Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

vận dụng kiếm thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.69 KB, 20 trang )

I.Tình huống
II. Mục tiêu giải quyết tình huống
Thuyết minh, đưa ra các giải pháp để mọi người nhìn nhận và
hiểu rõ về ma túy, những tác hại nguy hiểm mà nó đem lại. Từ đó
giúp mọi người tránh xa và nói không với ma túy để xã hội ngày
càng tươi đẹp hơn.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết
tình huống.
Tham khảo trên sách báo, tạp chí, tra mạng về lịch sử xuất hiện
ma túy, tỉ lệ người sử dụng ma túy trên thế giới, nguyên nhân sử
dụng ma túy và tác hại của nó. Đặc biệt là cách phòng chống ma
túy hiện nay và luật pháp Việt Nam đối với những người vận
chuyển, buôn bán ma túy cũng như sử dụng ma túy.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống
Từ những vận dụng trong kiến thức liên môn, ta có:
- Tiếng Anh: Các tên gọi để chỉ ma túy, các loại thành phần liên
quan đến ma túy.
- Hóa học: các thành phần hóa học có trong ma túy gây nghiện
cho người sử dụng.
- Sinh học: Hậu quả của ma túy đối với sự biến đổi của sinh lý và
sức khỏe con người.
- Lịch sử: lịch sử hình thành, các tệ nạn sử dụng ma túy và nguồn
gốc của ma túy.
- Địa lý: tỉ lệ số người sử dụng ma túy trên dân số và các vị trí
chuyên trồng các loại cây sử đụng để làm chất ma túy.
- Toán học: các con số và thống kê liên quan đến ma túy
- Ngữ văn: dùng các lời lẽ, lập luận và dẫn chứng để mọi người
nhìn nhận rõ về ma túy
- Giáo dục công dân: giáo dục mọi người tránh xa ma túy và các
biện pháp phòng chống ma túy
- Thể dục: các bài tập luyện sức khỏe giúp cho những người sử


dụng ma túy tăng cường thể lực chống chọi lại với các bệnh do ma
túy gây ra.


- Mĩ thuật: các tác phẩm hội họa của các họa sĩ nổi tiếng trên thế
giới lên tiếng để nói về tác hại của ma túy và tuyên truyền mọi
người nói không với ma túy.
V. Giải quyết tình huống
Trong những năm gần đây, mặc dù trên phương tiện thông tin đại
chúng đã cảnh báo về tác hại của ma túy đối với con người, nhưng
vẫn còn không ít người không thấy rõ tác hại của nó nên dậu quả
của ma túy vẫn còn là một thảm họa của con người, vẫn đang là
một vấn đề nóng gây nhức nhối cho xã hội. Ma túy không chỉ hủy
hoại sức khỏe con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh
khánh kiệt, bần cùng. Ma túy là nguyên nhân của các mối bất hòa
trong gia đình và còn là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội
phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Những tác hại và hậu quả của ma túy vẫn đang tác động và gây
ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ, gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật
tự của đất nước. Vì vậy chúng ta hãy nhìn nhận một cách chính xác
về ma túy và những hậu quả mà nó gây ra.
Ma túy là một chất có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp. Khi đưa vào cơ thể bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai,
nuốt,… ma túy sẽ làm thay đổi tâm trạng ý thức, hành vi và sinh lý
của người sử dụng nó.

* Một số loại ma túy như:
- Thuốc phiện (Papaver Somniferum L): Là một loại cây thân
cỏ, thẳng đứng. Nhựa thuốc phiện dùng để hút gây ra cảm giác

khoái lạc, hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Càng về sau
người hút càng bị suy sụp, mất ý thức, cảm giác và cả ý chí, nghị
lực. Được chia làm 3 loại:
+ Thuốc phiện sống ( Raw Opium)
+ Thuốc phiện chín ( Prepared Opium)
+ Xái thuốc phiện ( Dross Opium)


- Cần sa ( Bồ đà ): Trong y học có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.
Cần sa gây biến đổi tâm lý đột ngột, có ảo giác và có ác mộng. Sử
dụng cần sa lâu ngày, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có
thể loạn thần kinh…


- Morphin ( Moóc-phin): Là chất được dùng làm chất giảm đau
và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau…
trong y học. Có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh
trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế
và một số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp
tim,…


- Hêroin ( hàng trắng): Được phát hiện năm 1874, mãi tới năm
1909, Dreser ở Đức mới thử nghiệm trên người,là một loại ma túy,
được tinh chế từ morphin và côđêin. Hiện nay, heroin là loại ma
túy được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Hêrôin gây cảm giác
mơ màng, khoan khoái, quên mọi đau khổ, sầu não, bi thương…
thiếu heroin sẽ gây đau co thắt, dùng quá liều sẽ gây tê liệt thần
kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Hêrôin còn có tên gọi
khác là Bạch phiến (Blanche)



- LSD ( Lysergic Sauer Diethylamide): Được sử dụng vào
khoảng năm 1996, là một thứ Acid, chiết xuất từ một loại nấm mọc
trên cây lúa mạch. Đây là một trong những loại ma túy nguy hiểm
nhất, dùng với liều cao và lâu dài, người nghiện dễ rơi vào tình
trạng điên loạn suốt đời.

- Chất Mescaline: Được trích ra từ cây xương rồng Mehico, khi
dùng nó sẽ tạo một tình trạng “bay bổng lâng lâng”, sử dụng lâu
ngày gây cho người nghiện bị lệ thuộc tâm lý nặng nề.
- Cocaine: Cocaine có dạng bột màu trắng, được trích ra từ cây
coca Nam Mỹ. Sử dụng với liều mạnh gây ra ảo giác, mê sảng và
có thể gây tử vong.


- Thuốc lắc ( Estasy) : Là tên chung của một số dược chất
Amphetamine, viết tắt là MDMA ( Metylen Dioxy
Metamphetamine), được sử dụng dưới dạng viên, gây cảm giác
hưng phấn, lắc hoài không biết mệt.

- Crack: Được trích ra tử Cocaine. Chỉ cần dùng một lần là bị
nghiện, là một chất nghiện mạnh có thể gây đứng tim, nghẽn hệ
thống thần kinh hoặc làm liệt một phần não bộ.


- Ma túy tổng hợp: Là chất được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ các hóa chất. Ma túy tổng hợp có
tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma túy tự nhiên
và bán tổng hợp. Kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung

ương gây hưng phấn van ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn
được gọi là “ các chất loạn thần”, “ ma túy điên”. Hiện nay các
chất ma túy này được coi là chất ma túy nguy hiểm nhất.

-

Một số loại thuốc ngủ hoặc an thần bị lạm dụng thành ma
túy: Senconal, Immenoctal, Seduxen…



* Về nguồn gốc và sự phát triển của ma túy:
Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất
lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, ở các khu vực Địa Trung
Hải, Nam A, Trung A... Thuốc phiện đã được người Somai ở Tây
Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái
mà thuốc phiện mang lại khi dùng. Chúng có tác dụng làm giảm
đau, giảm co thắt cơ trơn, an thần, tăng lực...
Thế kỉ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong
cuốn sách “ Dược điển luận” của mình. Tuy nhiên ở thời kì này,
người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm mà nó đem lại
chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó là tác dụng gây nghiện khó cai.

* Ma túy và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp:
Có thể nói nghiện ma túy là loại tệ nạn đáng quan tâm nhất hiện
nay, vì nó thu hút số thanh thiếu niên sa ngã vào con đường nghiện
ngập ngày một tăng. Nghiện ma túy làm suy kiệt trí tuệ, sức khỏe,
giống nòi. Nghiện ma túy là đồng hành với tội phạm và là một
trong những con đường ngăn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS.
- Theo ông Christopher Batt, phụ trách văn phòng UNODC tại

Việt Nam, báo cáo tình hình ma túy Thế giới năm 2015 cho thấy
có khoảng 246 triệu người, tương đương với 5% dân số toàn Thế
giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 từng sử dụng ma túy trái phép. Số
người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người
và gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy. Có khoảng
1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang nhiễm HIV.
- Thống kê cho thấy hiện có khoảng 32,4 triệu người sử dụng các
chất ma túy chưa opiods như hêrôin và thuốc phiện – tương ứng
với 0,7% trong dân số là người trưởng thành trên Thế giới. Năm
2014, sản lượng thuốc phiện toàn cầu lên đến 7.554 tấn – mức cao
thứ 2 kể từ cuối năm 1930
- Theo báo cáo của Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam có
khoảng 10 vạn người nghiện ma túy, trong đó có tới 70% dưới 30


tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em ( dưới 16
tuổi)
- Theo Bộ Công an, tính đến cuối năm 2014 cả nước có 204.377
người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó số người sử dụng
ma túy chiếm 72%, sau đó là ma túy tổng hợp chiếm 14,5%
- Số liệu của Bộ Y tế cũng cho biết, hiện cả nước có hơn 197.000
người nhiễm HIV, trong đó năm 2011 có hơn 14.000 người xét
nghiệm phát hiện nhiễm HIV và hầu hết ở lứa tuổi từ 20-39 thuổi
chiếm 82% và lây truyền qua đường máu ( 46,7%) và tình dục
( 41,4%) là chủ yếu. Trong đó cao nhất là Thái Nguyên 32%, Lai
Châu 27,7%, Hà Nội 24%, Quảng Ninh 22,4%, TP.HCM 18,2%.
- Trong những năm gần đây tệ nạn ma túy và tội phạm ma úy ở
nước ta diễn biến rất phức tạp. Ma túy đã vào trường học, rình rập
từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần chết mòn

không những cho người nghiện mà còn cho gia đình họ. Nghiện
ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác. Theo
một nguồn thông tin, khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên
nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma túy.
Tất cả những diễn biến trên đang khiến cho tình hình tội phạm ma
túy ngày càng trở nên phức tạp và một điều tất yếu, gia tăng tội
phạm ma túy sẽ kéo theo nhiều tệ nạn cũng như các loại hình tội
phạm khác, de dọa đến tình hình an ninh, trật tự Thế giới, đến cuộc
sống lành mạnh của người dân và sự băng hoại đạo đức xã hội.

* Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy:
- Bạn bè lôi kéo, rủ rê.
- Thích tìm cảm giác lạ.
- Đua đòi lối sống ăn chơi.
- Thích tìm khoái lạc.
- Buồn chán, căng thẳng.
- Không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền
đồ, cuộc sống.
- Phong tục tập quán
- Trình độ dân trí thấp
- Các thành viên trong gia trình không quan tâm đến nhau.


- Nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ma túy, buôn bán, sử dụng
ma túy chưa được nghiệm trị ở mọi lúc, mọi nơi.
- Do lạm dụng thuốc giảm đau khi chữa bệnh, hoặc có vấn đề về
sức khỏe tâm thần

* Một số đặc trưng của người sử dụng ma túy:
- Về thực lực: Sống phụ thuộc vào ma túy, sức khỏe suy yếu,

nhiều bệnh tật phát sinh, sẽ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Về tinh thần: Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá
trị về tinh thần, thiếu ý trí quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Về tâm lý: Không có khả năm suy nghĩ, tư duy, suy giảm trí
nhớ, mất phương hướng, không có hứng thú trong sinh hoạt. Luôn
tìm những câu trả lời cốt để đáp ứng mong muốn của người khác
nhằm lẩn trốn bản thân. Lời nói không đi đôi với việc làm, xuất
hiện các biểu hiện tiêu cực.
- Về xã hội: ít các quan hệ công khai chính đáng, sống vật vờ, cô
lập và xa lánh mọi người

* Tác hại của ma túy:
a. Đối với bản thân người sử dụng:
- Hệ tiêu hóa: Người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ
không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm, thường có cảm
giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo bón.
- Hệ tuần hoàn: Thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột
ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh
hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường không
vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch,
thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới.
- Hệ hô hấp: Những đối tượng hút ma túy thường bị hư hại niêm
mạc vùng mũi,viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên
và dưới, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi.
- Các bệnh về da: Người nghiện bị rối loạn cảm giác nên không
cảm thấy bẩn, thường sợ nước nên ngại tắm rửa. Là điều kiện
thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào, viêm
da não.



- Hệ thần kinh: Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ
thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần
kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại
vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Nếu dùng ma túy liều
cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng,
hôn mê.
- Hệ miễn dịch: Ma túy phá hủy và ức chế sự sản sinh tế bào T –
tế bào chính để chống nhiễm trùng, đưa đến suy yếu sự miễn
dịch của cơ thể.
- Nghiện ma túy sẽ dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức
lao động hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí
óc, giảm tuổi thọ.
- Nghiện ma túy làm suy giảm chức năng thải độc, làm cho chất
độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể
suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: áp xe gan,
viêm gan, suy gan, suy thận có khi dẫn đến tử vong. Người gầy
gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi
xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nê do thiếu dinh
dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khỏe
giảm sút rõ rệt.
- Ma túy gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: Ma túy ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh
hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các
giao tử, tạo điều kiện cho các gen độc có điều kiện hoạt hóa dẫn
tới suy yếu giống nòi
b. Đối với nền kinh tế:
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình vì nhu cầu sử
dụng ma túy của người nghiện là rất lớn để thỏa mãn cơn nghiện
của mình.
- Hằng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỉ đồng cho việc

xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công
tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội về cả
số lượng và chất lượng, làm cho thu nhập quốc dân giảm, chi
phí cho dự phòng và y tế tăng cao.


c. Đối với trật tự an toàn xã hội:
- Sử dụng ma túy là nguyên nhân nảy sinh, gia tăng tình hình tội
phạm trong nước gây ảnh hưởng đến An ninh trật tự ( trộm,
cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố, mại dâm, cờ
bạc...)

* Biện pháp khắc phục tệ nạn ma túy:
- Cần phải sử dụng một hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm
trực tiếp vào các nguyên nhân của nó và lấy phòng là chính.
- Củng cố các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ
quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tội phạm ma
túy.
- Có những biện pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân, tố
giác tội phạm ma túy.
- Yêu thương, quan tâm nhiều hơn đối với từng thành viên trong
gia đình và đặc biệt là chăm sóc, khuyên bảo, động viên với các
thành viên bị nghiện ma túy hòa nhập với cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục có hình thức phù hợp với từng
đối tượng, vùng miền. Cùng với truyền thông đại chúng cần
tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền phòng chống tội
phạm ma túy.
- Tăng cường các hoạt động văn hóa để giải trí, vui chơi lành
mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi, đồng thời quan tâm tạo việc

làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm.
- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái
phép ma túy. Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn
ma túy và các tệ nạn khác.

* Pháp luật và ma túy:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009, cụ thể như sau:
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ bảy năm đến mười lăm năm:


a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ
năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba
mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười
kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến
dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới

năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam
đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai
trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó
tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ
một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới
một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai
mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến
dưới sáu trăm kilôgam;


đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến
dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam
đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít
đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó
tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ
năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy
mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở
lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi
kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam
trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít
trở lên;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó
tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các
điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm”


II. Cấu thành tội phạm
1. Đối tượng của tội phạm: Các chất ma túy hoặc các nguyên liệu
có chứa chất ma túy
2. Hành vi khách quan:
Một người bị coi là phạm tội theo Điều 194 BLHS nếu có một
trong các hành vi sau:

- “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp
chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn
dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần
áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm
mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác
định tội này.
- "Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất
hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình
thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay,
tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để
trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để
trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích
mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người
khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người
đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép
chất ma túy với vai trò đồng phạm.
-“Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả
việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc
các lợi ích khác;
+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ
thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);



+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy
chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
+ Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện
một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng
dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Chiếm đoạt chất ma túy”là một trong các hành vi trộm cắp, lừa
đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật,
công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Trường hợp
người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại
chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194
BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.
Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản
xuất trái phép chất ma túy khác thì không truy cứu trách nhiệm
hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng
dưới một gam;
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới
một kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.
3. Yếu tố lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi
cố ý.

4. Chủ thể của tội phạm: Là người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi luật định.
III. Hình phạt:


- Khung hình phạt cơ bản đối với loại tội này là phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
- Khung tăng nặng:
+ Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm nếu phạm tội thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194
+ Phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm nếu phạm tội thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
+ Phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
Vị trí địa lý trồng cây thuốc phiện:
Đặc biệt là “Tam giác vàng”
Vị trí: Nằm trên bờ sông Mêkông thuộc địa phận thành
phố Chiang Rai - một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, nơi
đây những năm 70 đã từng là đại bản doanh của trùm thuốc
phiệnKhun Sa khét tiếng. Phần lớn diện tích Tam giác vàng
nằm trong vùng núi có độ cao 1.000m rất phù hợp với việc
trồng ma túy. Những cánh rừng bạt ngàn có rất ít tuyến
đường giao thông và một vị trí đặc biệt khiến vùng nằm
ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cả ba nước đã mang lại
điều kiện lý tưởng cho việc trồng cần sa.
Những năm 1970-1990, diện tích cây thuốc phiện đến 160.000

ha với số lượng thuốc phiện mỗi vụ đã qua sơ chế 2.560 tấn, bằng
3/4 số lượng thuốc phiện thế giới (khí hậu ôn đới trên độ cao hơn
1000 m và chất đất ở đây rất thích hợp với cây thuốc phiện). Đến
nay, diện tích trồng cây thuốc phiện trên đất Lào, Thái Lan giảm,
còn không đáng kể. Trên đất Myanma, diện tích cũng giảm nhiều
nhưng do rừng sâu, núi thẳm, vô cùng hiểm trở, nơi sinh sống của
nhiều bộ tộc người Wa, Shan, Mông… mặc dù Chính phủ Myanma


đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa kiểm soát cơ bản việc
trồng và chế biến thuốc phiện.
Theo UNODC (văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm)
ước tính trong năm 2005 có 430 km2 đất trồng thuốc phiện ở Miến
Điện [1]. Sự đầu hàng của Khun Sa vào tháng Giêng năm 1996
được Yangon coi như một thành tựu chống ma túy lớn, nhưng
thiếu tâm huyết và sự nhanh nhẹn để loại bỏ các nhóm buôn lậu và
phân phối các loại thuốc bất hợp pháp lớn và thiếu cam kết nghiêm
túc chống rửa tiền vẫn tiếp tục cản trở các nỗ lực chống ma túy
tổng thể. Hầu hết các bộ lạc trồng cây thuốc phiện ở Miến Điện và
ở các vùng cao Thái đang sống dưới mức nghèo khổ.
Myanma đã thay thế Thái Lan trở thành "công xưởng vàng đen" ở
Tam giác vàng và là nơi sản xuất ma túy lớn thứ 2 trên thế giới
sau Afghanistan. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 4,
diện tích trồng cây anh túc ở vùng Tam giác vàng cao nhất là vào
năm 1998 với 130.000 ha, đến năm 2006 thì giảm xuống còn
20.000 ha. Thế nhưng, anh túc lại bùng phát trở lại trong mấy năm
nay khi diện tích trồng loại cây "ma quái" này tăng gấp đôi vào
năm 2010 và chỉ 2 năm sau đã lên đến 50.000 ha, chiếm 29% diện
tích trồng anh túc của thế giới. Trên 90% diện tích trồng cây anh
túc ở khu vực Tam giác vàng được xác định ở bang Shan, miền

đông Myanmar, tiếp giáp Thái Lan và Lào. Từ đây, nhựa cây anh
túc được chuyển đến bang Kachin, gần Trung Quốc và Ấn Độ, để
chế biến thành đủ loại ma túy khác nhau và tung ra thị trường.
Cũng theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, 610 tấn trong tổng số 638
tấn heroin của Tam giác vàng năm 2011 có nguồn gốc từ Myanma
(25 tấn từ Lào, 3 tấn từ Thái Lan). Một năm sau, tỷ lệ này tiếp tục
tăng lên 690/735 tấn heroin, trị giá khoảng 16,3 tỉ USD tức hơn
1/3 GDP của Myanmar.



×