Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại trường trung học cơ sở lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
A. PHẦN MỞ ĐẦU
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rất lớn trong
đời sống và kỹ thuật. Vì thế dạy học vật lí ở cấp độ phổ thông là bước đầu hình
thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản, thói quen làm việc khoa học trên
những thiết bị dạy học và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trung
học cơ sở đã đề ra.
Với phương pháp dạy học mới, học sinh tự tay làm thí nghiệm. Từ đó,
học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, hình thành các kiến thức, khái niệm
một cách chủ động, kích thích hứng thú của học sinh. Vì vậy, công tác chuẩn bị
đồ dùng dạy học rất quan trọng. Nó không những kích thích hứng thú của học
sinh mà còn rèn luyện cho học sinh nhận thức, phân tích những dấu hiệu, hiện
tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình; kỹ năng thực hành thí
nghiệm vật lí; kỹ năng làm việc theo nhóm, thu hút mọi khả năng của học sinh
vào nhận thức đối tượng. Đồng thời vận dụng các kiến thức thu được vào trong
đời sống thực tiễn. Bởi thế, giáo viên làm công tác phòng bộ môn phải xác
định: nhiệm vụ chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học để đem lại hiệu quả cao trong
từng tiết dạy.
Thực tế hiện nay, việc đào tạo ra các cán bộ chuyên trách để làm công
tác phòng bộ môn trong nhà trường phổ thông phục vụ cho các tiết học không
có. Đôi khi, là các thầy cô giáo trẻ, ít kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công tác
nên không có thời gian làm tốt các công tác của một người quản lí phòng bộ
môn. Có khi, giáo viên giảng dạy quên nhắc nhở học sinh trả thiết bị đúng thời
gian quy định nên đồ dùng hư hỏng chưa được phát hiện kịp thời là điều khó
tránh khỏi. Một số học sinh chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ tốt các thiết
bị. Chính điều đó làm cho công tác phòng bộ môn gặp nhiều khó khăn.
Qua bốn năm công tác tại phòng bộ môn Vật lí tại Trường Trung học Cơ
sở (THCS) Lê Lợi, tôi tự học, tự tìm hiểu để làm hoàn thành công tác này. Hoạt
động này đã được lãnh đạo đánh giá cao, đem lại hiệu quả cao trong công tác
1


Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI
= = = =
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC


CỦA GIÁO VIÊN PHÒNG BỘ MÔN VẬT LÍ
CỦA GIÁO VIÊN PHÒNG BỘ MÔN VẬT LÍ
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2009
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
dạy và học của giáo viên và học sinh. Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm trong công tác quản lý phòng bộ môn. Tôi mạnh dạn đề xuất:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN PHÒNG
BỘ MÔN VẬT LÍ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI
2
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
B. NỘI DUNG
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG HOẠT
ĐỘNG CÔNG TÁC PHÒNG BỘ MÔN
1. Những thuận lợi của Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi về cơ sở vật chất,
đội ngũ giáo viên tổ Vật lí và học sinh

Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi là một ngôi trường nằm trên con đường
Hồ Xuân Hương - quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Năm 2001 được
công nhận là trường chuẩn Quốc Gia bậc THCS đầu tiên của thành phố.
Trường có một diện tích bề thế (1985 m
2
) với 120 cán bộ - giáo viên - công
nhân viên và gần 2000 học sinh và 3 phòng bộ môn được công nhận chuẩn
quốc gia năm 2003. Một trong 3 phòng bộ môn đạt chuẩn đó là phòng bộ môn
vật lí.
Đội ngũ giáo viên tổ Vật lí với 11 thành viên có trình độ trên chuẩn 8/11
và đạt chuẩn 100 % trong đó có 3 đảng viên. Đa phần là các thầy cô giáo trẻ có
ý thức trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn của mình, nhiệt tình và đam
mê bộ môn. Thường xuyên phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình để đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế,
ứng dụng và áp dụng thiết bị một cách mềm dẻo vào trong dạy học. Đồng thời,
các thầy cô tích cực khai thác và làm thêm các thiết bị đưa vào sử dụng trong
chương trình giảng dạy. Dần dần đưa phong trào sử dụng đồ dùng dạy học là
một nhu cầu không thể thiếu được.
Với số lượng học sinh đông (gần 2000 học sinh) kết hợp với sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh luôn có sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo
và ý thức vươn lên trong học tập. Học sinh dần tăng khả năng tự học, tự rèn
luyện bản thân làm cho các em yêu trường, yêu lớp, nhiệt tình trong công tác giúp
đỡ giáo viên hoàn thành tốt công tác phòng bộ môn.
Dạy học theo phương pháp đổi mới hiện nay, bên cạnh những thuận lợi,
giáo viên giảng dạy, học sinh và giáo viên làm công tác kiêm nhiệm phòng bộ
môn gặp những khó khăn sau:
3
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động dạy và học vật lí theo phương

pháp đổi mới
Hầu hết, các trường trung học cơ sở chỉ có một phòng thực hành vật lí.
Trong khi số lớp học ngày càng nhiều, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu
phòng thực hành và các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Để tạm thời
khắc phục tình trạng trên, một số lớp phải vận chuyển thiết bị lên phòng học.
Thiết bị đưa lên lớp nhiều, dễ hỏng, dễ vỡ và không đảm bảo an toàn. Nhất là
các tiết sử dụng điện với điện áp lớn. Khi có sự cố xảy ra, giáo viên khó tìm ra
nguyên nhân, không giải quyết kịp thời.
Một số giáo viên mới dạy lần đầu, kỹ năng hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm còn hạn chế. Các em hiếu động, chưa hiểu rõ tính năng của các thiết bị
nên hay làm hỏng thiết bị. Một số học sinh, lợi dụng thời gian đi mượn đồ dùng
để ra ngoài làm việc riêng. Điều này làm mất thời gian ổn định lớp học của
giáo viên và tạo tâm lý giáo viên đứng lớp không thấy thoải mái.
Một số thí nghiệm khó thành công, giáo viên tự đăng kí và chuẩn bị thiết
bị theo đúng quy trình dạy của mình. Nhưng học sinh lấy thiết bị không đúng
yêu cầu làm giáo viên không thể tiếp tục thực hiện thí nghiệm. Từ đó sẽ ảnh
hưởng đến tiết dạy của giáo viên.
3. Những khó khăn đối với giáo viên kiêm nhiệm phòng bộ môn:
Giáo viên làm công tác phòng bộ môn chưa được đào tạo qua trường lớp.
Đa phần là các thầy cô giáo trẻ chưa có kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều việc.
Khi mới tiếp nhận công việc này không biết làm việc như thế nào cho khoa
học. Mỗi người lại có nhận thức về thẩm mỹ khác nhau nên cách trưng bày, bố
trí thiết bị thí nghiệm trên kệ, đồ dùng trong kho chưa hợp lí. Chuẩn bị đồ dùng
chưa đầy đủ vì một lí do khách quan hay chủ quan nào đó.
Vì vậy, để việc soạn thiết bị đồ dùng vật lí đạt hiệu quả, theo tôi cần thực
hiện các công việc sau:
+ Chuẩn bị thiết bị trong các tiết học của từng ngày, từng tuần, từng
tháng
4
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
+ Kiểm tra việc cho mượn, bảo quản thiết bị
+ Sửa chữa các thiết bị hỏng
+ Dọn dẹp, lao động phòng bộ môn
+ Thực hiện công tác kiểm kê
+ Chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỘ MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
MÔN VẬT LÍ .
1. Công tác chỉ đạo về hoạt động phòng bộ môn:
1.1. Về phía nhà trường:
Hiệu trưởng nhà trường phân quyền quản lí phòng bộ môn Vật lí cho 2
Phó hiệu trưởng. Hằng tháng, kế hoạch hoạt động của phòng bộ môn được viết
lên bảng công tác. Giáo viên làm công tác phòng bộ môn theo dõi, lên kế hoạch
tháng và trình cho lãnh đạo duyệt. Cuối tháng, cuối học kì, giáo viên phòng bộ
môn nộp các hồ sơ sổ sách để lãnh đạo nhà trường kiểm tra.
1.2. Về phía tổ vật lí:
Tổ Vật lí trực tiếp quản lí mọi hoạt động của phòng bộ môn. Mỗi tháng,
giáo viên phòng bộ môn lên kế hoạch trình lên tổ trưởng trước khi trình lên
lãnh đạo. Tổ trưởng tổ Vật lí thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc giáo viên
thực hiện kế hoạch của nhà trường và mọi hoạt động của phòng bộ môn.
2. Hoạt động của giáo viên làm công tác phòng bộ môn Vật lí
2.1. Chuẩn bị thiết bị trong các tiết học theo ngày, theo tuần
2.1.1. Chuẩn bị trước khi soạn dụng cụ:
Để chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên đủ đồ dùng thuận tiện, ngoài sổ kế
hoạch hằng tháng, tuần, tôi còn lập một quyển sổ công tác riêng (tôi đặt tên là Sổ
nhật kí). Hằng ngày, tôi theo dõi việc mượn thiết bị của giáo viên, chủ động trong
việc soạn thiết bị, chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên trên lớp.

5

Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
2.1.2. Làm thử thí nghiệm
Để tránh tình trạng đồ dùng đã được chuẩn bị nhưng không thực hiện được
thí nghiệm vì một lí do nào đó hoặc làm mất thời gian đổi lại thiết bị của giáo viên
giảng dạy, người làm công tác phòng bộ môn cần phải làm thử thí nghiệm trước
khi đưa ra sử dụng. Tôi phải kiểm tra hoạt động của từng thiết bị và hướng dẫn hai
em trực trường cùng thử các thiết bị. Từ khi tôi làm việc này, công tác soạn thiết
bị của phòng bộ môn chủ động hơn và giáo viên tổ vật lí không phải kết hợp với
giáo viên phòng bộ môn để kiểm tra thiết bị (Vì các thầy cô thường xuyên có giờ
trên lớp). Sau đó, các thiết bị được lắp thử từng thí nghiệm theo sách hướng dẫn
sử dụng thiết bị. Trường hợp các giáo viên không thực hiện được thí nghiệm, tôi
có thể hỗ trợ, hướng dẫn để thí nghiệm đạt kết quả mong muốn (vì tôi đã làm thử
thí nghiệm trước). Trong các tiết thao giảng, thanh tra, dự giờ, hay các tiết học
khó, cần phải phối hợp với giáo viên làm hoàn tất các thí nghiệm. Thiết bị sau khi
sử dụng được gởi lại phòng bộ môn, tôi kiểm tra về số lượng và tình trạng của
từng thiết bị.
Làm thử thí nghiệm là một công đoạn quan trọng của giáo viên phòng bộ
môn vật lí. Giáo viên cần có chuyên môn giảng dạy môn Vật lí mới nắm hết được
quy trình lắp thiết bị vật lí. Điều đó giảm thiểu tối đa những khó khăn của giáo
viên giảng dạy, góp phần quản lí tốt các thiết bị.
2.1.3. Chuẩn bị và sắp xếp thiết bị dạy học:
Việc soạn thiết bị tốn rất nhiều thời gian, vì vậy cần phải sắp xếp thiết bị
trong phòng sao cho khoa học, dễ tìm, dễ nhìn, an toàn.
Ở trường, tôi chuẩn bị và sắp thiết bị như sau:
Thiết bị được phân chia theo từng bài, từng chương, từng học kì. Sau đó,
các thiết bị sắp xếp gọn vào trong các hộp thiết bị hiện có tại phòng. Trên các hộp,
tôi có ghi tên từng loại thiết bị chứa trong hộp. Tôi quy định màu hộp cho từng
chương, từng môn (ví dụ: màu trắng cho phần quang lớp 7, màu xanh cho phần
điện lớp 7, màu đỏ đậm cho phần vật lí lớp 8, )

6
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
Tất cả các hộp đó được xếp vào các hộc tủ. Tôi cố gắng tận dụng tối đa mọi
không gian trong các hộc tủ ở phòng thực hành và phòng thiết bị để bỏ hết các
thiết bị. Đồng thời, tôi ghi nhãn các học tủ để thiết bị vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp
9.
Trưng bày các thiết bị thí nghiệm cần phải có tính khoa học. Thiết bị sau
khi làm thử thí nghiệm xong và kiểm tra thật kỹ độ an toàn của các thiết bị (nhất là
các thiết bị dây dẫn từ vào các máy biến thế, hay thắp sáng các bóng đèn trong
khi lắp các mạch điện ), tôi xếp gọn thiết bị vào các khay hoặc bỏ vào các hộp
trống, bên ngoài có ghi tên các thầy cô giáo giảng dạy. Việc chuẩn bị thiết bị, sắp
xếp trên kệ khoa học giúp giáo viên dễ tìm thấy thiết bị, học sinh mượn thiết bị
không lấy nhầm với thiết bị của các giáo viên khác. Phòng thực hành luôn chuẩn
bị sẵn sàng, thiết bị thực hành được phân rõ từng khay theo từng nhóm để trong
phòng thực hành. Cuối tiết, học sinh sẽ được tôi hướng dẫn xếp thiết bị đúng vị trí.
Đôi khi, các giáo viên giảng dạy không đúng theo phân phối chương trình
giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì nhiều lí do: bão, lễ, đau ốm, đi học
không có người dạy thay. Lúc đó, các thiết bị này phải để lại cho các giáo viên
giảng dạy. Do đó, tôi sắp xếp một cách cụ thể để riêng. Phòng thiết bị có kích
thước hạn chế, thiết bị lại để nhiều vì còn nhiều thầy cô trễ tiết. Đòi hỏi, tôi phải
phân kệ thiết bị thành các ngăn có ghi nhãn vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, công
nghệ lớp 8, lớp 9. Tùy theo số tiết dạy trong tuần, và số lượng thiết bị thực hiện
từng tiết, tôi phân chia ngăn trưng bày cho phù hợp (chẳng hạn: vật lí lớp 9: 2
ngăn; vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8 mỗi khối một ngăn).
Cuối tuần, cuối chương những thiết bị không sử dụng nữa được kiểm tra
chất lượng một lần nữa. Thiết bị hỏng, tôi để riêng một khay để sửa chữa. Thiết bị
sử dụng được xếp gọn vào hộp và viết vào đó một mảnh giấy có ghi rõ số lượng
để cuối đợt kiểm kê thực hiện một cách nhanh chóng hơn.
Ngoài các thiết bị, tranh ảnh cũng góp phần làm cho tiết dạy thêm phong

phú. Theo quy định của thư viện tiên tiến, tranh ảnh được đưa về phòng thư viện.
Nếu để thế, các giáo viên giảng dạy sẽ không có điều kiện tiếp xúc với tranh ảnh
7
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
nhiều bằng để ở phòng thiết bị vật lí. Tôi đã cố gắng sắp xếp một vị trí thích hợp
trong kho thiết bị để treo các tranh ảnh vật lí được cấp hoặc các giáo viên đã tốn
công và tiền của để làm ra phục vụ cho dạy học. Vào cuối tuần, tôi soạn đầy đủ
các thiết bị và tranh ảnh để giáo viên chuẩn bị dạy tuần sau.
Thiết bị và tranh vật lí được sắp xếp gọn gàng và khoa học, giúp học sinh
thay giáo viên lấy các thiết bị lên sử dụng không nhầm lẫn, thuận tiện cho công tác
kiểm tra sau khi sử dụng nhanh chóng, góp phần làm quản lí tốt các thiết bị. Đồng
thời, tôi đã giúp giáo viên giảng dạy trên lớp đảm bảo thời lượng tiết học.
2.1.4. Cất giữ đồ dùng dạy học:
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, Trường THCS Lê Lợi đã có
một kho thiết bị vật lí được xây dựng bên cạnh phòng thực hành vật lí để cho các
giáo viên làm công tác phòng bộ môn có thể cất, giữ, trưng bày các thiết bị một
cách thuận tiện nhất.
Thiết bị được cất giữ trong kho và các hộc tủ của phòng thực hành vật lí
cần phải có cánh cửa, có khoá. Các em học sinh thường hay hiếu động và tò mò.
Nếu thiết bị không có các cánh cửa bảo vệ thì công tác quản lí thiết bị càng khó
khăn. Giáo viên không thể đứng đó trông các em hết tiết này đến tiết khác vì còn
làm các công tác khác. Tốt nhất, các hộc tủ phải có cửa tủ, khoá cẩn thận để hạn
chế sự tò mò của các em khi các em xuống học phòng thực hành.
Thiết bị được cất giữ tốt, giáo viên làm công tác phòng bộ môn bớt những
khó khăn trong công tác quản lí. Tài sản của nhà nước được bảo vệ tốt.
2.2. Kiểm tra việc cho mượn, bảo quản thiết bị
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng
thiết bị giáo dục tối thiểu trong các giờ lên lớp. Thiết bị đưa ra sử dụng trên lớp
phải có sự kiểm tra của giáo viên làm công tác phòng bộ môn. Có như vậy,

công tác bảo quản thiết bị mới được thuận lợi.
Muốn quản lí tốt được thiết bị dạy học, tôi lập kế hoạch quy định thời gian
mượn và trả thiết bị. Tôi gởi kế hoạch đó lên tổ trưởng. Trong buổi họp đầu năm,
tổ trưởng thông báo cho toàn giáo viên trong tổ biết để thực hiện. Cụ thể, các thầy
8
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
cô giáo mượn thiết bị trả trước thiết bị trong năm phút cuối của tiết hoặc trễ nhất
trong năm phút giải lao giữa hai tiết liên tiếp. Có như vậy giáo viên trực phòng bộ
môn mới có thời gian kiểm tra thiết bị và hạn chế trường hợp: hết giờ thiết bị chưa
trả về phòng bộ môn, với tính cách hiếu động của các em dễ làm hỏng thiết bị.
Giáo viên giảng dạy lựa chọn học sinh thay mình đi mượn thiết bị. Thiết
bị cho một tiết dạy nhiều, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía học sinh. Tôi tư vấn
cho giáo viên chọn 2 đến 3 học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên đi
mượn - trả thiết bị. Vì những học sinh này có trách nhiệm và ý thức cao trong việc
bảo quản, giữ gìn tài sản chung.
Sau khi dùng xong, thiết bị phải được trả đủ về phòng bộ môn. Số lượng
thiết bị hư hỏng tôi ghi vào sổ thiết bị hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa. Tôi phối
hợp cùng giáo viên giảng dạy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiết bị hư hỏng. Nếu
do sự thiếu ý thức của các em học sinh gây ra, tôi hoặc giáo viên giảng dạy lập
biên bản yêu cầu học sinh có trách nhiệm. Đồng thời, tôi báo cho giáo viên giảng
dạy được biết để giáo viên nhắc nhở học sinh giải quyết việc thực hiện trách
nhiệm trong vòng hai tuần. Điều đó giúp học sinh biết được giá trị của từng thiết
bị mà các em làm hỏng, đồng thời giáo dục các học sinh khác phải có ý thức bảo
vệ thiết bị học tập.
Những thiết bị sử dụng phải được lưu tại sổ của nhà trường. Cuối tuần, các
thành viên trong tổ đăng kí việc mượn thiết bị bằng cách ghi vào sổ mượn thiết bị.
Sau khi sử dụng xong, các thầy, cô giáo kí trả thiết bị vào cuối tiết hoặc cuối buổi
học.
Tôi quản lí tranh ảnh bằng cách: Khi tranh mới về, tôi làm nẹp, đóng khuy,

bấm tranh theo bài, dây màu để dễ phân biệt.
Những thiết bị lâu dài, công tác quản lí như thế nào? Để trả lời câu hỏi này,
tôi phân ra làm hai loại. Thiết bị mượn có thời hạn trả xác định, tôi yêu cầu giáo
viên mượn viết vào giấy mượn thiết bị (có mẫu kèm theo). Ví dụ: những thiết bị
giáo viên mượn về nhà quay phim hay trường khác mượn để học chuyên môn.
Thiết bị mượn không có thời hạn trả xác định, tôi và người mượn viết vào biên
9
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
bản bàn giao thiết bị (có mẫu kèm theo). Ví dụ: những thiết bị không sử dụng với
chương trình mới hiện nay, bảo vệ mượn để phục vụ việc trang trí.
Bảo quản một số thiết bị dễ bị gỉ (ví dụ: các loại ốc vít, thước kẹp, kìm
điện, ) tôi tra dầu mỡ vào, lau sạch nước các thiết bị bằng sắt, kẽm, chỗ tiếp xúc
giữa pin và thiết bị dễ hỏng, tôi tháo pin sau mỗi lần sử dụng và lau sạch chỗ lắp
pin,
Thiết bị sau khi được cấp mới hoặc mua mới, giáo viên thiết bị cần phải
kiểm tra số lượng và chất lượng của từng loại thiết bị. Nếu sau khi kiểm tra tình
trạng hoạt động, thiết bị nào không bảo đảm, tôi báo ngay cho bộ phận cung cấp,
lãnh đạo nhà trường biết để có hướng giải quyết.
Việc kiểm tra bảo quản thiết bị tốt tức là góp một phần “thực hành tiết
kiệm”.
2.3. Sửa chữa thiết bị hư hỏng.
Sửa chữa thiết bị là một việc làm tiết kiệm công quỹ của nhà nước. Vì vậy,
tôi lên kế hoạch phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Trước hết, tôi thu thập tất
cả các thiết bị hư hỏng từ sổ lưu lại các thiết bị hư hỏng. Sau đó, tôi phân loại mức
độ hư hỏng của từng thiết bị. Nếu thiết bị hư hỏng trong khả năng thì tôi tự sắp
xếp thời gian sửa. Những thiết bị còn lại, tôi lên kế hoạch sửa chữa căn cứ vào
kinh nghiệm cũng như hiểu biết về thiết bị của các giáo viên. Kế hoạch được lên
xong, tôi đề xuất lên tổ trưởng, tôi cố gắng kết hợp thời gian rãnh của mình với
các giáo viên khác có trình độ. Tiếp đến, tôi phụ giúp trong quá trình sửa chữa và

học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Đối với tranh vật lí bằng giấy (rất dễ bị rách do quá trình sử dụng gặp nước
mưa hoặc do các em học sinh bất cẩn), tôi dùng băng keo trong dán ngay chỗ
hỏng. Đồng thời nhắc nhở học sinh có ý thức bảo quản tranh.
Để phục vụ tốt cho dạy và học, bản thân tôi luôn có ý thức sửa chữa thiết
bị kịp thời.
2.4. Chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách
10
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
Các loại hồ sơ sổ sách làm khoa học sẽ biết được mọi công việc làm của
giáo viên làm công tác phòng bộ môn. Có sổ sách đầy đủ, công tác chuẩn bị
thiết bị được chủ động, quản lí tốt thiết bị, bố trí lớp học tại phòng bộ môn một
cách nhanh nhất.
Các loại sổ sách được quy làm 3 loại: loại bắt buộc theo quy định của Sở
Giáo dục và Đào tạo, loại theo quy định của nhà trường, và loại làm thêm để
quản lí tốt.
2.4.1. Đối với loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo:
Sổ tài sản là sổ giúp biết được giá trị của từng loại thiết bị hiện có tại
phòng bộ môn. Tất cả các thiết bị mới mua, được cấp, hoặc được tặng phải nhập
vào sổ tài sản có. Ban đầu, người mới làm thường không biết ghi sổ thiết bị thế
nào? Để giải đáp khó khăn này, tôi đã đọc hướng dẫn cách ghi sổ tài sản
(thường có ở các quyển sổ tài sản cũ) và thực hiện theo đúng hướng dẫn đó. Vì
đây là quy định chung cho toàn ngành. Khi làm, tôi gặp khó khăn sau: sổ tài
sản yêu cầu ghi thiết bị theo năm học; trong khi đó, biên bản thanh lí lại được
làm vào cuối năm tài chính. Người quản lí sổ không biết phải ghi những số liệu
theo năm tài chính hay theo năm học. Tôi đã làm theo quy định của sổ: số liệu
được ghi một lần theo năm tài chính sẽ giúp kế toán dễ quản lí hơn. Còn các
thiết bị hư hỏng của học kì II được cộng dồn vào học kì I năm sau để làm thanh
lí. Số liệu kiểm kê, tôi thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Qua sổ, phản

ánh được giá trị và số liệu lúc mua và hiện còn trong kho. Căn cứ vào nhu cầu
dạy học để có kế hoạch mua sắp thiết bị kịp thời.
Sổ bắt buộc thứ 2 là Sổ theo dõi mượn thiết bị từng môn học. Mỗi môn,
tôi lập một quyển riêng để không phải quản lí nhiều sổ trong một học kì và dễ
tìm theo môn học khác nhau. Vì thời gian giáo viên làm công tác phòng bộ
môn được ít, lại kiêm nhiệm nhiều việc nên sổ này dành cho giáo viên giảng
dạy đăng kí và kí mượn, cuối buổi hoặc cuối tiết dạy các thầy cô giảng dạy liên
hệ để kí trả. Phía sau các sổ mượn đồ dùng có các trang để đăng kí tiết thực
hành. Trang này, tôi thường ghi tên thiết bị và viết theo lớp dạy. Làm thế, tôi
11
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
nhìn vào sổ biết được lớp chưa thực hành. Đồng thời, qua sổ thể hiện mức độ
sử dụng thiết bị của từng giáo viên và có thể góp ý giáo viên bảo quản tốt thiết
bị nếu thường xuyên xảy ra hư hỏng.
2.4.2. Đối với sổ sách theo quy định của nhà trường:
Hằng tháng mọi kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đều được tôi viết vào
sổ kế hoạch tháng. Từ đó phân rõ kế hoạch theo tuần cho phù hợp với thời gian
làm công tác phòng bộ môn, tránh có sự chồng chéo không thực hiện hết việc.
Mọi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên, tôi viết vào Sổ đồ dùng dạy
học tự làm nhằm khuyến khích các thầy cô làm thêm đồ dùng dạy học để tăng
hiệu quả cho tiết dạy. Bởi đồ dùng này là sự tổng hợp của những cái hay, sự
nhiệt tình nghiên cứu tìm tòi của mỗi giáo viên học sinh dễ nắm bắt kiến thức
(Chẳng hạn: giáo viên làm một trang giấy A4 ½ được kẻ ô vuông dùng trong
thí nghiệm xác định tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và
đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. Nếu không có thì học sinh khó hiểu
được mặt phẳng tới là mặt phẳng nào, …). Đồng thời năm sau, tôi thông báo
cho các giáo viên khác biết những đồ dùng đó, để giáo viên sử dụng mà không
phải tốn thời gian và tiền của làm lại.
Sổ mua sắm thiết bị có tác dụng lưu kinh phí đầu tư thiết bị phòng bộ

môn Vật lí. Qua sổ này, công tác báo cáo kính phí thiết bị của phòng bộ môn
cho lãnh đạo nhà trường được thuận tiện. Khi nhập thiết bị, các hoá đơn thiết bị
thể hiện rõ giá thành của một thiết bị. Các hoá đơn này nhiều và được làm theo
đợt, tôi xếp riêng vào một kẹp hoá đơn theo đợt và theo năm học.
Mỗi năm, nhà trường đều tiến hành hai đợt kiểm kê lớn, một đợt kiểm tra
nhỏ. Việc làm này nhằm đánh giá công tác cho mượn, sửa chữa, bảo quản thiết
bị của phòng bộ môn. Tôi đã lưu các biên bản kiểm kê vào một kẹp. Để quản lí
tốt các biên bản kiểm kê, tôi đã đóng thành tập theo từng đợt, từng năm để khi
cần dễ tìm.
Mọi văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng bộ môn, nhà trường đều
photo cho giáo viên làm công tác phòng bộ môn biết và thực hiện. Tôi chuẩn bị
12
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
một kẹp nhựa để đựng các công văn chỉ đạo để bảo quản công văn được lâu
dài.
2.4.3. Đối với sổ tự làm thêm phục vụ tốt cho công tác quản lí:
Năm tôi mới làm công tác phòng bộ môn, tôi không có cách nào kiểm
soát được các thầy cô dạy ở phòng thực hành vật lí, khi có hai lớp cùng xuống
phòng bộ môn để thực hành, tôi không biết phải nhường cho lớp nào. Tôi đã
làm thêm sổ đăng kí tiết dạy thực hành tại phòng bộ môn vật lí. Sổ này
thường để ở phòng vật lí cho các thầy cô giáo dạy phòng vật lí đăng kí. Sổ này
có nhiều tác dụng: nếu có tiết thực hành trùng nhau có thể liên hệ với phòng
hoá – sinh để thực hành hoặc giáo viên xem sổ để sắp xếp các tiết dạy phù hợp.
Các thầy cô dạy thao giảng, dự giờ hay các tiết dạy có sử dụng nhiều nguồn
điện sẽ được ưu tiên dạy tại phòng thực hành vật lí, tránh làm mất thời gian của
lớp không vào được phòng học.
Để các tiết thực hành được đầy đủ ngay từ đầu năm học, tôi đã lập một
bảng ghi tất cả các tiết thực hành thiết bị của các khối lớp và dán trong phòng
thiết bị. Qua bảng này, giáo viên có thể theo dõi và thực hiện đúng theo phân

phối chương trình.
Khi mới vào soạn thiết bị, tôi không biết những thiết bị nào cần cho các
thí nghiệm. Giáo viên đăng kí mượn thiết bị chậm, tôi không kịp thời tổng hợp
kéo theo việc soạn thiết bị trở nên bị động. Đến năm sau, tôi không nhớ hết các
thiết bị đó. Để tránh tình trạng này, tôi lập sổ nhật kí phòng bộ môn. Sổ này
có nhiều tác dụng hơn sổ báo đồ dùng dạy học: có thể chủ động được thời gian
soạn thiết bị, tránh thụ động khi phải chờ sự đăng kí từ giáo viên; lên được các
thiết bị hiện có tại phòng bộ môn. Qua sổ, nhóm trưởng kiểm tra được thiết bị
đầu tuần về số lượng. Tôi theo dõi việc sử dụng đồ dùng của các giáo viên. Các
thầy cô trực thay biết được các đồ dùng soạn trong từng tiết học để cho học
sinh mượn chính xác. Hay giáo viên ghi thêm các thiết bị cần dùng cho một tiết
dạy nào đó. Cách ghi sổ này cũng đơn giản: cột ghi tên bài dạy tôi viết cụ thể
theo phân phối chương trình môn vật lí, vì các thiết bị có thể dùng cho bài này
13
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
cũng có thể cho bài khác tránh nhầm lẫn. Cột tên thiết bị: dựa vào sách giáo
khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn sử dụng thiết bị, tôi ghi đầy đủ các thiết
bị sử dụng trong tuần. Cột ký nhận bàn giao dùng cho các thầy cô trực thay kí
để biết các thiết bị và có trách nhiệm như tôi trong các buổi trực thay. Cột nhận
xét của giáo viên phòng bộ môn, tôi dành để theo dõi các lớp dùng thiết bị và
ghi lại các thiết bị hư hỏng, thiếu chưa tìm ra.
Sổ lưu lại các thiết bị hư hỏng: sổ này có tác dụng cập nhật tất cả các
thiết bị hư hỏng trong ngày. Dựa vào đó tôi lập kế hoạch sửa chữa thiết bị
thuận tiện hơn.
Sổ biên bản sửa chữa thiết bị để biết số lượng thiết bị sửa chữa được,
số không sửa được nhằm đề xuất xin kinh phí sửa bên ngoài, làm thanh lí hay
chuẩn bị cho việc lập kế hoạch thanh lí cuối năm.
Chuẩn bị kẹp đựng hồ sơ đang làm. Không phải mọi công việc tôi đều có
thể giải quyết một lần là xong. Vì thế, tôi để riêng một kẹp lưu lại một số công

việc chưa làm xong. Kẹp đựng hồ sơ đang làm giúp tôi giải quyết nhanh, đảm
bảo thực hiện đầy đủ các công việc được giao.
Tôi đã lập các sổ này 4 năm, đã đem lại cho tôi nhiều thuận lợi. Trong
các loại sổ đó, tôi tâm đắc nhất Sổ nhật kí phòng bộ môn. Tuy tôi làm được 2
năm nhưng tôi cảm thấy rất tiện. Ngoài những tác dụng trên, Sổ nhật kí phòng
bộ môn còn tiết kiệm rất nhiều thời gian soạn thiết bị (vì không phải năm nào,
tôi cũng có thời gian lật gần 20 quyển sách ra để tìm đúng thiết bị phục vụ cho
tiết học). Đồng thời, tôi quản lí được lớp không sử dụng thiết bị mà không mất
nhiều thời gian tìm kiếm. Các loại sổ sách được làm tốt, tôi thấy mọi công việc
của tôi đều đã thực hiện là những việc làm cụ thể và tránh tâm lí làm việc
“không tên” như các thầy cô thường gọi.
2.5. Thực hiện công tác kiểm kê
Công tác kiểm kê được thực hiện 1 lần (theo quy định của nhà nước vào
ngày 1/1 hằng năm) để kế toán lập sổ kế toán và xin thanh lí thiết bị hỏng. Ngoài
ra, nhà trường còn thực hiện kiểm kê nội bộ vào 30/5 hằng năm. Thông qua đợt
14
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
kiểm kê nội bộ 31/5 hằng năm, lãnh đạo trường đánh giá công tác quản lí của giáo
viên phòng bộ môn và sử dụng thiết bị của giáo viên. Và kiểm tra đầu năm học
(đợt kiểm tra 15/8) được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian. Qua đợt kiểm tra
15/8, giáo viên làm công tác phòng bộ môn nắm được thiết bị cần thiết trong năm
học mới. Từ đó, tôi lập kế hoạch mua sắm các thiết bị kịp thời cho năm học mới.
Công tác kiểm kê thường diễn ra theo đúng kế hoạch của nhà trường. Tôi lên kế
hoạch kiểm kê và thông qua tổ trưởng. Trong buổi họp tổ, tổ trưởng phân công cụ
thể từng thành viên thực hiện công tác kiểm kê. Tôi cùng giáo viên phối hợp thực
hiện công tác kiểm kê theo kế hoạch và lập thành các biên bản. Các biên kiểm kê,
tôi tập hợp thành một tập. Thông qua các biên bản kiểm kê này, tôi liệt kê vào
biên bản thanh lí dụng cụ hư hỏng. Cuối cùng, tôi lập thành biên bản tổng hợp và
trình lên lãnh đạo. Tất cả các biên bản kiểm kê được trình lên lãnh đạo, tôi photo

lưu lại một bảng tại phòng bộ môn.
2.6. Dọn dẹp, lao động phòng bộ môn
Đây là một công việc tưởng chừng như rất dễ dàng nhưng thực tế không
phải vậy. Để có phòng học thực sự sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, nhìn vào ta sẽ
thấy một không gian thoáng mát, hay thiết bị dễ dàng được lấy ra cất vào đòi
hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa ban lãnh đạo nhà trường, tổng phụ trách đội,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, của học sinh và sự nỗ lực rất lớn của
giáo viên phòng bộ môn.
Việc tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường để chọn ra một lớp nào đó
phù hợp cho công tác dọn dẹp phòng bộ môn là trách nhiệm và quyền lợi của
các thầy cô làm công tác phòng bộ môn. Tuy nhiên, tuỳ theo sự quản lí của mỗi
giáo viên phòng bộ môn mà ta có thể xin một hay hai lớp lao động dọn dẹp
đem lại kết quả tốt nhất. Ở trường, tôi chọn học sinh lớp 8. Vì các học sinh này
đã được làm quen với môi trường học tập của trường ta trong ba năm; đủ sức
khoẻ và chiều cao để tôi có thể nhờ các em sắp xếp hoặc dọn dẹp ở những vị trí
đòi hỏi phải có chiều cao hay bưng bê những thiết bị dễ hỏng Tôi không
chọn các em học sinh lớp 9 hoặc lớp 6. Vì các em lớp 6 chưa quen nề nếp của
15
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
nhà trường hoặc các em lớp 9 (là năm học cuối cấp) đầu tư cho việc học tập rất
nhiều nên không có thời gian và tính cẩn thận trong việc sắp xếp, dọn dẹp này.
Tôi phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công lao động
tại phòng bộ môn. Cụ thể: tôi tham mưu với giáo viên chủ nhiệm cử học sinh
quản lí lẫn nhau, chuẩn các dụng cụ lao động, lập và chấm điểm thi đua theo
từng buổi lao động. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về việc
làm của các em nhất là đối với các em không đi lao động để các em có sự công
bằng trong lao động. Thông qua đây giáo dục ý thức lao động, trách nhiệm
trong công việc của mình, biết bảo vệ tài sản chung.
Khi chọn buổi lao động, tôi sắp xếp một tiết không có học sinh học tại

phòng bộ môn. Tôi thấy tiết chào cờ đầu tuần của sáng thứ hai là phù hợp. Tôi
hướng dẫn các em học sinh lao động như thầy cô giáo chủ nhiệm. Tôi cố gắng
hướng dẫn học sinh càng cụ thể (phân rõ trách nhiệm của từng em) càng làm
tăng kết quả lao động nhất là những tuần đầu để các em quen dần với công tác
của từng phòng chức năng khác nhau.
Phối hợp tốt với giáo viên giảng dạy trong và ngoài tổ cùng nhắc nhở
học sinh giữ gìn vệ sinh chung, bảo quản tốt các thiết bị và tuân theo đúng nội
quy của phòng thực hành vật lí.
Một ngôi trường có phòng thực hành vật lí thoáng mát, sạch sẽ, ngăn
nắp, gọn gàng giúp cho thầy cô giáo giảng dạy và các em học sinh cảm thấy
thoải mái, góp phần tạo một môi trường giáo dục thân thiện.
3. Hoạt động của học sinh đối với công tác phòng bộ môn:
3.1. Vệ sinh – lao động
Hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực", phòng bộ môn tổ chức hoạt động tuyên truyền học sinh thông
qua các hoạt động lao động trong và xung quanh phòng bộ môn.
Đối với trường Lê Lợi, với diện tích gần một kilômét vuông, việc dọn
dẹp, cắt cỏ xung quanh phòng bộ môn đòi hỏi phải có sự tham gia của học sinh.
Có như vậy, phòng bộ môn sẽ có cảnh quan sạch, đẹp. Muốn vậy, giáo viên
16
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
phòng bộ môn phải kết hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ
trách nhà trường để hằng tuần, hằng buổi luôn có các em dọn dẹp quanh phòng
bộ môn sạch sẽ, không có rác sau và trước các dãy phòng học chức năng.
Đối với việc xây dựng phòng học thân thiện, tôi phối hợp tốt với giáo
viên chủ nhiệm lớp lao động tại phòng bộ môn. Chẳng hạn: ngay từ đầu năm
học mới, tôi nhờ giáo viên chủ nhiệm chia lớp hai tổ, mỗi tổ có năm nhóm nhỏ
(khoảng 4 đến 5 em một nhóm) để các em dọn dẹp các phòng chức năng như
phòng dùng chung, phòng thiết bị vật lí, phòng thực hành vật lí, phòng nghe

nhìn, phòng tin học. Học sinh được giáo viên phòng bộ môn hướng dẫn lao
động cụ thể như cô giáo chủ nhiệm (điểm danh học sinh, cho các em ngồi theo
nhóm, nêu rõ nhiệm vụ các em phải làm trong từng phòng chức năng, cử học
sinh theo dõi, dặn dò học sinh thật kỹ để đảm bảo an toàn và không bị hư hỏng
mất mát thiết bị, yêu cầu học sinh phải làm nhanh nhẹn, sạch sẽ, sau khi học
sinh làm xong phải kiểm tra lại một lần nữa, nếu các em đạt yêu cầu ta cho học
sinh ổn định, nhận xét, kiểm tra lại dụng cụ lao động, đánh giá cho điểm từng
em, nhắc nhở các em khi ra về). Mỗi tổ có 1 học sinh quản lí chung. Việc
chuẩn bị các dụng cụ lao động (khăn, xô đựng nước), các em tự chuẩn bị và để
tại phòng bộ môn không mang về nhà. Việc làm đó giúp các em không quên
dụng cụ khi đi lao động và đảm bảo được kết quả lao động được tốt nhất.
Đối với các lớp vào học trong phòng bộ môn, các em học sinh nắm vững
nội quy khi vào học trong phòng bộ môn. Tôi cố gắng phối hợp tốt với giáo
viên giảng dạy để các em có ý thức giữ dìn vệ sinh chung: “vào phòng như thế
nào thì ra khỏi phòng cũng phải sạch sẽ gọn gàng như thế ấy.” Đôi khi các em
học chính khoá không có thời gian để dọn dẹp, các em học sinh trực trường làm
nhiệm vụ quét dọn các phòng chức năng nếu có tiết trống.
3.2. Đối với dạy và học:
Học sinh tham gia vào việc soạn thiết bị tại phòng bộ môn là việc làm
luôn cần thiết. Việc soạn thiết bị theo phương pháp đổi mới đòi hỏi phải có nhiều
bộ thiết bị thí nghiệm trong một tiết học. Việc bố trí cho các tiết dạy của các thầy
17
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
cô không trùng nhau là một việc làm rất khó đối với công tác chuyên môn của
Phó Hiệu trưởng. Do đó, đòi hỏi số lượng thiết bị phải tăng lên gấp ba, có khi
phải gấp bốn (nếu có bốn thầy cô cùng dạy một bài với cùng 1 tiết trong 1 buổi
dạy). Bản thân giáo viên phòng bộ môn chỉ có một, không thể làm hết các công
việc trên. Học sinh chính là cánh tay đắc lực của giáo viên phòng bộ môn. Tôi đã
phối hợp với giáo viên tổng phụ trách phân công các em trực trường cùng tham

gia vệ sinh dụng cụ, thử các thiết bị, hướng dẫn các em cách lắp đặt một số thiết
bị. Thực tế, các em rất thích làm công việc này. Vì các em chưa được sử dụng
thiết bị này và khi được giáo viên phòng bộ môn hướng dẫn, các em có thêm một
kĩ năng mới trong việc thực hành, hoặc các em có dịp ôn lại các kiến thức mà các
em đã được học, nhưng chưa trực tiếp tự mình làm hết các công đoạn của việc lắp
thí nghiệm.
Công việc soạn thiết bị đã mất nhiều thời gian, việc sắp xếp lại cũng mất rất
nhiều thời gian không kém. Có đội ngũ học sinh trực trường giúp chúng ta trong
việc thu xếp các thiết bị sau mỗi tuần, việc quản lí thiết bị sẽ dễ dàng hơn.
Các em không những tham gia vào công tác chuẩn bị, sắp xếp mà còn tham
gia vào công tác kiểm tra lại các thiết bị hỏng. Tôi hướng dẫn các em tham gia sửa
chữa một số thiết bị hợp với khả năng của các em. Cuối tuần hoặc cuối chương,
tôi hướng dẫn các em giúp kiểm kê số thiệt bị có trong hộp.
Nếu chúng ta hướng dẫn được các em, các em sẽ giúp ta rất đắc lực và
giúp chuẩn bị tốt thiết bị trong thời gian ngắn.
3.3. Sử dụng học sinh trong việc mượn trả thiết bị dạy học trong
hoạt động dạy của giáo viên
Theo sự lựa chọn của các thầy cô giáo giảng dạy, những học sinh giúp thầy
cô mượn thiết bị thường là những học sinh ngoan mà các thầy cô tin tưởng. Khi
đến mượn thiết bị, các em phải thực hiện các nhiệm vụ sau: có tác phong nghiêm
túc của một học sinh, phải mang theo sách để biết tên bài học và thầy cô giảng
dạy; kiểm tra thiết bị trước khi lên lớp về số lượng. Khi học sinh trả thiết bị, tôi
yêu cầu học sinh kiểm tra thiết bị đúng theo số lượng đã được nhận và phản hồi
18
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
các thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng để kịp thời sửa chữa hoặc đổi thiết bị
khác nếu trong kho thiết bị vẫn còn các thiết bị đó.
Được cử đi mượn dụng cụ là một vinh dự cho học sinh nhưng cũng là trách
nhiệm rất lớn đối với các em. Một số em học sinh vận chuyển thiết bị lên lớp có

sơ xuất nhỏ đã làm hỏng hoặc vỡ thiết bị nhưng không dám báo lại cho giáo viên
trực phòng bộ môn. Do đó, giáo viên trực phải hết sức lưu ý, giao cho học sinh
kiểm tra mà có sự giám sát của mình. Người trực phòng bộ môn có trách nhiệm
lập biên bản tìm hiểu nguyên nhân và báo lại cho giáo viên giảng dạy để giáo viên
giảng dạy kết hợp với học sinh giải quyết.
3.4. Đối với công tác thi đua:
Để đánh giá được mức độ tiến bộ của các của các em trong việc thực hiện
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường lên một bảng
thi đua hằng tuần để những lớp nào lao động không tốt nhắc nhở, và tuyên
dương những em làm tốt. Điều đó giúp tôi thuận tiện khi phân công một số học
sinh làm công việc phòng bộ môn.
Để đánh giá hiệu quả lao động phòng bộ môn, tôi phân công một học sinh
lập một biểu điểm thi đua theo từng buổi lao động, cử học sinh thường xuyên
theo dõi, nhận xét đánh giá, cho điểm từng bạn. Việc tham gia của các em đối
với phòng bộ môn đã nâng cao trách nhiệm trong công việc, ý thức bảo vệ tài
sản. Chính việc làm của các em góp một phần rất lớn cho nhu cầu học tập của
học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, góp phần giữ vững
danh hiệu “trường học văn hoá”, tiến tới lập thành tích trong phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi làm công tác phòng bộ môn.
Tuỳ theo tình hình thực tế của trường học mình mà mỗi thầy cô giáo có thể
tham khảo, vận dụng phù hợp để thực hiện tốt công tác của mình.
19
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sự lãnh đạo nhà trường và phối hợp giữa các giáo viên tổ vật lí với học
sinh trường THCS Lê Lợi đã được giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận
phòng bộ môn Vật lí đạt chuẩn Quốc Gia theo quyết định số 975/ GDĐT –
GDTrH ngày 20/08/2006.

Với công nghệ thông tin phát triển, thí nghiệm mô phỏng trên máy tính
rất tốt thông qua một số phần mềm hỗ trợ như visual Basic, Fif, Flash, Javan,
Power Point, Chúng là những sản phẩm được sử dụng trên máy tính và có
hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên, nó không rèn luyện được kỹ năng thực
hành thí nghiệm, không tăng độ tin cậy, trực quan, khoa học cho học sinh bằng
các thí nghiệm thực. Đổi mới phương pháp dạy học vật lí theo hướng tích cực
hóa, cá biệt hóa trong hoạt động của học sinh, theo tôi, bên cạnh việc sử dụng
có hiệu qủa các loại hình thiết bị dạy học khác như: Mô hình, tranh ảnh, giáo
viên cần đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm thực hành và thí nghiệm nghiên cứu
của học sinh. Các thí nghiệm khó thành công, các thầy cô tiến hành quay lại
bằng video và chiếu lại cho học sinh xem. Muốn vậy, giáo viên kiêm nhiệm
công tác phòng bộ môn phải chuẩn bị thiết bị trước thật kỹ và kịp thời cho giáo
viên.
Tôi đã cố gắng hết mình để cho các thầy cô luôn có nhiều bộ đồ dùng
dạy học. Và dần dần hình thành cho các thầy cô giáo thói quen sử dụng đủ các
nhóm thí nghiệm. Vì thế, các thầy cô đứng lớp giảng dạy cảm thấy một tiết dạy
với đầy đủ thiết bị thành công hơn.
Thiết bị được chuẩn bị, sắp xếp gọn gàng, khoa học và an toàn, bảo quản
tốt thiết bị với đầy đủ hồ sơ sổ sách đem lại hiệu quả cao cho giáo viên làm
công tác phòng bộ môn. Sửa chữa kịp thời góp phần “thực hành tiết kiệm”.
Hoạt động của phòng bộ môn luôn giữ vững phòng bộ môn đạt chuẩn quốc gia
và được lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn đánh giá
cao.
20
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
-C. KẾT LUẬN
-C. KẾT LUẬN
Như vậy, nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp giữa các
thầy cô giáo đóng góp ý kiến, giúp đỡ, động viên và sự học hỏi của bản thân đã

đem lại những kết quả đáng kể: sử dụng đồ dùng một cách đồng bộ trong mỗi
tiết dạy đạt được kết quả cao nhất. Không những thế, việc sử dụng đồ dùng một
cách thường xuyên đã tạo ra những đội chuyên vật lí có chất lượng cao, rèn cho
các em có thói quen biến kiến thức kỹ năng, kỹ xảo nhất định trong một thời
gian hạn chế với những chất lượng cao nhất, biết vận dụng lý thuyết vào thực
hành, và từ thực nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống, trên cơ sở đó giúp
học sinh phát triển tư duy logic, trí thông minh tự lực làm việc, giúp các em
cảm thấy yêu thích môn học hơn.
Ngoài ra, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách khoa học sẽ giúp cho
việc bảo quản, kiểm tra đồ dùng thuận tiện hơn (vì đồ dùng được sắp xếp hợp lí
ngăn nắp). Không những thế, thiết bị sử dụng triệt để trong năm, sử dụng cho
nhiều năm mà còn tiết kiệm tiền của nhà nước đầu tư cho việc mua sắm tài sản.
Với những kinh nghiệm qua 4 năm làm công tác phòng bộ môn mà tôi đã
trình bày ở trên, có thể giúp một phần nào những khó khăn mà các giáo viên
làm công tác phòng bộ môn, dành nhiều thời gian làm các việc khác. Đặc biệt
cho công tác chuyên môn của mình theo kịp thời đại hiện nay. Có như vậy, chất
lượng giáo dục ngày một nâng cao, góp phần giáo dục học sinh ý thức biết lao
động, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng sống khác vận dụng vào
cuộc sống hằng ngày của các em hôm nay và mai sau, đem lại những công dân
tốt cho xã hội.
Tôi mong rằng: với những kinh nghiệm trên, các thầy cô phải biết vận
dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với trường mình để đạt được kết quả tốt
nhất. Qua đây, tôi cũng muốn cảm ơn các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành tốt các công việc; cám ơn lãnh đạo nhà trường, các thầy cô trong và
ngoài tổ đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài
này. Được sự đóng góp của các thầy cô vào đề tài này nhiều hơn nữa để tôi học
hỏi thêm những kinh nghiệm khác phục vụ tốt hơn trong công tác quản lí phòng
bộ môn.
21
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
D. PHỤ LỤC:
D. PHỤ LỤC:
* Một số biểu mẫu hỗ trợ
* Hình ảnh hoạt động
22
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
Hình ảnh các em dọn vệ sinh lớp học của lớp trực PBM
Cách bày trí các thiết bị và hồ sơ trên phòng bộ môn
23
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
Hình ảnh các học sinh trực trường giúp giáo viên lắp thiết bị
Hình ảnh thầy Hùng hướng dẫn học sinh sửa các thiết bị
24
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn
Hình ảnh hứng thú khi các em khi học tại phòng thực hành
Hình ảnh thể hiện lớp học thân thiện, học sinh tích cực
25
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn vật lí tại Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi

×