Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.42 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TUY HÒA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY ÔN TẬP, TỔNG KẾT
TIẾNG VIỆT LỚP 9

GIÁO VIÊN : PHẠM HỒNG HẢI
TỔ : NGỮ VĂN

Tuy Hòa, tháng 3/ 2013

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

1


MỤC LỤC
I. TÓM TẮT

Trang
3

II. GIỚI THIỆU

4

1. Hiện trạng


4

2. Giải pháp thay thế

4

3. Vấn đề nghiên cứu

5

III. PHƯƠNG PHÁP

5

1. Khách thể nghiên cứu

5

2. Thiết kế nghiên cứu

5

3. Quy trình nghiên cứu

6

4. Đo lường và thu thập dữ liệu

12


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

12

1. Phân tích dữ liệu

12

2. Bàn luận kết quả

13

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

14

1. Kết luận

14

2. Khuyến nghị

14

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

VII. PHỤ LỤC


16

1. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2. Bài soạn Ngữ văn 9.
3. Bài kiểm tra sau tác động (Đề và đáp án – biểu điểm)
4. Kết quả bài kiểm tra sau tác động

16
17
21
24

5. Phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD

25

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

2


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY
ÔN TẬP, TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT LỚP 9

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ văn luôn
được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp
mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định

vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những
chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy dạy Ngữ văn là
cách dạy tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một
định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.
Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn có
dung lượng kiến thức và số tiết dạy nhiều. Bộ môn này được cấu tạo nhiều
phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn...Trong phân môn Tiếng Việt
lớp 9 có phần ôn tập, tổng kết ..Kiến thức ở phần này là vô cùng quan trọng,
nó củng cố, trang bị, hệ thống toàn bộ kiến thức tiếng Việt ở THCS.
Khi biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đã xây dựng dựa trên nguyên
tắc đồng tâm. Điều đó đảm bảo cho học sinh THCS trong từng khối lớp đều
có cơ hội tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình. Tuy nhiên trên thực tế có
nhiều lí do học sinh còn nhiều hạn chế nên rất khó tổng hợp hết kiến thức.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 9
trường THCS Nguyễn Thị Định (Lớp 9D là nhóm thực nghiệm và lớp 9C là
nhóm đối chứng). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần
thứ 8 đến hết tuần 15 ( khi dạy các tiết 39,43,44,49,53,59, 72,73 ...) Kết quả
cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh:
Lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra
đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8;điểm bài kiểm tra đầu ra
của lớp đối chứng là 6,9. Kết quả kiểm chứng T – test cho thấy P < 0.05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng bản đồ tư duy dạy học tích cực
làm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh ở các tiết bài ôn tập, tổng kết
tiếng Việt lớp 9.

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

3



II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo
viên dạy các bài ôn tập, tổng kết Tiếng Việt lớp 9 còn gặp nhiều khó khăn.
Dung lượng kiến thức mỗi tiết rất dài và có độ khái quát rất lớn. Giáo viên
còn nói nhiều, chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy tinh thần tích cực chủ
động của học sinh. Đặc biệt chưa chú trọng đặc trưng của dạng bài ôn tập,
tổng kết...Cụ thể là chưa chú trọng đến việc khái quát nội dung kiến thức,
dưới dạng sơ đồ, bản đồ ... tạo sự thuận lợi cho việc lĩnh hội các kiến thức,
phát triển thao tác tư duy khoa học trong dạy – học. Tăng cường các hoạt
động thực hành luyện tập hướng tới sự đảm bảo các sự phát triển năng lực
cho mỗi cá nhân. Thay đổi hiện trạng trên, chúng tôi tìm một giải pháp phù
hợp. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy ôn
tập, tổng kết từ tiếng Việt lớp 9.
2. Giải pháp thay thế
Giáo viên đưa phương pháp dạy học tích cực vào thông qua việc phát huy
tính tích cực của học sinh trong giờ học bằng cách sử dụng bản đồ tư duy để
hệ thống hóa kiến thức...
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho bài học, hướng dẫn học sinh học
nhóm, tổ chức ngoại khoá, luyện tập cho học sinh.
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có phương pháp dạy học tích cực sử dụng
bản đồ tư duy đã có nhiều bài viết như:
- Bài Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác
quản lý nhà trường (Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, Trần
Đình Châu)
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT vào bài giảng một số tiết trong
chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
(Nguyễn Thục Anh, Trường THCS Nguyễn Khuyến)
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở

Trường THCS Ngọc Hồi” (Nguyễn Thị Anh Nguyệt, Trường THCS Ngọc
Hồi)
- Chuyên đề : Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Ngữ văn ở trường THCS
(Phan Thị Liên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Hòa)
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc
sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn nói chung.
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn
và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng
bản đồ tư duy hỗ trợ cho giáo viên khi dạy loại bài ôn tập, tổng kết tiếng
Việt ở lớp 9. Qua việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh tự mình ôn tập,
hệ thống kiến thức, kĩ năng tiếng Việt. Từ đó truyền cho các em niềm say
mê tìm hiểu tiếng Việt và các ứng dụng của nó trong đời sống.
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

4


3. Vấn đề nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy tổng kết từ vựng tiếng Việt lớp 9, qua việc tìm hiểu học sinh tại
trường và phát phiếu điều tra.
- Điều gì khiến em không hứng thú với các bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập các bài tổng kết từ vựng tiếng
Việt ?
- Việc sử dụng bản đồ tư duy vào các bài ôn tập, tổng kết có nâng cao kết quả
học tập của học sinh lớp 9 không?
Với sự tham gia của 82 học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Thị Định.
4.Giả thuyết nghiên cứu:
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập, tổng kết
tiếng Việt - nâng cao hứng thú học tập cho học sinh với phân môn Tiếng

Việt lớp 9.
- Phương pháp dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết tiếng
Việt, làm tăng chất lượng học tập của học sinh ở phân môn tiếng Việt.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9C và lớp 9D trường THCS
Nguyễn Thị Định, Phòng GD và ĐT Thành phố Tuy Hòa.
* Bảng 1:Học sinh hai lớp đối chứng và thực nghiệm (9C,9D)
Lớp

Số HS các nhóm
Tổng số

Nam

Nữ

9C

27

15

12

9D

27

12


15

- Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có nhiều điểm tương đồng về sĩ
số, về ý thức học tập, thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương
đương nhau về điểm số của tất cả các môn học khác.
2. Thiết kế nghiên cứu.
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9D là lớp thực nghiệm, lớp 9C là lớp đối
chứng.Chúng tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra trước
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

5


tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác
nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh
lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả :
* Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng
6.12

TBC
p=

Thực nghiệm
6.10
0,48

p = 0,48 > 005 từ đó ta kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai

nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Sử dụng thiết kế 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương
( được mô tả ở bảng 3)
* Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Tác động

Thực nghiệm
(9D)
Đối chứng
(9C)

Dạy học có sử dụng
BĐTD
Dạy học không sử dụng
BĐTD

Kiểm tra
sau tác động
O3
O4

Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Khi dạy lớp đối chứng (9C), chúng tôi thiết kế bài học theo qui trình chuẩn
như bài bình thường.
Khi dạy lớp thực nghiệm (9D), chúng tôi thiết kế bài học có sử dụng bản

đồ tư duy - phương pháp dạy học tích cực...
* Tiến hành dạy thực nghiệm

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

6


Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu của nhà trường
để đảm bảo khách quan.Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ/
Môn/
ngày
Lớp
Sáu
9D
12/10/2012
Năm
18/10/201
9D
2
Sáu
9D
19/10/2012
Sáu
9D
26/10/2012
Năm
9D

1/11/2012
Năm
9D
8/11/2012
Sáu
9D
30/11/2012
Sáu
9D
6/12/2012

Tiết theo
PPCT
39
43
44
49
53
59
72,73
74

Tên bài dạy
Tổng kết từ vựng (Từ đơn và từ phức;
nghĩa của từ...)
Tổng kết từ vựng (Từ nhiều nghĩa, từ đồng
âm ...)
Tổng kết từ vựng (Từ đồng nghĩa ...
trường từ vựng...)
Tổng kết từ vựng (Sự phát triển của từ

vựng ...trau dồi vốn từ...)
Tổng kết từ vựng (Từ tượng thanh,..một số
phép tu từ từ vựng...)
Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp )
Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội
thoại...Cách dẫn gián tiếp)
Kiểm tra Tiếng Việt

*Các bước thực hiện giải pháp như sau:
3.1. Để tổng kết tốt từ vựng tiếng Việt, trước hết, trong quá trình giảng dạy
giáo viên nên hình thành năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt và kĩ năng vẽ
bản đồ tư duy cho học sinh.
Bởi chỉ khi nào học sinh thành thạo tiếng Việt ở 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết
thì mới hình thành và phát triển tư duy. Giúp học sinh có vốn hiểu biết nhất định về
tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ trên cơ sở đó làm cho các em yêu quý và giữ gìn
tiếng Việt.Trong giảng dạy các bài từng phần chúng ta cũng thường xuyên hướng
dẫn cho học sinh củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy.
*Phương thức tạo lập
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay
thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau
đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

7


+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu , câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu

sắc về chủ đề.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra
một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
+Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời
gian.
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2
đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ.
Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được
tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi
màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm
nổi bật cũng như giúp lưu chúngvào trí nhớ tốt hơn.
3.2.Đối với bài tổng kết có nhiều kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
vẽ trước ở nhà ( kiến thức tổng quát của bài), mang đến lớp sử dụng.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, dựa trên kết quả chuẩn bị ở nhà của từng cá nhân,
giáo viên có thể cho nhóm thảo luận lại ( khoảng 2-5 phút), sau đó giáo viên yêu
cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sơ đồ chung của nhóm. (có thể mỗi nhóm là
một tổ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các thông tin đúng với nội dung của bài tổng
kết.
- Học sinh ở các nhóm sẽ tập trung lựa chọn các nội dung đúng để điền vào sơ đồ.

- Sau khi đã có sơ đồ chung cho tiết tổng kết từ vựng, giáo viên sẽ lần lượt mời học
sinh giải thích ( hoặc nêu ) khái niệm của từng phần . Yêu cầu cho ví dụ và giải bài
tập ( nếu có ).
- Sau khi đã hoàn tất bài tập trong bài. Để khắc sâu kiến thức, yêu cầu 4-5 học
sinh
( trong đó có học sinh yếu kém ) lên bảng - thông qua sơ đồ tư duy trình bày lại
nội dung tiết học .
Ví dụ: Tiết 39, Bài : Tổng kết về từ vựng

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

8


(
g

N


văn 9 - Tập một, trang 122).
Ví dụ: Tiết 49 :

Tổng kết về từ vựng
(Ngữ văn 9 - Tập I trang 135)
1. Dựa trên nội dung học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm ra sơ đồ sau:

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa


9


2. Sau khi vẽ xong sơ đồ, mời học sinh lên bảng làm các bài tập ở mỗi phần.
2.1 Phần 1 : Sự phát triển của từ vựng.
Bài tập 2.Tìm dẫn chứng minh họa cho các cách phát triển từ vựng trong sơ đồ
trên.
Dựa vào sơ đồ học sinh dễ dàng thấy được có 2 cách phát triển từ vựng :
- Phát triển nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc
+ Ví dụ: tay : bộ phận cơ thể dùng để cầm, nắm.
+ Phát triển thành : tay cờ vua, tay buôn người
( người chuyên về lĩnh vực nào đó ).
- Phát triển số lượng
+ Tạo từ mới : mô hình x + tặc ( hải tặc, không tặc )
+ Mượn từ : Ra-đi-ô, ô-xi….
2.2. Phần 2 : Từ Hán Việt.
2.2.1 Khái niệm : là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán.
2.2.2 Cho ví dụ : Phi cơ, hành lí…

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

10


Ví dụ: Tiết 43,44 Bài : Tổng kết về từ vựng.
(Ngữ văn 9 - Tập một, trang 122).

Ví dụ: Tiết 72,73 - Bài : Ôn tập Tiếng Việt (Ngữ văn 9, tập 1, trang 190)
Để củng cố lại toàn bộ các phương châm hội thoại đã học, giáo viên cho
học sinh hình thành sơ đồ về các phương châm hội thoại và gợi cho học sinh

minh họa hình vẽ theo ý thích.Vì mỗi một hình ảnh đều gợi nhớ đến nội dung
của một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc câu thơ có liên quan đến một phương
châm hội thoại đã học (Nội dung phương châm về lượng liên quan đến câu
chuyện: Bơi dưới nước, Lợn cưới áo mới, bài tập nói về loài chim có hai cánh...
Nội dung phương châm về chất liên quan đến câu chuyện: Quả bí khổng lồ, Con
rắn vuông. Nội dung Phương châm quan hệ liên quan đến thành ngữ: “Ông nói
gà bà nói vịt”, câu chuyện “Sóng”. Nội dung Phương châm cách thức liên quan
đến thành ngữ: “Dây cà ra dây muống”, “Lúng búng như ngậm hột thị”, câu
chuyện: “Trâu cày không được làm thịt”. Nội dung phương châm lịch sự liên
quan đến câu ca dao: Vàng thì thử lửa thử than.Chim khôn thử tiếng, người
ngoan thử lời., thành ngữ: “Nói như dùi đục chấm mắm cáy”,Câu chuyện
Người ăn xin...)
Đây là bài tập củng cố kiến thức một cách chắn chắn cho học sinh về nội dung
Tiếng Việt này. Như thế học sinh vẽ tùy thích khi chọn một hình ảnh cho mỗi
phương châm. Sự tích hợp giữa lí thuyết với bài tập liên quan giúp khắc sâu kiến
thức vừa học và phát huy được khả năng tư duy của học sinh.
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

11


*Sơ đồ tư duy minh họa

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra Tiếng Việt (tiết 74)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết
(trình bày ở phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

1. Phân tích dữ liệu:
Sau thời gian tiến hành tác động (8 tuần), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực
nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động ( được thiết kế riêng).
Trên cơ sở kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số:
Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau
kiểm chứng:
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

12


* Bảng5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:

Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T – test
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

Đối chứng
5
7
6,9
1,49

Thực nghiệm
9
8

8
1,45
0,007
0,76

2. Bàn luận kết quả:
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T- test cho kết quả :
p = 0,007cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao
hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,76. Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy đến TBC học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động.
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy các bài ôn
tập, tổng kết tiếng Việt lớp 9” có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh đã
được kiểm chứng.
Sau quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã thử triển khai thực hiện ở một số
lớp tôi đã dạy trong những năm qua. Với giải pháp này, chúng tôi nhận thấy:
- Học sinh thực sự là chủ thể trên lớp.
- Tạo được tính chủ động, sáng tạo của học sinh
- Tạo được sự hứng thú và yêu thích học tập bộ môn.
Sử dụng phương pháp này bản thân tôi và các thành viên trong tổ cũng đã nhận
thấy : “Đây là một giải pháp mới , dễ sử dụng và hiệu quả cao” (khoảng 80 %)
Tỉ lệ học sinh hứng thú Có sự chủ động trong khi
Có thêm sự sáng tạo
với giờ tổng kết từ vựng học bài tổng kết từ vựng trong giờ tổng kết từ vựng
80 %

80%
70%
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu việc tổ chức sử dụng bản đồ tư duy
để dạy và học ở lớp thực nghiệm 9D, trường THCS Nguyễn Thị Định là có khả
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

13


năng thực hiện. Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát
triển.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận :
- Cách làm này có thể áp dụng cho các tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt 9. Nhất là
những tiết tổng kết có nhiều phần, nhiều mục.
- Giáo viên có sự đầu tư và thực hiện theo yêu cầu trên sẽ góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn.
- Học sinh chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài ở nhà : chủ động, tự giác tìm tòi,
phát hiện và giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên giao.
- Ở lớp có tham gia tích cực vào nội dung ôn tập, tổng kết và luyện tập.
- Có sự tham gia đồng đều ở các đối tượng học sinh trong lớp tham gia vào các
hoạt động ôn tập, tổng kết (học sinh yếu không còn thụ động như trước).
- Học sinh nắm được nội dung và vận dụng rèn luyện kĩ năng thực hành ngay tại
lớp.
2. Khuyến nghị :
2.1 Đối với tổ chuyên môn
- Từ đề tài này các nhà giáo chúng ta hãy suy ngẫm trao đổi với nhau về phương
pháp dạy học để các em đến với các tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt 9 thật sự là
một niềm đam mê, một sự hứng thú …., và để các em không thấy rằng tiếng Việt
khô khan, khó nhớ.

- Giáo viên cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa về phương pháp, phương
tiện…trong quá trình giảng dạy.
- Giáo viên Ngữ văn nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thực
hiện tốt hơn.
2.2. Đối với nhà trường:
Cần đáp ứng các nhu cầu về tư liệu để phục vụ cho cách dạy học nêu trên.
Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, giáo viên khác.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn quý cấp lãnh đạo, quý đồng
nghiệp quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng đề tài để tạo hứng thú và nâng
cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là trong quá trình giảng dạy các
phần ôn tập, tổng kết tiếng Việt ở lớp cuối cấp.
Phú Lâm, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Người viết

Phạm Hồng Hải
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

14


1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9. (NXB Giáo dục)
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9.(NXB Giáo dục)
3.Tài liệu:Chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng môn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
4. Tài liệu : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ Giáo dục và Đào tạo –
Dự án Việt - Bỉ).
5. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn THCS
(Dự án phát triển GD THCS II – Bộ GD& ĐT - Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam.)
6. Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tổ chức hoạt động học tập của học sinh

( Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 – Trần Đình Châu,
Đặng Thị Thu Thủy)
7. Web: www. mind – map.com (Trang web chính thức của Tom ny Buzan).
8. Mạng Internet : thuvientailieu.bachkim.com
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net

VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
PHỤ LỤC I :
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

15


KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY ÔN TẬP,
TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT LỚP 9
Bước
1.Hiện
trạng

Hoạt động
Học sinh học chưa tốt nôi dung bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt
lớp 9.

2.Giảipháp Hướng dẫn cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình
thay thế
học các bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt lớp 9.
3.Vấnđề
nghiên
cứu, giả

thuyết
nghiên
cứu.

Việc hướng dẫn cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy có làm
nâng cao chất lượng học tập các phần ôn tập, tổng kết tiếng Việt
ở lớp 9 hay không ?
Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương

4. Thiết kế

5. Đo
lường

Nhóm

Tác động

Kiểm tra sau tác
động

N1 (9D)

x

03

N2 (9C)

...


04

1. Bài kiểm tra của học sinh.
2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra.
3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra.

6. Phân
tích

7. Kết quả

Sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập và mức độ ảnh
hưởng.
Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không ?
Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào ?
PHỤ LỤC II:
MINH HỌA MỘT BÀI SOẠN NGỮ VĂN 9

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

16


Tiết: 49
Ngày soạn: 23/10/2012
Ngày dạy: 26/10/2012

TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiết 3 -tt)
(Sự phát triển của từ vựng... Trau dồi vốn từ)


A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
-Ý thức sử dung khi nói, viết từ vựng mơi trường (tích hợp giáo dục môi trường)
B. Chuẩn bị: Trọng tâm luyện tập – ĐDTB: Bảng phụ: Bản đồ tư duy
C. Kiểm tra: GV đưa ra 5 thành ngữ. Phân biệt các thành ngữ thuần Việt và Hán
Việt.
D. Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của
Nội dung chính
Hoạt động của thầy
trò
I. Sự phát triển của từ
* Hoạt động 1:Ôn tập sự phát triển của
vựng.
từ vựng tiếng Việt.
+ HS thực hiện
1.Các hình thức phát
*Bước 1: Hướng dẫn tổ chức cho HS vẽ và trình bày
triển của từ vựng:
vẽ bản đồ tư duy về sự phát triển của bản đồ tư duy:
- Phát triển nghĩa của từ: từ vựng
Sự phát triển

- Phát triển số lượng từ
của từ vựng
ngữ gồm :
- Hỏi (1): Có những hình thức phát
+ Tạo thêm từ ngữ mới:
triển nghĩa của từ là những hình thức + Đưa ví dụ
+ Mượn từ ngữ của tiếng nào? (Hãy thể hiện bằng bản đồ tư duy) minh họa, nhận
nước ngoài:
- Hỏi (2): Dựa vào BĐTD em, hãy tìm xét..
dẫn chứng minh họa cho những cách
*Bản đồ tư duy: Sự phát phát triển của từ vựng.
+ HS thảoluận:
triển của từ vựng
* Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - Rừng phòng
mục I (SGK)
hộ, sách đo,thi
VD mẫu: dưa (chuột) -> con (chuột) trường, tiền tệ…
(một bộ phận của máy tính
in2.Nếu không có sự phát
• Bước 3: Hướng dẫn HS thảo tơnét(intơnet),
triển nghĩa của từ thì vốn
cô-ta (quota).
luận vấn đề:
từ không thể sản sinh

nhanh đáp ứng nhu cầu
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ +HS đại diện
giao tiếp.
phát triển theo cách tăng số lượng các trình bày.
(Mọi ngôn ngữ của nhân từ ngữ hay không? Vì sao?

loại đều phát triển từ
vựng theo tất cả những
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

17


cách thức đã nêu trong
sơ đồ trên)
II.Từ mượn.
1.Khái niệm
2.Bài tập: nhận định đúng
©
+ Không thể chọn (a,b,d)
vì:
3* Những từ mượn
nhưng đã được Việt hóa
hoàn toàn (săm, lốp, ..)
được coi như từ thuần
Việt.
III.Từ Hán Việt.
1. Khái niệm.

* Hoạt động 2:Ôn tập về từ mượn
*Bước 1: GV cho HS ôn lại khái niệm
về từ mượn
- GV nhắc lại khái niệm từ mượn và
nêu ví dụ.
* Bước 2: GV hướng dẫn cho học sinh
làm bài tập 2 mục II (SGK)


- Khái niệm từ
mượn và nêu ví
dụ.

+HS đọc sinh
đọc và nêu yêu
cầu bài tập
- Làm bài tập
*Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
3* mục II (SGK)
+ Nhận xét cách
* Hoạt động 3:Ôn tập về từ Hán Việt. làm bài tập.
* Bước 1: GV cho HS ôn lại khái niệm
từ Hán Việt
- Khái
* Bước 2: Hướng dẫn các em làm bài
niệm từ
tập 2 mục III (SGK)
Hán Việt
2. Bài tập 2:Chọn cách

hiểu (b).
- GV cho hs thảo luận bài tập
- thuật ngữ
+ Không thể chọn (a,c,d) Ý thức sử dung khi nói, viết. từ vựng
vì:
môi trường (tích hợp giáo dục môi
trường)
+ HS trình bày

IV. Thuật ngữ và biệt
* Hoạt động 4:Ôn tập thuật ngữ và biệt khái niệm :
ngữ xã hội.
ngữ
+ Thuật ngữ
a.Khái niệm :
* Bước 1: GV cho HS ôn lại khái niệm
- Thuật ngữ:
thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
+Biệt ngữ xã
- Hỏi: Nêu khái niệm và vai trò của hội
- Biệt ngữ xã hội:
thuật ngữ?
+ ví dụ
- GV: liệt kê một số biệt ngữ trong xh. + Nhận xét, bổ
b. Vai trò của thuật ngữ
* Bước 2: Hướng dẫn HS thảo luận về sung thêm.
trong đời sống hiện nay. vai trò của thuật ngữ trong đời sống +HS trình bày
hiện nay.
các hình thức
* Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 trau dồi vốn từ
mục IV (SGK)
trau dồi vốn từ
V.Trau dồi vốn từ.
* Hoạt động 5: Ôn tập về trau dồi vốn và nêu ví dụ.
1. Các hình thức trau dồi. từ.
- Trình bày bài
* Bước 1: GV cho HS ôn lại các hình tập
2. Giải nghĩa.
thức để trau dồi vốn từ (gợi ý các em - Nhận xét.

liên hệ kinh nghiệm của bản thân)
* HS làm việc
* Bước 2: Hướng dẫn HS giải thích cá nhân.
nghĩa của những từ ngữ đã cho SGK
Vẽ bản đồ tư
-Ý thức sử dung khi nói, viết. từ vựng duy : Tổng kết
môi trường (tích hợp giáo dục môi từ vựng
trường)
- Trao đổi nhận
- Những hình thức trau dồi vốn từ.
xét.
Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

18


*Bản đồ tu duy: Tổng kết
từ vựng

- HD: hs thảo luận bài tập.
- Nhận xét

- Đại diện trình
bày.
*Hãy thể hiện nội dung Tổng kết từ - Nhận xét, kết
vựng bài đã học bằng B ĐTD ?
luận

Đ. Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một

văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được
sử dụng) trong văn bản đó.
2.Bài sắp học: Tiết 50 : Nghị luận trong văn bản tự sự
+ Đọc văn bản - tư liệu ; trả lời các câu hỏi trong bài SGK
E. Bổ sung: 1.Tư liệu Các bài văn tự sự có yếu tố nghị luận
2. MINH HỌA THÊM GIÁO ÁN:
Hình thành bản đồ tư duy ở mục I : Sự phát triển của từ vựng
I. Có mấy cách phát triển của từ vựng? Em hãy lập BĐTD minh họa với
cụm từ khóa sau: “Sự phát triển của từ vựng”.

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

19


II.Hình thành Bản đồ tư duy ở mục củng cố, tổng kết từ vựng:

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

20


PHỤ LỤC III:
BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (Mã đề : 01)
Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I.Trắc nghiệm: (4.0 điểm, chọn trường hợp đúng nhất ở mỗi câu: 0,5 điểm)
Câu 1:Từ trái nghĩa là những từ như thế nào?
A.Có nghĩa khác nhau
C.Có cách phát âm khác nhau

B.Có nghĩa trái ngược nhau
D.Có chức vụ ngữ pháp khác nhau
Câu 2: Trong hai câu thơ : “Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”,
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ, tượng trưng
C.Điệp ngữ, chơi chữ
B. Nói quá, hoán dụ
D.Nhân hoá, so sánh
Câu 3:. “Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là hiện tượng gì trong từ
vựng?
A. Đơn nghĩa
C. Đồng nghĩa
B. Đa nghĩa.
D. Đồng âm
Câu 4: “Một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả” là hiện tượng gì trong từ vựng ?
A. Đồng nghĩa
C. Đơn nghĩa
B. Đa nghĩa
D. Đồng âm.
Câu 5: Lời dẫn trong câu văn sau được dùng theo cách nào?
Hoạ sĩ nghĩ thầm : “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước
dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
A.Dẫn trực tiếp
C. Dẫn gián tiếp
B.Dẫn trực tiếp kết hợp với gián tiếp
D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Từ phức là từ thế nào?
A. Có cấu tạo phức tạp
C. Có từ hai tiếng trở lên

B. Có hai tiếng
D. Có nhiều nghĩa
Câu 7: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ
nào?
A. Tượng trưng
C.Nhân hoá
B. Ẩn dụ
D. Nói quá
Câu 8: Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, tác giả đã dùng biện
pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh và nhân hoá
C. Nhân hoá và tượng trưng
B. Hoán dụ và tượng trưng
D. So sánh và ẩn dụ

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

21


II.Tự luận: (6.0 điểm):
Câu 1: (1.0 điểm):
Thế nào là phương châm lịch sự ? Để bảo đảm lịch sự trong hội thoại cần
có những yêu cầu gì ?
Câu 2: (2.0 điểm):
Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 3: (3.0 điểm):
Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp
và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một
niềm vui sướng lớn” (Tố Hữu, trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy
văn ở Hà Nội, tháng 03 – 1963).
----------------------Hết----------------------------------

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

22


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm : (4.0 điểm)
Chọn trường hợp đúng nhất ở mỗi câu : 0,5 điểm
Câu

1

2

3

4

5

6


7

8

Đáp
án

B

C

B

A

A

C

C

B

II. Phần tự luận : (6.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm): Yêu cầu cần đạt :
- Phương châm lịch sự : là phương châm yêu cầu những người tham gia
hội thoại phải tế nhị, tôn trọng người khác. (0,5 điểm)
- Để bảo đảm lịch sự trong hội thoại cần có những yêu cầu sau: (0,5 điểm)
+ Những người tham gia giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao
tiếp mà cộng đồng chấp nhận. (Ví dụ : xưng hô phải đúng với quan hệ xã

hội)
+ Những người tham gia hội thoại phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và
thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của
người khác.
Câu 2: (2.0 điểm):Yêu cầu cần đạt :
- Đoạn thơ trích trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy sử dụng
nghệ thuật nhân hóa, điệp ngữ
- Nhân hóa cây tre”thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” quấn quýt nhau
trong gió bão gợi lên tình yêu thương, đoàn kết giữa con người với con người
trong cuộc sống.
Câu 3: (3.0 điểm):Yêu cầu cần đạt :
- Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng hai cách dẫn trực tiếp và
gián tiếp. Lưu ý : Dấu hiện nhận biết về hai cách dẫn trên.
- Nội dung đoạn văn hướng đến:
+ Dạy văn là một nghề cao quý.
+ Học văn đem lại niềm vui cho con người trong cuộc sống tinh thần.
(mỗi đoạn đạt yêu cầu trên 1,5 điểm)

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

23


PHỤ LỤC IV:
KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
NHÓM THỰC NGHIỆM
(9D)
Điểm
kiểm
Thứ

tra
Họ và tên
tự
sau
tác
động
1
Châu Thanh Bình
7

NHÓM ĐỐI CHỨNG
(9C)

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Huỳnh Lê Hiền Chi

Nguyễn Thiên Dũng
Trần Thành Dũng
Đặng Thùy Dương
Đỗ Thị Hạnh Duyên
Lê Thị Hồng Đào
Mang Thị Thu Hiền
Mang Tấn Khả
Đào Văn Khánh
Huỳnh Minh Lượng
Phan Công Minh
Đặng Thị Thanh Như
Huỳnh N. Huỳnh Như

7
5
8,5
9
9
10
8
6
9,5
6
6
8,5
10

15
16
17

18
19
20
21

Nguyễn Thị Hằng Ni
Lê Hoàng Nghĩa
HuỳnhTDiễm Phương
Nguyễn Minh Quân
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trần Công Thành
Dương Thị Kim Thoa

22
23
24
25
26
27

Nguyễn Thanh Tùng
Lê Thị Thanh Thủy
Phạm Bảo Trang
Huỳnh Đức Trường
Trà Thị Tường Vi
Hồ Thị Như Ý

Thứ
tự


Họ và tên

Điểm
kiểm
tra sau
tác
động

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Nguyễn Ngọc Hoàng
Anh
Nguyễn Quốc Cường
Trần Thị Ngọc Diệp
Đinh Thị Mĩ Duyên
Hồ Ái Đông
Đào Minh Đức
Đinh Thị Mĩ Hảo

Nguyễn Bá Hiếu
Võ Ngọc Huy
Nguyễn Duy Khánh
Huỳnh Bá Hòa Lạc
Nguyễn Thị Trúc Linh
Nguyễn Hiền Như
Nguyễn Thị Quỳnh Như

5
6
9
8,5
7
7,5
5
5
8
6
8
7
6,5

9
6
8
8
10
8
6


15
16
17
18
19
20
21

Nguyễn Nhựt
Huỳnh Thị Hồng Phấn
Lê Thị Thu Thảo
Nguyễn Nhật Thái
Đỗ Văn Thiên
Lê Nhật Khánh Tân
Nguyễn Văn Mạnh Tiến

5
7
10
5
5
6
8

8
9
10
7
9
9,5


22
23
24
25
26
27

Trần Thanh Tính
Nguyễn Văn Tính
Lê Anh Tuấn
Võ Thị Thanh Trang
Nguyễn Thanh Trọng
Nguyễn Hạ Vi

7
5
7
8
7,5
9

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

6

24


PHÒNG GD & ĐTTP TUY HÒA

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phú lâm, ngày tháng4 năm
2013
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài :
“Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy ôn tập, tổng kết tiếng Việt lớp 9”
Bảo vệ trước Hội đồng sáng kiến cấp :
vào ngày tháng
năm
theo quyết định số:
/ của:
Họ tên người đánh giá :
Chức danh trong Hội đồng :
Bảng cho điểm các tiêu chí đánh giá
T
T
1
2
3

Tên chỉ tiêu

Tính mới
Khả năng áp dụng

Hiệu quả
Tổng số

Điểm
số

10
10
10

Điểm đánh giá
của UVHĐ

Hệ
số

Tổng số điểm đánh
giá đã nhân hệ số

Ghi
chú

2
1
2

1/ Tổng số điểm tối đa : 50 điểm
- Từ 25 điểm trở lên : Sáng kiến được công nhận
- Dưới 25 điểm : Sáng kiến không được công nhận
2/ Các ý kiến lưu ý, bổ sung (nếu có)


TM. Hội đồng khoa học
Chủ tịch

Giáo viên : Phạm Hồng Hải – Trường THCS Nguyễn Thị Định. PGD TP Tuy Hòa

25


×