Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã dục tú huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2012 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.6 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

NGUYỆN THỊ MINH HƯƠNG

QUY HOẠCH CHUNG XÕY DỰNG NỤNG THỤN MỚI XÓ
DỤC TỲ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI
ĐOẠN 2012 - 2020”

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2015

Giảng viên hướng dẫn



: Th.S Nguyễn Quang Thi

hái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Hiện nay ở các trường Đại học, mục tiêu đào tạo đó là đào tạo ra nguồn lao
động đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó thì phương châm
“Học đi đôi với hành” luôn được các trường vận dụng một cách linh hoạt.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, và giáo viên hướng dẫn, Thạc
sĩ Nguyễn Quang Thi, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quy hoạch chung xây dựng
Nông thôn mới xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2020”
Để hoàn thành tốt khóa luận tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
tài nguyên và các giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đớ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Thạc
sĩ Nguyễn Quang Thi đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các hộ gia đình xã Dục Tú,
cùng các phòng: Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng quản lý đô thị huyện
Đông Anh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời
gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực tập.
Mặc dù đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu nhưng với thời gian có hạn, kiến

thức thực tế chưa đầy đủ nên nội dung đố án không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2014.
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hương


NTM

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

TTCN

: Trung tâm công nghiệp


TMDV

: Thương mại dịch vụ

HTX DVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HTX TTCN

: Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp

TTCSHCM

: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL

: Ban quản lý

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

CLB


: Câu lạc bộ

TDTT

: Thể dục thể thao


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp dân số năm 2012 .................................................. 31
Bảng 4.3: Thống kê hiện trạng đất giáo dục đào tạo ..................................... 45
Bảng 4.4: Thống kê hiện trạng các công trình văn hóa, thể thao ................... 46
Bảng 4.5: Chỉ tiêu diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ trên địa bàn
Xã Dục Tú đến năm 2020............................................................................. 53

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Sơ đồ mối quan hệ vùng xã Dục Tú trong huyện Đông Anh................... 27


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 8
1.2. Mục đích của đề tài........................................................................................... 9
1.3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................. 9
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 9
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .............................................................. 9
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................. 9
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 10
2.1. Cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................... 10
2.1.1. Cơ sở lí luận của lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ............................ 10

2.1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................................ 13
2.2. Khái quát về Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới ........................ 14
2.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ....................................................................................................................... 14
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ........................................................... 15
2.2.3. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 16
2.2.4. Mục tiêu đến năm 2020 ............................................................................... 16
2.2.5. Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, giai đoạn 2010 - 2020 . 16
2.2.6. Nội dung của chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới ..................... 16
2.3. Nội dung của quy hoạch nông thôn mới .......................................................... 17
2.3.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp .................................................... 17
2.3.2. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã ....................................................... 17
2.3.3. Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................ 17
2.3.4. Quy hoạch sản xuất...................................................................................... 18
2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới và trong nước....................... 18
2.4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới .......................................... 18
2.4.2. Tình hình quy hoạch nông thôn mới trong nước........................................... 20
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập ........................................................................ 24
3.2.1. Địa điểm ...................................................................................................... 24
3.2.2.Thời gian ...................................................................................................... 24


3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dục Tú, huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 24
3.3.2. Đánh giá hiện trang nông thôn xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà

Nội theo bộ tiêu chí nông thôn mới. ...................................................................... 25
3.3.3. Hiện trạng đất đai, cơ sở hạ tầng và tình hình sản xuất kinh doanh của xã Dục
Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội .............................................................. 25
3.3.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố
Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2020 ............................................................................... 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu .............................................. 25
3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá tổng hợp ............................... 26
3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch bằng phần mềm
Microstation .......................................................................................................... 26
3.4.4. Phương pháp dự báo, tính toán theo định mức ............................................. 26
3.4.5. Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Dục Tú ........................................ 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Dục Tú ...................................................................... 27
4.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội xã Dục Tú ............................................................ 29
4.1.3. Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Dục Tú ........ 31
4.2. Đánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới .... 32
4.2.1. Tiêu chí số 1 - Quy hoạch ............................................................................ 32
4.2.2. Tiêu chí số 2 - Giao thông ............................................................................ 33
4.2.3. Tiêu chí số 3 - Thuỷ lợi................................................................................ 33
4.2.4. Tiêu chí số 4 - Tiêu chí Điện ........................................................................ 33
4.2.5. Tiêu chí số 5 - Trường học ........................................................................... 33
4.2.6. Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao ........................................... 33
4.2.7. Tiêu chí số 7 - Chợ nông thôn. ..................................................................... 33
4.2.8. Tiêu chí số 8 - Bưu điện ............................................................................... 34
4.2.9. Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư ........................................................................ 34
4.2.10. Tiêu chí số 10 - Thu nhập .......................................................................... 34
4.2.11. Tiêu chí số 11 -Tỷ lệ hộ nghèo ................................................................... 34
4.2.12. Tiêu chí số 12 - Lao động .......................................................................... 34

4.2.13. Tiêu chí số 13- Hình thức tổ chức sản xuất ................................................ 34


4.2.14. Tiêu chí số 14 -Giáo dục ............................................................................ 35
4.2.15. Tiêu chí số 15 - Y tế .................................................................................. 35
4.2.16. Tiêu chí số 16 - Văn hoá ............................................................................ 35
4.2.17. Tiêu chí số 17 - Môi trường ....................................................................... 35
4.2.18. Tiêu chí số 18- Hệ thống chính trị .............................................................. 36
4.2.19. Tiêu chí số 19- An ninh trật tự .................................................................. 36
4.2.20. Đánh giá tổng hợp thực trạng nông thôn xã Dục Tú ................................... 37
4.3. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp
hang hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. ........................................... 38
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Dục Tú................................................................ 38
4.3.2. Thực trạng phát triển hạ tầng thiết yếu của xã Dục Tú ................................. 43
4.4. Quy hoạch sử dụng đất xã Dục Tú đến năm 2020 ........................................... 47
4.4.1. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất, biến động sử dụng đất xã Dục Tú .. 47
4.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất,
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của xã Dục Tú ............................. 49
4.4.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Dục Tú .............................................. 50
4.4.4 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội
và môi trường xã Dục Tú ....................................................................................... 62
4.4.5. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 63
4.4.6. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ................................................................. 70
4.5. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ xã Dục Tú. .......................................... 74
4.5.1. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp xã Dục Tú .... 74
4.5.2. Quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ xã Dục Tú ............................................................................. 77
4.6. Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch ................................................ 77
4.6.1. Các giải pháp ............................................................................................... 77

4.6.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................................ 79
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 81
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 81
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 81
5.2.3. Với xã Dục Tú ............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nơi đang chiếm đại bộ phận dân
cư lao động xã hội và đất đai. Là nguồn nội lực to lớn và đang là lợi thế của đất
nước ta, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn bản sắc dân tộc và
bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Nhận thức được vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đã thực hiện
các hoạt động đầu tư vào nông thôn bằng các chương trình dự án được thực hiện ở
các địa phương trên cả nước.
Cùng với quá trình đô thị hóa, nông thôn nước ta đã có những bước phát
triển vượt bậc trong thời gian qua. Đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhiều
thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát
triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước...
còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm...Vì vậy xây dựng nông thôn mới là
vấn đề luôn được sự quan tâm không chỉ của Trung ương, mà còn là của Thành ủy,

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nói chung và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện
Đông Anh nói riêng.
Nhằm khắc phục những thiếu sót và các vấn đề tồn tại về quy hoạch phát
triển nông thôn nói trên nhà nước đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới”
Để thực hiện hóa Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, tôi xin
được áp dụng bộ 19 tiêu chí để thực hiện xây dựng nông thôn mới cho xã Dục Tú,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Xã Dục Tú là một mảnh đất có từ lâu đời, là xã nông nghiệp thuần nông,
nằm ở phía Đông huyện Đông Anh. Xã có tuyến đường liên tỉnh Quốc lộ 3 chạy
qua, một hệ thống đường thôn, liên xã dài hàng chục ki-lô-mét, thuận lợi cho nhân
dân đi lại dễ dàng, phục vụ đắc lực cho giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế của địa
phương. Địa hình lại đa dạng, nhiều sông, ngòi, ao hồ nên rất thuận tiện cho việc
sản xuất nông nghiệp.


Tuy nhiên việc chưa có một quy hoạch tổng thể để quản lý và định hướng
phát triển hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân đã gây ra rất nhiều những bất cập.
Do vậy việc nghiên cứu lập “Phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại
xã Dục Tú” là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hoá đường lối chủ trường của Đảng và Nhà
nước, nhằm xây dựng xã Dục Tú đạt chuẩn theo các tiêu chí NTM mà chính phủ đã quy
định; làm cơ sở quản lý quy hoạch và xây dựng, cải tạo chỉnh trang làng xã để phục vụ
tốt nhất đời sống sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Xuất phát từ tình hình thực tế trên,
với những kiến thức đã được học hỏi trong quá trình học tập tại trường, được sự đồng ý
và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, đặc
biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S Nguyễn Quang Thi, tôi thực hiện đề
tài “Quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2020”
1.2. Mục đích của đề tài

- Đánh giá được hiện trạng các nhóm đất, loại đất; cơ sở hạ tầng và tình hình
sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục
vụ xây dựng Nông thôn mới xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, giai
đoạn 2012 - 2020.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm chắc Luật đất đai, các nghị định, thông tư, các văn bản dưới luật, các quyết
định liên quan đến “Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới”
- Tài liệu, số liệu đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết
cách thực hiện một đề tài khoa học và hoành thành khóa luận tốt nghiệp.
Nắm chắc các quy định về quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
điểm dân cư nông thôn, quy hoạch không gian tổng thể, quy hoạch sản xuất…bằng
việc áp dụng trực tiếp vào thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, từ đó góp phần xây dựng địa
phương đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.1. Cơ sở lí luận của lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm quy hoạch nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các
khu chức năng trên địa bàn xã, khu phát triển dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các
khu dân cư hiện có và bố trí khu mới), hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội, các khu sản

xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,… theo chuẩn nông thôn mới.
Quy hoạch nông thôn mới bao gồm định hướng phát triển không gian; quy hoạch
sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi
trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu
dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp
2.1.1.2. Khái niệm về quy hoạch phát triển nông thôn
Về khái niệm quy hoạch phát triển nông thôn có thể tiếp cận theo hai góc độ.
Đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự
phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự
bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lanh thổ nông thôn một
cách hợp lý để đạt hiệu quả cao.
Đứng trên góc độ kế hoạch hóa, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu
trong quy trình kế hoạch hóa nông thôn mới. Bắt đầu từ chiến lược phát triển kinh
tế xã hội nông thôn đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hóa bằng các kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn.
2.1.1.3. Mục đích của quy hoạch phát triển nông thôn
Mục đích của quy hoạch phát triển nông thôn là xây dựng và phát triển nông
thôn mới xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng chủ yếu sau:
Một nông thôn giàu mạnh có năng suất vật nuôi, năng suất đất đai, năng suất
lao động ngày càng cao, có sản phẩm và sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ngày càng
nhiều, tích lũy tái sản xuất mở rộng không ngừng.
Một nông thôn mà mọi người lao động đều có việc lam, có thu nhập và đời
sống ngày càng cao. Mọi người dân đều được ăn no mặc ấm tiến tới ăn ngon mặc
đẹp, nhà cửa khang trang kiên cố, có đủ tiện nghi cần thiết, không có người đói,


giảm được người nghèo.
Một nông thôn có văn hóa, không có ai bị mù chữ, trình độ dân trí được nâng
dần phổ cập cấp II và tiến lên phổ cập cấp III, có các hoạt động văn thể thường

xuyên lành mạnh, phát huy được truyền thống tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm, lá lành
đùm lá rách, tình gia đình và họ tộc được phát huy.
Một nông thôn mà mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật, có trật tự,
kỷ cương, mọi người được sống an toàn, không có tệ nạn xã hội như trộm cắp,
nghiện hút, mại dâm…
Một nông thôn được đô thị hóa không phải theo kiểu nhà nối nhà như ở
thành phố mà theo mô hình nhà vườn, có điện nước, có đường xá thuận tiện, có
thông tin liên lạc đến tận thôn xóm và từng gia đình.
Một nông thôn sạch đẹp, trong đó mọi tài nguyên đất đai, nguồn nước, không
khí không bị ô nhiễm, rừng và động thực vật được bảo vệ.
Quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn được đặt ra nhằm giải quyết các vấn
đề: Tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên 3 mặt:
kinh tế, xã hội, văn hóa, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo trên địa bàn sống.
2.1.1.4. Yêu cầu của quy hoạch phát triển nông thôn
Quy hoạch phát triển nông thôn phải thể hiện được những quan điểm về phát
triển nông thôn. Đó là quy hoạch phát triển nông thôn nhất thiết phải đảm bảo được
3 mặt hiệu quả: kinh tế, xã hội và môi trường.
Quy hoạch phát triển nông thôn phải tuân thủ theo đường lối đổi mới phát
triển nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Quy hoạch phát triển nông thôn phải quán triệt đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa ngay trên địa bàn nông thôn và vùng nghiên cứu.
Quy hoạch phát triển nông thôn phải phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên.
Phương án quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn phải là công cụ điều tiết mọi
sự đầu tư vào từng ngành, từng cặp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn
chặn sự tự phát, tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực.
Phương án quy hoạch tổng thể phải đi trước một bước, làm cơ sở nền tảng
cho các quy hoạch chuyên ngành.
Đề án quy hoạch phát triển nông thôn phải giải quyết đúng đắn việc xây
dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tăng cường trang bị kỹ



thuật, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao hiệu suất lao động, đời sống văn hóa
tinh thần và nghỉ ngơi của nhân dân.
2.1.1.5. Ý nghĩa của quy hoạch phát triển nông thôn
Đi đôi với quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển nông thôn có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt bởi:
- Nông thôn là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của
nhân dân, nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. trong nhiều năm.
- Nông thôn là nơi cung ứng nguồn lao động đồiào cho xã hội, chiếm trên
70% lao động xã hội. trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch phát
triển nông thôn đúng đắn cho phép thực hiện sự biến đổi lao động theo hướng lao
động nông thôn giảm dần, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp, chuyển dần sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Nông thôn chiếm 80% dân số của cả nước, là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản
phẩm, có vai trò, vị trí quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
quy hoạch phát triển nông thôn có những chính sách hợp lý cho phép nâng cao thu
nhập và đời sống của dân cư nông thôn.
- Ở nông thôn có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều thành
phần, nhiều tầng lớp, là nền tảng quan trọng để địa bàn ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện những chính sách thích hợp trong quy hoạch
phát triển nông thôn là cơ sở quan trọng để tăng cường đoàn kết của cộng đồng các
dân tộc nông thôn. Đó là cơ sở để phát triển đất nước một cách bền vững.
2.1.1.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch nông thôn mới với các loại hình khác
- Mối quan hệ giữa quy hoạch NTM với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Quy hoạch phát triển NTM phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đề ra những mục tiêu chung,
từ đó quy hoạch NTM phải theo hướng CNH - HĐH nông thôn, đảm baỏ phát triển
toàn diện kinh tế - xã hội - môi trường
- Mối quan hệ giữa quy hoạch nông thôn mới với quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch nông thôn mới là một phần trong quy hoạch sử dụng đất, nó giúp
quy hoạch sử dụng đất chặt chẽ hơn. Quy hoạch nông thôn cùng với việc bố trí cụ

thể từng khoảnh đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết các
vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng.
- Mối quan hệ giữa quy hoạch nông thôn mới với quy hoạch sản xuất
Quy hoạch sản xuất là sự phân bố, định hướng lâu dài cho các tiềm năng sẵn
có của địa phương, phát huy những mặt sản xuất mạnh, vốn có. Quy hoạch nông


thôn mới hỗ trợ, đưa quy hoạch sản xuất thành một thể thống nhất với các quy
hoạch, phân khu sản xuất, mang lại kinh tế cho địa phương.
- Mối quan hệ giữa quy hoạch NTM với quy hoạch điểm dân cư nông thôn
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn giúp tạo dựng các khu dân cư với hệ
thống hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân nông
thôn mà còn tạo cơ sở pháp lý để UBND các xã quản lý xây dựng đất đai.
- Mối quan hệ giữa quy hoạch nông thôn mới với quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là sự phân bổ hợp lý các khu dân cư, các ngành kinh tế
kĩ thuật... nhằm đảm bảo các mục tiêu mà Nhà nước đề ra trong từng giai đoạn, thời
kỳ nhất định và trong những mục tiêu, định hướng lâu dài. Công tác quy hoạch
nông thôn mới đóng vai trò chủ chốt trong các chương trình đầu tư và xây dựng
cũng như phát triển lâu dài, tạo cơ sở pháp lý để nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế xã
hội và các công dân nắm vững để từ đó triển khai các hoạt động xây dựng của mình.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Nguyên tắc, trình tự lập quy hoạch nông thôn mới
- Nguyên tắc
+ Quy hoạch nông thôn mới phải phù hợp với quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
+ Đồ án quy hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã
được phê duyệt (quy hoạch vùng huyện, vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị…)
+ Đối với những xã đã có quy hoạch đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xã
nông thôn mới thì không phải phê duyệt lại. Đối với những xã đã và đang lập quy
hoạch sử dụng đất thời kỳ 2012 - 2020 cần phải rà soát, bổ sung để phù hợp với việc

lập quy hoạch
+ Quy hoạch nông thôn mới được duyệt là cơ sở để quản lý sử dụng đất, lập
dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Trình tự lập quy hoạch
+ Trước khi tiến hành lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, Ủy ban nhân dân
xã tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt
+ Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã tổ chức
lập đồ án quy hoạch, quy định quản lý theo quy hoạch và thông qua Hội đồng nhân
dân xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án.
+ Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới và ban
ngành Quy định quản lý theo quy hoạch được duyệt.


NTM

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa


TTCN

: Trung tâm công nghiệp

TMDV

: Thương mại dịch vụ

HTX DVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HTX TTCN

: Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp

TTCSHCM

: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL

: Ban quản lý

MTTQ


: Mặt trận Tổ quốc

CLB

: Câu lạc bộ

TDTT

: Thể dục thể thao


hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Quan điểm của Đảng và Nhà
nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như sau:
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực xã hội.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự
lực tự cường vươn lên của nông dân.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định

tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới“ do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.


2.2.3. Mục tiêu tổng quát
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh cao
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, theo
quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
2.2.4. Mục tiêu đến năm 2020
Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành
nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông
thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao
động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới khoảng 50%.
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Nâng cao chất

lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường,
từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
2.2.5. Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, giai đoạn 2010 - 2020
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của dân nông thôn được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao...
Chương trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới được thực hiên dựa trên bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây
dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá; kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
2.2.6. Nội dung của chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3.Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội


5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
11.Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
2.3. Nội dung của quy hoạch nông thôn mới

2.3.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp
Phân tích và đánh giá tổng hợp hiện trạng về điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa lý,
địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, tài nguyên: nước, rừng, biển…), môi
trường và các hệ sinh thái để từ đó xác định nguồn lực và tiềm năng phát triển.
Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có.
Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, di tích,
danh thắng du lịch.
Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.
2.3.2. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã
Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ
cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để
triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.
Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ:
Xác định qui mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ, qui mô chiếm đất và
nhu cầu đất của toàn thôn.
Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng , bảo tồn công trình
văn hoá lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình
công cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác;
2.3.3. Quy hoạch sử dụng đất
+ Lập quy hoạch sử dụng đất
Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.
Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất lúa nương,
đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ quan, công trình


sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát
triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.
Trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới, cần xác định diện tích những
loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo quy định của pháp luật

hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
+ Lập kế hoạch sử dụng đất
Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải
chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.
a. Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2011 - 2015 và 2016 - 2020.
b. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn: 2011 - 2015.
2.3.4. Quy hoạch sản xuất
+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
a. Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng,
vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi
mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương).
b. Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt; khu chăn
nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ.
c. Xác định mạng lưới hạ tầng gồm: giao thông nội đồng; thủy lợi. Hệ thống
điện hạ thế phục vụ sản xuất, hệ thống cấp và thoát nước thải khu ao nuôi thuỷ sản.
d. Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch.
+ Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
a. Tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ: Tài nguyên, đất đai, lao động.
b. Lựa chọn loại ngành công nghiệp, dịch vụ cần phát triển và giải pháp chủ
yếu để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
c. Xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ của xã (tỷ trọng giá trị
công nghiệp, dịch vụ trên giá trị tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn).
d. Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo quy hoạch.
2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới và trong nước
2.4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới
2.4.1.1. Phong trào Samuel Udong của Hàn Quốc - Phong trào “Làng mới”
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực
hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương
công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc
phát động phong trào Saemaul Undong (Làng mới). Mục tiêu của phong trào này



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp dân số năm 2012 .................................................. 31
Bảng 4.3: Thống kê hiện trạng đất giáo dục đào tạo ..................................... 45
Bảng 4.4: Thống kê hiện trạng các công trình văn hóa, thể thao ................... 46
Bảng 4.5: Chỉ tiêu diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ trên địa bàn
Xã Dục Tú đến năm 2020............................................................................. 53

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Sơ đồ mối quan hệ vùng xã Dục Tú trong huyện Đông Anh................... 27


2.4.1.3. Thái Lan phát triển nông thôn mới với sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông
nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá
nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào
học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và
các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường
công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân [20]
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh
tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác tiếp thị. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong
xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp.
Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần
nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương
trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được

triển khai rộng khắp cả nước…[20]
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền
thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối
nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông
nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông
sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển [20]
2.4.2. Tình hình quy hoạch nông thôn mới trong nước
2.4.2.1. Tình hình quy hoạch nông thôn mới của cả nước nói chung
Sau 3 năm thực hiện Chương trình, nhiều xã nông thôn mới đã xuất hiện. Hết
quý I/2014, trong tổng số 9.008 xã tham gia Chương trình, đã có 185 xã đạt chuẩn
nông thôn mới và 622 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí nông thôn mới, 2.646 xã đạt từ 10 14 tiêu chí, 7 xã chưa đạt được tiêu chí nào. Sau 3 năm triển khai Chương trình,
mức đạt tiêu chí bình quân/xã của các tỉnh, thành phố tăng từ 5,27 tiêu chí năm
2011 lên 8,62 tiêu chí vào quý I/2014.


Bên cạnh đó, một số huyện đã bắt đầu phấn đấu xây dựng huyện nông thôn
mới, góp phần đưa diện mạo nông thôn Việt Nam khởi sắc rõ nét. Đến quý I/2014,
nhiều tỉnh, thành đã hoàn thành 100% công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Yên, Đắk Nông...
Toàn quốc đã có 93,7% số xã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới.
Thực hiện các mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều địa
phương đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của
các hợp tác xã nông nghiệp. Mô hình "cánh đồng mẫu lớn" được 43 tỉnh, thành áp
dụng. Riêng vụ Đông Xuân 2013 - 2014, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã mở
rộng diện tích cánh đồng lớn lên đến 100.000ha, trong đó nhiều nhất là An Giang
với 35.000ha.

Đến nay, cả nước có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ
trợ khoảng 8.400 tỷ đồng, góp phần làm tăng năng suất cao hơn trước từ 15 - 40%.
Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả cao đã được nhân rộng ra nhiều địa
phương, trong đó đã hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát
triển du lịch nông thôn, như ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, huyện Hoàng
Su Phì, tỉnh Hà Giang...
Nhờ những nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới của các địa phương,
thu nhập của nông dân trong cả nước năm 2013 đã tăng gấp 1,8 lần so với năm
2010, đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52% số xã đạt tiêu chí về việc làm và
24,5% số xã đạt tiêu chí về hộ nghèo.
Các tỉnh, thành phố đã tập trung nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập
trung, xây dựng 500 bãi thu gom rác thải, 1.200 công rãnh thoát nước thải, 40% số xã
có tổ thu gom rác thải, tăng 10% so với thời điểm trước khi thực hiện chương trình.
Hết quý I/2014, cả nước có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn. Theo
Ban Chỉ đạo Trung ương, từ năm 2010 - 2013 nguồn vốn đầu tư, cải tạo và nâng cấp và
xây dựng mới hệ thống lưới điện nông thôn vào khoảng 15.205 tỷ đồng. Điều đáng
mừng là đã có 98,6% số xã, 96,6% số hộ dân nông thôn trên địa bàn toàn quốc có điện
thắp sáng, trong đó có 16 tỉnh đạt 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.
Chú trọng công tác thủy lợi, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp, đến
nay các địa phương đã tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới hõn 3.000 công trình thủy
lợi phụ vụ tưới tiêu nội đồng, đồng thời tiến hành nạo vét trên 7.000km kênh
mương, góp phần đưa 31,7% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi.


Cơ sở thông tin liên lạc đã phát triển đến tận vùng sâu vùng xa, internet tốc
độ cao đã về đến hầu hết bưu điện văn hóa xã. Ngoài ra, trên 55% số xã có điểm
truy cập internet công cộng, sóng 3G phủ rộng trên 80%...
Trong xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn được xác
định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân nên được chú trọng
đầu tư. Hết quý I/2014, cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5.000 công

trình với khoảng 70.000km đường giao thông nông thôn, 98,3% số xã có đường ô tô
về đến trung tâm xã, trong đó 87,4% số xã có đường đến UBND xã có đường đến
UBND xã được nhựa, bê tông hóa.
Nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực phù hợp
nên đã huy động được sự tham gia của đông đảo người dân và toàn xã hội. Chẳng
hạn như tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách hỗ trợ bình quân 170 tấn xi măng, 2
triệu đồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí) để xây dựng đường bê
tông, trong khi người dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch
chuyển cổng để xây dựng đường nông thôn mới.
2.4.2.2. Tình hình quy hoạch nông thôn mới tại Thành phố Hà Nội
Trong xây dựng NTM, từ năm 2010 đến nay, thành phố Hà Nội đã đầu tư
17.103 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ngân sách nhà nước
13.445 tỷ đồng, ngân sách thành phố 5.237 tỷ đồng, ngân sách xã 7.523 tỷ đồng,
còn lại là ngân sách xã và người dân đóng góp. Bên cạnh đó đã dồn điền đổi thửa
(DĐĐT) được 73.570/76.365 ha, bằng96,3%.
Từ lúc hầu hết các xã mới đạt 1- 3 tiêu chí, đến nay thành phố đã có 50 xã
đạt 19/19 tiêu chí, ngoài ra, còn 78 xã đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí vào cuối
năm 2014 và hiện đã có 14 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 52 xã cơ bản đạt 16 - 18/19
tiêu chí, còn lại các xã đã cơ bản đạt 12 - 15 tiêu chí, trong đó kế hoạch của thành
phố đến hết năm 2014 sẽ có thêm 62 xã đạt chuẩn NTM. Để hoàn thành mục tiêu
trên, trước mắt thành phố sẽ hỗ trợ cho mỗi xã 2,5 tỷ đồng, đồng thời, cố gắng cuối
năm 2014 sẽ hoàn thành DĐĐT.
Về nâng cao đời sống nông dân, đến nay, số hộ nghèo khu vực nông thôn
còn 36.993/1.045.000 hộ, chiếm 3,54%. Đời sống nông dân từng bước được cải
thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 đạt 24,324 triệu
đồng/người/năm. Công tác chăm sóc sức khoẻ nông dân cò nhiều tiến bộ, 100%
trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm, có 64,84% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y
tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.



Trong thời gian tới, các huyện tập trung hoàn thành một số xã còn số diện
tích chưa dồn điền đổi thửa xong, rà soát các thôn xã còn khó khăn trong công tác
này. Phải xây dựng hướng dẫn xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở
phát triển theo quy hoạch, hướng dẫn cơ sở hình thành các vùng sản xuất tập trung.
Tập trung tuyên truyền Chương trình 02 bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó,
tập trung quyết liệt nguồn vốn hoàn thành 62 xã NTM trong kế hoạch năm 2014 của
thành phố, chú trọng huy động nguồn vốn từ trong nhân dân, doanh nghiệp…Một
số tiêu chí về cơ sở vật chất, về văn hoá khó thực hiện, (theo bộ tiêu chí ngoài nhà
văn hoá thôn còn phải có nhà văn hoá ở trung tâm xã) nhưng những tiêu chí này
không nhất thiết phải đầu tư lúc này, cần tránh việc sử dụng tiền vào những công
trình còn chưa thiết yếu, chưa phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, cần tập trung vào
việc ứng dụng các sản phẩm khoa học kỹ thuật cao phục vụ phát triển năng suất,
chất lượng hàng hoá nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân.
2.4.2.3. Tình hình quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh
Sau hơn 3 năm triển khai số xã đạt chuẩn NTM của huyện là 2 xã, so với tiềm
năng của huyện là còn thấp. Thời gian tới, huyện cần tập trung đẩy mạnh công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong xây dựng NTM. Tiếp tục
phát huy những kết quả, thành tích; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp
dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp để nâng giá trị sản xuất trên một héc ta canh
tác. Tập trung chỉ đạo các xã xây dựng NTM giai đoạn 1 (2010-2015) hoàn thành các
tiêu chí chưa đạt. Tập trung vào công tác đào tạo nghề cho nông dân; đầu tư hoàn thiện
hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất. Với những kiến nghị của cơ sở đề nghị rút ngắn thủ
tục hành chính đấu giá đất xen kẹt, BCĐ tiếp thu và sẽ đề nghị TP xem xét. Huyện
Đông Anh phấn đấu đến hết 2015, có thêm 14 xã khác hoàn thành xây dựng NTM,
nâng tổng số xã hoàn thành chương trình nông thôn mới lên 16 xã.
Theo báo cáo, Đông Anh có 2 xã đạt chuẩn NTM là xã điểm Xuân Nộn và
Nam Hồng; 21 xã còn lại đều đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Đến hết tháng 5-2014, toàn
huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 1.297ha, đạt 65,5% kế hoạch. Diện tích
còn lại 684ha, Ban chỉ đạo huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt để
hoàn thành trong năm 2014.



Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, tài
nguyên nước, tài nguyên đất…
- Điều kiện kinh tế xã hội: thực trạng tăng trưởng, thực trạng kinh tế các
ngành, dân số, lao động, đặc điểm văn hóa dân tộc…
- Các nhóm đất, loại đất; cơ sở hạ tầng và tình hình sản xuất kinh doanh trên
địa bàn xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoàn chỉnh quy hoạch chung xây dựng NTM xã Dục Tú gồm ba nhiệm vụ:
+ Lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
+ Lập quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH - Môi trường.
+ Lập quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có.
- Đề tài tập trung nghiên cứu nhiệm vụ thứ nhất đó là : Lập quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập
3.2.1. Địa điểm
- Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
3.2.2.Thời gian
- Bắt đầu: từ ngày 26/5/2014
- Kết thúc: ngày 25/8/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dục Tú, huyện Đông

Anh, Thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, nguồn
tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên nước)
- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số và lao động, hiện trạng về các công trình
hạ tầng xã hội


3.3.2. Đánh giá hiện trang nông thôn xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố
Hà Nội theo bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Những vấn đề tồn tại chính cần được quan tâm giải quyết.
3.3.3. Hiện trạng đất đai, cơ sở hạ tầng và tình hình sản xuất kinh doanh của xã
Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Hiện trạng sử dụng đất xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
- Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Dục Tú, huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội
3.3.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2020
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu nội dung:
- Lập quy hoach sử dụng đất;
- Lập quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ xây dựng nông thôn mới;
- Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin tư liệu về công tác
quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Điều tra thu thập các số liệu hiện
trạng, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã trong các năm 2010

- 2013 thông qua thông tin của cơ quan quản lý đất đai, trên mạng Internet.
- Điều tra, thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài
nguyên theo vùng lãnh thổ gồm: đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, nhân văn.
- Thu thập các thông tin về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến
việc sử dụng đất ở địa phương; chỉ tiêu nông thôn mới
- Thu thập các thông tin về kinh tế, xã hội của địa phương theo các thông tin
sau: tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế; dân số, lao động,
việc làm, thu nhập có liên quan đến sử dụng đất; phân bố, mức độ phát triển dân
cư;cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông thủy lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về
văn hóa, y tế giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao.


×