Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.47 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Hồ Thị Hạnh

GIÁO TRÌNH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO
TRẺ MẪU GIÁO
(Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa)

Nghệ An - 2011
1


LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
1. QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
1.1.Quan niệm sinh vật hoá trò chơi.
- Ở lứa tuổi MN chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi MG, chơi là hoạt động
chủ đạo, trong khi chơi trẻ hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động như chính cuộc sống của
mình; Khi chơi trẻ thỏa sức suy nghĩ, tìm tòi, ước mơ, tưởng tượng hết sức phong phú như nào
là lái xe, nào là chữa bệnh, hay chú công nhân xây dựng…cái gì cũng có thể làm được. Một
cháu gái cũng có thể trở thành “nàng tiên”, “công chúa”, hay “lực sĩ”. Chính sự tưởng tượng
ngây thơ đó đã đem lại cho trẻ niềm vui vô bờ và đó thực sự là giây phút hạnh phúc nhất của
trẻ thơ. Người lớn cần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ngây thơ này cho trẻ bằng trò chơi hấp dẫn
hay truyện cổ tích. Nếu thiếu trò chơi và truyện cổ tích thì đời sống TL của trẻ trở nên khô cằn,
khó mà phát triển bình thường được.
Vậy chơi là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về HĐVC của trẻ MN.
G. Spencer cho rằng: chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em giống như con vật
non. Những năng lượng dư thừa ở con vật không được sử dụng trong hoạt động thực nên đã
được tiêu khiển qua việc bắt chước hành động thực đó bằng trò chơi. ở trẻ em, trò chơi là sự


bắt chước bản thân và người lớn. Trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm phá phách của
trẻ được đáp ứng.
Học thuyết sức dư thừa của Spencer có những khía cạnh được thừa nhận nhưng vẫn mâu thuẫn
với thực tiễn, bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khoẻ mạnh mà có cả
những cháu bệnh tật (sức khoẻ yếu). Chơi không chỉ có tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn
có tác dụng khôi phục sức khoẻ cho trẻ. Sự dư thừa năng lượng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện trò chơi chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi.
S.Freud cho rằng trò chơi trẻ em là hành vi bản năng tình dục. Những say mê, mong ước,
những biểu hiện bí ẩn của trẻ đều liên quan đến bản năng tình dục nhưng chúng không được
thể hiện trong cuộc sống của trẻ nên biểu hiện trong trò chơi.
Arian sumo Seipt dựa trên quan điểm của Freud cho ra đời thuyết trò chơi trị liệu. Bà cho rằng
chơi là phương tiện để làm bình thường hoá các quan hệ của trẻ với người lớn, với thực tế
xung quanh, xua tan nỗi bực tức, làm lành mọi tổn thương.
G. Piagie - TLH Thụy sĩ coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan
trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường.
* Tất cả các quan niệm trên dù có hạn chế, nhưng đều có đóng góp nhất định là khẳng định vai
trò của trò chơi đối với cuộc sống của con người, nhất là trẻ em.
1.2. Quan niệm của các nhà TLH- GDH phương Tây
Một số nhà GDH, TLH Phương Tây như Vallon, N. Khrixtencer cũng chỉ ra rằng, trò chơi của
trẻ là sự phản ánh cuộc sống, là hoạt động của chúng được quy định bởi những điều kiện XH.
Trẻ nhắc lại những ấn tượng đã được trải nghiệm vào trò chơi một cách có chọn lọc. Trò chơi
không phải là bất biến, nó phản ánh hiện thực xã hội luôn vận động và phát triển.
1.3.Các nhà GDH- TLH Mác xít coi trò chơi là một hoạt động đặc trưng của xã hội loài người,
phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người. Trò chơi của trẻ em không có nguồn
gốc sinh học mà có nguồn gốc xã hội, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác không theo
con đường giáo dục.
Theo G.V.Plêkhanốp, trò chơi là cầu nối các thế hệ với nhau, là phương tiện truyền tải thành
tựu văn hoá từ đời này sang đời khác.
2



Đ.B. Encônhin cùng quan điểm với Plêkhanốp cho rằng nhu cầu và sự ham hiểu biết thế giới
xung quanh chính là nguồn gốc động lực giúp trẻ tích cực hoạt động trong trò chơi. Trẻ có nhu
cầu chơi vì chúng mong muốn hiểu biết thêm về thế giới xung quanh.
Từ những quan niện trên, dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ta có thể hiểu :
Chơi là một hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ ko phải nằm trong kết
quả của hoạt động, khi chơi, trẻ ko chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong trò chơi các
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và XH được mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ
trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu.
2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ tuổi MN
Hoạt động vui chơi của trẻ em, đặc biệt là của trẻ MG có những đặc điểm sau :
+ HĐVC mang tính hồn nhiên, vô tư. Nghĩa là trong khi chơi trẻ ko chủ tâm nhằm tới một lợi
ích thiết thực nào cả. Cái thúc đẩy trẻ chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân quá
trình chơi chứ ko phải kết quả chơi. Trẻ chơi chỉ để vui, có vui thì mới chơi, vui là một thuộc
tính vốn có của chơi.
+ HĐVC là HĐ không mang tính bắt buộc mà mang tính tự do, tự nguyện, tự lập. Vì trò chơi
hấp dẫn trẻ, trẻ tự tạo ra nó, làm chủ được nó. Hơn nữa, do hành động chơi xuất hiện từ
nguyện vọng và hứng thú cá nhân chứ ko do sự áp đặt máy móc từ phía người lớn. Thể hiện,
tính tự chủ, tự lực trong khi chơi, trẻ tự làm hết mọi việc từ chọn trò chơi, bạn chơi đến việc
tìm kiếm đồ chơi, ngoài ra còn thể hiện ở sự điều chỉnh hành vi của mình khi chơi. Chính tính
độc lập và tự điều chỉnh hành vi đó ko chỉ tạo cho trẻ niềm vui sướng và lòng tự tin khi chơi
mà còn giúp trẻ phát huy được khả năng tự lập của mình trong cuộc sống sau này.
+ HĐVC là HĐ mang màu sắc xúc cảm chân thực, mạnh mẽ. Trò chơi đã tác động mạnh mẽ
và toàn diện đến trẻ, vì nó thâm nhập dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình
cảm đối với trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất. Dù biết trong trò chơi mọi cái đều là giả vờ, nhưng
tình cảm mà các em biểu hiện trong đó là tình cảm chân thực, hồn nhiên và thẳng thắn, ko
mang tính giả tạo.
M.X. Macarenco đánh giá: niềm vui trong trò chơi là niềm vui của sự sáng tạo, niềm
vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềm vui của những phẩm giá. Hơn nữa, khi chơi trẻ ko chỉ
trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm tích cực mà còn cả những xúc cảm, tình cảm tiêu cực:

như nỗi buồn khi thất bại, sự giận hờn chưa thỏa mãn trước kết quả chơi. Tuy nhiên, trong
phần lớn trường hợp, trò chơi thường mang lại cho trẻ niềm vui, sự thoải mái, mãn nguyện.
+ Hoạt động vui chơi mang tính chất tượng trưng. Vì HĐVC của trẻ là mô phỏng lại cuộc sống
của con người, mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong
khi chơi, trẻ có thể dùng đồ vật thay thế tượng trưng cho vật thật, việc thật. chính sự mô phỏng
đó là điều kiện cần thiết giúp trẻ có được những hành động tự do, thoải mái, có niềm say mê
đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị, làm nảy sinh trí tưởng tượng và chức năng
ký hiệu- tượng trưng, một chức năng TL cần thiết cho HĐHT và cuộc sống sau này.
+ HĐVC của trẻ mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo được thể hiện rất đa dạng: trong việc lựa
chọn trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi, hoàn cảnh chơi, cách chơi. Trẻ không bắt chước một
cách nguyên si hành động, cuộc sống của người lớn mà trẻ hành động, tỏ thái độ theo hứng
thú, ý muốn và cảm nhận của mình. Tính sáng tạo còn thể hiện rõ trong việc sử dụng vật thay
thế khi chơi.
+ Trò chơi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Nếu ở lứa tuổi hài nhi, hành động chơi chưa thể hiện
rõ và thường xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ; Bước sang tuổi ấu
nhi hành động chơi thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động. Trẻ
hành động nhằm khám phá đối tượng đồ vật và bắt chước hành động của người lớn, sau đó mô
phỏng những hành động ấy trong khi chơi. Cuối tuổi ấu nhi trò chơi thao tác giả bộ xuất hiện.
Đến tuổi MG trò chơi ngày càng phong phú và hoàn thiện.
3. Nguồn gốc và bản chất của hoạt động vui chơi
3


Về nguồn gốc và bản chất của trò chơi có nhiều quan niệm khác nhau
3.1. Về nguồn gốc :
Năm 1925 G.V. Plekhanop cho rằng trò chơi là một nghệ thuật xuất hiện sau lao động và trên
cơ sở của LĐ. Sau đó, các nhà TLH Nga như L.X Vưgotxki, A.N. Leonchiep, Rubinstein
Đ.B. Enconhin phát triển đầy đủ hơn. Họ khẳng định rằng: chơi có nguồn gốc từ lao động và
chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với LĐ, nội dung chơi phản ánh hiện thực cuộc sống.
Theo Đ.B. Enconhin, lịch sử phát triển của trò chơi gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội

loài người và sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Ông đồng
tình với quan điểm của Plêkhanốp rằng trong lịch sử xã hội thì lao động có trước và trò chơi
chính là hiện tượng xã hội, là phương tiện để trẻ làm quen với lao động của người lớn, song
thời nguyên thuỷ trò chơi không xuất hiện. Trò chơi xuất hiện khi công cụ lao động trở nên
phức tạp và xã hội có sự phân công lao động theo lứa tuổi. Khi đó trẻ em không thể tham gia
lao động cùng với người lớn, cũng không thể tham gia vào các mối quan hệ của người lớn như
thời nguyên thuỷ, lúc này người lớn làm đồ chơi cho trẻ giống như công cụ lao động. với đồ
chơi, trẻ không thể hành động giống như công cụ lao động mà chỉ có thể mô phỏng lại mà thôi.
Trò chơi ĐVTCĐ xuất hiện. Khi trẻ chơi trò chơi này chúng được thoả mãn nguyện vọng của
mình và vươn tới cuộc sống xã hội của người lớn, được hành động và đối xử như người lớn
thực sự.
Thực tế, lịch sử phát triển của mỗi cá nhân cho thấy, HĐVC xuất hiện trước hết do nhu cầu
được chơi của trẻ. Nhu cầu này được hình thành trong XH- nơi trẻ sinh sống. Nhờ được người
lớn hướng dẫn, trẻ được làm quen với phương thức hành động với đồ vật và phương thức giao
tiếp của loài người, vốn kinh nghiệm sống của trẻ ngày càng phong phú, nhờ đó nhu cầu tham
gia vào cuộc sống XH như người lớn được nảy sinh và thôi thúc trẻ. Song khả năng của trẻ còn
hạn chế chưa cho phép trẻ sống và làm việc như người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ
tìm đến một phương thức để thỏa mãn nhu cầu này là dưới hình thức giả vờ: giả vờ bế em, giả
vờ tiêm, hay bán hàng, giả vờ lái xe… TCĐVTCĐ xuất hiện.
3.2. Bản chất của trò chơi
Theo quan điểm sinh vật hóa cho rằng trò chơi mang tính bản năng nhằm giải tỏa những năng
lượng dư thừa trong cơ thể hoặc giải tỏa những đam mê tình dục tuổi ấu thơ.
Theo quan điểm của các nhà TLH mác xít và các nhà TLH phương tây hiện đại thì khẳng định
rằng trò chơi của trẻ mang bản chất XH (thể hiện ở nguồn gốc xuất hiện của trò chơi, về chủ
đề, nội dung chơi và hình thức biểu hiện).
Bản chất XH của HĐ chơi còn biểu hiện bởi điều kiện mà mỗi xã hội tạo ra cho trẻ chơi.
Nhưng ko phải XH nào cũng tạo ra được ĐK đó. Một số trẻ em đã tham gia sớm vào công việc
gia đình, công việc nặng nhọc đã làm mất đi tuổi thơ và trò chơi của trẻ. Hơn nữa, nội dung
của trò chơi mang tính XH rõ nét như qua trò chơi của trẻ ta thấy dấu vết của XH- thời đại (trò
chơi ĐVTCĐ).

Như vậy, các trò chơi của trẻ em ở các dân tộc và ở mọi thời đại đều mang trong mình dấu ấn
sâu sắc về sự phát triển của XH. Khẳng định trò chơi mang bản chất XH cũng chính là khẳng
định tác động tích cực của người lớn đến trò chơi của trẻ.
KLSP: Trong khi để trẻ chơi một cách tự nhiên, chủ động, người lớn cũng cần hướng dẫn trẻ
chơi một cách có chủ đích, có phương hướng và có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động chơi. tức là có thể sử dụng trò chơi như một phương tiện giáo dục quan trọng đối với trẻ.
4. ý nghĩa của hoạt động vui chơi.
4. 1.Chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ MN
Chơi là phương tiện giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ
Giúp trẻ mở rộng, củng cố, chính xác hóa những biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh.
Vì nội dung chơi là phản ánh thế giới xung quanh, nên khi tham gia chơi trẻ càng hiểu hơn về
cuộc sống xung quanh, làm chính xác hóa, phong phú hơn những điều trẻ đã lĩnh hội được.
4


VD trẻ có biểu tượng chính xác hơn về chức năng sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt quen
thuộc: thìa để xúc cơm, cốc để uống nước; người bác sĩ thì phải làm gì, bế em thì phải thế
nào…Trong quá trình chơi, những tri thức mà trẻ nắm được trước đây bắt đầu tham gia vào
một số liên hệ mới và được điều khiển, vận dụng tri thức ấy trong những hành động chơi, thao
tác chơi: trẻ dùng thìa bón cơm cho búp bê, dùng khăn rửa mặt cho búp bê, đặt em ngủ, nựng
búp bê như mẹ đã chăm sóc em.
Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. Thể hiện trong quá trình thực hiện các hành
động chơi, thao tác chơi, trẻ nhận ra được một vài thuộc tính, mối quan hệ nào đó của SV, HT.
VD trẻ hình dung ra được thế nào là to hơn, nhỏ hơn; thế nào là cao hơn, thấp hơn, gần hơn, xa
hơn… chính nhờ phát hiện ra những tri thức mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực
nhận thức của trẻ, thôi thúc trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi chơi.
Trò chơi là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý, nhận thức cho trẻ như cảm giác, trí
giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. Vì khi tham gia vào trò chơi, các chuẩn cảm
giác về hình dạng, kích thước, màu sắc của trẻ được củng cố và chính xác hóa, nhờ đó trẻ dễ
dàng thực hiện hành động chơi, nội dung chơi (xếp được ngôi nhà hợp lý, phân loại đồ vật

theo màu sắc). Tính chủ định trong các quá trình TL được hình thành trong HĐ chơi.
+ Tư duy cũng được PT vì khi tham gia vào trò chơi, trẻ suy nghĩ về hành động chơi, thao tác
chơi ( làm bác sĩ thì phải làm gì? làm như thế nào?) sử dụng vật thay thế như thế nào? trẻ học
cách giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thực hiện dự định đã đề ra.
Qua đó tư duy của trẻ được phát triển mạnh mẽ.
+ V/C còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Chơi là phương tiên giáo dục đạo đức cho trẻ
Trò chơi mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ ảnh hưởng mạnh đến nhận thức, thái độ và
hành vi đạo đức của trẻ. Hãy CM?
+ Khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ trải nghiệm được những thái độ, tình cảm đạo đức
và tập được hành vi ứng xử với người xung quanh bằng cách nhập vai của mình, qua đó trẻ
học làm người.
+ Khi chơi trẻ thử sức hành động như người lớn, qua đó dần dần hình thành hành vi và
thái độ riêng cho bản thân; thực hiện hành động chơi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức
Xh của vai, VD như bác sĩ thì phải ân cần, niềm nở với bệnh nhân, phải thông cảm, chia sẻ với
bệnh nhân…
+ Trong quá trình chơi sau nhiều lần đóng vai, và đóng nhiều vai khác nhau, dần dần trẻ
nắm được quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Những tri thức về các biểu tượng
hành vi đạo đức mà trẻ đã lĩnh hội được dần dần được trẻ vận dụng vào trong các mối quan hệ
thực của đời sống như biết thương yêu em bé, biết vâng lời cô giáo…
+ Trong HĐ V/C, đặc biệt là trò chơi ĐVTCD, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, một số
phẩm chât cao quý được hình thành ở trẻ như tính thật thà, dũng cảm, tính chủ động, kiên trì,
đặc biệt là lòng nhân ái. Vì khi tham gia vào các MQH người – người trong trò chơi, những
rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ. Hơn nữa, thái độ vui hay buồn còn phụ thuộc
vào hoàn cảnh tưởng tượng trong khi chơi. Do vậy, trong khi chơi đã thể hiện tình người.
Như vậy, chơi là một mắt xích nối liền giữa trẻ với quy tắc, chuẩn mực đạo đức Xh. Nó
giúp cho quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ra tự nhiên, hiệu quả.
chơi là phương tiên giáo dục thể chất cho trẻ
- Vì sao? Vì chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tình thần được sảng khoái- làm cho thể
lực phát triển tốt hơn.

+ Khi tham gia vào trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách tích cực, thúc
đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu…góp phần tăng cường sức khỏe
cho trẻ ( nhưng vận động đó phải hợp lý ko quá sức).
5


Lưu ý: khi lựa chọn trò chơi (đặc biệt là trò chơi vận động) cô cần lưu ý đến tư thế của trẻ và
nhiệm vụ chơi phải phù hợp với khả năng của trẻ.
+ Những trò chơi phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện
các vận động cơ bản như chạy, nhảy, leo… và góp phần rèn luyện chất thể lực như: nhanh,
mạnh, khéo, bền…
Chơi là phương tiên giáo dục thẫm mĩ cho trẻ
Cái đẹp mà trẻ cảm nhận được trong khi chơi là gì?
+ Trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích
thước, âm thanh của đồ vật, đồ chơi.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong hành vi, trong giao tiếp, ứng xử của các mối quan hệ
giữa người với người và giữa người với thế giới hiện thực.
Lưu ý: khi tổ chức vui chơi cho trẻ? Cô cần tạo ra môi trường tiện lợi, để hấp dẫn trẻ,
Trong đó yếu tố thẫm mỹ cần đặc biệt quan tâm, từ trang trí lớp, đến đồ chơi, đến cách cư xử,
đều cần làm sao cho đẹp để gợi lên ở trẻ những cảm xúc thẫm mỹ lành mạnh.
+ Trò chơi còn giúp trẻ hình thành nhu cầu sống theo cái đẹp, bảo vệ cái đẹp và làm ra
cái đẹp. Điều này thể hiện rõ nhất trong trò chơi XD-LG, TCĐVTCĐ.
Chơi là phương tiên giáo dục lao động cho trẻ.
Qua chơi giáo dục LĐ cho trẻ như thế nào?
Qua chơi trẻ nhận ra được biểu tượng về lao động, về ý nghĩa Xh và tính hợp tác của nó.
+ Hình thành cho trẻ một số KN lao động đơn giản như Kn tự phục vụ, KN trực nhật.
+ Qua chơi GD cho trẻ một số phẩm chất đạo đức cần thiết cho người LĐ như: tính mục đích,
tính sáng tạo, lòng yêu LĐ, thích LĐ.
KLSP: Nhà GD phải tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ được chơi một cách chủ động, sáng tạo
và chơi hết mình. Đối với trẻ thơ chơi là cuộc sống của trẻ. tổ chức cho trẻ chơi là mang lại

hạnh phúc cho tuổi thơ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tự nhiên nhất.
4.2.Chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường MN
Đối với trẻ MN, chơi chính là cuộc sống thực của trẻ. ở trường MN nếu trẻ ko được chơi thì
không khí sẽ rất nặng nề, lúc đó trường chỉ là nơi giữ trẻ, không phải là nơi CS-GD trẻ, hạnh
phúc của trẻ thơ bị tước đoạt, tâm hồn của trẻ thơ dần trở nên khô cứng. Vì sao vậy?
Vì chơi là HĐ đặc trưng của trẻ, nó có mặt trong tất cả các HĐ khác, như HĐ HT, HĐLĐ,
trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do vậy, việc tổ chức cho trẻ chơi vừa là
nhiệm vụ, vừa là con đường GD có hiệu quả cho trẻ.
Chơi là phương thức thỏa mãn nhu cầu được sống và được làm việc như người lớn. Trong mỗi
giờ chơi, mỗi trò chơi phản ánh một mảng của hiện thực đời sống XH: bệnh viện, trường học,
cửa hàng, bách hóa, công viên…Mỗi trẻ có vị trí nhất định trong nhóm chơi. Khi chơi, trẻ
khônh chỉ biết phối hợp với nhau trong nhóm chơi: người bán và người mua; giữa bác sĩ và
bệnh nhân, mà còn biết phối hợp với nhau giữa các nhóm chơi như người mua hàng có con ốm
nên phải đưa con đi gặp bác sĩ, rồi sau đó ghé qua cửa hàng mua sữa cho con… Sự phối hợp
giữa trẻ với nhau như vậy đã hình thành một “Xh trẻ em” trong khi chơi. Chính trong Xh đó,
trẻ thỏa sức hành động, được sống trong Xh người lớn thu nhỏ, được làm việc, nói năng, được
xưng hô như người lớn… Vì thế trẻ luôn là chủ thể tích cực. ở đây trẻ tìm thấy vị trí của mình
trong nhóm bạn bè, và cũng ở đây trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản
thân hơn. Vì vậy, có thể nói “XH trẻ em” là hình thức đầu tiên giúp trẻ được sống và làm việc
cùng nhau, được sống cuộc sống của người lớn.
KLSP: Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở Xh đầu tiên của trẻ. Do đó, người lớn
cần tổ chức tốt các hoạt động vui chơi cho trẻ.
Người lớn phải chú ý tổ chức cho trẻ được chơi thoải mái, tạo môi trường, tình huống cho trẻ
phối hợp - liên kết với nhau trong các nhóm chơi và làm cho các nhóm chơi của trẻ thực sự là
một hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường MN.
6


4.3.Mối quan hệ qua lại giữa chơi và lao động, chơi và học tập, chơi và hoạt động nghệ thuật
của trẻ MN

* Mối quan hệ giữa chơi và lao động
Vui chơi và LĐ đều có sự cố gắng về thể lực và trí tuệ, nhưng giữa chúng có sự khác biệt nhau
căn bản:
LĐ tạo ra sản phẩm là giá trị vật chất và văn hóa, còn chơi không tạo ra sản phẩm đó nhưng
có quan hệ gián tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm ấy.
Ở lứa tuổi MG chơi và LĐ có MQH khăng khít với nhau, chi phối lẫn nhau, bổ sung cho nhau.
Thông qua chơi, trẻ học được một số kỹ năng cần thiết. Trong LĐ cũng nhuốm màu sắc của
HĐ V/C: HĐ LĐ của trẻ tổ chức nhẹ nhàng như là chơi, hoặc đưa yếu tố chơi vào HĐLĐ thì
trẻ sẽ LĐ sôi nổi, hiệu quả hơn. Mặt khác, những kỹ năng trẻ được luyện tập trong LĐ sẽ được
chuyển vào trong trò chơi, làm cho hành động chơi mang tính chất thật hơn, dưới sự hướng
dẫn của người lớn, trẻ biết tạo ra ra đồ chơi phục vụ cho trò chơi của mình thêm hấp dẫn.
Tóm lại: trong khi chơi trẻ lĩnh hội được những kỹ năng lao động đơn giản và khi LĐ của trẻ
được tổ chức dưới hình thức chơi, giúp cho trẻ LĐ tích cực hơn.
* Mối quan hệ giữa chơi và học tập
HĐVC và HĐHT cũng có MQH khăng khít, chi phối lẫn nhau, bổ sung cho nhau giống như
HĐLĐ.
Thông qua chơi, trẻ học tiếp nhận nền văn hóa XH, biến kinh nghiệm XHLS thành kinh
nghiệm của bản thân. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ ko tự đặt ra mục đích là làm cho mình lĩnh
hội và phát triển cái gì. Những tri thức, kỹ năng mà trẻ lĩnh hội được qua trò chơi diễn ra một
cách tự nhiên (chơi mà học). Mặt khác, HĐHT của trẻ được nẩy sinh và phát triển trong lòng
HĐ chơi, nên nó mang màu sắc chơi rất rõ rệt; Học trong niềm vui được tham gia vào trò chơi
(học mà vui, vui mà học).
Như vậy, giữa chơi và học của trẻ có MQH khăng khít khó phân biệt.
+ Về phương diện kết quả thì đó là học tập.
+ Đứng về phương diện hoạt động thì coi đó là chơi. Bởi trong quá trình học tập trẻ
chưa ý thức đầy đủ mục đích học tập.Tức HĐHT của trẻ chưa có động cơ đích thực, mà do
động cơ chơi thúc đẩy
* KLSP: Để hoạt động học tập của trẻ có kết quả, cần biến đối tượng nhận thức của trẻ thành
động cơ chơi của chúng.
*Mối quan hệ giữa chơi và hoạt động nghệ thuật

Chơi và HĐ nghệ thuật của trẻ rất gần gũi với nhau. Ngôn ngữ, kỹ năng hoạt động
nghệ thuật được trẻ đưa vào trong trò chơi, giúp trẻ dễ dàng thực hiện được nội dung chơi,
hành động chơi.
Những lời ca, những câu nói giàu tính nghệ thuật mà trẻ tiếp nhận được trong các tác phẩm
thơ, truyện sẽ được trẻ sử dụng trong trò chơi, làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn, vui nhộn.
Mặt khác, HĐ nghệ thuật của trẻ cũng diễn ra nhẹ nhàng như là chơi: Trẻ vừa đọc thơ,
kể chuyện vừa mô phỏng hành vi, việc làm của nhân vật theo nội dung thơ, truyện ( như trò
chơi đóng kịch). Đặc biệt, trò chơi lắp ghép- xây dựng được ra đời trên cơ sở của HĐ tạo hình
(vì các kĩ năng xây dựng trẻ có là nhờ HĐ tạo hình).
Thực tế cho thấy, việc dạy trẻ các ki năng xây dựng tạo điều kiện cho trẻ phát triển các
trò chơi của mình.
* Tóm lại, chơi có mối quan hệ chặt chẽ với HT, LĐ và tạo hình. Chính vì các mối quan hệ
này đã cuốn hút trẻ và tạo điều kiện cho sự phát triển chung của trẻ MG
5. Đồ chơi
5.1. Đặc điểm của đồ chơi
Đồ chơi là vật thay thế cho đồ vật thật, mô phỏng những đồ vật thật nên giúp trẻ thực
hiện những hành động chơi tương ứng với hành động thực.
7


Đồ chơi phản ánh nền văn hóa của mỗi dân tộc. XH phát triển thì đồ chơi cũng ngày
càng phát triển phong phú, tinh vi, hấp dẫn hơn. Đồ chơi mang tính hiện đại, tính toàn cầu.
Điển hình là loại đồ chơi cơ giới và điện tử.
Đồ chơi khác đồ vật ở những điểm nào?
Đồ chơi chỉ là mô tả một cách ước lệ và khái quát những vật dụng trong LĐSX và
trong sinh hoạt hàng ngày của XH. Do đó, ngoài việc dùng vào chơi, đồ chơi ko còn công
dụng nào khác.
+ Nhờ tính ước lệ và khái quát của đồ chơi mà nó trở nên linh hoạt, sinh động, phong phú về
chức năng sử dụng vào các trò chơi.
5.2.ý nghĩa của đồ chơi

Đồ chơi giúp cho trẻ thực hiện được các trò chơi, mà trò chơi chính là cuộc sống của trẻ
thơ. Đồ chơi xuất hiện như người bạn thân thiết của trẻ.
+ Đồ chơi giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, nhập vào vai chơi, thực hiện và phối hợp những hành
động chơi, nhờ đó trẻ quen dần với thế giới đồ vật, nắm được đặc điểm, công dụng và phương
thức sử dụng của chúng.
+ Đồ chơi phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết và năng lực trí tuệ.
+ Đồ chơi đáp ứng được tính tích cực vận động, giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ.
+ Đồ chơi mang tính thẫm mỹ, gây cho trẻ cảm xúc thẫm mỹ, trí thông minh, tính hài hước, thị
hiếu thẫm mĩ.
+ Đồ chơi làm cho các cháu vui vẻ, sung sướng, khêu gợi ở chúng mối quan hệ tích cực với
môi trường xung quanh, tình thân ái đối với bạn bè, quan tâm đến mọi người, thể nghiệm được
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đặc biệt, trò chơi búp bê, có tác dụng khêu gợi thái độ tích
cực đối với đời sống của con người và tình yêu thương đồng loại.
+ Đồ chơi giúp trẻ phát triển các chức năng TL như: cảm giác, thị giác, thính giác, sự tập trung
chú ý, phát triển các cử động tinh khéo của đôi tay. Đó là nấc thang đầu tiên để sau này trẻ có
được những hành vi của con người.
5.3.Phân loại đồ chơi
Thế giới đồ chơi của trẻ vô cùng phong phú bao gồm nhiều loại:
5.3.1. Loại đồ chơi mang tính hình tượng: Là loại đồ chơi mang tính mô phỏng con người và
những gì trong cuộc sống thực như búp bê, đồ dùng trong gia đình. Loại đồ chơi này thường
được dùng trong trò chơi ĐVTCĐ.
.5.3.2. Loại đồ chơi kĩ thuật :Là loại đồ chơi giúp trẻ quen với những đồ vật mang tính kĩ thuật
máy móc, các phương tiện sinh hoạt. Nó bao gồm loại đồ chơi mô phỏng các loại phương tiện
giao thông vận tải có gắn động cơ hoặc ko như: máy điện thoại, rađio, tivi, ô tô…
5.3.3. Loại đồ chơi vật liệu lắp ghép xây dựng cơ bản Gồm 2 loại:
- Loại đồ chơi các hình học bằng gỗ hay nhựa hình vuông, tròn, tam giác, hình chữ nhật và các
hình khối theo các hình hình học đó giúp trẻ có thể xếp được thành các hình khối khác nhau (
như ngôi nhà, hình hoa, hình người hay những con vật).
- Loại đồ chơi dùng những vật liệu- kiến trúc, như mái nhà, vòm nhà, cánh cửa, hàng rào…
Ngoài ra, còn những vật liệu mang tính hình hình học cơ bản. Trẻ thường dùng chúng vào trò

chơi xây dựng một cách thuận tiện tùy vào chỗ chơi, tùy theo ý đồ chơi của trẻ.
5.3.4. Đồ chơi vận động.
5.3.5. Đồ chơi mang tính hài hước vui nhộn như mặt nạ, ông hề nhào lộn, thỏ đánh trống, khỉ
leo cây…Nó thường được dùng trong trò chơi đóng kịch hay múa rối.
5.3.6. Đồ chơi âm nhạc như lục lạc, kèn, mỏ, sáo , trống. Ngoài ra còn có đồ chơI phát ra tiếng
kêu của con vật như: chim hót, chó sủa, gà gáy…
5.3.7. Đồ chơi dân gian: Là loại đồ chơi mang tính dân tộc có trong nhân dân. Những đồ chơi
này thường do các nghệ nhân làm ra theo phong cách dân gian bằng các chất liệu dễ tìm trong
8


các làng như que, như tre, cọng rơm, cuống rạ, lá cây, rễ cây, hột hạt, vỏ sò, hến…( như búp
bê bằng gỗ, con giống bằng đất nặn..
5.3.8. Vật liệu chơi: Là những vật liệu phù hợp với trò chơi như đất nặn, trẻ có thể làm ra bánh
, con giống, hột hạt, vỏ sò, vỏ bia..
Ngày nay, các nước trên thế giới có ngành công nghệ sản xuất đồ chơi. Công nghệ đồ
chơi ngày càng được phát triển tinh xảo, mang tính khoa học kỹ thuật cao, điển hình là những
đồ chơi điện tử. Nó vừa có lợi và có hại. Một mặt nó vừa tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận được
với khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng mặt khác nó gây nên tác hại về thể chất lẫn tinh thần
nếu trẻ sử dụng quá nhiều (như mắt mờ, béo phì).
Tuy nhiên, việc khôi phục lại đồ chơi dân gian vẫn có ý nghĩa lớn đối với HĐVC của
trẻ. Vì đồ chơi này lưu giữ lâu bền nhất bản sắc dân tộc và có khả năng tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển toàn diện của trẻ.
* KLSP: Người lớn làm đồ chơi và Khuyến khích trẻ làm đồ chơi bằng các vật liệu trong
thiên nhiên (cọng rơm, hoa lá, hòn sỏi) hoặc những vật liệu có sẵn trong cuộc sống hàng ngày
như vỏ bao diêm, hộp bia, giấy… việc trẻ tạo ra đồ chơi giúp cho cuộc chơi thêm hào hứng,
say mê. Điều đó đặc biệt cần thiết đối với địa phương kinh phí còn nghèo nàn thì việc vận
động người lớn làm đồ chơi cho trẻ là cần thiết. Tất nhiên là trẻ ở đó rất cần những đồ chơi
được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến. Ngược lại, trẻ ở đô thị cũng cần những đồ chơi làm
bằng vật liệu thiên nhiên và trong cuộc sống gần gũi với con người.

5.4. Một số yêu cầu đối với đồ chơi của trẻ
Đồ chơi của trẻ có thể ví như sách giáo khoa cho HS phổ thông. Đồ chơi chuẩn mực là một
điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả CS-GD trẻ. yêu cầu đồ chơi phải đảm bảo:
Mang ý nghĩa giáo dục
Phải phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của đồ vật thật
Phải hấp dẫn trẻ
Phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ
5.5. Một số vấn đề hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi
Phải lựa chọn đồ chơi phù hợp với thể loại trò chơi, với lứa tuổi của trẻ. Lứa tuổi ấu nhi đồ
chơi phải có màu sắc rực rỡ, có thể di chuyển, phát ra âm thanh, đơn giản, gần gũi để trẻ dễ
dàng thao tác với chúng. Đến tuổi MG, đồ chơi có thể phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn, nhiều
chức năng sử dụng nhằm phát triển chủ đề và nội dung chơi. Đồ chơi kĩ thuật, đồ chơi dụng cụ
thể thao, đồ chơi phản ánh sinh hoạt đa dạng, phong phú. Đồng thời, hướng dẫn trẻ tự làm đồ
chơi, biết giữ gìn, bảo quản đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
6.Câu hỏi ôn tập
6.1.Nêu một số quan điểm về trò chơi. Đánh giá ưu, nhược điểm của các quan điểm đó.
6.2. Trình bày khái niệm, nguồn gốc và bản chất của hoạt động vui chơi.
6.3. Trình bày đặc điểm của hoạt động vui chơi.
6.4. Chứng minh rằng chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em mầm non.
6.5. Trình bày cách hướng dẫn và sử dụng đồ chơi. Cho ví dụ minh hoạ.
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO
1. Trò chơi đóng vai theo chỦ đỀ
1.1. Những đặc điểm đặc trưng của trò chơi ĐVTCĐ
+ V/C ko mang tính chât bắt buộc
+ mang tính tự lập, tự chủ, tự nguyện
+ Chơi cùng nhau, phải biết hợp tác giữa các thành viên trong khi chơi
+ Trò chơi mang tính chất ký hiệu - tượng trưng
Đặc điểm đặc trưng làm cho trò chơi đóng vai khác hẳn với các trò chơi khác gồm các nét đặc
trưng sau;
9



*Chủ đề chơi : Là các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi, nên nó mang tính chất
muôn màu, muôn vẻ.
Chủ đề sinh hoạt gia đình (trò chơi mẹ con, nấu ăn…). Chủ đề bán hàng (trò chơi cửa hàng
bách hóa), chủ đề giao thông vận tải (trò chơi chú lái xe), chủ đề trường học (trò chơi dạy
học..), chủ đề bệnh viện (trò chơi bác sĩ; phòng khám răng)
*Vai chơi:
Vai chơi là trẻ ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó và bắt chước hành động của họ
như là để thực hiện các chức XH
Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Vai chơi luôn gắn liền với hành động chơi (
thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như cô giáo- dạy học; bác sĩ khám bệnh; công nhân- xây dựng).
Đóng vai chính là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh.
Đóng vai là hành động chủ yếu của trò chơi. nếu trẻ ko biết đóng vai thì TCĐVCĐ ko thành
công. Qua nhiều lần chơi khả năng đóng vai của trẻ ngày một tốt hơn.
* TCĐVCĐ mang tính hợp tác.
Trò chơi này mô phỏng lại cuộc sống xung quanh của người lớn. HĐ của người lớn bao giờ
cũng mang tính hợp tác. Do vậy, để tiến hành trò chơi này phải có nhiều trẻ cùng tham gia,
cùng HĐ với nhau. Do vậy, một "XH trẻ em" được hình thành.
Bản chất của TC này là mô hình hóa những quan hệ XH mà trẻ chịu sự chi phối. Đó là những
MQH giữa những người lớn với nhau trong XH được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng
hành động của chúng ( mẹ - con ; cô giáo- học sinh).
Mỗi trò chơi có hai mặt: mặt thứ nhất là động cơ có tính chất XH, tức là “ý”; Mặt thứ hai là
mặt kỹ thuật (bao gồm các thao tác) tức là "nghĩa". Trò chơi ĐVTCĐ chủ yếu nhằm vào “ý”
tức là nhằm vào hình thành động cơ của trẻ được biểu hiện trong các MQH XH (dù chỉ là mô
phỏng); Còn mặt kỹ thuật ( những thao tác với đồ vật) chỉ là hỗ trợ cho mặt thứ nhất.
Nhờ có trò chơi này mà mỗi trẻ có cách nhìn mới về mình( ko còn nhìn mình một cách chủ
quan như hồi lên ba nữa), mà là người khác, như một nhân vật của đời sống XH. Tức là bằng
trò chơi ĐVTCĐ đứa trẻ đảm nhiệm các chức năng XH và tự biến mình thành một nhân cách
XH, một con người như mọi người (vì trẻ có thể đóng bất cứ vai nào).

ý nghĩa XH của ntrò chơi được thể hiện trong các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những
quy tắc này được trẻ mô phỏng vào trò chơi), vd như mua hàng thì phải trả tiền, đi đ ường phải
đi bên phải, đèn đỏ thì phải dừng lại…Khi chơi trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của
đời sống XH trong các MQH: Người lớn với nhau và với trẻ em. Dần dần trẻ chuyển những
quan hệ XH khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra sự trải nghiệm, tạo ra thế giới
nội tâm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình, tức tự ý thức (ý thức cá nhân)
hình thành- cốt lõi trong nhân cách mỗi người.
*Trò chơi ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng kí hiệu tương trưng của trò chơi
này.
Giả tượng trưng cho thật, thể hiện trong khi chơi mỗi trẻ tự nhận cho mình một vai và hành
động theo vai của mình nhưng tất cả những gì diễn ra trong trò chơi chỉ là giả vờ mà thôi. Từ
vai chơi, hành động chơi, đồ chơi đều là giả, đều mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng lại rất thực
đối với trẻ vì nó phản ánh cái có thực đã xảy ra trong cuộc sống như vậy (mẹ- con, mẹ ru con,
cho con ăn, ngủ, chơi với con…). Sự kiện đó đã cho ra đời chức năng mới của ý thức: đó là
chức năng ký hiệu- tượng trưng. từ đây trẻ có thêm một loại hình mới để nhận thức hiện thực,
đó là nhận thức hiện thực thông qua hệ thống ký hiệu. Nó là loại hình nhận thức đặc trưng của
con người.
Các chức năng kí hiệu mà trẻ sử dụng trong TCĐVTCĐ
Gồm 3bachức năng ký hiệu:
10


- Ký hiệu về vai chơi: Vai mẹ - tượng trưng một người mẹ cụ thể ở trong XH ( VD
Hằng là mẹ, Bình là con)
- Hệ thống ký hiệu về hành động theo vai: là những hành động mô phỏng (giả vờ)- tượng
trưng cho việc làm của vai (như giả vờ khám bệnh - để tượng trưng vai bác sĩ…). Đây cũng
chỉ là hành động mang tính ước lệ cho những hành động thực của vai (vì hành động đó chỉ còn
lại một số thao tác tượng trưng thôi, đã loại bỏ nhiều thao tác cụ thể khác ko phải hoàn toàn
như thật)
- Ký hiệu về đồ chơi: Là khả năng sử dụng vật thay thế cho vật thật khi tham gia vào trò

chơi (như một mẩu gỗ có thể là mâm ở trò chơi này, nhưng có thể là cái gường ở trò chơi
khác…Nhờ đó, trẻ có thể có bất cứ cái gì mình muốn để thực hiện vai chơi, hành động chơi.
- Chức năng ký hiệu tượng trưng cho phép trẻ tách hành động khỏi đồ vật thật mà hành động
với vật thay thế (hành động phi ngựa bằng gậy- đã mất đi ý nghĩa thực tiễn biến thành một ký
hiệu đánh dấu việc cưỡi ngựa) . Tức là trẻ biết dùng ký hiệu- tượng trưng để nhận thức thế
giới. Nhờ đó các chức năng TL bậc cao được phát triển tốt (TD, tưởng tượng, tình cảm…)
1.2. Phương pháp hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ
1.2.1. Những yêu cầu chung
- Cần tôn trọng tính tự nguyện, tự chủ của trẻ trong khi chơi. Vì khi chơi nếu được tự nguyện,
tự chủ trẻ dễ dàng phát huy sáng kiến và hứng thú cũng lâu bền.
+ Vì sao trẻ MG lại chơi TCĐVCĐ? vì để thỏa mãn lòng mong muốn được sống và làm việc
như người lớn trên cơ sở tự nguyện và chủ động ( tự nghĩ ra dự định chơi, nội dung chơi)
- Cần hướng dẫn trẻ lựa chọn những trò chơi có nội dung tích cực và lành mạnh.
- Cần giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ giữa các vai chơi.Bản chất của trò chơi ĐVTCĐ là ở
những mối quan hệ qua lại giữa những người lớn trong XH được trẻ mô phỏng vào trò chơi.
Do đó, cô cần nêu lên cho trẻ thấy những mối quan hệ hiện có trong đời sống xung quanh từ
đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cần mở rộng dần chủ đề để các mối quan hệ được phản ánh
vào đó ngày càng phong phú, tạo Đk để trẻ trải nghiệm được nhiều sắc thái khác nhau trong
cuộc sống người lớn. Đó chính là cơ sở để trẻ học làm người. VD : trong trò chơi phòng khám
răng, cô cần hướng dẫn trẻ thiết lập mối quan hệ ứng xử phù hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân.
- Cô cần thường xuyên tạo ra tình huống để gợi ra ở trẻ các cách ứng xử khác nhau phù hợp
với từng tình huống xảy ra. Tận dụng các tình huống của cuộc sống để GD là một phương thức
GD đặc trưng của GDMN, TCĐVCĐ là một môi trường thuận lợi để thực hiện phương thức
GD đó. Tình huống luôn luôn xuất hiện trong trò chơi sẽ làm nảy sinh ở trẻ thái độ sống tích
cực, giúp trẻ thêm gắn bó với con người và cuộc sống xung quanh.
- Tạo quan hệ thân tình bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người hướng dẫn với trẻ, giữa trẻ
em với nhau.
+ Trong TCĐVCĐ cô và trẻ là những người bạn cùng chơi với nhau chứ ko phải như cô- trò ở
trong HĐHT. Cô luôn là nhà GD, người hướng dẫn trẻ chơi, đối với trẻ trong khi chơi phải có
sự bìng đẳng như nhau, khi đó chơi mới thực sự tự nhiên, thoải mái.

+ yêu cầu người hướng dẫn phải khéo léo, biến những yêu cầu GD thành động cơ chơi của trẻ,
làm cho trẻ không nhận ra mọi sự điều khiển của người lớn một cách lộ liễu, như thế sẽ làm trẻ
mất hứng thú.
+ Để trò chơi diễn ra một cách tốt đẹp, giữa các trẻ cùng chơi phải thân ái, đoàn kết với nhau.
Nếu xung đột xảy ra giữa các trẻ thì cách giải quyết như thế nào?
Người lớn phải tìm cách giảm bớt sự căng thẳng giữa trẻ với nhau để tránh tan vỡ trò chơi. khi
giảng hòa, phải giữ thái độ công bằng, một sự thiên vị nhỏ sẽ gây nên sự bất hòa. Vì lứa tuổi
MG có tâm hồn nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.
1.2.2. Hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ theo độ tuổi
a. Đối với trẻ MG bé:
* Đặc điểm: Trò chơi còn ở dạng sơ khai:
11


+ CĐ chơi nghèo nàn chỉ xoay quanh một số vấn đề gần gũi với cuộc sống của trẻ (mẹ con;
nấu ăn; đi chợ…);
+ Nội dung chơi cũng còn nghèo nàn, đơn giản ( mẹ con thì chỉ có vài việc làm thân thuộc:
cho em ăn, ru em ngủ, rửa mặt cho em). trẻ chơi còn nặng về bắt chước chứ chưa biết nhập
vai( vừa mô phỏng viêc làm, vừa thể hiện cảm xúc).
+ Tính chất chơi một mình, chơi cạnh bạn còn thể hiện rõ nét.
+ Trẻ chưa biết phối hợp giữa các vai chơi với nhau.
+ Hành động chơi mới chỉ biết bắt chước một vài hành động đơn giản của người lớn thể hiện
qua thao tác, việc làm còn sơ sài, diễn ra chưa lô gic. Chẳng hạn trẻ chơi trò chơi “mẹ con”,
em bé (búp bê) đang ngủ nhưng vẫn ngồi bón cho em ăn, cô hỏi:”em bé đang làm gì?”, cháu
hồn nhiên trả lời: “em đang ngủ”. Cô gợi hỏi: “em bé đang ngủ sao lại cho ăn”, cháu bé cười
ngượng:”ờ nhỉ, quên mất”! rồi ko cho em ăn nữa hay chi trò bác sĩ thì bệnh nhân đến là tiêm
sau đó mới khám (do trẻ chỉ mô phỏng những việc làm có ấn tượng sâu sắc trong cuộc sống
thực mà trẻ trải nghiệm.
- Sau đó trẻ biết nhận vai- thể hiện hành động theo vai- biết phối hợp giữa các vai trong quá
trình chơi, nhóm chơi được hình thành nhưng chưa bền, dễ bị tan vỡ do bị lôi cuốn bởi vai

chơi khác và đồ chơi khác hấp dẫn hơn.
*Yêu cầu cần đạt:
+ Trẻ phải biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi theo đúng nghĩa của nó nhằm mô phỏng hành động
việc làm của người lớn trong Xh và củng cố biểu tượng về đồ vật với ý nghĩa XH của nó.
+ Biết giữ gìn, bao quản đồ chơi, không phá nghịch như quăng, ném, tranh giành đồ chơi.
+ Biết nhận vai và hành động theo vai (thực hiện những hành động đặc trưng nổi bậtt của vai).
+ Biết phối hợp với nhau trong trò chơi.
*hướng dẫn trẻ chơi:
- Cần hướng dẫn cho trẻ biết nhập vai. Vai chơi là linh hồn của trò chơi ĐVTCĐ. Làm thế nào
để trẻ biết nhận vai chơi: biết ướm mình vào những người xung quanh mà trẻ thích?
- Hàng ngày phải chỉ cho trẻ thấy sinh hoạt của người lớn xung quanh và nói rõ cho trẻ biết họ
đang làm gì và làm như thế nào bằng:
- Các câu hỏi như: “Mẹ đang làm gì, làm như thế nào” hay “bố dắt xe đi đâu, làm việc gì. ”
- Bằng truyện kể
- Bằng sự liên tưởng đến những điều trẻ đã trải nghiệm (mắt thấy, tai nghe)
- Bằng hành động mẫu của người lớn khi chơi cùng với trẻ
nhờ sự hướng dẫn của người lớn mà vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú.
=> dần dần trẻ biết tự ướm mình vào những người lớn xung quanh mà trẻ thích. Qua đó trẻ trải
nghiệm được những tình cảm và tiếp thu những cách ứng xử của họ trong cuộc sống.
Đến cuối tuổi MG bé trẻ đã quen dần với việc nhập vai và trở nên thích thú hơn. Tiến bộ hơn
là biết phân vai cho nhau. Lúc này tác dụng chủ đạo của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển TL
của trẻ đã phát huy khá rõ rệt.
- Cần hướng hành động chơi của trẻ theo một chủ đề nhất định
Khi chơi, trẻ chưa biết tập trung hành động của mình theo một chủ đề nhất định. VD: khi chơi
có trẻ đang ru em bé bằng gối ngủ, sau đó liền đặtt gối xuống ngồi lên đó nhún nhảy như phi
ngựa. Có cháu đang cầm que tiêm cho búp bê, sau đó liền biến que thành bút chì để vẽ vào
giấy.
+Hướng dần như thế nào để trẻ biết chơi tập trung theo một chủ đề ko lan man, tản mản?
- Kể cho trẻ nghe những công việc của người lớn trong chủ đề đó
Trong gia đình (có bố, mẹ, ông, bà); Trong bệnh viện (bác sĩ, bệnh nhân) mỗi người làm gì và

làm như thế nào để giúp trẻ chơi có định hướng mà ko bị lạc đề. Khi trẻ biết chơi theo chủ đề
thì sẽ làm cho tính chủ định của các chức năng TL phát triển. Như ghi nhớ có chủ định, do
12


muốn hành động giống như bác sĩ trẻ phải nhớ bác sĩ làm những gì (khám bệnh, kê đơn, dặn
dò bệnh nhân) và lúc chơi trẻ phải tưởng tượng mình là bác sĩ để hành động cho giống.
- Cần hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác, hành động theo lô gic thông thường của vai mà trẻ
đảm nhiệm.
Do đầu tuổi trẻ MG bé chưa biết quan tâm tới trình tự hiện thực của các hành động, việc làm
nên trẻ mô phỏng ko theo đúng với trình tự việc làm trong thực tế như tiêm trước, khám sau vì
trẻ có ấn tượng sâu sắc với hành động tiêm hơn là khám. Thực tế trẻ đã trải qua rất nhiều lần
tiêm, mỗi lần tiêm trẻ rất đau đớn và sợ tiêm. Sự ám ảnh về tiêm ấy hằn sâu trong tâm trí trẻ.
Kể cả việc ăn uống cũng vậy, nhất là trẻ biếng ăn, người lớn phải vật lộn với trẻ mãi mới xong
bữa ăn. Tất cả những điều đó sẽ được trẻ ưu tiên số một để mô phỏng trong khi chơi.
+ Khi thấy trẻ làm như vậy, người lớn cần khéo léo gợi cho trẻ trình tự những thao tác, việc
làm phù hợp với thực tế.
Chẳng hạn, Khi cô giáo thấy trẻ chưa khám mà đã tiêm thì cô làm như thế nào?
Lúc đó cô có thể hỏi trẻ: “em bé bị bệnh gì mà phải tiêm đó! Khám xem em bị bệnh gì đã chứ!
Lúc đó trẻ sẽ nhận ra phải làm cái gì trước, cái gì sau.
Cô luôn chú ý trao đổi, trò chuyện với trẻ trước khi chơi và trong khi chơi về những công việc
và trình tự của nó theo các vai, để trẻ có biểu tượng về vai và lô gic hành động, việc làm của
vai.
Đối với trẻ đầu tuổi MG bé, cô có thể chơi cùng trẻ để trẻ bắt chước trình tự, việc làm mà cô
thực hiện. Cô luôn nhớ vai trò của mình chỉ là gợi ý để trẻ hành động chứ không can thiệp thô
bạo vào việc làm của trẻ hoặc làm thay trẻ.
- Cần phải tổ chức cho trẻ biêt phối hợp- hợp tác với nhau trong một chủ đề.
+ Cần chỉ cho trẻ biết chủ đề mà trẻ dự định chơi thường có nhân vật nào, mỗi nhân vật làm gì
và quan hệ với nhau như thế nào trong cuộc sống XH. VD: bán hàng phải có người bán và
người mua hàng. Người bán làm gì, người mua làm gì, hai bên cần ứng xử với nhau thật đúng

mực( ánh mắt, cử chỉ, nét, mặt..) để tạo ra một kiểu quan hệ tốt đẹp trong XH. Chính trong khi
nhập vào các mối quan hệ đó, trẻ mới dần nhận ra các quy tắc sống, các chuẩn mực đạo đức
giữa người với người trong XH.
+ Cần chuẩn bị thật chu đáo khi tổ chức cho trẻ chơi: Do trẻ MG bé chưa tự lực nhiều trong
khi chơi, trước khi tổ chức cô cần chuẩn bị chu đáo mọi thứ. Từ việc chọn trò chơi, tìm chỗ
chơi, đến việc phân vai, tạo ra các tình huống chơi…đều cần phải suy nghĩ, lựa chọn sao cho
phù hợp với nhóm trẻ. Tốt nhất là cô phải chơi cùng với trẻ để trực tiếp tạo ra tình huống chơi
và làm mẫu các hành động chơi, nhất là sự phối hợp giữa các vai với nhau. Đây cũng là dịp để
người lớn khuyến khích, kịp thời động viên những trẻ chơi đúng, chơi hay, uốn nắn kịp thời
những sai trái của trẻ khi chơi, giúp trẻ duy trì hứng thú chơi và phát huy được sáng kiến.
Tóm lại, TCĐVTCĐ ở trẻ MG bé còn ở dạng sơ khai, nhưng đã phát huy vai trò chủ đạo đối
với sự phát triển TL của trẻ, tuy nhiên vai trò chủ đạo chưa thật mạnh. Nhiệm vụ của các nhà
GD là phải cố gắng hướng dẫn cho trẻ biết chơi, thúc đẩy trò chơi này phát triển thật nhanh để
phát huy vai trò chủ đạo của nó, tạo ra những bước phát triển mới trong đời sống TL của trẻ.
b. Đối với trẻ MG nhỡ:
* Đặc điểm: TCĐVTCĐ ở trẻ MG nhỡ đang phát triển tới mức hoàn thiện:
+ Khi chơi, trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do, chủ động như tư lực lựa chọn chủ đề chơi, nội
dung chơi (tự thỏa thuận với nhau).
- CĐ chơi phong phú, đa dạng hơn.
- Nội dung muôn hình muôn vẻ: Trò chơi mẹ con không chỉ là cho em ăn, ngủ, rửa mặt, mà
còn cho đi trường MN, đi công viên, đi siêu thị, dạy em học bài.
+ Tự lựa chọn bạn chơi (chọn bạn tâm đầu ý hợp với mình thì chơi mới bền, vui hơn).
+ Tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và cũng tự do rút khỏi trò chơi mà mình
không thích (tự chọn trò chơi, tự phân vai cho nhau, tự tìm kiếm đồ chơi, tự quy ước với nhau
13


về vật thay thế và tự thỏa thuận với nhau về cách chơi, lúc chơi thì say sưa hết mình, khi chán
thì bỏ cuộc nhẹ nhàng).
+ Đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi - một “XH trẻ

em “ được hình thành làm cho giờ chơi sôi nổi, vui nhộn hơn.( khi kết thúc trò chơi “XH trẻ
em” tan rã, song các mối quan hệ tình cảm, các tiêu chuẩn đạo đức XH, nghề nghiệp mà trẻ thể
hiện trong quan hệ chơi, được chuyển vào trong các quan hệ thực của trẻ trong cuộc sống: trẻ
dũng cảm ko sợ đau khi tiêm, nghe lời khuyên của bác sĩ khi ốm).
+ Trẻ đã biết nhận xét, đánh giá bản thân và nhận xét, đánh giá bạn thông qua việc thực hiện
hành động chơi, nội dung chơi (trẻ tự vấn mình: “mình là cô giáo sao lại nói tục”, hoặc nhận
xét bạn: Lái xe mà sao đi ẩu thế”)
*yêu cầu cần đạt:
+ Trẻ biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề, ND chơi, tìm đồ chơi, vật thay thế, cách chơi, phân
vai chơi để thực hiện dự định chơi của nhóm.
+ Trẻ mô phỏng việc làm, hành động của vai theo một lô gic phù hợp với hiện thực
+ Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm và với nhóm chơi ở các góc khác, biết thể hiện quan
hệ tình cảm, tiêu chuẩn đạo đức XH và chuyển được nó vào trong các mối quan hệ cuộc sống
hiện thực của trẻ.
*Hướng Dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG nhỡ
Ở trẻ MG nhỡ, TCĐVTCĐ đã đạt tới dạng chính thức và đã khôn lớn hơn, nên khi tổ chức cho
trò chơi này cho trẻ cần phải phát huy đầy đủ các đặc điểm của trò chơi.
- Cần phát huy tính tự nguyện, tự lực của trẻ.
Biện pháp để phát huy tính tự nguyện, tự lực của trẻ trong khi chơi?
+ Cô giáo tạo điều kiện để trẻ tự lựa chọn trò chơi, đồ chơi, chỗ chơi, tự phân vai, tự thỏa
thuận luật chơi.
+ Cô giáo (người lớn) chỉ can thiệp khi trẻ gặp khó khăn hoặc xẩy ra sự cố nào đó trong khi
chơi, đặc biệt khi cuộc chơi phản lại ý đồ của nhà GD, gây nên tác hại cho sự phát triển của
trẻ.
- Lưu ý: Sự can thiệp của cô lúc đó phải thật khéo léo, tế nhị.
Cách tốt nhất là cô nên nhập vào một vai thích hợp cùng chơi với trẻ, qua đó mà điều chỉnh
hành vi chơi của trẻ sao cho đúng, cho phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo cho bầu không khí chơi
luôn luôn vui vẻ.
(như trẻ đóng vai "cô giáo" cứ luôn quát mắng "HS"->hiện tượng này sẽ tạo quan hệ không tốt
giữa cô- trò. Trẻ đóng vai "cô" tiêm nhiễm phải tính hống hách; Trẻ đóng vai "HS" thì trở nên

sợ hãi, nhút nhát đối với cô. Lúc này người hướng dẫn có thể đóng vai "cô hiệu trưởng" đến
gặp lớp, nhân đó mà tham gia góp ý kiến với "cô": "các cháu trong lớp ngoan thế này cơ mà,
nếu cháu nào sai phạm điều gì, cô nên bảo ban nhẹ nhàng thôi", "còn các cháu cần phải học
hành cho tử tế, nghe lời cô giáo, đừng để cô la rầy rất mệt"…Sau đó, cô hiệu trưởng chào các
cháu và đi nơi khác để các cháu lại tiếp tục tự chơi với nhau. Như thế sẽ giúp cho trẻ sau này
vào lớp một không sợ cô giáo nữa vì trẻ nhận ra rằng giữa cô và HS luôn có MQH thân tình.
+ Ngay cả khi các cháu xảy ra xung đột, cô cũng nên để các cháu tự giải quyết với
nhau, chỉ khi nào các cháu ko tự giải quyết được, cô mới nên giúp trẻ cách giải quyết như thế
nào cho thỏa đáng.
+ Nếu khi chơi, tính tự nguyện tự lực của trẻ được phát huy cao độ thì sẽ nảy ra nhiều
sáng kiến trong việc đóng vai, tìm kiếm đồ chơi, tìm vật thay thế…Đó là tiền đề của hoạt động
sáng tạo sau này.
- Cần mở rộng mối quan hệ trong trò chơi ĐVTCĐ
Ở trẻ MG nhỡ các MQH giữa các vai trong trò chơi đã trở nên bền vững hơn. Điều này đôi
khi dẫn đến sự trở ngại cho việc mở rộng các MQH, vì trẻ dễ theo thói quen, ngày nào cũng
14


chơi như nhau, có khi hàng tháng nhưng MQH của trẻ trong khi chơi vẫn không được mở rộng
do đó trò chơi không thể phát triển được.
+ Cần phải hướng dẫn trẻ mở rộng chủ đề chơi (mở rộng nội dung chơi trong chủ đề). VD như
trò chơi chủ đề "gia đình" không phải lúc nào cũng chỉ có mẹ với con mà còn có cả những
người khác nữa, như con đau mẹ phải đưa con vào bệnh viện, ở đó mẹ còn trao đổi với bác sĩ
bệnh tình của con mình. Như vậy là mở rộng thêm được một MQH nữa, cứ như thế các MQh
dần dần được mở rộng.
+ Cần hướng dẫn trẻ liên kết các nhóm chơi theo các chủ đề khác nhau lại, cô gợi ý cho các
nhóm chơi để các cháu thấy cần phải liên kết với các nhóm chơi khác. (cô tạo tình huống để
"mẹ " đưa con đến phòng khám răng để khám, rồi sau đó ra cửa hàng thực phẩm để mua rau,
cứ như thế các MQh ngày càng được mở rộng ra và trở nên đa dạng, đây là điều rất cần cho trẻ
vì càng thiết lập nhiều mối quan hệ giữa các vai chơi thì việc trải nghiệm của trẻ càng phong

phú, nên sự phát triển nhân cách của trẻ mới được thuận lợi.
- Cần hướng dẫn trẻ tổ chức “Xã hội trẻ em” trong các buổi chơi.
Vì sao người lớn phải quan tâm tới "XH trẻ em"? Biện pháp: hướng dẫn bằng cách nào?
Trò chơi là nguyên cớ thúc đẩy trẻ tìm đến nhau, tập hợp lại thành những nhóm chơi, tuy còn
lỏng lẻo nhưng cũng khá phức tạp. Nếu để trẻ tự tổ chức lấy "XH" của mình chắc chắn sẽ lộn
xộn và nẩy sinh nhiều cái bất lợi. Có một số trẻ lúc nào cũng giành vai chính, có khi còn giành
lấy cả quyền chỉ huy trong các trò chơi nên chúng muốn cho bạn nào chơi, đóng vai gì là tùy ý
của chúng, có khi còn đuổi bạn ra khỏi trò chơi. Ngược lạ, có một số trẻ chắng dám chơi gì cả,
chỉ đứng nhìn bạn chơi một cách thụ động, chán thì lúi húi ngồi chơi một mình, có khi vì tranh
nhau vai, hay đồ chơi mà sẵn sàng ẩu đả nhau, dẫn tới tan rã cuộc chơi => Người lớn cần phải
quan tâm tới xã hộitrẻ em này và hướng dẫn trẻ biết tổ chức nhóm chơi của mình sao cho ổn
thỏa, đảm bảo cho không khí chơi luôn vui vẻ, để trò chơi phát triển thuận lợi, có tác động tốt
tới sự hình thành nhân cách trẻ.
Cô giáo phải luôn nhắc nhở trẻ luôn luôn có thái độ thân ái và bình đẳng với nhau trong khi
chơi. Ai cũng có quyền chơi trò chơi mà mình thích, nhưng lại phải biết nhường nhịn nhau,
đặc biệt cần phải luân phiên vai cho nhau
Cần tìm cách khéo léo loại bỏ tư tưởng độc quyền ở một số trẻ và khuyến khích các cháu
mạnh dạn đóng vai mới, nhất là trẻ có tính nhút nhát.
Nếu nhóm xuất hiện thu lĩnh thì cần chú ý hướng dẫn hành vi của thủ lĩnh sao cho vừa điều
khiển tốt trò chơi, vừa dễ hòa nhập với các bạn vì nếu thủ lĩnh tốt thì sẽ ảnh hưởng tốt cho các
trẻ khác trong nhóm chơi, ngược lại nếu thủ lĩnh là trẻ có tính xấu (hống hách, ích kỷ) thì tính
đó sẽ dễ lây sang bạn khác.
- Cần giúp trẻ chính xác hóa các hành động với đồ vật (ở đây là đồ chơi).
Vì sao? Vì khi chơi trẻ ko quan tâm tới kết quả hành động chơi, chủ yếu bắt chước sao cho
giống người lớn, nên trẻ thao tác với đồ vật thường mang tính chất đại thể. Vì thế, cần hướng
dẫn trẻ làm đúng chuỗi thao tác với đồ vật, vì đây là một bước tiến đến thế giới của xã hội
người lớn.
VD trong trò chơi "bác sĩ", điều cốt yếu là trẻ thiết lập được mối quan hệ giữa bác sĩ với bệnh
nhân. Nhưng để đóng được vai bác sĩ như thật thì cô cần hướng dẫn trẻ biết thực hiện một
chuỗi thao tác của người bác sĩ khi khám bệnh như: Đặt ống nghe ở đâu (ở ngực, bụng, lưng

chứ không phải ở má, ở trán), ghi đơn như thế nào? Tất cả chuỗi thao tác đó chỉ là mô phỏng
nhưng dáng vẻ bên ngoài cũng cần phải đúng để giống như thật thì trò chơi mới thú vị.
Để phát triển hoàn thiện trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG nhỡ
+ Cô cần phải giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ người- người
trong xã hội bằng nhiều con đường khác nhau như: Kể chuyện, xem tranh ảnh, truyền hình,
tham quan, giao tiếp với xã hội…vốn hiểu biết của trẻ càng phong phú thì nội dung chơi, chủ
để chơi càng phản ánh đầy đủ hơn cuộc sống XH.
15


c. Đối với trẻ MG lớn
* Đặc điểm trò chơi
- Trẻ đã có kĩ năng tổ chức trò chơi và chơi một cách độc lập, sáng tạo phản ánh sinh động
cuộc sống Xh của người lớn.
- Khả năng phối hợp giữa các nhóm chơi ngày càng tốt hơn làm cho giờ chơi ngày càng sôi nổi
và nhộn nhịp hơn. Trong khi chơi khả năng tự tổ chức, tự đánh giá của trẻ ngày càng tốt.
- Đặc điểm bổi bật nữa là trẻ đã ý thức được chơi chỉ là giả vờ ko phải là thật, nên tính tự do,
tính sáng tạo trong khi chơi ngày càng cao.
* Yêu cầu cần đạt
- Trẻ biết tự tổ chức các trò chơi và biết phối hợp giữa các nhóm chơi với nhau.
- Trẻ biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi, về nội dung chơi, phân vai chơi
và cách tổ chức trò chơi.
- Trẻ biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn căn cứ vào yêu cầu đưa ra của tập thể.
Hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG lớn
Đối với trẻ MGL, trò chơi ĐVTCĐ đã trở nên quen thuộc, những biện pháp tổ chức như ở trẻ
MGN vẫn phát huy tác dụng, ngoài ra cần chú ý một số điểm sau:
- Cần mở rộng thêm những chủ đề chơi mới để duy trì hứng thú chơi và kích thích trí tưởng
tượng của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ chú ý đến luật chơi nhiều hơn. Vì trò chơi có luật là bước phát triển mới của
trò chơi ĐVTCĐ.

+ Sự thỏa thuận của trẻ MG lớn khi chơi đã trở nên rõ ràng và giống với hiện thực hơn nên
mang tính ổn định hơn. VD như chơi đi tàu hỏa, trẻ tự thảo thuận với nhau (hành khách phải
mua vé, ngồi đúng ghế, "người soát vé thì phải đeo băng đỏ và kiểm tra vé của từng người
một, "người lái tàu" thì phải ngồi đúng toa đầu máy, không được bỏ đi nơi khác khi tàu chạy)
sẽ biến thành những quy định nghiêm ngặt của trò chơi không ai được vi phạm, tức là luật
chơi.
+ trò chơi có chủ đề càng phức tạp thì sự quy định càng nghiêm ngặt hơn, tức luật chơi càng rõ
ràng hơn. Nếu được người lớn hướng dẫn về quy tắc hành vi, những chuẩn mực đạo đức trong
XH thì trẻ dễ định ra luật chơi và dễ tuân thủ luật chơi, vì một trẻ nào đó không nắm luật chơi
thì sẽ bị trẻ khác đuổi khỏi cuộc chơi.
+ Như vậy biết xác định luật chơi và biết chơi theo luật là một bước tiến đáng kể, coi như trẻ
đã biết lĩnh hội tri thức một cách chủ định. Đó là điều kiện tốt để trẻ lĩnh hội tri thức khoa học
sau này.
- Cần phải phát huy sáng kiến của trẻ trong khi chơi.
Ở trẻ MGL, việc mô phỏng lại cuộc sống của người lớn vào trò chơi ko chỉ là sự bắt chước
đơn thuần mà trẻ có thể thêm bớt, biến hóa đi theo ý đồ chơi của mình.
+ Người lớn cần khuyến khích trẻ tạo ra những ý đồ chơi mới bằng cách:
Cung câp vốn sống cho trẻ là cơ sở giúp trẻ hiểu được cuộc sống sâu rộng hơn và làm cho trí
tưởng tượng sáng tạo của trẻ dễ nảy nở, từ đó ý đồ chơi dễ được hình thành.
+ Người lớn cần khuyến khích trẻ phát huy sáng kiến cả trong việc tìm kiếm đồ chơi, vật thay
thế, đặc biệt là tự làm ra đồ chơi. Việc tự làm lấy đồ chơi sẽ làm cho trẻ nảy sinh nhiều sáng
kiến.
- Cần phải tăng cường tổ chức các trò chơi theo chủ đề trường học để giúp trẻ làm quen với
cuộc sống và học tập ở nhà trường.
- Ngoài ra những trò chơi đòi hỏi trẻ phải nổ lực ý chí cũng cần khuyến khích trẻ chơi. Như trò
chơi "dạy học", trẻ đóng vai cô giáo phải nói năng rõ ràng, dịu dàng khi giảng bài, học sinh
phải lắng nghe, ko mất trật tự..
Thực hành tổ chức trò chơi ĐVTCĐ.
2. TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
16



2.1. Khái niệm và ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ MN
2.1.1. Khái niệm
Trò chơi xây dựng là loại trò chơi mà trẻ sử dụng đồ chơi, vật liệu chơi để mô phỏng lại dưới
dạng mô hình hiện thực xung quanh (đặc biệt là thế giới đồ vật) trong các công trình xây dựng,
lắp ghép nhờ trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
- Trong các lọa trò chơi của trẻ, trò chơi XD thể hiện khả năng tạo hình của trẻ rõ nhất. Mẫu
gỗ, khối nhựa, hộp giấy với những hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau trẻ lắp ghép- XD
nên những công trình khác nhau như nhà cửa, công viên, ô tô, tàu hỏa..hay từ những vật liệu
có sẵn trong tự nhiên như các loại hạt, vỏ ốc, vỏ hến, sỏi, cát…trẻ XD nên những vườn hoa, ao
cá, đường đi, hàng rào,...Trong những công trình, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Vốn
sống, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được thể hiện trong các công trình mà trẻ tạo nên.
2.1.2. ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ MN
- TCXD là loại trò chơi mô phỏng dưới dạng mô hình không gian hiện thực cuộc sống xung
quanh trẻ. Do vậy, khi tham gia trò chơi này:
+ Những biểu tượng không gian về các vật thể hình học và sự tương quan giữa các bộ phận
tạo nên vật thể được củng cố và phát triển.
+ Năng lực đinh hướng không gian được hình thành và phát triển.
+ Năng lực quan sát, tư duy, tưởng tượng của trẻ được phát triển.
Chẳng hạn, trước khi xây dựng trẻ phải Q Sát các vật liệu XD, phân biệt độ lớn, kích thước,
hình thù của nó để lựa chon, sắp xếp sao cho phù hợp như xếp ngôi nhà, phải đặt khối gỗ hình
chữ nhật trước làm tường, khối gỗ hình chóp tam giác đặt lên trên làm mái mới thành hình thù
ngôi nhà.
+ Qua trò chơi XD làm cho óc thẫm mỹ, năng lực sáng tạo ra cái đẹp của trẻ được hình thành
và phát triển.
+ Trò chơi còn hình thành ở trẻ tính có kế hoạch, tính kiên trì trong công việc, tinh thần hợp
tác, ý thức tập thể.
+ Việc tham gia vào trò chơi XD còn giúp trẻ phát triển sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay,
ngón tay, phát triển năng lực tạo hình ở trẻ.

3. Hướng dẫn trò chơi xây dựng ở trường mầm non
3.1. Những yêu cầu chung
- Cần chuẩn bị đồ chơi, vật liệu xây dựng đầy đủ và sắp xếp thành một môi trường chơi hấp
dẫn để giúp trẻ nảy sinh ý đồ xây dựng.
- Trò chơi XD là một loại HĐ có sản phẩm, nhưng SP dùng để chơi chứ ko phải để dùng. Vì
vậy, cô cần phải biết duy trì không khí vui chơi cho trẻ. Nếu biến trò chơi XD thành một việc
làm nghiêm túc thì ko còn là chơi nữa.
Muốn vậy: Cô cần tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tự do thoải mái (tuy vẫn theo ý đồ
XD). Trước hết cô cần lôi cuốn trẻ tự nguyện đến với trò chơi XD bằng sức hấp dẫn của chính
trò chơi này.
- Cần phát huy tính tự lực và sáng kiến của trẻ. Trò chơi XD vừa là hoạt động mang tính nghệ
thuật vừa là HĐ mang tính kỹ thuật, nó đòi hỏi tính tự lực cao và nhiều sáng kiến.
+ Cô cần phát huy tính tự lực và sáng kiến của trẻ (từ việc hình thành ý đồ XD, lên kế hoạch
XD, tìm vật liệu..). Đặc biệt cần phát huy sáng kiến của trẻ trong việc giải quyết những khó
khăn gặp phải khi chơi (như chưa hình thành được ý đồ XD một cách rõ ràng, lúng túng khi
lên kế hoạch XD, tìm vật liệu phù hợp) .
+ Cô khuyến khích trẻ suy nghĩ tự tìm cách giải quyết và khen ngợi kịp thời những trẻ có sáng
kiến.
- Mở rộng hiểu biết và làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ về thế giới xung quanh, đặc biệt là
những công trình xây dựng.
17


- Hướng dẫn trẻ phối hợp với nhau trong khi chơi để tạo thành một sản phẩm xây dựng hoàn
chỉnh, phù hợp với hiện thực.
3.2. Hướng dẫn trò chơi xây dựng cho trẻ mẫu giáo theo độ tuổi
3.2.1. Đối với trẻ MG bé
Đặc điểm:
- Chủ đề XD còn mờ nhạt, đơn giản, chưa ổn định, xoay quanh mấy đối tượng quen thuộc:
Xây cái bàn, cái ghế, ao cá, ngôi nhà.

+ phần lớn ý đồ XD hình thành sau khi tiếp xúc, thao tác với vật liệu XD. Nhiều trẻ bắt tay
vào XD lung tung sau đó mới nảy sinh ý đồ XD, nhưng ý đồ ko ổn định như đang xây nhà lại
thay đổi sang xây công viên, một lúc lại chuyển sang lắp ráp ô tô…
- Sản phẩm XD đôi khi chưa hợp lý (cấu trúc công trình còn ngây ngô, chưa hợp lý) VD khi
XD ao cá, cháu đặt con cá ở vị trí trung tâm rồi lấy sỏi đá xây xung quanh làm bờ ao. Bờ ao bó
sát đầu và đuôi cá chẳng khác nào cá đang nằm trên đĩa. Hay một số trẻ khác lại xây xong ao,
rồi xếp cá vào trong thành một hàng thẳng, như là xếp hàng tập thể dục buổi sáng vậy.
- Mối liên kết giữa các bạn cùng chơi chưa hình thành. Đầu tuổi trẻ bé vẫn chơi một mình, bên
cạnh bạn. Mỗi trẻ chơi một chủ đề đơn lẻ ( theo ý thích của trẻ). Dần dần được sự hướng dẫn,
gợi ý của cô, kỹ năng chơi của trẻ tốt hơn (sản phẩm XD hợp lý hơn). Đến cuối tuổi MG bé,
bắt đầu xuất hiện chơi với bạn, biết phối hợp các công trình đơn lẻ thành chủ đề nhỏ (như xây
nhà cho Thỏ bao gồm nhà, hàng rào, bồn hoa, đường đi…)
b) Cách hướng dẫn:
- Căn cứ vào chủ đề, sự phân phối thời gian và yêu cầu của chủ đề, cô giáo chuẩn bị đồ chơi,
vật liệu xây dựng đầy đủ phù hợp với chủ đề và sắp xếp, bố trí tạo ra môi trường hấp dẫn để
thu hút trẻ tham gia vào trò chơi XD theo chủ đề đó. chẳng hạn: CĐ "ngôi nhà của bé" thì phải
có đồ chơi, vật liệu xây dựng nhà là các khối vuông, chữ nhật, khối chóp…để xây nhà, xếp
gường ngủ.
- Khi hướng dẫn trẻ chơi cô cần:
+ Gây hứng thú cho trẻ tới chủ đề XD (phù hợp với chủ đề GD của tuần, tháng) và làm nảy
sinh ý đồ XD thông qua câu chuyện kể dẫn dắt trẻ vào chủ đề XD. cho VD. (như hôm nay Thỏ
nâu đến chơi với nhóm mình, các con xây nhà cho Thỏ Nâu nhé!..) Hoặc gợi cho trẻ nhớ lại
những công trình mà trẻ đã thấy khi đi tham quan.
+ Cô hướng dẫn (giúp ) trẻ hình thành biểu tượng về công trình sẽ xây dựng thông qua trò
chuyện gợi mở hoặc cho trẻ quan sát từng bộ phận và mối quan hệ không gian giữa chúng (qua
tranh vẽ, mô hình hoặc công trình thực tế ).
+ Sau đó cô cùng chưi với trẻ, giúp trẻ làm quen với vật liệu XD (tên gọi, đặc điểm, màu sắc,
hình dạng, kích thước, công dụng của chúng…) để trẻ quan sát và bắt chước các thao tác của
cô với vật liệu XD; đồng thời dạy trẻ các kĩ năng XD cơ bản như: biết lựa chọn vật liệu phù
hợp khi xây nhà, xây hàng rào, xây đường đi…Chẳng hạn, muốn xây nhà phải chọn khối gỗ

hình chữ nhật đặt làm tường, sau đó khối gỗ hình tam giác xếp chồng lên làm mái nhà, rồi xây
đường vào, tường bao quanh.
+ Khi trẻ đã có kĩ năng chơi, cô gợi ý để trẻ sử dụng đồ chơi, vật liệu XD khác nhau để xếp
thành các sản phẩm đơn giản, gần gũi với trẻ: cái bàn, cái ghế, ngôi nhà… Sau đó, hướng dẫn
trẻ hợp tác với nhau, liên kết các công trình đơn lẻ thành một chủ đề như Xây nhà cho Thỏ,
xây công viên cho búp bê chơi. Bắt đầu có sự phân công mỗi người mỗi việc, mới đầu tuy có
chuệnh choạc, ko ăn nhập với nhau, nhưng nếu được sự hướng dẫn của cô, thì sự phối hợp ấy
sẽ trở nên nhịp nhàng hơn. Lúc này trẻ mới nhận ra được chơi trong nhóm bạn bè rất thú vị.
+ Cô còn động viên kịp thời khi trẻ biết sử dụng đồ chơi- vật liệu xây dựng để tạo ra công
trình hợp lý nhằm tạo hứng thú chơi ở trẻ. Đồng thời cô cũng cần giúp đỡ những trẻ chưa có kĩ
năng chơi, chưa biết sử dụng vật liệu xây dựng. Ngoài ra cô còn có thể lôi cuốn trẻ khác
"chiêm ngưỡng" công trình của bạn (VD bác Minh Tú xem này! Cái nhà bác Bảo Khanh xây
18


có đẹp không!) Hoặc mời các bạn ở các góc khác đến "tham quan" các "công trình" ở góc xây
dựng.
- Kết thúc chơi: Cô khích lệ trẻ cất dọn đồ chơi, vật liệu XD vào nơi quy định và nhẹ nhàng
chuyển hứng thú của trẻ sang hoạt động khác.
3.2.2.. hướng dẫn trò chơi xây dựng ở trẻ mẫu giáo nhỡ
a) Đặc điểm:
- Khác với trẻ MG bé chỉ mới chú ý đến quá trình chơi, trẻ MG Nhỡ lại chú ý nhiều hơn đến
sản phẩm xây dựng của mình, trẻ biết nhận xét công trình XD đã được chưa, có giống thật
không, vì thế cái thúc đẩy trẻ chơi ko chỉ hành động chơi mà sản phẩm chơi sao cho đẹp, sao
cho như thật.
- Trẻ đã nắm được một số kĩ năng xây dựng cơ bản như xây đường thẳng, đường cong, bậc
thang, và sắp xếp các bộ phận thành một công trình hợp lý. Như trẻ đã biết xây một ngôi nhà
hợp lý có mái ngói, có cửa ra vào, có cửa sổ, đường vào..
- Chủ đề chơi mở rộng, ổn định hơn ( xây trường MN, xây công viên, xây lăng Bác..)với nhiều
chi tiết (bộ phận) phong phú phức tạp hơn ( như trường MN ko chỉ có khu lớp học, hàng rào,

cổng ra vào mà còn có sân chơi ngoài trời, vườn hoa, ao cá…)
- Trẻ biết phối hợp cùng chơi với bạn, trò chơi mang tính chất tập thể (theo nhóm) rõ rệt, biết
cùng nhau xây dựng một công trình chung (người thì xây nhà, người thì xây bồn hoa, người
khác xây hàng rào…)
b) Hướng dẫn trẻ MG nhỡ chơi XD
- Cô cần chuẩn bị chu đáo đồ chơi, vật liệu xây dựng, sắp xếp, bố trí hấp dẫn để thu hút trẻ
tham gia vào trò chơi XD theo chủ đề giao dục được phân phối trong chương trình. Điều quan
trọng là phải làm phong phú, đa dạng đồ chơi, vật liệu XD để trẻ mở rộng chủ đề, nội dung
chơi.
+ Cô cần xác định trước đây trẻ đã chơi gì, chơi như thế nào, bây giờ trẻ cần chơi gì, chơi như
thế nào để trẻ ko bị nhàm chán và phù hợp với khả năng của trẻ.
Khi hướng dẫn trẻ chơi cô cần:
+ Khéo léo giới thiệu chủ đề chơi (thông qua tình huống, câu hỏi, trò chuyện..) và gợi cho trẻ
xác định ý tưởng xây dựng, lựa chọn đồ chơi, vật liệu XD phù hợp để thực hiện ý định XD của
mình, để trẻ tự bàn bạc với nhau về kế hoạch XD. VD Xây trường MN gồm có bộ phận nào,
phòng học, hội trường, nhà bếp, tường bao quanh, cổng, sân chơi, vườn trường… và phân
công công việc trong nhóm. Tất cả các khâu trên, cần tạo ĐK để trẻ tự lập, chủ động, cô chỉ
gợi ý, hướng dẫn để trẻ chơi tốt hơn, ko áp đặt trẻ chơi theo ý mình.
+ Khi trẻ bắt tay vào công việc, cô theo dõi quá trình chơi của trẻ và gợi ý phù hợp, giúp trẻ sử
dụng các vật liệu phong phú để tạo ra công trình nhiều kiểu (mái nhọn, mái vòm, mái bằng,
nhiều tầng…); củng cố phát triển kĩ năng XD cho trẻ (xây uốn cong, gấp khúc, bậc thang…);
Qua đó trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ sẽ được phát triển, hứng thú chơi trở nên bền vững.
+ Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ cách bố cục công trình sao cho hợp lý, sao cho hài hòa, đẹp mắt dựa
trên những ấn tượng, những trải nghiệm của trẻ về chủ đề.
Muốn vậy, mỗi trẻ phải tự bố trí bố cục công trình của mình theo sự phân công của nhóm sao
cho đẹp, hợp lí, đồng thời trẻ phải phối hợp cùng nhau tạo ra bố cục hợp lí theo công trình lớn.
VD khi xây dựng trường MN, các cháu phải thỏa thuận với nhau về bố cục chung: Cổng xây
chỗ nào, khu lớp học xây chỗ nào, rồi phân công ai xây khu lớp học, ai xây khu vui chơi ngoài
trời…
+ Khi trò chơi đã trở nên quen thuộc, cô gợi ý, hướng dẫn trẻ mở rộng chủ đề XD (như công

trình có nhiều bộ phận, chi tiết hơn, mang tính tổng hợp hơn.
+ Cô cần động viên kịp thời sản phẩm XD đẹp, hợp lí của trẻ. Đồng thời, gợi mở hướng dẫn
trẻ điều chỉnh công trình sao cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp với hiện thực hơn.
19


+ Cô gợi ý sử dụng sản phẩm công trình XD vào các trò chơi khác. VD sau khi xây xong công
viên, nhóm Xd tổ chức văn nghệ "khánh thành" hay mời các cháu ở trường MN (góc đóng vai)
đến tham quan, dạo mát công viên.
- Kết thúc chơi: Cô khích lệ trẻ cất dọn đồ chơi, vật liệu XD vào nơi quy định và nhẹ nhàng
chuyển hứng thú của trẻ sang hoạt động khác.
2.2.3. hướng dẫn trò chơi XD cho trẻ MG lớn
a) Đặc điểm:
- Chủ đề XD của trẻ ngày càng mở rộng do vốn sống của trẻ ngày càng phong phú. Trẻ thường
xây các công trình phức tạp từ trí tưởng tượng sáng tạo của mình. Trẻ XD công viên ngoài
những bộ phận chi tiết như trẻ MG nhỡ: cổng, hàng rào, vườn rau, ao cá. Trẻ MG lớn còn xây
dựng cả "cổng phụ", "quầy bán vé ra vào".
- Công trình của trẻ thường có bố cục hợp lý, hài hòa, sáng tạo hơn, màu sắc đẹp, hấp dẫn hơn
vì nhờ kĩ năng chơi của trẻ đã thành thạo.
- Khả năng hợp tác- phối hợp trong khi chơi của trẻ ngày càng tốt hơn. Trẻ tự bàn bạc với nhau
về ý đồ XD, tự lựa chọn vật liệu, tự phân công công việc cho nhau, tự điều khiển trò chơi của
mình. Vai trò người thủ lĩnh- chỉ huy công trình ngày càng thể hiện rõ. Người thủ lĩnh quán
xuyến, đôn đốc các đội XD hoàn thành công trình. Góc chơi XD trở nên sôi động ko khác nào
công trường đang thi công.
- Trẻ không chỉ biết đánh giá nhận xét công trình của bản thân mà còn biết đánh giá nhận xét
công trình của bạn, của cả nhóm.
+Khi công trình hoàn thành trẻ MG lớn thường chủ động trong việc sử dụng công trình để chơi
một trò chơi khác như tổ chức tham quan du lịch công viên, tổ chức văn nghệ làm lễ khánh
thành…
b) Hướng dẫn trẻ MG lớn chơi XD

- Cô chuẩn bị đầy đủ đồ chơi, vật liệu xây dựng phù hợp với yêu cầu của lứa tuổi và chủ đề
giáo dục.
- Khi hướng dẫn chơi cần:
+ tạo điều kiện để trẻ xác định ý tưởng XD, tự bàn bạc với nhau về kế hoạch XD, tự chọn đồ
chơi, vật liệu XD và tự phân công công việc, tự điều khiển trò chơi.
+ Cô đóng vai trò là quan sát viên, cố vấn để theo dõi tiến trình chơi của trẻ. Cô nắm được ý
tưởng chơi của trẻ từ đó tìm cách tác động nhằm phát uy tính tự lực, sáng tạo của trẻ, duy trì
hứng thú chơi, phát triển ý đồ chơi.
Cô gợi ý để trẻ bố cục công viên sao cho đẹp hơn, sự phối hợp giữa các đội XD sao cho nhịp
nhàng, lựa chọn đồ chơi, vật liệu XD sao cho hợp lý, phù hợp với hiện thực của cuộc sống.
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng chơi cơ bản: XD đường thẳng, đường vòng, đường gấp khúc, bậc
thang, phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát
trong quá trình XD ý tưởng chơi, bố cục các bộ phận và thực hiện các hành động chơi.
+ Cô động viên khen gợi kịp thời những sản phẩm XD đẹp, hợp lí; Hướng dẫn trẻ sửa sang lại
công trình sao cho đẹp hơn, hợp lí hơn. Đồng thời cô hướng dẫn trẻ nhận xét, đánh giá công
trình của bản thân, của bạn, của cả nhóm.
+ Khích lệ trẻ sử dụng công trình vừa xây dựng vào trò chơi ĐVTCĐ.
- Kết thúc chơi, cô nhận xét công trình của trẻ, động viên, khen ngợi và khích lệ trẻ cất dọn đồ
chơi, vật liệu XD gọn gàng, ngăn nắp vào nơi quy định và nhẹ nhàng chuyển hứng thú của trẻ
sang hoạt động khác.
3. TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH
3.1. Khái niệm và ý nghĩa của trò chơi đóng kịch đối với trẻ MN
3.1.1. Khái niệm.

20


Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học ( truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần
thoại..) nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc cuả mình trẻ tái tạo lại tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn học.

Để tham gia vào trò chơi này thì trẻ phải cảm thụ được tác phẩm văn học, nắm được cốt
truyện, tính cách nhân vật. Trên cơ sở đó tái hiện lại tính cách nhân vật theo một kịch bản. Trò
chơi này phù hợp với lứa tuổi MG khi vốn sống, vốn ngôn ngữ của trẻ đã khá phát triển.
3.1.2. ý nghĩa của trò chơi đóng kịch đối với trẻ MN
- Trò chơi ĐK là một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học có
hiệu quả nhất.
+ Vì trẻ ko chỉ nghe đọc, nghe kể, phân tích về tác phẩm, về tính cách các nhân vật
trong tác phẩm mà còn được trải nghiệm, được hóa thân vào nhân vật, qua đó trẻ cảm nhận
một cách sâu sắc tác phẩm.
- Khi tham gia trò chơi ĐK, trẻ được nhập vai và trải nghiệm đời sống tình cảm của các
vai, giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mĩ. Từ đó bồi dưỡng tình cảm hướng thiện, yêu cái thiện,
khinh ghét cái ác và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
- Khi chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách của nhân vật bằng lời nói, cử chỉ, điệu
bộ…qua đó ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ nói riêng được phát triển; hình
thành ở trẻ tâm hồn nghệ sĩ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ.
- Suốt trong quá trình chơi, đòi hỏi trẻ phải huy động tất cả các chức năng TL như ngôn
ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy, xúc cảm… để thể hiện tính cách nhân vật, do vậy mà các
chức năng TL đó phát triển.
3.2. Đặc điểm của trò chơi đóng kịch
- Là loại trò chơi có chủ đề, vai chơi, nội dung chơi nhưng được xác định trước trong tác phẩm
văn học (không phải do trẻ tự nghĩ ra).
- Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện ở cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời nói làm nổi bật tính cách
nhân vật của tác phẩm văn học chứ ko làm sai lệch tính cách nhân vật ( nhân vật tốt, đáng yêu
thì trở nên đáng yêu hơn, nhận vật xấu, đáng ghét thì trở nên xấu xa, đáng ghét hơn).
- Là loại trò chơi mang tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật và tính chất chơi là hai yếu tố kết hợp
chặt chẽ với nhau trong nội dung chơi cũng như quá trình tổ chức chơi.
+ yếu tố nghệ thuật thể hiện:
Trò chơi đóng kịch bao giờ cũng có kịch bản (kịch bản chuyển thể có hấp dẫn hay ko, có làm
nổi bật tính cách nhân vật hay k, có phù hợp với khả năng của trẻ hay ko..). Vì vậy việc chuẩn
bị kịch bản có ý nghĩa quan trọng khi tổ chức trò chơi đóng kịch.

Nhân vật trong trò chơi đóng kịch có thể là người, có thể là con vật, cảnh vật được nhân cách
hóa với những phẩm chất, tính cách nổi bật như hiền hay ác, nhanh hay chậm, dũng cảm hay
nhút nhát… Để làm nổi bất tính cách nhân vật trẻ phải sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt nhằm hóa thân vào nhân vật để truyền cảm tới khán giả, gợi nên ở khán giả những suy
nghĩ, thái độ phù hợp.
Việc nhập vai trong trò chơi đóng kịch ko diễn ra một cách tự nhiên mà phải tuân thủ một kịch
bản văn học nhất định. Vì thế để nhập được vai trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ
thuật: tập tành trước khi biểu diễn giống như một nghệ sĩ.
Ngoài những nhân vật theo nội dung tác phẩm văn học, trò chơi ĐK còn có nhân vật người
dẫn chuyện, có thể là một cá nhân hay một nhóm, có thể xuất hiện hoặc ko xuất hiện trên sân
khấu, nhưng luôn có chức năng xâu chuỗi các sự kiện, làm cho câu chuyện có đầu, có cuối
diễn biến mạch lạc, trở nên dễ hiểu đối với trẻ.
Nghệ thuật trong nội dung trò chơi còn thể hiện ở tính tổng hợp của nội dung kịch bản. Bởi
kịch bản cần có thêm những hỗ trợ bằng điệu múa, lời ca tiếng hát phụ họa cho tính cách các
nhân vật; hóa trang, đạo cụ, sân khấu phù hợp với nhân vật, với chủ đề chơi làm tăng thêm sức
hấp dẫn của vở kịch.
21


+ yếu tố chơi được thể hiện:
Lời nói,cử chỉ, điệu bộ của nhân vật; trang phục, hóa trang, sân khấu, lời hát, điệu múa đều
mang tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý tuổi thơ.
Trẻ tham gia trò chơi một cách tự nguyện, thoải mái do sức hấp dẫn của chính trò chơi (được
đóng vai này, vai kia..) chứ ko phải do bị áp đặt. Trong thực tế trẻ thích đóng nhân vật giỏi
giang, tốt bụng chứ ko muốn đóng vai xấu xí, độc ác, kém cỏi. Do vậy cô giáo cần động viên
khích lệ trẻ ko chỉ đóng vai tốt, việc tốt mà còn đóng cả vai xấu xí, độc ác nữa thì mới vui.
Nhưng dù sao cô cũng ko được gượng ép trẻ. Trong nhiều trường hợp cô cần nhận vai mà trẻ
ko thích để cùng trẻ thể hiện đúng yêu cầu của kịch bản. Khi tham gia những vai như vậy cô
cần thể hiện sao cho thật ấn tượng, thật vui để khích lệ trẻ tự nguyện nhận vai đó cho lần chơi
sau.

Trò chơi Đk của trẻ MG chỉ là mô phỏng lại nghệ thuật kịch chứ ko phải là đóng kịch thực sự.
Do vậy, trong trò chơi này cả diễn viên và khán giả đều thuộc lời nói, hành động của các nhân
vật và có thể hoán đổi vị trí cho nhau (giữa khán giả và diễn viên)
3.3. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch
3.3.1. Chuẩn bị
Về kịch bản: Cần lựa chọn tác phẩm có nội dung rõ ràng để biên soạn hay chuyển thể thành
những kịch bản ngắn, có cốt truyện phát triển mạch lạc, với những nhân vật giàu màu sắc thẫm
mĩ về tính cách hành động và ngôn ngữ.
- Đối với tác phẩm dài cần lược bỏ những gì ko cần thiết hoặc chỉ chọn lựa những trích đoạn
có ý nghĩa nhất chuyển thể thành kịch bản cho trẻ tập đóng vai.
. Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và kịch bản
- Kể hoặc đọc cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm VH bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm (có thể
nhiều lần).
- Trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học, gợi mở giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm: nhớ cốt
truyện, tên nhân vật, nhớ hành động của nhân vật, nhận ra tính cách của nhân vật, biết đánh giá
hành động của nhân vật (ở mức tốt, xấu, đúng, sai..).
- Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ phân biệt được sắc thái giọng điệu, lời nói của các nhân
vật khác nhau, qua đó mà khắc họa rõ thêm tính cách của nhân vật.
Bên cạnh đó còn chọn các bài hát, dựng các điệu múa cho phù hợp với kịch bản
. Phân vai và luyện tập đóng vai
- Phân vai cho từng trẻ (có thể cho nhiều trẻ đóng cùng một vai, số lượng tùy thuộc vào số trẻ
trong nhóm), cô trò chuyện với trẻ giúp trẻ hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng.
- Giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ ( theo kịch bản). Trước hết cần nhắc lại cho trẻ nghe toàn bộ kịch
bản, sau đó hướng dẫn riêng cho mỗi trẻ trong nhóm (một lớp có thể chia nhiều nhóm, mỗi
nhóm gồm có đủ các vai của nhân vật trong kịch bản) về lời nói, cử chỉ, điệu bộ của vai mình
đóng, nên luân chuyển vai đóng cho trẻ.
- Lần lượt cho từng nhóm tập kết hợp lời nói và cử chỉ điệu bộ của vai mình đóng với những
vai khác. Khi trẻ tập nhập vai thì cô giáo vừa là người "nhắc", vừa là người dẫn chuyện, vừa là
người đạo diễn.
. Sân khấu, đạo cụ, hóa trang

- Sân khấu có thể thiết kế bằng nhiều kiểu:
+ Sân khấu đơn giản: Gồm một màn kéo căng trên một đoạn dây cao 1,5- 2m; ngang 3m, sâu
3m.
+ sân khấu phức tạp: Được thiết kế giống như một nhà hát thu nhỏ, gồm 3 mặt giáp (hai cánh
gà là hai bên, một phần ở giữa là mặt chính của sân khấu).
- Vật liệu dựng sân khấu có thể bằng gỗ, cót, bìa, vải, giấy..trong sân khấu có một số cảnh trí
cần thiết như núi rừng, hoa lá, cỏ cây, tùy theo yêu cầu của kịch bản.
22


- Đạo cụ là những đồ vật dùng để chỉ rõ một không gian nhất định mà truyện kịch xảy ra, như
giường, ghế, bàn, tủ của một căn nhà hoặc những đồ dùng mà nhân vật cần đến như cốc, chén,
sách vở. Những cái đó cần có nhằm tạo cho trẻ những phương tiện cần thiết để thực hiện một
cách tự nhiên các nhân vật như những con người trong cuộc sống.
- Hóa trang: Phụ thuộc vào nhân vật trong kịch bản, dựa vào tính cách nhân vật mà có cách
hóa trang nhằm nhấn mạnh những nét điển hình của tính cách nhân vật
+ Hóa trang trên mặt: Tùy theo tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tính cách của từng nhân vật mà
hóa trang trên mặt cho trẻ những nét dáng phù hợp với nhân vật mà trẻ đóng.
Lưu ý dù trẻ đóng vai nào khi hóa trang trên mặt vẫn phải giữ cho trẻ nét hồn nhiên, ngây thơ
nên người ta đã sử dụng mặt nạ và các mũ hóa trang đặc biệt, những vai công chúa, bà tiên,
ông bụt hay vai chó, thỏ, mèo, cáo…
+ hóa trang quần áo (trang phục): Ngoài việc cải tiến quần áo trẻ mặc hàng ngày cho thích hợp
với vai diễn có thể sắm thêm một số áo choàng, đai lưng để mặc khi đóng vai vua, hoàng tử
hoặc quần áo theo kiểu người xưa như áo tứ thân, váy, các dải thắt lưng nhiều màu sắc, ngoài
ra còn sắm thêm các kiểu quần áo dân tộc ít người (Mường, Mán, Thái, Tày, Nùng, Mông..)
Việc tạo dáng cho trẻ ở các vai đóng cần phải có tính thẫm mĩ, và phải phù hợp với hoàn cảnh
và truyện kịch diễn ra (đời xưa, hay nay, miền ngược, hay miền xuôi, thành phần nghề nghiệp)
3. 3.2. Tổ chức buổi diễn
Tổ chức buổi diễn là một khâu quan trọng của trò chơi đóng kịch. Đây là kết quả của một quá
trình luyện tập, chuẩn bị. Tổ chức buổi diễn thực chất là tổ chức cuộc chơi cho trẻ, nhưng cuộc

chơi này lại mang tính chất nghệ thuật, nên cần phải tổ chức chu đáo, cẩn thận.
Tổ chức buổi diễn là tạo dựng một mảng cuộc sống trong sinh hoạt văn hóa, đó là xem kịch và
diễn kịch. Đây cũng là mô phỏng cuộc sống người lớn vào trò chơi chứ ko phải là diễn kịch
thực sự, vì thế tổ chức diễn kịch gồm nhiều mặt cho tất cả mọi trẻ đều tham gia.
. Tổ chức sân khấu và phòng xem biểu diễn
Buổi diễn vừa là một buổi chơi, vừa là một buổi sinh hoạt văn hóa đặc biệt của trẻ. Do đó cần
phải tổ chức một không gian hợp lý, thuận lợi cho người diễn lẫn người xem, bao gồm cả việc
thiết kế sân khấu, lẫn việc sắp xếp chỗ ngồi. Việc này chủ yếu người lớn làm, có thể thêm một
số cháu khỏe mạnh cùng tham gia.
Chọn nhóm biểu diễn của đoàn kịch
Buổi đầu thường chọn các cháu đóng vai đạt nhất, sau đó cần luân phiên các nhóm khác vào
các buổi tiếp theo. Có thể đặt tên cho đoàn kịch để gây hào hứng cho trẻ hơn như "Đoàn kịch
Hoa Sen"…Cần phải chọn người giới thiệu- thường là người dẫn chuyện (cô hay trẻ)
Phân công thành phần còn lại theo chức năng
- Trang trí sân khấu.
- Sắp xếp ghế cho khán giả ngồi.
- Bán vé và kiểm soát vé.
- Giữ trật tự và hướng dẫn người xem ngồi đúng chỗ.
- Thành phần đông đảo nhất là người xem. Các cháu có thể đóng vai mẹ dẫn con đi xem.
Người xem phải làm đúng một số thủ tục như mua vé, đưa cho người soát vé, theo người
hướng dẫn ngồi đúng chỗ, trong khi xem ko được nói chuyện ồn ào.
Tổ chức giao lưu giữa người diễn và người xem
Xem kịch là một hoạt động văn hóa. Kết quả buổi biểu diễn tốt hay ko là tùy thuộc về hai phía:
Sự cố gắng của diễn viên trong vai diễn và sự hưởng ứng của người xem bằng những lời tán
thưởng, khen ngợi; bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt hay những đóa hoa trao tặng cho diễn
viên. Vì vậy cần GD cho trẻ thái độ trân trọng đối với người diễn và vở diễn. Hơn nữa còn cần
tạo ra một mối giao lưu nồng thắm giữa người diễn và người xem. Đôi khi người xem còn hát
múa cùng người diễn làm cho không khí kịch trở nên sôi động. Nhờ đó thu hẹp khoảng cách
giữa người diễn và người xem, tạo sự đồng cảm giữa hai bên. Trẻ thêm hào hứng và sự tiếp
23



nhận tác phẩm văn học cũng được nâng lên. Như vậy, qua trò chơi đóng kịch trẻ ko chỉ học
được cách đóng kịch mà còn học được cách xem kịch như thế nào cho có văn hóa.
3.4. Hướng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ MG
3.4.1. Những yêu cầu chung
- Dựa vào chủ đề GD cô lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với khả năng của trẻ. Đó là
những tác phẩm hấp dẫn dễ chuyển thể thành kịch bản ( MG bé tác phẩm nội dung đơn giản, ít
nhân vật; MG nhỡ và lớn thì chọn những tác phẩm có nội dung phong phú hơn, nhiều nhân vật
hơn)
- Tổ chức trò chơi ĐK theo các bước như đã trình bày trên.
- Trò chơi Đk chỉ tổ chức sau khi trẻ đã làm quen với tác phẩm văn học.
3.4.2. Hướng dẫn trò chơi đóng kịch theo các độ tuổi
a) Đối với trẻ MG bé
Cô tham gia chơi cùng trẻ, thường là cô đóng vai người dẫn truyện giúp trẻ nhận vai và
thể hiện vai đúng như sự mô tả trong tác phẩm. Nếu trong quá trình chơi, hành động nào mà
trẻ thể hiện chưa đạt thì cô có thể làm mẫu cho trẻ xem.
Cô chọn những tác phẩm văn học phù hợp với sở thích và kinh nghiệm của trẻ. Cô
chuẩn bị quần áo hóa trang phù hợp với nhân vật trong tác phẩm.
Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
b) Đối với trẻ MG Nhỡ
Đối với lứa tuổi này trẻ có thẻ tự đóng kịch theo những truyện trẻ đã thuộc. Hình tượng
nhân vật trong truyện trẻ đóng được mở rộng hơn, có tính cách phức tạp hơn.
Cô đóng vai trò khán giả theo dõi trẻ chơi, khi cần cô có thể góp ý, nhất là cách thể
hiện hình tượng nhân vật qua cử chỉ, điệu bộ, lời nói cho phù hợp.
Nếu trẻ chưa thể hiện được cô có thể gợi ý bằng lời hoặc làm mẫu cho trẻ xem. Cô chú
ý luôn đổi vai chơi cho trẻ.
Cô hướng dẫn giúp trẻ đóng vai người dẫn truyện để tổ chức giờ chơi.
Cô chuẩn bị đầy đủ trang phục hóa trang phù hợp với các nhân vật trẻ đóng. Nếu những
tác phẩm cần dàn dựng sân khấu, cô phải dựng sân khấu trước.

Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ để kịp thời sửa sai hoặc khen ngợi, giúp trẻ biết cách
chơi.
c) Đối với trẻ MG Lớn
Trẻ lứa tuổi này tham gia tích cực vào trò chơi đóng kịch.
- Trẻ tự tổ chức trò chơi, trẻ vừa là người điều khiển, vừa là khán giả trong buổi chơi.
- Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ chọn chủ đề, phân vai, nhớ lại nọi
dung tác phẩm.
- Cô chỉ đóng vai cố vấn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Đối với lứa tuổi này trò chơi ĐK có thể trở thành chủ đề lớn, trung tâm của trò chơi
đóng vai theo chủ đề (Vd chủ đề "nhà hát").
*Thực hành: hướng dẫn trò chơi đóng kịch cho trẻ ở trường MN
4. TRÒ CHƠI HỌC TẬP
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ MN
4.1.1. Khái niệm
Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại
trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học
tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được phát triển.
4.1.2. ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ MN
Trò chơi HT là phương tiện, con đường cơ bản quan trọng nhất để phát triển trí tuệ cho trẻ
MN.
24


+ Vì nó phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ MN trong việc rèn luyện sự nhạy bén
của các giác quan, sự khéo léo linh hoạt trong hành động và phát triển óc quan sát, khả năng
định hướng trong không gian, thời gian. Vd khi tổ chức các trò chơi: "Con gì biến mất", "Tai
ai thính", "Chiếc túi kỳ lạ"…Không chỉ rèn luyện sự tinh nhạy của các giác quan mà còn phát
triển óc quan sát, khả năng định hướng khôn gian cho trẻ.
+ Là phương tiện, là con đường cung cấp biểu tượng mới, tri thức mới, củng cố những
biểu tượng, tri thức đã có cho trẻ.

+ Về phương diện tư duy: Trò chơi HT là phương tiện để rèn luyện các thao tác tư duy
cho trẻ. VD qua trò chơi lô tô rèn luyện cho trẻ phân loại con giống, cây, quả, đồ dùng theo
một dấu hiệu nào đó. Chẳng hạn số chân con vật, cây lấy gỗ hay cây cảnh, màu sắc, mùi vị của
quả hay chức năng của đồ dùng.
Qua trò chơi HT trẻ biết nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát các SVHT theo môt
vài dấu hiệu (bề ngoài).
+ Trò chơi HT cũng được xem là một phương tiện để PT trí tưởng tượng của trẻ, cũng
như các trò chơi khác trò chơi HT đòi hỏi trẻ phải sử dụng vốn sống, những biểu tượng đã có
vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi với các vật thể, đồ chơi như vật tượng trưng cho vật thật.
VD: một vòng tròn trên đất tượng trưng cho hồ nước, hay một miếng gỗ trẻ tưởng tượng ra
một ngôi nhà, một chiếc tàu thủy, một chiếc ô tô… qua đó trí tưởng của trẻ càng phát triển.
+ Trò chơi HT còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ, sự tập trung chú ý cho trẻ. VD
như trò chơi cánh cửa kỳ diệu
- Trò chơi HT là phương tiện GD một số phẩm chất đạo đức như tính thật thà, tính tự lập, tính
tích cực, tính tổ chức cho trẻ (qua việc thực hiện nội dung chơi, thao tác chơi theo luật).
- Trong một chừng mực nào đó trò chơi HT còn được xem là một hình thức tổ chức hoạt động
học tập cơ bản cho trẻ. Nghĩa là chúng ta có thể tổ chức một số tiết học dưới hình thức trò chơi
(khi đó nội dung HT được thể hiện trong nội dung, nhiệm vụ, chơi-> trẻ giải quyết được NV
chơi tức là đã giải quyết được NV học tập. Học thông qua chơi đã tránh được sự phổ thông
hóa trong việc tổ chức hoạt độngHT ở trường MN. Tuy nhiên, ko phải mọi giờ học đều có thể
tổ chức được dưới hình thức chơi.
4.2. Đặc điểm và phân loại trò chơi hoc tập.
4.2.1.Đặc điểm của trò chơi học tập
T/C HT là loại trò chơi mà nhiệm vụ trí dục được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ chơi vui
vẻ, thoải mái, nội dụng học tập được lồng ghép trong nội dung chơi; Động cơ HT hòa quyện
vào động cơ chơi.
Việc thực hiện thao tác chơi, hành động chơi chính là thực hiện các nhiệm vụ trí dục. Như vậy
giữa chơi và học có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Về phương diện kết quả thì đó là học.
Về phương diện hành động thì đó là chơi.

=> Học mà chơi, chơi mà học là phương thức HT độc đáo của trẻ lứa tuổi MN.
Trò chơi HT có cấu trúc rõ ràng gồm 3 thành phần: nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi.
Ba thành phần đó có MQH mật thiết với nhau. Nếu thiếu một trong ba thanh phần đó thì trò
chơi HT ko thể diễn ra.
- Nội dung chơi: Chứa đựng nhiệm vụ nhận thức như: phát triển một vài chức năng TL nào đó
của hoạt động trí tuệ ( Quan sát, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, chú ý) hay nhận thức một
điều gì mới mẻ, hoặc củng cố biểu tượng mà trẻ đã biết. VD trò chơi "Tai ai thính", rèn luyện
cho trẻ sự tâp trung chú ý, khả năng tri giác nghe; trò chơi " Chiếc túi kỳ lạ" rèn luyện khả
năng tri giác xúc giác, củng cố một số biểu tượng về con vật mà trẻ đã biết.
- Hành động chơi: Là hệ thống các thao tác, chủ yếu là thao tác trí óc nhằm thực hiện nhiệm vụ
nhận thức mà trò chơi đặt ra. Hệ thống thao tác trong hành động chơi là do nhiệm vụ chơi quy
25


×