu bài mới diễn ra mới thành công.
Tóm lại, nếu đảm bảo được các điều kiện nói trên thì sẽ làm cho hoạt động
mở bài được diễn ra nhẹ nhàng, người giáo viên chủ động trong hoạt động giới
thiệu bài của bản thân mà không bị động hay lúng túng khi tiến hành hoạt động đó.

18


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Mỗi một giải pháp, biện pháp đưa ra đều có mối quan hệ, chúng tác động qua
lại với nhau một cách mật thiết. Các mối quan hệ đó là động lực, là đòn bẩy tạo nên
một hoạt động giới thiệu bài hay. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau:
- Mối quan hệ giữa nhà trường với giáo viên: Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật
chất ( máy chiếu, tranh ảnh…), dự giờ thăm lớp nhận xét góp ý, rút kinh nghiệm
thường xuyên. Tổ chức nhiều các buổi chuyên đề, tập huấn về chuyên môn…
- Mối quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp: Nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm. Tư vấn thêm một số cách giới thiệu
bài hay, góp ý chân tình, chỉnh sửa tỉ mỉ để giáo viên dễ dàng nắm bắt và điều
chỉnh nội dung cho phù hợp.
- Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh: Giáo viên đưa ra các tình huống

cụ thể, nhẹ nhàng dẫn dắt học sinh một cách thỏa mái, tự nhiên. Học sinh cần tự tin,
mạnh dạn tham gia các hoạt động của cô yêu cầu.
Tóm lại, các mối quan hệ nói trên chính là mối quan hệ giữa các giải pháp,
biện pháp. Các giải pháp giáo viên đưa ra chính là các tình huống giáo viên đã nêu
ở các ví dụ cụ thể và đã giải quyết được vấn đề mang lại hiệu quả tốt. Các tiết dạy
có hoạt động mở bài như vậy giáo viên đều rất thành công.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Bằng những tác động của các biện pháp nói trên, chất lượng của giờ dạy cũng
như chất lượng tập của học học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt:
- Đa số giáo viên trong khối đã biết thiết kế hoạt động giới thiệu bài phù hợp,
tự nhiên, không gò ép, hay rập khuôn trong các tiết dạy.
- Việc dự giờ thăm lớp đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi học hỏi thêm một số cách
giới thiệu bài mới ở các tiết dạy học khác nhau được diễn ra thường xuyên.
- Phần lớn giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giới thiệu bài là
hoạt động tạo tiền đề cho các hoạt động sau của tiết dạy thành công.

19


- Có thói quen soạn và chuẩn bị nội dung cần giới thiệu khi dạy bất cứ tiết học
nào ở trên lớp.
- Khi nhận xét tiết dạy của đồng nghiệp đã lưu ý đến hoạt động giới thiệu bài
để đánh giá góp ý giờ dạy.
- Hàng tuần tổ trưởng thu thập được rất nhiều các cách giới thiệu bài của giáo
viên trong tổ của mình đã thực hiện.
- Các hoạt động giới thiệu bài đều thu hút sự chú ý của giáo viên khi dự giờ
cũng như tạo sự lôi cuốn tò mò về phía học sinh. Các em đều chờ đợi xem cô giáo
sẽ mang lại cho mình điều gì mới lạ ở tiết học này. Chính vì thế mà giáo viên luôn
được đánh giá là có sự sáng tạo, hấp dẫn …làm cho tiết dạy thành công và luôn
luôn được xếp giờ dạy tốt.

Với những kết quả khảo nghiệm ở trên, người giáo viên đã thu được kết quả
rất tốt, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, học sinh hoàn toàn đồng ý với các
cách giới thiệu bài của mình. Từ những kết quả khảo nghiệm đó đã mang lại cho đề
tài nghiên cứu có giá trị khoa học rất lớn đối với mỗi tiết học . Đa số giáo viên
không những trong khối mà trong toàn trường vận dụng việc giới thiệu bài vào tiết
dạy của mình đạt hiệu quả cao.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
Với những nỗ lực phấn đấu, cố gắng điều chỉnh, khắc phục những khó khăn,
học hỏi thêm kinh nghiệm đồng nghiệp của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình
của hội đồng sư phạm trường tiểu học Lý Tự Trọng, sự đóng góp ý kiến nhiệt tình
với tinh thần xây dựng của một số giáo viên, học sinh trường bạn nhờ đó mà giáo
viên đã thu được kết quả qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
cụ thể như sau:

20


- Kết quả thu được qua khảo nghiệm.
Thời

Kết quả khảo nghiệm
Không tán
Tán thành
thành

Khảo nghiệm

gian
Đầu


Bắt đầu khảo nghiệm

năm

Chưa có

- Giáo viên thực hành các hoạt động -

3/5

giáo -

giới thiệu bài trong tiết dạy trên lớp viên
khác cùng khối với mình.

Chưa có
2/5

giáo

trong viên

khối đạt 60%

trong

khối đạt 40%

- Giáo viên thực hiện dạy lớp mình, dạy - 13/ 20 giáo - 7/ 20 giáo


Giữa
học kì
1

các lớp khác trong khối và mời giáo viên trong hội viên trong hội
viên trong khối, toàn trường, ban giám đồng đạt 65% đồng đạt 35%
hiệu nhà trường về dự để nhận xét góp ý
- Giáo viên thăm dò ý kiến trực tiếp của - 100/ 130 em - 30/ 130 em
học sinh về hoạt động giới thiệu bài sau khối

3

đạt khối

3

mỗi tiết dạy.
76,9 %
23,1 %
- Giáo viên thực hành các hoạt động -5/5 giáo viên - Không có
giới thiệu bài trong tiết dạy trên lớp trong khối đạt
khác cùng khối với mình.

- Giáo viên thực hiện dạy lớp mình, dạy - 20/20 giáo - Không có

Giữa
học kì
2


100%

các lớp khác trong khối và mời giáo viên trong hội
viên trong khối, toàn trường, ban giám đồng

đạt

hiệu nhà trường về dự để nhận xét góp ý 100%
- Giáo viên thăm dò ý kiến trực tiếp của - 130/ 130 em - không có
học sinh về hoạt động giới thiệu bài sau khối
mỗi tiết dạy.

100 %

- Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

21

3

đạt

đạt


Thời
gian
Từ đầu

Kết quả khảo


Giá trị khoa học

nghiệm
- Đối với giáo

- 100% giáo viên hoàn toàn đồng ý với các cách giới

học kì 1 viên trong và

thiệu bài của giáo viên đã thực hiện trong bài dạy.

đến giữa ngoài nhà

- 100% giáo viên đã có vận dụng vào tiết dạy mang

học kì 2 trường
- Đối với học

lại thành công.
- 100% học sinh thích và mong được học các tiết học

sinh
sáng tạo trong giới thiệu bài và nhớ bài lâu
Ngoài những kết quả đạt được ở trên giáo viên còn đạt được một số những
kết quả đáng kể như luôn được xếp loại giáo viên có giờ dạy giỏi và sáng tạo, chất
lượng học tập của học sinh được nâng lên đáng kể.
Kết quả cụ thể trong thời gian vừa qua ban giám hiệu nhà trường dự giờ và
xếp loại như sau:
Thời gian

đầu năm
học
Giữa kì 1
Cuối kì 1
Giữa kì 2

Môn

Bài

Điểm

Xếp loại

Toán

Phép chia hết – Phép chia có dư

19

Giỏi

Tập đọc
Tự nhiên

Cuộc họp của chữ viết

19

Giỏi


Hoa - quả

19

Giỏi

xã hội
Hoạt động

Chủ điểm: Trường học
19,5
Giỏi
tập thể
Tóm lại, để có được những kinh nghiệm thiết thực phục vụ trong quá trình

giảng dạy và có được sự ủng hộ nhiệt tình, hưởng ứng vận dụng theo của các bạn
đồng nghiệp, giáo viên đã phải trải qua một thời gian khá dài trải nghiệm. trong
quá trình trải nghiệm cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi người giáo viên cần khắc
phục được. Có như vậy mới tìm ra được các biện pháp giải pháp hữu hiệu cho hoạt
động giới thiệu bài của mình.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận:

22


Giới thiệu bài hay, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe là cả một nghệ thuật mà do
người giáo viên tìm tòi, đổi mới để sáng tạo ra. Để có được khả năng đó không phải

là dễ, ai cũng làm được. Dù có khả năng nhưng không tìm tòi, sáng tạo thì cũng
không đạt hiệu quả như mong muốn. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên luôn luôn vận
động, suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm…thường xuyên khi có thể. Cũng có khi
không phải trong tiết dạy hằng ngày khi dự giờ người khác mà qua các chương
trình phát sóng trên truyền hình, trên đài, báo, các cuộc thi…giáo viên sẽ học hỏi
thêm được rất nhiều cách giới thiệu của các chương trình vận dụng vào bài dạy của
bản thân. Khi vận dụng nên tránh không quá lạm dụng giống như họ mà làm khác
đi nội dung cần thiết, hoặc quá thời gian cho phép hay vòng vo không ăn nhập gì
với bài học. Từ đó làm cho tiết học tẻ nhạt, hiệu quả giảng dạy không cao khi
không kích thích được hứng thú cho người học, người dự. Chính vì thế mà hoạt
động giới thiệu bài tưởng như là một phần nhỏ của tiết học luôn cho là không cần
thiết nhưng nó lại là động lực, đòn bẩy cho hoạt động tiếp theo một cách dễ dàng,
chính nó lại mang đến cho bạn thành công trong tiết dạy của mình.
Với một vài kinh nghiệm về “ Giới thiệu bài của giáo viên ” đã mang lại
cho người học, người dự một sự chờ đợi những điều mới lạ, hấp dẫn mà giáo viên
sẽ mang đến trong tiết học. Đồng thời giúp cho người dạy luôn tự tin vào sự thành
công trong bài dạy của bản thân. Bên cạnh đó phần nào cũng giúp được cho giáo
viên nhìn nhận khác hơn về hoạt động giới thiệu bài. Coi hoạt động giới thiệu bài
đúng như người ta nói “Vạn sự khởi đầu nan”.
Trên đây chỉ là một vài biện pháp nhỏ đã được tích lũy thành kinh nghiệm
của bản thân và luôn được thực hiện trong quá trình dạy học của tôi. Tuy nó chỉ là
những biện pháp nhỏ nhưng rất mong được các bạn đồng nghiệp biết đến, vận dụng
khi “ Giới thiệu bài mới ” trong bài dạy của mình mang lại hiệu quả cao. Hy vọng
các bạn đóng góp ý kiến để Tôi hoàn thiện hơn kinh nghiệm này. Từ đó góp phần
vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học các môn học trong
chương trình lớp 3 nói riêng, chương trình tiểu học nói chung.

23



III.2 Kiến nghị:
- Đối với nhà trường: Để kinh nghiệm được nhiều người trong toàn trường
biết đến, biết cách và biết vận dụng một sáng tạo, đề nghị nhà trường tổ chức
chuyên đề cấp trường về các đề tài có tính khoa học cao để người viết được nói lên
những kinh nghiệm của bản thân, còn người tham khảo sẽ trực tiếp hỏi về những gì
bản thân còn thắc mắc. Làm như vậy sẽ giúp cho đề tài khoa học ấy tốt hơn nữa vì
sẽ có thêm nhiều ý kiến hay hỗ trợ.
- Đối với cấp trên: Đề nghị nhân rộng những đề tài khoa học trên toàn huyện,
toàn tỉnh để nhiều giáo viên biết đến vận dụng và đóng góp ý kiến hoàn thiện kinh
nghiệm hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
EaH’Leo, ngày 20 tháng 3 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
Phạm Thị Hồng Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Mục lục
I. Phần mở đầu:

24


I.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………Trang 1

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………Trang 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….…….…...Trang 3
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………….... ….…...Trang 3
I.5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………Trang 3
II. Phần nội dung:
I.1. Cơ sở lý luận………………………………………..............................Trang 4
I.2. Thực trạng……………………………………..………………………Trang 5
a. Thuận lợi - khó khăn…………………………..……………………..…Trang 5
b. Thành công - hạn chế………………………..…………………….……Trang 6
c. Mặt mạnh - mặt yếu……………………………………………..………Trang 6
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động………………..………..…….…Trang 7
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Trang 7

I.3. Giải pháp, biện pháp…………………………………………..………Trang 9
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………………………...….Trang 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp…………..…..…Trang 10
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp………………………...…… Trang 18
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp……………………....…….Trang 19
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ……......Trang 19
I.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu………………………………………………………………………...Trang 20
III. Phần kết luận, kiến nghị:
III.1 Kết luận: ………………………………………………………….…Trang 23
III.2 Kiến nghị: …………………………………………..…….….….…..Trang 24
Mục lục:......................................................................................................Trang 25
Tài liệu tham khảo:...................................................................................Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO


25


×