Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải phẫu so sánh hệ bài tiết và mối quan hệ giữa ống dẫn bài tiết và ống dẫn sinh dục qua các lớp động vật của ngành dây sống ( chordata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài Giải phẫu so sánh hệ bài tiết và mối quan hệ giữa ống dẫn bài tiết và ống
dẫn sinh dục qua các lớp động vật của ngành Dây sống ( Chordata) được thực hiện theo
yêu cầu của giảng viên Nguyễn Văn Hiếu , theo hướng tích hợp kiến thức qua các giáo
trình về Động vật học : Giáo trình Động vật học có xương sống ( GS. Lê Vũ Khôi),
Giáo trình Động vật học ( Thái Trần Bái ), Động vật học có xương sống ( Trần Kiên Trần Hồng Việt) và Giáo trình Động vật học ( TS. Lê Trọng Sơn). Yêu cầu này đề xuất
nhiều thuận lợi và khó khăn cho quá trình thực hiện.
Về mặt thuận lợi, có tầm nhìn khái quát về ngành Dây sống về đặc trưng qua từng
lớp động vật, các quy luật chung chi phối phát triển và tiến hóa hệ bài tiết và hệ sinh dục
của chúng.
Về khó khăn, kiến thức phải được chọn lọc hợp lý, tư liệu và hình ảnh phục vụ cho
đề tài chỉ giới hạn trong một số trang sách hạn chế nhưng vẫn phải thể hiện được các
nội dung cơ bản về đặc trưng của hệ bài tiết và mối quan hệ giữa hệ bài bài tiết với hệ
sinh dục qua các lớp của ngành Dây sống.
Khắc phục khó khăn này, chúng tôi đã chọn đơn vị so sánh là các lớp động vật của
ngành Dây sống, thể hiện đầy đủ và rõ nét sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng của hệ
bài và mối quan hệ của nó với hệ sinh dục
Hình ảnh trong đề tài chủ yếu là các hình được chụp lại và ghép lại từ nhiều
nguồn.
Qua đề tài này đã giúp nhóm thực hiện phát huy năng lực quan sát, năng lực
nghiên cứu, củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm việc theo nhóm.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót về nội dung
cũng như cách trình bày, chúng tôi rất mong được các bạn đọc đóng góp ý kiến chỉnh
sửa và bổ sung để đề tài thêm hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn !

1


Đề tài : Giải phẫu so sánh
Hệ bài tiết và mối quan hệ giữa ống dẫn bài tiết và


ống dẫn sinh dục qua các lớp động vật của
ngành Dây sống
+ Bài tiết là quá trình thải các chất cặn bã, các chất thừa... ra khỏi cơ thể, giúp cho
cơ thể không bị nhiễm độc và luôn giữ được cân bằng nội môi. Tham gia vào chức năng
này có nhiều cơ quan khác nhau như hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, da, thận...
+Cơ quan bài tiết là đôi thận và đôi ống dẫn niệu. Cơ quan tiết niệu không còn ở
dạng nguyên đơn thận hoặc hậu đơn thận cấu tạo đơn giản như động vật không dây
sống, trừ bọn nguyên thủy, tất cả đều có thận tập trung thành khối tiền thận, trung thận
hoặc hậu thận, nằm ở phía lưng, cấu tạo thận ngày càng tinh vi phức tạp, làm nhiệm vụ
lọc thải rất tốt.
I/ Nhóm không sọ (Acrania ) - Các phân ngành dây sống nguyên thủy
1 Phân ngành sống đuôi (Urochordata)
Chưa có thận chính thức, chỉ có các tế bào tiết trong mô liên kết tích trữ chất
thải (ure, axit uric ) tập trung vào túi bài tiết ở trong một khúc ruột. Đây là kiểu
thận tích trữ.
2. Phânngành sống đầu(Cephalochordata)
Gồm hơn 100 đôi đơn thận rải dọc thể xoang hai lưng hầu, giữa ống dọc của
thể xoang và xoang bao mang ,thận vừa có nguyên đơn thận và hậu đơn thân của
Giun. Mỗi đợn thận gồm 1 ống ngắn, cong, dạng thước thợ, có nhiều nằm giữa hai
khe mang, có nhiều miệng thận thông vào xoang cơ thể và một lỗ thận đổ vào xoang
bao mang. Trên lỗ miệng thận có nhiều tế bào mặt trời hình ống, dài, trong đó có
sợi long rung động, có tác dụng hút các chất cạn bã từ thể xoang đổ vào ống thận và
thải qua lỗ thận. Chất bã từ thể xoang thấm vào ống đơn thận do cử động của roi,
được thải qua lỗ thận vào khaong bao mang, rồi ra ngoài

2


Điều đáng quan tâm là hệ bài tiết của lưỡng tiêm hoàn toàn không liên quan tới
hệ sinh dục như các động vật có dây sống khác


(nguồn: Giáo trình Động vật học có xương sống_Trần Kiên ft Trần Hồng Việt)

II/ Nhóm có sọ (Craniata) - Phân ngành động vật có xương sống
Khác với các ngành,cơ quan bài tiết của đông vât có xương sống gồm hai khối
thận lưng và hai niệu quản nằm hai bên cột sống. Thận gồm nhiều vi thể thận, các vi
thể thận không thông thẳng với ngoài mà có ống dẫn riêng đổ nước tiểu vào bể thận,
rồi đổ chung vào một đôi ống dẫn niệu, đổ ra xoang niệu sinh dục hay lỗ huyệt. Ỏ
một số lớp động vật còn có thêm bóng đái chứa nước tiểu trước khi đổ ra ngoài.
Trong quá trình phát triển cơ thể , thận được hình thành 2 bên cột sống, tùy loài
động vật mà các ống thận xuất hiện kế tiếp thay thế nhau từ 2 đến 3 lần , lùi dần từ

3


đầu đến hông thành thận trước (tiền thận), thận giữa (trung thận) và thận sau (hậu
thận). Nguyên thận

Trung thận

Hậu thận

(Nguồn: Giáo trình Động vật học TS. Lê Trọng Sơn)

Tiền thận (pronephros) ( h5.87) : Thường nhỏ, chỉ gặp ở giai đoạn phôi nói chung
và còn tồn tại ở vài dạng ấu trùng ( ấu trùng cá miệng tròn, ấu trừng lưỡng cư). Hình
thành từ phần đầu thể xoang ( thận trước). Các ống thận một đầu loe hình phễu, đầu kia
đổ chất thải chung vào 1 ống niệu nguyên thủy ( ống tiền thận). Gần phễu có nhiều
mạch máu phân nhánh, tạo thành đám mạch máu nhỏ để lọc, thải chất thải vào thể
xoang phía trước phễu.

Trung thận(mesonephros)(h 5.87) : Xuất hiện kế tieepd khi tiền thận tiêu giảm .
Hình thành ở phần giữa thể xoang( thận giữa), ống thận dài hơn, ngoằn nghèo hơn. 1
đầu vẫn có phễu nhưng bịt kín, mất liên hệ với thể xoang, ở đầu này có mọc nhiều nang
Bowman bọc những túi mạch máu nhỏ và nhận chất thải trực tiếp từ búi mạch máu lọc
ra, đầu kia đổ vào ống dẫn chung. Ống dẫn chung ở đây cũng tách thành 2 ống là ống
Wolff và ống Muller, sự phân hóa tiếp theo của 2 ống này tùy thuộc vào các lớp động
vật khác nhau
Ở Cá, Lưỡng cư trung thận tồn tại suốt đời và ở cá thể cái ống Muller thành noãn
quản, dẫn trứng, ống Wolff thành niệu quản, dẫn niệu . Ở cá thể đực ống Muller tiêu
biến, ống Wolff vừa dẫn niệu vừa dẫn tinh ( vì phần trên của trung thận có lien hệ với
tinh hoàn).
4


(nguồn: Giáo trình Động vật học có xương sống_Trần Kiên ft Trần Hồng Việt)

Hậu thận ( metanephros)(hình 5.87) : Nhóm có màng ối sống ở cạn , tiền thận
trung thận chỉ có ở giai đoạn phôi, sau đó được thay thế bởi hậu thận, xuất hiện ở phần
hông ( thận sau). Các ống thận hoàn toàn không có phễu, một đầu của ống phân thành
rất nhiều nang Bowman lọc máu giống trung than, đầu còn lại đổ vào ống chung rồi vào
đài thận, các đài thận đổ chung vào bể thận, rồi đổ vào ống dẫn niệu thứ cấp mọc ra từ
cuối ống Wolff. Hai ống niệu thứ cấp 2 bên đổ chung vào bong đái rồi đổ ra ngoài qua
niệu dạo. Do có ống niệu mới thay thế nên : Cá thể cái ống Muller thành noãn quản,
ống Wolff tiêu biến; Cá thể đực ống Muller tiêu biến, ống Wolff chỉ còn dẫn tinh thành
tinh quản. Hậu thận có cấu tạo rất tinh vi nên lọc máu và giữ nước cho cơ thể rất có hiệu
quả giúp động vật thích nghi với môi trường cạn(hình 14.15)
Ngoài thận, động vật có xương sống còn có thể có các hình thức bài tiết khác như
qua da, qua tuyến mồ hôi, tuyến muối (cá sấu biển, rùa biển), qua mang (cá), qua phân.
Ngoài ra, chức năng bài tiết ỏ động vật thường gắn với chức năng điều hòa áp suất thẩm


5


thấu của động vật sống trong nước (kể cả nước mặn và nước ngọt) và chức năng giữ
nước của động vật sống trên cạn

(Nguồn: Giáo trình Động vật học TS. Lê Trọng Sơn)

1. Tổng lớp không hàm ( Agnatha)
Phân lớp cá miệng tròn (Cyclostamata) đại diện : cá bám
Khác với động vật có xương sống khác, cơ quan bài tiết của cá bám ít liên quan với
cơ quan sinh dục. Cơ quan bài tiết là đôi trung thận hình dải, dẹp, nằm dọc khoang
bụng, chất bài tiết đổ vào ống niệu ( là ống Wolff) vào xoang niệu sinh dục thông ra
ngoài qua lỗ niệu sinh dục.Ở cá Mixin còn có tiền thận hoạt động
2. Tổng lớp có hàm (Gnathostomata)
a. Lớp cá sụn (Chondrichthyes)
Trong phôi lúc đầu hình thành tiền thận nhỏ, với ống dẫn niệu nguyên thủy, về sau
tiền thận dần dần teo đi, trung thận hình thành thay thế và tồn tại suốt đời.
Cá nhám tro và các cá sụn có hai trung thận hình dải, dẹp, màu nâu đỏ nằm dọc hai
bên cột sống phía lưng . Phần sau của trung thận lớn hơn, đặc hơn phần trước, giữ vai
trò chính lọc và thải. Dọc bụng thận có nhiều niệu quản ( là ống Wolff) uốn khúc, tập
trung đổ nước tiểu vào khoang niệu sinh dục.

6


Ống dẫn tinh

Phó tinh hoàn


Vòi
Khúc
tuyến
Fallope

Tinh hoàn

Ống
Wolff

Túi chứa
tinh

Ống dẫn niệu
thứ cấp

Tử cung
Trực
tràng
Hậu môn

Thận

Lỗ niệu

Túi nhận
tinh

Xoang niệu sd


Huyệt
t

Lỗ
sd

A
B
Hệ niệu sinh dục cá nhám( A theo sách Trần Kiên, B theo sách Trần Gia Huấn)
Con đực có đôi tinh quản (tương ứng với ống Vonphơ) thông với xoang niệu
sinh dục. Con cái có một đôi buồng trứng, một đôi ống dẫn trứng (tương ứng
với ống Muller).
b)Lớp cá xương (Osteichthyes)
Sự hình thành hệ bài tiết Cá xương cũng bao gồm 2 giai đoạn tiền thận và trung
thận như Động vật có xương sống thấp ở nước.
Khi trung thận hình thành , hoạt động thì tiền thận thoái hóa. Ở một số cá xương tiền
thận không tiêu biến hẳn mà trở thành cơ quan bạch huyết, nằm ngay phần đầu trung
thận, gọi là phần đầu thận.

7


(nguồn: Giáo trình Động vật học có xương sống_Trần Kiên ft Trần Hồng Việt)

Hình dạng, kích thước thận khác nhau ở mỗi loài cá, nhưng thường tạo thành dải dài
màu nâu thẫm, chạy dọc thận, dưới cột sống, 2 thận có thể dính với nhau, 2 niệu quản
chạy song song 2 bên cột sống, đến cuối than thì chap thành một trước khi đổ vào bong
đái. Bóng đái nhỏ, mỏng, có lỗ thong với khoang niệu sinh dục. Cá nước ngọt, thận
bài tiết nước tiểu loãng (NH3),còn cá biển thì bài tiết muối MgSO4. ( hình17.14)
Hệ niệu sinh dục của cá có sai khác nhau đối với cá xương và cá phổi:

Ở cá phổi, ống dẫn sinh dục do ống Volff và ống Muller biến đổi
thành. Ở con cái ống Muller thành ống dẫn trứng, ở con đực, ống Volff
thành ống dẫn tinh. Ở các xương ống dẫn sinh dục không liên quan gì đến ống
Volff hay Muler, mà được hình thành mới, ống Volff làm nhiệm vụ dẫn niệu ở cả cá
đực và cái.

8


(Nguồn: Giáo trình Động vật học TS. Lê Trọng Sơn)

c) Lớp lưỡng cư ( Amphibia)
Chuyển sang môi trường cạn, song vẫn gắn bó với môi trường nước. sự trao đổi nước
và muối của lưỡng cư đã có những thay đổi nhất định so với đời sống của tổ tiên của
chúng hoàn toàn sống trong nước. Tuy nhiên cấu tạo của hệ bài tiết lưỡng cư nói
chung vẫn giữ những nét tương tự như cá ( Cá sụn).
Thận của phôi lưỡng cư là tiền thận. Thận của cá thể trưởng thành là trung thận như ở
cá, hai thận dài, hẹp, màu đỏ, ở hai bên cột sống và hai ống dẫn niệu ứng với ống
Wolff, thông với khoang huyệt sau cùng mới đổ vào bong đái có dung tích lớn. Khi bài
tiết nước tiểu lại từ bong đái đổ vào xoang huyệt rồi mới ra ngoài. Trung thận ở ếch
đồng không có khúc uốn Henle và đoạn hấp thụ lại nước tiểu như ở thú nên lượng nước
9


bài tiết ra rất lớn và có thể lên tới 1/3 khối lượng cơ thể trong 24 giờ. Cũng vì thế mà
ếch đồng sinh hoạt vào lúc xẩm tối hay ban đêm và gần những nơi có độ ẩm cao.
Trong thận giữa có ống thận giữa (nephridium) bộ phận học nước tiểu tương đối
lớn. Những ống này nhận được máu từ động mạnh thận đi đến từ động mạch lưng.
Đại bộ phận máu tĩnh mạch đi đến thận qua tĩnh mạch chủ sau. Trong huyết tương
sản phẩm bài tiết chứa nhiều chất có ích cho cơ thể , do đó trong quá trình vận chuyển

qua các ống thận những hợp chất có ích như đường, sinh tố, các ion natri được hấp thụ
lại. Tuy nhiên ở thận giữa của lưỡng cư không có khúc Henle và đoạn hấp thụ lại nước
tiểu như ở thú(hình 187). Theo Konstantinov và C.S – 2000, số lượng ống thận giữa
còn ít ở lưỡng cư có đuôi (Triturus) chỉ có 400; ở lưỡng cư không đuôi (Rana) có
2000. Treenmootj số ống thận giữa vẫn còn phễu thận (neuphostome). Ở lưỡng cư
không chân số lượng phễu thận : còn hơn 1000, ở Lưỡng thê không đuôi ( ếch cỏ
Ranatemporaria) chỉ còn 200-250 phễu thận.

Hệ bài tiết của lưỡng cư
có những đặc trưng cho đời
sống nửa nước nửa cạn là do
tính chất sinh học của da.
Con đực có ống dẫn tinh
là ống Volff. Con cái có
ống dẫn trứng là ống
Muller.
(nguồn: Giáo trình Động vật học có xương sống_Trần Kiên
ft Trần Hồng Việt)

10


(nguồn: Giáo trình Động vật học có xương sống_Trần Kiên ft Trần Hồng Việt)

d) Lớp Bò sát (Reptilia)
Thận bò sát là hậu thận, có hình khối dài bám vào vách lưng của vùng hậu ống dẫn
liệu hình thành mới từ gốc ống Wolff. Trung thận chỉ có ở giai đoạn phôi. Bóng đái
rất lớn, chỉ có ở đa số Thằn lằn và Rùa, còn ở rắn và cá sấu không có bóng đái. Cũng
như ở lưỡng cư, nước tiểu của bò sát vào huyện trước khi được tích trữ vào bóng đái.
Nhưng khác với lưỡng cư, nước tiểu của các loài bò sát sống trên cạn (thằn lằn, rắn) là

một chất sền sệ tcó màu trắng đục không hoà tan trong nước, thành phần chủ
yếu là axit uric. Nước tiểu sở dĩ đặc là do khả năng hấp thu lại nước
của nước tiểu trong xoang huyệt. Nước tiểu của các loài bò sát sống ở
nước hoặc nửa nước nửa cạn (rùa nước, cá sấu ...)thì loãng và thành phần chủ yếu
là urê. Ví dụ, loài rùa biển lớn ở Nam Bộ có cơ quan bài tiết muối qua tuyến lệ.
11


Ở Bò sát có tinh quản là ống Volff, ống dẫn trứng gồm hai ống rỗng, là ống Munle

(Nguồn: Giáo trình Động vật học TS. Lê Trọng Sơn)

e) Lớp chim ( Aves)
Chim có một đôi hậu thận, lớn, nằm đối xứng ở vùng xương chậu. Mỗi
thận chia làm 3 thùy hình bầu dục, mỗi thuỳ lớn có rất nhiều thuỳ nhỏ. Từ
mỗi thận

đi ra có ống dẫn niệu thông với phần giữa của huyệt. Chim không có

bóng đái ( trừ Đà Điểu), nên không tích trữ nước tiểu làm cho chim nhẹ hơn
nhiều. Tại huyệt, nước trong nước tiểu được hấp thụ lại nên rất đậm
đặc, nồng độ axit uric cao hơn urê, trước khi thải ra ngoài bị hấp thụ nước tạo
thành muối urát kết tủa trắng lẫn với phân. Chim có tuyến trên thận màu vàng,nằm ở
bờ trước của thận
Ở chim có noãn quản là ống Muller, ống dẫn tinh là ống Volff.
f) Lớp thú (Mammalia)
Thận của thú là hậu thận, có cấu tạo chung giống với bò sát và chim, nhưng nước
tiểu được tích trữ vào bóng đái không thông với huyện mà thông với xoang niệu sinh
dục. Thận thú là một khối hình bầu dục mà không chia làm 3 thùy như ở chim cũng
không thành khối hình chày như ở nhiều loài bò sát. Có bề mặt nhẵn (khỉ, dơi) hoặc gồ

ghề (bò, thú ăn thịt) đôi khi chia làm nhiều thùy (lợn, cá voi).
12


(Nguồn: internet)

Hệ bài tiết chẳng những có vai trò tiết chất bã mà còn tham gia vào chức phần điều
hòa lượng nước trong cơ thể, thành phần hóa học của máu. Nằm trên thận của tuyến trên
thận là một tuyến nội tiết quan trọng.
Nước tiểu của thú nói chung là nước tiểu loãng gồm chủ yếu là urê 68 - 91% còn
axit uric chỉ có 0,1 - 0,8%).

13


Đơn vị thận
Lớp vỏ

Lớp tủy

(Nguồn: internet)

Hình vẽ giới thiệu cấu trúc và chức năng của hậu thận là thận hoạt động của thú. Cắt
dọc thận, có thể thấy miền vỏ và miền tủy của thận với nhiều ống niệu (nephron) là các
đơn vị cấu trúc và chức năng của thận. Mỗi ống niệu có phần liên kết giữa búi mao quản
động mạch (tiểu cầu thận) với phần đỉnh của ống niệu bao quanh (bao Bowman) tạo
thành tiểu thể Malpighi. Tiểu thể Malpighi, chính là nơi siêu lọc nước và các chất thải từ
máu vào ống niệu, hình thành nước tiểu đầu tiên, có phần dịch gần với huyết tương , tuy
thiếu tế bào máu và các protein huyết tương do kích thước quá lớn không thể đi qua
màng lọc. Ống niệu hình chữ U, được phân biệt thành đoạn xuống và đoạn lên, xếp

thành lớp bắc ngang qua miền tủy và miền vỏ của thận. Từ tiểu thể Malpighi, óng niệu
được phân biệt thành ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa trước khi đổ vào ống
góp để đổ vào bể thận và vào niệu quản.

14


Ống lượn gần
Ống lượn xa

Quay Henle

Ống góp
( Nguồn : internet)

15


Dọc đường di chuyển trong ống niệu, nước tiểu đầu tiêu bị biến đổi nhiều về hàm
lượng nước và chất hòa tan, do quá trình tái hấp thu và tiết thêm một số chất trực tiếp từ
mao quản qua mô đệm vào ống niệu. Quá trình tái hấp thu và tiết thêm này không giống
nhau ở các phần của ống niệu. 99% nước trong nước tiểu đầu tiên được tái hấp thu nhờ
thẩm thấu, chủ yếu qua thành ống lượn gần và phần đầu cảu quai Henle (85%) và qua
thành ống góp. Các muối được tái hấp thu tích cực qua thành của đoạn lên của quai
Henle và phần đầu của ống lượn xa. Gluco, phần lớn các axit amin và các ion vô cơ
cũng được tái hấp thu tích cực (cần năng lượng) qua thành của ống lượn gần. Trong tiết
thêm, một số chất được vận chuyển tích cực từ máu vào ống lượn xa và đọng lại trong
nước tiểu. Các ion nhất định, nhất là H + và K+, một số phân tử lớn như axit uric và các
hợp chất lạ được hình thành trong gan sẽ đi vào nước tiểu nhờ tiết thêm. Như vậy nước
tiểu khi mới hình thành nhờ siêu lọc trong bao Bowman và nước tiểu trước khi thải ra

ngoài khác nhau nhiều về thành phần, nhờ quá trình tái hấp thu và quá trình tiết bổ sung
16


khi nước tiểu di chuyển qua ống niệu. phần tái hấp thu nước và chất hoà tan từ ông niệu
và sự chênh lệch về độ thẩm thấu ở miền tủy và miền vỏ của thận, ở trong và ngoài ống
niệu, yếu tố quyết định di chuyển của nước trong tái hấp thu.

Cơ chế hấp thụ ( Nguồn : internet)
Trong hoạt động bài tiết của động vật có xương sống, bài tiết các chất thải đạm của
chuyển hóa protein và axit nucleic có vai trò quan trọng vì các sản phẩm này độc cho cơ
thể. Chúng có thể được loại bỏ dưới dạng amôniăc, urê hoặc axit uric, tùy theo nhu cầu
cần giữ lại nước của động vật có xương sống khi chuyển lên sống trên cạn.

17


(Nguồn: Giáo trình Động vật học TS. Lê Trọng Sơn)

Ở thú, phần thể của tuyến sinh dục có thể được hình thành chỉ từ trung thận. Các
dải tế bào đến từ trung thận tăng sinh và hình thành dải mầm chưa biệt hóa để các
nguyên bào sinh dục đến làm tổ
Ống dẫn sinh dục : ở giai đoạn tuyến sinh dục chưa biệt hóa giới tính đã có hệ ống
sinh dục chưa phân hóa. Một mạng kênh là biến đổi của ống niệu ở phần trước của
trung thận, phần hình thành mào tinh sau này, nối tuyến sinh dục với ống Volff và ống
Volff trở thành ống dẫn tinh - niệu. Đồng thời, ở cạnh tuyến sinh dục 1 chỗ lõm của
biểu mô thể xoang hình thành rồi kéo dài về phía trước và phía sau song song với ống
Volff để hình hình ống Muller, sau này thành noãn quản. Ở thú, bài tiết bằng hậu thận
đực và cái đều có niệu quản riêng, con đực có ống dẫn tinh tương đồng với ông trung
thận, ống Muller tiêu biến, còn con cái có ống dẫn trứng là ống Muller, phân tương

đồng với ống trung thận( ống Volff) tiêu biến.

18


Kết luận mối quan hệ giữa hệ bài tiết và hệ sinh dục:
Các ngành có dây sống nguyên thủy hệ bài tiết hoàn toàn tách biệt với hệ sinh
dục.
Bài tiết và sinh dục là 2 chức năng sinh lý khác nhau, tuy nhiên ở động vật có
xương sống, vùng hình thành hệ bài tiết, các khúc thận, và hệ sinh dục, mào sinh dục, ở
gần nhau và trong quá trình hình thành trong phôi, hệ sinh dục và bài tiết có những
phần kế thừa và dung chung. Mối quan hệ này thể hiện rõ ở ống dẫn sinh dục và pống
dẫn niệu. Đó là ốngWolff và Muller có cùng nguồn gốc là ống niệu nguyên thủy, nhưng
đảm nhận chức năng khác nhau tùy theo nhóm động vật và tùy theo giới tính. Ống
Muller luôn được dung để dẫn trứng cho con cái, tiêu giảm ở con đực hay biến đổi
thành túi chứa tinh.
19


Ở động vật có trung thận tồn tại suốt đời, ở con đực ống Volff vừa dùng để
dẫn niệu vừa để dẫn tinh, còn Muller thoái hóa. TRong khi đó con cái, ống Volff làm
nhiệm vụ dẫn niệu, còn Muller làm nhiệm vụ dẫn trúng.
Ở động vật có màng ối ( Bò sát, chim, thú), do hậu thận phát triển, hình thành
ống dẫn niệu thứ cấp nên ống Volff chỉ có chức năng dẫn tinh ở con đực và con cái thì
thoái hóa. Ngược lại ở con cái ống Muller làm nhiệm vụ dẫn trứng, còn ống Volff thì
thoái hóa.

20



Mục lục
Trang

Lời nói đầu

1

I/ Nhóm không sọ (Acrania ) - Các phân ngành dây sống nguyên thủy

2

1. Phân ngành sống đuôi (Urochordata)

2

2. Phânngành sống đầu(Cephalochordata)

2

II/ Nhóm có sọ (Craniata) - Phân ngành động vật có xương sống

3

1 Tổng lớp không hàm ( Agnatha)

6

2 Tổng lớp có hàm (Gnathostomata)

6


Kết luận

a)Lớp cá sụn (Chondrichthyes)

6

b)Lớp cá xương (Osteichthyes)

7

c) Lớp lưỡng cư ( Amphibia)

9

d) Lớp Bò sát (Reptilia)

11

e)Lớp chim ( Aves)

12

f) Lớp thú (Mammalia)

13
18

21




×