Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG và ĐÁNH bắt hải sản địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.84 KB, 3 trang )

KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
I.Tình hình phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
1.Nuôi trồng :
- Hoạt động Nuôi trồng phát triển mạnh mẽ.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850 000 ha, trong đó 45% là Cà Mau, Bạc Liêu,...
- Đặc biệt là phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bãi Tứ
Long,...
- Hiện nay, phát triển mạnh nuôi trồng theo hình thức lồng bè trên biển.
2.Đánh bắt:
- Hoạt động đánh bắt phát triển mạnh mẽ.
- Mỗi năm khai thác được 1,9 triệu tấn thủy sản.
- Vùng biển gần bờ khai thác được khoảng 500 nghìn tấn mỗi năm.
- Hoạt động đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Phát triển mạnh ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
3.Chế biến:
- CN chế biến ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Nhiều sản phẩm nổi tiếng: Tôm, Mực, Cá Thu, Cá Basa,.....
- Ngành thủy sản có vai trò ngày càng to lớn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu.

II.Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
1. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
+ Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Bão, gió mùa đông bắc.
+ Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:


+ Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
+ CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
+ Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Công nghiệp chế biến còn hạn chế.

III.Biện pháp phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và đánh bắt hải sản :
-Thứ nhất hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế.
Triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền
biển, đảo; ban hành chính sách và tạo điều kiện để người dân định cư sinh sống ổn định lâu dài trên đảo
và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo cần xây dựng và triển khai các chương trình,


giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường phát triển kinh tế theo điều kiện thực tế, thậm chí liên kết
giữa các địa phương và giữa các địa phương với các ngành để đầu tư, khai thác các lợi ích từ biển, đảo
một cách quy mô, hiệu quả; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, cần chú trọng quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh
vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo. Trên cơ sở chủ trương, định
hướng phát triển chung của cả nước, cần có quy hoạch tổng thể chung cũng như đối với từng khu vực, địa
phương, ngành nghề phát triển. Cần tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sự phân tán, nhỏ lẻ thiếu
tập trung giữa các địa phương với cả vùng, giữa địa phương với từng ngành, mà cần có sự liên kết, phối
hợp với nhau. Hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quản lý
tài nguyên, môi trường biển và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển
của đất nước. Nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm hay trong tổ chức sản xuất trên biển, đảo; đồng thời
có biện pháp hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, xây dựng các mô hình tổ chức sản
xuất tiên tiến trên biển, đảo, phát triển du lịch kết hợp với việc triển khai các dịch vụ công ích trên biển và

thiết lập quan hệ sản xuất kinh doanh giữa biển, đảo với các địa bàn khác trên bờ và trong nội địa. Mặt
khác, ở mức độ phù hợp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nước để thu hút
nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển kinh tế liên hoàn, tăng cường trao đổi, xuất khẩu.
Thứ ba, hình thành và phát triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như: du lịch,
dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản. Chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ nghề cá gần bờ,
ven đảo sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Tăng cường năng lực khai thác xa bờ cho
các đảo có điều kiện thuận lợi, đồng thời, khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên thuận lợi vào nuôi trồng
hải sản, dịch vụ hàng hải, dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng, bến cá, dịch vụ hậu cần
nghề cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền và hạ tầng nuôi trồng hải sản cũng cần được đầu tư xây
dựng đồng bộ, có quy mô lớn. Phát triển du lịch cũng là một trong những hướng trọng điểm, mang tính
đột phá trong phát triển kinh tế biển, đảo cần được đầu tư. Một số khu du lịch sinh thái biển, đảo lớn, chất
lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới được hình thành sẽ tạo bước đột phá cho du lịch biển, đảo nói riêng
và du lịch cả nước nói chung.
Thứ tư, cần tổ chức phát triển hợp lý không gian kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển. Phát triển vùng
ven biển nhằm tạo động lực lan tỏa, biến vùng ven biển thành hậu phương, hỗ trợ cho các hoạt động trên
biển thông qua các trung tâm kinh tế hải đảo. Tập trung xây dựng nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng trên các
đảo và vùng ven biển, đảm bảo an sinh xã hội để người dân ra định cư lâu dài trên các đảo, vừa phát triển
kinh tế, vừa góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển, đảo. Dọc theo vùng ven biển phải kiến tạo
các trung tâm phát triển, thậm chí hình thành nên các đô thị lớn ven biển, có bán kính ảnh hưởng rộng, có
khả năng cạnh tranh với các mô hình, trung tâm phát triển lớn trong khu vực. Tạo ra các hành lang kinh tế
ven biển với sự liên kết và mang sức lan tỏa rộng. Có chính sách thích hợp để hình thành các doanh
nghiệp mạnh, đồng thời huy động các thành phần kinh tế trong nước và nguồn lực quốc tế để khai thác có
hiệu quả các tiềm năng từ biển và hải đảo.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển, đảo
nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo. Có biện pháp
kịp thời ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải
đảo, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển. Khẩn trương triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học
trong các lĩnh vực, đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa,
hạn hán, ngập nước; áp dụng công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, băng
cháy, đóng tàu và chế biến các sản phẩm của biển… Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt

động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn
đầu tư trực tiếp của các nước.
Thứ sáu, xây dựng và mạnh dạn cho tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển, đảo, các cơ chế, chính sách
nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương, có sự quản lý, tập trung của
Trung ương, tạo nên bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và
chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế
biển, đảo; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các đảo, hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, giao thông liên lạc…


đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hóa các
doanh nghiệp, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư có chọn lọc trực tiếp của nước
ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển, đảo.
Thứ bảy, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia,
công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định của quốc tế về bảo vệ nguồn lợi thủy
sản không chỉ với cư dân biển, đảo mà còn với toàn xã hội. Có thể mở các lớp huấn luyện, tuyên truyền
giáo dục cho ngư dân hiểu và chấp hành các điều khoản của các hiệp ước, công ước đã ký giữa Việt Nam
và các nước khác cũng như các quy định của pháp luật để người dân nâng cao ý thức trong khai thác, hoạt
động bảo vệ môi trường.



×