Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO THẢO LUẬN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.79 KB, 19 trang )

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Thời gian: 14h – 16h, ngày 25/03/2016.
Địa điểm: Sân thư viện Đại học Thương mại.
Nội dung thảo luận: Thảo luận về đề cương và phân công các thành viên chuẩn bị
nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể.
Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong nhóm.
Phân công nhiệm vụ:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên
Bùi Đăng Thiện
Lưu Thanh Thủy
Bùi Thị Trang (I3)
Bùi Thị Trang (T3)
Đỗ Anh Thư
Ngô Văn Thiện


Ngô Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo
Phạm Lê Phương Thảo
Bùi Minh Thủy
Phùng Thị Thủy
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Đàm Thuân

Thư ký
Lưu Thanh Thủy

Chức trách
Nhóm trưởng
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Nhiệm vụ
Thuyết trình, tổng hợp đề tài
Tổng hợp đề tài
Phản biện

Lấy ví dụ dẫn chứng
Tổng hợp đề tài
Lấy ví dụ dẫn chứng
Phản biện
Thuyết trình
Nội dung chính
Làm slide
Nội dung chính
Làm slide
Nội dung chính

Nhóm trưởng
Bùi Đăng Thiện

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
1


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
Thời gian: 15h – 16h, ngày 01/04/2016.
Địa điểm: Sân thư viện Đại học Thương mại.
Nội dung thảo luận: Thảo luận các nội dung đã được phân công rồi tổng hợp.
Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong nhóm.
Phân công nhiệm vụ:
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên
Bùi Đăng Thiện
Lưu Thanh Thủy
Bùi Thị Trang (I3)
Bùi Thị Trang (T3)
Đỗ Anh Thư
Ngô Văn Thiện
Ngô Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo
Phạm Lê Phương Thảo
Bùi Minh Thủy
Phùng Thị Thủy
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Đàm Thuân

Thư ký
Lưu Thanh Thủy

Chức trách
Nhóm trưởng
Thư ký

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Nhiệm vụ
Viết bản tóm tắt, tổng hợp bài
Tổng hợp bài
Phản biện
Nộp phần ví dụ
Tổng hợp bài
Nộp phần ví dụ
Phản biện
Viết bản tóm tắt
Nộp bài nội dung
Làm side
Nộp bài nội dung
Làm slide
Nộp bài nội dung

Nhóm trưởng
Bùi Đăng Thiện


2


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3
Thời gian: 15h – 17h, ngày 09/04/2016.
Địa điểm: Sân thư viện Đại học Thương mại.
Nội dung thảo luận: Thảo luận về bản báo cáo và slide.
Thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong nhóm.
Phân công nhiệm vụ:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên
Bùi Đăng Thiện
Lưu Thanh Thủy
Bùi Thị Trang (I3)

Bùi Thị Trang (T3)
Đỗ Anh Thư
Ngô Văn Thiện
Ngô Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo
Phạm Lê Phương Thảo
Bùi Minh Thủy
Phùng Thị Thủy
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Đàm Thuân

Thư ký
Lưu Thanh Thủy

Chức trách
Nhóm trưởng
Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Nhiệm vụ

Thuyết trình thử
Bổ sung, chỉnh sửa
Trả lời câu hỏi, phản biện
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa
Trả lời câu hỏi, phản biện
Thuyết trình thử
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa
Bổ sung, chỉnh sửa

Nhóm trưởng
Bùi Đăng Thiện

BẢNG PHÂN LOẠI
3


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

Nhóm 09 – Lớp HP: 1612MLNP0211
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Họ và tên
Bùi Đăng Thiện
Lưu Thanh Thủy
Bùi Thị Trang (I3)
Bùi Thị Trang (T3)
Đỗ Anh Thư
Ngô Văn Thiện
Ngô Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo
Phạm Lê Phương Thảo
Bùi Minh Thủy
Phùng Thị Thủy
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Đàm Thuân

Thư ký
Lưu Thanh Thủy

Nhiệm vụ
Thuyết trình, tổng hợp đề tài
Tổng hợp đề tài

Phản biện
Lấy ví dụ dẫn chứng
Tổng hợp đề tài
Lấy ví dụ dẫn chứng
Phản biện
Thuyết trình
Nội dung chính
Làm slide
Nội dung chính
Làm slide
Nội dung chính

Phân loại

Nhóm trưởng
Bùi Đăng Thiện

4


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

MỤC LỤC

5


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời cho đến nay, thế giới đã
trải qua những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã thể hiện tính đúng đắn của
những kết luận rút ra từ giá trị thặng dư như: Những cuộc “Khủng hoảng giẫy
chết” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế kỷ XX, sự ra đời của hệ thống chủ
nghĩa hiện thực, phong trào đấu tranh của các giai cấp công nhân và nông nhân lao
động ở các nước tư bản chủ nghĩa, sự tan rã của các hệ thống thuộc địa…Phải nói
là, học thuyết giá trị thặng dư chính là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế
của C.Mác. Nhờ có nó mà toàn bộ những bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
được vạnh trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách
chính xác mà trong đó, hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được
áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo ra tư bản để tích lũy và tái mở rộng sản xuất, đưa
xã hội tư bản ngày càng phát triển. Do vậy, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
cùng với tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng vạch
trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản thông qua bóc lột giá trị thặng dư.

6


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

PHẦN NỘI DUNG
I. Bản chất của giá trị thặng dư và quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
1. Bản chất của giá trị thặng dư.
Trước C.Mác, ngay cả các nhà kinh tế lỗi lạc như D.Ricardo cũng không giải
thích được vì sao trao đổi hàng hóa đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản vẫn thu
được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù lao động và tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa, C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng trong quá
trình sản xuất hàng hóa lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu
sản xuất đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của

người đó thêm vào sản phẩm một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình.
Khoảng lớn hơn đó, tức là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động, C.Mác
gọi là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị thặng dư là mục đích cuối cùng của bất cứ nhà tư bản nào dưới chủ
nghĩa tư bản. Làm thế nào để thu được nhiều giá trị thặng dư nhất? Đó là câu hỏi
mà các nhà tư bản luôn luôn đặt ra cho mình và để trả lời câu hỏi ấy các nhà tư bản
sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn sao thu được càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt.
Nhưng một câu hỏi đặt ra là các nhà tư bản sản xuất giá trị thặng dư bằng cách
nào? Cũng như mọi chế độ khác, quy trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là một quá
trình lao động nhưng mang tính đặc thù là quá trình sản xuất của cải đồng thời
cũng sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình
sản xuất ra giá trị, nếu quá trình này dừng lại tại một điểm mà giá trị mới tạo ra
ngang bằng với giá trị sức lao động thì chỉ sản xuất ra giá trị đơn giản. Nếu quy
trình này vượt qua điểm đó sẽ có sản xuất giá trị thặng dư, khi người công nhân lao
động thì sức lao động của họ đã bán cho nhà tư bản. Từ đây, ta có thể định nghĩa
được giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo
ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của
chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do
lao động không công của công nhân tạo ra chính là nguồn gốc làm giàu cho các
nhà tư bản.
7


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
VD: Bạn mua 6 đồng tiền vải về may áo, cái áo mới có giá trị 10 đồng. Vậy bạn
đã tạo ra 4 đồng giá trị - đó là giá trị thặng dư.
2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn, nhà tư bản dùng nhiều phương
pháp khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật trong từng giai đoạn phát triển

của chủ nghĩa tư bản. Tùy thuộc điều kiện trong từng giai đoạn phát triển của chủ
nghĩa tư bản mà các nhà tư bản đã áp dụng các biện pháp bóc lột giá trị thặng dư
khác nhau trong những thời kỳ khác nhau và trong từng giai đoạn ấy xuất hiện các
phương pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản trong giai đoạn phát triển kinh tế - kỹ
thuật của chủ nghĩa tư bản. Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế - kỹ thuật, các
nhà tư bản đã áp dụng hai biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản nhất đó là: Giá
trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
Để tăng thêm giá trị thặng dư, các nhà tư bản đều tìm mọi cách làm thế nào để
tăng thêm phần lao động không được trả công cho công nhân. Vì chúng ta biết rằng
giá trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động mà người
công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Vì vậy trước khi xem xét đến hai
biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản của chủ nghĩa tư bản, chúng ta cần xem
đâu là phần lao động không được trả công của công nhân, từ đó ta biết rõ hơn về
phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta có thể phân công ngày lao động của công nhân làm hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là thời gian lao động cần thiết.
+ Bộ phận thứ hai là thời gian lao động thặng dư.
Trong thời gian lao động cần thiết, người công nhân tạo ra giá trị sức lao động
của mình tức là sáng tạo ra một lượng giá trị đủ đảm bảo cho đời sống bản thân và
gia đình họ. Nó cần thiết cho người công nhân và nó cũng cần thiết cho các nhà tư
bản.
Trong thời gian lao động thặng dư, người công nhân sáng tạo ra giá trị thặng dư
mà nhà tư bản chiếm lấy.
Bằng cách phân chia ngày lao động của công nhân như trên, chúng ta có thể đi
sâu vào các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư bản dưới chủ
nghĩa tư bản.
8


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

II. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản
xuất ra giá trị thặng dư, chính là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa
là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản cũng như của
toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt
cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Bởi lẽ, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản
sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng
cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và
mở rộng sản xuất. Khái quát lại có hai phương pháp để đạt được giá trị đó là
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tương đối.
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
1.1. Khái niệm giá trị thặng dư tuyệt đối.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật
còn thấp, tiến bộ còn chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư
là kéo dài ngày lao động của công nhân.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá
trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
1.2. Ví dụ.
Ví dụ 1:
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4
giờ là thời gian lao động thặng dư. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:
m’= 4/4*100% = 100%.
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu
không thay đổi, vẫn là 4 giờ. Khi đó, tỷ suất thặng dư là:
m’= 6/4*100% = 150%


9


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động
tất yếu không thay đổi thì thời gian lao động tất yếu tăng lên, nên tỷ suất giá trị
thặng dư tăng lên. Trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
Ví dụ 2:
Giả sử, để chế tạo ra 10 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 10$ để mua 10kg
bông, 2$ cho hao mòn máy móc và 3$ mua sức lao động của công nhân điều khiển
máy móc trong một ngày (12 giờ); cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất sợi
đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Giả sử kéo 10 kg bông thành sợi mất 6 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra một giá
trị 0,5$: 0,5$ x 6 = 3$.
Vậy giá trị của 1 kg sợi là:
Giá trị 10kg bông chuyển vào: 10$.
Giá trị của máy móc chuyển vào: 2$.
Giá trị do công nhân tạo ra: 3$.
Tổng cộng : 15$.
Nếu quá trình lao động chỉ dừng ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có
giá trị thặng dư. Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 12 giờ chứ không
phải trong 6 giờ. Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà
tư bản.
Nếu nhà tư bản bắt công nhân làm việc
12 giờ trong ngày như đã thỏa thuận thì
chi phí sản xuất:
-Tiền mua bông 20 kg: 20$.
-Hao mòn máy móc: 4$.
-Tiền mua sức lao động trong 1 ngày:
3$.

Tổng: 27$
Giá trị thặng dư: 30$ - 27$ = 3$

Giá trị của sản phẩm mới:
- Giá trị của bông được chuyển vào sợi:
20$.
- Giá trị máy móc được chuyển vào sợi:
4$.
- Giá trị do lao động của công nhân tạo
ra trong 12 giờ lao động: 6$.
Tổng: 30$

Như vậy, 27$ ứng trước của nhà tư bản đã chuyển thành 30$ đem lại một giá trị
thăng dư là 3 $.
* Kết luận:
- Một là, giá trị thăng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị lao động do
công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
- Hai là, ngày lao động của công nhân chia thành hai phần: Thời gian lao động
10


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
- Ba là, giá trị của hàng hóa gồm hai phần: giá trị TLSX, giá trị lao động trừu
tượng của CN tạo ra trong quá trình lao động, gọi là giá mới lớn hơn giá trị của bản
thân nó. Đây chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của
CNTB.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có
những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần
của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi,

giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản
kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của người lao động không thể
bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không.
Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn ngày lao động tất yếu, nhưng
không thể vượt quá giới hạn về thể chất lẫn tinh thần của người lao động.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng
không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực
lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu
chuẩn ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
Ví dụ về giá trị thặng dư này đối với Việt Nam hiện nay:
Tổng giá trị thặng dư của vòng quay thứ nhất là 500 triệu đồng; trong cơ sở sản
xuất gồm 50 thành viên với tổng số lương được nhận trong thời gian hoàn thành
vòng quay đó là 1 tỷ đồng, tức là tổng giá trị thặng dư của vòng quay sản xuất này
bằng 50% số lương. Như vậy, mỗi thành viên tham gia sản xuất ở vòng quay này
trung bình được lĩnh thêm một số tiền bằng 50% số lương gốc của mình. Lĩnh theo
tỷ lệ lương, mà lương là sự phản ánh mức độ đóng góp sức lực, trí tuệ của từng
người cho toàn bộ công việc sản xuất của vòng quay đó. Lương của mỗi người mỗi
khác nên số tiền được lĩnh thêm của mỗi người cũng mỗi khác. Một thành viên
nhận tổng số lương trong thời gian hoàn thành vòng quay đó là 20 triệu đồng thì
được lĩnh thêm 10 triệu đồng nữa. Một thành viên khác lương chỉ có 10 triệu đồng
thì chỉ được nhận thêm 5 triệu đồng. Còn người đóng góp sức lực, trí tuệ nhiều,
hưởng lương lên tới 40 triệu thì được lĩnh thêm 20 triệu đồng nữa.

11


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
2.1. Khái niệm giá trị thặng dư tương đối.

Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao
động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt
khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ
khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng thì các
nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Vậy giá trị thặng dư tương đối là gì? Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng
dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất
lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện
độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
2.2. Ví dụ.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động
tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:
m’= 4/4*100% = 100%.
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần
3 giờ để tạo ra một giá trị mới bằng với giá trị của sức lao động của mình. Do đó,
tỷ lệ phân chia lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là
thời gian lao động thặng dư. Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
m’= 5/3*100% = 166%. Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã được tăng từ 100% lên
166%.
Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao
động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động
tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải làm
giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều
đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay
tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra
những tư liệu sản xuất đó.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối là phương pháp chủ yếu thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản

12


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực
lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba
giai đoạn: hợp tác đơn giản, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó
cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng
kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc
không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất
làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của
thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
3. Giá trị thặng dư siêu ngạch.
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương thức sản xuất tốt
nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt
của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư
siêu ngạch.
=> Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng
suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị
trường của nó.
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời,
nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội
tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi
giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất
thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. C.Mác gọi giá trị
thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá
trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng

suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một
bên là dựa vào tăng năng suất lao động xã hội).
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối
còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu
được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư
bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do
một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu
13


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê mà còn trực tiếp biểu hiện mối
quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
=> Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp mạnh nhất
thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,
hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm
giá trị của hàng hóa.
III. Tính thực tiễn của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời nhau mà chỉ trong mỗi
thời kỳ khác nhau thì sự vận dụng hai phương pháp này là nhiều hay ít mà thôi.
Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối, còn thời kỳ sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong thời đại ngày
nay, do sự tiến bộ của khoa hoc công nghệ, giai cấp tư sản chủ yếu thực hiện việc
bóc lột người lao động bằng hình thức bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Những
người lao động làm thuê bị bóc lột ngày càng nhiều. Cái gọi là “Trung lưu hóa”
một số bộ phận lao động làm thuê, về thực chất cũng chỉ là một sự biểu hiện mới
của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thị trường lao động cũng
biến đổi sâu sắc, sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác ngày càng

tăng. Tác động quy luật giá trị đối với thị trường này sẽ càng tăng nên mạnh mẽ và
tác động đến giá trị thặng dư. Sự chuyển dịch mâu thuẫn giữa các quốc gia diễn ra
mạnh mẽ, sự phân cực xã hội cũng thay đổi. Do đó, điều kiện chín muồi về mâu
thuẫn cũng xảy ra không đều giữa các quốc gia. Mặt khác, trong điều kiện bành
trướng thị trường của các công ty xuyên quốc gia thì giá trị thặng dư có những nét
đặc thù và đặc biệt mang tính quốc tế cao. Sự phân chia giá trị thặng dư của C.Mác
chủ yếu giới hạn trong các tập đoàn tư bản của một quốc gia, bởi vì nhà nước hồi
đó còn đứng ngoài quá trình kinh tế. Nhà nước mới sử dụng quyền lực để canh gác
cho các tư bản hoạt động, còn về cơ bản vẫn tuân thủ sự can thiệp của bàn tay vô
hình và thực hiện khẩu hiệu để mặc cho người ta làm. Do vậy, C.Mác cho rằng
người làm thuê chỉ được hưởng phần tư bản khả biến chứ không tham gia vào phần
phân chia giá trị thặng dư.
Ngày nay với sự điều tiết của nhà nước, “chế độ tham dự” đã có sự thay đổi.
Người công nhân đã được tham dự, dù là một lượng rất nhỏ so với nhà tư bản về
14


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
phần giá trị thặng dư thông qua quỹ phúc lợi xã hội và lợi tức cổ phần. Tuy nhiên
với tỷ lệ nhỏ chưa làm thay đổi bản chất của giá trị thặng dư phân chia.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư được
tiến hành qua nhiều phương pháp thích ứng với từng giai đoạn và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, năng suất lao động, tương quan lực lượng giữa các
giai cấp, trong đó là sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối tạo thành cái cơ sở
chung của tư bản chủ nghĩa và là điểm xuất phát của giá trị thặng dư tương đối.
Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và cả giá trị thặng dư tương
đối phải dựa trên năng suất lao động xã hội đạt tới trình độ nhất định, cho phép
ngày lao động của công nhân đã có thể chia làm hai phần: Lao động tất yếu tạo ra
giá trị ngang bằng với giá trị tư bản trả cho anh ta dưới hình thức tiền lương, tiền
công hay giá cả lao động và lao động thặng dư, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư

bản để được nhà tư bản thuê. Khi năng suất lao động còn thấp, thời gian lao động
còn chiếm phần khá lớn, muốn có giá trị thặng dư, nhà tư bản phải kéo dài ngày
lao động và tăng cường lao động để bòn rút được nhiều lao động không công của
công nhân làm thuê. Nhưng phương thức bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối bị hạn
chế về mặt tự nhiên – sinh lý, xã hội, giai cấp tư sản không thể đáp ứng nhu cầu
thu giá trị thặng dư tối đa của giai cấp công nhân. Cho nên, khi luật công xưởng
được ban hành, chủ nghĩa tư bản không còn sử dụng phương pháp bóc lột thặng dư
tuyệt đối như là phương pháp chủ yếu nữa. Khi đó nhằm mục đích kéo dài ngày lao
động thặng dư, người ta rút ngắn lao động cần thiết bằng những phương pháp cho
phép sản xuất ra vật ngang giá với tiền công, trong một thời gian ngắn hơn, tức là
sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối. Vì thế, nếu việc sản xuất ra giá trị thặng dư
tương đối chỉ gắn với độ dài ngày lao động hay tăng cường lao động thì việc sản
xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối, cách mạng hóa đến tận gốc các quá trình kỹ thuật
của lao động cũng như tập quán xã hội…
Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã vận động và
phát triển qua ba giai đoạn, từng bước thực hiện cuộc đảo lộn…có tác dụng đẩy
nhanh, tăng năng suất lao động xã hội để giảm thời gian lao động tất yếu xuống
mức tối thiểu cần thiết, tăng tối đa thời gian cho việc sản xuất giá trị thặng dư.
Bước khởi đầu của quá trình đó diễn ra trong buổi “Bình minh” của chủ nghĩa
tư bản. Khi đó, các nhà tư bản chỉ có vốn liếng ít ỏi và công cụ lao động thủ công
lạc hậu nhưng có khát vọng thu được nhiều giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã
khắc phục mâu thuẫn này bằng quá trình cách mạng hóa tổ chức lao động - biến
15


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
lao động cá thể, mong muốn lập thành lao động hợp tác phù hợp với nhu cầu tất
yếu của kinh tế, tạo ra sức lao động của một số cá thể tương ứng. Ưu thế của lao
động hợp tác, một mặt làm cho năng suất lao động xã hội được tăng cao, cho phép
giảm lao động tất yếu, tăng lao động thặng dư. Do đó mà tạo được nhiều giá trị

thặng dư cho tư bản. Mặt khác tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn
cao hơn bằng quá trình cách mạng hóa – phân chia người lao động có chức năng
sản xuất hàng hóa, sản phẩm hoàn chỉnh thành người lao động có chuyên môn hóa
vào khâu công việc mà họ có sở trường nhất trong quy trình sản xuất ra sản phẩm
hoàn chỉnh.
Giá trị thặng dư nhiều lợi nhuận lớn lại kích thích lòng tham của các nhà tư bản.
Bản thân các nhà tư bản cũng đua tranh áp dụng máy móc để thu được nhiều giá trị
thặng dư. Kết quả tất yếu việc sử dụng máy móc trong các công sưởng ngày càng
phổ biến, hệ thống máy móc là sự nối dài giữa các giác quan và khuyếch đại năng
lực của con người lên gấp bội. Sự phát triển máy móc như vậy đã làm phát sinh
thặng dư tương đối bằng cách làm cho sức lao động giảm xuống, làm tăng năng
suất lao động xã hội, làm cho hàng hóa cấu thành sức lao động giảm xuống. Do đó,
người ta chỉ dùng một phần ít hơn của ngày lao động để bù đắp lại giá trị sức lao
động, làm cho phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối trở lên chủ yếu làm
tăng giá trị thặng dư của các nhà tư bản.
IV. Ý nghĩa thực tiễn của lý luận này đối với Việt Nam hiện nay.
Là một nước tiến tới XHCN mà không thông qua giai đoạn phát triển TBCN
hay đúng hơn là không qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, vì vậy, chúng ta
không được kế thừa những tiền đề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo
của người đi trước cho dù chúng chỉ là những nhân tố vô cớ. Điểm xuất phát để
nhận thức tầm quan trọng của sản xuất giá trị thặng dư chính là luận điểm sản
phẩm của lao động thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và việc xây
dựng, tích lũy quỹ sản xuất xã hội và dự trữ “Tất cả những cái đó đã và mãi mãi
vẫn là cơ sở cho sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần. Nó sẽ là điều
kiện và là động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa…”.
Chúng ta lựa chọn con đường đi lên CNXH từ điểm xuất phát là nước tiểu
nông, từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản xuất hàng hóa. Cái
thiếu của đất nước ta - theo cách nói của C. Mác – chính là chưa trải qua sự ngự trị
của các tổ chức kinh tế xã hội theo kiểu TBCN.
16



NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
Đất nước ta đang đứng trước nhiệm vụ cháy bỏng là tạo ra tiền đề thực tiễn
tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa
sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư dù chúng biểu hiện những quan hệ xã hội
khác nhau.
Chúng ta không thể đạt mục tiêu kinh tế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải
biết rút ngắn những quá trình tất yếu mà CNTB đã trải qua và đang thực hiện để có
một nền kinh tế thị trường hưng thịnh như ngày nay. Đó là quá trình phát triển trải
qua nhiều giai đoạn phân công lao động xã hội. Nền kinh tế hàng hóa TBCN hình
thành và giá trị thặng dư cũng được sản xuất ra với khối lượng lớn trong sự phân
công lao động, đặc biệt khi công nghệ khoa học phát triển và vận dụng có ý thức,
rộng rãi vào sản xuất với quy mô chưa từng có. Các giai đoạn phát triển sản xuất
và chiếm giá trị thặng dư của CNTB đã diễn ra một cách tự phát và tuần tự. Nhưng
đó cũng là những giai đoạn của một quá trình lịch sử - tự nhiên mà chúng ta chỉ có
thể rút ngắn chứ không thể bỏ qua. Đó là ý nghĩa thực tiễn rút ra từ sản xuất giá trị
thặng dư của C. Mác.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay thì cần có phương hướng khai thác và vận
dụng những tư tưởng và các nguyên lý của sản xuất giá trị thặng dư một cách hiệu
quả để đạt được những thành tựu mới, đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo
định hướng XHCN.
Cần phải nhận thức lại hàng hóa, sức lao động không phải là phạm trù riêng của
CNTB và phạm trù giá trị thặng dư xét về mặt định lượng cũng vậy. Nó tồn tại như
một bước tiến của xã hội. Nó là nguồn gốc của tích lũy để mở rộng và hiện đại sản
xuất kinh doanh, là nguồn gốc của sự giàu có và văn minh. Chính nó đòi hỏi xã hội
cần phải:
- Tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư, nhất là tăng năng suất của
lao động thặng dư.
- Tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản của vốn khi đầu tư và sử dụng nó. Đó là

nguyên tắc bảo quản vốn và nguyên tắc sinh lợi để cho một đồng vốn đầu tư tăng
thêm giá trị.
- Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, kể cả thị trường sức lao động. Vấn đề
thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cho phép
bóc lột giá trị thặng dư đã được Lênin trình bày ở lý luận và kinh nghiệm chỉ đạo
thực tiễn ở nước Nga trước đây. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là:
17


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
- Điều tiết một cách đúng đắn, đầy đủ, không thể thất thoát phần giá trị thặng dư
vào ngân sách nhà nước.
- Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều tiết sao cho có lợi nhất đối với
việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh”.
- Nhà nước phải đủ mạnh về việc thực hiện kinh tế, năng lực quản lý và uy tín
đối với xã hội.
- Ngăn chặn những ma lực hút sự vận động của nền kinh tế đi chệch ra khỏi chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Về khái niệm giai cấp công nhân được hiểu ở thế kỷ trước cũng khác nhiều so
với cách hiểu ở thế kỷ này. Có thể nhận thức lại về khái niệm giai cấp công nhân
trên nhiều phương diện song không thể bỏ qua hai khía cạnh:
Xã hội mới - XHCN muốn giải phóng người công nhân từ người làm thuê thành
người làm chủ song không thể làm chủ vì họ không có sở hữu về tài sản. Do vậy,
giai cấp công nhân ngày nay không còn là giai cấp vô sản mà phải là giai cấp hữu
sản. Thực tiễn diễn ra như vậy.
* Kết luận:
Nhìn chung, chúng ta thấy rằng sản xuất giá trị thặng dư là rất quan trọng và
phức tạp. Sự cần thiết về thời gian thặng dư và cùng với nó là sản phẩm thặng dư.
Nó là nguồn gốc giàu có của mọi xã hội, đó là điều dễ hiểu. Song điều cần thiết là

những biện pháp tổ chức kinh tế, đặc biệt là về mặt xã hội để kéo dài thời gian
thặng dư cũng như xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa kéo dài ngày lao động,
tăng cường độ và tăng năng suất lao động ở những ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng
để rút ngắn thời gian cần thiết đối với một xã hội ở một nước có trình độ thấp như
nước ta.
IV. Những ý kiến thắc mắc cần trao đổi.

18


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

19



×