Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

skkn một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi vào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.32 KB, 11 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
VÀO LỚP 1


Háo hức, hồi hộp, lo lắng cho bước khởi đầu không chỉ là tâm trạng của trẻ nhỏ mà
còn là mối quan tâm chung của cha mẹ có con chuẩn bị vào "đại học chữ to". Tuy
nhiên, "hành trang" cho trẻ vào lớp 1 nên "nhỏ gọn", để phù hợp với sức vóc của
trẻ mới qua lớp mầm non. Những bài học đầu tiên của trẻ ở trường mầm non là qua
các bài đồng dao, bài thơ, bài hát có tiết tấu vui tươi, ngộ nghĩnh, tình cảm, bé
thích và nhớ nhanh. Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học,
nghệ thuật. Ở trường mầm non, trẻ được học cách hoà đồng với các bạn, biết giữ
yên lặng trong giờ ngủ trưa, biết cảm ơn, xin lỗi... Những bài học về nền nếp sinh
hoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần hình thành
nhân cách của trẻ.


Tạm biệt nhé- trường mầm non thân yêu!

Thực tế cho thấy khi trẻ Mầm non lên học tập ở trường Tiểu học một loạt quan hệ
xã hội cần được thay đổi: Quan hệ giữa trẻ với cô được thay thế bằng quan hệ “
thầy - trò”, quan hệ giữa trẻ với trẻ ở trường Mầm non là quan hệ bạn bè cùng chơi
nay chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với hoạt
động học tập, với quan hệ xã hội ở trường Tiểu học ngay trong quá trình học tập ở
trường Mầm non là rất cần thiết.
Trẻ mẫu giáo đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của cô về
dạy dỗ, chăm sóc và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc nhiệt tình như người mẹ
thứ hai. Vì thế chuyển sang lớp 1, sang môi trường hoàn toàn mới lạ khác với môi
trường mẫu giáo trẻ sẽ rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâm
lý, khó tiếp cận và thích nghi ngay được.
Chính vì thế nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo đặc biệt


là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ
tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất.
Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi vào lớp 1.

1. Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực
Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động
trí tuệ ở trường Tiểu học. Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nhân cách.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển


chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc
bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo
léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan …
Thông qua chủ đề “bản thân” giáo viên dạy trẻ hiểu được chức năng, sự cần thiết
của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được bốn nhóm thực
phẩm, biết được lợi ích của bốn nhóm thực phẩm với sức khỏe của bản thân. Cho
trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc luyện tập thể dục
đối với sức khỏe bản thân.
Ngoài việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lớp cần quan tâm đến việc
rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý như: Tổ chức cho trẻ thực hiện các nội
dung phát triển vận động qua giờ học thể dục ở lớp, giờ tập thể dục buổi sáng, tổ
chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian,...
2. Phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ
Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu.
Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa
nói lên khả năng trí tuệ của con người. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi vừa
giúp cho việc phát triển trí tuệ của trẻ, vừa là công cụ để tư duy. Vì vậy việc chuẩn
bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan
trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt,

thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác…của
trẻ cũng phát triển tốt.
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt
động như: Thông qua trò chuyện, giao tiếp thường ngày, thông qua các hoạt động
học tập nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: đọc thơ, đồng
dao, kể lại chuyện… nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú về thế giới xung


quanh, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc. Tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt một cách
rõ ràng nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp thời ngôn ngữ của trẻ.
VD: Qua câu chuyện “ Cây tre trăm đốt” cô đặt câu hỏi cho trẻ hiểu được nội dung
chuyện:
Các con thấy anh nông dân là người như thế nào?
Lão nhà giàu là người như thế nào?
Qua câu chuyện này, con học được ở anh nông dân đức tính gì?
Sau khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện, cô giáo hướng dẫn và cho trẻ kể lại
nội dung chuyện cô vừa kể, tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh,...

3. Trang bị cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh
Những hiểu biết về thế giới xung giúp cho trí tuệ và đạo đức của trẻ phát triển. Do
đó để trang bị cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh cô tiến hành dưới
nhiều hình thức: Qua động cho trẻ khám phá khoa học, hoạt động vui chơi, hoạt
động ngoài trời, qua lao động. Trong đó cô đặc biệt chú trọng việc thiết kế và tổ
chức các hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để trang bị cho
trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh góp phần quan trọng để chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1.
4. Hình thành cho trẻ khả năng định hướng trong không gian và thời gian
Khả năng định hướng trong không gian và thời gian là biểu hiện của sự phát triển
trí tuệ. Nó không chỉ giúp cho trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là điều

kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường Tiểu học. Khả
năng định hướng trong không gian tốt là điều kiện thuận lợi để cho trẻ học tập sau
này có hiệu quả không chỉ với môn toán, mĩ thuật, lao động kỹ thuật, giáo dục sức
khỏe,... mà còn giúp trẻ tập đọc, tập viết dễ dàng hơn. Để giúp trẻ có khả năng định
hướng trong không gian và thời gian, cô giáo cần phải thường xuyên tổ chức trò


chơi, các tiết học toán phù hợp với từng chủ đề qua đó hình thành khả năng định
hướng về không gian và thời gian cho trẻ. Đó cũng là điều kiện cần thiết để cho
các cháu trẻ học tập, sinh hoạt tốt ở trường Tiểu học
Trẻ mẫu giáo thường chú ý đến đối tượng khi đối tượng đó gây kích thích mạnh
hoặc gây cho trẻ sự ngạc nhiên, nhất là tạo cho trẻ một hứng thú. Trẻ dễ bị phân
tán chú ý vào những kích thích bên ngoài, khi kích thích đó mạnh hơn, hấp dẫn
hơn. Bên cạnh đó cô giáo cần hình thành cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định tới
những cái mà nó không hấp dẫn, nhưng cần thiết phải lĩnh hội tri thức, là điều kiện
quan trọng nhất để trẻ học tập có kết quả ở trường Tiểu học.
5. Cho trẻ làm quen với các con số, chữ viết và tập cho trẻ kỹ năng cầm bút,
cầm sách, tư thế ngồi đọc, viết…
5.1 Chuẩn bị cho việc học đọc
Mục đích của việc cho trẻ làm quen với việc chữ cái là giúp trẻ nhận được mặt chữ,
cách phát âm chính xác từng chữ cái. Trên cơ sở đó trẻ thích ứng được với tập đọc,
tập viết ở lớp một. Cho trẻ làm quen với chữ cái là nhiệm vụ quan trọng trong việc
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nên ngay từ đầu năm học cô giáo cần xây dựng kế
hoạch, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ cái một cách thích hợp. Trò chơi,
nhất là trò chơi lô tô, trang ảnh có chứa từ, chữ cái, sử dụng các trò chơi trên máy
kidsmart cho trẻ làm quen với việc đọc, cầm bút viết.
Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo
dục Mầm non. Dạy trẻ biết phát âm, tô và tập viết các chữ cái.
Hướng dẫn trẻ làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên
trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá



nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách,...) nhận
biết và viết tên của bản thân.
Cô thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi đọc cho trẻ nghe, cô cho trẻ ngồi cùng
hướng với cô, khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những
kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý
thức giữ gìn và bảo vệ sách.
Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích
thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.

5.2 Chuẩn bị cho việc học viết
Tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ
viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.
Tổ chức cho trẻ các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ
nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài
cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,…
Tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,…
đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh.


Trường Tiểu học đang chào đón bé đến trường

6. Chuẩn bị về mặt tình cảm và kỹ năng xã hội
Sự phát triển các mặt tình cảm và kỹ xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.; khả năng tập trung, chấp hành những qui
định chung và sự chỉ dẫn của cô là vô cùng cần thiết, là yếu tố giúp trẻ học tập tốt
ở trường Tiểu học sau này. Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được
cách chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng. Để chuẩn bị
về mặt tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ đạt kết quả tốt cô giáo cần chuẩn bị một

số việc sau:
Giáo dục trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ những
suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện. Khuyến
khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề. Giáo dục
các cháu có thói quen tự phục vụ bản thân.


Giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính tự tin, tự
lực và sáng tạo của trẻ. Giúp trẻ ham học bằng cách thiết kế những hoạt động thú
vị vui nhộn, vừa sức cho trẻ như chơi xếp hình, nấu ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn
lên của cây,….
Giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định ở trường, lớp học, những nơi công
cộng, chấp hành luật an toàn giao thông.
Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình.
Giáo dục trẻ có quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người lớn khác trong
trường mầm non đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường Tiểu
học
7. Hình thành ở trẻ lòng mong mỏi, ham muốn được đi học, được trở thành
học sinh của trường Tiểu học
Trong quá trình giáo dục, cô giáo thường khơi gợi ở trẻ lòng mong mỏi, háo hức
được đi học. Qua các hoạt động vui chơi, học tập, lao động, trò chuyện với trẻ về
sự hiểu biết của trẻ các nghề, hỏi cháu lớn lên con thích làm nghề gì: Bác sỹ, cô
giáo, kỹ sư…và nhấn mạnh với trẻ muốn làm được những nghề đó các con phải đi
học. Qua trò chơi đóng vai có chủ đề, qua tham quan lớp học ở trường Tiểu học,
tôi giúp trẻ hiểu biết về trường Tiểu học, về nhiệm vụ của học sinh lớp 1, mối quan
hệ xã hội trong trường Tiểu học, những yêu cầu của nhà trường. Qua những hoạt
động này các cháu được làm quen, tiếp xúc với các hoạt động ở trường Tiểu học,
với quan hệ xã hội và nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong trường….dần dần hình
thành ở các cháu tâm lý muốn được học tập ở trường Tiểu học.
8. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ



Thời điểm bắt đầu vào lớp 1 là một giai đoạn chuyển biến rất lớn từ môi trường vui
chơi là chính sang giai đoạn học là chính. Sự thay đổi này dễ tác động đến tâm lý,
nếu không được gia đình chuẩn bị chu đáo rất dễ tạo cho các cháu cảm giác chán
nản, lo sợ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài cho cả quá trình tiếp nhận kiến thức về
sau. Trẻ học tốt trong năm đầu tiên ở trường Tiểu học có ảnh hưởng tích cực cho
những năm học sau đó, và sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không chỉ là việc của cô
mà còn là của gia đình trẻ.
Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ
huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.Trao đổi, thống nhất
với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Giải thích cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng việc cho trẻ 5- 6
tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Sự chuẩn bị này cần tập trung vào các mặt: thể
chất, dinh dưỡng, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, quan hệ xã hội, động cơ học tập.
Việc chuẩn bị này không phải tập trung vào kỹ năng học tập (viết, đọc, đếm) mà là
phát triển các chức năng tâm lý đảm bảo cho việc học.
9. Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm
non với trường Tiểu học
Giáo dục Mầm non và giáo dục Tiểu học là hai giai đoạn kế tiếp nhau trong quá
trình giáo dục con người. Nội dung giáo dục của hai giai đoạn này cần có sự liên
tục, hệ thống và kế thừa nhau. Giai đoạn sau kế thừa và phát triển những thành tựu
của giai đoạn trước đó. Vì vậy cần phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa
giáo dục của trường Mầm non với giáo dục của trường Tiểu học nhất là nội dung,
nhiệm vụ giáo dục học sinh lớp 1.
Thông qua chủ đề “Trường tiểu học”, thông qua hoạt động hàng ngày ở trường cô
giáo dạy trẻ biết được tên, đặc điểm của trường Tiểu học mà trẻ sẽ đến học khi lên


lớp1. Dạy trẻ biết được một số hoạt động chính của lớp 1 và nét đặc trưng khác với

mẫu giáo. Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập gọn gàng, sạch sẽ.
Tổ chức cho trẻ đi tham quan và làm quen với học sinh, giáo viên lớp 1, làm quen
với môi trường học tập của học sinh ở trường Tiểu học, tạo điều kiện cho trẻ gần
gũi nhau, hiểu biết hoạt động của nhau, giới thiệu cho trẻ biết các phòng, lớp học,
sân chơi ở trường Tiểu học,...
Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi dạy
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của
các đồng nghiệp./.

Sưu tầm: Nguyễn Thị Huệ
Nguồn: Phòng Giáo dục Mầm non



×