Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.08 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN
CÁC MÓN ĂN TỪ TÔM CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON

1


I. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
A. Tóm tắt:
Như Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Vì vậy, công việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu của trẻ là nhiệm vụ của
toàn dân, từ nhà trường đến toàn xã hội. Trong thực tế, ở tuổi mầm non, đây là
giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt sự phát triển về thể
lực nếu chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Chính
vì vậy, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giúp trẻ khoẻ mạnh và phát triển hoàn chỉnh là
vấn đề cấp bách hàng đầu trong thực tế ở tuổi mầm non giai đoạn này, trẻ chưa
có kinh nghiệm hiểu biết ý thức đầy đủ về chăm sóc sức khoẻ vệ sinh dinh
dưỡng nên trẻ chỉ ăn theo nhu cầu sở thích của bản thân, còn ăn gì? ăn như thế
nào? hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và nhà trường.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng cao.
Vì vậy, trẻ em không dừng lại ở việc ăn no, mà trẻ phải được ăn ngon, ăn đủ
chất dinh dưỡng hợp lý. Việc cải tiến món ăn cho trẻ ở trường mầm non cần
phải ngon, hấp dẫn với trẻ, hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm
cho trẻ ở trường mầm non”.
Để thực hiện được các biện pháp chế biến món ăn từ tôm cho trẻ ở
trường mầm non cho đạt kết quả thì cô nuôi phải xây dựng thực đơn, biết lựa


chọn, phối hợp các loại thực phẩm sao cho cân đối, phù hợp, thực phẩm phải
tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải biết rõ nguồn
gốc, ký kết an toàn thực phẩm có tính pháp lý.
Chế biến món ăn từ tôm phải đảm bảo đủ lượng, đủ chất. Không những
thế, trẻ còn được phải ăn đảm bảo đủ 3 ngon: “Ngon mắt, ngon mũi, ngon
miệng”. Từ đó, giúp trẻ ăn hết suất, trẻ tăng cân, giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh
và phát triển toàn diện.
Trong thực tế, quan sát trẻ ăn tôi thấy cùng một món ăn khi chế biến nếu
vị quá nhạt hoặc quá mặn không có mùi vị đặc trưng, bữa ăn đó trẻ ăn rất ít. Vì
vậy, tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện phápgiải pháp chế biến các món ăn
từ tôm cho trẻ ở trường mầm non.
Nghiên cứu này được tiến hành trên 2 lớp: 5A3 và 5A2 ở trường Mầm
non Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng.
Hai lớp này có số lượng cháu tương đương nhau về số lượng, giới tính, sức khỏe.
Nhóm 1 (Lớp 5A3) : lớp này là lớp thực nghiệm gồm có 7 cháu nam và 8 cháu nữ.
1. Nguyễn Hoàng An

1. Bùi Duy Cường
2


2. Nguyễn Hà Linh

2. Trần Gia Bảo

3. Đỗ Mai Linh

3. Nguyễn Dương Lân

4. Vũ Thu Thảo.


4. Bùi Công Minh

5. Phạm Minh Phương

5. Đặng Thái Nam

6. Nguyễn Mai Vy

6. Nguyễn Văn Nam

7. Lê Hà Vy

7. Lê Văn Sơn

8. Nguyễn Mai Vinh
* Nhóm 2 (Lớp 5A2) : lớp này là lớp đối chứng gồm 8 cháu nam và 7 cháu nữ:
1. Phạm Bảo An

1. Đỗ Quang Anh

2. Nguyễn Lan Anh

2. Nguyễn Việt Anh

3. Bùi Phương Anh

3. Lê Tuấn Hưng

4. Lê Mai Hoa


4. Đỗ Việt Hoàng

5. Hoàng Thu Hà

5. Hoàng Duy Minh

6. Phạm Hà My

6. Lê Minh Tuấn

7. Vũ Diệu Kha

7. Hoàng Tuấn Nam
8. Bùi Mạnh Vinh

Nhóm thực nghiệm được thực hiện biện pháp thay thế khi chế biến các
món ăn từ tôm cho trẻ mầm non. Kết quả cho ta thấy hầu hết trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất, nhiều trẻ tăng cân, thích ăn món ăn chế biến từ tôm. Từ đó
chứng minh rằng việc chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ mầm non là một điều
cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ mầm non.
B. Giới thiệu.
1. Tìm hiểu hiện trạng.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng, đó là nhu
cầu cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Ở trẻ, cơ thể
đang phát triển mạnh cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, là người trực
tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tôi luôn có ý thức trong công việc phải đảm bảo
VSATTP, biết phối hợp các loại thực phẩm nắm chắc khẩu phần ăn và định
lượng thức ăn của trẻ trong từng độ tuổi đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ
trong quá trình thực hiện tôi còn gặp không ít khó khăn sau:


3


a. Tiền ăn của trẻ còn thấp do đó việc phối kết hợp các loại thực phẩm
chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
b. Chế biến các món ăn còn đơn điệu chưa sáng tạo màu sắc chưa hấp dẫn
c. Một số trẻ chưa thích món ăn chế biến từ tôm.
Chính vì khó khăn trên thì phần “b” là nguyên nhân chính dẫn đến kết
quả việc chế biến các món ăn từ tôm hiệu quả chưa cao. Vì vậy chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng cũng bị ảnh hưởng, tôi tìm ra giải pháp để giải quyết
phần b như sau
2. Giải pháp thay thế.
Lựa chọn các giải pháp thay thế cho giải pháp hện tại đã thành công
Ví dụ 1 : Thực đơn tôm thịt sốt cà chua
Tôi đã xây dựng thực đơn phối hợp nhiều loại thực phẩm, cân đối lượng
đạm thực và đạm động vật như sau:
Tôm + thịt + đậu phụ+ trứng ( gồm có 4 nhóm thực phẩm kết hợp)
Rau củ: Cà chua + giá đỗ + đỗ côve + gia vị
Lựa chọn tôm tươi sống to không dịch bệnh. Chế biến theo quy trình:
Tôm rửa sạch mang vào nồi hấp cách thuỷ 15 phút mang ra bóc vỏ nhân
mang xay. Thịt lợn luộc xay nhỏ. Trứng đập ra bát tráng mỏng thái hạt lựu.
Đậu phụ trắng thái hạt lựu, cà chua, đỗ côve thái nhỏ.
Cách chế biến: Cho dầu + hành vào phi thơm, cho cà chua + súp, cho thịt
tôm + thịt lợn vào xào đảo đều đổ đủ lượng nước so với lượng thực phẩm trong
ngày. Tiếp theo cho đậu phụ đỗ côve, trứng giá đỗ vào đun sôi 10 phút cho
hành mùi bắc ra
Thành phẩm: Đảm bảo thức ăn có màu sắc đỏ trắng vàng xanh mùi vị kích
thích trẻ ăn ngon miệng. Thức ăn kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật
đảm bảo cho trẻ 3 ngon : ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng.

Ví dụ 2: canh tôm củ
Tôm tươi to ngon không dịch bệnh, giá cả vừa với tiền cháu đóng góp. Củ
canh to không dập nát, chế biến theo đúng quy trình tạo ra món canh củ có
màu sắc hấp dẫn. màu trắng của củ, màu đỏ của cà rốt, màu hồng của tôm, màu
xanh của gia vị. Món ăn này trẻ rất thích ăn.
Trong các tài liệu hướng dẫn các món ăn trong trường mầm non phải thực
hiện các bước sau:
4


Bước 1: Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. Phối hợp các loại thực phẩm hợp lý
Bước 2 : Ký kết vệ sinh an toàn thực phẩm với các đại lý có tính pháp lý.
Bước 3 : Lựa chọn thực phẩm tươi ngon rẻ.
Bước 4 : Chế biến hợp lý theo đúng bếp một chiều
Bước 5 : Tạo ra thành phẩm thức ăn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng, đảm
bảo 3 ngon hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo cách này nhóm thực nghiệm trẻ rất thích ăn, ăn ngon, ăn hết xuất.
Những trẻ biếng ăn lười ăn cũng đã ăn theo cùng với bạn
3. Một số nghiên cứu gần đây.
a/ Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ món súp bò tổng hợp.
b/ Cải tiến chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ
trong trường mầm non.
c/ Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm cho trẻ mầm non.
4. Xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp chế biến món ăn từ tôm trong
công tác nuôi dưỡng cho trẻ mầm non.
- Việc xây dựng thực đơn, phối hợp thực phẩm phù hợp đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
- Chế biến đảm bảo đúng quy trình đã giúp trẻ ăn ngon ăn hết xuất, góp
phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non.

5. Giả thuyết nghiên cứu.
“Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non”
sẽ thu hút hầu hết trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết xuất sẽ làm cho công tác
nuôi dưỡng có hiệu quả, trẻ khoẻ mạnh tăng cân, cơ thể phát triển toàn diện.
C. Phương pháp:
1. Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu này tôi lựa chọn trẻ ở 2 lớp 5A3 và 5A2, tôi đã nắm chắc được tâm
sinh lý của trẻ, nhu cầu ăn, tình trạng sức khoẻ của trẻ. Tôi chọn mỗi lớp 15 cháu
tương đương nhau về giới tính, cân nặng, chiều cao, sở thích ăn của trẻ.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
 Bảng 1
5


Giới tính
Nhóm

Nhu cầu ăn và sức khoẻ trẻ

Nam

Nữ

Tốt

Khá

TB

Yếu


Lớp thưc nghiệm

8

7

3

5

4

3

Lớp đối chứng

8

7

4

5

3

3

2. Thiết kế

Thời gian tiến hành cháu ăn vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.Thời gian bắt
đầu từ 1 tháng 10 năm 2013 đến 25 tháng 5 năm 2014.
Lớp

Kiểm tra trước tác động

Tác động

Sau tác động

Tốt = 4 cháu = 27%

=>

Tốt = 8 cháu = 53%

Khá = 5 cháu = 33%

=>

Khá = 5 cháu = 33%

TB = 3 cháu = 20%

=>

TB = 2 cháu = 14%

Yếu = 3 cháu = 20%


=>

Yếu = 0 cháu

Tốt = 3 cháu = 20%

=>

Tốt = 10 cháu = 67%

Nhóm

Khá = 5 cháu = 33%

=>

Khá = 5 cháu = 33%

thực nghiệm

TB = 4 cháu = 27%

=>

TB = 0 cháu

Yếu = 3 cháu = 20%

=>


Yếu = 0 cháu

Nhóm
đối chứng

3. Quy trình nghiên cứu.
a. Chuẩn bị của cô.
* Lớp 5A2: Nhóm đối chứng.
Chuẩn bị:
- Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần.
- Lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quy trình chế biến.
- Thành phẩm đủ định lượng.
* Lớp 5A3: Nhóm thực nghiệm.
- Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần.
- Lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp thực phẩm phù hợp, cân đối.
- Chế biến hợp lý, đúng theo quy trình.
6


- Thành phần đủ định lượng, đủ dinh dưỡng và đảm bảo 3 ngon.
b. Tiến hành thực nghiệm.
Xây dựng 2 thực đơn cho 2 nhóm lớp như sau, thời gian cho trẻ ăn theo đúng
thực đơn, chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Chế biến món ăn từ tôm đảm bảo đủ
lượng đủ dinh dưỡng, trẻ thích ăn và đảm bảo 3 ngon, trẻ ăn hết xuất.
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.
a. Phân tích lập bảng so sánh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
Nhóm


Kiểm tra trước tác động

Sau tác động

Lớp
5A2

Tốt: 4 cháu = 12%

Tốt: 8 cháu = 24%

Khá: 5 cháu = 15%

Khá: 5 cháu = 15%

Khá: ổn định

TB: 3 cháu = 9%

TB: 2 cháu = 6%

TB: giảm 1 cháu = 3%

Yếu: 3 cháu = 9%

Yếu: 0 cháu

Yếu: giảm 3 cháu = 9%

Tốt: 3 cháu = 9%


Tốt: 10 cháu = 30%

Tốt : tăng 7 cháu = 21%

Khá: 5 cháu = 15%

Khá: 5 cháu = 15%

Khá: ổn định

TB: 4 cháu = 12%

TB: 0 cháu

TB: Giảm 4 cháu = 12%

Yếu: 3 cháu = 9%

Yếu: 0 cháu

Yếu giảm 3 cháu = 9%

Nhóm
đối
chứng
Lớp
5A3
Nhóm
thực

nghiệm

Chỉ số so sánh
Tốt: tăng 4 cháu = 12%

Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy trước tác 2động ở 2 lớp các chỉ số
tương đương nhau, còn sau tác động thì chỉ số cho ta thấy lớp thực nghiệm có
kết quả cao hơn lớp đối chứng. Như vậy giả thuyết đề tài “Một số biện pháp
chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non” đã nâng cao hiệu quả
của việc chăm sóc nuôi dưỡng, giúp trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết xuất
góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
b. Bàn luận:
Kết quả sau tác động cho ta thấy trẻ thích ăn các món ăn được chế biến
từ tôm, trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất, ăn nhanh và nhiều trẻ tăng cân.
Kết quả của nhóm được tác động cho kết quả cao hơn nhiều so với nhóm
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ
trong trường mầm non không phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài trên tôi gặp một số khó khăn sau:

7


Cô phải chuẩn bị nhiều thời gian cho việc xây dựng thực đơn, phối hợp
thực phẩm sao cho cân đối các chất dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo về giá cả vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Cô phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tìm hiểu sở thích của trẻ, tìn
tòi chế biến món ăn sáng tạo phù hợp với nhu cầu của trẻ gặp nhiều khó khăn.
II. Kết luận và khuyến nghị.
1.Kết luận.
Việc chế biến các món ăn từ tôm trong trường mầm non đã thu hút hầu hết

trẻ ăn ngon miệng, thích ăn, ăn hết xuất, trẻ nhanh nhẹn khoẻ mạnh tăng cân,
góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng của trẻ trong trường mầm non Cát
Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng.
2. Khuyến nghị:
- Tôi xin được đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường phân công cho cô
nuôi được làm cố định ở bếp, hưởng mức lương ổn định để các cô yên tâm
công tác.
- Ban giám hiệu tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật
chất, các tài liệu chế biến món ăn cũng như thời gian để cô nuôi có điều kiện
tập chung nghiên cứu cách chế biến món ăn và xây dựng thực đơn phù hợp kết
hợp được nhiều loại thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức hội thi nữ công gia chánh, thi cô nuôi giỏi để tìm những món ăn
ngon cách lựa chọn thực phẩm, phối hợp thực phẩm và chế biến món ăn ngon
phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Trên đây là nghiên cứu khọc sư phạm ứng dụng giáo dục mầm non với đề tài
“Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ mầm non”. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, hội đồng khoa học các cấp,
các chị em đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả tốt.
Xin trân trọng cảm ơn !
Cát Bi, ngày 18 tháng 1 năm 2014
Nhận xét của HĐKHSP

Người nghiên cứu

.......................................................................
.......................................................................
........................................................................
....................................................... ................
8


Trần Đức Hạnh


III. Tài liệu tham khảo.
1. Tài liệu giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ mầm non (NXDGD).
2. Tài liệu hướng dẫn VSATTP.
3. Tài liệu giáo trình dinh dưỡng trẻ em ( ĐHSP)

9


A. Thực đơn tôm thịt sốt cà chua
I/ Chuẩn bị thực phẩm:
1. Tôm

7. Giá đỗ

2. Thịt vai sấn

8. Dầu ăn

3. Trứng gà

9. Nước mắm- bột nêm

4. Đậu phụ trắng

10. Hành mùi

5. Cà chua


11. Hành khô

6. Đỗ côve
II/ Cách chế biến:
Tôm rửa sạch để ráo nước cho vào nồi hấp, vớt tôm ra bóc lấy nhân xay nhỏ
Thịt luộc qua nước sôi, vớt ra xay nhỏ, trứng tráng + đậu phụ trắng thái
nhỏ hạt lựu.
Cà chua , đỗ côve, giá đỗ, rau thơm thái nhỏ
Phi hành khô cùng dầu, sau đó cho cà chua và một ít mắm + tôm + thịt
xào đảo đều. Cho đủ lượng nước với lượng thực phẩm trong ngày, tiếp theo
cho đậu phụ, đỗ côve, giá đỗ, trứng vào đun 10 phút. Cho hành mùi gia vị rồi
bắc ra.
III/ Thành phẩm:
Thành phẩm : Đảm bảo thức ăn có màu sắc đỏ trắng vàng xanh mùi vị
kích thích trẻ ăn ngon miệng. Thức ăn kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực
vật đảm bảo cho trẻ 3 ngon : ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng.

10


B. Thực đơn canh tôm củ rau các loại
I/ Chuẩn bị thực phẩm:
1.Tôm

6. Dầu

2.Củ

7. Mắm


3.Cà rốt

8. Bột nêm

4.Rau cải cúc

9. Hành mùi

5. Hành khô
II/ Cách chế biến:
Tôm tươi to ngon không dịch bệnh, giá cả vừa với tiền cháu đóng góp.
Củ canh to không dập nát.
Tôm rửa sạch cho vào nồi hấp 10 phút, vớt tôm ra bóc lấy nhân xay nhỏ. lấy
đầu tôm giã kỹ lọc lấy nước. Cho dầu và hành khô phi vàng + nhân tôm + cà rốt +
nước mắm đảo đều. Cho nước lọc tôm vào tương ứng với số cháu + củ nguấy đều
tay đến khi canh sôi 10 phút, cho rau cúc + hành mùi + gia vị và bắc ra.
III/ Thành phẩm:
Món canh củ có màu sắc hấp dẫn. màu trắng của củ, màu đỏ của cà rốt,
màu hồng của tôm, màu xanh của gia vị. Món ăn này trẻ rất thích ăn.

11


Phụ lục

Trang

I/ Cấu trúc đề tài:


1

A. Tóm tắt

1

B. Giới thiệu

2

1. Tìm hiểu hiện trạng

2

2. Giải pháp thay thế

3

3. Một số nghiên cứu gần đây

4

4. Xác định vấn đề nghiên cứu

4

5. Giả thuyết nghiên cứu

4


C. Phương pháp

4

1. Khách thể nghiên cứu

4

2. Thiết kế

5

3. Quy trình nghiên cứu

5

4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

6

II/ Kết luận và khuyến nghị

7

1. Kết luận

7

2. Khuyến nghị


7

III/ Tài liệu tham khảo

8

12



×