Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO Tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Thạnh Lợi nhiệm kỳ 2004 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.95 KB, 16 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ THẠNH LỢI
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày

tháng

năm 2011

BÁO CÁO
Tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động
của UBND xã Thạnh Lợi, nhiệm kỳ 2004 – 2011
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2004 – 2011
Thực hiện Kế hoạch số: 83/KH-UBND, ngày 26 tháng 10 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc báo cáo tổng kết tình hình tổ chức và
hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, nhiệm kỳ 2004 – 2011.
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Lợi tiến hành xây dựng báo cáo tổng kết tình
hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, nhiệm kỳ 2004 – 2011, cụ
thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thạnh Lợi là một xã vùng sâu của huyện Tháp Mười, có diện tích tự
nhiên là 4.627,49 ha, có 1.276 hộ với 4.357 nhân khẩu, chia thành 5 ấp gồm: ấp
1, 2, 3, 4 và ấp 5.
B. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi:


Trong nhiệm kỳ qua, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ VII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ
của Huyện ủy, UBND huyện, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng
ủy, sự quyết tâm lãnh đạo, điều hành của UBND xã và sự đồng tình hưởng ứng,
thống nhất phấn đấu vương lên của toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân xã
nhà nên tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã có nhiều
chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
lên.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lãnh đạo điều hành,
UBND xã vẫn còn những khó khăn hạn chế nhất định, đó là: Giá cả thị trường
biến động, gây bất lợi cho người sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao. Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát
triển chậm. Các tệ nạn xã hội như: đá gà, đánh bài, trộm........tuy từng bước được
đẩy lùi nhưng vẫn còn xảy ra. Chế độ tiền lương của cán bộ công chức nhất là
những người hoạt động không chuyên trách cấp xã quá thấp so với giá cả thị
trường hiện nay. Từ đó phần nào cũng làm ảnh hưởng đến việc tổ chức và hoạt
động của UBND xã trong nhiệm kỳ qua.
Trang 1


Tuy có những khó khăn, hạn chế nhất định nhưng UBND xã đã quyết tâm
vận dụng và cụ thể hóa những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước bằng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương nên trong nhiệm kỳ qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, cụ
thể là:
I. Về số lượng, cơ cấu thành viên UBND và tổ chức bộ máy của
UBND xã:
1. Về cơ cấu, số lượng và chất lượng thành viên UBND xã nhiệm kỳ
2004 – 2011:

Thực hiện Nghị định số: 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của
Chính phủ, Nghị định 09/NĐ-CP, Nghị định 121/NĐ-CP của Chính phủ và các
văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế đội
ngũ cán bộ xã. Tại kỳ họp thứ nhất HĐND xã khóa II, nhiệm kỳ 2004 – 2011 đã
bầu ra 05 thàng viên UBND xã gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 03 thành
viên.
Trong nhiệm kỳ, UBND xã xây dựng 03 tờ trình đề nghị HĐND xã nhất
trí cho thôi làm nhiệm vụ thành viên UBND xã (ông Trần Văn Tình, Ông
Nguyễn Thanh Tuấn, Ông Trần Văn Nhiều do chuyễn công tác khác), xây dựng
03 tờ trình bầu bổ sung thành viên UBND nhiệm kỳ 2004 – 2011 (Ông Nguyễn
Thanh Tuấn(Giếng), ông Bùi Công Tấn, ông Đoàn Văn Tuấn), 02 tờ trình bầu
bổ sung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã. Tính đến thời điểm hiện nay, thành
viên UBND xã vẫn còn đủ 05 đồng chí gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, 03
thàng viên UBND xã phụ trách Công an, Quân sự và Nông nghiệp.
2. Về Tổ chức bộ máy của UBND xã:
Thực hiện Nghị định số: 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số: 121/2003/NĐCP, Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP và Quyết định số: 16/2010/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Đồng Tháp về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức và những
người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đến tháng 11 năm 2010, tổng số
cán bộ của xã là 51 người, trong đó: Cán bộ chuyên trách 10, công chức 07,
những người hoạt động không chuyên trách cấp xã 19 (không tính công an viên
thường trực), những người hoạt động không chuyên trách ở ấp 15 người (không
tính công an viên phụ trách ấp); có 43 người là đảng viên, chiếm tỷ lệ 84,31%.
Trong tổng số cán bộ chuyên trách, công chức và những người hoạt động không
chuyên trách xã, ấp có:
+ Trình độ học vấn THPT là 38 chiếm tỷ lệ 74,51%, THCS là 13 chiếm tỷ
lệ 25,49%. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 1 chiếm tỷ lệ 1,96%,Trung cấp 12
chiếm tỷ lệ 23,53%, sơ cấp 9 chiếm tỷ lệ 17,65%, đang học Trung cấp 1. Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 16 chiếm tỷ lệ 31,37%, đang học Đại học
8, Trung cấp 6.
II. Nhận xét, đánh giá kết quả đạt được và các vướn mắc, hạn chế,

tồn tại:
1. Về số lượng và chất lượng thành viên UBND xã:
Tổng số thành viên UBND xã hiện nay là 5 đồng chí, được phân công đều
ở các lĩnh vực hoạt động chuyên môn thuộc UBND xã; chất lượng hoạt động tốt,
hàng năm đều hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng ở địa
Trang 2


phương. Hàng tháng đều có tổ chức họp thành viên UBND đề ra và quán triệt
những vấn đề trọng tâm cần thực hiện của địa phương.
2. Về bố trí cán bộ:
Các chức danh chủ chốt và cán bộ chuyên môn của UBND xã được sắp
xếp đúng theo quy định tuy còn khuyết chức danh Chủ tịch HĐND và 01 Công
chức Văn hóa - xã hội nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được
nâng cao.
3. Về chức năng, nhiệm vụ:
Căn cứ Quy chế, Chương trình hoạt động của UBND xã đề ra ngay từ đầu
nhiệm kỳ, các ngành và cán bộ chuyên môn đã chủ động triển khai thực hiện tốt
mối quan hệ liên ngành, thực hiện tích cực và có hiệu quả công tác tham mưu đề
xuất với UBND xã. Mối quan hệ giửa Ủy ban nhân dân xã và các cán bộ chuyên
môn với các ngành, các phòng, ban chuyên môn của huyện ngày càng chặt chẽ
hơn thông qua công tác thông tin báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn,
tháo gỡ những khó khăn ở cơ sở. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước được tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn.
III. Về hoạt động của UBND xã
A. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã:
1. Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành:
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, UBND xã đã xây dựng quy chế làm việc theo
đúng quy định của Chính phủ. Hàng năm, trong quá trình tổ chức hoạt động đều
có bổ sung, sữa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Đồng thời

UBND xã cải tiến lề lối làm việc và chế độ thông tin báo cáo theo quy định của
cấp trên và quy chế đề ra,
- Các ngành, các ấp trong hoạt độngđã từng bước thực hiện tốt quy chế
làm việc của UBND xã. Từ đó công việc được giải quyết tốt hơn, nhanh hơn,
chính xác, kịp thời và mang lại hiệu quả cao, phát huy được tinh thần trách
nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, hạn chế được
việc đùn đẩy công việc lên cấp trên.
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã trong quá trình điều hành công việc
được phân công theo chức năng, thẩm quyền đã cơ bản thực hiện hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình, đảm bảo cho hoạt
động của UBND xã, giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức và công dân. Ngoài
ra, Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã còn dành 1/4 thời gian đi công tác các ấp, trực
tiếp nắm tình hình phát sinh tại ấp và cho ý kiến chỉ đạo tại chổ hoặc xin ý kiến
tập thể UBND xã đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của tập thể nhằm tháo gỡ
những khó khăn, kịp thời giúp các ấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên trong nhiệm kỳ qua, việc thực hiện quy chế làm việc của
UBND xã cũng còn một số hạn chế nhất định:
- Sự phối hợp giữa các ngành, các ấp đôi lúc còn chưa chặt chẽ, trong tổ
chức thực hiện chưa kiểm tra thường xuyên, những vấn đề mới phát sinh chưa
được xử lý kịp thời.
- Chế độ thông tin báo cáo tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng và các
đề xuất cần chỉ đạo giải quyết còn yếu.
- Văn phòng UBND xã tham mưu giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, Phó
Trang 3


Chủ tịch và phục vụ hoạt động của HĐND – UBND trong nhiệm kỳ qua đã có
nhiều cố gắng, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc nắm bắt tình hình,
kiểm tra thực hiện các Nghị quyết của HĐND, các văn bản của UBND xã, đề
xuất kế hoạch còn hạn chế, cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn sự lãnh đạo,

chỉ đạo, điều hành của UBND xã trong thời gian tới.
2. Công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật:
Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành được
quan tâm. UBND xã tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời
từ trong nội bộ ra đến quần chúng nhân dân, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ và
nhân dân nắm bắt kịp thời về những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước để tích cực tham gia thực hiện. Từ đó hạn chế được tình trạng cán
bộ và nhân dân vi phạm pháp luật.
3. Công tác ban hành văn bản:
Công tác ban hành văn bản cũng được thực hiện đúng qui định của pháp
luật. Từ năm 2004 đến nay, UBND xã đã ban hành tổng số 1.757 văn bản, trong
đó: 678 quyết định, 105 kế hoạch, 181 báo cáo, 793 văn bản khác. Riêng thẩm
quyền của Trưởng Công an xã đã ban hành 262 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
B. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của UBND xã và những
hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
I. Những kết quả đạt được:
- Nhiệm kỳ 2004 – 2011 là nhiệm kỳ có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh liên tiếp xảy ra, đặc biệt là dịch rầy nâu bùng phát trên diện rộng, bệnh
vàng lùn-lùn xoắn lá phát triển mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong quá trình lãnh đạo, điều hành, UBND xã đã
bám sát sự chỉ đạo của UBND Huyện, chủ trương của Đảng uỷ, Nghị quyết của
HĐND xã để xây dựng các Chương trình, kế hoạch, đề ra các giải pháp tháo gỡ
những khó khăn trong từng lĩnh vực, thúc đầy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển.
1. Về phát triển kinh tế:
1.1. Về sản xuất nông nghiệp:
- Cây lúa: Phát huy thế mạnh là cây lúa, trong nhiệm kỳ qua, UBND xã
đã tập trung lãnh đạo vận động nhân dân làm thuỷ lợi, xây dựng, gia cố, tôn cao
các tuyến đê bao để đảm bảo về diện tích lúa sản xuất 2 vụ và từng bước nâng
lên 3 vụ ở những khu vực đủ điều kiện. Kết quả là từ năm 2004 diện tích sản

xuất lúa 2 vụ là:6.800 ha, năng xuất bình quân 5 tấn/ha, sản lượng lúa đạt 32.000
tấn. Đến năm 2010, diện tích sản xuất lúa 2 vụ là 7.538 ha (trong đó có 800 ha
sản xuất lúa vụ 3), năng suất bình quân 6,37 tấn/ha, sản lượng đạt 47.730,4 tấn
(trong đó lúa chất lượng cao chiếm 1/3 sản lượng).
- Chuyễn dịch cây trồng: Diện tích trồng cây màu tuy có tăng nhưng số
lượng không đáng kể. Hiện nay diện tích trồng cây màu là 28 ha, trong đó sen
16,8 ha, dưa hấu 10 ha, cây ớt 1,2 ha.
- Chăn nuôi: Được duy trì và tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi có
sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y. Đến nay đàn bò có 50 con, đàn heo có
450 con, đàn gia cầm trên 1.572 con. Chăn nuôi thuỷ sản từng bước phát triển
do tận dụng khai thác lợi thế mùa lũ để nuôi cá. Kết quả diện tích nuôi trồng
Trang 4


thuỷ sản tính đến năm 2010 là 2,8 ha chủ yếu là nuôi trong ao, hầm, lồng bè.
- Về điện khí hoá:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II, UBND xã đã xác
định phải hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu bằng điện để phục vụ sản xuất là nhiệm
vụ trong tâm. Qua triển khai thực hiện mặc dù gặp khó khăn về ngân sách và
công tác vận động. Nhưng với sự quyết tâm cao, đến nay bằng nhiều nguồn vốn,
đến nay đã xây dựng được 09 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho 1.450,3 ha
chiếm 38,7 % diện tích sản xuất toàn xã.
- Về cơ giới hoá: Chương trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp
được tập trung đẩy mạnh, tăng dần tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch. Qua
triển khai chương trình cơ giới hoá đã có 45% diện tích sản xuất được thu hoạch
bằng máy. Qua đó đã góp phần tích cực vào việc giảm giá thành sản xuất, hạ tỷ
lệ hao hụt, giảm áp lực nhân công thu hoạch, từng bước nâng cao chất lượng lúa
hang hoá. Hiện nay toàn xã có: 11 máy gặt đập liên hợp, 25 máy gặt xếp dãy, 32
máy suốt, 31 máy xới, 05 lò xấy lúa, 45 công cụ xạ hàng.
1.2. Về kinh tế tập thể:

Mặc dù còn có những khăn nhất định, nhưng kinh tế tập thể của xã từng
bước phát triển nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong nhiệm kỳ qua,
xã đã tập trung lãnh đạo các ngành, các ấp tích cực thực hiện nên có bước phát
triển. Đến nay toàn xã có 27 tổ kinh tế hợp tác chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp.
1.3. Về Thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp:
Năm 2004 có 13 hộ đến năm 2010 có 54 hộ mua bán phần nào đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của nhân dân.
1.4. Giao thông xây dựng cơ bản:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển khá, trong những năm
qua bằng nguồn vốn của Trung ương, Tỉnh, Huyện và các thành phần kinh tế, xã
đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, trọng tâm tập trung trên
các lĩnh vực như: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, chợ và các công
trình phục vụ dân sinh....đã tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Hiện nay, Huyện , Tỉnh đang khảo sát, khoan thăm dò địa chất 04 cây cầu và
tiến hành đền bù tuyến tỉnh lộ 845 tạo nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế - xã
hội của xã.
1.5. Tài chính - Ngân sách:
Theo kế hoạch đề ra của nhiệm kỳ 2004 – 2011, hàng năm thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn xã đều đạt chỉ tiêu trên giao, cụ thể là:
+ Năm 2004: Tổng thu 450.182.376đ
Tổng chi 450.182.376đ
+ Năm 2005: Tổng thu 752.590.070đ
Tổng chi 669.530.000đ
+ Năm 2006: Tổng thu 965.640.000đ đạt 165,63%
Tổng chi 865.487.000đ đạt 148,45%
+ Năm 2007: Tổng thu 1.223.324.000đ đạt 148,28%
Tổng chi 1.210.155.000đ đạt 146,68%
+ Năm 2008: Tổng thu 1.707.390.000đ đạt 178,22%
Trang 5



Tổng chi 1.469.506.000đ đạt 153,39%
+ Năm 2009: Tổng thu 1.804.091.000đ đạt 143%
Tổng chi 1.703.049.000đ đạt 135%
+ Năm 2010: Tổng thu 1.904.317.488đ đạt 131%
Tổng chi 1.902.293.167đ đạt 130,65%
Nhìn chung qua kết quả thu, chi ngân sách những năm qua trên địa bàn xã
được cân đối, đảm bảo, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
2. Các lĩnh vực Văn hoá – xã hội:
2.1. Giáo dục và đào tạo:
Giáo dục và đào tạo từng bước phát triển ổn định, mạng lưới trường lớp
được xây dựng đều khắp các ấp, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập.
Hiện nay địa phương có 02 trường Mẫu giáo, có 10 lớp với 208 học sinh; 02
trường Tiểu học và 3 điểm ở ấp, có 29 lớp với 593 học sinh; 01 trường THCS,
có 8 lớp với 237 học sinh.
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm đều tăng và đạt chỉ tiêu đề ra, tỷ
lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh tốt nghiệp các cấp luôn ổn định và đạt ở
mức cao. Công tác phổ cập giáo dục THCS được công nhận hoàn thành năm
2007, xã đã duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS theo quy định.
2.2. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ mạng lưới y tế cơ
sở được tập trung củng cố và kiện toàn, 4/5 ấp đều có tổ y tế. Trạm y tế có Bác
sĩ, nữ hộ sinh phục vụ. Công tác khám, điều trị bệnh cho nhân dân được nâng
cao, các Chương trình y tế Quốc gia được quan tâm thực hiện tốt, tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến cuối năm 2010 đạt 14,48%. Công tác an toàn vệ
sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường được kiểm tra thường xuyên nên hạn chế
được các loại dịch bệnh xảy ra.
2.3. Công tác đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm, giảm nghèo và

dân số:
- Phong trào đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, tạo thành một phong trào
rộng rãi trong nhân dân. Năm năm qua, từ nhiều nguồn vốn, xã đã xây dựng
được 05 căn nhà tình nghĩa, 17 suất hỗ trợ đời sống, tổng kinh phí trên 207 triệu
đồng. Đời sống của gia đình chính sách được quan tâm chăm sóc kịp thời, công
tác bảo trợ xã hội được quan tâm đúng mức, an sinh xã hội đảm bảo tốt.
Công tác giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo được các ngành, các ấp triển
khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, thông qua việc lồng ghép các chương trình,
dự án, phong trào tương trợ nhau vượt khó với Chương trình quốc gia gải quyết
việc làm và xoá đói giảm nghèo; tổ chức dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ
trợ xây dựng nhà ở,….đã tạo thêm thuận lợi và nhiều việc làm cho người lao
động, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm hộ nghèo ở địa
phương. Qua triển khai thực hiện có trên 400 lao động đi làm việc trong và
ngoài Tỉnh hàng năm. Hỗ trợ xây dựng 25 căn nhà tình thương cho hộ nghèo
khó khăn về nhà ở. Xét cho hộ nghèo vay vốn 30 triệu đồng/hộ để đầu tư vào
sản xuất tăng thu nhập. Ngoài ra còn giải ngân các dự án giải quyết việc làm,
cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động,….với tổng dư nợ hiện nay trên
Trang 6


địa bàn xã là trên 7 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo có việc làm ổn
định, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm hộ nghèo xuống 04 hộ,
chiếm tỷ lệ 0,35% theo tiêu chí cũ và tăng lên 204 hộ chiếm tỷ lệ 17,89% theo
tiêu chí mới vào cuối năm 2010.
Công tác dân số - gia đình và trẻ em thực hiện đạt nhiều kết quả nhờ sự
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sâu, sát, kịp thời của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đội
ngũ cán bộ chuyên trách và mạng lưới cộng tác viên cơ sở luôn được chú trọng.
Công tác truyền thông gắn với kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được tổ
chức, đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ tự nguyện thực hiện các biện pháp tránh
thai ngày càng tăng, đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã xuống

0,11% vào năm 2010. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xã hội
quan tâm và chăm sóc ngày càng tốt hơn.
2.4. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao:
Hoạt động văn hoá, thông tin phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ
chính trị địa phương.
Các phong trào gia đình thể thao, người tập luyện thường xuyên đều tăng
hàng năm. Kết quả đến cuối năm 2010 có 318 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể
thao chiếm tỷ lệ 27,9%; 820 người tập luyện thể thao thường xuyên, chiếm tỷ lệ
18,7% so với dân số toàn xã.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục có
chuyễn biến; sồ hộ, ấp đạt chuẩn văn hoá ngày càng tăng. Hiện nay, có 991 hộ
đạt chuẩn gia đình văn hoá chiếm tỷ lệ 86,93%, có 03/5 ấp đạt ấp văn hoá,
chiếm tỷ lệ 60%.
3. Công tác Quốc phòng – An ninh:
Từ năm 2004 đến nay, công tác tuyển quân đều đạt và vượt chỉ tiêu trên
giao, chất lượng ngày càng tăng, công tác chính sách hậu phương quân đội được
quan tâm chú trọng. Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động
viên đạt chỉ tiêu đề ra, tất cả đều được huấn luyện theo đúng quy định. Cán bộ
Ban Chỉ huy Quân sự xã được đào tạo trung cấp Quân sự. Lực lượng Quân sự ở
các ấp được củng cố và kiện toàn, đảm bảo tốt trực sẳn sàng chiến đấu ở mọi
tình huống.
An ninh chí trị được giử vững, trật tự xã hội ổn định. Hoạt động của lực
lượng công an xã được nâng cao về chất và lượng. Về tổ chức ngành công an xã
được củng cố và bố trí đầy đủ theo Đề án số 01 của Công an Tỉnh và Pháp lệnh
về Công an xã. Công an xã thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, mua sắm trang bị, công cụ hỗ trợ, chế độ chính sách được đảm bảo
thực hiện tốt theo quy định. Cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thời gian qua
luôn quan tâm đến lực lượng này nên ngành hoạt động đạt hiệu quả cao trong
thời gian qua. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố và
nâng cao, chất lượng hoạt động của Đội, Tổ Dân phòng được nâng lên.

4. Xây dựng Chính quyền:
Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, công
tác phối hợp hoạt động giữa Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân với Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày được nâng cao. Vai trò giám
sát của Hội đồng nhân dân đối với Chính quyền trong việc thực hiện chủ trương
Trang 7


của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương được tăng cường.
5. Về thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở:
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Pháp lệnh số:
34/2007/PL-UBTVQH.11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ổ cơ sở và ở cơ quan, đơn vị. Uỷ ban
nhân dân xã đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai từ trong nội bộ ra
đến tận quần chúng nhân dân nhằm làm cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân thông hiểu để thực hiện. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân xã xây dựng
và ban hành quy chế hoạt động của cơ quan làm cho cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong cơ quan,
đơn vị.
6. Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo:
Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại – tố cáo của công dân cũng như
công tác hoà giải ở cơ sở được Uỷ ban nhân dân xã đặc biệt quan tâm. Các vụ
việc tranh chấp, khiếu nại được giải quyết kịp thời. Từ đó tình hình tranh chấp,
khiếu kiện được kiềm chế, không xảy ra điểm nóng, hạn chế được tình trạng
khiếu kiện vượt cấp.
Từ năm 2004 đến nay, xã đã thụ lý 341 đơn gồm các lĩnh vực như: Hôn
nhân gia đình, tranh chấp đất đai, hợp đồng vay mượn và một số lĩnh vực khác.
Đã tổ chức hoà giải được 332 đơn, trong đó: hoà giải thành 265 đơn, không
thành 31 đơn, chuyễn về trên 36 đơn, công dân tự rút 4 đơn, tồn 5 đơn.

7. Công tác phòng chống tham nhũng:
Sau khi tiếp thu Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và các Chương trình
hành động của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ và Đảng uỷ xã về tăng cường công tác lãnh
đạo của Đảng uỷ đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Uỷ ban nhân dân xã đặc biệt quan tâm đến công tác này nên đã tiến hành xây
dựng kế hoạch và Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân xã về phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; đã tổ chức triển
khai cho cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp và nhân dân nắm rõ
mục đích, yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kịp thời
phát hiện, tố giác những hành vi có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Cho nên
trong nhiệm kỳ qua không có cán bộ nào vi phạm về tham nhũng.
8. Công tác thông tin báo cáo:
Thực hiện Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân xã, trong nhiệm kỳ qua,
Uỷ ban nhân dân xã luôn đảm bảo tốt chế độ thông tin, báo cáo từ xã đến huyện
theo qui định. Đồng thời cũng có thông tin từ xã đến ấp và các ngành về những
chủ trương, chính sách mới ban hành để cán bộ và nhân dân biết mà tham gia
thực hiện. Định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm đều có báo cáo những kết quả làm
được, những vấn đề còn vướn mắc, khó khăn lên Uỷ ban nhân dân cấp trên để
kịp thời xin ý kiến, chủ trương của cấp trên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướn
mắc ở địa phương.
C. Lãnh đạo và thực hiện công tác cải cách hành chính:
1. Công tác cải cách hành chính:
Uỷ ban nhân dân xã đã từng bước cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm
Trang 8


bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết công việc
hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo gây phiền hà, khó khăn
cho nhân dân.
Nhiệm kỳ qua, thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Uỷ ban nhân

dân Tỉnh, các thủ tục hành chính được đơn giản hoá, hiệu quả quản lý Nhà nước
được tăng cường, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân được
nâng lên rõ rệt, trong giải quyết công việc giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Song
bên cạnh đó, vẫn còn một số thủ tục gây khó khăn cho nhân dân như: một số
mẫu biểu không đúng qui định trong lĩnh vực vay vốn ngân hàng, làm cho người
dân phải đi lại nhiều lần.
2. Kết quả thực hiện cơ chế “Một cửa”:
“Một cửa” là nơi tập trung đầu mối để giao dịch, tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết hồ sơ hành chính theo yêu cầu của tổ chức và công dân. Trong nhiệm
kỳ qua, tổng số hồ sơ hành chính trong các lĩnh vực được giải quyết là 38.215 hồ
sơ.
Nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, hầu hết các hồ sơ trên các lĩnh vực đều
được thực hiện giải quyết đúng thời gian qui định, có một số hồ sơ giải quyết
trước hạn.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Tổng số đội ngũ cán bộ, công chức năm 2004 là đồng chí, đã sắp xếp theo
Quyết định 31 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh chi nghĩ hưởng chế độ là 07 đồng chí,
hiện nay còn 37 đồng chí (gồm cán bộ lãnh đạo, công chức và những người
hoạt động không chuyên trách ở xã).
4. Công tác bố trí, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
a) Về công tác bố trí, sử dụng cán bộ:
Công tác phân cấp quản lý cán bộ, công chức được quan tâm và thực hiện
đúng qui định của pháp luật. Việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí cán bộ, công chức
được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi tuyển dung, sử dụng,
điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyễn, nâng lương, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, công chức đều được đưa ra tập thể bàn bạc và biểu quyết theo đa số.
b) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Tổng số cán bộ được đào tạo về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ tại các
trường trong và ngoài Tỉnh là: 43 đồng chí. Trong đó: đã được đào tạo là 22
đồng chí; đang học là 8 đồng chí; dự kiến năm 2011 đưa đi đào tạo là 13 đồng

chí khi có thông báo chiêu sinh của các trường trong và ngoài Tỉnh.
c) Nhận xét, đánh giá bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức:
Nhìn chung, cán bộ, công chức sau khi qua đào tạo, bồi dưỡng đa số đều
phát huy tốt, trình độ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên. Mỗi cán bộ,
công chức được bố trí, phân công phù hợp với nhiệm vụ được giao, đã đáp ứng
nhu cầu phục vụ nhân dân.
d) Kết quả thực hiện tinh giản biên chế:
Thực hiện Quyết định số: 31/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2008
của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, xã đã sắp xếp cho 07 đồng chí được nghĩ
hưởng chế độ trợ cấp một lần. Trong đó: Cán bộ chuyên trách: 04 đồng chí, cán
Trang 9


bộ không chuyên trách 03 đồng chí. Nhìn chung, sau khi sắp xếp đến nay, tình
hình biên chế của xã tạm ổn định, nhưng vẫn còn khuyết một số chức danh như:
Chủ tịch HĐND.
5. Cải cách Tài chính công:
Việc phân cấp quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước được xã thực hiện
theo qui định. Hàng năm, xã chủ động lập kế hoạch phân bổ thu – chi ngân sách
cho các đơn vị theo Nghị quyết HĐND xã, đảm bảo cân đối thu – chi ngân sách
đúng qui định. Những khoản chi đột xuất, mới phát sinh đều được thông qua
HĐND xã và ngành tài chính cấp trên phê duyệt.
6. Hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước:
Sau khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo,
điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước, áp dụng các công cụ, phương tiện,
phương pháp quản lý trong cơ quan quản lý cấp xã. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân
xã đã trang bị 09 máy vi tính, 06 máy in, kết nối mạng internet, mạng Mega Lan
nội bộ của cơ quan Đảng để phục vụ cho công tác của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân
dân xã và các Đoàn thể nhân dân.

D. Đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông nông thôn, điện, nước
sạch, trạm bơm điện, trường học, trạm y tế,…….và các công trình phục vụ dân
sinh được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân từng bước được nâng cao.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kỷ luật, kỷ
cương hành chính trong cơ quan Nhà nước được tăng cường, công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới về nội dung và hình thức nên
có nhiều tiến bộ, chất lượng và hiệu quả được nâng lên.
Đạt được những kết quả trên là do sự quan tâm lãnh, chỉ đạo kịp thời, sâu
xác của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp trên, của Đảng uỷ, HĐND xã. Đồng
thời là do sự tập trung lãnh đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã, sự nỗ lực
phấn đấu phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong xã đã cụ
thể hoá, tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước cấp
trên, Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ II và Nghị quyết của HĐND xã khóa II,
nhiệm kỳ 2004 – 2011 đã đề ra.
2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
2.1: Những hạn chế, tồn tại:
Tăng trương kinh tế tuy đạt chỉ tiêu đề ra và ở mức cao nhưng chưa thật
sự bền vững, do phụ thuộc vào ngành sản xuất nông nghiệp. Nếu xảy ra dịch
bệnh, thiên tai bất ngờ sẽ ảnh hương hưởng đến việc phát triển kinh tế của xã.
Tỷ trọng chăn nuôi còn thấp, chưa khai thác mạnh lợi thế mùa lũ,…
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có chuyển biến nhưng còn thấp.
Xoá đói - giảm nghèo chưa vững chắc, công tác xã hội hoá giáo dục còn
chậm. Va quẹt giao thông, trộm, tệ nạn xã hội còn xảy ra.
2.2. Nguyên nhân:
- Khách quan:
Cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, giá cả nhiều mạt hàng đầu vào dùng
Trang 10



trong sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu,…..tăng cao, thời tiết diễn biến bất
thường, dịch bệnh còn xảy ra,…
- Chủ quan:
Công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã, các bộ
phận chuyên môn còn những hạn chế nhất định. Trong thực hiện nhiệm vụ còn
một số ngành, ấp chưa phối hợp tốt trong giải quyết một số vụ việc thuộc phạm
vi thẩm quyền được giao. Vẫn còn xảy ra tình trạng trông chờ vào cấp trên, khi
có khó khăn phát sinh, chưa kịp thời xin ý kiến lãnh đạo dẫn đến giải quyết công
việc còn chậm so với yêu cầu. Thái độ và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ,
công chức có lúc chưa tốt nhưng chưa kịp thời xử lý.
Ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận nhân dân chưa cao, từ đó
việc thoát nghèo chưa thật sự bền vững.
F. Đề xuất - Kiến nghị:
- Đề nghị cấp trên xem xét lại chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức và
nhất là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ấp vì hiện nay mức
lương các đối tượng này rất thấp (hệ số: 1.0). Trong khi giá cả hàng hoá nhất là
các mặt hàng thiết yếu sinh hoạt hàng ngày thì lại tăng cao và liên tục, cho nên
đời sống của cán bộ cấp xã đang gặp nhiều khó khăn.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM (2011 – 2016)
I. Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương trong 5 năm tới (2011 – 2016).
1. Thuận lợi:
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn nhưng Trung ương, Tỉnh, Huyện đã
có nhiều chủ trương, chính sách, tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
Tháp Mười. Tỉnh đã quan tâm đầu tư trên địa bàn huyện trong đó có xã Thạnh
Lợi nhiều công trình trên các lĩnh vực như: giao thong, các công trình thuỷ lợi,
giáo dục, y tế, điện…..sẽ tạo điều kiện cho xã phát triển hơn về kinh tế - xã hội.

Hiện nay Trung ương, Tỉnh, Huyện tiếp tục đầu tư cho xã như: hệ thống cầu,
tỉnh lộ 845, xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm dân cư Trung tâm mở rộng,…Đặc biệt
là Nghị quyết của Trung ương về tam nông và xây dựng nông thôn mới sẽ tạo
điều kiện thuận lợi và cơ hội lớn cho xã để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội trong 5 năm tới.
2. Khó khăn:
Giá cả thị trường nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp
sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Chuyễn dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ phát
triển còn thấp.
II. Mục tiêu chung:
Tiếp tục phát huy thế mạnh kinh tế nhất là cây lúa, khuyến khích chuyển
đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng để đưa nông nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng
hiện đại và toàn diện, từng bước phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
và thương mại, dịch vụ.
Trang 11


Tranh thủ các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, xây dựng xã theo hướng nông thôn mới. Tiếp tục phát triển sự nghiệp
giáo dục, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia ở địa phương. Phát triển
văn hoá, thể dục, thể thao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là công tác
chăm lo gia đình chính sách, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh
xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân.
Xây dựng Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, đảm bảo
an ninh trật tự và an toàn xã hội.
III. Mục tiêu cụ thể:
1. Về kinh tế:
- Đảm bảo diện tích gieo trồng hàng năm là 7.538 ha, sản lượng lúa đạt

trên 48.000 tấn. Trong đó, tập trung cho sản xuất lúa chất lượng cao đạt khoản
60% diện tích.
- Xây dựng thí điểm 01 trạm bơm điện sản xuất lúa 3 vụ/năm . Xây dựng
mới 05 trạm bơm điện ở những khu vực có đủ điều kiện, nâng diện tích tưới tiêu
bằng điện lên 2.027 ha, chiếm 51% diện tích sản xuất lúa toàn xã.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt chỉ tiêu cấp trên giao hàng năm.
- Chăn nuôi: Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi thuỷ sản theo
hướng phù hợp với vùng ngập lũ của địa phương.
2. Về văn hoá xã hội:
- Phấn đấu vận động 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ học sinh huy
động ra lớp theo độ tuổi: mẫu giáo: 90%; tiểu học 99,5%, Trung học cơ sở 96%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm không quá 1,1%; tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng hàng năm giảm 0,5%, giảm hộ nghèo hàng năm từ 2- 2,5%
- Các ấp đều có Câu lạc bộ thể thao, 02 ấp có Câu lạc bộ đờn ca tài tử và
01 ấp có Câu lạc bộ hát với nhau. Có trên 90% hộ dân đạt chuẩn gia đình văn
hoá, 35% được công nhận gia đình thể thao, 25% số người được công nhận tập
luyện TDTT thường xuyên và có 80% ấp đạt văn hoá.
- Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; trong đó, vận động
60% hộ gia đình mua bảo hiểm y tế tự nguyện; thực hiện các chương trình y tế
quốc gia hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước
sạch đạt 90% trở lên, kể cả sử dụng nước giếng khoang và qua lắng lọc. Tỷ lệ hộ
dân sử dụng điện đạt 90% trở lên.
3. Về quốc phòng - an ninh:
- Công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu trên giao.
- Công tác xây dựng lực lượng DQTV - DBĐV đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng theo quy định. Công tác huấn luyện đạt 100% kế hoạch. Giữ vững
an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, củng cố tổ, đội dân phòng hàng năm phấn
đấu có 80% đạt loại mạnh, 20% đạt khá.
Trang 12



IV. Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Về phát triển nông nghiệp:
Hoàn thiện quy hoạch và vận động nhân dân thực hiện đúng quy hoạch sử
dụng đất, đa dạng hoá sản xuất, tập trung mở rộng diện tích sản xuất lúa chất
lượng cao, xây dựng cánh đồng mẫu, tôn cao đê bao thí điểm sản xuất lúa vụ 3 ở
trạm bơm Thạnh Lợi 2. Thực hiện chương trình sản xuất giống nông hộ, duy trì
và đảm bảo ổn định diện tích sản xuất, cung cấp thông tin khoa học kỷ thuật đến
nông dân, nhằm nâng cao chất lượng lúa hàng hoá, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh
trong xu thế hiện nay. Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển mạnh mẽ điện khí hoá
vào sản xuất, phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thêm 05 trạm bơm điện mới ở
các khu vực ấp 1, ấp 3 và ấp 4, nâng diện tích tưới tiêu bằng điện lên 2.027 ha,
chiếm 51,13% diện tích sản xuất toàn xã; duy trì hoạt động tốt các trạm bơm
điện hiện có, chăm lo hệ thống thuỷ lợi nội đồng; vận động nhân dân tôn cao các
tuyến đê bao ngoài trạm bơm điện, để phục vụ tốt cho việc tưới tiêu, phát huy
sản xuất mang tính tập trung, gắn với ứng dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến vào
sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hoá vào đồng ruộng theo hướng hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn như: khâu làm đất 100%, gieo sạ 40%, thu hoạch 70% và bảo
quản tốt sau thu hoạch.
Vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nạc
hoá, sạch hoá, có kiểm soát chặt chẽ và tiêm ngừa dịch bệnh thường xuyên của
ngành thú y, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hộ gia đình và những hộ có
điều kiện nuôi theo quy mô trang trại. Tận dụng khai thác, đánh bắt thuỷ sản tự
nhiên trong mùa lũ. Khuyến khích nhân dân nuôi cá trong ao, hầm, lồng, bè,
nuôi cá trên ruộng lúa; thí điểm một số diện tích nuôi tôm càng xanh ở khu vực
ấp 5, giáp ranh xã Trường Xuân.
Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên
tai hàng năm, hạn chế thấp nhất thiệt hại do lụt, bão gây ra.
2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ:
Tập trung huy động nhiều nguồn lực, chủ động phát huy nội lực, quản lý

hiệu quả các nguồn vốn để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bằng
nhiều nguồn vốn như: vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên và nhân dân đóng góp
xây dựng các công trình được phân bổ trong danh mục xây dựng cơ bản giai
đoạn 2011 – 2016.
Xác định thương mại – dịch vụ là khâu có ý nghĩa quan trọng góp phần
phát triển kinh tế địa phương. Do đó trong thời gian tới, mục tiêu hàng đầu là tập
trung nâng cấp, sắp xếp, mở rộng chợ Thạnh Lợi theo hướng văn minh, sạch đẹp
nhằm thu hút nhiều người mua, bán, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân.
Sắp xếp hoạt động bến xe khách tuyến Thạnh Lợi - Trường Xuân phục vụ
tốt cho việc đi lại của người dân. Nâng cao chất lượng vận chuyển hàng hóa
thiết yếu, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho đời sống nhân dân.
3. Tài chính – Ngân sách:
Lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán phân bổ
Trang 13


ngân sách hàng năm kịp thời. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý
thức về nghĩa vụ thuế, chống thất thu thuế, quản lý tốt các nguồn thu, đẩy mạnh
thu thuế ngoài quốc doanh. Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 –
2016 trên địa bàn xã đạt và vượt chỉ tiêu trên giao hàng năm.
Trong chi ngân sách phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng ngân sách để ngăn chặn, phòng
ngừa sử dụng ngân sách sai mục đích, chi sai qui định.
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội:
a. Giao thông:
Vận động nhân dân sửa chữa cầu, lộ giao thông nông thôn. Huy động sự
đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của xã
trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp của nhân
dân phải được công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo

qui định của pháp luật, sửa chữa 03 cây cầu nằm trên tuyến này, nâng cấp và sửa
chữa lộ đal kinh Công sự. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình
như: Xây dựng mới 03 cây cầu tuyến kinh Lô 3. Nạo vét các kênh thuỷ lợi nội
đồng.
Đề nghị cấp trên đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội như: Xây dựng mặt đường Đal kinh Lô 3, xây dựng
mới cầu ngã 5 Hồng kỳ, cầu Kênh giữa Nông trường thuộc ấp 1 và cầu ngang
trường học An tiến thuộc ấp 5.
b. Thủy lợi:
Đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi đảm bảo chủ động sản xuất, tạo điều
kiện thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa từ khâu làm đất, gieo sạ đến thu
hoạch. Trong nhiệm kỳ 2011 đến 2016, tập trung vận động các nhà đầu tư và đề
nghị về trên thành lập ít nhất 10 trạm bơm điện ở những khu vực đủ điều kiện,
phục vụ tưới tiêu cho trên 60% diện tích sản xuất toàn xã đồng thời nạo vét các
tuyến kênh tạo nguồn bị bồi lắn, gắn với việc tôn cao đê bao để chủ động sản
xuất.
c. Phát triển mạng lưới điện và nước sạch, vệ sinh môi trường:
Đề nghị huyện đầu tư hạ thế điện để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất
và sinh hoạt cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2016 có 90% hộ dân sử dụng điện
trở lên. Tăng cường co6ng tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn
lưới điện, hạn chế thấp nhất tai nạn về điện xảy ra trên địa bàn xã.
Vận động các nhà đầu tư trong và ngoài xã tham gia đầu tư xây dựng các
trạm nước sạch phục vụ cho nhân dân sử dụng, đảm bảo đến năm 2016 có trên
90% hộ dân sử dụng nước sạch (kể cả lắng, lọc).
5. Văn hóa xã hội:
a. Giáo dục và đào tạo:
Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương như: Mở rộng ngành
Mầm non để đến năm 2016 đạt từ 92% trẻ em trong độ tuổi vào mầm non, mẫu
giáo, nhóm trẻ cộng đồng; 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1, duy trì phổ cập giáo
Trang 14



dục THCS, hạn chế tối đa học sinh bỏ học.
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, trường mẫu
giáo, mầm non, nhóm trẻ cộng đồng; phối hợp với phòng giáo dục- đào tạo
huyện quản lý trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn; phấn đấu đến
năm 2016 có 03 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: trường THCS, trường Mầm
non, trường Tiểu học tại trung tâm xã.
b. Về y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Triển khai thực hiện tốt 10 chuẩn quốc gia về y tế, chương trình hoạt động
y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh,
phòng chống các loại dịch bệnh. Thực hiện tốt mục tiêu chiến lược về dân số,
gia đình và trẻ em của Đảng và Nhà nước hàng năm đạt chi tiêu trên giao. Tỷ lệ
giảm sinh hàng năm 0,04%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không quá 1,1%,
c. Về Văn hóa – TDTT:
Xây dựng phong trào và tổ chức hoạt động văn hoá, thể dục thể thao,
nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, tết cổ truyền của dân tộc. Đẩy mạnh phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, ấp văn hoá, gia đình văn hoá.
Phấn đấu hàng năm có từ 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đến 2016
có 4/5 ấp đạt văn hoá, 35% hộ đạt gia đình thể thao và 25% dân số được công
nhận người luyện tập thể thao thường xuyên; thực hiện tốt quy định về việc
cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn minh. Phấn đấu có 02 ấp xây dựng
được Câu lạc bộ đờn ca tài tử, 01 ấp có Câu lạc bộ hát với nhau, các ấp đều có
câu lạc bộ thể dục thể thao, mỗi khu dân cư đều có câu lạc bộ dưỡng sinh.
Tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
d. Công tác chính sách – xã hội:
Thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công với
cách mạng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiếp tục xây dựng nhà tình

nghĩa, nhà tình thương, vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ đời sống. Đảm
bảo mức sống cho gia đình chính sách hàng năm được nâng lên, phấn đấu đến
cuối nhiệm kỳ không còn hộ chính sách nghèo. Quan tâm xây dựng nhà tình
nghĩa cho gia đình chính sách theo chế độ ưu đãi của Nhà nước.
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, tiếp tục thực hiện
các chính sách hổ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở,… cho hộ nghèo. Ưu tiên học
nghề, tạo việc làm, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến khích hộ nghèo phấn đấu
vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục nhân rộng mô hình hùn vốn trong nhân dân, các
mô hình làm ăn có hiệu quả. Phấn đấu hàng giảm từ 2 – 2,5% hộ nghèo.
6. Quốc phòng – an ninh:
Thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng công an,
quân sự, dân quân tự vệ, phân tích đáng giá hàng năm có 85% đạt loại mạnh,
hoàn thành tốt nhiệm vụ: 15% hòan thành nhiệm vụ, không có đơn vị yếu kém.
Trang 15


Xây dựng lực lượng đạt từ 2,8% dân số trở lên, tuyển quân hàng năm đạt chỉ
tiêu, tệ nạn xã hội hàng năm đều giảm, không để xảy ra trọng án. Củng cố xây
dựng lực lượng đủ mạnh, đảm bảo chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, có tinh thần
cảnh giác cao. Tổ chức huấn luyện đúng kế hoạch, đủ số lượng, đạt chất lượng
và hoàn thành công tác tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu trên giao. Đăng ký
quản lý quân nhân dự bị động viên; quản lý nhân hộ khẩu, vấn đề tạm trú và
việc đi lại của người nước ngoài tại địa phương.
Tiếp tục phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, nâng
cao chất lượng hoạt động của các tổ, đội dân phòng và các tổ hoà giải để giải
quyết kịp thời các vụ việc xảy ra ở cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 có 85% tổ,
đội dân phòng mạnh, 15% khá, không có loại yếu kém, có 100% đội dân phòng
các ấp hoạt động đúng quy chế. Tăng cường công tác tuần tra an ninh trật tự gắn
với tuần tra An toàn giao thông, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, cán bộ, đảng viên đăng ký không vi phạm Luật giao thông.

7. Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, thực thi pháp luật:
Tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác quản lý Nhà nước của Ủy ban
nhân dân trong quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước, các mục tiêu kinh tế văn hóa xã hội, an ninh
quốc phòng ở địa phương.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của HĐND, nâng cao chất
lượng kỳ họp, trách nhiệm quyền hạn của Đại biểu HĐND, thực hiện tốt việc
tiếp xúc cử tri. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vũng vàng, đạo đức tốt, lối sống
lành mạnh, có năng lực chuyên môn, thực tiễn, phong cách làm việc gần gủi với
nhân dân; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra công chức, công vụ.
Trên đây là báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2004 – 2011 và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Uỷ ban nhân xã Thạnh Lợi./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

- Đảng uỷ, HĐND xã;
- Lưu.

Trang 16



×