Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.59 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẦM NON


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để
phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm
việc.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng
ngày, một nhu cầu cấp bách , bức thiết không thể không có, không chỉ là giải quyết
chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động,
ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những
chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức ….
Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh
hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống
hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển
mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu
hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng … Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống
theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em mạnh khỏe
học giỏi thông minh.
Với các lý do trên nên tôi chọn đề tài: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ
mầm non.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục quận Cầu Giấy, cũng như sự quan
tâm nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của các cấp, các nghành


và thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhiệt tình, năng động sáng
tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng.


- Bản thân tôi được phân công làm kế toán nhà ăn nhiều năm, ít nhiều cũng tích lũy
được một số kinh nghiệm.
- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm nhiệt tình ủng hộ, có ý thức trách nhiệm
và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi, dạy trẻ.
2. Khó khăn:
- Trường có 2 cơ sở cách xa nhau nên hàng ngày phải cân đối lượng thực phẩm cho
phù hợp với từng cơ sở để đỡ khâu vận chuyển.
- Bếp đang trong thời gian sửa chữa, cơi nới nên ảnh hưởng đến quátrình chế biến
thức ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Một số nhân viên nuôi dưỡng mới chưa nắm bắt kịp nên sự phối hợp dây chuyền
chưa được nhịp nhàng.
- Giá cả thực phẩm lên xuống bấp bênh ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn.
II.BIỆN PHÁP:
- Để có một khẩu phần ăn cân đối chotrẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với
nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm
đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và
vệ sinh văn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật.
- Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm , nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức
ăn giàu vitamin và khoáng chất. Không có loại thức ăn nào đủ các chất dinh dưỡng
cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món
ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong nhóm thức ăn kể trên, mỗi nhóm
phải thay đổi từng bữa, từng ngày. Từng món ăn cũng cần có nhiều gia giảm để
làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Khi xây dựng thực đơn mỗi ngày tôi
cố gắng cho trẻ ăn được 19 – 27 loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thức ăn, tôi
chú trọng “tô màu bữa ăn” chính là đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn cho bữa ăn

hàng ngày của trẻ.
- Một khẩu phần ăn cân đối và hợp lý cần :
+Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể


+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (cân đối giữa các chất
dinh dưỡng: protêin, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng(can xi và phốt pho), giữa
thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật.

- Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ nuôi đã phối hợp, xây dựng và hiện đang
thực hiện tại trường Màm non Yên Hòa:

TỔNG HỢP THỰC ĐƠN LỨA TUỔIMẪU GIÁO MÙA HÈ

Thứ Bữa ăn Món ăn

Kalo

Tỷ lệ
Kalo

Tỷ lệ cân
đối
các chất
P:L:G

Sữa chua
Hai


Bữa
sáng

Trứng, thịt lợn đảo
bông

592.0 69.5
14 : 25 :
61

Canh rau muống nấu
thịt bò
Bữa
chiều

Chè cốm, đậu xanh

260.2 30.5

Sữa bột Hà Lan
Ba

Bữa
sáng

Thịt gà, thịt lợn om
miến nấm hương
Canh cua nấu mùng
tơi, rau đay


568.8 69.8

14 : 22 :
64


Bữa
chiều

Bánh mỳ Hotđogs,
sữa đậu nành

245.8 30.2

Sữa bột Hà Lan


Bữa
sáng

Thịt lợn, cá xốt cà
chua

565.4 67
15 : 25 :
60

Canh rau ngót nấu thịt
lợn
Bữa

chiều

Sữa chua, bánh qui
Marie

278.3 33

Sữa bột Hà Lan
Năm Bữa
sáng

Thịt bò, thịt lợn xào
thập cẩm

542.6 67.2
14 : 22 :
64

Canh sườn nấu chua
Bữa
chiều

Cháo sườn, chuối tiêu

264.6 32.8

Sữa bột Hà lan
Sáu Bữa
sáng


Đậu phụ, thịt lợn xốt
trứng

605.0 65.1
14 : 23 :
63

Canh cải nấu cá rô
Bữa
chiều

Xôi vò, chè hoa cau

Trung bình 01 tuần:Sáng
Chiều

324.4 34.9
574.7 67.7
274.6 32.3

14.2 :
23,4 :
62.4


Cả ngày

849.3

*Thực đơn sử dụng thực phẩm sạch


TỔNG HỢP THỰC ĐƠN LỨA TUỔINHÀ TRẺ MÙA HÈ

Thứ

Bữa
ăn

Món ăn

Tỷ lệ cân
Tỷ lệ đối
Kalo %
các chất
Kalo
P:L:G

Sữa chua

Bữa
sáng
Hai
Bữa
chiều

Trứng, thịt lợn đảo
bông

480,0
59,3


Canh rau muống thịt

Cơm, canh khoai, bí
đỏ nấu thịt

16 : 22 : 62

329,6 40,7

Sữa đậu nành
Sữa bột Hà Lan

Ba

Bữa
sáng

Bữa

Thịt gà, thịt lợn om
miến, nấm hương
Canh cua, mùng tơi,
rau đay
Bánh bao chay, sữa

460,0
57,1
14 : 24 : 62


344,9 42,9


chiều

chua
Sữa bột Hà Lan
Cá,thịt lợn xốt cà chua

Bữa
sáng

Bữa
chiều

466.1 59.6

Canh rau ngót nấu thịt
lợn
Cơm, canh bí nấu
xương,sữa đậu nành

17:23:60
316.5 40.4

Sữa bột Hà Lan
Bữa
sáng
Năm
Bữa

chiều

Thịt lợn, thịt bò xào
thập cẩm

454,8 57,8

Canh sườn nấu chua
Mỳ thịt lợn, chuối tiêu

14: 24 : 62
331,9 42,2

Sữa chua
Bữa
sáng

Đậu phụ, thịt lợn xốt
trứng

520,7 59,9

Canh cải nấu cá rô

Sáu
Bữa
chiều

Xôi vò chè hoa cau


348,0 40,1

Trung bình 01 tuần: Sáng

476.3 58.7

Chiều

334.2 41.3

Cả ngày

14 : 24 : 62

810.5

15.0: 23.4 :
61.6


*Thực đơn sử dụng thực phẩm sạch

- Trên thực tế tôi phải cân đối với số tiền bố mẹ các cháu đóng góp mà thời gian
gần đây giá cả leo thang, điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khó khăn,
yêu cầu phải lựa chọn thực đơn phù hợp, thực phẩm phù hợp theo tuần, mùa, theo
từng thời kỳ. Các thực phẩm phải sạch, không độc, không có vi khuẩn gây
bệnh.Trong việc thay đổi các món ăn theo từng bữacho đủ chất lượng và số lượng
tôi đã lưu ý các thực phẩm được thay thế phải tương đương về chất lượng để đảm
bảo cho khẩu phần ăn không bị thay đổi về thành phần các chất dinh dưỡng. Giảm
gluxit tinh chế đến mức tối thiểu vì thừa Gluxit dẫn đến béo phì, béo phì là nguyên

nhân dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ Gluxit
theo thức ăn để làm giảm sự phân hủy của Protid đến mức tối thiểu.Tôi chọn dầu
nành Simply,ngoài việc cho nguồn năng lượng cao dầu nành Simply còn chứa rất
nhiều DHA mà chúng ta phảitốn rất nhiều tiền để mua nó trong sữa. Bên cạnh đó
tôi rất muốn khẩu phần ăn của trẻ có nhiều sữa, vì sữa là một trong các thức ăn
toàn diện nhất đứng về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng. Phomát giàu
protid quý, chúng là nguồn can xi dễ đồng hóa nhất. Sữa còn có nhiều riboflavin
vàVTM A. Khẩu phần ăn của trẻ được bổ xung thêm rất nhiều sữa chua vì thời
gian gần đây viện dinh dưỡng quốc gia Việt nam cho biết: Sữa chua được xem là
một trong mười thực phẩm tốt nhất vối sức khỏe con người vì trong sữa chua có rất
nhiều vi khuẩn hữu ích cho đường ruột và tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về
đường hô hấp xuống 2 lần, kích thích hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể chống lại
các độc tố. Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ được bổ sung rất nhiều khoai tây, vì dinh
dưỡng có trong khoai tây có thể sánh ngang với sữa bò, chất xơ trong khoai tây
mềm, không khích thích niêm mạc dạ dày, khoai tây còn có tác dụng chữa chứng
táo bón và mẩn ngứa.
- Ngoài việc cân đối khẩu phần cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng
tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh
vì thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người, nếu sử dụng thực
phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc.


Quan tâm đầu tư góc tuyên truyền của từng lớp, kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ
chức cho trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ”, hoặc thông qua các trò chơi để làm cho bé
luôn cảm thấy ngon miệng và phấn khích trẻ trước mỗi bữa ăn.
- Tôi thường xuyên có mặt ở bếp để kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan
trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng của bữa ăn. Hàm lượng
Vitamin trong rau xanh và trái cây : càng tươi càng tốt. Mặc dù có hợp đồng thực
phẩm nhưng người trực tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và có
kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo

về vệ sinh an toàn.
Tôi luôn nhắc nhở các đồng chí trong tổ nuôi là Vitamin thường tập trung nhiều
trên lớp bề mặt của rau, hạt, rễ, trái do đó gọt vỏ càng mỏng càng tốt nhưng cũng
phải vừa phải. Khi nấu nhiệt độ càng cao, thời gian đun càng lâu thì khả năng
Vitamin bị phá hủy càng lớn. Dù loại thức ăn nào, loại cách nấu nào cũng nên giảm
tối đa cách sử lý bằng nhiệt độ đồng thời phải cho trẻ ăn càng sớm càng tốt tránh
để lâu mất Vitamin và tôi luôn nhắc nhở nhà bếp không cho trẻ ăn quá mặn vì nó
sẽ tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Kết Quả đạt được:
- Tỉ lệ trẻ tăng cân thường xuyên đạt 91%
- Tỉ lệ trẻ kênh A tăng 5,8% so với đầu năm
- Tỉ lệ trẻ kênh B đầu năm 4% cuối năm còn 2,3%
-Hạn chế tỉ lệ béo phì (đầu năm 3,7%, cuối năm còn 3%)
- Không còn trẻ kênh C
- Không có trường hợp dịch bệnh, ngộ độc thức ăn xảy ra.
Với sự tâm huyết và yêu thích công việc của mình, tôi luôn suy nghĩ, lắng nghe ý
kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn các trường
bạnđể điều chỉnh thực đơn cho hợp lý, cân đối, phù hợp với giá cả thị trường và trẻ
được ăn ngon miệng, hết xuất.


Người viết

Nguyễn Thị Hồng Vân



×