Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những lỗi viết văn thường gặp của học sinh, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.67 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: : Những lỗi viết văn thường gặp của học sinh, thực trạng và giải
pháp.
2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Những năm gần đây, ngành giáo dục đã đưa ra chủ trương đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thay đổi cách dạy, cách học,
cách kiểm tra góp phần nâng cao chất lượng học tập. Đánh giá đúng thực trạng, Bộ đã
chủ trương: để nâng cao chất lượng học tập, góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH bộ môn
phải:“ Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan
trọng, tác động tích cực, mạnh mẽ trong quá trình dạy và học; phải đồng thời vừa đổi
mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì”. Coi trọng việc đổi mới kiểm tra đánh giá
đã tạo ra một bước ngoặt mới thúc đẩy quá trình dạy học và mang lại hiệu quả chất
lượng thực, xoá bỏ “cái kiểu” cho điểm vô tội vạ, “đánh giá cào bằng”, đánh giá theo
tỉ lệ thành tích phần nào đã được hạn chế. Đổi mới PPDH gắn với việc chú trọng đổi
mới kiểm tra, đánh giá đã có tác dụng tích cực trong việc phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh.
1


Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng. Kiểm tra,
đánh giá nhằm thu được, đánh giá đúng thông tin về trình độ khả năng học tập của học
sinh. Mục đích chính là hướng tới điều chỉnh hoạt động dạy và học bộ môn. Qua đánh
giá, kiểm tra, trả bài, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những lỗi mình mắc, đúc
rút được nhiều kinh nghiệm trong cách viết văn, hạn chế những lỗi viết văn, những
khuyết điểm thường vi phạm, hình thành kĩ năng viết đúng, viết hay. Từ đó phát huy


tính tích cực, tư duy độc lập, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học bộ môn, góp
phần nâng cao chất lượng viết văn.
Qua chấm các bài viết làm văn kiểm tra thường xuyên của học sinh ( và có theo dõi
bài làm của HS ở các kì thi tốt nghiệp) bản thân thấy rằng, học sinh thường vi phạm
những lỗi viết văn cơ bản như: lỗi chính tả; lỗi dùng từ không chính xác, lỗi lặp từ, thừa
từ; diễn đạt lủng củng, không rõ nghĩa; không biết cách viết đoạn mở bài; không biết
tách ý thành đoạn; viết thiếu ý, thiếu sáng tạo, không biết cách lập luận...
Điều này có nhiều nguyên nhân, thuộc về người dạy lẫn người học. Về phía người
dạy: trong quá trình dạy học văn, chấm bài, trả bài, chữa lỗi bài viết là khâu vô cùng
quan trọng, nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của quá trình
này. Giáo viên chưa chú trọng đổi mới khâu chấm bài, cách cho điểm và chưa chú trọng
đầu tư vào tiết trả bài, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận biết những lỗi sai,
nguyên nhân và cách sửa chữa. Về phía học sinh , phần lớn các em học tập và sinh hoạt
ở một môi trường không mấy thuận lợi, thiếu thốn phương tiện học tập...nhu cầu chọn
ngành nghề sau khi ra trường...Vì thế số học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ngày càng thu
2


hẹp dần, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng ít. Khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương,
kỹ năng viết và quy trình làm một bài văn của học sinh còn nhiều hạn chế.
Để giúp học sinh có niềm đam mê hứng thú học tập bộ môn và sự tự tin, chủ động, sáng
tạo trong viết một bài văn, người thầy giáo cần có giải pháp thực hiện đúng quy trình trả
bài và hướng dẫn học sinh nhận biết những lỗi sai, nắm được nguyên nhân và cách sửa
chữa khắc phục. Từ đó, hướng dẫn học sinh quy trình, phương pháp, kĩ năng viết đúng
và viết hay một bài văn.
Vì thế, nghiên cứu thực trạng “Những lỗi viết văn thường gặp của học sinh và đưa ra
các giải pháp” cho vấn đề này là việc hết sức cần thiết. Giải pháp của bản thân là làm
thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn cho học sinh phổ
thông trung học. Chúng tôi đã chú trọng đến giải pháp là hướng dẫn học sinh nhận biết
và cách tránh những lỗi hành văn thường mắc phải, tập cho học sinh ý thức chọn lựa từ

ngữ, cách sắp xếp ý, kết cấu hợp lí, kĩ năng diễn đạt câu đúng và hay, tạo lập văn bản
văn học và xã hội hoàn chỉnh…Điều đó đã tạo được niềm hứng thú cho học sinh khi học
tập bộ môn Ngữ Văn. Học sinh sẽ tự tin hơn khi viết văn, học sinh không còn tâm lí:
“ngại”, “chán” và “sợ” khi viết một bài văn nghị luận. Hiệu quả HS học tập bộ môn
ngày càng có kết quả tốt hơn.
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm. ( nêu rõ những nhược điểm cần khắc phục).
Là môn học công cụ, học văn sẽ góp phần hình thành, nâng cao kĩ năng nói- đọc-viếtcảm thụ một văn bản. Trong nhà trường môn Ngữ văn có một đặc thù riêng không
3


giống với những bộ môn khoa học khác. Dưới sự định hướng của người thầy, học sinh
sẽ được cảm thụ những tác phẩm tinh hoa của mọi thời đại, của mọi nền văn học trên thế
giới với bao vấn đề đặt ra của cuộc sống, của nhân loại. Trên cơ sở khám phá, cảm nhận
tác phẩm, học sinh sẽ tập viết văn như những chủ thể sáng tạo độc lập. Kết quả của
những bài viết “tập làm văn” , “tập viết văn”, thái độ với cuộc sống là sản phẩm của một
quá trình giảng dạy và học tập bộ môn của thầy và trò. Đồng thời, thông qua môn học sẽ
hình thành năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao
tiếp. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khoa học khác và ngược lại.
Tuy nhiên trong một thời gian dài, thực trạng học sinh không thích học môn văn, thái
độ chán, sợ, thậm chí là ghét bỏ môn văn là hiện tượng không hiếm ở các nhà trường.
Hiện tượng nhiều học sinh viết văn yếu, không biết cách trình bày một văn bản, diễn đạt
lan man, chữ viết xấu, thiếu ngôn từ diễn đạt ..đạt điểm yếu còn chiếm một tỉ lệ không
nhỏ. Nhiều học sinh tỏ ra chán học, thiếu tự tin khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Kết quả
học tập bộ môn chiếm tỉ lệ thấp
Những tồn tại, hạn chế nói trên là trong quá trình dạy học, người giáo viên chưa thật
sự đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học còn mang tính truyền thống,
người giáo viên chưa chú trọng đổi mới khâu chấm bài, cách cho điểm. Giáo viên không
đầu tư và thực hiện chưa đúng quy trình tiết trả bài. Cách chấm bài của giáo viên chiếu
lệ, ngại khó, chấm cho xong. Không ít giáo viên, khi chấm chỉ chú ý mặt nội dung tư
tưởng, mà không chú ý đến khâu diễn đạt của học sinh. Hoặc một số giáo viên trong quá

trình kiểm tra, đánh giá cho điểm theo kiểu bình quân “cào bằng”: 5-6-7 điểm, chỉ nêu
4


khuyết điểm, xem nhẹ khâu sửa lỗi, không hướng dẫn học sinh nhận biết những lỗi vi
phạm, chưa chỉ cho học sinh nhận biết nguyên nhân mắc lỗi. Giáo viên không hướng
dẫn các em quy trình viết văn. Hơn thế nữa, người dạy chưa phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh trong quá trình tự học-để cho học sinh tự sửa chửa lỗi viết
văn mà mình mắc phải. Việc cho điểm của nhiều giáo viên chưa có sự phân hoá, không
mạnh dạn đánh giá điểm tối đa với bài làm sáng tạo trong cách viết. Vẫn còn hiện tượng
giáo viên ngại cho điểm kém đối với những trường hợp chay lười, những bài mắc nhiều
lỗi…vì thế không khích thích được lòng đam mê học văn và hứng thú viết văn của học
sinh. Ở một bộ phận giáo viên vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích kiểm tra, đánh
giá cho điểm một cách chủ quan dễ dãi theo “tỉ lệ khoán” do cá nhân, tổ, nhà trường đề
ra… Chấm bài, trả bài, chữa lỗi bài viết là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dạy
và học văn học, nhưng thực tế không ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng
của quá trình này.
Nhận thức được những hạn chế nói trên, qua thực tiễn giảng dạy đã bản thân đã chọn
lựa phương pháp hướng dẫn học sinh nhận biết lỗi sai, nắm được nguyên nhân và đề ra
những giải pháp để khắc phục để góp phần cải thiện thực trạng trên.
4. Mục đích của giải pháp sáng kiến.
Thực trạng trong thời gian qua và hiện nay, chất lượng học tập bộ môn của học sinh
còn thấp, học sinh viết văn còn phạm nhiều lỗi sai cơ bản. Để giúp học sinh có niềm
đam mê hứng thú học tập, sự tự tin, chủ động và sáng tạo trong cách viết một văn bản
nghị luận, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy- học bộ môn văn, người giáo viên
5


cần nhận thức đúng đắn và thực hiện đúng quy trình trả bài, chúa trọng hướng dẫn học
sinh nhận biết những lỗi sai, nắm được nguyên nhân và cách sửa chữa. Từ đó hướng dẫn

học sinh quy trình, phương pháp, kĩ năng viết đúng và viết hay một bài văn.
Giải pháp của bản thân là làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn Ngữ văn cho học sinh THPT, bản thân đã chú trọng việc hướng dẫn học sinh
phương pháp, kĩ năng qui trình viết đúng, viết hay một văn bản văn học và xã hội hoàn
chỉnh. Giải pháp đặt ra là người giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và cách khắc
phục những lỗi hành văn thường gặp, hướng dẫn học sinh tự sửa chữa những lỗi mà
mình mắc phải. Từ đó, hình thành cho học sinh ý thức lựa chọn từ ngữ, chọn ý, sắp xếp
ý, kĩ năng hành văn đúng và hay. Hiệu quả của việc thực hiện những giải pháp ấy là đã
tạo được hứng thú học tập bộ môn Ngữ Văn cho học sinh. Học sinh cảm thấy tự tin hơn
khi viết văn, các em không còn tâm lí: “ngại”, “chán” và “sợ” khi viết một bài Văn nghị
luận. Kết quả học tập bộ môn của học sinh ngày càng tiến bộ.
Mục đích của giải pháp cũng chính là góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ dạy
học mà Ngành giáo dục đề ra: “cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương thức kiểm
tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện phân hóa theo chuẩn
kiến thức kĩ năng, nâng cao chất lượng dạy”. (Công văn số 895/SGDDT-TrH ngày 318-2011,về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDtrH năm học 2011-2012).
5. Thời gian thực hiện:

6


Thực tiễn vấn đề đặt ra trong đề tài đã được bản thân áp dụng và kiểm nghiệm trong
quá trình dạy học từ năm học 2010-2011 đã mang lại nhiều kết quả.
Thời gian tiến hành khảo sát đối tượng và nghiên cứu đề tài, thu thập tư liệu: bắt đầu
từ tháng 9 năm 2011đến tháng 12 năm 2012. Thời gian hoàn thành đề tài: 3 năm 2013.
6. Nội dung:
6.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (nêu rõ, chi tiết, có minh họa sơ đồ,
hình vẽ, biểu bảng, phụ lục..)
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn, hướng dẫn học sinh khắc phục những lỗi viết
văn thường gặp, hình thành cho các em kĩ năng viết đúng và viết hay một văn bản hoàn
chỉnh, sáng kiến đã thực hiện các nội dung sau:

A . Giáo viên cần xác định: Chấm bài - trả bài là một khâu quan trọng trong quá
trình dạy học bộ môn.
Trong quá trình chấm bài, cách đánh giá của giáo viên qua lời phê rất quan trọng, lời
phê sẽ khuyến khích tinh thần, tạo sự hưng phấn yêu thích học tập của các em. Lời nhận
xét của giáo viên về bài viết sẽ tác động đến tinh thần, ý thức học tập của học sinh.
Chấm bài nhất thiết phải có nhận xét, tránh lời nhận xét chung chung chỉ bằng một vài
từ ngữ: “được”, “chưa được”, “bài yếu”, “bài viết sơ sài”, “không hiểu đề”, “xa đề”,
“lạc đề”…Lời nhận xét của giáo viên thể hiện trên hai phương diện: đạt yêu cầu và chưa
đạt về nội dung lẫn hình thức. Qua lời phê, học sinh sẽ nhận thấy khiếm khuyết của bản
thân để khắc phục, phát huy những mặt đạt được. Muốn có lời nhận xét đúng đắn với
7


từng bài viết, đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao trong việc
chấm bài. Bởi chấm bài là một khâu rất quan trọng trong chu trình chấm -trả bài tác
động mạnh mẽ, tích cực đến quá trình dạy và học bộ môn.
Người giáo viên cần xác định yêu cầu cơ bản của tiết trả bài: kiến thức, kĩ năng,
phương pháp…Giờ trả bài được tiến hành như sau:
Bước 1: giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài dựa theo trí nhớ. Cho học sinh
xác định lại yêu cầu về nội dung, thể loại, phạm vi tư liệu.
Bước 2: Dựa vào kết quả bài làm, giáo viên tổng kết tình hình làm bài của học sinh
ở các mặt: ưu -khuyết điểm chính, về nội dung kiến thức, hình thức bài làm, kết quả đạt
được, tinh thần thái độ làm bài của học sinh...những bài viết sáng tạo của cá nhân được
tuyên dương, những hiện tượng, những lỗi cơ bản đáng chú ý.
Bước 3: Dựa vào yêu cầu của đề, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài
hoàn chỉnh. Học sinh sẽ đối chiếu với dàn bài để tự nhận xét về những thiếu sót trong
bài viết của mình.
Bước 4: Vấn đề cốt lỗi quan trọng ở tiết trả bài là giáo viên dành nhiều thời gian
hướng dẫn học sinh tự sửa chữa những lỗi sai phạm, thiếu sót về dùng từ, viết câu, dựng
đoạn, hành văn, thậm chí cả hình thức chữ viết…

Bước 5: giáo viên chọn những bài văn hay tiêu biểu đọc trước lớp, hoặc những đoạn
văn viết tốt cho cả lớp nghe để học tập rút kinh nghiệm. Cần tạo một không khí thân
mật, dân chủ để học sinh có thể yêu cầu thầy giáo giải đáp những thắc mắc về điểm số
8


và cả nội dung bài viết…Có như thế, giáo viên mới tạo điều kiện tốt để học sinh hoàn
thiện hơn về những bài viết văn tiếp theo của mình.
B.Giáo viên hướng dẫn HS nhận biết những lỗi sai thường gặp khi viết văn.
Bảng thống kê những lỗi viết văn thường gặp của HS.
Lớp

Số bài/

Lỗi dùng từ

Viết câu sai

Bài viết

( lặp từ, thừa từ,

NP

Diễn đạt

Các lỗi khác

Lỗi mở


(chữ viết, chính

bài, Kết

dùng từ không

tả, diễn xuôi, ý

đoạn

chính xác )

lộn xộn, thiếu
dẫn chứng..)

29 bài
12A

12G

S/L
13

%
44,8

S/L
10

BV Số 1

29 bài

12

41,3

11

BV Số 2
29 bài

15

51,7

8

BV Số 3
32 bài

18

56,2

12

BV Số 1
32 bài

7


21,8

5

%
34,4
37,9
27,5
37,5
15,6

S/L
11

%
37,9

S/L
12

%
41,3

S/L %
22 75,

13

44,8


15

51,7

17

8
58.

18

62,1

13

44,8

18

6
62,

13

40,6

15

46,8


20

1
62,

7

21,8

4

12,5

5

5
15,

BV Số 2
32 bài

6

18,7

4

12,5


5

15,6

3

9,4

3

6
9,4

KT

BV Số 3
29 bài

4

13,7

3

10,3

3

10,3


4

13,7

0

0

sau

Bài HK I



Nhìn bảng thống kê trên, chúng tôi thấy những lỗi viết văn học sinh thường gặp: viết

sai chính tả, dùng từ sai chuẩn mực, sử dụng từ không đúng nghĩa, không hợp phong
cách, hiện tượng lặp từ, thừa từ nhiều, sử dụng từ mang màu sắc địa phương. Viết câu
9


sai ngữ pháp, diễn đạt lủng củng thiếu lô gic, ý tứ lộn xộn, chưa biết cách mở bài, kết
bài, bài viết thiếu cân đối.. Các lỗi viết văn học sinh thường mắc:
B1. Lỗi sử dụng từ ngữ:
* Lỗi viết sai chính tả: xuất phát từ việc HS không hiểu nghĩa của từ, không ý thức
khi viết.
* Lỗi sử dụng từ không hợp phong cách: nguyên nhân học sinh không nắm phong
cách ngôn ngữ nghị luận, chưa biết lựa chọn từ ngữ để diễn đạt phù hợp.
* Lỗi lặp từ, thừa từ: là hiện tượng phổ biến ở bài viết của học sinh. Nguyên nhân vốn
từ ngữ của học sinh nghèo, học sinh chưa có ý thức lựa chọn từ ngữ khi sử dụng.

* Lỗi sử dụng từ không đúng nghĩa, sai chuẩn mực: Học sinh không hiểu rõ ý nghĩa
của từ
B2. Lỗi viết câu không đúng ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vế trong một
câu ghép, viết câu không rõ nghĩa. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi sau:
* Lỗi viết câu sai ngữ pháp, viết thiếu cả thành phần chủ ngữ lẫn vị ngữ:
* Lỗi viết thiếu thành phần chủngữ:
* Lỗi viết thiếu thành phần vị ngữ
* Lỗi viết thiếu một vế của câu ghép.

10


B3. Lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, viết câu dài lê thê, lủng củng, phát triển thành nhiều
thành phần phụ, mở rộng thành phần trọng tâm thông báo làm câu văn lan man, thiếu
mạch lạc.
B4. Các lỗi khác: lỗi diễn đạt, hành văn, chưa biết cách mở bài, kết bài, chưa biết tách
đoạn để diễn đạt ýbố cục bài viết.
C. Giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt
hay trong văn nghị luận
Thực tiễn trong quá trình dạy học, chúng tôi đúc rút một số yêu cầu về diễn đạt và
cách diễn dạt hay khi viết một bài văn nhằm mang lại hiệu quả cao.
Sáng kiến đã đề ra các giải pháp: giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm văn như
kĩ năng tìm hiểu đề; kĩ năng phân tích, bình giảng; các thao tác nghị luận; Những điều
cần lưu ý khi viết một bài văn hay; Kĩ năng và phương pháp viết đoạn-luyện mở bài, kết
bài; yêu cầu về diễn đạt để có lời văn hay: về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong
bài viết, cách dùng từ độc đáo, kỉ năng viết câu linh hoạt, kỉ năng mở rộng, nâng cao, so
sánh vấn đề, kỉ năng lập luận sắc sảo chặt chẽ, cách lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn
chứng…những lỗi thường gặp cần tránh. Chúng tôi dành nhiều thời gian để học sinh
thực hành bằng việc tự sửa lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn. Giáo viên hướng dẫn một số
kĩ năng cụ thể:

C1.Cách dùng từ chính xác độc đáo

11


Một bài văn hay hấp dẫn phải là bài văn có vốn từ phong phú, được sử dụng chính
xác, linh hoạt. Dùng từ chính xác, độc đáo, đúng chỗ là một trong những yếu tố quyết
định để có cách diễn đạt hay. Muốn vậy, người viết cần tích lũy vốn từ phong phú, khi
viết phải có ý thức lựa chọn từ ngữ phù hợp: dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần
thái của sự vật sự việc sẽ đem đến cho người đoc sự khoái chá, cảm phục. Cần lưu ý là
khi không nắm chắc nghĩa của từ, tốt nhất không nên dùng.
C2. Viết câu linh hoạt và viết văn có hình ảnh.
Để tạo giọng điệu cho bài VNL, người viết cần biết vận dụng tất cả các loại câu một
cách linh hoạt. Một bài văn hay là bài văn vận dụng linh hoạt tất cả các kiểu câu-dĩ
nhiên trước tiên phải viết câu đúng. Người viết cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo các
loại câu:
- Dùng câu cảm thán để diễn đạt thái độ của mình.
- Có thể dùng câu đơn, câu đặc biệt, câu tỉnh lượt để làm cho bài văn đa dạng,
không nhàm chán người đọc, vừa thể hiện nội dung diễn đạt đầy đủ, hấp dẫn.
- Trong nhiều trường hợp để khẳng định vấn đề, học sinh có thể viết câu phủ định
của phủ định nhằm nhấn mạnh vấn đề.
Viết văn có hình ảnh: người viết sử dụng từ ngữ phải có tính hình tượng, có sức biểu
cảm cao thực hiện bởi các phép so sánh, liên hệ, đối chiếu tạo cho câu văn sinh động
giàu hình ảnh.

12


C3. Yêu cầu về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết: để có lời văn hay,
yêu cầu người viết hình thành một giọng văn và thay đổi giọng văn trong quá trình viết,

người viết cần linh hoạt trong diễn đạt. Tránh một kiểu viết, một giọng đều đều từ đầu
đến cuối, tạo cảm giác đơn điệu. (để có giọng văn sinh động, hấp dẫn cần sử dụng linh
hoạt hệ thống từ nhân xưng với nhiều màu sắc biểu cảm và hết sức phong phú.)
C4. Ngoài ra để diễn đạt được lời văn hay, bài văn cần vận dụng các thao tác lập
luận, cách triển khai lập luận, cách sử dụng dẫn chứng.
* Kết quả của sáng kiến:
Với một trường mới thành lập như trường PT cấp II-III Võ Thị Sáu, môi trường học
văn không mấy thuận lợi (sách vở, phim ảnh, tác phẩm thiếu thốn, môi trường học tập
còn hạn chế…) chưa có bề dày thành tích về kết quả học tập, tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm
nâng cao song chưa phải là trường có tỉ lệ xếp top đầu so với các trường trong tỉnh. Đội
ngũ giáo viên tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ, vì thế kinh nghiệm dạy như thế nào để học sinh
có chất lượng cao nhất có thể được, tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm phải được nâng cao đó là
điều mà cả Tổ chuyên môn và cả Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm. Trong các năm
qua chúng tôi đã rút ra trong nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học sinh bộ môn
nâng cao chất lượng, hiệu quả viết văn từ việc hướng dẫn các em nhận biết và cách tự
sửa chữa lỗi viết văn thường gặp.. Thực tiễn qua các năm qua, số lượng học sinh giỏi bộ
môn văn đạt kết quả trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh (HS Khối 9 - Năm 2008-2009
thi cấp huyện đạt 4/5, có 2HS tham gia thi cấp tỉnh; năm 2009-2010 tham gia thi cấp
huyện 5/5 đều đạt, một HS được chọn vào đội HSG tham gia thi cấp tỉnh, năm 201013


2011 đội tuyển học sinh giỏi tham gia cấp huyện có 6 HS, kết quả các em đều đạt giải:
1giải nhất, 2 giải nhì, 3giải 3; Ba học sinh được chọn tham gia thi cấp tỉnh, kết quả 1giải
nhì, 2 giảiba). Học sinh khối 12 tham dự học sinh giỏi cấp tỉnh kết quả ngày càng tăng.
Năm 2009-2010, đạt giải 3/4 học sinh – 2 giải 3, 1 khuyến khích, năm 2010-2011 đạt
giải 3/5 học sinh- 3giải 3, 2 giải khuyến khích…2011-2012 đạt giải 5/6 học sinh- 1giải
2, 3 giải 3, 1khuyến khích…2012-2013 đạt giải 7/8 học sinh- 2giải 2, 3 giải 3, 2 giải
khuyến khích…so với các bộ môn khác của trường tỉ lệ học sinh đạt giỏi bộ môn văn
chiếm nhiều …Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình bộ môn của tổ hằng năm trên 70% .
Các kì thi tốt nghiệp hàng năm, học sinh của trường đạt điểm 5 môn văn trở lên chiếm tỉ

lệ ngày càng tăng. Tỉ lệ điểm tốt nghiệp bộ môn của trường luôn đạt ở mức điểm trên tỉ
lệ trung bình chung toàn sở. (tham khảo bảng thống kê dưới)
Đặc biệt kinh nghiệm rút ra từ việc đổi mới cách chấm - trả bài, hướng dẫn học sinh
nhận biết những lỗi viết văn thường gặp, nắm được nguyên nhân, hướng dẫn học sinh tự
sửa chữa, hướng dẫn các em kĩ năng viết văn và cách trình bày một văn bản hoàn chỉnh
có ý nghĩa đẩy mạnh được phong trào học tập bộ môn của học sinh ở nhà trường. Kết
quả năm học 2010 – 2011 bắt đầu tiến hành thực hiện sáng kiến trong giai đoạn thử
nghiệm đến nay đã đạt được kết quả đáng khích lệ như đã nêu trên. Học sinh ngày càng
có ý thức cao và chăm chỉ trong việc học tập bộ môn văn. Hiệu quả, chất lượng viết văn
nâng lên rõ rệt. Nhiều học sinh đam mê yêu thích văn chương, các em đã thấy được tầm
quan trọng của bộ môn ngữ văn trong nhà trường. Cùng với việc học tập để tham gia các
kì thi, rất nhiều học sinh đã trưởng thành nhanh chóng, năng lực tiếp nhận và tạo lập
14


văn bản của các em được nâng cao. Học sinh được có một nền móng kiến thức vững
vàng, tiếp tục thi vào các trường đại học, chuyên nghiệp ngày càng có kết quả cao.
Bảng thống kê tỉ lệ điểm bộ môn hàng năm.

Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012

Chất lượng bộ

Điểm TB ≥5 

môn của tổ


Lớp dạy cá nhân

Giỏi-khá

TB

Đầu năm

Cuối năm Điểm ≥5 

26,8%
28%
31,2%
30,9%

70,1%
73,9%
73,1%
75,3%

66,38
62,96
63,5
61,1%

79,83
89,74
83,2%
86,4%


Tỉ lệ tốt nghiệp
bộ môn tổ
66,3
69,2
69,7
78,2

6.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Đề tài sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn vào quá trình giảng dạy của bản thân
đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Các giải pháp
đề tài đặt ra cũng được áp dụng phổ biến trong đồng nghiệp thuộc tổ bộ môn toàn trường
qua các năm đã góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên. Điểm
mới và sáng tạo của sáng kiến là tìm ra được phương pháp hướng dẫn phù hợp với đối
tượng học sinh thuộc vùng nông thôn miền biển, bãi ngang còn nhiều khó khăn về môi
trường, điều kiện học tập, giúp học sinh tự tin và say mê học tập và đạt được những
thành tích cao qua từng năm học.
6.3. Hiệu quả lợi ích về kinh tế – Xã hội:
Khi thực hiện đề tài sáng kiến này, chúng tôi đã tạo ra ở học sinh ý thức tự giác, chủ
động sáng tạo và tự tin cùng với niềm đam mê học tập bộ môn. Từ đó tạo ra một phong
trào học tập, đem lại cho các em niềm yêu thích bộ môn. Học sinh đã chủ động, tự tin
15


trong việc định hướng tương lai ở việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp với năng lực học
tập. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tạo ra cho học sinh nền móng vững chắc để các
em tiếp tục theo học ở những cấp học cao hơn và khi bước vào cuộc sống. Về phía giáo
viên, sáng kiến cũng có thể áp dụng, phổ biến nhân rộng cho tất cả giáo viên Văn ở các
trường trong toàn ngành. Sáng kiến cũng mở ra triển vọng góp phần đổi mới phương
pháp dạy học tích cực cho giáo viên bộ môn từ đó nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ

giáo viên.
* Cam kết: chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan

Tác giả sáng kiến

THỦ TRƯỞNG

ĐỖ THÔNG
NGUYỄN TRUNG BÌNH

16


17



×