Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 58 trang )

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Trường ĐHSP Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
--∆--

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành MĨ THUẬT

Đề tài:

GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên

: ThS.Ngô Văn Sắc
: Nguyễn Văn Lượng

Lớp

: K59B MĨ THUẬT

HÀ NỘI, 5 - 2014

Khoa Nghệ thuật

1



Nguyễn Văn Lượng


Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Trường ĐHSP Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư
phạm Hà Nội nói chung và các thầy cô trong khoa Nghệ thuật nói riêng,
những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập,
nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ngô Văn Sắc, giảng viên
khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn ở bên quan
tâm, động viên và giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Cuối cùng kính chúc quý Thầy, Cô một sức khỏe tràn đầy và thành công
trong sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Lượng

MỤC LỤC
Khoa Nghệ thuật

2


Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................7
5. Dự kiến đóng góp của đề tài..........................................................................................................7
6. Bố cục của tiểu luận.......................................................................................................................8
B.NỘI DUNG......................................................................................................................................8
Chương I: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÒNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.............................................8
1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển tranh Đông Hồ....................................................................8
1.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................................8
1.1.2. Sự phát triển qua các thời ky.................................................................................................10
1.2. Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ........................................................................12
1.3. Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam..............................................14
1.3.1. Tranh Đông hồ và tranh Hàng Trống......................................................................................14
1.3.2. Tranh Đông hồ với tranh Kim Hoàng......................................................................................15
1.3.3. Tranh Đông Hồ với tranh làng Sình........................................................................................17
1.4. Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại chất liệu tranh khác..................18
1.4.1. Màu sắc trong tranh sơn mài.................................................................................................18
1.4.2. Màu sắc trong tranh lụa.........................................................................................................19
1.4.3. Màu sắc trong tranh sơn dầu.................................................................................................20

Chương II: GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.........................................22
2.1. Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông hồ................................................................22
2.1.1. Tính chất trang trí biểu trưng của màu sắc............................................................................22
2.1.2. Quan niệm về sự sắp xếp bố cục màu sắc trong tranh...........................................................23
2.1.3. Giá trị nghệ thuật của màu sắc thể hiện qua một số tranh dân gian Đông Hồ.......................26
2.1.3.1. Tranh “Đàn cá”....................................................................................................................26
2.1.3.2. Tranh “Vinh hoa – Phú quý”...............................................................................................27
2.2. Giá trị nhân văn của màu sắc trong tranh Đông hồ...................................................................29

Khoa Nghệ thuật

3

Nguyễn Văn Lượng


Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Trường ĐHSP Hà Nội

2.2.1. Tính triết lý trong quan niệm sống thể hiện qua màu sắc......................................................29
2.2.2. Giá trị nhân văn của màu sắc thể hiện qua một số tranh Đông hồ........................................32
2.2.2.1. Tranh dân gian “Đánh ghen”...............................................................................................32
2.2.2.2. Tranh dân gian “Đám cưới chuột”......................................................................................34
2.3. Giá trị màu sắc trong tranh Đông hồ với chương trình giáo dục thẩm mỹ ở tại trường phổ
thông...............................................................................................................................................36
2.3.1. Tranh Đông Hồ khơi dậy khiếu thẩm mỹ cho học sinh...........................................................36
2.3.2. Tranh Đông Hồ góp phần giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho lứa tuổi học sinh...38
2.3.3. Vai trò của người giáo viên với việc bồi dưỡng thẩm mỹ và phát huy sự sáng tạo cho học
sinh..................................................................................................................................................40

C.KẾT LUẬN......................................................................................................................................43
PHỤ LỤC ẢNH..................................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................58

DANH MỤC VIẾT TẮT

THCS

Khoa Nghệ thuật

: Trung học cơ sở

4

Nguyễn Văn Lượng


Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Trường ĐHSP Hà Nội

NXB

: Nhà xuất bản

ĐHSP

: Đại học sư phạm

A. PHẦN MỞ ĐẦU


Khoa Nghệ thuật

5

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

1. Lí do chọn đề tài
Màu sắc luôn hiện hữu trong đời sống. Mắt ta cảm nhận được màu sắc và
rung động khi được ngắm những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên. Sảng khoái
thích thú khi được sở hữu, nhìn ngắm các đồ vật có sắc màu đẹp…
Chúng ta thường biết đến phần lớn màu sắc trong đời sống hiện nay
được tạo ra bằng kĩ thuật công nghiệp hiện đại, với những gam màu sắc đa
dạng vô cùng phong phú. Song ít ai biết đến dân gian xa xưa đã biết tạo ra
màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn như đất, than cỏ cây,..Những
nguyên liệu thật đỗi thân quen gần gũi có ngay trong cuộc sống đời thường.
Vì vậy màu sắc trong tranh rất mộc mạc giản dị và gẫn gũi với cuộc sống
thường ngày. Đây là nguồn cảm hứng cho các đề tài sáng tác và nghiên cứu
cho đề tài về tranh dân gian Việt Nam.
Tranh dân gian Đông hồ nằm trong quẩn thể văn hóa tranh dân gian Việt
Nam, vốn đã được gìn giữ và lưu truyền bao đời nay. Tìm hiểu về giá trị màu
sắc trong tranh dân gian Đông Hồ, cũng là phương pháp giúp tôi tiếp cận
được vốn nghệ thuật nước nhà.
Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc ngành sư phạm
Mĩ thuật, tôi luôn hướng tới “nghệ thuật từ đời sống hiện thực”.

Nên khi chọn đề tài nghiên cứu “Giá trị của màu sắc trong tranh dân
gian Đông Hồ”, tôi muốn định hướng cho chương trình giảng dạy sau khi ra
trường cũng như sự nghiệp sáng tác, áp dụng những kiến thức về giá trị của
màu sắc mà xưa kia các nghệ nhân Đông hồ để lại, áp dụng vào chương trình
dạy học phổ thông; hay như có thể phát triển thể loại tranh khắc gỗ – bản sắc
dân tộc; gìn giữ với những giá trị độc đáo của màu sắc tự nhiên cha ông đã để
lại; trau dồi kiến thức cho bản thân.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Khoa Nghệ thuật

6

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

- Giúp cho bản thân hiểu sâu hơn về những giá trị nguyên bản của màu
sắc tự nhiên trong tranh dân gian Đông Hồ.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Người viết trình bày hiểu biết của mình về dòng tranh Đông hồ. Phân
tích giá trị của màu sắc qua một số tác phẩm tiêu biểu. Từ đó tìm ra
những giá trị nguyên bản của màu sắc được sử dụng trong tranh dân
gian Đông Hồ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Màu sắc và những ứng dụng của màu sắc chính được sử dụng trong
tranh dân gian Đông hồ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Làng nghề nơi sinh ra dòng tranh Đông Hồ
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận được thực hiện qua khảo sát ký sự thực tế quá trình sản xuất
tranh, trong đó tập chung đánh giá nhận xét việc sử dụng màu sắc
truyền thống của làng tranh Đông Hồ.
- Phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của màu sắc sử dụng
trong các bức tranh dân gian. Qua đó nói lên giá trị của màu sắc trong
tranh dân gian Đông hồ.
- So sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan về đề tài dòng tranh Đông Hồ
cũng như các dòng tranh khác.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài nhằm tìm hiểu sâu giá trị nguyên bản của màu sắc truyền thống
mà dân gian ngày xưa đã biết sử dụng từ tự nhiên. Ngày nay với công nghệ
hóa màu công nghiệp, người ta có thể chế phẩm ra rất nhiều màu sắc khác
nhau. Song các giá trị màu sắc truyền thống dân gian cần được lưu truyền.
Vận dụng sự hiểu biết về giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông hồ
vào thực tiễn trong chương trình dạy ở trường phổ thông.

Khoa Nghệ thuật

7

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội


Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

6. Bố cục của tiểu luận
Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm hai chương lớn:
Chương I: Vài nét khái quát về dòng tranh dân gian Đông Hồ
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ
Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam

Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại
chất liệu tranh khác.

Chương II: Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
2.1. Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông Hồ
2.2. Giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện trong tranh Đông Hồ
2.3. Giá trị màu sắc trong tranh Đông Hồ với chương trình giáo dục mĩ
thuật tại các trường phổ thông.

B. NỘI DUNG
Chương I: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÒNG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ
1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển tranh Đông Hồ
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tranh dân gian nói chung và dòng tranh dân gian Đông Hồ nói riêng có
vốn văn hóa lâu đời. Trong quá khứ, ngôn ngữ tạo hình điêu khắc độc đáo và

lâu đời đã tạo nên những phường thợ chuyên khắc tranh mang tính chuyên

Khoa Nghệ thuật

8

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

môn hóa cao ở các nông thôn Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến làng La
Xuyên(Ý Yên - Nam Định), ĐôngGiao(Cảm Giang – Hải Dương), Hương
Mạc, Phù Khê( Từ Sơn – Bắc Ninh),..Một trong số đó phải kể đến làng Song
Hồ(Thuận thành - Bắc Ninh). Vậy tranh dân gian Đông Hồ có lịch sử bắt
nguồn từ đâu?
Vào thời nhà Lý(1010-1225), đạo Phật được du nhập phát triển thịnh
hành cùng với nghề in ấn và phát hành tiền giấy. Song song với việc duy trì
đến thời nhà Hồ(1400-1414), và phát triển mạnh đến thời hậu Lê(1533-1788).
Kĩ thuật in ấn ngày càng được trau dồi phong phú và đa dạng hơn. Năm 1396,
vào cuối thời Trần, Hồ Qúy Ly cho phát hành tiền giấy. Các đồng bạc đều in
hình vẽ khác nhau tùy theo mệnh giá trị của chúng. Các nghệ nhân cho ra
nhưng khuôn in khắc tiền rất tinh tế, từng tờ in đều hết sức chuẩn xác. Nghệ
thuật vẽ in tiền đạt đến đỉnh cao. Vào mấy thập kỉ sau, một người tên Lương
Nhĩ Hộc(Hải Dương) đỗ danh Thám Hoa thời Lê Thái Tông(1434-1442) được
vua đắc cử đi sứ nhà Minh. Tại đây ông có tìm hiểu nghề in ván gỗ lâu đời
của lịch sử Trung Quốc. Về nước ông cho cải tiến chế bản ván khắc và in cổ
truyền của ta rồi dạy cho dân làng Hồng Lục và Liễu Tràng quê mình. Lương

Nhĩ Hộc trở thành ông tổ nghề in khắc ván từ đấy. Xuất hiện vào khoảng thế
kỉ XVI, tranh Đông Hồ đặt nền móng cho mình một dòng tranh “uy tín” được
bán chủ yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán. Người dân nông thôn mua
tranh về dán tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Tranh Đông Hồ cũng xuất hiện ở nhiều nơi một số tỉnh lẻ Hà Nội, Hà
Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An nhưng truy về gốc do
người Đông Hồ di cư mang nghề đến nơi mới. Làng Sình – Đông Hồ thuộc xã
Song Hồ - Thuận Thành – Bắc Ninh chính là nơi trung tâm sản xuất tranh dân
gian Đông Hồ. Nơi có dòng họ Nguyễn Đăng, một dòng họ lớn làm tranh ở
làng tranh Đông Hồ đến nay đã có hơn 20 đời làm nghề tranh, tức là đã trải

Khoa Nghệ thuật

9

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

qua trên dưới 500 năm. Đây là một ngôi làng nhỏ nằm bên sông Đuống và
nằm trên đương giao thông nôi xứ kinh Bắc(Bắc Ninh) với xứ Đông(Hải
Dương), chỉ cách Hà Nội 40km về hướng Đông Bắc. Vùng đất đầy phú trú,
nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hóa cao(cái nôi
của văn hóa quan họ), lễ hội nhiều và đặc sắc…tất cả đã tạo lên “thương hiệu”
dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng.
Dòng tranh Đông Hồ phát triển mạnh vào khoảng thế kỉ XVIII đến năm
1944(thống kê có 17 dòng họ tất cả đều làm tranh). Đến hẹn lại lên, cứ

khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa
tranh Tết mới. Khắp làng rực rỡ của sắc màu giấy điệp, không mảnh đất trống
nào không được người dân làng Hồ tận dụng phơi giấy: từ sân nhà sân đình,
ven đến các ngõ xóm, đường làng, ven các sườn đê, trên các nóc nhà, nóc bếp,
không khí trong làng rộn rã suốt từ sáng đến tối ngày đến ngày. Mỗi năm chợ
tranh chỉ nhộn nhịp vào mấy tháng chạp, họp 5 phiên vào các ngày mùng 6,
11, 16, 21 và 26. Bà con khách thập phương muôn nơi đổ về mua tranh vui
tấp nập. Hàng nghìn bức tranh được mang ra xếp gọn lại bán cho các lái buôn
hoặc bán lẻ cho các gia đình mang về nhà treo Tết. Sau phiên chợ cuối
cùng(26/12 âm lịch), những gia đình nào còn lại tranh bọc kín lại đem cất đi
chờ mùa tranh năm sau lại đem ra chợ bán.
1.1.2. Sự phát triển qua các thời ky
Trải qua thời gian thăng trầm, tranh Đông Hồ ngày dần mai một, làng
tranh cũng đổi thay. Đến thời Pháp thuộc, một phần do ảnh hưởng của thời
cuộc, chiến tranh loạn lạc, giấy dó khan hiếm, giấy báo không có, tranh dân
gian phải in trên giấy vở học sinh với số lượng ít và xấu. Chiến tranh tàn phá
ngôi làng làm tranh ven sông Đuống tan tác, người dân trong lang lo chạy
khắp nơi. Nghề tranh từ đó mà gián đoạn. Trong những năm đầu thập niên 60
đến 70 tranh Đông Hồ có được khôi phục song còn gặp rất nhiều khó khăn.

Khoa Nghệ thuật

10

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô


Phần lớn những bản khắc giá trị cổ đều bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều. Năm
1967, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hà Bắc(cũ) cho thành lập đội sản xuất
tranh Đông Hồ theo tổ hợp tác xã vừa và nhỏ. Từ 1970 đến 1985, tranh được
xuất sang 12 nước xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, việc xuất khẩu tranh được
đạt hiệu quả cao nhất. Từ năm 1985 đến 1990, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao
cấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỉ mở cửa. Nhu cầu thẩm mĩ của
người dân cũng đổi thay. Mọi người được biến đến nhiều cái mới cái đẹp như
một luồng gió lạ so với cái truyền thống quen thuộc. Người dân làng tranh
chuyển dần sang làm hàng mã. Tranh dân gian chỉ còn tồn tại lay lắt yếu ớt
tại một vài hộ gia đình bám trụ lấy nghề tranh như gia đình ông Nguyến Đăng
Chế, gia đình ông Nguyễn Hữu Sam,…Đến nay cũng nhờ sự bảo tồn gìn giữ
nghề truyền thống của hai nghệ nhân trên mà tranh dân gian không bị thất
truyền. Du khách thập phương có dịp chiêm ngưỡng một di sản văn hóa dân
gian đặc sắc.
Tuy vậy, tranh Đông Hồ bây giờ không còn mang tính “thuần Việt” như
xưa nữa. Ảnh hưởng của xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới,
dùng bột màu thay cho chất liệu tự nhiên…trở lên phổ biến làm cho dòng
tranh mất đi những nét đặc trưng vốn có. Theo đánh giá của một số họa sĩ
tranh Đông Hồ in thời điểm hiện tại không còn được thắm tươi như tranh cổ,
độ óng ánh của giấy điệp trở lên thường, các bản khắc mới không còn được
tinh tế như bản cổ(một phần bản khắc chữ Hán-Nôm cũng bị đục bỏ). Tranh
Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một. Cách đây gần 10 năm, câu lạc bộ
làng tranh được thành lập với mục đích dạy nghề, quản lí và bán tranh tại đình
làng. Tuy nhiên trong suốt mấy năm qua câu lạc bộ gần như chỉ hoạt động
trên danh nghĩa. Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của tổng cục du lịch, Sơ
du lịch tỉnh Bắc Ninh đã khai chương “phòng tranh Đông Hồ”, nhưng cũng
chỉ dựa trên phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Tuy có

Khoa Nghệ thuật


11

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

nhiều sự cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục của
làng tranh Đông Hổ vẫn chỉ đang tồn tại với mức độ “phảng phất”. Hi vọng
trong tương lai gần, cùng với các làng nghề truyền thống trên cả nước, làng
tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển,
làm giàu thêm cho văn hóa đậm đà bẳn sắc dân tộc Việt.
1.2. Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ
Tranh dân gian phục vụ chủ yếu cho đối tượng là người dân lao động,
thỏa mãn nhu cầu chơi tranh ngày Tết và tục thờ cúng. Để đảm bảo các yếu tố
đó, các nghệ nhân làm tranh đã chọn cách làm tranh theo lối khắc ván để rồi
từ đó in thành nhiều bản.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, đặc trưng tranh dân gian
Đông Hồ tiêu biểu còn nằm trong chất liệu làm tranh. Giấy in tranh Đông Hồ
được làm từ giấy dó, giấy dó được làm từ vỏ cây dó trên rừng. Sự thú vị và
đọc đáo của giấy dó ở chỗ rất bền dai và có độ xốp nhẹ, không nhòe khi viết
vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gẫy và ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm, giấy do
giúp các tác phẩm tranh không bị ẩm ướt và có tuổi thọ tương đối cao. Theo
nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho hay thì cây dó này chỉ có ở 3 tỉnh Quảng
Ninh, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Giấy dó mang về với bản lớn nguyên sẽ
được cắt thành nhiều cỡ, nhỏ nhất là 11×02cm, lớn nhất là 22×31cm. Sau đó,
người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) đem trộn với hồ

(hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng
để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ
bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét điệp lên mặt giấy dó.
Chổi lá thông tạo nên những đường rãnh li ti chạy theo đường quét khiến cho
mặt giấy có những đường gân lồi lõm nên khi sờ lên có cảm giác thô ráp như
sờ trên mặt vải thổ cẩm. Hiệu ứng thứ đến là do cấu tạo thô ráp, tranh Đông
Hồ gần gũi với nét dân dã hơn do đó lột tả được chủ đề mà dòng tranh này

Khoa Nghệ thuật

12

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

thường khai thác. Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những
mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Khi làm giấy, có thể pha thêm màu khác vào
hồ để tạo thành màu nền. Giấy dó có quết điệp nên người ta thường gọi là
“giấy điệp”.
Người dân làng nghề Đông Hồ xưa đã có sự giao lưu buôn bán qua lại
với các làng nghề khác. Họ đến với các làng nghề vùng cửa sông Thái Bình,
làng ven biển Quảng Ninh để mua lượm các vỏ trai, vỏ sò về nghiền vụn
thành chất tạo độ óng ánh sắc điệp nền tranh; đến với làng Đông Cảo, làng
Phong Khê(Bắc Ninh) để có được thứ giấy dó seo với kĩ thuật đặc biệt; và
làng Bưởi, làng Yên Thái (Hà Nội) để lấy loại giấy dó có khổ dài dùng in các
bộ tranh tứ bình. Những rơm nếp, giành giành, lá chè, hoa hoè…Ngoài ra

làng còn mua chuyên các làng lân cận các nguyên liệu chế màu.
Nét tự nhiên của màu sắc làm tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho bức tranh đó
là sự mộc mạc dân dã từ những nguyên liệu tạo ra màu sắc. Vậy màu sắc
được tạo ra như thế nào: màu trắng lấy từ điệp từ những vỏ con trai ven sông
hay vỏ sò ven biển được phơi nắng đến độ khô giòn, đem giã mịn thành hạt
trong cối đá; màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm
kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu đỏ có hai loại là đỏ
vang và đỏ son, đỏ vang lấy từ cây gỗ vang được chẻ nhỏ đem đun lấy nước
cho tới khi màu gỗ “thục” ra nước và sau đó đem cô đặc thành màu đỏ sẫm,
màu đỏ son lấy từ sỏi son trên núi Thiên Thai, đem về giã nhỏ tán mịn, ngâm
rồi lọc lấy nước màu mượt và mịn nhất, màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm
– lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo;
màu vàng lấy từ hạt giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn
dùng để sắc nước uống thanh nhiệt, tất cả cho vào rang lên sau đó cho vào cối
giã. Sau đó cho vào nấu cho tới khi bã lắng xuống rồi lọc lấy nước. Lúc dùng
pha với hồ nếp.

Khoa Nghệ thuật

13

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Làm màu là một công đoạn khó, phải trải qua các khâu chế màu, đồ màu,
hãm màu rất công phu, đòi hỏi phải có tay nghề cao mới có thể làm ra loại

màu tươi tắn, tự nhiên. Bởi vậy, ngày xưa, có bao nhiêu dòng họ thì có bấy
nhiêu cách pha chế màu, nó đã trở thành bí kíp của riêng từng người, bởi vậy
không hề truyền ra ngoài mà chỉ truyền cho con cháu. Vậy nên nếu ai “sành”
chơi tranh, nhìn tranh sẽ đoán biết được tranh của nhà nào. Sau khi in thành
tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh
thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có
sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên.
Trên giấy điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên đó rung
lên theo ánh sáng. Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lên
như cánh đồng lúa chín, màu xanh như lũy tre, màu đỏ gấc như yếm thắm,
màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ. Tất cả
đều là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên mà cuộc đời chúng ăn sâu vào tâm
thức người Việt từ thuở xa nào. Bởi vậy, mỗi khi được cầm một bức tranh
Đông Hồ trên tay, bao kỉ niệm ấu thơ, tình yêu làng xóm, quê hương, nỗi khát
khao quay trở lại cội nguồn dân tộc lại sống dậy trong lòng biết bao người con
Việt xa xứ.
1.3. Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam
1.3.1. Tranh Đông hồ và tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam
được làm và bày bán tại chủ yếu tại các phố trong Hàng Trống, Hàng Nón,
Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc(sau đổi là Thuận Mỹ), huyện
Thọ Xương(nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là Hàng
Trống(xưa là thôn Tự Tháp). Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một
hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng mĩ thuật.

Khoa Nghệ thuật

14

Nguyễn Văn Lượng



Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Đề tài rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như Hương chủ, Ngũ
hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba… Tứ bình có thể là tố nữ hay tứ
dân(ngư, tiều, canh, mục) hoặc tứ quý(Bốn mùa), truyện cổ tích hay dân quê.
Màu sắc chủ đạo là màu lam, hồng, đôi khi là thêm lục - đỏ - cam vàng… Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật
thuận mắt và ưa nhìn.
Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu
sắc đậm đà trau truốt hơn so với sự mộc mạc khỏe khoắn của tranh Đông Hồ.
Dùng kĩ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc
nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa
ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật “vờn” màu. Tranh chỉ có
một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các
bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất.
Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi
một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có
thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.
Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ
khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo,
phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị. Ván khắc được
làm bằng gô lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những
chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.
Tranh Đông Hồ mang đậm chất dân dã mộc mạc vốn bình dị của người
dân quê không như sự tỉ mỉ lượt là như tranh xứ kinh thành. Vì vậy tranh
Đông hồ được ưa chuộng phổ biến với mọi người dân quê sứ xa gần.
1.3.2. Tranh Đông hồ với tranh Kim Hoàng

Bên cạnh hai dòng tranh được biết đến như tranh Đông Hồ và tranh Hàng
Trống còn có tranh Kim Hoàng. Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dân gian phát

Khoa Nghệ thuật

15

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

triển khá mạnh vào khoảng thế kỉ VIII – IX của làng Kim Hoàng thuộc huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Tương truyền dòng họ đầu tiên lập lên dòng tranh Kim
Hoàng là dòng họ Nguyễn Sĩ thuộc Thanh Hóa di cư ra thành Thăng Long rồi
lập nghiệp ở Kim Hoàng. Thế kỉ IX, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh rồi bắt
đầu bị thất truyền từ trận lụt 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu giấy ngập
trắng, nhiều ván in khắc gỗ bị lũ cuốn trôi; Đến năm 1045, tranh hoàn toàn
không thể sản xuất được nữa. Đến nay chỉ còn một vài ván in tranh này được
lưu giữ trong bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
Tranh Kim Hoàng tuy có những nét riêng biệt so với tranh Đông Hồ nhưng
về đề tài cũng tương tự. Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc
đơn sơ của người dân làng quê như trâu, bò, lợn, gà, sinh hoạt ngày thường hay
cảnh ngày tết. Có một điểm tuy giống nhưng khác với tranh Đông Hồ là dòng
tranh Kim Hoàng này cũng đề thơ trên tranh. Đó là những câu thơ Hán tự được
vờn theo lối chữ thảo trờn gúc trỏi bức tranh. Dòng tranh này không sử dụng in
trên giấy điệp hay giấy dó, mà được in trên giấy đỏ, giấy hồng điều hay giấy
vàng Tàu. Nếu ở tranh Đông Hồ để có một bức tranh cần ít nhất năm ván màu

thì ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ cần một bản khắc để in nột. Tranh
Kim Hoàng dùng mực Tàu và các màu tự nhiên.
Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm làm từ mực Tàu hòa với
nước chàm; màu đỏ lấy từ son; màu đen lấy từ tro rơm, rạ…
Chúng ta không thể không thừa nhận nét riêng biệt của dòng tranh Kim
Hoàng có phần tinh tế hơn so với dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ vì dòng
tranh này sinh ra là sự kết hợp nét đẹp từ hai dòng tranh trên. Chính vì thế giá
trị của tranh Đông Hồ càng được nhân lên bởi nó chính là nền tảng cho sự ra
đời cho dòng tranh khác. Bởi sự nguyên sơ ngay từ ban đầu, các giá trị của
màu sắc tranh Đông hồ không bị mất đi, nó có sự ảnh hưởng sâu sắc đến các
dòng tranh khác như tranh Kim Hoàng và Hàng Trống…

Khoa Nghệ thuật

16

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

1.3.3. Tranh Đông Hồ với tranh làng Sình
Khác với dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh chủ yếu để treo chơi ngày Tết,
tranh làng Sình mang đậm văn hoá tâm linh của người Huế.
Cũng là dòng tranh dân gian mộc bản nhưng tranh làng Sình khác với
tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) vì chỉ được dùng để
thờ cúng và hoá sau khi lễ. Theo quan niệm của người dân, dùng tranh để thờ
cúng thì sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống. Bởi vậy, không chỉ người

Huế, các vùng lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam... cũng thường
chọn tranh làng Sình để sử dụng trong dịp Tết. Cuối năm là dịp lý tưởng để
tham quan làng Sình và chứng kiến không khí hối hả làm tranh phục vụ cho
Tết cổ truyền. Khác về mục đích sử dụng nhưng về kỹ thuật và chất liệu,
tranh Sình không khác tranh Đông Hồ, Hàng Trống là mấy với lối in tranh
mộc bản. Người dân làng Sình cũng sử dụng loại giấy dó hoặc giấy mộc quét
điệp để in tranh và nguyên liệu tự nhiên để tạo nên màu sắc. Tranh Đông Hồ
chỉ có 4 - 5 màu cơ bản gồm đen, xanh, vàng, đỏ thì tranh Làng Sinh lại nhiều
sắc hơn. Màu vàng nhẹ làm từ lá đung giã với búp hoè non, màu xanh dương
từ hạt mồng tơi, hạt hoè làm nên màu vàng đỏ, nước lá bàng sẽ cho màu đỏ
sẫm, bột gạch để có màu đơn, tro rơm nếp hoà tan trong nước rồi lọc sạch, cô
lại thành màu mực đen bóng.
Xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục là những gam màu chủ đạo tạo nên
sắc màu rực rỡ cho tranh làng Sình. Tranh không in chồng màu trong nhiều
ngày như Đông Hồ mà chỉ in thô bằng một bản khắc đen, phơi khô rồi tỉ mẩn
tô màu vào các chi tiết. Quá trình tô màu làm theo dây chuyền, mỗi người phụ
trách một hai màu, tô xong lại chuyển cho người khác. Lúc này, nghệ nhân
thả mình theo cảm hứng và tưởng tượng của bản thân, để những bàn tay tô
màu như múa thoăn thoắt trên bản in đen trắng. Có người còn kẹp hai, ba cây
bút ở đầu ngón tay để tô cùng một lúc hai, ba mảng màu như nghệ sĩ xiếc biểu

Khoa Nghệ thuật

17

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội


Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

diễn bút lông điêu luyện. Màu sắc tươi tắn cộng với đường nét và bố cục tự
nhiên đã làm nên vẻ đẹp rất riêng cho dòng tranh dân gian xứ Huế. Người ta
thường mua những bộ tranh của làng Sình vào dịp lễ nghi đặc biệt như Tết
Nguyên đán, lễ thôi nôi, động thổ, cầu mùa, xây nhà dựng cửa... Mọi người
cúng tranh để cầu cho người yên vật thịnh, phụ nữ sinh nở được mẹ tròn con
vuông, trẻ em chóng lớn, người ốm chóng khỏi. Chính vì thế tranh làng Sình
chia thành tranh để thờ và tranh để hoá như hoá vàng.
Có khoảng 50 đề tài được thể hiện trong tranh ở làng Sình, chia 3 chủ đề:
tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật, phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của
người Việt. Qua đó, du khách có thể hiểu thêm phần nào về văn hoá đất cố
đô.
1.4. Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại chất liệu
tranh khác
1.4.1. Màu sắc trong tranh sơn mài
Sơn mài là thể loại tranh chỉ có ở một số nước châu Á. Ở Việt Nam, sơn
mài cũng được coi như là một chất liệu tranh truyền thống như tranh dân gian
Đông hồ. Ngay từ thời xa xưa, chất liệu sơn mài được sử dụng trang trí trong
các cung điện quý tộc của vua, các quan lại văn thần. Chúng ta thường được
biết đến câu “sơn son thếp vàng” đó chính là chất liệu làm được sử dụng trong
tranh sơn mài. Đến thời Pháp thuộc, sự xuất hiện trường học Mĩ thuật đầu
tiên của Việt nam. Lúc này các họa sĩ Việt Nam tìm tòi và khám phá ra chất
liệu và đem vào sử dụng sơn mài làm thể loại tranh sáng tác. Phải kể đến danh
họa Nguyễn Gia Trí, ông là một người đi đầu trong việc chuyển chuyển
những bức tranh sơn mài thành những phẩm nghệ thuật. Từ đó ông đã được
mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam".
Những bức tranh đầu tiên mang nhiểu phong cách của chủ nghĩa hiện thực và
ấn tượng châu Âu của Nguyễn Gia Trí như “Hoàng hôn trên sông”, “phong
cảnh Móng Cái”, “cảnh nông thôn”(1939)…


Khoa Nghệ thuật

18

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

Là thể loại tranh dùng ít màu, song sơn mài thường toát lên một màu chủ
đạo đó là: nâu đỏ của cánh dán, đen của sơn then, trắng của vỏ trứng điểm
them ánh sáng của vàng bạc. Sơn mài vốn có đặc thù của quy luật đồng sắc,
thường dùng một màu chính làm chủ đạo và thường là hòa sắc nóng, nâu, đỏ,
vàng rất thuận tiện trong biểu hiện những sắc thái tình cảm sâu sắc của người
nghệ sĩ.
Cũng giống như các màu sắc chủ đạo trong tranh dân gian Đông Hồ,
tranh sơn mài có các màu sử dụng chủ yếu như màu đỏ thắm, đỏ gạch, xanh
lục nét đen của sơn then, nâu cánh dán. Các màu sắc đó hòa quyện lên một
tông màu thật giản dị, “guốc mộc” mà thấm đượm đu gần gũi với thiên nhiên
con người Việt Nam. Sơn mài đã trở thành nét đặc của trưng của nền hội họa
Việt Nam bởi vẻ đẹp thật dung dị của màu sắc.
1.4.2. Màu sắc trong tranh lụa
Nhắc đến lụa người ta thường liên tưởng tới các vật phẩm quý giá chỉ có
trong hoàng cung. Tranh lụa tuy không phải không được xếp vào dòng tranh
dân gian như tranh giấy điệp Đông Hồ, nhưng cũng là một trong những thể
loại tranh mang nét đặc trưng của Việt Nam được cả thế giới công nhận, sánh
ngang với các dòng tranh lụa của Nhật bản, Trung Quốc,v.v.. Người đem lại

“thương hiệu” tranh lụa Việt Nam phải kể đến họa sĩ Nguyễn Văn Chánh –
ông tổ của tranh lụa Việt Nam, nổi tiếng với bức tranh “Chơi ô ăn
quan”(1931). Trong tranh của ông cũng thường sử dụng gam màu nâu đất, đỏ
trầm, đen dịu trắng điệp như trong tranh dân gian Đông hồ. Có nét tương
đồng về gam màu chủ đạo như tranh dân gian Đông Hồ, nhưng với thể loại
tranh lụa, lối bút pháp thể hiện chất liệu riêng trên vải lụa. Vì thế các mảng
màu sắc không khỏe khoắn, mộc mạc hiện khối như tranh dân gian. Màu sắc
tranh lụa thấm từng trong “thớ” lụa, hòa quyện chộn lẫn đan xen nhau còn gọi
là ranh giới giữa các mảng màu. Người vẽ tranh lụa đời hỏi cần độ tỉ mỉ trong

Khoa Nghệ thuật

19

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

từng nét vẽ đặt xuống, kiên nhẫn chờ đợi độ thắm của màu trên lụa. Nếu khi
mảng màu đặt xuống chưa được thắm thì lại cần người vẽ kiên trì chờ đợi lớp
màu này khô đặt tiếp lớp sau. Khi các lớp màu đủ độ thắm các mảng màu
được hòa quyện chuyển sắc nhẹ nhàng, tranh lúc này tạo một không gian hoàn
toàn “quyến rũ” người thưởng thức bởi chiều sâu và độ huyền ảo mơ hồ của
nó. Tuy nhiên so với thời gian từ thuở ban đầu của nó, tranh lụa không còn
giữ được thuần khiết, mà xen vào đó, các họa sĩ đương đại tìm tòi nghiên cứu
các chất liệu thể hiện lên mặt lụa, màu sắc cũng đa dạng hơn. Nhưng nếu bạn
là người đam mê các dòng tranh, thì chắc hẳn cũng sẽ không khỏi ngưỡng mộ

những bức tranh lụa xưa thật mềm mại, có chiều sâu không gian như mơ hồ,
thật cuốn hút người chiêm ngưỡng.
1.4.3. Màu sắc trong tranh sơn dầu
Là chất liệu được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới bởi màu sắc
phong phú, sự tiện lợi khi dùng cùng với nhiều trường phái khác nhau. Thời
kỳ Phục hưng, ta có thể kể đến những danh họa bất hủ như Raphael, Leonado
da Vinci, Michelangelo; thời kỳ sau có Vangoh, Picasso… Màu trong sơn dầu
được kết hợp với nhau theo nguyên tắc của sự ảnh hưởng, các màu được hòa
chộn vào nhau, được trồng lên nhau để thể hiện sắc thái mới của màu sắc, từ
đó không gian được tạo dựng bởi sự đậm nhạt, sáng tối. Sự biến ảo của màu
sắc trong sơn dầu là vô cùng vô tận, nó phụ thuộc vào việc sử dụng các tông
màu thật tài tình, sự kêt hợp “uyển chuyển” màu sắc của người nghệ sĩ trong
việc thể hiện tình cảm của mình. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu thì
tranh mới bảo tồn được lâu, nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn
tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy ngả vàng. Thời cổ
điển các họa sĩ thường sử dụng 1/3 nhựa thông pha với 1/3 dầu lanh + với 1/3
vecni demar(Bí quyết với sơn dầu của Huỳnh Phạm Hương Trang, Nhà xuất
bản Mĩ thuật). Ngày nay công nghệ hóa phát triển, kĩ thuật tinh luyện tốt nên

Khoa Nghệ thuật

20

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô


cách pha trộn cũng giản đơn. Tuy vậy kĩ thuật pha chế hay cách thể hiện cũng
tùy thuộc vào thói quyen, kĩ năng…mỗi người vẽ đều có những thủ pháp
riêng, nhưng thông thường lên một lớp mỏng, loãng trước để nắm tương quan
chung sau đó có thể xử lý theo hai hướng vẽ ướt hoặc khô. Nếu là vẽ ướt thì
liên tục theo mạch cảm xúc hoặc nặn màu lên toan, dùng cọ hay bay kết nối
quan hệ của chúng tạo những chuyển động sinh khí cho màu, bắt chúng phục
vụ theo ý đồ tác phẩm. Nếu là vẽ khô thì để màu se lại sau đó lên màu từng
phần cho đến khi ý đồ được hoàn thiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Tranh sơn dầu du nhập vào Việt Nam đem lại một “luồng” văn hóa mới
với đề tài và chất liệu riêng cho các họa sĩ. Người vẽ tranh xưa quen thuộc với
các thể loại chất liệu tranh truyền thống, nay được khoác lên mình tấm áo
màu sắc phong phú trong lối thể hiện cảm xúc riêng, thả mình tha hồ sáng tác
và lựa chọn phong cách sáng tác cho riêng mình. Sánh ngang với giá trị vốn
có của màu sắc tranh dân gian truyền thống xưa.
Như vậy, ở mỗi chất liệu dù truyền thống hay hiện đại đều có những ưu
việt màu sắc của nó. Cùng với đấy mỗi chất liệu lại có những kĩ thuật sử dụng
riêng, ý tưởng biểu hiện hiệu quả, chất liệu hoàn toàn không giống nhau

Khoa Nghệ thuật

21

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô


nhưng cách biểu đạt màu có thể có sự giao thoa tương đồng nhau. Từ đó đem
lại cho người thưởng thức những cảm nhận nhau.

Chương II: GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ
2.1. Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông hồ
2.1.1. Tính chất trang trí biểu trưng của màu sắc
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với
nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy
cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản
dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Đó là con gà, con trâu, con cóc,
con chuột; cảnh chăn trâu, đi bừa; các trò chơi vui ngày xuân như bịt mắt bắt
dê, đánh đu, đấu vật… Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt chứ không cầu
kì đi vào chi tiết. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết việc dùng màu sắc
trong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau:
nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột
ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc

Khoa Nghệ thuật

22

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô


xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên
bình…
Không thể không kể đến yếu tố sử dụng gam màu cơ bản có tính tương
phản sâu sắc trong tranh Đông hồ. Khi nhắc đến tính tương phản màu sắc
trang trí, ta thường ngầm hiểu là những cặp màu khi đặt cạnh nhau có sự đối
lập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối lập nhau về sáng, tối. Về bản chất và một
số hình thái vừa cụ thể vừa tinh tế. Màu tương phản làm tôn nhau thêm rực rỡ,
lung linh. Thường được dùng trong trang trí, tranh vẽ cổ động, trang trí… Ở
đây, các nghệ nhân Đông Hồ dân gian xưa tuy không được trang bị những
kiến thức cơ bản nói trên, song họ đã biết khai thác triệt để yếu tố trang trí
này. Bởi vì người ta thấy rằng, tranh dân gian thường được trang trí treo trong
nhà vào những ngày tết cuối năm. Vì vậy trong tranh đòi hỏi cần có màu sắc
tươi vui, rộn rã, “màu sắc biết nhảy múa” có nhịp phách ngày Tết. Chính yếu
tố tương phản của màu sắc trang trí đã lột tả không khí của ngày Tết.
2.1.2. Quan niệm về sự sắp xếp bố cục màu sắc trong tranh
Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với
những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp
rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen,
vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống
động, hài hòa và vô cùng độc đáo.
Nếu phối cảnh theo quy luật không gian xa gần phương Tây đã tạo ra lối
bố cục tuần tự đúng theo cảm nhận của thị giác con người thì độc đáo thay
các nghệ nhân Đông Hồ lại đi theo phối cảnh theo lượng Phương Đông để tạo
ra bố cục không gian khái quát, chắt lọc về đường nét và màu sắc. Các nhân
vật sự vật trong tranh thường được sắp xếp theo địa vị, tầng lớp, nhân vật
chính có bố cục to, nhân vật còn lại, cảnh xung quanh nhỏ đi theo chức trách
địa vị hay khoảng không gian còn lại trong tranh. Hoặc bố cục của tranh

Khoa Nghệ thuật


23

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

thường được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ, do đó
xem tranh dân gian Đông Hồ ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây
ngô, đơn giản nhưng hợp lý hợp tình. Một nét độc đáo nữa trong tranh dân
gian Đông Hồ, đó là bên cạnh các hình thể, trong tranh thường có chữ đề thơ,
mảng chữ là một phần tạo nên sự chặt chẽ và hoàn chỉnh trong bố cục không
gian của tranh bên cạnh việc thể hiện rõ ý tưởng về nội dung. Nét chữ cũng là
nét vẽ trong tranh, hài hòa, ăn ý với nét vẽ ở các hình thể khác. Bởi vậy trong
tranh dân gian Đông Hồ, với chỉ vài nhân vật được tạo hình một cách đơn
giản, không gian mang tính ước lệ cùng những chữ đề thơ nhưng người xem
vẫn cảm nhận thấy hết ý vị của tranh, dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cũng như
tư tưởng mà người nghệ nhân muốn truyền đạt. lấy ví dụ thưởng thức bức
tranh Đàn lợn âm dương nhìn một cách tổng thể, đây là một bố cục hình chữ
nhật được đặt trong khung hình chữ nhật. Bức tranh diễn tả lợn mẹ và đàn lợn
con trông thật sinh động, các nét cong của mông, lưng và đầu lợn con trông
mềm mại và nhịp nhàng song không làm mất đi hình mảng cơ bản của nó. Để
tăng thêm sự hài hòa, cân bằng của đường nét, trên mình lợn được điểm xuyết
bởi các vòng xoáy âm dương, vừa khiến các mảng đỡ đặc, vừa thể hiện tính
hài hòa trong trang trí. Những con lợn trong tranh không giống lợn thực,
những đặc điểm của mắt, mũi, miệng, tai, lưng được nghệ nhân khai thác triệt
để và cường điệu hóa trong cách nhìn trang trí. Đặc biệt sự sắp xếp các con
lợn quây quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà vào nhau tạo ra một

bố cục chặt chẽ, thể hiện rõ chủ đề "chúc tụng" của tranh, chúc cho sự sinh sôi
nảy nở, con cháu đầy đàn.
Nét là một phần cực kỳ quan trọng, quyết định đến vẻ đẹp cũng như nội
dung của tranh, đó là nét thực, nét tạo nên hình mảng trong tranh. Nét và
mảng bố cục màu trong tranh rất phong phú, không những nêu bật được nội
dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi. Chú

Khoa Nghệ thuật

24

Nguyễn Văn Lượng


Trường ĐHSP Hà Nội

Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hô

trọng lột tả giá trị nội dung hơn là hình thức của tác phẩm. Trên tinh thần đó,
tranh dân gian Đông Hồ thoát ra yếu tố tả thực. Xây dựng diện hình, mảng
hình dẹt, bỏ qua vờn khối. Vai trò của thủ pháp ước lệ trong tạo hình được đề
cao và khai thác. Chính nhờ thủ pháp đó, người nghệ nhân khi làm tranh đã
bỏ qua các yếu tố đúng sai, đẹp xấu về mặt hình thức; chú trọng biểu cảm về
mặt nội dung, sao cho tác phẩm mang được tiếng nói riêng, tình cảm của
người sáng tác. Hơn thế nữa, sự tượng trưng, ước lệ về cách phối màu, dùng
màu, thoát li bản chất của cấu trúc tự nhiên sự vật, nâng lên bằng những gam
màu, mảng màu có tính khái quát cao... Các nghệ nhân đã quy các hình tượng
nhân vật trong tranh vào các dạng hình học cơ bản: như hình tam giác, hình
thang, hình tròn, ví dụ như trong tác phẩm Đánh vật, Hứng Dừa, Đánh
ghen…Tập trung chú trọng vào những nhân vật, đối tượng chính, quan tâm

những nhận vật trung tâm để xử lí hình, mảng hay biểu cảm nội tâm nhân vật
qua đó, chuyển tải nội dung của tác phẩm đến người xem với hiệu quả trực
cảm mạnh mẽ. Bố cục màu sắc được sắp xếp theo từng ô mảng màu chạy theo
hình viền nét bao quanh. Bố cục màu được phân định rõ bởi đường quy nét
bao quanh. Đây là hình tượng bố cục màu mạch lạc, nét riêng biệt. Trong hội
họa, mảng nét, tả chất và hình thành khối rất cần thiết, trong tranh dân dân
Đông Hồ mảng nét góp phần hình thành khối, trong bức tranh Thầy đồ cóc
với cách sử dụng nét kết hợp với mảng đã diễn tả thành công hình khối nhân
vật. Thầy đồ cóc nhân vật chính được diễn tả bằng mảng hình to nhất, thầy đồ
cóc ngồi chỗm chệ trên sập, nét vẽ thầy đồ cóc là những nét cong tả khối
bụng, khối lưng, khối cổ và các nét chấm diễn tả chất xù xì của da cóc, trong
tranh thầy đồ cóc được thể hiện to nhất đầy tính hách dịch, phía dưới là những
học trò với những mảng, hình to nhỏ khác nhau và kích thước nhỏ hơn Thầy
đồ cóc rất nhiều. Các nhân vật học trò được diễn tả với những hoạt động khác
nhau cùng nét, mảng và màu sắc được thay đổi liên tục tạo nên tổng thể bức

Khoa Nghệ thuật

25

Nguyễn Văn Lượng


×