Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đầu tư phát triển khu công nghiệp nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.98 KB, 24 trang )

Danh sách nhóm:
-

Lê Tôn Nhân

-

Hồ Anh Nguyên

-

Nguyễn Như Tú

-

Lộc Thị Ngoan

-

Nguyễn Phạm Kiều Phúc

-

Nguyễn Xuân Sơn

-

Nguyễn Ngọc Thiết


Đề tài: Đầu tư phát triển khu công nghiệp (KCN). Nghiên cứu trường hợp


khu công nghiệp( KCN) Phú Tài tỉnh Bình Định
MỤC LỤC:
Chương 1 : Một số lý luận chung về đầu tư phát triển các KCN
1.1. Khái niệm , đặc điểm và vai trò của KCN
1.1.1 Khái niệm.
1.1.2. Đặc điểm.
1.1.3. Vai trò của khu công nghiệp
1.2. Khái niệm ĐTPT, ĐTPT KCN
1.2.1. Khái niệm Đầu tư phát triển
1.2.2. Khái niệm Đầu tư phát triển KCN
1.3. Nội dung đầu tư phát triển KCN
1.3.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:
1.3.1.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
1.3.1.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào
1.3.2. ĐTPT sản xuất kinh doanh trong KCN
Chương 2: Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp( KCN) Phú Tài tỉnh Bình
Định
2.1. Giới thiệu về KCN Phú Tài Bình Định
2.2. Thực trạng KCN Phú Tài tỉnh Bình Định
2.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN
2.2.1.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài KCN
2.2.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN
2.2.2. ĐTPT sản xuất kinh doanh trong KCN
2.2.3. Thực trạng phát triển nguồn lao động
2.3. Thành tựu và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển KCN Phú Tài
Chương 3: Định hướng , giải pháp phát triển KCN Phú Tài Bình Định
3.1 Định hướng phát triển KCN Phú Tài Bình Định
3.2 Giải Pháp phát triển KCN Phú Tài Bình Định
Kết luận



Chương 1: Một số lý luận chung về đầu tư phát triển các KCN
1.1. Khái niệm , đặc điểm và vai trò của KCN
1.1. Khái niệm KCN
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống
do chính phủ hoặc phủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập.
- Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
- Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản
xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
 Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất:
- Khu công nghiệp hoạt động với mục đích sản xuất hàng hoá
phục vụ thị trường trong nước là chính (tất nhiên cả xuất khẩu)
hàng hoá của các Doanh nghiệp trong KCN được bán tự do tại
thị trường trong nước.
- Khu chế xuất hoạt động với mục đích sản xuất, gia công hàng
hoá xuất khẩu là chính. Hàng hoá do các doanh nghiệp trong
khu chế xuất sản xuất bán vào thị trường nội địa coi như hàng
doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu từ nước ngoài , hàng hoá mà
Doanh trong Khu chế xuất mua từ thị trường nội địa được coi là
hàng việt nam xuất khẩu ra nước ngoài và chịu sự điều chỉnh
bởi chính sách xuất nhập khẩu và thuế đối với hàng xuất nhập
khẩu.
1.2. Đặc điểm của KCN
-Về mặt pháp lý: KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh
nghiệp hoạt động trong các KCN của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam.



-Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát
triển công nghiệp , các nguồn lực của nước sở tại , các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lí xác định, các nguồn lực
này đóng góp vào sự phát triển cơ cấu , những ngành mà nước sở tai ưu
tiên , cho phép đầu tư ,bên cạnh đó ,thủ tục hành chính đơn giản ,có các
ưu đãi của hành chính ,an ninh,an toàn xã hội tốt, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sản xuất – kinh doanh hàng hóa, các khu vực khác. Mục tiêu của
nước sở tại nơi khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn,
thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm phát triển cơ sở hạ tầng , chuyển giao
công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
1.3. Vai trò của KCN
-Hiện nay KCN - KCX đã và đang có những vai trò to lớn trong
quá trình phát triển kinh tế đất nước. Dưới đây là một số vai trò tiêu
biểu:
1.3.1 Đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của kinh tế cả nước,
thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây có lẽ là một trong những vai trò hàng đầu và cũng là mục tiêu
phát triển các KCN của nhà nước ta. Nếu như trước đây, các đơn vị sản
xuất công nghiệp hình thành một cách manh mún, chưa có tổ chức.
Điều đó không chỉ tạo cho việc khó khăn trong việc quản lý, quy hoạch
mà còn không tạo được đà trong quá trình phát triển vì mạnh ai người
ấy làm, không xem xét đến sự ảnh hưởng chung như đầu ra của sản
phẩm, môi trường, xã hội. Thì nay, việc quy hoạch các đơn vị đó thành
các khu công nghiệp, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, các KCN đã
và đang tạo ra một lượng sản phẩm lớn, góp phần không nhỏ vào tăng
trưởng GDP chung của cả nước. Cụ thể như trung bình giai đoạn 20012005, các KCN có tốc độ phát triển trung bình 7,5%, riêng năm 2006
đạt 8,17% tổng GPD toàn xã hội, ước đạt 61,7 tỷ USD, GDP bình quân
đầu người đạt 11,5 triệu đồng, tương đương 720USD…



Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng
công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh
nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do
chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc
đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch
vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung. Ảnh hưởng
tích cực tác động của các KCN có thể xác định rõ trên một số khía cạnh
chủ yếu như:
Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh
nghiệp công nghiệp mới, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư cho sản
xuất công nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất).
Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận
lợi hơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp
lý, bền vững.
Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có
điều kiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động (kể cả làm việc tại các KCN, các việc làm
phụ trợ ngoài KCN, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển
KCN).
Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ
về công nghệ, hỗ trợ về quản lý. Đặc biệt với sự phát triển của công
nghệ thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện
tử với nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức).
Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát
triển ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của bản thân các địa phương có KCN và cả nước nói chung.



Quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã có
những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc
CNH - HĐH nói riêng. Vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình
CNH - HĐH đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các KCN trong
việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối
lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của
các KCN, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản
lý.) tạo nên một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài
ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay
Airbus) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản
lý và tiếp thị, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam (kể cả tâm
lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp - một yếu tố không nhỏ
trong quá trình phát triển).
1.3.2. Phát triển KCN cũng là hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy
các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông
thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc
hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này
được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích
thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch
phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có
KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận
An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh), cùng với quá trình phát triển
KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện
đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động
kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.



Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý
thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây
dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò
quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc
nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa
dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần
tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những
thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc
di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương
giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình
thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu
vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình
Dương).
Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào
KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy
hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành
các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội
phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở,
trường học, bệnh viện, khu giải trí.
1.3.3. KCN góp phần trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại
hóa cách thức quản lý sản xuất.
KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ
tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính
là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài.
Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý

cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân
theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là
những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế.


KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề
mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất
kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những
dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả
những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như
Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel, những
lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như
cơ khí chính xác, điện tử.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công
nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản
lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình
độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng
đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý
doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp
tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân
sự. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu
cầu tay nghề cao, dã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc
giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên
tiến, hiện đại.
1.3.4. KCN đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều
kiện tập trung, xử lý chất thải, tạo điều kiện kiểm soát hoạt động của

các doanh nghiệp do sự tập trung về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô
nhiễm ra khỏi thành phố, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, tạo
điều kiện quy hoạch đô thị hiện đại.
1.2. Khái niệm ĐTPT, ĐTPT KCN
1.2.1. Đầu tư phát triển:


Là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm
tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều
kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân
trong xã hội. Nói cách khác đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây
dựng, sửa chữa nhà cửa, kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp
đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các
chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm
duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới
cho nền kinh tế xã hội.
1.2.2 Khái niệm đầu tư phát triển KCN.
ĐTPT KCN là tổng thể các hoạt động về huy động và sử dụng các
nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi không
gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng
hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế , xã hội vùng. Đó là quá trình tiến
hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong KCN,
do cộng đồng các chủ thể doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án ĐTPT theo cơ cấu hợp
lý và quy hoạch thống nhất. Hình thành và phát triển KCN là quá trình
tập hợp nhiều dự án đầu tư được thực hiện liên tục trong một thời gian
dài, từ khi chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng
hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình hạ tầng đó, từ việc xác định và thu

thút các dự án đầu tư sản xuất đến khi các dự án này được vận hành với
toàn diện tích của KCN được sử dụng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội như
dự kiến.
1.3. Nội dung đầu tư phát triển KCN
Vốn đầu tư phát triển KCN gồm:
 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN
 Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN.
Trong đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mang tính chất là vốn "mồi", không phải
là mục tiêu cuối cùng, mà nó chỉ là mục tiêu gián tiếp, tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.


1.3.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
1.3.1.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bao gồm các công trình như
hệ thống cấp nước, cấp điện, giao thông, thông tin lien lạc...
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng ràng KCN là yếu tố quan trọng
để hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công trình này cần phải đấu nối với các
công trình bên ngoài KCN.
1.3.1.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào.
Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong
việc triển khai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và
quản lý thuận lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp
ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhà nước ta chủ trương khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi để
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng
KCN.
Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, ngoài những khó
khăn về vốn đền bù giải phóng mặt bằng là công việc tốn kém, mất
nhiều thời gian và tiền bạc của Nhà đầu tư. Không ít KCN tuy có khả

năng thu hút được nhiều nhà đầu tư nhưng khó khăn trong việc đền bù,
giải toả nên không xây dựng được các công trình hạ tầng và bàn giao
mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư. Tại các điều kiện có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn, việc đầu tư xây dựng hạ tầng đem lại hiệu quả
kinh doanh thấp và có nhiều rủi ro, do khả năng thu hút vốn đầu tư
chậm. Do vậy, cần có phương thức thích hợp để hỗ trợ việc đầu tư xây
dựng hạ tầng KCN cần thiết ở những nơi khó khăn.
Lợi ích kinh tế xã hội chung của việc phát triển các KCN là cải
thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí đầu tư trong đó có việc giảm thuế
đất để thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy các KCN, bổ sung nguồn
vốn cho xã hội tạo việc làm... Tuy giá cho thuê lại đắt, cao và phí phục
vụ do doanh nghiệp phát triển hạ tầng ổn định với sự thoả thuận của
Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Nhưng nhìn chung mức này còn cao so với
ngoài KCN.


Đối với KCN, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào
KCN là để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà
đầu tư có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm
thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính
của mình.
1.3.2. ĐTPT sản xuất kinh doanh trong KCN
Nhằm tạo năng lực sản xuất mới, nguồn thu từ các doanh nghiệp KCN,
công ăn việc làm cho người lao động, hiệu quả kinh tế- xã hội to lớn mà
những doanh nghiệp này mang lại mới là mục tiêu chính của đầu tư phát
triển KCN.

CHƯƠNG 2 Nghiên cứu trường hợp khu công
nghiệp( KCN) Phú Tài tỉnh Bình Định
2.1. Giới thiệu về KCN Phú Tài-Bình Định:

- Chủ đầu tư: CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CÁC KCN BÌNH
ĐỊNH
- Địa chỉ: 338 Lạc Long Quân – phường Trần Quang Diệu – TP. Quy
Nhơn – Bình Định
- Địa điểm: Phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, TP. Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Vị trí địa lý: KCN Phú Tài nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn
10km theo quốc lộ 19 về phía Đông, cách cảng Quy Nhơn 12km và
cách Sân bay Phù Cát 25km theo Quốc lộ 1A về phía Bắc.
- Giới cận:
+ Phía Bắc giáp sông Hà Thanh.
+ Phía Nam giáp với đường vào KCN Long Mỹ.
+ Phía Đông giáp đường Quốc lộ 1A.
+ Phía Tây giáp núi Hòn Chà.
-Diện tích quy hoạch : 345,80 ha, trong đó:
+ Diện tích đất công nghiệp dành cho thuê lại: 242,76 ha
+ Diện tích đất trung tâm điều hành: 7,87 ha
+ Diện tích đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật và cây xanh: 95,17 ha
- Ngành nghề đầu tư: Chế biến nông, lâm sản; Chế biến đá; May công
nghiệp; Thức ăn gia súc; Cơ khí; Bao bì; Sản xuất bia; Dịch vụ; Vật
liệu xây dựng; Kho hàng.
- Tổng vốn đầu tư: 422,79 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng: 190,55 tỷ đồng


+ Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 194,22 tỷ đồng
+ Chi phí khác: 38,02 tỷ đồng
- Giá cho thuê lại đất:
+ Giá đất thô: Phường Trần Quang Diệu: 2.400 đ/m2/năm; Phường
Bùi Thị Xuân: 1.800 đ/m2/năm; Giá đất thô sẽ được điều chỉnh khi có

sự điều chỉnh của cấp thẩm quyền về giá đất và tỷ lệ % tính tiền thuê
đất;
+ Giá cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng: 0,3USD/m2/năm (kể cả phí
duy tu bảo dưỡng hạ tầng, thuế VAT) và có điều chỉnh giá hàng năm
do chậm nộp;
- Thuê đất và cho thuê lại đất:
+ Diện tích thuê : 324,9 ha
+ Diện tích cho thuê lại: 221,8 ha.


- Phân khu chức năng:
Khu A : Nhóm ngành Chế biến nông lâm sản; Chế biến sơn; Đá; Cao
su; Bao bì; Kho hàng; Vật liệu xây dựng; Giày da; Cơ khí; Thức ăn
gia súc; Mực in.

Khu B : Nhóm ngành Chế biến nông lâm sản; Đá; Bao bì; Bia; Vật
liệu xây dựng; Giày da; Cơ khí; Dịch vụ; May công nghiệp.

Khu C : Nhóm ngành Chế biến nông lâm sản; Đá; Bao bì; Vật liệu
xây dựng; Kho hàng; May công nghiệp; Dịch vụ.

Khu D : Nhóm tổng hợp.
Nhìn chung KCN Phú Tài được đặt ở vị trí tương đối hợp lý: vùng đất
nông nghiệp kém màu mỡ, năng suất không cao, gần khu vực có nhiều
tài nguyên thiên nhiên sản xuất vật liệu xây dựng thuận tiện về giao
thông hạ tầng cũng như hạ tầng kỹ thuật khác.

2.2. Thực trạng ĐTPT KCN Phú Tài
2.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:
2.2.1.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN:

KCN Phú Tài đã tiếp nhận các dự đầu tư thứ cấp, hệ thống hạ tầng nội khu
đã được xây dựng khá cơ bản, bảo đảm thuận lợi để triển khai xây dựng các
nhà máy cũng như đáp ứng điều kiện cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh hệ thống giao thông đối nội trong KCN đóng vai trò huyết
mạch bảo đảm kết nối thông suốt tất cả các địa điểm dự án với bên ngoài,
các khu xử lý nước thải cũng được tập trung đầu tư với ưu tiên tốt nhất, tuân
thủ điều kiện về bảo vệ môi trường để đưa các KCN đi vào hoạt động theo
đúng quy định.
a. Mạng lưới giao thông:
KCN Phú Tài có mang lưới giao thông thuận tiện :
- Nằm sát Quốc lộ 1A : Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118km ,
được đầu tư nâng cấp theo Dự án ADB 3 đạt tiêu chuẩn đường cấp III


đồng bằng : bề rộng nền 12 mét , mặt đường bê tông nhựa (BTN) 11
mét.
- Gần cảng Quy Nhơn : Cảng Quy Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia
phục vụ phát triển kinh tế khu vực , là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa
quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào , Đông Bắc Campuchia qua Quốc
lộ 19 và Quốc lộ 14 , cảng có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT . Công
suất 4 triệu tấn/năm.
- Gần ga xe lửa Diêu Trì : ga Diêu Trì là ga lớn , là đầu mối của tất cả
các loại tàu trên tuyến đường sắt .
- Cách sân bay Phù Cát 20 km : Sân bay Phù Cát có đường băng rộng
45 mét dài 3.050 mét , đã và đang được cải hãng Vietnam Airlines và
8 chuyến bay VietJet Air, tuyến Quy Nhơn – Hà Nội và ngược lại có 6
tuyến mỗi tuần . Nhà ga hàng không có công suất 300 hành khách /
giờ .
b. Hệ thống cấp điện:
* đường dây và trạm biến áp hiện có:.

- Đường dây 220kv và các đường dây 110kv vận hành tốt, ổn định và vừa
tải.
- Trạm biến áp: trạm biến áp 220/110 KV' Phú Tài có công suất l x
125MVA. Hệ thống cấp điện 35KV đưa đến hàng rào xí nghiệp đã được xây
dựng hiện đang vận hành tốt.
c. Mạng lưới cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải:
* Cấp nước: : Ðược cung cấp từ nhà máy nước Quy Nhơn công suất
45.000m3/ ngày đêm.
*Thoát nước: xây dựng nhà máy xử lý nước thải 4.200 m3/ngày đêm và hệ
thống thoát nước thải công nghiệp, thoát nước mưa.
* Hệ thống xử lý nước thải và rác thải:
Hệ thống xử lý nước thải tập trung đã chính thức đi vào hoạt động kể
từ ngày 06/7/2011 với công suất ban đầu là 2.000 m3/ngày đêm.
Các hố ga thu gom nước thải được xây dựng hoàn thiện đến từng doanh
nghiệp, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu xả thải.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Định đã làm việc với các
doanh nghiệp để hướng dẫn quy trình đấu nối nước thải tại doanh nghiệp
vào Hệ thống xử lý nước thải chung của KCN, bao gồm: Vị trí đấu nối, kỹ
thuật đấu nối, xây dựng bể đối chứng tại doanh nghiệp và ký hợp đồng thu
gom xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung được trang bị công nghệ xử lý hiện
đại, kết hợp giữa phương pháp sinh học với phương pháp hóa lý; Phòng thí
nghiệm phân tích môi trường được 07 chỉ tiêu cơ bản: ph, DO, COD,
BOD5 , SS, N¬tổng, Ptổng ; Đội ngũ cán bộ được qua đào tạo đủ sức vận


hành hệ thống để xử lý nước thải của DN đạt cấp độ quy định (cấp độ A,
QCVN 40:2011/BTNMT ) trước khi xả thải ra môi trường (theo Giấy phép
xả nước thải số 60/GP-UBND ngày 01/10/2012 của UBND tỉnh). Ngoài ra,
theo quy định Công ty cũng đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và thiết bị Hệ

thống quan trắc tự động nước thải sau xử lý gồm các chỉ tiêu: TSS, COD,
ph, nhiệt độ để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước thải đầu ra của Hệ thống.
Đồng thời, kết nối dữ liệu, cập nhật liên tục các thông số gửi về cơ quan
chức năng để được theo dõi, giám sát thông qua Hệ thống quan trắc tự động.
d. Mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc:
Mạng phục vụ Bưu chính đã phát đáp ứng dịch vụ bưu chính cơ bản.
Mạng viễn thông phát triển với công nghệ hiện đại tương đương với
mức trung bình của khu vực.
Nhìn chung mạng lưới thông tin phát triển mạnh mẽ cùng khu vực và
cả nước đã đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh. Hạ
tầng viễn thông, thông tin phát triển mạnh, được trang bị tổng đài hiện đại,
đáp ứng tốt các dịch vụ và có khả năng nâng cấp, cung cấp dịch vụ.
2.2.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN:
KCN Phú Tài được Thủ tướng Chính phủ thành lập đã hình thành và đi
vào hoạt động theo Quyết định số 1127/QĐ-TTG ngày 18/12/1998 với diện
tích quy hoạch ban đầu là 188 ha, với tổng vốn đầu tư hạ tầng là 166,315tỷ
đồng VN. Chia làm 3 giai đoạn:giai đoạn I có diện tích quy hoạch 80 ha với
tổng vốn đầu tư là 66,462 tỷ đồng. Giai đoạn II và III có diện tích quy hoạch
108 ha với tổng vốn đầu tư là 99,853 tỷ đồng.
(Mục tiêu Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phú
Tài là tạo mặt bằng, xây dựng các hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước,
thông tin liên lạc, xử lý chất thải... nhằm kinh doanh kết cấu hạ tầng đã được
tạo ra trong KCN.)
-Năm 2003 để đáp ứng yêu cầu đăng ký thuê đất sản xuất của các nhà đầu
tư, KCN Phú Tài được quy hoạch mở rộng về phía Nam với diện tích quy
hoạch 140 ha, vốn đầu tư hạ tầng gần 130 tỉ đồng , trong đó diện tích đất
công nghiệp cho thuê là 101 ha.Bàn giao đất cho các doanh nghiệp đang chờ
mặt bằng. Bên cạnh đó, KCN Phú Tài cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ
trong KCN để các DN yên tâm sản xuất, kinh doanh như: triển khai xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đẩy nhanh kế hoạch xây dựng hệ

thống giao thông và hệ thống thoát nước, di dời các tuyến điện nằm không
đúng quy hoạch...; tích cực hướng dẫn các DN lập dự án đầu tư, hướng dẫn
các DN làm thủ tục tự ứng vốn thi công san lấp mặt bằng để kịp thời đi vào
sản xuất...


Ngoài việc mở rộng diện tích, để tăng tính hiệu quả của việc đầu tư, Bình
Định cũng tiến hành thu hồi các địa điểm mà các doanh nghiệp đã đăng ký
nhưng quá thời hạn không triển khai đầu tư, giao cho những DN đang cần
đất với thời gian thuê đất là 50 năm, được ưu đãi kinh phí giải phóng mặt
bằng.
-Giai đoạn (năm 2004): mở rộng về phía Bắc có diện tích 19,6 ha .
-Năm 2006 tiếp tục qui hoạch mở rộng về phía Đông núi Hòn Chà là 31 ha
(khu vực do Quốc phòng bàn giao).
-Đến nay KCN Phú Tài có tổng diện tích khoảng 345,8 ha đã lấp đầy 95%,
trong đó diện tích đất cho thuê khoảng 250 ha (72%).
2.2.2. ĐTPT sản xuất kinh doanh trong KCN
- Trong số các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình
Định, KCN Phú Tài là nơi thu hút được nhiều doanh nghiệp
tham gia đầu tư nhất, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn
định cho lao động trong tỉnh
- Tính chung 2 KCN Phú Tài và Long Mỹ đã thu hút trên 120
doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó có 3 doanh nghiệp FDI, đóng
góp trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất
khẩu của cả tỉnh.
- Hiện đã có hơn 100 dự án đăng ký đầu tư vào KCN Phú Tài với
vốn đăng ký của các doanh nghiệp đã lập dự án gần 1 nghìn tỷ
đồng; góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Bình Định theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng : Vốn đầu tư đăng ký theo dự án / vốn thực hiện tại KCN Phú Tài


Vốn dầu tư(triệu đồng)
Năm

Đăng kí theo dự

Thực hiện

367.599

226.922

Tỷ lệ (%)

án
2000

72,61


2004

1.342.519

825.701

61,51

2008


2.435.622

1.635.262

67,14

2010

3.500.000

2.257.000

64,49

2011

2.356.060

1.730.361

73,44

- Giá trị sản xuất KCN ngày càng cao:
Bảng : Tăng trưởng GTSX các DN KCN Phú Tài
Đơn vị tính : tỷ đồng

Giá

trị


SXCN

(tỉ đồng)
Tăng trưởng bình quân

2000

2004

2008 2010

2011

515

874

1291 1497

1612

176


2.2.3. Thực trạng phát triển nguồn lao động
Năm 2003 , giải quyết được 11.739 lao động trong, ngoài tỉnh.
Năm 2006 số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Khu công
nghiệp Phú Tài là 22.416 lao động, bình quân số lao động là 270
người/doanh nghiệp; với đội ngũ cán bộ và công nhân lao động có trình độ
Đại học chiếm 4,6%, Cao đẳng, Trung cấp là 13,4%, Lao động phổ thông

chiếm 82%.
Đến năm 2012, số lượng lao động là 15.473 người, bình quân lao động
là 121 người/doanh nghiệp ,đội ngũ lao động có trình độ Đại học là 10,68% ,
Cao đẳng, Trung cấp 30%, Lao động phổ thông 59,32%.
Từ thực tế trên, cho thấy từ năm 2006 đến năm 2012 về tổng số lao động
và số bình quân lao động làm việc tại mỗi doanh nghiệp có xu hướng giảm;
lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có xu hướng tăng.
Nhìn chung, thực trạng nguồn lao động tại các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp Phú Tài hiện nay, phần lớn là lao động phổ thông, còn yếu kém
về tác phong nghiệp vụ và ý thức tổ chức kỷ luật, chất lượng đào tạo còn
cách xa với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, trình độ hiểu biết pháp luật
nói chung, Luật lao động nói riêng của người lao động còn hạn chế..

2.3. Thành tựu và hạn chế trong hoạt động đầu tư
phát triển KCN Phú Tài
2.3.1 Thành tựu trong hoạt động đầu tư phát triển KCN
Phú Tài:
2.3.1.1. Thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
-Hiện đã có hơn 100 dự án đăng ký đầu tư vào KCN Phú Tài với vốn
đăng ký của các doanh nghiệp đã lập dự án gần 1 nghìn tỷ đồng
-Tính chung 2 KCN Phú Tài và Long Mỹ đã thu hút trên 120 doanh
nghiệp vào đầu tư, trong đó có 3 doanh nghiệp FDI, đóng góp trên 30% giá
trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh,


-Đến nay KCN Phú Tài có tổng diện tích khoảng 345,8 ha đã lấp đầy
95%, trong đó diện tích đất cho thuê khoảng 250 ha (72%).
2.3.1.2. Thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị
xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách.

Trong năm 2003, KCN Phú Tài đã thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp
đạt hơn 500 tỉ đồng, chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt tới 30 triệu USD, chiếm gần một
phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp
thực hiện tháng 4/2010 (giá cố định 1994) đạt 778 tỷ đồng tăng 44,81% so
với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2010 ước thực hiện 04 tháng đạt
67,12 triệu USD tăng 30,47% so với cùng kỳ.
KCN Phú Tài đã tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương và
vùng lân cận giai đoạn 2000 – 2005 là 20.161 người, giai đoạn 2006 -2010
là 23.500 người, tăng 16,6%. Tính đến hết năm 2011,tổng số công nhân lao
động trong KCN Phú Tài là 15.749 người
-Đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN) trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Phú Tài tăng qua các năm:
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm

Nộp vào NSNN

2000

47.800

2004

74.726

2008

128.350


2010

275.032

2.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
Những năm qua, đã nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho sự
hình thành và phát triển các KCN như: xây dựng đường giao thông đường
bộ kết nối từ quốc lộ vào các KCN; hệ thống lưới điện, hệ thống chiếu sáng,


hệ thống cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, giao thông kết nối các doanh
nghiệp trong KCN, hệ thống xử lý nước thải…
2.3.1.4. Góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển.
Sự phát triển của các KCN đã góp phần tạo điều kiện cho các ngành, các
lĩnh vực khác phát triển như: đào tạo nghề, dịch vụ ăn uống, tư vấn, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển đô thị, thi công xây dựng công trình,
vận tải hàng hóa, cung ứng nguồn nhân lực, vệ sinh môi trường, thu gom xử
lý rác thải công nghiệp…
2.3.1.5. Bước đầu góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần lớn các KCN đi vào vận hành đã và đang xây dựng hệ thống thu
gom, xử lý nước thải tập trung vận hành ổn định, chất lượng nước thải sau
khi xử lý tập trung luôn được kiểm soát thường xuyên và đạt tiêu chuẩn môi
trường quy định; hầu hết các KCN đầu tư trồng cây xanh tại các tuyến
đường nội bộ và xung quanh KCN. Bên cạnh đó, các KCN trong quá trình
xét chọn các nhà đầu tư đã chú trọng lựa chọn các dự án có công nghệ sản
xuất không có hoặc ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.2. Hạn chế:
2.4.2.1. Vấn đề lao động trong KCN còn nhiều bất cập:
- Về chất lượng lao động: đã tạo việc làm cho lao động địa phương và lao

động ngoại tỉnh, tuy nhiên trình độ trung bình của lao động trong KCN Phú
Tài chưa cao.
- Về đời sống người lao động: đầu tư phát triển các KCN đã thu hút
được lượng lớn lao động ngoại tỉnh, tuy nhiên chưa thực sự chú ý
đến phát triển nhà ở cho công nhân. Mặc dù tỉnh đã triển khai xây
dựng các khu nhà ở cho công nhân nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu nhà ở , đời sống của công nhân còn thấp, ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động.
2.3.2.2. Ô nhiễm môi trường cùng nhiều vấn nạn khác
• Khu xử lý nước thải tập trung KCN Phú Tài đầu tư tiền tỉ nhưng
không hoạt động được tình trạng ÔNMT vẫn cứ diễn ra:
Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phú Tài (xử lý cả nước thải
của KCN Long Mỹ) được thiết kế với công suất 6.000m3/ngày đêm.


Tuy nhiên, qua khảo sát, do đặc điểm ngành nghề sản xuất trong KCN
Phú Tài chủ yếu là chế biến lâm sản nên lượng nước thải phát sinh
không nhiều như đánh giá ban đầu, nên Công ty Phát triển hạ tầng các
KCN tỉnh Bình Định đã xin chủ trương và được UBND tỉnh thống
nhất phân kỳ đầu tư theo từng modun phù hợp với lưu lượng nước thải
phát sinh trong KCN. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống xử lý nước
thải tập trung KCN Phú Tài đã xây dựng hoàn chỉnh với công suất
2.000m3/ngày đêm nhưng vẫn chưa thể đưa vào vận hành vì không có
nước thải để xử lý, trong khi tình trạng ÔNMT vẫn cứ diễn ra.
• Tình trạng các DN trong KCN Phú Tài cho thuê kho bãi, nhà xưởng
để chứa mì lát, titan còn gây ÔNMT, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức
khỏe của người dân địa phương. Bà Nguyễn Thị Tường Vi, Chủ tịch
UBND phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn), cho biết: Trong thời
gian gần đây, cộng đồng dân cư trên địa bàn phường phải sống chung
với tình trạng xả thải khói, bụi do có nhiều phương tiện vận tải mì lát,

titan ra vào KCN hàng ngày. Mối mọt từ các kho chứa mì lát phát tán
ra xung quanh, gây bức xúc cho người dân địa phương.
• Đặc biệt, hiện nay, tại KCN Phú Tài có Công ty TNHH Thương mại
dịch vụ vận tải Quý Châu đăng ký hoạt động SXKD chế biến nông
sản xuất khẩu. Tuy nhiên, công ty hầu như không đầu tư máy móc
thiết bị để chế biến nông sản theo đăng ký ban đầu mà chỉ kinh doanh
mua bán titan, cao su cốm, mì lát và sử dụng kho bãi tại đây để chứa
hàng. Việc chứa titan với khối lượng lớn tại kho bãi của Công ty
nhưng không có biện pháp che chắn làm cho nguồn nước thải chảy ra
các khu vực chung quanh, gây ÔNMT nghiêm trọng.

Chương 3: Một số giải nhằm tăng cường hiệu quả
của ĐTPT tại KCN Phú Tài
3.1. Định hướng phát triển KCN Phú Tài
Thứ nhất, tập trung phát triển KCN theo hướng ổn định, bền vững.
Thứ hai, Khuyến khích các ngành sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, sử
dụng nhiều lao động, có trình độ công nghệ, kĩ thuật cao.
Thứ ba, Thực hiện thu hút vốn đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển các
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Thứ tư, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của mọi thành
phần kinh tế


3.2. Giải Pháp phát triển KCN Phú Tài
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn:
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, cần các giải pháp huy động vốn; trong
đó chú trọng phát huy nguồn nội lực, tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực, các tổ
chức tài chính quốc tế; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ
đất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy
mạnh xã hội hóa đầu tư.

a. Nâng cao tính hấp dẫn và thúc đấy thu hút đầu tư. Cần quảng bá điểm
khác biệt của KCN Phú Tài so với các KCN khác, phát huy "giá trị
cộng thêm" của KCN ...
b. Cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của KCN. Tạo điều
kiện giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN .
c. Nhà nước phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân
thiện và cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo các chế độ ưu đãi đầu tư đối
với các dự án đầu tư vào KCN.
d. Đơn giản hóa mọi thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa tại
chỗ. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
đầu tư vào KCN, hạn chế tối đa việc cấp phép cho các dự án ngoài
KCN.
e. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ
khuyến công, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh.

3.2.2. Giải pháp về lao động:
1. Về phía doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lược, định hướng đào tạo nguồn nhân lực với những tiêu
chí cụ thể và mạnh dạn đầu tư cho đào tạo để trao đổi nhân lực với các đối
tác trong, ngoài nước.
- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực, đối với lao động hiện có
thực hiện đào tạo tại chỗ bằng cách sử dụng chuyên gia, kỹ sư giàu kinh
nghiệm hoặc đào tạo các yêu cầu khác như: kỹ năng, tác phong công nghiệp,
ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về pháp luật, chăm sóc sức khoẻ …;Đối với lao
động dự nguồn có thể ký kết hợp đồng với các trường đại học, cao đẳng để
tiếp nhận các sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp và thực hiện hỗ trợ học phí
cho những sinh viên này.
- Tăng cường cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất
lao động, để tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo đầy đủ mọi quyền
lợi hợp pháp của người lao động. Chấp hành tốt các quy định của nhà nước

về pháp luật lao động; tạo mối quan hệ thân thiện, hài hoà với người lao
động.
2. Về phía người lao động:


- Phải cố gắng, tiếp thu và trau dồi kiến thức một cách có hiệu quả, có chất
lượng. Chỉ có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt thì mới có việc làm ổn định,
thu nhập cao, đời sống được nâng lên, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt
hơn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
- Rèn luyện ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, lối
sống văn hoá, ý thức cộng đồng để sớm làm chủ chính mình và góp phần
xây dựng doanh nghiệp phát triển.
3. Về phía các Trung tâm và cơ sở dạy nghề trong tỉnh:
- Nâng cao năng lực, thiết bị, giáo viên, giáo trình, giáo án để học viên kết
hợp lý thuyết với kỹ năng thực hành, liên hệ các doanh nghiệp để học viên
thực tập nắm bắt công nghệ mới. Từng bước xây dựng thương hiệu các
Trường Dạy nghề tỉnh, là địa chỉ tin cậy, cung cấp lao động theo ngành nghề
cho Khu kinh tế và các khu công nghiệp.
- Ký kết với các doanh nghiệp để đào tạo, cung ứng lao động theo ngành
nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đặt ra. Nếu vượt quá khả năng
đào tạo của Trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong tỉnh thì sẽ liên kết với
các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh để hợp đồng đào tạo theo nhu cầu của doanh
nghiệp. Cần hạn chế tình trạng đào tạo tràn lan không theo địa chỉ sử dụng.
- Ngoài việc đào tạo nghề các cơ sở đào tạo cần bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin
học và tác phong, kỷ luật làm việc, nhân cách lao động và pháp luật lao động
để người lao động xây dựng cho mình phong cách ứng xử, thực hiện quyền
lợi và trách nhiệm của người lao động đúng theo Luật lao động.
4. Các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước ở tỉnh:
- Tăng cường làm cầu nối giữa các trường dạy nghề với người sử dụng lao
động để cung gặp được cầu, để đào tạo lao động có địa chỉ với những hình

thức linh hoạt như: hội chợ việc làm, tổ chức các buổi làm việc, gửi phiếu
thăm dò, điều tra nhu cầu sau đó thông tin lại cho cả 2 bên.
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện chính sách pháp luật về lao động. Khen thưởng, xử lý kịp thời các
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện đào tạo, sử dụng nguồn lao động, chính
sách pháp luật về lao động.

3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ môi
trường
a. Đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN

Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích - chi phí để đầu tư hệ thống xử
lý chất thải cho riêng từng doanh nghiệp trong KCN.

Định kỳ tố chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
cho các doanh nghiệp và công nhân lao động trong KCN.



Liên kết với các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xử lý môi trường
cùng tham gia đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung trong KCN.
b. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Tăng cường nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững cho cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy quản lý Nhà nước.

Hình thành thói quen BVMT đối với từng cán bộ và công nhân viên
trong doanh nghiệp.


Kết luận
Các KCN đã và đang tích cực làm thay đổi bộ mặt của các ngành công
nghiệp – dịch vụ nói riêng và tổng thể nền kinh tế nước ta. Đưa nước ta từ
nước nông nghiệp lạc hậu từng bước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa
– Hiện đại hóa. Sự xuất hiện của các KCN đã đóng góp rất lớn đến sự phát
triển kinh tế, cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội như: thất
nghiệp, ổn định đời sống người dân, nâng cao hệ thống vật chất – cơ sở hạ
tầng……
Phát triển KCN Phú Tài – Bình Định sẽ tạo ra tiền đề vững chắc cho phát
triển lực lượng sản xuất tiên tiến trong xu thế hội nhập với toàn cầu hóa là
một chủ trương của Lãnh đạo tỉnh Bình Định. Thực tế đã cho thấy KCN Phú
Tài dần khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng với các KCN khác trong
tỉnh, đóng góp 1 phần không nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh, nhanh chóng đưa Bình Định trở thành một tỉnh có tiềm lực kinh tế.
Mặc dù xét về tổng thể phát triển KCN Phú Tài làm cầu nối cho sự phát triển
các KCN khác của tỉnh đã có một số thành công nhưng bên cạnh đó vẫn tồn
tại một số hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện.



×