ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ LÝ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
- THÁI NGUYÊN ”
Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số : 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đặng Văn Minh
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
và sự nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Đặng Văn Minh.
Các số liệu, mô hình và những kết quả trong luận văn là trung thực, các
đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố
dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng
đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Minh đã tận tình hướng dẫn
và quý thầy cô khoa Tài nguyên và Môi trường, khoa Sau đại học đã truyền
dạy những kiến thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ kinh
nghiệm cho luận văn hoàn thành được thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kỹ thuật, phòng Quản
lý công nghệ, phòng Kế toán của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cung cấp các số liệu, tài liệu quý giá
để thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 25 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của luận văn. 1
2. Mục tiêu của luận văn. 2
3. Mục đích của luận văn. 2
4. Ý nghĩa của luận văn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở pháp lý. 3
1.2. Cơ sở khoa học. 3
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn. 3
1.2.2. Định nghĩa về sản xuất sạch hơn 6
1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 6
1.2.4. Các giải pháp cho sản xuất sạch hơn 7
1.3. Cơ sở thực tiễn. 8
1.3.1. Tổng quan tài liệu trên thế giới. 8
1.3.2. Tổng quan tài liệu trong nước. 11
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 23
2.2. Nội dung nghiên cứu. 23
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn
Thụ. 23
2.2.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật – môi trường trong hoạt động
sản xuất sạch hơn. 23
2.2.3. Đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn trong sản xuất giấy. 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu . 23
2.3.2. Phương pháp so sánh. 24
2.3.3. Phương pháp tính tổng trọng số. 24
2.3.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn. 24
2.3.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn. 25
2.3.5. Phương trình cân bằng vật chất và năng lượng. 26
2.3.6. Phương pháp chi phí - lợi ích . 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 29
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của công ty Giấy Hoàng Văn Thụ
29
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 29
3.1.2. Đặc điểm khí hậu. 29
3.1.3. Đặc điểm thủy văn sông ngòi khu vực Thái Nguyên . 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 31
3.1.4.1. Dân số và phát triển dân số . 31
3.1.4.2. Tài nguyên. 32
3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế. 32
3.1.6. Về văn hóa – xã hội. 33
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trƣớc và sau khi sản xuất sạch hơn. 33
3.2.1. Sản lượng các loại giấy của Công ty những năm gần đây . 33
3.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm. 35
3.2.3. Đánh giá giá trị NPV qua các năm. 36
3.3. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trƣớc và sau khi sản xuất sạch hơn. 36
3.3.1. Dây chuyền công nghệ và nguyênvật liệu đầu vào. 36
3.3.1.1. Dây chuyền công nghệ cũ và nguyên liệu đầu vào. 36
3.3.1.2. Nguyên liệu, trang thiết bị và quy trình sản xuất . 38
3.3.1.3 Cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra của công nghệ cũ . 40
3.3.1.4. Những tồn tại của dây chuyền cũ. 41
3.3.1.5. Dây chuyền công nghệ mới và nguyên liệu đầu vào . 41
3.3.1.6. Cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra của dây chuyền mới . 43
3.3.1.7. Đánh giá hiệu quả đạt được giữa hai công nghệ trước và sau khi sản xuất
sạch hơn. 46
3.3.2. Thu hồi, tuần hoàn và tái sử dụng trong sản xuất sạch hơn. 48
3.3.2.1. Thu hồi, tuần hoàn bột giấy, hóa chất phụ trợ . 48
3.3.2.2. Tái sử dụng các phế phẩm và phế thải trong các công đoạn sản xuất. .
53
3.3.3. Các sản phẩm phụ hữu ích . 54
3.4 Đánh giá hiệu quả môi trƣờng trƣớc và sau khi sản xuất sạch hơn. 55
3.4.1. Nguồn thải, xử lý chất thải và hiện trạng môi trường Công ty trước
sản xuất sạch hơn . 55
3.4.2. Hệ thống xử lý các nguồn thải và hiện trạng môi trường Công ty khi
áp dụng sản xuất sạch hơn. 56
3.4.2.1. Hệ thống xử lý nước thải. 56
3.4.2.2. Hiện trạng môi trường 58
3.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi thực hiện sản xuất sạch
hơn
64
3.5 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất 65
3.5. 1. Xác định các cơ hội sản xuất sạch hơn trong các khâu sản xuất của công
ty.
65
3.5.2. Sàng lọc các cơ hội SXSH và đề xuất các giải pháp có tính khả thi. 71
3.5.3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật - kinh tế - môi trường của giải pháp
thay đổi nhiên liệu đầu vào và công nghệ lò hơi mới. 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.5.3.1. Giới thiệu về nhiên liệu mới và công nghệ lò hơi tầng sôi. 73
3.5.3.2. Dự trù chi phí mua sắm thiết bị, xây dựng và chi phí duy trì quá trình
hoạt động
.
75
3.5.3.3. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật - kinh tế - môi trường 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty giấy Xuất Khẩu Thái
Nguyên. 19
Bảng 1. 2. Hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn của Nhà máy xi măng Lưu Xá
thành phố Thái Nguyên. 21
Bảng 3.1. Sản lượng và doanh thu các loại giấy qua các năm. 34
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 4 năm gần đây. 35
Bảng 3.3. Phân tích chi phí và lợi ích qua các năm. 36
Bảng 3.4. Cân bằng vật chất cho các công đoạn sản xuất giấy xi măng trước SXSH
của Công ty giấy Hoàng Văn Thụ. 40
Bảng 3.5. Cân bằng vật liệu cho dây chuyền sản xuất giấy xi măng cho 1000kg sản
phẩm sau khi áp dụng SXSH. 44
Bảng 3.6. So sánh điểm khác biệt giữa hai công nghệ trước SXSH và khi SXSH của
Công ty giấy Hoàng Văn Thụ. 46
Bảng 3.7. Hiệu quả về kỹ thuật trước và sau khi thực hiện SXSH. 47
Bảng 3.8. Lợi ích của quá trình tuần hoàn trong sản xuất sạch hơn năm 2011. 51
Bảng 3.9. Lợi ích từ việc tái sử dụng trong sản xuất sạch hơn năm 2011 . 54
Bảng 3.10. Chất lượng nước mặt thượng và hạ lưu sông Cầu năm 2011. 59
Bảng 3.11. Chất lượng nước thải sau xử lý Công ty cổ phân giấy Hoàng Văn Thụ
năm 2011. 60
Bảng 3.12. Chất lượng môi trường không khí tại công ty Hoàng Văn Thụ năm 2011. .
62
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất thải rắn của công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn
Thụ năm 2011. 63
Bảng 3.14. Lợi ích về môi trường trước và sau khi thực hiện sản xuất sạch hơn. 64
Bảng 3.15. Các cơ hội SXSH cho các khu vực sản xuất và phụ trợ. 66
Bảng 3.16. Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện. 71
Bảng 3.17. So sánh năng lượng sử dụng giữa lò hơi tầng sôi và lò hơi ghi xích cũ 76
Bảng 3.18. Vốn cố định của dự án xây dựng lò hơi tầng sôi 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp. 4
Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm. 4
Hình 3.1. Biểu đồ sản lượng các loại giấy qua các năm của Công ty Giấy Hoàng
Văn Thụ. 34
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả sản xuất kinh doanh công ty giấy Hoàng Văn Thụ năm
2011. 35
Hình 3.3. Biểu đồ phân tích chi phí lợi ích của Công ty giấy Hoàng Văn Thụ. 36
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền sản xuất trước SXSH của nhà máy 37
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy của Công ty khi áp dụng SXSH 42
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ dây chuyền thu hồi bột nổi 49
Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống cấp nước và tuần hoàn nước trắng, hóa chất phụ trợ. 52
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất sạch hơn. 58
Hình 3.9. Biểu đồ hiệu quả môi trường trước và sau khi sản xuất sạch hơn 65
Hình 3.10. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong xu thế toàn cầu hoá thì sự tăng trưởng nền kinh tế luôn đi cùng với vấn
đề bảo vệ môi trường. Khi mức sống của người dân tăng lên, trình độ học vấn tăng
lên thì nhu cầu của con người không dừng lại ở việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật
chất mà cần có một môi trường tốt. Từ nhận thức đó họ càng mong muốn hướng tới
sự phát triển bền vững.
Nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận của
mình mà không ngừng các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho tài
nguyên ngày càng bị cạn kiệt và tất yếu hoạt động này sẽ gây ra các tác động tiêu
cực đến môi trường và xã hội như: ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải
độc hại…. Xét trên quan điểm xã hội học thì doanh nghiệp hoàn toàn phải chịu
những chi phí do các tác động tiêu cực gây ra nhưng trên thực tế thì xã hội lại phải
gánh chịu. Đối với các nhà sản xuất đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là
một gánh nặng, sẽ làm tăng thêm giá thành, giảm cạnh tranh từ đó làm giảm lợi
nhuận. Vì lợi ích riêng của mình mà các doanh nghiệp thường bỏ qua lợi ích chung
của xã hội. Vậy thì phải phát triển kinh tế như thế nào để đạt được bền vững? Vào
thời điểm này thì câu trả lời chính là muốn phát triển bền vững thì nên tiến hành các
biện pháp sản xuất sạch hơn. Sự ra đời của sản xuất sạch hơn (SXSH) đã góp phần
đáng kể và đóng vai trò cốt lõi của sự nghiệp phát triển bền vững.
SXSH giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên đồng thời làm giảm chất thải
và ô nhiễm, thậm chí loại bỏ các dòng thải và hiệu xuất tiêu thụ sẽ tiến tới 100%.
Ngày nay, biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống không được coi là
biện pháp ưu việt nữa vì hiệu quả chưa cao và rất tốn kém thay vào đó là biện pháp
xử lý dọc đường ống hay SXSH. SXSH mang tính chủ động và phòng ngừa là chính
trước khi các chất thải phát sinh. Do đó, nếu doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch
hơn không những thu được nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
SXSH trong công nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng của nhiều
quốc gia. Thực hiện công nghệ SXSH trong công nghiệp là một phương án mang lại
những lợi ích cho doanh nghiệp về kinh tế đồng thời góp phần làm giảm ô nhiểm
môi trường cho phép các doanh nghiệp tiếp cận tốt với các yêu cầu bảo vệ môi
trường. Áp dụng SXSH cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được uy tín và các sản
phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn phường Quan Triểu,
thành phố Thái Nguyên, là một đơn vị đã mạnh dạn áp dụng sản xuất sạch hơn
trong những năm gần đây đã mang lại những kết quả rất tốt. Nhằm góp phần cho
sự phát triển bềm vững và đẩy mạnh việc áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn tỉnh từ tính cấp thiết trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện luận
văn: “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Cổ phần giấy
Hoàng Văn Thụ - Thái Nguyên ”
2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn
Thụ - Thái Nguyên nhằm xác định biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách
áp dụng các biện pháp SXSH. Thông qua đó góp phần sử dụng các nguồn tài nguyên, nhiên
liệu hiệu quả.
3. Mục tiêu cụ thể
- So sánh hiệu quả đạt được trước và sau khi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
- Xác định các lợi ích mang lại về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
- Xây dựng và sàng lọc các cơ hội SXSH nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và môi
trường cao.
4. Ý nghĩa của luận văn
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho việc công
tác sau này
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Đánh giá được hiệu quả khi áp dụng sản xuất sạch hơn.
- Đề xuất các biện pháp khả thi để thu được lợi ích cả về kinh tế và
môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý
- Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419 /QÐ-TTg ngày 7-9-2009 với
mục tiêu: Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật
liệu giảm phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
- Công văn số 351/BCT - KHCN của Bộ Công thương về việc hướng dẫn đăng
ký nội dung thực hiện " Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến 2011 - 2020"
- Công văn số 2015/BCT - KHCN V/v hướng dẫn đăng ký các nội dung năm
2011 thực hiện "chiến lược SXSH trong công nghiệp đến 2020"
- Quyết định số 105/QĐ - SCT của sở Công thương Thái Nguyên V/v thành
lập tổ SXSH trong công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
- Chỉ thị số 08/CT - BCT ngày 10/07/2008 của Bộ Công thương về việc áp
dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Quyết định số 07/2007/QĐ - BCN phê duyệt quy định điều chỉnh phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2010.
- Thông tư số 01/2009/TT- BCT hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất
1.2. Cơ sở khoa học
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng sản xuất sạch hơn
Thực tế cho thấy các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm môi trường
do khí thải, nước thải và chất thải rắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp
(Nguồn: Heinz Leueuberger, 2000)
Trong những năm qua các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy
thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
Hình 1.2. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm
(Nguồn: Heinz Leueuberger, 2000)
Vào thời điểm bắt đầu thì gần như con người không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả
của ô nhiễm môi trường chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công
nghiệp còn nhỏ lẻ. Khi mà ngành công nghiệp phát triển hơn và đã có dấu hiệu của sự ô
nhiễm thì 2 biện pháp sơ cấp được sử dụng đó là pha loãng và phát tán. Đối với hai phương
pháp này thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường không đổi. Thủy quyển và khí quyển
không phải là một bãi rác cho một loại chất thải: các kim loại nặng, các chất thải độc hại khó
Nước
Quá trình
sản xuất
Năng
lƣợng
Khí thải
Nƣớc
thải
Chất thải
rắn
Sản phẩm
Nƣớc
Phớt lờ
Pha loãng &
phát tán
Xử lý cuối
đường ống
Sản xuất sạch hơn
Nguyªn
liÖu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
phân hủy, có tính chất nguy hiểm đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối. Và sự ô
nhiễm môi trường trong giai đoạn này bắt đầu được quan tâm nhiều hơn và cụ thể hơn đặc
biệt bảo vệ môi trường còn được đưa vào các văn bản pháp quy bắt buộc phải thực hiện vì
thế phương pháp xử lý cuối đường ống ra đời. Một vấn đề đặt ra đó là việc lắp đặt các hệ
thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất
ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi đưa vào môi trường. Phương pháp này
phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, xử
lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như: không thể áp dụng với các trường hợp
có nguồn thải phân tán rộng như nông nghiệp, đôi khi sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình
xử lý lại là các tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp mặt khác chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng lên
do cộng thêm cả chi phí xử lý.
Ngăn chặn phát sinh chất thải tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng, nguyên vật
liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên liệu nữa được đưa vào
thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ năm 1980 với những cách
gọi khác nhau “ phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay, thuật ngữ “ sản
xuất sạch hơn” được dùng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Trước đây, lối suy
nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các
phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của
chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng. Các
ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường.
Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong
việc xem xét cách tiếp cận SXSH.
Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối
đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho
môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách tiếp
cận đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi các ứng phó sau cùng là tiếp
cận quản lý chất thải chủ động. Có thể nói SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng
ngừa”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống.
Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.2.2. Định nghĩa về sản xuất sạch hơn
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994) Sản xuất sạch hơn là áp dụng liên
tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản
phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tất cả các tác động xấu đến môi trường và con người.
Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất
thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các tác
động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của các sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu
đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường trong
việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Tóm lại, SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về
mặt môi trường sinh thái và hiệu quả kinh tế.
1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan.
- Công nghệ sạch: Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp
dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết
kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ
thuật này có thể áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng
trong dây chuyền sản xuất nhằm tận dụng phụ phẩm để tránh thất thoát (OCDE, 1987).
- Phòng ngừa ô nhiễm: Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN)
thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý thuật ngữ (PNÔN)
được sử dụng ử Bắc Mỹ trong SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới.
- Giảm thiểu rác thải: Khái niệm về giảm thiểu rác thải được đưa vào năm 1988 bởi
Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ. GTRT tập trung vào việc tái chế rác thải và các
phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác thải bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P và 3R.
- Kiểm soát ô nhiễm: Sự khác nhau cơ bản của KSÔN và SXSH là vấn đề
thời gian. KSÔN là một cách tiếp cận từ phía sau, giống như xử lý cuối đường ống,
trong khi sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận từ phía trước, mang tính chất dự đoán
và phòng ngừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.2.4. Các giải pháp cho sản xuất sạch hơn
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là
các thay đổi trong quá trình vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản
xuất sạch hơn có thể chia thành các nhóm sau: Giảm chất thải tại nguồn, tuần hoàn, cải tiến
sản phẩm, giảm chất thải tại nguồn:
Quản lý nội vi là một phương pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý
nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định nguyên
nhân và tìm được các giải pháp xử lý.
Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của
quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát
và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là
việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm
có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn.
Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa,
là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong
thiết bị.
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả
hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác,
do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải
thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
Tuần hoàn:
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Thay đổi sản phẩm:
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ
bản của sản xuất sạch hơn.
Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp
đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về
môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế
sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc
hại sử dụng.
Trên thực tế để mang lại hiệu quả to lớn cho việc áp dụng quy trình sản xuất
sản xuất sạch hơn vào sản xuất thường được các doanh nghiệp áp dụng đồng loạt
nhiều giải pháp vào từng quy trình sản xuất. [14]
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tổng quan tài liệu trên thế giới
Trên thế giới, hầu hết các nước cũng có chương trình SXSH và hỗ trợ tại chỗ
cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại châu Á, hầu hết các nước có các chương trình
trình diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành Công nghiệp khác nhau. Các chương
trình này được hỗ trợ bởi Chính phủ, ngành Công nghiệp và có sự hỗ trợ từ tổ chức
nước ngoài.
Tại Trung Quốc, thúc đẩy SXSH đã được đưa thành luật vào tháng 6/2002.
Luật thúc đẩy SXSH của Trung Quốc qui định, Ủy ban nhà nước và các chính
quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào các kế hoạch và
chương trình phát triển kinh tế và xã hội quốc gia cũng như các kế hoạch và chương
trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát triển công nghiệp và phát triển
vùng. Luật quy định, các chính sách ưu đãi từ thuế, quản lý ưu đãi tại các cấp đối
với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Luật này cũng qui định cụ thể các doanh nghiệp
phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
khác được qui định trong luật bao gồm qui định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm,
tiết kiệm năng lượng, sử dụng hóa chất, thăm dò khai thác khoáng sản… Các biện
pháp tổ chức thực hiện như trách nhiệm của các cơ quan liên quan, quy định việc
loại bỏ các công nghệ, sản phẩm lạc hậu theo hạn định; Các qui định về xử phạt,
mức phạt.
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và môi trường Australia
và New Zealand (ANZECC) đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH. Đã có nhiều
cuộc thảo luận với các bên liên quan chính như Chính phủ, doanh nghiệp công
nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và một loạt các tài liệu cơ
sở đã được chuẩn bị. Chính phủ liên bang đang triển khai chương trình SXSH hầu
hết các bang đều có chương trình SXSH với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt
động khá thành công. Các nhóm, đội SXSH đã tiến hành các chương trình trình diễn
bao gồm 10 Công ty trên khắp đất nước và hiện đã có kết quả, tích cực trong việc tổ
chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các
ngành Công nghiệp để thúc đẩy SXSH.
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính, loại hình
công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công nghệ cứng” và
công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về giảm tác động môi
trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc
tái chế các sản phẩm sau sử dụng. Hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện
thông qua các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm lượng
phát thải khí nhà kính. Hiện nay, đã có 190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được
Trung tâm Công nghệ môi trường Liên Hiệp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ
liệu có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển (được Ủy ban Xúc tiến
công nghệ SXSH của Trung tâm Môi trường toàn cầu đánh giá và tổng hợp).
Công nghệ SXSH được chia thành công nghệ cho các loại hình công nghiệp khác
nhau như ngành Dệt, ngành Hóa chất, ngành Chế biến thực phẩm; các loại hình
công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hóa qui trình,
cải tiến kiểm soát quá trình. [15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đang bắt
đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ
có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng lên 35% vào những
năm 1990. Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch đã cho
thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả
10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m
3
một năm và lợi ích kinh
tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la Mỹ hàng năm.[13]
- Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát triển
như Trung Quốc, Ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v và đang được công nhận
là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Một
nhà máy xi măng ở Inđonêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch đã tiết kiệm 35.000
USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất sạch không đến một năm.
Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp đã
cho thấy sản xuất sạch đã giảm được ô nhiễm 15 - 31% và có hiệu quả gấp 5 lần so
với các phương pháp truyền thống.[13]
- Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến SXSH là rất cao đối với
nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên tới
50 USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà
máy có thể giảm đi 15-20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm
khoảng 50-100KWh/tấn giấy ở các nhà máy qui mô nhỏ thông qua việc nâng cao
hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành giấy mà
các ngành hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi măng cũng
đạt được các kết quả tương tự. Đương nhiên, các tiềm năng này thay đổi tùy theo
hiện trạng và qui mô sản xuất của từng nhà máy. Như vậy, các kết quả áp dụng
SXSH ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada, cũng như ở các nước đang
phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
như Ba Lan, CH Séc, Hungary, đều cho thấy tính ưu việt của SXSH: vừa mang lại
hiệu quả về môi trường lại mang lợi ích về kinh tế. ((Nguồn: Cleaner Production
Worldwide - UNEP, 1993)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Nhìn chung các hình thức sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực của các nước
trên thế giới là hết sức phong phú trong ngành nghề và hiệu quả cũng rất khả quan.
Chính phủ các nước hầu như đã xây dựng chiến lược cho phát triển sạch hơn, nhiều
bộ luật quy định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được thực thi.
1.3.2. Tổng quan tài liệu trong nước
1.3.2.1. Lịch sử phát triển, thực trạng công nghiệp và quy mô ngành giấy
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành sớm tại Việt Nam khoảng năm
284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để
phục vụ cho các ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi
vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà
máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết có công suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như
nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy giấy Văn Điểm, nhà máy giấy Đồng Nai, nhà máy giấy Tân
Mai. Năm 1975 tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng
do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng
thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm. [2]
Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành sản xuất giấy
và bột giấy là 16%/năm, từ năm 2000 đến 2004 đạt 20%/năm, và đến năm 2009 đã là
28%/năm. Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, cùng với gia tăng sản phẩm giấy nhập khẩu,
đã nâng mức tiêu thụ giấy trung bình trên đầu người Việt Nam tăng từ 7,7kg/người/năm
trong năm 2000 và đến năm 2005 là 16kg/người/năm. Năm 2010 mức tiêu thụ trung bình
giấy trên đầu người là 22 kg/người/năm, sản lượng sản xuất giấy trong nước đạt hơn 1,38
triệu tấn giấy/năm (trong đó khoảng 56% là nhóm giấy công nghệp bao bì và 25% là nhóm
giấy vệ sinh) và 600.000 tấn giấy bột. [2]
Giấy là sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm.
Thành phần chính của giấy là xenluylo, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ,
bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenluylo bị bao quanh bởi một lignin cũng là polyme.
Để tách xenluylo ra khỏi mạng polyme đó người ta phải sử dụng phương pháp nghiền cơ
học hoặc xử lý hóa học. Quá trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quá
trình có hiệu quả thu hồi xenluylo cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
hết lignin, khiến chất lượng giấy không cao. Trong sản xuất giấy ngày nay, quá trình
Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi xenluylo ở quy trình hóa
học không cao bằng quy trình nghiền cơ học, nhưng quy trình hóa học cho phép loại bỏ
lignin khá triệt để, nên sản phẩm có độ bền tương đối cao. Dư lượng lignin trong bột giấy
làm cho giấy có mầu nâu, vì vậy sản xuất giấy trắng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết
lignin, thường người ta oxy hóa lignin bằng clo nhưng phương pháp này gây ô nhiễm
môi trường. Vì vậy các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân thiện môi
trường để áp dụng cho việc tẩy trắng giấy.
Nhìn chung trình độ công nghệ sản xuất giấy tại Việt Nam còn rất nhiều lạc hậu và thô
sơ, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và năng lực cạnh tranh với các nước trên khu
vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có ba công nghệ sản xuất giấy chính là: phương
pháp sử dụng hóa chất, phương pháp cơ lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các phương
pháp sử dụng nhiều hóa chất. Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ bột sulfat tẩy
trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ và phương pháp xút không thu
hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo phương pháp kiềm lạnh đều là công nghệ cũ, các
hóa chất dư thừa hầu hết không được thu hồi dẫn tới các vấn đề môi trường. [2]
Toàn ngành chỉ có bốn cơ sở quy mô lớn với công suất trên 50.000 tấn
giấy/năm gồm: công ty cổ phần giấy Tân Mai (120.000 tấn/năm), tổng công ty giấy
Việt Nam (100.000 tấn/năm), công ty cổ phần giấy Sài Gòn (90.000 tấn/năm) và
công ty cổ phần giấy An Bình (70.000 tấn/năm) ; 33 đơn vị quy mô trung bình (>
1.000 tấn/năm) và Việt Nam có tới 46% doanh nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm.
Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ
và 100 - 350 m
3
nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng
7 - 15 m
3
/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi
phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Đặc biệt
công đoạn tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50 - 70% tổng lượng
nước thải và từ 80 - 95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm). Nước thải chứa hàm lượng
lignin cao là những vấn đề môi trường chính đối với ngành giấy. Bên cạnh đó trung
bình một tấn giấy sản xuất còn phát sinh từ 45 - 48 kg chất thải rắn, chưa tính lượng
phế liệu đã được tái chế. Công suất trung bình của Việt Nam là 5.800 tấn giấy/năm và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
13.000 tấn bột/năm thấp hơn nhiều so với công suất trung bình của các nước có nền công
nghiệp giấy phát triển như Đức, Phần Lan và thấp hơn nhiều so với các nước có trình độ
phát triển tương đương như Thái Lan và Indonesia. [14]
Bên cạnh đó công nghệ lạc hậu cũng gây lãng phí nguyên vật liệu, tăng cao chi phí sản
xuất, hiệu quả qui mô trung bình của các doanh nghiệp sản xuất bột giấy là 57% và giấy in
77%, giấy viết là 81%, giấy vàng mã và bìa tương ứng là 70.2% và 91%. [14]
Quy mô nhỏ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh sản xuất do chất lượng, chi phí sản
xuất và xử lý môi trường cao.
Công nghệ sản xuất từ những năm 70 - 80 hiện vẫn đang tồn tại phổ biến, thậm chí ở
cả các doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường
chính đối với ngành sản xuất giấy. Việc xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường. Bên
cạnh đó, phát thải khí từ nồi hơi, chất thải rắn trong quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử
lý nước thải cũng là vấn đề cần được quan tâm. [3]
1.3.2.2. Hiện trạng, tiềm năng và thách thức của sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Khái niệm sản xuất sạch hơn đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công
nghiệp ở nước ta năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ : “SXSH trong công nghiệp
giấy” và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” do UNEP tại Bangkok và CIDA –
IDRC (Canada) tài trợ. Hại dự án này mới dừng lại ở mức giới thiệu khái niệm và xác định
tiềm năng giảm thiểu chất thải. Tiếp theo đó, các khái niệm về hiệu quả sinh thái, phòng
ngừa ô nhiễm, năng xuất xanh cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù tên gọi khác nhau,
song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “nâng cao hiệu
quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại
nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường. Vào ngày 22/09/1999,
Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về
SXSH, khẳng định cam kết của chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
Trong những năm qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tập trung vào:
- Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;
- Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công
nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc tế về SXSH và xây dựng cơ sở
pháp lý cho việc xúc tiến SXSH.
Tính đến năm 2005, đã có gần 200 doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn ở các
mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tài trợ hoặc các đề tài xây
dựng mô hình SXSH ở một số địa phương, trong đó có 47 doanh nghiệp chế biến thủy sản,
thực phẩm và 34 doanh nghiệp dệt nhuộm. Con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp hiện có ở cả nước. Tuy nhiên, ở nước ta hiện đã và đang hình thành xu
thế ngày càng có thêm các doanh nghiệp tham gia các dự án về SXSH. [13]
Theo báo cáo của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, tình hình thực hiện các dự án
trình diễn hoặc nghiên cứu về SXSH ở các địa phương cũng rất khác nhau. Tỉnh Nam Định
và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số doanh nghiệp thực hiện thành công SXSH
nhiều nhất.
Theo báo cáo của 60 doanh nghiệp thực hiện đánh giá SXSH dưới sự hướng dẫn của
Trung tâm sản xuất sạh Việt Nam, các doanh nghiệp này đã tiết kiệm trên 6 triệu USD trong
năm trình diễn, trong khi tổng vốn đầu tư thực hiện các giải pháp SXSH là 1,15 triệu USD.
Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp rất hạn chế về vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Một kết quả khác rất lý thú là đánh giá SXSH cũng là một công cụ hiệu quả trong
giải quyết các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong sản xuất công nghiệp.
Điều đáng chú ý là riêng Bộ Công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2004 đã mở 20 lớp
tập huấn về SXSH cho 800 lượt cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và hỗ trợ tài chính cho
78 doanh nghiệp áp dụng SXSH. Trong 5 năm qua, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong
nước được chú ý đúng mức, mà điển hình là hoạt động của dự án “ Trung tâm Sản xuất sạch
Việt Nam” (VIE/96/063) đã đào tạo được trên 100 cán bộ chuyên sâu về SXSH cho các
ngành công nghiệp và cơ quan nghiên cứu, tư vấn, trong đó có khoảng 30% số cán bộ này
đã cung cấp tư vấn về lĩnh vực SXSH. SXSH/Phòng ngừa ô nhiễm trong công nghiệp ngày
nay đã trở thành 1 trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về BVMT năm
2010 và định hướng năm 2020. Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong các
trình diễn kỹ thuật về đề tài nghiên cứu SXSH. Ví dụ như một số giải pháp về công nghệ chỉ
chiếm 5% trong tổng số các giải pháp loại này được thực hiện. Thêm vào đó, nhiều báo cáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
đánh giá SXSH do các chuyên gia phải khẩn trương xây dựng đội ngũ chuyên gia trong
nước giỏi về kiến thức và kỹ năng thực hiện phương pháp luận cùng với sự phong phú về
kinh nghiệm thực hiện mới có thể đảm bảo chất dịch vụ về SXSH. Đây là yếu tố quan trọng
trong phát triển thị trường dịch vụ về lĩnh vực SXSH và đảm bảo tính bền vững của SXSH.
Trên cơ sở phân tích số liệu kiểm toán SXSH tại 60 doanh nghiệp thuộc các ngành
Giấy, Dệt, sản xuất bia và sản phẩm kim khí do Trung Tâm SXSVN thực hiện từ 1999 –
2004, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã so sánh với các công nghệ tốt hiện có (BAT =
Best Available Technology) ở Châu Âu để ước tính và nhận xét: tiềm năng SXSH (tức là
tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng và nước) trong các doanh nghiệp
Việt Nam là rất lớn.
Như vậy, SXSH ở nước ta có thể đạt kết quả cao hơn nữa về cả lợi ích môi trường và
lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng. Song với thực tiễn về trình độ phát
triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích hợp hơn cả đối với các doanh nghiệp nước ta làm
tìm kiếm các công nghệ tốt nhất và hấp dẫn về mặt kinh tế trong quá tình đổi mới công nghệ
(Ngô Thị Nga, 2005) [7]
Để duy trì và nhân rộng các kết quả đã đạt được, dự án VIE/04/064 “Đẩy mạnh các
dịch vụ mới về SXSH thông qua Trung Tâm Sản xuất sạch Việt Nam” đã được SECO
(Thụy Sĩ) tài trợ qua UNIDO (2005 -2007). Dự án này mở rộng phạm vi ứng dụng của
SXSH sang các vấn đề bức xúc khác nhau:
- Sử dụng năng lượng hiệu quả và cơ chế phát triển sạch (CDM)
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSH)
- Giải trình trách nhiệm xã hội
- Thực hiện các công ước đa phương về môi trường
Tuy vậy, ưu tiên lớn nhất của dự án để đẩy mạnh thực hiện SXSH là:
- Đánh giá mức độ lạc hậu công nghệ và chuyển giao công nghệ sạch hơn,
- Mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam và xây dựng mẫu hình sản xuất bền vững
trong công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam, mặc dù SXSH có nhiều ưu việt
song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để trong các hoạt động công
nghiệp cũng như dịch vụ. Nguyên do có thể là:
- Thói quen trong cách ứng xử trong giới doanh nghiệp đã được hình thành hàng trăn
năm nay
- Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
- Các rào cản về tài chính
- Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ.
Ở Việt nam, mặc dù đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH
cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất tự nguyện,
SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp. Bài học rút ra từ các doanh nghiệp
đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:
Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển
công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường, các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có
nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi.
Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật. Đồng
thời cũng thiếu cả phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả SXSH, thiếu nguồn tài chính và
cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng SXSH.
Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy
đánh giá SXSH chưa thành nhu cầu thực sự, chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi
vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
Bên cạnh đó, khảo sát của Trung tâm SXSH Việt Nam về thực tế đầu tư triển khai cho
các giải pháp SXSH năm 2003 đã rút ra được một số bài học đối với việc duy trì SXSH tại
các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là:
Phần lớn các giải pháp SXSH được thực hiện (thường là giải pháp có chi phí thấp)
dùng tiền nội bộ, không muốn vay vốn các ngân hàng để đầu tư cho giải pháp có chi phí lớn
hơn vì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Hầu hết các đơn vị trình diễn SXSH trong các dự án khác nhau đều chỉ phân tích lợi
ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi ích của các năm tiếp theo.
Phân tích lợi ích ở đây với chỉ về mặt tài chính thuần túy của công ty mà chưa tính đến
lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúc lợi xã hội nhờ cải thiện môi
trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung. Lợi ích về mặt kinh tế của các giải
pháp chưa tính đến lợi ích do giảm chi phí xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa
được tính vào gia thành sản xuất.
Có rất nhiều giải pháp SXSH làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tế của các giải
pháp này chưa được xác định rõ ràng do hầu hết các doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm
và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc biệt này.
Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do hầu hết các
cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lần nên thiết bị không đồng
bộ, chắp vá bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo. [3]
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ và quản lý môi trường của Việt
Nam đã được quan tâm và quản lý nghiêm khắc hơn và đặc biệt là từ khi Nghị định
64 của Thủ tướng chính phủ ra đời thì hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nạm có vấn
đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải đóng cửa. Vì thể hàng loạt các doanh
nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất giấy phải thay đổi trang thiết bị tìm ra
hướng sản xuất mới nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
Năm 2003, Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ xử
lý chất thải. Gần 20.000 m
3
nước thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra, đều được thu
gom và xử lý triệt để qua hệ thống xử lý tập trung theo cả hai phương pháp hóa học
và sinh học. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tháng 3 năm 2011, nhà máy cũng đưa vào hoạt động hệ thống thu gom nhiệt từ hệ
thống lò hơi, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu. [8]
Công ty Giấy Đồng Nai đã vận hành và chuyển đổi công nghệ sản xuất giấy,
quyết định ngừng hoạt động phân xưởng Bột, Hóa chất, Thu hồi kiềm, là những
phân xưởng phát sinh nguồn ô nhiễm lớn về khí thải, nước thải. Công ty còn lắp đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên