Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích hệ thống tiêu chí trong phân vùng du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.98 KB, 12 trang )

Phân tích hệ thống tiêu chí trong phân vùng du lịch
Hệ thống phân vị và hệ thống tiêu chí là 2 vấn đề trung tâm thu hút sự chú ý đặc
biệt của những người nghiên cứu. Trong chừng mực nào đó, hệ thống tiêu chí
phản ánh tính chất khách quan, khoa học của sơ đồ các vùng du lịch, bởi vì đó là
cơ sở để xác định ranh giới giữa các vùng.
Hệ thống tiêu chí phân vùng du lịch trong điều kiện cụ thể của Việt Nam xuất phát
từ những luận điểm cơ bản




Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Hệ thống phân vùng du lịch
trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng: nguồn tài nguyên, dòng khách
du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ mạnh để thu hút các khu vực xung
quanh vào lãnh thổ của vùng.

Từ những quan điểm đó , hệ thống tiêu chí phân vùng du lịch bao gồm 3 nhóm
tiêu chí sau:
1.

Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo
lãnh thổ:

Nếu như chúng ta coi các điều kiện chung là điều kiện đủ để phát triển du lịch thì
tài nguyên du lịch là điều kiện cần để phát triển du lịch. Một quốc gia, một vùng
dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển cao song nếu không có các
tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế
là vô hạn , song tiềm năng về tài nguyên du lịch là hữu hạn , nhất là đối với tài
nguyên thiên nhiên – những cái mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng, một số
nước nhất định.


Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó , tài nguyên du lịch được tách ra thành một
phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch . Tài nguyên du lịch có thể do
thiên nhiên tạo ra cũng có thể do con người tạo ra. Vì vậy chúng ta phân các tài
nguyên du lịch làm 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên du lịch tác động không chỉ tới sự hình thành và phát triển mà còn đến
cả cấu trúc chuyên môn hóa của vùng. Sự hấp dẫn của du lịch phụ thuộc nhiều vào
tài nguyên du lịch. Cụ thể




Trên cơ sở tác động tổng hợp của tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu
thực vật, động vật , tài nguyên nước, vị trí địa lý đã làm xuất hiện các kiểu
tổ hợp du lịch
 Ven biển:








Núi :

Du lịch biển
Được khai thác nhiều nhất cho hoạt động du lịch (tắm biển,
tắm nắng, nghỉ dưỡng...)
Yếu tố nước và không khí được chú trọng nhiều nhất nhưng ý
nghĩa giải trí của địa hình và hệ sinh thái cũng không nhỏ.

Phân bổ theo tuyến, trên diện tích tương đối hẹp dọc đường
bờ biển.
Có tính chất thống nhất.
Du lịch có tính mùa sâu sắc.




Khu du lịch núi sập-An Giang
 Được khai thác nhiều phục vụ du lịch
 Phù hợp với nhiều loại hình du lịch
 Không hạn chế nhiều về không gian phân bổ như tài nguyên du
lịch biển.
 Có tính đa dạng
 Du lịch có tính mùa nhưng có thể khai thác những loại hình du
lịch khác nhau phù hợp với từng mùa.
Đồng bằng- Đồi:

Du lịch Đồng bằng sông Hồng


Nhu cầu về du lịch ở khu vực này là lớn nhưng nguồn tài
nguyên lại hạn chế.
 Nguồn nước và hệ động thực vật có ý nghĩa hơn đối với hoạt
động du lịch .
 Tài nguyên du lịch bị hạn chế về không gian do sự đô thị hóa,
có bàn tay con người tác động nhiều
 Đơn điệu và nghèo nàn.
 Du lịch có thể tiến hành quanh năm
Tài nguyên nhân văn; giá trị văn hóa , lịch sử, các thành tựu kinh tế có ý

nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một điểm , một vùng. Chúng
có sức hấp dẫn với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích
khác nhau của chuyến du lịch.
 Các giá trị lịch sử






Đồi A1 là điểm cao, trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ
Các giá trị văn hóa:




Phố cổ Hội An
Các phong tục tập quán cổ truyền:



Tết Nguyên Đán
Các thành tựu kinh tế của từng vùng , miền đất:






Làng lụa Hà Đông

Các thành tựu về chính trị

Bến Nhà Rồng
Nét khác biệt giữa tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên
 Tài nguyên nhân văn có tác dụng nhận thức hơn tác dụng giải trí. Việc
tham quan các đối tượng nhân văn thường diễn ra trong thời gian
ngắn. Trong một chuyến đi có thể tham quan nhiều đối tượng. Từ đó
loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình, tuyến là thích hợp đối với
khách du lịch.







Về phương diện khách , những người du lịch quan tâm đến tài
nguyên nhân văn thường có trình độ học vấn , thấm mĩ cao với sở
thích đa dạng.
Tài nguyên nhân văn thường tập trung ở các điểm dân cư và các
thành phố lớn nơi có cơ sở hạ tầng tốt.
Đại bộ phận tài nguyên nhân văn không mang tính thời vụ, ít phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tác động của tài nguyên nhân văn lên
khách du lịch theo từng giai đoạn: thông tin, tiếp nhận, nhận thức,
đánh giá, nhận xét,..

Số lượng nguồn tài nguyên rất cần thiết để xác định quy mô hoạt động của vùng
chính vì vậy mà khi đề cập đến tiêu chí về tài nguyên , trước hết cần xem xét về
mặt số lượng tài nguyên vốn có.



Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có
núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non
đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động,
ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như:
Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây
Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc
(Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La),
hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà
(Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là
di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên
Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp
nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn
(Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà
Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...



Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó
khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu
ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn
Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp


Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn
đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn
hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm
tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Chất lượng tài nguyên du lịch có vai trò tác dụng tạo vùng rất lớn. Nếu chỉ tính

đến số lượng thì không phản ánh được hết thực tế khách quan. ở những vùng
lãnh thổ có thể có rất nhiều tài nguyên , nhưng giá trị rất kém. Ngược lại , ở một
lãnh thổ khác tuy ít tài nguyên , nhưng giá trị sử dụng lại rất cao. Các loại tài
nguyên chỉ phát huy tác dụng hấp dẫn khách du lịch khi có chất lượng cao.

Bản đồ vùng kinh tế và vùng du lịch Việt Nam
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển
nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, sông nước, miệt
vườn; du lịch văn hóa với các đặc trưng văn hóa Óc Eo, các di tích lịch sử cách
mạng và du lịch sinh thái biển, đảo mà trọng tâm là đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, sự
phát triển của du lịch đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua chưa tương xứng


với tiềm năng. Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực này còn hạn chế, thời
gian lưu trú ngắn, sản phẩm du lịch trùng lặp, kém sức cạnh tranh, giá trị thấp dẫn
tới hiệu quả hoạt động du lịch thấp; giao thông kết nối điểm đến còn khó khăn,
đầu tư chưa được nhiều, nhân lực thiếu chuyên nghiệp, tiếp thị điểm đến còn hạn
chế…
Hay vùng du lịch trung du miền núi phía bắc cũng có rất nhiều tài nguyên du lịch
tự nhiên như khí hậu, địa hình, thực vật, vị trí địa lý,... nhưng do cơ sở hạ tầng ở
đây còn yếu kém nên các tài nguyên được sử dụng rất hạn chế.
Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc tạo vùng. Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ở
chất lượng , số lượng mà còn là sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp
các loại tài nguyên càng phong phú, sức hút khách du lịch càng mạnh, tác dụng
của nó càng cao.


Di sản thế giới tại Việt Nam
Ví dụ:Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc tập trung nhiều tài nguyên du

lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng
như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh
thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê… Đến đây, du khách có dịp
tham quan vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh


Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Bái Tử Long (Quảng Ninh) với hệ sinh thái đa dạng;
những suối khoáng nóng có tác dụng chữa bệnh như: Kênh Gà (Ninh Bình), Quang
Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng)…; những hang động kỳ thú như: Hương
Sơn (Hà Nội), Vân Trình, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Sửng Sốt, Thiên Cung
(Quảng Ninh)… hay các bãi biển nổi tiếng như: Ti Tốp, Trà Cổ (Quảng Ninh), Cát Bà,
Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm, Hải Thịnh (Nam Định)...
Bên cạnh đó, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với hàng nghìn đình, đền, chùa,
miếu mạo cùng kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Một Cột, chùa Tây
Phương (Hà Nội), chùa Bút Tháp, đền Đô (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa
Cổ Lễ (Nam Định), chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)… cũng khiến bao du
khách phải trầm trồ thán phục. Đây cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền
thống điển hình như lễ hội đền Trần, hội Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... cùng
nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc như chèo, quan họ, hát văn, tuồng, múa rối
nước...
Đặc biệt, khu vực này có rất nhiều di sản thế giới đã được UNESCO công nhận
như: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long –
Hà Nội, bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, hội Gióng ở đền Phù Đổng và
đền Sóc (Hà Nội), Ca trù và Quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn được Tổ
chức New7Wonders công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, thu hút sự
quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc - nơi đất lành chim đậu, người dân
cần cù lao động, giàu lòng mến khách chào đón du khách đến thưởng ngoạn và
khám phá.



Du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc



×