Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần tư vấn dịch vụ tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.11 KB, 138 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

MỞ ĐẦU
Ngày nay, để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải không
ngừng đổi mới và phát triển. Theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải ngày càng đổi mới và nâng cao chất lượng.
Trong đó, công tác kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội
dung cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền
kinh tế xã hội. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều
cần phải có hệ thống kế toán bởi vì kế toán cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng
như: các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan thuế nhà nước,... trong đó
hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kế toán trong điều
hành, kiểm soát hoạt động kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp.Vì vậy, tổ chức công
tác hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thức
một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản... của doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nâng cao hiệu
quả kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng này trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ
Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6, em đã tìm hiểu và
viết chuyên đề với đề tài “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Tư vấn
Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu báo
cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi
trường và Xây dựng số 6.


Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài
nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6.
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị.

SV: Nguyễn Thị Hằng

1

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ TÀI
NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG SỐ 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài
nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty
Tên Công ty:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và
Xây dựng số 6
Tên tiếng Anh: 6 number construction and environment - resources service
consultant joint stock company
Tên viết tắt: CERSC
Địa chỉ: Số 6B - Dãy B5, ngách 79/25 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa,

Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (043) 7733117, 093 6471588; Fax (043) 7733117
Email:
Mã số công ty: 0105557158 cấp ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Sở Kế hoạch
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Mã số thuế: 0105557158
Tài khoản ngân hàng: 22010000403736, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thăng Long - Hà Nội
Giấy phép hoạt động Đo đạc Bản đồ: Số 512 do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt
Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 28 tháng 3 năm 2013
Người đại diện trước pháp luật: Ông Vũ Quý Dơn - Kỹ sư Trắc địa, cử nhân
kinh tế - Giám đốc Công ty
1.1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
(CERSC) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2011, Công ty có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0105557158 cấp ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Sở Kế
hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
SV: Nguyễn Thị Hằng

2

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN


CERSC là sự tiếp nối ý tưởng cũng như bề dày hoạt động đo đạc bản đồ và tư
vấn Kiến trúc xây dựng công trình của tập thể nhiều kiến trúc sư, kĩ sư Việt Nam.
CERSC với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và các kỹ thuật viên chuyên nghiệp
được đào tạo chuyên sâu, tư vấn xây dựng và thiết kế toàn cảnh bố cục sao cho khách
hàng có được một không gian sống phù hợp với các nhu cầu về mặt sinh hoạt cũng
như về mặt tâm linh. Giúp các tổ chức, cá nhân trong khảo sát, đo vẽ, thành lập bản đồ
địa chính, hệ thống các lưới địa chính, phục vụ cho nhu cầu thiết kế các công trình,
phục vụ các nhà nghiên cứu về thiên nhiên, con người và địa lý, phục vụ các công tác
xây dựng, giao thông, thuỷ lợi,... đã và đang là một cộng sự đắc lực cho các nhà đầu tư
trong các lĩnh vực về Tài nguyên - Môi trường, xây dựng, phát triển đô thị và dịch vụ
hỗ trợ quản lý đầu tư. Kinh nghiệm và trình độ của các nhân viên trong việc áp dụng
những hàng loạt những kỹ năng chuyên nghiệp, khoa học kỹ thuật, những phần mềm
tiên tiến được thể hiện trong tất cả các công việc đã hoàn thành, chính vì vậy CERSC
đảm bảo cung cấp cho khách hàng những giải pháp kỹ thuật tổng thể có chất lượng cao
để giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và kinh tế nhất.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi
trường và Xây dựng số 6
Với mỗi công ty khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau, tuỳ thuộc vào
lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty đó. Công ty Cổ Phần
Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6 có các chức năng và
nhiệm vụ sau:
- Hoạt động đo đạc bản đồ, thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc công
trình, thiết kế nội ngoại thất công trình, các công trình dân dụng, công nghiệp (nhà
xưởng, kho, công trình kỹ thuật phụ trợ).
- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình giao thông, khảo sát các công
trình xây dựng.
- Thiết kế khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn thuộc các
công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
- Thiết kế cấp thoát nước,công trình: Dân dụng, công nghiệp (nhà xưởng, kho,
kho, công trình kỹ thuật phụ trợ), nông, lâm nghiệp (trạm, trại, kho), cấp - thoát nước

độc lập, nuôi trồng thủy sản.
SV: Nguyễn Thị Hằng

3

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

- Khảo sát các công trình xây dựng, khảo sát địa hình.
- Dịch vụ lập hồ sơ mời thầu, mời đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, (không bao
gồm xác định giá gói thầuvà giá hợp đồng trong xây dựng).
- Dịch vụ tư vấn quản lý dự án xây dựng công trình.
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình cho các công trình xây dựng.
- Thi công các công trình xây dựng…
1.3. Quy trình kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ Phần Tư vấn
Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
1.3.1. Quy trình kinh doanh của công ty
Công ty với hoạt động chính là tư vấn xây dựng nên sản phẩm chính là các bản
vẽ thiết kế xây dựng hoàn chỉnh giao cho khách hàng, bản vẽ thiết kế xây dựng được
thực hiện theo quy trình 3 bên như sau:


KHÁCH HÀNG

TƯ VẤN THIẾT KẾ

TƯ VẤN THẨM TRA

Sơ đồ 1.1: Quy trình tư vấn thiết kế bản vẽ của Công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Công ty ký kết hợp đồng và thực hiện thiết kế bản vẽ theo yêu cầu của khách
hàng. Bản vẽ thiết kế được giao cho bên tư vấn thẩm tra và sau đó được chỉnh sửa, bổ
sung cho phù hợp với sự thống nhất của bên tư vấn thẩm tra để trở thành bản vẽ hoàn
thiện giao cho khách hàng.

SV: Nguyễn Thị Hằng

4

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

1.3.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú nên sản phẩm của
công ty còn rất đa dạng, ngoài các sản phẩm dịch vụ như tư vấn thiết kế công trình về
xây dựng được thể hiện dưới dạng tư liệu báo cáo, bản thuyết minh các dự án, các bản

vẽ kỹ thuật công trình, Công ty còn cung cấp các sản phẩm về xây dựng như các công
trình, hạng mục công trình và cung cấp các vật liệu trong ngành xây dựng.
1.4. Đặc điểm lao động của Công ty
Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6 là
công ty chuyên về thiết kế, tư vấn xây dựng nên số lượng và nhân viên của công ty là
không tập trung ở một chỗ mà được phân tán ở các phòng ban, công trình mà công ty
thi công. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn
đề được công ty rất quan tâm. Công ty chỉ tổ chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết
cho các vị trí làm việc mới hoặc thay thế các vị trí cũ. Bộ phận tổ chức tuyển dụng
phải có tờ trình xin Giám đốc công ty phê duyệt, đồng ý. Khi có nhu cầu lao động
trong phục vụ kinh doanh công ty tiến hành tổ chức thuê lao động ở bên ngoài.
Công ty không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm
nâng cao năng lực làm việc, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
được phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau như: phân loại theo giới tính,
tính chất công việc, theo trình độ lao động, và được thể hiện qua bảng sau:

SV: Nguyễn Thị Hằng

5

Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN


Biểu số 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên Môi trường và xây dựng số 6 qua 3 năm 2012 - 2014
So sánh 2013/2012

So sánh
2014/2013
%
Giá trị
tăng
tăng
(giảm
(giảm)
)

STT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Giá trị
tăng
(giảm)

% tăng
(giảm)


1

I. Tổng số lao
động

21

24

27

3

1.14

3

1.13

Trực tiếp

17

19

20

2


1.12

1

1.05

Gián tiếp

4

5

7

1

1.25

2

1.40

Lao động nam

17

19

21


2

1.12

2

1.11

Lao động nữ

4

5

6

1

1.25

1

1.20

Đại học

10

12


16

2

1.20

4

1.33

Cao đẳng

9

9

9

0

1.00

0

1.00

Trung cấp

2


3

2

1

1.50

-1

0.67

2
3

II. Phân theo
giới tính

4
5
6

III. Phân theo
trình độ

7
8
9
10


Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua biểu 1.1 cho thấy tình hình lao động của công ty qua các năm đã tăng lên
về số lượng lao động cụ thể: Năm 2012 tổng số lao động là 21 người, năm 2013 tăng
lên 24 người và năm 2014 tăng lên 27 người. Về trình độ lao động cũng tăng lên theo
số lượng lao động nhất là về trình độ đại học, cụ thể năm 2012 là 10 người, năm 2013
tăng lên 12 người và năm 2014 tăng lên 16 người. Điều này cho thấy trong tình hình
kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn giữ vững được vị thế của mình không những thế
còn phát triển, mở rộng quy mô nên không ngừng tuyển thêm lao động mỗi năm.
SV: Nguyễn Thị Hằng

6

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài
nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Q
ẢN
TRỊđốc
Ban Giám


Phòng Quản lý Kỹ thuật

Phòng hành chính, kế toán

thuỷ lợi

Phòng
Phòng
thiết kế,
thiết kế
thuỷ
lợi
quy
giao
hoạch,
thông,
t
xây
thuỷ lợi
dựng

Phòng xử
lý số liệu
nội
nghiệp,
đánh giá
tác động
môi
trường


Phòng
tư vấn
giám
sát

Phòng
đo đạc
bản đồ,
khảo sát
địa chất
công
trình

Đội
Thi
công
XL

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chức năng của bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc:
Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và là người điều
hành cao nhất mọi hoạt hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo,
điều hành công việc của doanh nghiệp.
Phòng quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ chỉ đạo việc thiết kế các bản vẽ đúng kỹ
thuật và yêu cầu của hợp đồng; điều động, phối hợp giữa các phòng ban, tổ đội, đảm

nhận cung ứng.
SV: Nguyễn Thị Hằng

7

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

Phòng hành chính, kế toán: Giúp giám đốc thực hiện các chính sách quản lý
và sử dụng lao động và có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản
lý, là bộ phận quan trọng của trong việc kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ chính là
ghi chép, phản ánh, kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ phát sinh cũng như tình hình sử
dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, và kiểm tra tài chính, lập báo cáo định kỳ, phân tích
chính xác tình hình tài chính, định mức lao động, kế hoạch và sử dụng vốn hiệu quả.
Các phòng còn lại: trực tiếp thực hiện việc thiết kế theo nhiệm vụ cụ thể, thiết
kế các bản vẽ đúng kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng, phối hợp thực hiện.
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2012 - 2014
Qua bảng số liệu (Biểu số 1.2 trang 9) cho thấy tình hình kinh doanh của công
ty trong 03 năm có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể về tình hình doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, năm 2012 là 252.041.795 đồng, năm 2013 là 348.279.197 đồng tăng
1,38% so với năm 2012, nhưng năm 2014 doanh thu lại giảm xuống còn 308.108.739
đồng tương ứng với giảm 0,88% so với năm 2013.
Bên cạnh đó không những doanh thu giảm mà tình hình về lợi nhuận sau thuế
của công ty cũng giảm đáng kể. Cụ thể năm 2014 giảm 23.132.460 đồng tương ứng với

giảm 0,88% so với năm 2013, trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2012 lại là
28.207.627 đồng chênh lệch khá nhiều so với năm 2014. Điều này cho thấy công ty
đang gặp khó khăn trong việc giảm các chi phí , hạ giá thành nâng cao chất lượng sản
phẩm để tăng lợi nhuận, hoặc công ty đang đầu tư quá nhiều khiến cho lợi nhuận sau 2
năm liên tục giảm. Cụ thể ta thấy các chi phí khác đều tăng lên đáng kể thông qua biểu
số liệu.

SV: Nguyễn Thị Hằng

8

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

Biểu số 1.2: Kết quả kinh doanh qua 3 năm 2012 - 2014 (ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu

1. DT BH và
CCDV

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

Chênh lệch tăng (giảm)
Năm (2013/2012)
Năm (2014/2013)
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Giá trị
Giá trị
(%)
(%)

252.041.795

348.279.197

308.108.739

96.237.402

1,38

(40.170.458)

(0,88)

252.041.795

348.279.197


308.108.739

96.237.402

1,38

(40.170.458)

(0,88)

175.736.000

51.514.546

(124.221.454)

0,29

172.543.197

256.594.193

84.050.996

1,49

2. Các khoản
giảm trừ DT
3. DT thuần
(3) = (1) - (2)

4. Giá vốn
hàng bán
5. Lợi nhuận
gộp về BH và
CCDV

252.041.795

(6) = (3) - (4)
6. CP tài

chính
8. CPQLDN

(0,68)

10.465.847

chính
7. DT tài

(79.498.598)

10.465.847

147.250

201.548

1.037.578


54.298

1,37

836.030

5,15

223.981.418

145.526.478

271.018.383

(78.454.940)

(0,65)

125.491.905

1,86

28.207.627

27.218.267

(23.852.459)

(989.360)


(0,96)

(51.070.726)

(0,88)

28.207.627

27.218.267

(23.852.459)

(989.360)

(0,96)

(51.070.726)

(0,88)

28.207.627

27.218.267

(23.852.459)

(989.360)

(0,96)


(51.070.726)

(0,88)

9. LN thuần
(10) = (5) +
(6) - (7) - (9)
10. LN trước
thuế
11. LN khác
12. LN trước
thuế

(Nguồn: Phòng kế toán)

SV: Nguyễn Thị Hằng

9

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

PHẦN 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN DỊCH VỤ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG SỐ 6
2.1. Khái quát về bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài
nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Hiện nay công tác kế toán trong mỗi doanh nghiệp rất quan trọng, nhờ có số
liệu do kế toán cung cấp mà các doanh nghiệp có thể tổng hợp, phân tích hiệu quả
nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kịp thời. Nhưng dù là bất kì trong đơn vị nào kế toán
phải đảm bảo sự hợp lý, khoa học, dễ hạch toán và quản lý, thực hiện được đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ của mình. Là đơn vị hạch toán độc lập, phòng Kế toán Công ty
Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6 có quyền hạn
sau:
- Lập kế hoạch tài chính trong kỳ kế hoạch đồng thời có biện pháp lo nguồn
vốn trong khâu mua sắm phục vụ nhu cầu kinh doanh.
- Lập sổ kế hoạch theo dõi quá trình hoạt động SXKD, tổ chưc hạch toán theo
nguyên tắc, theo pháp lệnh kế toán thống kê của công ty.
- Theo dõi chế đệ kế toán, tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn.
- Theo dõi quản lý vống bằng tài sản cố định, vốn lưu động. Lập chứng từ theo
dõi diễn biến hoạt động SXKD của công ty.
- Có quyền dừng mọi khoản chi sai nguyên tắc, gây tổn thất cho công ty, cho xã
hội cũng như không mang lại cho hiệu quả cho công ty. Khi xảy ra các tình huống trên
cần báo cáo ngay cho giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhằm giải quyết
công việc một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn nhất đảm bảo không vị phạm
nguyên tắc, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty và lợi ích chung của
cả xả hội.
Do số lượng nhân viên còn ít, khối lượng công việc thì nhiều nên mô hình tổ
chức bộ máy kế toán mà công ty chọn là cách tổ chức theo kiểu trực tuyến với mô hình
kế toán tập trung. Theo kiểu hệ trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân
SV: Nguyễn Thị Hằng


10

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

viên phân hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh.Với cách tổ chức bộ máy
kế toán này có thể giúp các nhân viên hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc.
Phòng kế toán bao gồm 4 người: 1 người kế toán trưởng và nhân viên kiêm
nhiệm. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ:

Kế toán trưởng

Kế toán kinh doanh

Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây
dựng số 6 được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kê toán trong
công ty được tiến hành tập trung tại Phòng kế toán. Hiện nay, phòng kế toán của

doanh nghiệp gồm 4 người có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ
máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chỉ đạo
tổ chức thực hiện công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty
theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát nền kinh tế tài chính nhà
nước tại công ty. Và là người chịu trách nhiệm chung trước công ty về tình hình kế
toán tài chính trong doanh nghiệp và toàn bộ số liệu do phòng kế toán đưa ra.
Kế toán tổng hợp: tại công ty với cơ cấu tổ chức đơn giản, kế toán tổng hợp
đồng thời kiêm luôn kế toán tài sản cố định và kế toán tiền lương, công việc cụ thể là
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và vào sổ cái, kiểm tra các phần hành
kế toán chi tiết, lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ, lập báo cáo định kỳ.

SV: Nguyễn Thị Hằng

11

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

- Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời những thông
tin về tình hình tăng, giảm, hiện có cũng như hiện trạng của tài sản cố định trong
doanh nghiệp, đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định
cho từng bộ phận.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp về số lao động,

thời gian lao động của các cán bộ công nhân viên, tính và theo dõi tình hình thanh toán
tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên theo chế độ quy định, lập các
báo cáo lao động tiền lương và thanh toán tiền lương cho nhân viên.
Kế toán kinh doanh: có nhiệm vụ ghi chép tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra thủ tục chứng từ, chữ ký, con dấu hợp lý, hợp
pháp. Làm thủ tục thu, chi cho người nộp tiền, người lĩnh tại doanh nghiệp hoặc nơi
người trả, người nhận.
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường
và Xây dựng số 6 tuy gọn nhẹ, đơn giản nhưng phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ
chức quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp. Tuy chỉ có 4 kế toán nhưng luôn đáp
ứng được các yêu cầu công việc đề ra, xử lý thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ,
cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý.
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty Cổ Phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6 áp
dụng hình thức kế toán trên máy vi tính trên cơ sở hình thức Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thúc kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế
toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các
hình thức kế toán quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế
toán, nhưng in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thực hiện theo sơ
đồ sau:

SV: Nguyễn Thị Hằng

12

Lớp: K8 - KTDNCN



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

Chứng từ
kế toán

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toáncùng loại
Máy vi tính

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản
trị

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hàng ngày kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng
làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào

máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán (phần mềm
kế toán MISA).
Phần mềm kế toán Misa công ty đang áp dụng lại chỉ sử dụng đến 9 phân hệ
bao gồm: Quỹ, ngân hàng, mua hàng, bán hàng, kho, tài sản cố định, thuế, tiền lương
và cổ đông. Vì vậy việc tính giá thành hay kết chuyển kế toán vẫn phải sử dụng tính
toán bằng tay, việc sử dụng phần mềm này chỉ giảm bớt một phần công việc vào sổ
sách thay cho kế toán, chứ không thay thế hoàn toàn.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin sẽ được tự động nhập vào
các sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
SV: Nguyễn Thị Hằng

13

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

đã được nhập vào trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo
tài chính theo quy định.
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi
trường và Xây dựng số 6 áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC

dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2007 của Bộ Tài chính.
+ Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán năm (bắt đấu từ ngày 01/01
đến 31/12).
+ Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thương xuyên.
+ Phương pháp tính giá NVL, CCDC xuất kho: phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
+ Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: theo khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương.
+ Phương pháp tính giá sản phẩm: phương pháp tính giá trực tiếp.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên Môi trường và Xây dựng số 6
2.2.1. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tình hình công tác quản lý
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty.
Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty chủ yếu là mua ngoài.
Nguyên vật liệu của công ty sử dụng chủ yếu là vật dụng văn phòng phẩm, bao
gồm: bút bi, bút kim, ghim, ruột chì, bút xóa, bút bảng, hồ dán, ghim cài, nịt chun,
giấy A4, A3, giấy bìa, cặp, mực in, pin, ...
Công cụ dụng cụ bao gồm có: dụng cụ văn phòng như bàn làm việc, tủ hồ sơ,
két bạc, bàn giập ghim, đồng hồ và một số đồ dùng khác như là: kìm điện, găng tay
cao su, bóng điện, phích cắm điện, …
Công tác quản lý nguyện vật liệu, công cụ dụng cụ
SV: Nguyễn Thị Hằng

14

Lớp: K8 - KTDNCN





Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN

NVL, CCDC ở công ty được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị. Trong đó thủ
kho chịu trách nhiệm theo dõi về mặt số lượng còn kế toán chịu trách nhiệm theo dõi
về mặt giá trị. Tất cả NVL, CCDC đều được lưu trữ bảo quản tại kho của công ty.
Phương pháp hạc toán NVL, CCDC là phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá vật tư
Khi mua vật tư về nhập kho,kế toán hạch toán theo giá trị thực tế:
Tổng giá

Gía mua
NVL,
CCDC

=

thanh
toán trên

Chi phí phát sinh

Các khoản

trong quá trình


chiết khấu được

+

hóa đơn

mua, vận chuyển

-

(chưa bao gồm

hưởng, thuế

Các khoản
+

GTGT được

thuế chưa
được khấu

trừ
thuế GTGT)
khấu trừ
Phương pháp tính giá xuất kho, công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất

trước.
Công tác kiểm tra vật tư tồn kho

Định kì cuối tháng thủ kho tiến hành kiểm kê NVL, CCDC trong kho.
2.2.1.2 Thủ tục nhập xuất vật tư và công cụ dụng cụ tại công ty
Thủ tục mua và nhập kho vật tư , công cụ dụng cụ
Khi mua vật tư từ bên ngoài về sử dụng phải có HĐ GTGT do bên cung cấp lập.
Các chi phí phát sinh khi mua NVL được cộng vào với giá gốc của NVL.
Các loại vật tư trước khi nhập kho đều phải tiến hành thủ tục kiểm nghiệm trước
khi nhập kho. Khi NVL được mua về hoặc nhận về, người giao hàng giao HĐ GTGT
(Liên 2) của bên cung cấp hoặc các chứng từ khác cho kế toán đội thi công xem xét
tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, nếu như nội dung ghi trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ
sẽ được chuyển xuống bộ phận kho để làm thủ tục nhập kho. Trước khi nhập kho vật
tư, thủ kho phải có trách nhiệm xem xét cụ thể số vật tư thực tế nhập kho cả về số
lượng và chất lượng, so sánh, đối chiếu với số ghi trên phiếu nhập kho, sau đó kí vào
phiếu nhập kho, ngoài ra thủ kho còn có trách nhiệm bố trí sắp xếp vật tư, các loại
nguyên liệu một cách hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về bảo quản cũng như kiểm tra tình
hình NVL của công ty.
Thủ tục xuất vật tư và CCDC

SV: Nguyễn Thị Hằng

15

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN


Khi có nhu cầu về vật tư, thủ kho căn cứ vào yêu cầu về chủng loại, số lượng,
quy cách của NVL xin xuất dùng để tiến hành xuất kho vật tư và lập phiếu xuất kho.
Người bán

Nhu cầu sản xuất

Chứng từ mua hàng

Phiếu lĩnh vật tư

Kiểm tra số lượng,
chất lượng vật tư

Phê duyệt

Nhập kho

Xuất kho
Thẻ kho

Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.2.1.3 Chứng từ, sổ sách kế toán và tài khoản kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán
Công ty sử dụng mẫu chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ - BTC.
- Phiếu nhập kho - Mẫu 01 - VT.
- Phiếu xuất kho - Mẫu 02 - VT.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ - Mẫu 03 - VT.
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Mẫu 04 - VT.
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ - Mẫu 05 - VT.

- Bảng kê mua hàng - Mẫu 06 - VT.
- Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên liệu vật liệu - Mẫu 07 - VT.
Ngoài ra, để làm căn cứ nhập kho, xuất kho công ty còn sử dụng chứng từ:
- Hóa đơn GTGT (Liên 2) - Mẫu số 01GTKT - 3LL.
- Phiếu xin lĩnh vật tư.
Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết NVL, CCDC - Mẫu số S10 - DN
- Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC - Mẫu số S11 - DN
16
SV: Nguyễn Thị Hằng
Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN

- Thẻ kho - Mẫu số S12 - DN
- Sổ cái Tài khoản 152, 153, sổ nhật ký chung
Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 152, 153.
2.2.1.4 Quy trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty
Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu công ty sử dụng phương pháp thẻ song
song để phản ánh chi tiết số lượng, giá trị, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng
loại NVL, CCDC theo từng kho và từng người phụ trách quản lý kho.
Thẻ kho
Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Sổ kế toán chi tiết

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ kế toán tổng hợp

Đối chiếu:

Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán chi tiết NVL, CCDC của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ
song song tại công ty:
- Ở kho: thủ kho dùng “ Thẻ kho” để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL,
CDCD về mặt số lượng. Thẻ kho được mở cho từng loại NVL, CCDC. Hàng ngày, thủ
kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ
kho. Cuối tháng, thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt
số lượng theo từng loại NVL, CCDC ở từng Thẻ kho.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở “Sổ kế toán chi tiết” để theo dõi chi tiết về mặt số
lượng và giá trị cho từng loại NVL, CCDC tương ứng với Thẻ kho mở tại kho. Hàng
ngày, kế toán căn cứ vào Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho để phản ánh vào Sổ kế
SV: Nguyễn Thị Hằng

17

Lớp: K8 - KTDNCN



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng Sổ kế toán chi tiết NVL,
CCDC và đối chiếu với Thẻ kho.
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, vào thời điểm cuối kỳ,
kế toán phải căn cứ vào các Sổ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết NVL,
CCDC về mặt giá trị của từng loại.
2.2.1.5 Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ví dụ: Ngày 25/12/2014, mua 15 Ram giấy in A4 đơn giá là 65.000 đồng/Ram theo
hóa đơn bán hàng thông thường số 0053752.
Tổng giá thanh toán = 15 * 65.000 = 975.000 đồng
Trị giá nhập kho = 15 * 65.000 = 975.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn phát sinh kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152
Có TK 111

: 975.000 đồng
: 975.000 đồng

Quy trình hạch toán nhập kho trên phần mềm
Từ số liệu trên kế toán phản ánh phần nguyên giá của nguyên vật liệu vào phiếu
nhập kho, sau đó vào sổ nhật ký chung, cụ thể ta có hóa đơn đầu vào của công ty là
Hóa đơn mua hàng liên 2 (Biểu 2.1 trang 20)
Từ số liệu trên hóa đơn mua hàng - mua nguyên vật liệu, kế toán tiến hành nhập
dữ liệu vào phần mềm kế toán như sau:

Đối với kế toán nguyên vật liệu:
- Vào giao diện bàn làm việc của phần mềm, chọn phân hệ mua hàng, chọn
thêm mới (Ctrl +N), chọn mua hàng thanh toán ngay, chọn hình thức thanh toán tiền
mặt và đã nhận hóa đơn
- Khai báo thông tin chung trên phần mềm:
+ Khai báo đối tượng, địa chỉ, người giao, diễn giải và kèm theo chứng từ
+ Khai báo ngày chứng từ: Ngày chứng từ, ngày hạch toán và số chứng từ
+ Khai báo chi tiết: Mã hàng, diễn giải, kho, TK Nợ, TK Có, đối tượng hạch
toán, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, tỷ lệ chiết khấu, tiền chiết khấu, chí phí
mua, ký hiệu hóa đơn, số hiệu hóa đơn, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế…
- Sau khi khai báo thông tin chung xong, chọn cất (Ctrl + S) để lưu.
SV: Nguyễn Thị Hằng

18

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

Hoặc có thể kế toán vào giao diện bàn làm việc của phần mềm, chọn kho, chọn
nhập kho để tiến hành nhập kho NVL:
- Khai báo thông tin trên hóa đơn như đối với phần khai báo mua hàng, sau đó
chọn cất để lưu.
Như vậy dữ liệu đã được nhập vào phần mềm và từ dữ liệu đã nhập đó sẽ tự
động cập nhật vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ nhật ký chung và sổ cái nguyên vật

liệu.
Đối với kế toán công cụ dụng cụ:
Tương tự như phần nguyên vật liệu, kế toán cũng nhập số liệu trên phân hệ kho
nhưng không phải là vật tư hàng hóa mà chọn công cụ dụng cụ, sao đó khai báo thông
tin giống như nguyên vật liệu sau đó nhấn nút cất để lưu.
Để in phiếu phập kho, nhấn nút in để in phiếu nhập kho, (ví dụ phiếu nhập kho
Biểu số 2.2, trang 22).

SV: Nguyễn Thị Hằng

19

Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN

Biểu số 2.1: Hoá đơn đầu vào
HOÁ ĐƠN

Mẫu số 02GTTT3/001

BÁN HÀNG

Ký hiệu: 01AN/14P


Liên 2: (Giao cho khách hàng)

Số: 0053752

Ngày 25 tháng 12 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Hoàng Thị Hà
Địa chỉ: Quầy 56 - A1 - Chợ Đồng Xuân
MST: 0101324963
Số TK : ............................... tại: Ngân hàng ........................................
Điện thoại: ...........................................................................................
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Tuyển
Đơn vị: Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên - Môi trường và Xây dựng số 6
Địa chỉ: Số 6B - Dãy B5, ngách 79/25 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, TP Hà Nội
Số TK: 22010000403736 tại: BIDV chi nhánh Thăng Long - Hà Nội

Hình thức thanh toán: Tiền mặt
MST: 0105557158
Tên hàng hoá.
STT
ĐVT Số lượng
Đơn giá
dịch vụ
A
B
C
1
2
1 Giấy in A4
Ram
15

65.000

Thành tiền
3 = 1×2
975.000

Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ:

975.000

Số tiền viết bằng chữ: Chín trăm bảy lăm nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng

Người bán hàng

(Ký. ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(Cần kiểm tra. đối chiếu khi lập. giao. nhận hoá đơn)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu số 2.2 : Phiếu nhập kho

SV: Nguyễn Thị Hằng

20

Lớp: K8 - KTDNCN





Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN
Mẫu số 01 - VT

Đơn vị: Cty CP TVDV TN - MT và XD số 6

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC

Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, HN

Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC)

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 25 tháng 12 năm 2014
Số: 021

Nợ: 152

Liên 1

Có: 111

- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Tuyển
- Theo hóa đơn số 0053752 ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Hoàng Thị Hà
- Nhập tại kho( Ngăn lô): vật tư

Tên. nhãn hiệu,
STT
A
1

quy cách, phẩm
chất vật tư
B
Giấy in A4


số
C
GA4

Địa điểm: Công ty
Đơn
vị

Đơn giá

Số lượng
Theo
Thực

tính chứng từ
D
1
Ram
15


nhập
2
15

3
65.000

Cộng

Thành tiền

4
975.000

975.000

Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín trăm bảy lăm nghìn đồng chẵn./.
Số chứng từ gốc kèm theo: 02
Ngày 25 tháng 12 năm 2014
Người lập phiếu
(Ký. họ tên)

Thủ kho

Người giao hàng

((Ký. họ tên)

Kế toán trưởng


(Ký. họ tên)

(Ký. họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán)
Sau khi in, kế toán lập phiếu ký tên , thủ kho, người giao hàng, kế toán trưởng
ký theo đúng trình tự.
Phiếu nhập kho được lưu trữ tại kho theo đúng quy định.

Quy trình hạch toán xuất kho trên phần mềm
Ví dụ: Ngày 30/12/2014 phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu như sau:

SV: Nguyễn Thị Hằng

21

Lớp: K8 - KTDNCN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường ĐHKT & QTKD TN

Ông Nguyễn Văn Nam nộp phiếu đề nghị sử dụng 30 Ram Giấy in A4 xuất cho
công trình (biểu số 2.3 trang 23).
Từ phiếu đề nghị sử dụng vật tư, kế toán tiền hành xuất 15 Ram giấy in A4, đơn
giá 70.000 đồng/1Ram và 15Ram giấy in A4, đơn giá 65.000 đồng/Ram theo trình tự

sau:
- Kế toán vào giao diện bàn làm việc chọn phân hệ kho, chọn xuất kho, chọn thêm
mới.
- Khai báo thông tin chung trên phần mềm:
+ Khai báo đối tượng, địa chỉ, người nhận, lý do xuất và kèm theo chứng từ.
Xuất kho theo định mức NVL.
Xuất kho cho các hóa đơn bán hàng.
+ Khai báo ngày chứng từ: Ngày chứng từ, ngày hạch toán và số chứng từ
+ Khai báo chi tiết: Mã hàng, diễn giải, kho, TK Nợ, TK Có, đơn vị tính, số
lượng, đơn giá, thành tiền, mục đích xuất, số đơn hàng…Sau khi khai báo xong chọn
cất để lưu. Số liệu sẽ được tự động chuyển vào các sổ chi tiết, sổ nhật ký chung và sổ
cái.
Để in phiếu xuất kho, nhấn nút in (kết quả phiếu xuất kho được in như biểu số
2.4 trang 24)

Biểu số 2.3: Phiếu đề nghị sử dụng vật tư
Đơn vị: Cty CP TVDV TN - MT và XD số 6
Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, HN
SV: Nguyễn Thị Hằng

22

Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN


PHIẾU ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG VẬT TƯ
Số: 15
Ngày 30 tháng 12 năm 2014
Người đại diện: Nguyễn Văn Nam
Bộ phận sử dụng: Quản lý kỹ thuật
Lý do xuất: Xuất cho công trình
TT
A
1.

Tên, quy cách hàng hóa
B
Giấy in A4

ĐVT
C
Ram

Số lượng
1
30

Ngày 30 tháng 12 năm 2014
Phụ trách kỹ thuật

Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Cty CP TVDV TN - MT và XD số 6

Mẫu số 02 - VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC

Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, HN

Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC)

SV: Nguyễn Thị Hằng

23

Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 12 năm 2014
Số: 027

Nợ: 642


Liên 1

Có: 1521

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Nam
Lý do xuất kho: Xuất cho CT
Xuất tại kho( Ngăn lô): Vật tư
Tên, nhãn hiệu, quy

Địa điểm: Công ty


ĐVT

cách, phẩm chất vật
A
1

B
Giấy A4

2

Giấy A4

C

Số lượng
Theo chứng

Thực

D
Ram

từ
1
15

xuất
2
15

Ram

15

15

3
65.000

4
975.000

70.000 1.050.000

Cộng

2.025.000


Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai triệu, không trăm hai lăm nghìn đồng chẵn./.
Số chứng từ gốc kèm theo: 01...
Ngày 30 tháng 12 năm 2014
Người lập
phiếu

Người nhận
hàng

Thủ kho

Kế toán
trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán)
Phiếu xuất kho được in ra, kế toán lập phiếu, người nhận (Ông Nguyễn Văn Nam),
Thủ kho, Kế toán trưởng lần lượt ký tên theo đúng trình tự.
Phiếu xuất kho được lưu tại kho theo đúng quy định.
Sau khi có số liệu tổng hợp về nhập kho và xuất kho kế toán tiến hành vào thẻ kho
cho từng loại sản phẩm, sau đó tiến hành vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối cùng vào sổ
nhật ký chung và lên sổ cái tài khoản. Cụ thể ta có số liệu theo các sổ như sau:

Biểu số 2.5: Thẻ kho

SV: Nguyễn Thị Hằng

24

Lớp: K8 - KTDNCN




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường ĐHKT & QTKD TN
Mẫu số S12 - DN

Đơn vị: Cty CP TVDV TN - MT và XD số 6

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC

Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, HN

Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC)

THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 01/12/2014
Tờ số: 08
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Giấy in A4
- Đơn vị tính: Ram
- Mã số: GA4

Ngày
STT

Chứng từ
Số

Ngày

hiệu

tháng

Diễn giải



Số lượng (Ram)

nhập,

nhận

xuất
Nhập

Xuất

Tồn
23


Tồn đầu tháng

01

PN015

5/12

Nhập

5/12

30

53

02

PN018

12/12

Nhập

12/12

45

98


03

PX023

20/12

Xuất

20/12

04

PN021

25/12

Nhập

25/12

05

PX027

30/12

Xuất
Cộng cuối

30/12

X

tháng 12

Người lập

Kế toán trưởng

(Ký. họ tên)

(Ký. họ tên)

25
15

90

73
88

30

58

55

58

Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Giám đốc

(Ký. họ tên)
(Nguồn: Phòng kế toán)

Thẻ kho được in ra, kế toán lập, kế toán trưởng, giám đốc lần lượt ký tên theo
đúng trình tự.
Thẻ kho được lưu tại kho.

SV: Nguyễn Thị Hằng

25

Lớp: K8 - KTDNCN


×