Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

GIÁO DỤC XÚC CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.7 KB, 87 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới luôn tồn tại và vận động, phát triển theo một quy luật tuần hoàn
không ngừng nghỉ. Con người chính là một trong những nhân tố trong thế giới
luôn vận động ấy. Không chỉ trang bị đầy đủ về mặt thể lực, trong con người còn
tồn tại đời sống tinh thần vô cùng phong phú để vận động trong cuộc sống. Đời
sống tình cảm của con người rất đa dạng, đó là nhờ chúng ta sống trong xã hội,
trong những quan hệ giữa người với người thật thiên hình vạn trạng: đối với
người này thì yêu thương, đối với người kia thì ghét bỏ, đối với người nọ thì giận
hờn... Thái độ tình cảm đó bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài bằng những
cử chỉ, lời nói khiến người ngoài có thể nhận ra khi giao tiếp và để lại những
rung động tích cực hay tiêu cực cho cả đôi bên. Khi trẻ bước vào lứa tuổi mẫu
giáo, nhiều bậc phụ huynh than phiền những vấn đề liên quan đến xúc cảm của
trẻ như bướng bỉnh, nhút nhát, kém hòa đồng. Những vấn đề này ảnh hưởng lớn
đến khả năng giao tiếp xã hội và sự xuất hiện nhiều hành vi sai lệch của trẻ. Vì
vậy, làm sao để trẻ biết làm chủ xúc cảm, tinh tế nhận ra xúc cảm của người khác
để kịp thời điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân là điều vô cùng cần thiết.
Cho đến nay tồn tại nhiều học thuyết về xúc cảm. Nhưng có một nhận xét chung
cho tất cả các thuyết về xúc cảm là một sự kết hợp của kích thích, sự thể hiện của
khuôn mặt, hành vi, các sự kiện của môi trường, và sự diễn dịch của nhận thức.
Những thay đổi ở bất kỳ nhân tố nào trong số đó có thể sẽ thay đổi xúc cảm được
trải nghiệm.
Sự hình thành xúc cảm là một một điều kiện tất yếu của sự phát triển con
người như là một nhân cách. Xúc cảm có nhiều loại: xúc cảm đạo đức, xúc
cảm thẩm mỹ, xúc cảm trí tuệ... Một đặc trưng của xúc cảm là có tính đối cực:
1


yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng... Xúc cảm như
là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào
đó của hiện thực. Xúc cảm có đặc điểm là mang tính chất chủ quan.


Xúc cảm là cơ sở hình thành tình cảm, tình cảm là cốt lõi nhân cách con
người. Chúng ta thường nói phẩm chất đạo đức là mặt quan trọng nếu không
muốn nói là nền tảng của nhân cách. Trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức,
nhiều công cụ, kỹ thuật... do con người sáng tạo ra mang những chức năng “trí
tuệ nhân tạo”, nhưng các công cụ, kỹ thuật này không có xúc cảm (không biết
vui, buồn, tức giận, sợ hãi...) như con người. Do vậy, suy cho đến cùng, giáo dục
để hình thành xúc cảm, tình cảm cho trẻ chính là xây dựng nền tảng của đạo đức,
xây dựng tính người. Đó cũng là xây dựng nhân cách con người. Nếu không giáo
dục xúc cảm ngay từ thời thơ ấu thì quan hệ giao tiếp xã hội chỉ còn là lí trí, trí
tuệ, lạnh lùng mà thiếu đi cái nhân bản, lòng nhân ái, tính người.
Ở trường mầm non việc giáo dục xúc cảm được tiến hành dưới nhiều hình
thức khác nhau và lồng ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ như: hoạt động
học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá môi trường… Nhưng hoạt động
khám phá môi trường xung quanh có nhiều cơ hội tốt hơn cả để giáo dục xúc
cảm cho trẻ. Việc trẻ chơi đùa, trải nghiệm những hoạt động một cách thích thú
sẽ là cơ sở để trẻ học hỏi một cách tích cực. Đời sống tình cảm của trẻ cũng được
tạo nên từ những hành vi trong hoạt động đó. Trường mầm non là môi trường
trường học trẻ được tiếp xúc đầu tiên, việc hình thành những xúc cảm tích cực
cho trẻ, từ đó có những hành vi văn hóa đẹp ở trường mầm non là hết sức quan
trọng và cần thiết. Giáo dục trẻ hình thành và phát triển những xúc cảm thông
qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non, trẻ sẽ nhận
thức được mối tương quan giữa mình và con người cũng như môi trường. Một
2


mặt để trẻ thể hiện tình cảm của mình đến những người xung quanh bằng
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, mặt khác là để tiếp nhận đánh giá, tình
cảm của họ với chính bản thân mình. Từ đó giúp trẻ biết điều chỉnh xúc cảm cho
phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.
Xuất phát từ những căn cứ trên, đồng thời với mong muốn làm cho nguồn

tư liệu về việc hình thành xúc cảm cho trẻ tại trường mầm non trở nên đa dạng,
phong phú, đề tài: “GIÁO DỤC XÚC CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI
QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH” đã được
chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục xúc
cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung
quanh nhằm giúp trẻ tích lũy xúc cảm và hình thành tình cảm tích cực. Từ đó,
làm cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của trẻ với mọi người và môi trường
xung quanh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động
khám phá môi trường xung quanh.
4. Giả thuyết khoa học

3


Nếu phối hợp các biện pháp giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm xúc cảm
trong quá trình khám phá môi trường xung quanh một cách nhẹ nhàng, thoải mái
và hợp lý thì xúc cảm tích cực của trẻ sẽ được tích lũy tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài: “Giáo dục xúc
cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung
quanh”.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Thực nghiệm các biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu và hệ thống các tài liệu liên
quan đến việc hình thành xúc cảm tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt
động trải nghiệm ở trường mầm non.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát để điều tra hiệu quả việc hình thành tình cảm tích
cực cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, cách thức tổ chức giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5
tuổi ở trường mầm non đồng thời theo dõi quá trình khảo sát, thực nghiệm.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên để tìm hiểu những khó khăn, hạn chế mà giáo
viên gặp phải cũng như cách thức tổ chức việc hình thành xúc cảm tích cực cho
trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
4


Đàm thoại với trẻ để có những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ chức hoạt
động giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
6.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu ý kiến của giáo
viên về nội dung, hình thức, biện pháp và cách thức tổ chức quá trình giáo dục
xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung
quanh. Đồng thời tìm hiểu những hạn chế trong việc thực hiện quá trình giáo dục
này ở trường mầm non.
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong việc giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm kiểm nghiệm

tính khả thi của các biện pháp đã đề ra tại một số trường mầm non trên địa bàn
thành phố Nam Định.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Nhằm thu thập, xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu và tổng kết,
thống kê số liệu điều tra thực trạng.
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên
cứu ở một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu các loại xúc cảm thường gặp: vui, buồn, ngạc nhiên, tức
giận, sợ hãi cũng như cách thể hiện, nhận biết và điều khiển nó.
- Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Nghiên cứu và thực nghiệm trên trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở một số trường
mầm non thuộc địa bàn tỉnh Nam Định với chủ đề “Bản thân”.
5


8. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Làm rõ thực trạng việc giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường
mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
9. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận chung và kiến nghị sư phạm, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, phần Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5
tuổi.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Từ trước đến nay đã có các hướng nghiên cứu khác nhau về xúc cảm.
Trước tiên phải kể đến nghiên cứu của các nhà thần kinh học, sinh lý học như
Delgado, Ximonop, Đeglin... Trong đó, hai tác giả là Delgado và Ximonop đã
nghiên cứu về não và các cảm xúc, còn tác giả Đeglin đã chỉ ra vai trò khác nhau
trong những cảm xúc tích cực và tiêu cực của các vùng ưu thế và cận ưu thế của
các bán cầu não. Đây là những đóng góp quan trọng để phát triển ngành tâm lí
học giáo dục. Các kết luận này giúp chúng ta hiểu về tâm lí chung của con người
và tâm lí riêng của tuổi mẫu giáo. Ta thấy rằng cảm xúc ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển não bộ của trẻ nhỏ, càng nhỏ ảnh hưởng của cảm xúc lại càng quan
trọng. Nhưng có hai nguồn cảm xúc: tích và tiêu cực. Nó sẽ gây ra các hành
động, tư duy hoàn toàn khác nhau ở con người. Tuy vậy, các nghiên cứu này khá
chung chung, chưa đi vào lứa tuổi mẫu giáo. Ta có thể lấy đây là tiền đề nghiên
cứu chung để từ đó đi vào các khái niệm chính của đề tài
Các nhà phân tâm học, điển hình là Freud đã xem xét khái niệm cảm xúc,
động cơ của cảm xúc. Ông làm rõ nó qua các thuật ngữ đam mê, kết hợp tư duy
và xúc động. Kế tục ông là Rado, Schachtel. Còn một số tác giả hiện nay của
phân tâm học như Holt, Schaier đã sử dụng những khái niệm cảm xúc. Đặc biệt
là Dahl đã xây dựng lý luận phân tâm như là một lý luận giải thích các xúc cảm
với tư cách là những động cơ nền tảng của các quan hệ lẫn nhau giữa con người.
Rõ ràng, nghiên cứu về thế giới cảm xúc của con người rất thú vị, nó tạo nên

7


nhiều trường phái song phân tâm học gần gũi, biện chứng hơn. Các nhà khoa học
mà bắt đầu tiên phong là Freud đã đi sâu vào tiềm thức của con người, phát hiện
ra vai trò lớn của cảm xúc và cao hơn là nguyên nhân dẫn tới cảm xúc ấy. Thuyết
tính dục của Freud bị nghi hoặc một thời gian dài song rồi người ta cũng phải
công nhận nó khi có quá nhiều bằng chứng chứng minh điều đó. Freud và các
nhà khoa học đã nhận thấy rõ vai trò giới tính trong thể hiện cảm xúc. Có khi
cảm xúc còn đến từ tiềm thức xa xôi. Tuy nhiên, các công trình trên rõ ràng có
thiên lệch trong việc ưu ái hết cho các hành vi cảm xúc tự nhiên. Với các ông,
tình cảm là cái gốc quan trọng quyết định tất cả mối quan hệ giữa người với
người.
Nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học thực hành và tâm thần học đã
chứng minh một cách rõ ràng hiệu quả của liệu pháp tâm lý với một mức độ
đáng kể phụ thuộc vào năng lực của người thầy thuốc tâm thần ghi nhận được
những biểu hiện phi ngôn ngữ của các cảm xúc (Ekman, Friesen). Trong tác
phẩm của hai tác giả này đã nêu lên yêu cầu dạy các bác sĩ tâm thần “đọc” những
biểu hiện xúc cảm. Còn tác giả Singer đã đối chiếu các xúc động phân hóa với sự
tưởng tượng và với trò chơi tưởng tượng, ông đề xướng một phương pháp rất lý
thú để nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm của trẻ em trước tuổi học, ông và các
cộng sự đã xây dựng phương pháp đo thiên hướng về trò chơi, nội dung và
những xúc cảm khác nhau liên quan đến trò chơi tự phát và tưởng tượng, họ đã
xem xét những tưởng tượng và trò chơi tưởng tượng trong mối quan hệ với
những xúc cảm như hứng thú, vui mừng, căm giận, khổ đau, khiếp sợ, xấu hổ.
Ngoài ra, còn có nghiên cứu của các nhà tâm lý học xã hội (Ekman,
Mehrabian, Fxline, Argyle) đã nghiên cứu về sự biểu hiện cảm xúc và những
giao lưu phi ngôn ngữ, những giao lưu thường bao gồm cả giao lưu cảm xúc.
8



Đặc biệt nhóm nghiên cứu Ekman, Freisen và Tomkins đã xây dựng phương
pháp phân tích chi tiết sự biểu hiện của vẻ mặt [3]. Nghiên cứu này đi vào một
nội dung ít người để ý. Cảm xúc đôi khi không thể hiện ở lời nói mà còn là nét
mặt, ánh mắt, cử chỉ,…Nghiên cứu ấy giúp chúng ta hiểu thêm một phương tiện
tạo nên cảm xúc, từ đó ta có thể áp dụng trong việc dạy dỗ, giao tiếp với trẻ. Trẻ
nhỏ sẽ thích một nụ cười hiền dịu hơn một câu nói khen ngợi song với khuôn
mặt vô hồn.
Tác giả Carroll E.Izard đã cho ra đời cuốn sách rất có ý nghĩa về cảm xúc,
đó là cuốn “Những cảm xúc của người” [3]. Ông đã chỉ ra cảm xúc nền tảng là
một hiện tượng phức tạp bao gồm yếu tố sinh lý thần kinh, yếu tố vận động biểu
cảm nét mặt và sự thể nghiệm chủ quan. Ông cùng các tác giả khác đã chia phản
ứng hành vi xúc cảm thành 10 cảm xúc nền tảng, đồng thời ông còn chứng minh
vai trò đặc biệt của các tiếp xúc cảm xúc trong lứa tuổi thơ ấu về mặt phát triển
lĩnh vực xúc cảm cũng như toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ.
Bên cạnh đó, còn có tác giả Iacovson, Rubinstein đã nghiên cứu về xúc
cảm, tình cảm của con người và biện pháp giáo dục xúc cảm của học sinh trong
cuốn “Giáo dục và phát triển tình cảm” [15] và “Đời sống tình cảm của học
sinh”, “Giáo dục và sự phát triển tình cảm” [21]. Tác giả Daniel Goleman - nhà
tâm lý kiêm nhà báo Mỹ - trong cuốn “Trí tuệ xúc cảm – Làm thế nào để biến
những xúc cảm của mình thành trí tuệ”. Trong cuốn sách “Hãy lắng nghe và
hiểu con bạn” [1] , tác giả Adele Faber – Elaine Mazlish đã chỉ rõ xúc cảm là gì
và sự cần thiết phải giáo dục xúc cảm cho trẻ nhỏ trong nhà trường với những
nội dung cụ thể. Các tác giả đã chỉ rõ xúc cảm có ý nghĩa không kém trí tuệ của
con người, vì vậy giáo dục phải được trau dồi từ tuổi ấu thơ và nó cũng cần thiết
như giáo dục trí tuệ [4]. Các công trình nghiên cứu này đã gần hơn với việc giáo
9


dục trẻ song chưa đi sâu vào trẻ mầm non. Tuy vậy, nó có nội dung đáng quan

tâm là việc giáo dục cảm xúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đây là ý kiến hoàn
toàn xác đáng, có thể làm căn cứ lí luận cho đề tài.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trước đây hầu như khái niệm xúc cảm, tình cảm chỉ được các nhà tâm lý
học Việt Nam đề cập đến trong các giáo trình tâm lý học đại cương mà việc đi
sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này còn rất hạn chế. Những năm gần đây, người ta
đã quan tâm đến xúc cảm tình cảm, trí tuệ xúc cảm của con người, họ đã nhận
thấy được vị trí quan trọng của xúc cảm đối với cuộc sống và hoạt động của con
người.
Tác giả Phạm Thị Thanh nghiên cứu về xúc cảm trong luận án “Ảnh
hưởng của cảm xúc đến trí nhớ của học sinh trung học cơ sở”, tác giả Dương
Thị Hoàng Yến trong luận án “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội”,
luận văn “Tìm hiểu ảnh hưởng của trạng thái xúc cảm ở sinh viên đến chất
lượng ghi nhớ của họ” của tác giả Vương Thị Kim Oanh cũng đã đề cập đến một
số khái niệm xúc cảm, tình cảm và vai trò của xúc cảm đối với hoạt động của
con người, đặc biệt học sinh. Các tác giả khẳng định cảm xúc cũng là một loại trí
tuệ, nó có ảnh hưởng lớn tới trí nhớ. Càng có cảm xúc sâu về bài học, học sinh
càng nhớ lâu và càng yêu thích bài. Ngày nay, với yêu cầu sáng tạo trong làm
bài, học sinh có cảm xúc tốt có thể điểm số còn cao hơn học sinh giỏi tư duy
logic. Môn Ngữ văn là môn kiểm chứng điều này tốt nhất. Với sinh viên, cảm
xúc đã chuyển thành chỉ số EQ. Hiện giờ nhiều trường còn đào tạo cả chỉ số này
cho sinh viên, bởi theo thống kê số người có chỉ số EQ cao lại thường thành đạt
hơn IQ cao. Bên cạnh đó, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Dung “Bước
đầu tìm hiểu trí tuệ cảm xúc và thử đo đạc loại trí tuệ này của giáo viên tiểu
10


học” cũng đã ít nhiều nói lên bản chất, nguồn gốc và một số loại xúc cảm của
con người. Luận văn đi vào từng loại trí tuệ cảm xúc, chỉ ra cách xác định cảm
xúc của giáo viên. Với những đề xuất “đo lường” mà tác giả đề ra, ta khá bất ngờ

khi thấy rằng giáo viên lâu năm hay học sinh giỏi chưa chắc đã có trí tuệ cảm
xúc tốt. Nhưng may thay, loại trí tuệ này có thể rèn luyện được. Tóm lại, các
luận văn trên đã tạo nên phần cơ sở lí luận vững chắc về cảm xúc của học sinh,
tuy nhiên nó vẫn chưa đi vào cảm xúc của trẻ mẫu giáo.
Ngày nay trong xu thế hội nhập với thế giới và trong khu vực, các nhà
nghiên cứu về tâm lý – giáo dục trẻ em đã quan tâm nhiều hơn đến xúc cảm, tình
cảm và giáo dục xúc cảm tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non.
Tác giả Ngô Công Hoàn là người đã đi nghiên cứu sâu về vấn đề xúc cảm.
Trong đề tài “Những biểu hiện xúc cảm và những biện pháp giáo dục xúc cảm
cho trẻ từ 1 – 3 tuổi” [6], tác giả đã chỉ ra các biểu hiện xúc cảm của trẻ và xây
dựng một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ ở gia đình. Bên cạnh đó, trong
các tài liệu biên soạn của mình tác giả cũng đều đề cập đến vấn đề giáo dục xúc
cảm cho trẻ: giáo trình “Tâm lý học và giáo dục học” – Sách bồi dưỡng giáo
viên, hay cuốn “Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi
mầm non” [5]...Tác giả tỏ ra rất am hiểu trẻ mẫu giáo. Cuốn sách của ông ngoài
tham khảo tư liệu nước ngoài còn có phần lấy thực tế từ trẻ nhỏ Việt Nam. Biện
pháp đưa ra rất logic, rõ ràng. Tuy nhiên, nó chỉ khát quát. Riêng về biện pháp
cho trẻ khám phá môi trường xung quanh chỉ nói sơ lược, không phải biện pháp
trọng tâm.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn sách “Tâm lý học lứa tuổi mầm
non” và “Tâm lý học trẻ em mầm non – tập 2” [18] cũng đã chỉ ra vai trò của xúc
cảm, tình cảm, các biểu hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo. Đặc biệt, tác
11


giả cũng bước đầu chỉ ra rằng trong hoạt động vui chơi, trẻ bộc lộ tình cảm chân
thực nhất. Hoạt động vui chơi là một hình thức khám phá môi trường xung
quanh của trẻ, tuy vậy còn nhiều hình thức khác nữa: làm việc, giao tiếp,…
Gần đây nhất, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (Trung tâm
nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non) đã biên

soạn tài liệu tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non theo
hướng tích hợp. Trong đó, hướng dẫn giáo viên tổ chức giáo dục tình cảm xã hội
cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau [9]. Tôi thấy đây là cuốn sách hữu ích
nhất cho quá trình giảng dạy của tôi và cho đề tài luận văn này. Cuốn sách được
viết súc tích song đa dạng về biện pháp. Trong đó, phải kể tới biện pháp giáo dục
trẻ qua việc khám phá môi trường xung quanh. Sách đề cao hoạt động trải
nghiệm của trẻ. Trẻ càng trải nghiệm nhiều, càng nhớ lâu và thông minh. Trải
nghiệm ấy phong phú vô cùng. Đó là hoạt động tham quan dã ngoại; tự mình
trồng, chăm sóc cây; thử các thứ mới lạ hoặc đơn giản là giao tiếp với người lạ,

Tóm lại, các tài liệu trên đều chỉ ra được vai trò của cảm xúc, coi nó là một
loại trí tuệ. Nhiều tài liệu Việt Nam chỉ được cảm xúc của lứa tuổi mẫu giáo và
cách giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc ấy. Tuy nhiên, nội dung giáo dục cảm xúc của
trẻ qua khám phá mội trường chưa được đi sâu. Tôi mong với luận văn này, vấn
đề ấy sẽ được làm rõ phần nào.
1.2. Xúc cảm và việc giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
1.2.1. Khái niệm “Xúc cảm” và “Giáo dục xúc cảm”
1.2.1.1. Xúc cảm
Xúc cảm là cơ sở hình thành các loại tình cảm của con người. Xúc cảm
của con người từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều
12


cách giải thích khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác
nhau về xúc cảm:
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – 1977) “Xúc cảm” là
rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì đó.
Từ điển tâm lí (Nguyễn Khắc Viện chủ biên – 1991) “Cảm xúc” là phản
ứng rung chuyển của con người trước một kích thích vật chất hoặc một sự việc
gồm hai mặt:

- Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát
mồ hôi hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa.
- Phản ứng tâm lí qua những thái độ lời nói,hành vi và cảm giác dễ chịu,
khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát chủ thể kiềm chế khó khăn.
Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là
cảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích.
Carroll E.Izard định nghĩa cảm xúc: đó là một hiện tượng phức tạp bao
gồm những yếu tố sinh lý thần kinh, những yếu tố vận động biểu cảm và sự thể
nghiệm chủ quan. Sự tác động lẫn nhau của các yếu tố này trong quá trình bên
trong cá nhân tạo nên cảm xúc như là một hiện tượng tiến hóa – phát sinh sinh
vật, ở con người sự biểu hiện và sự thể nghiệm cảm xúc mang tính chất bẩm
sinh, có tính văn hóa chung và phổ biến [3].
Các nhà tâm lý học Nga có hai cách định nghĩa về xúc cảm:
Nhóm thứ nhất: cho rằng xúc cảm có liên quan đến nhu cầu của con
người.
Trước hết phải kể đến tư tưởng của K.K Platônôp, ông định nghĩa: xúc
cảm hay tình cảm, đó là một hình thái đặc biệt của mối quan hệ giữa con người
đối với các đối tượng và hiện tượng của hiện thực được qui định bởi sự phù hợp
13


hay không phù hợp giữa các đối tượng và hiện tượng đối với nhu cầu của con
người [10].
Rubinstein cho rằng: “Xúc cảm là một khía cạnh đặc biệt của sự trải
nghiệm những hành vi cũng như của sự chế biến thông tin và đặc biệt là liên
quan đến sự chế biến thông tin và đặc biệt là liên quan đến sự thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu” [16,22].
Ximonov định nghĩa: “Xúc cảm như là sự tác động qua lại giữa nhu cầu và
khả năng đạt được mục tiêu” [6].
Như vậy các quan điểm trên đều cho rằng xúc cảm của con người có liên

quan đến nhu cầu. Ở mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu đối với mỗi một sự vật
hiện tượng và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau. Hơn nữa, những sự vật khách
quan tác động vào cơ thể mỗi con người, đem lại cho họ sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn một hay một số nhu cầu, thì sẽ tạo ra những rung cảm khác nhau ở họ.
Nhóm thứ hai: cho rằng xúc cảm, tình cảm của con người thực chất là
toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới xung quanh.
Tác giả P.M Iacovson định nghĩa: “Xúc cảm tình cảm là những rung động
trong đó biểu thị thái độ của con người đối với người khác, đối với những sự vật
hiện tượng xung quanh, đối với cái mà họ nhận biết và hành động. Và ông cho
rằng toàn bộ xúc cảm tình cảm của con người về thực chất là toàn bộ thái độ của
con người đối với thế giới và trước tiên là đối với những người khác trong cuộc
sống và trong ấn tượng trực tiếp của cá nhân [15]. P.M Iacovson cũng cho rằng:
“Xúc cảm hoặc tình cảm, đó là một hình thái đặc biệt của mối quan hệ giữa con
người với các đối tượng và hiện tượng của hiện thực, được qui định bởi sự phù
hợp hay không phù hợp giữa các đối tượng đó với nhu cầu con người” [15].

14


Rubinstein cũng cho rằng: “Toàn bộ thế giới xúc cảm, tình cảm của con
người, về thực chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới và trước tiên là đối
với người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng trực tiếp của cá nhân” [21].
Hiện nay trong tâm lý học, khi nói đến xúc cảm, người ta thường gắn nó
với khái niệm tình cảm. Xúc cảm – tình cảm là những hiện tượng tâm lý có liên
quan mật thiết, không tách rời nhau.
Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Uẩn
trong cuốn Tâm lý học đại cương cũng định nghĩa: tình cảm là những thái độ thể
hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan
tới nhu cầu và động cơ của họ [19]. Hay trong một số giáo trình tâm lý học của
Việt Nam đã viết: Xúc cảm là những rung cảm của cá nhân đối với các sự vật

hiện tượng, hoàn cảnh có liên quan đến nhu cầu của con người.
Tác giả Ngô Công Hoàn – Nguyễn Thị Mai Hà định nghĩa: “Tình cảm là
những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện
tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ” [8].
Trong tâm lý học hiện nay, khi nói đến xúc cảm người ta thường gắn liền
với khái niệm tình cảm. Xúc cảm – tình cảm là những hiện tượng tâm lý có liên
quan mật thiết không thể tách rời nhau.
Tóm lại, khi bàn về khái niệm xúc cảm các nhà tâm lý học đều nhất trí
rằng:
- Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mỗi quan hệ giữa sự vật hiện tượng với
nhu cầu của con người.
- Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý thần kinh và quá trình tâm lý của cá
thể.
- Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm.
15


- Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội.
- Xúc cảm là phương thức thích nghi của con người với môi trường.
Từ những quan điểm về xúc cảm ở trên, có thể hiểu xúc cảm như sau:
Xúc cảm là những rung động biểu thị thái độ của cá nhân đối với thế giới
khách quan và đối với bản thân, có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ,
đồng thời nó mang tính chủ quan, độc đáo của mỗi người.
1.2.1.2. Giáo dục xúc cảm
Giáo dục xúc cảm được coi là một nội dung giáo dục trong gia đình, lớp
nhà trẻ, mẫu giáo. Bởi lẽ xúc cảm của con người là một giá trị xã hội, một giá trị
đạo đức.
Xuất phát từ sự thỏa mãn tối đa nhu cầu cơ bản của trẻ trong gia đình mà
trẻ yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, khi được thỏa mãn nhu cầu trẻ sung sướng,
phấn khích. Ngược lại, trẻ sẽ khóc lóc, giận hờn.

Đến khi biết nói, người lớn dạy trẻ bằng lời, bằng hành vi, hành động biết
chờ đợi, biết kiềm chế bản thân khi đói mà cơm chưa chín, đòi bánh kẹo nhưng
không có sẵn phải đi mua. Từ tình cảm với người thân trong gia đình, trẻ mới
hình thành và phát triển tình cảm với cô giáo, bạn bè. Khi hành động, giao tiếp
ứng xử với mọi người, xúc cảm tình cảm được biểu hiện bằng hệ thống thái độ
định hướng điều chỉnh, điều khiển hành vi cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn
mực hành vi văn hóa xã hội đòi hỏi xúc cảm, tình cảm ở đây trở thành một bộ
phận của nhân cách.
Chúng ta thường nói, phẩm chất đạo đức là mặt quan trọng của nhân cách,
lòng nhân ái chính là tình yêu thương con người, là điểm cốt lõi, là nền tảng của
đạo đức. Nếu một đứa trẻ thông minh mà vô cảm thì không khác gì cái máy,
trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức, nhiều công cụ kỹ thuật, người máy
16


do con người sáng tạo ra những chức năng trí tuệ nhân tạo. Những công cụ, kỹ
thuật này không có xúc cảm (không biết vui buồn, tức giận, sợ hãi...) như con
người. Do vậy, suy cho đến cùng giáo dục xúc cảm – tình cảm cho trẻ chính là
xây dựng nền tảng của đạo đức, xây dựng tính người, mà đạo đức lại là nền tảng
của nhân cách, đó cũng là xây dựng nhân cách con người.
Vì vậy, giáo dục xúc cảm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp
trẻ tránh được những lệch lạc trong các quan hệ với bạn bè và trong các quan hệ
xã hội, mở rộng hơn khi đến tuổi thành niên.
Chúng ta thấy không những phải luôn học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện
tư duy mà cần hơn là phải:
- Biết làm chủ cảm xúc của bản thân.
- Có phản ứng hành vi xúc cảm phù hợp với chuẩn mực hành vi văn hóa
xã hội.
- Dễ dàng thích ứng với các quan hệ xã hội, góp phần quan trọng vào việc
hình thành và phát triển khả năng hợp tác giữa con người với con người.

Macarenco coi “đứa trẻ là một con người sống”, đó là cuộc sống riêng
biệt, sôi nổi, phong phú. Cuộc sống của trẻ em phong phú hơn nhiều nên xét về
cường độ xúc cảm, về tính chất náo động, về chiều sâu, các ấn tượng, về sự trong
sáng và vẻ đẹp của những nỗ lực ý chí, cả những niềm vui và những bi kịch của
cuộc sống này, cũng làm chấn động nhân cách mạnh hơn và hơn nữa có khả
năng tạo ra những tính lạc quan, yêu đời của một thành viên tích cực của tập thể
cũng như những tính cách của con người độc ác, hoài nghi và cô độc [11].
Để giáo dục xúc cảm, ông quan tâm đến các con đường giáo dục xúc cảm.
Phải xây dựng cho trẻ tình thương yêu mọi người, yêu mến và chăm sóc, quan
tâm đến vật nuôi cây cảnh. Từ sự lễ phép, tôn kính người lớn đến vâng lời người
17


trên, quan tâm chăm sóc em bé, thân mật với bạn bè và chăm sóc cây cối, con vật
trong nhà phải trở thành thói quen hàng ngày thì sau này trẻ lớn lên sẽ có được
tình người, sẽ có được lòng nhân ái.
Một vấn đề đặt ra ở đây là cần phải xác định được nội dung giáo dục xúc
cảm cho trẻ. Điều này đã được các nhà tâm lý học Daniel Goleman, Adele Faber
– Elaine Mazlish đề xuất những nội dung giáo dục xúc cảm cho trẻ như sau:
- Giáo dục tự ý thức (ý thức về bản thân): đây chính là sự nhận biết được
tên gọi của mình, các diễn biến sinh lý, xúc cảm của mình, nhận biết được mối
liên hệ giữa các ý nghĩ, các cảm xúc và các phản ứng hành vi của mình. Mức độ
cao của tự ý thức là nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể
nhận thức về mình một cách tích cực, thực tế hơn nhận biết mình trong mối liên
hệ với những người xung quanh biết mình là ai.
- Làm chủ được các xúc cảm của mình: đây là một nội dung quan trọng,
do nhận thức được các xúc cảm của mình do nguyên nhân nào, nguồn gốc từ đâu
gây nên mà biết kiềm chế cơn giận dữ, sự lo âu, biết nhận trách nhiệm về các
quyết định và hành động của mình. Tôn trọng điều mình thỏa thuận, biết giữ
đúng lời hứa.

- Giáo dục khả năng đồng cảm với người khác: người ta ít khi thể hiện xúc
cảm của mình bằng lời nói mà thể hiện qua giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, vẻ mặt,
ánh mắt, nụ cười. Các thể hiện này là ngôn ngữ của xúc cảm, cũng được hình
thành khi trẻ biết nói. Từ trẻ mẫu giáo trở đi, khả năng động cảm phát triển sẽ
khác nhau về mức độ nhạy cảm đối với các xúc cảm của người khác, sự khác
nhau về cách thức thể hiện thái độ đồng cảm phần lớn do cha mẹ, những người
thân dạy bảo và các mẫu thể hiện khả năng đồng cảm trong các tình huống người
lớn thể hiện với nhau trong gia đình và ngoài xã hội mà trẻ lĩnh hội được.
18


- Giáo dục khả năng hợp tác với mọi người: khả năng này được nảy sinh
từ nhiều xúc cảm, ban đầu từ đồng cảm đến biết chia sẻ, an ủi bạn bè khi bạn ngã
đau, quan tâm đến bạn. Để sống trong xã hội, điều chủ yếu phải biết nhận ra và lí
giải những xúc cảm của người khác đồng thời đáp ứng lại những xúc cảm ấy một
cách phù hợp. Biết xin lỗi khi làm sai cũng như biết tha thứ cho lỗi lầm của
người khác. Những tình huống này được giáo dục ngay từ tuổi mầm non để lớn
lên trẻ biết hòa hợp với những người xung quanh, theo Hatch và Gardner khả
năng hợp tác đó là trí tuệ liên hệ cá nhân mà sau này phát triển thành các năng
lực tổ chức nhóm thương lượng về các giải pháp, thiết lập các liên hệ cá nhân và
năng lực phân tích xã hội.
Những nội dung giáo dục xúc cảm trên là những thái độ căn bản của đạo
đức cá nhân, là nền tảng của nhân cách. Sự hình thành các nội dung này ở trẻ
mầm non diễn ra rất nhẹ nhàng bằng nhiều hình thức từ sự chăm sóc giáo dục
của cha mẹ, các thành viên trong gia đình đến các hoạt động giáo dục ở trường
mầm non như hoạt động vui chơi, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi học tập,
hoạt động khám phá môi trường xung quanh, lao động tự phục vụ, tham quan,
trải nghiệm, hoạt động ngoài trời... Các tình huống trong trò chơi, trong sinh hoạt
hàng ngày cần được người lớn chủ tâm định hướng giáo dục cho trẻ, trẻ cần nhận
biết và thể hiện các xúc cảm của mình, trẻ được đánh giá, khích lệ động viên,

khen chê kịp thời. Các phản ứng hành vi xúc cảm được củng cố sẽ trở thành kiểu
hành vi xúc cảm của nhân cách, phẩm chất nhân cách con người [5].
1.2.2. Các phương tiện biểu hiện xúc cảm
Sự biểu đạt xúc cảm được biểu hiện rất phức tạp, tinh tế, vậy làm thế nào
để nhận diện các loại xúc cảm của con người. Để trả lời câu hỏi này, các nhà tâm

19


lý học đã sử dụng phương pháp quan sát, tâm lý lâm sàng dựa trên các tiêu chí
sau:
1.2.2.1. Phản ứng hành vi
Xúc cảm là hiện tượng tâm lý được biểu hiện qua phản ứng hành vi của
con người. Phản ứng hành vi xúc cảm được thể hiện ở nhiều góc độ rất khác
nhau và hết sức tinh tế, khó nhận biết nếu không có vốn sống kinh nghiệm trong
giao tiếp, hợp tác, không có những hiểu biết về chúng. Những thông tin, tín hiệu
trên nét mặt truyền cảm mạnh tới đối tượng giao tiếp. Nó mang tính xã hội, theo
nghiên cứu của Wolf thì tuần thứ ba, trẻ đã bắt đầu đáp lại cái nhìn chăm chú đối
với người nhìn nó [4].
Nhiều nghiên cứu của Stifter và Fox (1986), của Ngô Công Hoàn (2004)
và Lê Thị Luận (2007) đã cho thấy trẻ em lứa tuổi mầm non đã có thể nhận diện
được các cảm xúc vui, buồn, tức giận trên khuôn mặt, gương mặt biểu cảm ở
những người xung quanh gần gũi như cô giáo, cha me. Gương mặt biểu cảm
phần nào giúp chúng ta nhận diện thuận lợi và chính xác các nội dung tâm lý.
Hai nhà tâm lý học Boucher và E.Kman (1975) đã cắt khuôn mặt người của một
bức ảnh ra thành ba phần: phần từ chân mày lên trán, phần mắt, phần miệng. Các
hình ảnh này được đưa ra cho mọi người dự đoán xem các loại cảm xúc nào
được thể hiện (ngạc nhiên, giận dữ, sợ hãi, kinh tởm, buồn bã và hạnh phúc).
Các nhà nghiên cứu các phần khác nhau của khuôn mặt thể hiện cảm xúc khác
nhau. Ví dụ: mắt là bộ phận quan trọng nhất thể hiện nỗi buồn, còn miệng thể

hiện niềm hạnh phúc và sự khinh bỉ, trán có tầm quan trọng thể hiện sự ngạc
nhiên. Sự phối hợp cả ba phần thể hiện sự giận dữ một cách rõ ràng.
Tomkins và Mc Cater (1964) đã phát hiện mỗi loại cảm xúc có một sự thể
hiện đặc trưng trên khuôn mặt.
20


Loại cảm xúc
Thích thú – kích động

Thể hiện trên khuôn mặt
Lông mày thấp xuống, mắt chăm chú, nhìn và

Khoái trá – vui mừng

lắng nghe
Mỉm cười, môi mở rộng lên trên và ra ngoài,

Ngạc nhiên – giật mình
Buồn – đau đớn

mắt hớn hở (những nếp nhăn tròn)
Lông mày dướn lên, chớp mắt
Khóc, lông mày cong, miệng trễ xuống, thổn

Sợ hãi – kinh khiếp

thức theo nhịp
Mắt mở không chớp, gương mặt xanh xám, tóc


Xấu hổ - bẽ mặt
Khinh rẻ - ghê tởm
Giận dữ - thịnh nộ

dựng đứng...
Mắt nhìn xuống, đầu thẳng, có thể hơi cúi.
Cưới nhạo, môi trên dướn lên
Cau mày, nghiến răng, mắt nhíu lại, khuôn mặt
đỏ bừng

Phản ứng hành vi qua vận động của đầu, cổ thường mang tính khái quát
hơn, ví dụ: đồng ý thì gật đầu, không đồng ý thì lắc đầu.
Phản ứng qua vận động của tay, toàn thân, chân và các tư thế cũng tham
gia vào quá trình biểu cảm thông tin, tín hiệu cho đối tượng giao tiếp nhận biết
thái độ của cá nhân tại thời điểm tiếp xúc.
1.2.2.2. Hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ khá phức tạp biểu lộ không chỉ các loại xúc cảm cơ bản
của con người mà nó còn phản ánh các sắc thái của từng loại xúc cảm.
Mức độ thấp nhất của ngôn ngữ là âm thanh. Lúc đầu khi mới sinh, trẻ
truyền tín hiệu cho người thân là các âm thanh như khóc, hét lên để thông tin cho
họ về trạng thái sinh lý của mình là dễ chịu hay khó chịu. Dần dần khi trẻ đã lớn
hơn (từ 1 đến 2 tuổi) thì ngôn ngữ được hình thành, trẻ nói được một số âm, từ,
câu đơn giản. Khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ đã phát triển
21


mạnh mẽ. Lúc này, giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã ở mức độ to – nhỏ
khác nhau, đồng thời ngữ điệu âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao – thấp
rõ ràng. Trẻ sử dụng chúng để thông tin, truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm
cơ bản của mình như sợ hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, thích thú...

Mức độ ngôn ngữ từ, câu thể hiện sự phức tạp những biểu hiện xúc cảm.
Thông qua giọng điệu, cách phát âm đã thể hiện không chỉ các xúc cảm cơ bản
mà còn thể hiện được một số sắc thái cơ bản của từng loại xúc cảm. Ví dụ: khi
vui vẻ, trẻ có thể nói giọng nói nhẹ nhàng, vui tươi hay khi tức giận trẻ nói rất to,
giọng đanh lại.
Mức độ ngôn ngữ tình huống hoàn cảnh: giọng điệu, cách phát âm, tốc độ
lời nói, thanh điệu cao thấp, giọng nặng nhẹ, ngắn dài thể hiện phù hợp với đối
tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Mức độ ngôn ngữ mạch lạc: sự biểu cảm không những mang yếu tố chủ
quan mà còn mang tính khách quan, chuẩn mực xã hội của phản ứng hành vi xúc
cảm được hình thành. Tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình và môi trường xã
hội, phong tục tập quán, truyền thống của nhóm và cộng đồng xã hội mà tín hiệu
ngôn ngữ đã thực sự trở thành công cụ biểu cảm quan trọng của con người.
Ngoài ra, các nhà sinh lý học còn nghiên cứu tầng sâu của những biểu hiện
xúc cảm. Đó là sự hoạt hóa của trương lực cơ bắp, các tổ chức cơ thể như tim
mạch, hệ nội tiết, hệ thần kinh và não. Chúng thể hiện đồng thời với phản ứng
hành vi trên nét mặt, tay, chân, tư thế và biểu hiện qua giọng điệu, cách phát
âm... của hành vi ngôn ngữ.
Sự phân chia các phương tiện biểu cảm trên mang tính tương đối, bởi lẽ
mỗi phản ứng hành vi xúc cảm thể hiện sự phối hợp đan xen, phức tạp xảy ra

22


nhanh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, đến nỗi phương pháp
chụp ảnh cũng khó nhận biết một cách chính xác.
1.2.3. Phân loại xúc cảm
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về các loại xúc cảm của con người.
Những căn cứ để xác định xúc cảm nền tảng đó là:
- Cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ước ở bên trong.

- Những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt đặc trưng hay là những phức
cảm biểu hiện thần kinh cơ.
- Sự thể nghiệm chủ quan khác biệt hay chất lượng hiện tượng bên ngoài.
- Căn cứ vào chuẩn mực xã hội có tính ước lệ cho các cộng đồng dân cư,
cộng đồng xã hội và toàn nhân loại.
Các nhà khoa học DarWin (1872), Ekman, Friesen, Ellsworth (1972),
Izard (1971), Tomkin (1962) đã chia phản ứng hành vi xúc cảm thành 11 loại
cảm xúc nền tảng, đó là: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, đau
xót, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi.
Tác giả Adele Faber lại cho rằng có 8 loại xúc cảm: giận dữ, buồn, sợ, vui,
yêu, ngạc nhiên, kinh tởm, hổ thẹn và mỗi loại xúc cảm có những sắc thái khác
nhau về mức độ và về những khía cạnh đặc thù.
Ở phương Đông, các nhà triết học lại phân chia thành 7 loại xúc cảm cơ
bản của con người: vui mừng, tức giận, buồn rầu, sợ hãi, yêu thương, căm ghét,
ham muốn (thất tình) [6].
Tác giả Daniel Goleman thì chia thành 8 loại xúc cảm mà chúng ta thường
quan sát thấy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người đó là:
(1) Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm
mộ, si mê, say đắm.
23


(2) Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoái
trá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảng
khoái, ngông, ngây ngất.
(3) Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc.
(4) Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung
hăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch, tột cùng là thù hằn và bạo lực bệnh lý.
(5) Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, cô đơn, ủ rũ, thất vọng và
trầm cảm sâu.

(6) Sợ: khi trở thành bệnh lý lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu rụng rời, sợ
sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ và khi trở thành bệnh lý là
chứng sợ và chứng hoảng hốt.
(7) Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy.
(8) Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc.
Trong đề tài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở lý luận của các nhà khoa học,
các học thuyết về xúc cảm, chúng tôi giả định cho rằng trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi có
thể nhận biết và thể hiện được hầu hết các loại xúc cảm của con người. Tuy
nhiên có những xúc cảm khó nhận diện và khó mô tả. Hơn nữa, thời gian nghiên
cứu có hạn và không có các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu những chức năng
hoạt động của các vùng, miền trên vỏ não, hệ thần kinh tự chủ và giao cảm, các
tổ chức cơ thể tham gia vào quá trình biểu hiện của tất cả các xúc cảm, nên trong
đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 5 loại xúc cảm cơ bản mà trẻ dễ
nhận biết và có thể mô tả được hoặc có thể chụp ảnh được thông qua hoạt động
khám phá môi trường xung quanh, đó là: vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi.
Biểu hiện của 5 xúc cảm cơ bản ấy trên trẻ có thể khái quát như sau:

24


Vui: Các cơ mặt dãn nở, mặt mày rạng rỡ, cơ mắt kéo ra, mắt long lanh
hướng về đối tượng giao tiếp, môi miệng kéo dài bật thành tiếng cười. Chân tay
cử động có xu hướng muốn ôm lấy, cầm lấy đối tượng gây ra xúc cảm. Hành vi
ngôn ngữ đầy diễn cảm qua giọng điệu và cách phát âm. Mẹ, mẹ... trong tình
huống cả ngày mới gặp mẹ một lần (trẻ 18 tháng tuổi).
Buồn: Năng lượng cơ thể sụt giảm, không còn tha thiết đến sự việc, chán
nản, mệt mỏi. Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể chậm lại, dễ bị tổn thương.
Nếu bệnh trầm cảm dễ u sầu buồn bã, ít nói, mặt mày ủ rũ, mi mắt cụp xuống.
Ngạc nhiên: Trước những kích thích mới lạ, hấp dẫn, phản xạ định hướng
hoạt động tích cực. Các quá trình sinh lý thần kinh được kích thích, hoạt hóa

hoạt động tim mạch, nội tiết. Mắt mở to, há mồm, nhăn trán, lông mày dướn cao,
chân tay ngừng cử động, mắt nhìn chằm chằm vào đối tượng kích thích, tập
trung chú ý với cường độ mạnh, dễ dàng có hành động thích hợp, hành vi ngôn
ngữ thường hét lên “A!” hoặc im lặng theo dõi đối tượng kích thích, xúc cảm
thường xảy ra thời gian ngắn.
Tức giận: Máu dồn lên mặt, mắt long lanh rực sáng, môi bặm lại, mím
chặt như gắng kiềm chế, dồn sức mạnh vào động tác tay, chân, đập phá. Lượng
các chất nội tiết tăng đặc biệt là ađrênalin, la hét, kêu toáng lên hoặc bập miệng
lại không nói, tay chân cử động, bàn tay nắm chặt xông vào đánh bạn, đẩy bạn
ngã...
Sợ hãi: Mắt mở to, mồm như mếu, cơ mặt nhăn nhúm, máu dồn về các cơ
bắp điều khiển các động tác chạy trốn, mặt tái đi. Chú ý, tập trung cao sẵn sàng
hành động chạy và đi vội vã, giọng nói run rẩy và lo sợ, đổ mồ hôi, toát mồ hôi...
Theo xu hướng hiện nay, dựa vào ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạt
động của con người, dựa vào tính chất và tác dụng của xúc cảm đối với đời sống,
25


×