Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát của ngân hàng nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.54 KB, 7 trang )

SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ðỂ KIỂM SOÁT
LẠM PHÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Nguyễn Quách Minh Hồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ðối với bất kỳ quốc gia nào, ổn ñịnh giá cả và tăng trưởng kinh tế là hai trong
số những mục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế vĩ mô. Giữa hai mục tiêu
này có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Trong nền kinh tế hiện ñại,
có nhiều nguyên nhân dẫn ñến lạm phát, nhưng Ngân hàng Trung ương
(NHTW), với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia, thường phải chịu
trách nhiệm ñầu tiên về giá trị ñồng tiền quốc gia. Vì thế, các NHTW thực
hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia, trong ñó vai trò chính
là thực hiện kiểm soát lạm phát.
Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua hai năm ñầy sóng gió: Năm 2008 ñối mặt với
lạm phát cao và năm 2009 ñối mặt với suy giảm tăng trưởng kinh tế- ảnh hưởng
từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy ñược ñánh giá là ñã thành công trong
chèo lái con thuyền chống suy giảm kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước ñã cảnh báo về nguy cơ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong
năm 2010. Năm 2010 ñược dự báo là một năm ñầy khó khăn cho cả Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong việc kiểm soát lạm phát và
thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.
1. Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ñể kiểm soát lạm phát của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua
Những năm vừa qua, NHNN ñã sử dụng các công cụ chính sách của mình một
cách linh hoạt, nhằm ñạt ñược sự ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, thúc ñẩy tăng trưởng
kinh tế.
Bảng 1. Diễn biến kinh tế vĩ mô chủ yếu giai ñoạn 2000- 2008
ðơn vị tính: %
Tăng trưởng Nhập siêu
Tỷ lệ thất
Năm Lạm phát
(triệu USD)


kinh tế
nghiệp
1.153,8
6,42
2000
-0,6
6,79
2004
9,5
7,67
5.513,0
5,6
2005
8,4
8,4
4.438,1
5,31
2006
6,6
8,2
4.810,0
4,82
2007
12,6
8,46
14.203,3
4,64
1



2008

19,9

6,20

18.028,7

4,65

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việt Nam ñối mặt với lạm phát cao ngay từ ñầu năm 2008. Nhưng những tháng
cuối năm 2008 và ñầu ñầu năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu diễn biến phức tạp, tác ñộng tiêu cực ñến kinh tế nhiều nước. ðến
tháng 4/2009 kinh tế thế giới ñã vượt qua giai ñoạn khó khăn nhất, suy giảm
kinh tế chậm lại và có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên kinh tế trong nướcvẫn chưa
ổn ñịnh, các cân ñối vĩ mô chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức
cạnh tranh của nền kinh tế ở mức thấp. Trên cơ sở nắm chắc tình hình hoạt ñộng
của Ngành, bám sát diễn biến kinh tế tiền tệ thế giới, trong nước và mục tiêu
CSTT ñề ra từ ñầu năm, NHNN ñã chủ ñộng phân tích, dự báo và ñề xuất với
Chính phủ những chính sách, giải pháp về tiền tệ và ngân hàng phù hợp với mục
tiêu hàng ñầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, ñảm bảo an
toàn hệ thống.
Bảng 2. ðiều hành các công cụ CSTT của NHNN năm 2008
Các công cụ
I. Lãi suất ñiều hành
1.Lãi suất cơ bản
2.Lãi suất tái cấp vốn
3.Lãi suất tái chiết khấu
4.Lãi suất cho vay tối ña

II. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc
1. Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
+ VND
+ Ngoại tệ
2. Từ 12 tháng trở ñi
+ VND
+ Ngoại tệ
III. Lãi suất cho vay qua ñêm
V. Lãi suất tiền gửi DTBB
1. Lãi suất trong DTBB
+ VND
+ Ngoại tệ
2. Lãi suất vượt DTBB
+ VND
+ Ngoại tệ
VI. Biên ñộ tỷ giá

Lần
1

Lần
2

Lần
3

Lần
4

Lần

5

Lần
6

Lần
7

Lần
8

8,75

12

14

13

12

11

10

8,5

7,5

13


15

14

13

12

11

9,5

6,0

11

13

12

11

10

9

7,5

13


18

21

19,5

18

16,5

15

12,75

11

10

8

6

5

5

5

5


11

9

9

7

7

7

7

7

5

4

2

2

1

1

1


1

5

3

3

3

3

3

3

3

15

14

13

12

11

9,5


9,5

9,5

3,6

5

10

9

8,5

8,5

8,5

8,5

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1
+/1%

1
+/2%

1

+/3%

1
+/3%

1
+/3%

1
+/3%

1
+/3%

1
+/3%

Nguồn: Vụ Chính sách tiền tệ NHNN
2


Bảng 3. ðiều hành các công cụ CSTT của NHNN năm 2009 và ñầu năm 2010
Các công cụ
I. Lãi suất ñiều hành
1.Lãi suất cơ bản
2.Lãi suất tái cấp vốn
3.Lãi suất tái chiết khấu
4.Lãi suất cho vay tối ña
II. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc
1. Không kỳ hạn và dưới 12 tháng

+ VND
+ Ngoại tệ
2. Từ 12 tháng trở ñi
+ VND
+ Ngoại tệ
III. Lãi suất cho vay qua ñêm
V. Lãi suất tiền gửi DTBB
1. Lãi suất trong DTBB
+ VND
+ Ngoại tệ
2. Lãi suất vượt DTBB
+ VND
+ Ngoại tệ
VI. Biên ñộ tỷ giá

2008

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

8,5
9,5
7,5
12,75


7
8
6
10,5

7
7
5
10,5

7
7
5
10,5

8
8
6
10,5

5
7

5
7

3
7

3

7

3
4

1
3
9,5

1
3
8

1
3
7

1
3
7

1
2
7

8,5
0

3,6
0


3,6
0

1,2
0

1,2
0

0
1
+/-3%

0
0,5
+/-5%

0
0,1
+/-5%

0
0,1
+/-5%

0
0,1
+/-3%


Nguồn: Vụ Chính sách tiền tệ NHNN
Tỷ lệ lạm phát hàng năm kể từ năm 2007 trở về trước ñều nằm dưới chỉ tiêu kế
hoạch của Quốc hội cho từng năm. Những năm ñó, Việt Nam không những ñã
thành công trong việc khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu
vực, mà còn thành công trong việc nới lỏng tiền tệ, chống lại xu thế giảm phát,
thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích xuất khẩu, ñem lại thành quả rất ñáng tự
hào về một nền kinh tế ñang phát triển và mở rộng cánh cửa vào tiến trình hội
nhập quốc tế.
Nhận ñịnh về nguyên nhân lạm phát trong những năm gần ñây, nhất là từ năm
2007 ñến nay, có nhiều yếu tố không bắt nguồn trực tiếp từ phía CSTT, mà do
nhiều nguyên nhân khách quan như do mức giá cả hàng hoá thế giới ñang có xu
hướng nhích lên một mặt bằng mới, dịch bệnh, thiên tai... trong nước liên tục
xảy ra, ñặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007, bùng
phát năm 2008. Một số ảnh hưởng khác về cơ chế mà NHNN không hoàn toàn
chủ ñộng kiểm soát ñược như hoạt ñộng của Kho Bạc Nhà nước, hoạt ñộng
giống như ngân hàng của các quỹ ñầu tư của Nhà nước, quản lý ngoại hối quốc
3


gia và tình trạng ñôla hoá,…
Theo nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Milton Fritman thì “lạm phát bao giờ
và ở ñâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Các NHTW phải chủ ñộng trong các
chính sách của mình, sử dụng các công cụ ñể phòng chống lạm phát vì các biện
pháp ñưa ra bao giờ cũng có ñộ trễ nhất ñịnh, từ ñó mới làm chủ ñược tình
huống khi lạm phát xảy ra. Do ñó, trong ñiều hành CSTT, NHNN phải có những
ñiều chỉnh các công cụ thực thi chính sách tiền tệ thích hợp trong từng thời kỳ.
2. Tiếp tục sử dụng hiệu quả các công cụ CSTT ñể kiểm soát lạm phát năm
2010
ðể có thể ñứng vững trong xu hướng toàn cầu hoá, góp phần ñảm bảo sự hội
nhập thành công của nền kinh tế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trên

trường quốc tế, cũng như góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát phục vụ chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội của ñất nước ñến năm 2020, trong hoạch ñịnh và
ñiều hành của NHNN luôn phải lường trước những diễn biến của thị trường, ñể
ñiều tiết thị trường theo mục tiêu ñã ñịnh, thông qua một hệ thống các công cụ
CSTT. Phát huy những thành quả ñã ñạt ñược trong ñiều hành các công cụ
CSTT ñể kiểm soát lạm phát, góp phần ổn ñịnh kinh tế vĩ mô và thúc ñẩy phát
triển kinh tế thời gian vừa qua, ñặc biệt là 2 năm 2008 và 2009, trong năm 2010,
NHNN cần tiếp tục phối hợp sử dụng các công cụ CSTT ñể kiểm soát lạm phát
hiệu quả. Song việc phối hợp giữa các công cụ cũng như liều lượng của các
công cụ như thế nào lại là một bài toán khó, nhất là trong ñiều kiện hệ thống
thông tin, thống kê kinh tế, tiền tệ của Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong phạm
vi bài viết, chúng tôi ñưa ra một số ñề xuất sau:
Dự trữ bắt buộc (DTBB): Công cụ DTBB ñược sử dụng ñể nâng cao khả năng
kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo ñiều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh
hoạt, hiệu quả. Theo ñó, NHNN cần ñiều chỉnh loại tiền gửi phải DTBB một
cách linh hoạt, phối hợp ñồng bộ với việc ñiều chỉnh các công cụ khác của
NHNN. Song DTBB ñược xem như là một khoản thuế mà NHNN ñánh vào các
TCTD nên khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB, các TCTD phải ñối mặt với chi phí vốn
cao hơn.
Xét về lâu dài, nếu NHNN sử dụng tỷ lệ DTBB ñể ñiều chỉnh lượng tiền trong
nền kinh tế nhằm kiểm soát lạm phát, sẽ khiến cho hoạt ñộng kinh doanh của
các TCTD không ổn ñịnh, việc quản lý thanh khoản của TCTD gặp khó khăn
hơn. Hơn nữa, việc thay ñổi tỷ lệ DTBB rất khó ñiều chỉnh những thay ñổi nhỏ
trong cung ứng tiền tệ, ngoài ra chỉ cần một thay ñổi nhỏ trong tỷ lệ DTBB cũng
sẽ dẫn ñến những thay ñổi rất lớn trong lượng tiền cung ứng thông qua hệ số tạo
tiền, nên nếu có sai sót trong các quyết ñịnh liên quan ñến sự thay ñổi tỷ lệ
4


DTBB thì ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn. Vì vậy, sự ổn ñịnh của công cụ này trong

ñiều hành là hết sức cần thiết.
Nghiệp vụ thị trường mở: Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) mới ñược
NHNN ñưa vào sử dụng ñể ñiều tiết lượng cung tiền và hỗ trợ thanh khoản cho
các TCTD từ tháng 7/2000 với 21 thành viên tham gia, ñến cuối năm 2009, thị
trường ñã có 58 thành viên, với số phiên giao dịch từ 10 ngày/phiên những năm
ñầu thì nay, thị trường giao dịch thường xuyên 1-2 phiên/ngày, có những ngày
giao dịch 3 phiên. Diễn biến này cho thấy, NHNN ñã và ñang chuyển hướng
mạnh sang sử dụng công cụ thị trường ñể ñiều hành các chính sách của NHNN.
Hiệu quả thực thi các chính sách này phụ thuộc vào khả năng ñiều tiết linh hoạt
và chủ ñộng khối lượng tiền cung ứng trong những trường hợp cần thiết và ñiều
quan trọng là sự ñiều tiết này phải tạo ñược sự phản ứng của thị trường. Trong
các công cụ ñiều tiết trực tiếp và gián tiếp thì OMO ñược coi là công cụ ñiều tiết
có hiệu quả nhất.
ðiều hành thực tế OMO trong những năm gần ñây tuy ñã có tiến triển, song thị
trường tiền tệ vẫn phát triển ở mức thấp. ðể hoàn thiện công cụ này, NHNN cần
tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển các công cụ trên OMO, phát
triển OMO ra toàn hệ thống ngân hàng một cách rộng rãi và phổ biến, tránh việc
OMO chỉ chủ yếu là sân chơi của các NHTM Nhà nước như lâu nay,… Trong
ñiều kiện Việt Nam hiện nay, NHNN cần kết hợp hài hòa giữa hai công cụ
DTBB và OMO ñể kiểm soát lượng tiền cung ứng, qua ñó kiểm soát lạm phát.
ðiều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất cơ bản, các công cụ tái cấp
vốn (bao gồm các nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ thấu
chi, nghiệp vụ tiền gửi). Hoàn thiện công cụ này cũng là bước ñầu hình thành hệ
thống lãi suất chủ ñạo của NHNN, tạo cơ sở ñể thực hiện ñiều hành tiền tệ theo
mô hình giá cả khi các ñiều kiện khác ñã chín muồi.
Công cụ tái cấp vốn cần ñược xác ñịnh rõ mục tiêu ñiều hành là cung ứng
phương tiện thanh toán ngắn hạn, qua ñó tạo hành lang dao ñộng cho lãi suất
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, tạo tín hiệu cho thị trường. ðối với công cụ tái
cấp vốn, nghiệp vụ chiết khấu cần ñược coi là kênh cung ứng nguồn vốn thường
xuyên ổn ñịnh với giá rẻ cho các NH.

NHNN cần sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn ñể ñiều
hành lãi suất thị trường tiền tệ, kết hợp chặt chẽ với lãi suất cơ bản ñể các TCTD
làm cơ sở ấn ñịnh lãi suất kinh doanh. Như vậy, NHNN khi công bố lãi suất cơ
bản, kèm theo nó là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất trên thị
trường mở. NHNN cần ñiều hành lãi suất cơ bản theo sát tín hiệu thị trường bởi
vì chính thông qua tín hiệu của thị trường tiền tệ mà NHNN sử dụng công cụ lãi
suất ñể ñưa tiền vào hoặc rút tiền trong lưu thông, từ ñó sẽ ảnh hưởng ñến lạm
5


phát.
ðiều hành tỷ giá: Thực tế cho thấy tỷ giá có vai trò rất quan trọng ñối với ổn
ñịnh tiền tệ của Việt Nam, chính sách tỷ giá có tác ñộng ñáng kể ñến lãi suất
VND và lãi suất ngoại tệ, quyết ñịnh ñối với những nhà ñầu tư trong việc lựa
chọn vay hoặc gửi tiền bằng ngoại tệ hay bằng VND. Do vậy, chính sách tỷ giá
cần ñược quan tâm và hoàn thiện theo hướng tăng tính linh hoạt của tỷ giá; sử
dụng công cụ tỷ giá ñể ñiều tiết quan hệ cung- cầu ngoại tệ; tiến tới thu hẹp
khoảng cách giữa tỷ giá công bố và tỷ giá thị trường; tăng dự trữ ngoại hối cho
Nhà nước và ñảm bảo cân ñối ngoại tệ cho nền kinh tế.
Hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê của ngành Ngân hàng phục vụ cho
các quyết ñịnh chính sách của NHNN
ðối với hệ thống thông tin nội bộ cần thực hiện theo hướng ñổi mới cả về nội
dung và hình thức nhằm cung cấp kịp thời thông tin tiền tệ, tín dụng, các thông
tin vĩ mô toàn diện về phạm vi, tin cậy về chất lượng nhằm phục vụ tốt cho các
quyết ñịnh chính sách của NHNN.
Hiện nay, chế ñộ thông tin, báo cáo áp dụng ñối với các ñơn vị thuộc NHNN và
các TCTD thực hiện theo Quyết ñịnh 477/Qð-NHNN ngày 28/4/2004 về việc
Chế ñộ báo cáo thống kê (CðBCTK) áp dụng cho các ñơn vị thuộc NHNN và
các TCTD do Thống ñốc ban hành. Theo chế ñộ này, bên cạnh những hỗ trợ tích
cực trong công tác ñiều hành của NHTW, Quyết ñịnh 477cũng còn những hạn

chế nhất ñịnh:
- Các chỉ tiêu không mang tính ổn ñịnh do yêu cầu ñổi mới các cơ chế chính
sách trong từng giai ñoạn phát triển của Ngành cũng như của nền kinh tế. ðây là
một thực tế gây nhiều khó khăn cho các ñơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chế
ñộ thông tin báo cáo cũng như của các ñơn vị thực hiện báo cáo.
- Mang tính hành chính cao, do yêu cầu các TCTD cung cấp các chỉ tiêu báo cáo
phục vụ cho công tác chỉ ñạo, ñiều hành của NHTƯ, nên một số chỉ tiêu báo cáo
mang nặng tính chất nghĩa vụ, không hiệu quả.
- Nhiều thông tin từ các cơ quan khác (ví dụ như tồn quĩ tiền mặt tại Kho bạc
Nhà nước) phục vụ lập các báo cáo vẫn phải tự thu thập, không cập nhật.
- Việc truyền nhận thông tin không ñều ñặn, ñầy ñủ, chủ yếu vẫn phải lập báo
cáo bằng thủ công do không ñồng bộ giữa chương trình tin học của NHNN và
các TCTD, trang thiết bị truyền tin và chương trình phần mềm giữa các TCTD
và NHNN không tương thích.
ðể ñổi mới công tác này, cần hoàn thiện hệ thống thông tin trong ngành Ngân
hàng theo các nhóm thông tin cần thiết, thu thập từ các khu vực, thể chế như:
Thông tin từ các TCTD (thuộc khu vực thể chế tài chính), thông tin từ các tổ
chức tài chính khác có hoạt ñộng ngân hàng, thông tin từ các Bộ, ngành (thuộc
6


khu vực thể chế Chính phủ), thông tin từ các doanh nghiệp, hộ gia ñình, thông
tin từ các tổ chức làm dịch vụ, thông tin trong và ngoài nước liên quan ñến diễn
biến kinh tế, tài chính tiền tệ trong và ngoài nước. Bên cạnh ñó, cần rà soát và
hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan ñến việc cung cấp thông tin và phương
pháp thu thập thông tin theo từng khu vực thể chế; ña dạng hóa các kênh thu
thập thông tin; rà soát và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu báo cáo thống kê theo
các qui ñịnh hiện hành ñể hình thành hệ thống chỉ tiêu tinh gọn, chuẩn hoá và
phù hợp với thông lệ quốc tế và ñiều kiện của Việt Nam, ñáp ứng nhu cầu thông
tin phục vụ các quyết ñịnh chính sách của NHNN và các ñối tượng sử dụng

thông tin khác.
ðổi mới công tác phân tích và dự báo
Công tác phân tích và dự báo tạo nền tảng cho việc xác ñịnh cơ chế chuyển tải
và lựa chọn một khuôn khổ các chính sách của NHNN ñạt hiệu quả. Công tác
phân tích và dự báo của NHNN hiện nay còn quá ñơn giản, chủ yếu theo cảm
tính, thiếu sự phân tích ñịnh lượng nên khó có thể xác ñịnh ñược các mục tiêu
của các chính sách NHNN một cách chính xác và có ñược cơ chế chuyển tải
hiệu quả. Do vậy, cần ñổi mới căn bản công tác này theo hướng thu thập, xử lý
thông tin theo qui trình “khép kín”, khi dữ liệu ñầu vào ñược thu thập theo từng
khu vực thể chế, thì việc xác ñịnh hệ thống các chỉ số ñầu ra của dữ liệu cũng
bắt ñầu theo từng khu vực thể chế.
Xây dựng một hệ thống cảnh báo về những biến ñộng bất thường về lãi suất, tỷ
giá và tăng trưởng tín dụng của NHNN ñối với các TCTD
ðây là giải pháp rất cần thiết, ñặc biệt trong giai ñoạn thị trường tiền tệ chưa
phát triển, năng lực tài chính của các NHTM còn yếu và các công cụ ñiều hành
gián tiếp của NHNN còn hạn chế, thì việc hình thành một hệ thống cảnh báo của
NHNN là rất cần thiết, nhằm tránh sự cố ñáng tiếc của các TCTD, tạo sự ổn ñịnh
kinh tế vĩ mô.
Tài liệu tham khảo:
- Luật NHNN, Luật Các TCTD (1998), NXB Quốc gia, Hà Nội.
- Miskin, Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính (1994), NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
- Học viện Ngân hàng, Giáo trình Tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống kê.
- NHNN (2003), Về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng, Hà Nội.
- NHNN, báo cáo thường niên hàng năm 2000- 2008.
- Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2000- 2008.
- Các website www.Mof.gov.vn; www.vneconomy.com.vn; www.gso.gov.vn

7




×