Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG SINH HOC 8.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.21 KB, 42 trang )

Chương I:
KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Riboxom: Nơi tổng hợp protein
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di
truyền
+ Nhân con: Tổng hợp ARN riboxom (rARN)
b. Hoạt động sống của tế bào
- Các hoạt động sống của tế bào gồm: trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra ở tế bào → Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2. MÔ
a. Khái niệm: Mô là tập hợp các tế bào chuyển hoá có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một
chức năng nhất định.
b. Các loại mô
Nội
dung

Mô biểu bì

Mô liên kết

Mô cơ

Bao phủ phần


ngoài cơ thể,
lót trong các
ống nội quan.
- Các tế bào
xếp sít nhau.

Có ở khắp cơ
thể: dưới lớp
da, gân, dây
chằng, sụn ...
- Các TB liên
kết rải rác
trong chất nền.
- Gồm : tế bào - Gồm : mô
biểu bì, tế bào sụn,xương, mỡ,
tuyến.
sợi, máu...

Mô thần kinh

Gắn vào xương, Tạo nên hệ thần kinh:
thành ống tiêu hoá, não, tuỷ sống, dây TK ...
Vị trí
mạch máu, bóng
đái, tử cung, tim.
-Chủ yếu là TB dài - Các TB thần kinh và TB
xếp thành lớp, thành thần kinh đệm.
bó.
- Nơ ron có thân mắc với
- TB có vân ngang sợi trục và sợi nhánh.

Cấu tạo
hoặc không.
- Gồm : cơ vân, cơ
tim, cơ trơn.
Chức
Bảo vệ, hấp Nâng đỡ, neo Co, dãn tạo nên sự -Tiếp nhận kích thích.
năng
thụ, tiết.
giữ các cơ vận động của các cơ -Dẫn truyền xung thần
quan, liên kết, quan và cơ thể.
kinh.
(máu
vận
-Xử lí thông tin.
chuyển
các
-Điều hòa hoạt động các
chất)
cơ quan.
Câu 3: Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng?
b, * Tế bào là đơn vị cấu trúc:
- Từ các dạng sinh vật đơn giản, đến các dạng sinh vật phức tạp, đều có đơn vị cấu tạo cơ bản
là tế bào đã tạo nên cơ thể sống.
1


- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan lại có một cấu trúc riêng biệt và giữ chức
năng khác nhau.
- Cấu tạo điển hình của một tế bào gồm: Màng tế bào được cấu tạo bởi chất nguyên sinh, gọi là
màng sinh chất. Màng sinh chất có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và

môi trường. Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào, trong chất tế bào có
nhiều bào quan, có chức năng quan trọng như: Ti thể, lạp thể, thể gôngi, trung thể, lưới nội
chất, ribôxôm thực hiện quá trình sống của tế bào.
* Tế bào là đơn vị chức năng:
- Tất cả các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống( sinh trưởng,hô hấp,tổng hợp,phân giải) đều diễn
ra trong tế bào.
- Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về mặt trao đổi chất, giữ vai trò điều khiển chỉ đạo.
- Dù ở bất cứ phương thức sinh sản nào thì tế bào đều là mắt xích nối các thế hệ thông qua vật
chất di truyền( NST và ADN)
Chương II:

VẬN ĐỘNG

Câu 1: a. Các phần chính của bộ xương
- Bộ xương có chức năng nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ và cùng với cơ giúp cơ
thể vận động.
- Bộ xương gồm nhiều xương được chia là 3 phần :
+ Xương đầu: xương sọ, xương mặt.
+ Xương thân: xương cột sống, xương lồng ngực.
+ Xương chi: xương chi trên, xương chi dưới.
b. Các khớp xương
- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.
- Có 3 loại khớp xương :
+ Khớp động: là khớp cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao
chứa dịch khớp (bao hoạt dịch
+ Khớp bất động: là loại khớp không cử động được
+ Khớp bán động: là những khớp mà cử động của khớp hạn chế
Câu 2/ CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
a. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo va chức năng của xương dài.

các
phần
của
cấu tạo
Chức năng
xương
Giảm ma sát trong các khớp
Sụn bọc đầu xương
Đầu xương
xương
Mô xương xốp gồm các Phân tán lực tác động
nan xương
Tạo các ô chứa tủy đỏ
Giúp xương phát triển to về bề
Màng xương
Thân xương
ngang
Mô xương cứng
chịu lực, đảm bảo vững chắc
2


Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng
cầu, chứa tủy vàng ở người lớn

Khoang xương

b. Sự to ra và dài ra của xương
- Xương to ra do sự phân chia của tế bào màng xương.
- Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào sụn tăng trưởng.

c. Thành phần hoá học và tính chất của xương
- Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng:
+ Chất cốt giao (chất hữu cơ) tạo cho xương có tính mềm dẻo → chịu lực tốt.
+ Chất khoáng (chất vô cơ) chủ yếu là canxi làm cho xương có tính bền chắc→ nâng đỡ cơ
thể.
- Tính chất của xương là mềm dẻo và bền chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axitclohiđric 10% sau
10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng à Xương
chứa chất hữu cơ.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương
không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó
là các chất khoáng à Xương chứa chất vô cơ.
* Xương người già thường dễ gãy vì tỉ lệ giữa chất vô cơ và hữu cơ trong xương thay đổi theo
lứa tuổi. Ở người già tỉ lệ chất hữu cơ giảm vì vậy làm cho xương giảm tính dẻo dai đồng thời
xương trở nên xốp giòn và dễ gãy khi bị va chạm mạnh
Câu 3/ CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
a. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
- Bao ngoài bắp cơ là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
- Cấu tạo của bắp cơ: gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ).
- Mỗi TB cơ gồm nhiều tơ cơ có 2 loại:
+ Tơ cơ dày có mấu sinh chất → vân tối.
+ Tơ cơ mảnh trơn → vân sáng.
Tơ cơ mảnh và dày xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc → tạo vân ngang vì vậy mà gọi là cơ vân.
- Đơn vị cấu trúc : là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và dày.
b. Tính chất của cơ
- Tính chất cơ bản của cơ là co và dãn
- Khi bị kích thích cơ phản ứng lại bằng cách co cơ.
- Cơ chế phản xạ của co cơ :
Kích thích → cơ quan thụ cảm (dây hướng tâm) → Trung ương thần kinh (dây li tâm) → cơ

co.
c Sự mỏi cơ
1. Khái niệm: Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức gọi là sự mỏi cơ.
2. Nguyên nhân mỏi cơ: Do cơ thể không cung cấp đủ O2 nên tích tụ axit lăctic đầu độc cơ.
3. Biện pháp chống mỏi cơ: Nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp giúp máu thải nhanh axit lăctic
Câu 4. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.

3


- Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỉ lệ sọ/mặt
Lớn
Nhỏ
Lối cằm ở xương mặt
Phát triển
Không có
Cột sống
Cong 4 chỗ
Cong hình cung
Lồng ngực
Nở sang 2 bên
Nở theo chiều lưng – bụng
Xương chậu
Nở rộng
Hẹp

Xương đùi
Phát triển, khoẻ
Bình thường
Xương bàn chân
Xương ngón ngắn, bàn Xương ngón dài, bàn chân
chân hình vòm
phẳng
Xương gót
Lớn, phát triển về phía sau Nhỏ
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng
và đi bằng hai chân
- Tỉ lệ sọ/mặt lớn, lối cằm ở xương mặt phát triển -> giúp đầu ở trên cao nhưng vẫn thăng bằng
- Cột sống cong 4 chỗ -> giãm lực tác động xuống đôi chân, giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng
đi thẳng và lao động phức tạp.
- Lồng ngực nở sang 2 bên -> tăng thể tích lồng ngực để chứa nội quan
- Xương đùi phát triển, khoẻ hơn xương tay -> chịu được lực lớn, nâng đỡ cơ thể
- Xương chi trên gắn với cột sống nhờ xương đai vai, xương chi dưới gắn với cột sống nhờ
xương đai hông. Do tư thế đứng thẳng và lao động mà đai vai và đai hông phân hóa khác nhau.
+ Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả. Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương
háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc để
nâng đỡ toàn bộ cơ thể
+ Xương cổ tay, xương bàn tay, và xương cổ chân, xương bàn chân cũng phân hóa. Các khớp
cổ tay và bàn tay linh hoạt -> cầm nắm dụng cụ lao động dễ dàng
- Xưởng cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm
bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
- Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn hơn
diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn
Câu 6: Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì so với chức năng của xương? giải
thích vì sao xương động vật được hầm thì bở ?
-Thành phần hữu cơ là chất kết dính( chất cốt giao) và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

- Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững
chắc, là cột trụ của cơ thể.
- Khi hầm xương bò, lợn…chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và
ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở
Câu 7: Vì sao trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương và xương nhanh phục hồi hơn xương
người lớn?
* Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương hơn người lớn là do ở hai lứa tuổi này thành phần hóa học
của xương có sự khác nhau nên tính chất của xương cũng khác nhau:
- Trẻ em: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 2/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 1/3 nên xương mềm dẻo và đàn
hồi tốt.
- Người lớn: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, dễ gãy và
vỡ.
4


b/ Trẻ em khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn vì: Trong xương xảy ra hai
quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau:
- Trẻ em: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương do đó khi các tế bào của
lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên
xương nhanh chóng phục hồi.
- Người lớn: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương nên khả năng phục hồi
của xương chậm hơn.
Câu 8:a. Hãy chứng minh: “Xương là một cơ quan sống”.
b. Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương
phát triển cân đối?
a. Xương là một cơ quan sống vì:
- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các TB xương.
- Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh
sản, cảm ứng… như các loại TB khác.
- Các thành phần của xương có sự phân chia như sau:

+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh ra TB máu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
b. Vì:
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên
trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn giữ cho xương phát triển bình
thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:
+ Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 tay.
+ Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngức vào bàn, không gục đầu ra phía trước…
+ Không đi giày chật và cao gót.
+ Lao đông vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp lứa tuổi và đảm bảo
khoa học.
+ Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.
Câu 9: Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất
muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều
axit lactic tích tụ trong cơ à ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ à Hiện tượng co cơ cứng
hay “Chuột rút”
Câu 10. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương? Vì sao ở người già xương
dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi?
1. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương:
- Chất hữu cơ (cốt giao): tạo ra tính bền dẻo cho xương.
- Muối khoáng (chất vô cơ): tạo nên tính bền chắc cho xương.
2. Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do:
5


- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi.
- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên

dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.
- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng
trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.
Câu 11. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú là:
- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển.
- Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)=> di chuyển, nâng đỡ …
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.
- Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
Chương III:

TUẦN HOÀN

1. MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Máu.
1. Thành phần cấu tạo của máu
Máu gồm 2 thành phần:
- Huyết tương: lỏng màu vàng nhạt chiếm 55% về thể tích máu.
- Tế bào máu: đặc quánh, đỏ thẫm chiếm 45% về thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu
cầu.
+ Hồng cầu: màu hồng. hình đĩa, lõm 2 mặt không có nhân
+ Bạch cầu: Trong suốt, kích thước lớn, có nhân. gồm 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axit, BC
trung tính, BC limphô, BC mônô.
+ Tiểu cầu chỉ là các mảnh chất tế bào sinh tiểu cầu
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Cấu tạo huyết tương: gồm 90% nước và 10% các chất khác (chất dd, chất cần thiết, muối
khoáng, chất thải).
- Chức năng của huyết tương:
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Vận chuyển các chất (chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải).

- Chức năng của Hồng cầu: Vận chuyển 02 và C02
II. Môi trường trong của cơ thể.
- Nước mô được tạo nên từ huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu có chức năng giúp tế bào thực
hiện quá trình trao đổi khí và trao đổi chất
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết.
- Vai trò: giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài qua quá trình trao đổi chất.
2. BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
a. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
- Thực bào: các bạch cầu trung tính, đại thực bào hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn.
- Tế bào bạch cầu lim phô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên
+ Khái niệm kháng thể, kháng nguyên
6


- Tế bào bạch cầu lim phô T: tạo ra Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm vi khuẩn vi rút
và phá huỷ TB bị nhiễm.
b. Miễn dịch
1. Khái niệm: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó.
2. Phân loại: Có 2 loại miễn dịch:
a. Miễn dịch tự nhiên
- Khái niệm: Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được một cách ngẫu nhiên khi cơ thể mới sinh
ra hoặc bị động từ sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Có 2 loại:
+ Miễn dịch bẩm sinh:
ví dụ con người không bị mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng của gia súc,...
+ Miễn dịch tập nhiễm: Khi người bị một lần mắc bệnh sởi, thuỷ đậu, quai bị,... thì sau này
người ấy sẽ không mắc lại các bệnh đó nữa.
b. Miễn dịch nhân tạo
- Khái niệm: Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động

khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
- Tạo miễn dịch nhân tạo bằng cách tiêm phòng vacxin.
Vd: Tiêm vacxin bệnh uốn ván, viêm não Nhật bản,...để phòng các bệnh này.
3/ ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
a. Đông máu
- ví dụ: khi bị đứt tay máu chảy ra ngoài nhiều sau đó ít dần rồi ngừng hẳn nhờ 1 khối máu
đông bít kín vết thương.
* Khái niệm: Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy khỏi mạch tạo thành khối máu đông bịt
kín vết thương.
* Cơ chế đông máu
Hồng cầu
Các tế bào máu

Bạch cầu
Tiểu cầu
Khối máu đông

Vỡ

Máu
lỏng

Enzim

Huyết tương

Chất sinh
tơ máu

Tơ máu


Ca2+

Huyết thanh

- Tiểu cầu đóng vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu.
* ý nghĩa:
Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương hay phẫu thuật.
- Ngưng máu: là hồng cầu người cho (máu đem truyền) bị kết dính với huyết tương của người
nhận thành từng cục trong mạch của người nhận → bệnh nhân tử vong.
c. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
- Thử máu người cho và người nhận
7


- Chọn nhóm máu thích hợp
- Chọn máu không có tác nhân gây bệnh.
4/ TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
a. Cấu tạo
- Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch (thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn)
- Tim: Nửa phải chứa máu đỏ thẫm. Nửa trái chứa máu đỏ tươi.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải → động mạch phổi tại đây thực hiện trao
đổi khí (máu nhường CO2 cho phế nang và nhận O2) máu trở nên đỏ tươi → tĩnh mạch phổi →
tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → tế bào tại đây thực
hiện trao đổi khí (máu nhường O2 cho tế bào và nhận CO2) máu trở nên đỏ thẫm → tĩnh mạch
chủ → tâm nhĩ phải.
* Vai trò
- Vai trò của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.
- Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (T.thất) → các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế

bào trở về tim (T.nhĩ)
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.
b. Lưu thông bạch huyết
- Cấu tạo: gồm phân hệ nhỏ (thu bạch huyết nửa trên bên phải cơ thể) và phân hệ lớn (phần
còn lại của cơ thể).
- Lưu thông bạch huyết
+ Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể ( nửa trên bên
trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi
tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung
vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn)
+ Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa
trên bên phải cơ thể.
- Vai trò của hệ bạch huyết: Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển của MT
trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
5/ TIM VÀ MẠCH MÁU
a. Cấu tạo tim:
- Cấu tạo ngoài: Tim được bao bọc bởi màng tim, có các mạch máu (nuôi tim),có lớp dịch
- Cấu tạo trong.
- Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết.
- Tim có 4 ngăn: TNT, TTT, TNP, TTP.
- Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ phù hợp với chức năng đẩy máu đi và nhận máu về
tương ứng với 2 vòng tuần hoàn.
- Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa động mạch và tâm thất có van làm máu chỉ chảy theo 1 chiều.
b. Cấu tạo mạch máu.
Có 3 loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Động mạch
Nội dung
Tĩnh mạch
Mao mạch
1. Cấu tạo

- Thành
mạch

-3 lớp

Mô liên kết
Cơ trơn
dày

- 3 lớp

8

Mô liên kết
Cơ trơn
mỏng

- Chỉ có 1 lớp
biểu bì mỏng


- Lòng mạch
- Đặc điểm
khác

Biểu bì

Biểu bì
- Hẹp


- Rộng

- Động mạch chủ lớn, nhiều
- Có van 1 chiều ở những nơi máu
động mạch nhỏ không có van. phải chảy ngược chiều trọng lực
2. Chức năng Đẩy máu từ tim đến các cơ quan Dẫn máu từ khắp các tế bào về
với vận tốc và áp lực lớn.
tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

- Hẹp nhất
- Nhỏ, phân
nhánh nhiều.
Giúp trao đổi
chất với TB

c. Chu kì co dãn của tim
Chu kỳ co dãn của tim khoảng 0,8s, gồm 3 pha:
- Pha nhĩ co (0,1s), nghỉ 0,7s
- Pha thất co (0,3s), nghỉ 0,5s.
- Pha dãn chung (0,4s).
- Trung bình mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim, tức là 75 nhịp/ phút.
Câu 1: Hãy trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng?
- Cấu tạo tim phù hợp với chức năng co bóp tống máu đi, nhận máu về.
+ Tim là một khối cơ rỗng cấu tạo từ mô cơ tim.
+ Tim gồm 4 ngăn, hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau
nhờ các van tim (van tim chỉ cho máu di chuyển một chiều). Thành cơ tâm thất dày hơn thành
cơ tâm nhĩ.
+ Tâm thất thông với động mạch, tâm nhĩ thông với tĩnh mạch.
+ Trong khoang tim có hạch thần kinh tự động.
Câu 2 Cấu tạo và chức năng của hồng cầu?

+ Cấu tạo: Là tế bào không nhân đường kính 7-8 µ m độ dày 1-2 µ m
- Hình dạng: Là tế bào hình đĩa lõm 2 mặt ( tăng diện tích tiếp xúc)
- Thành phần chủ yếu là Hb + Sắc đỏ có chứa sắt. không có nhân.
+ Chức năng: Vận chuyển Ôxi từ phổi đến các tế bào ( liên kết lõng lẽo )
- Vận chuyển CO2 từ tế bào về tim
lên phổi thải ra ngoài
- Hồng cầu kết hợp chặt chẽ với CO.
- Môi trường bị CO làm cản trở việc tạo khí giữa cơ thể với môi trường cơ thể bị ngộ độc
Câu 3: Nêu sự khác nhau về cấu tạo của động mạch; tĩnh mạch; mao mạch.
Vì sao có sự khác nhau đó?
1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:
a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô
liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn
máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với
chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các
van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp
với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Câu 4: a/ Trình bày khái niệm, cơ chế và vai trò của quá trình đông máu?

9


b/ Giả sử một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu
ngay, bác sĩ sẽ quyết định truyền máu nào? Vì sao? Trong thực tế bác sĩ có làm vậy
không? Tại sao?
+ Vai trò của quá trình đông máu: Hạn chế mất máu khi bị thương.
b/+ Một bệnh nhân bị mất máu nặng nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ
quyết định truyền máu nhóm O.

+ Vì nhóm máu O có thể truyền cho nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào
cũng nhận được.
+ Trong thực tế bác sĩ không làm vậy.
+ Vì để bệnh nhân tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Câu 5 Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
Gồm các ý:
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường
bên ngoài bằng con đường thể dịch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ô xy đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm không
cần thiết cho tế bào do qua trình hoạt động sống thải ra để đưa ra ngoài cơ thể.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể
Câu 6:Hồng cầu có những đặc điểm gì để phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận? Sự
phân loại các nhóm máu được căn cứ vào những yếu tố nào, giải thích?
- Hồng cầu trưởng thành chứa chủ yếu là hêmôglôbin (huyết cầu tố hay huyết sắc tố-Hb)
thực hiện chức năng vận chuyển khí.
- Số lượng: Hồng cầu trung bình trong 1mm 3 của nam là 4,5 triệu, ở nữ 4,2 triệu; một người
trung bình có khoảng 4,5 lít máu, và khoảng 20 ngàn tỉ hồng cầu, tổng diện tích hồng cầu lên
tới 2500-3000m2.
- Hình dạng: Dẹt, hình đĩa tròn, lõm hai mặt, dày khoảng 1,8- 2,3µm (micrômet), đường
kính là 7,5µm.
- Kích thước: Nhỏ làm cho số lượng hồng cầu tăng lên trong cùng một thể tích dẫn đến tăng
diện tích tiếp xúc với các khí, đồng thời hình dạng dẹt lõm 2 mặt làm cho phân tử hêmôglôbin
không nơi nào nằm cách xa màng nên có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
- Hồng cầu trưởng thành mất nhân nên ít tiêu hao năng lượng cho bản thân, lại có chỗ để
chứa Hb nhiều hơn; ngoài ra, cấu tạo lõm 2 mặt làm cho hồng cầu có thể tiếp nhận nước một
cách chừng mực nào đó khi nồng độ muối trong máu dao động mà không bị vỡ.
- Chức năng: Hb của hồng cầu kết hợp được với ôxi và khí cácbonic, giúp hồng cầu thực
hiện chức năng mang khí ôxi cung cấp cho tế bào và mang khí cacbonic rời khởi tế bào.

Câu 7 Sự phân loại các nhóm máu được căn cứ vào những yếu tố nào, giải thích?
* Sự phân loại nhóm máu căn cứ vào 2 yếu tố:
- Yếu tố kháng nguyên có trong hồng cầu người là A và B.
- Yếu tố kháng thể có trong huyết tương là α và β. Thực chất α gây kết dính A và β gây kết
dính B nên trên cùng một cơ thể α và A không cùng tồn tại cũng như β và B cũng không cùng
tồn tại.
10


+ Do vậy 4 nhóm máu có thành phần kháng nguyên, kháng thể như sau:
Kháng nguyên
Kháng thể
Nhóm
(trong hồng cầu)
( trong huyết tương)
A
có A
có β
B
có B
có α
AB
có A và B
không có α và β
O
không có A và B
có cả α và β
Câu 8 -Tại sao khi khám bệnh bác sĩ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh
?
Phải căn cứ vào lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh vì:

- Cần phai căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe (4,5 triệu/mm 3 ở
nam, 4,2 triệu/mm3 ở nữ).
Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở tình trạng bệnh lí.
- Ngoài ra các bác sĩ còn căn cứ vào tỉ lệ các loại bạch cầu trong thành phần máu mà xác định
được ta mắc bệnh gì.
Câu 9 a- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
b- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục
trong hệ mạch.
a- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển
* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp
- Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất … làm
cho huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng …
b- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch.
- Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ à động mạch nhỏà mao mạch à tĩnh mạch chủ
thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở
tĩnh mạch chủ. Sự chênh lẹch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi
tim hoạt động theo nhịp.
Câu 10 Máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay:
+ Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành
sơi tơ máu.
- Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra.
+ Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim.
Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết
thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu
không chảy ra được.
Câu 11a/ Vì sao máu là mô liên kết ? vẽ sơ đồ truyền máu ? Giải thích sơ đồ ?

b/ Vì sao máu lại chảy được từ các tĩnh mạch chân, tay, thân về được tim ?
a. Máu là mô liên kết vì : Mô liên kết là mô có thành phần gian bào > tế bào mà thành
phần của máu: tế bào 45%; huyết tương 55% ( gian bào )
11


Vì vậy máu là mô liên kết .
* Sơ đồ truyền máu :
* Giải thích sơ đồ truyền máu:
- O là nhóm chuyên cho vì : Trong nhóm máu O hồng cầu không có chất bị ngưng nên khi
truyền không xảy ra sự ngưng máu.
- Nhóm AB là nhóm chuyên nhận vì: trong nhóm máu AB không có chất gây ngưng nên khi
nhóm máu khác truyền hồng cầu không bị kết dính, không xảy ra ngưng máu.
- Nhóm A chỉ chuyền cho chính nó và AB
- Nhóm B chỉ chuyền cho chính nó và AB
b/ Máu lại chảy được từ các tĩnh mạch chân, tay, thân về được tim
- Sức đẩy của tim: Do tâm thất co
- Lực hút của tim : Di nhĩ giãn
- Sức hút của mông ngực : Khi hít vào , lông ngực giãn ra, tĩnh mạnh chủ giãn, huyết áp
giẩm. Hút máu
Sự co bóp của cơ bắp: trong tĩnh mạch chân tay, có hệ thống van tổ chim giúp máu chảy 1
chiều về tim. Kho co bóp , ép các van đẩy máu về tim
Câu 12 a. Miễn dịch là gì ? Vì sao cơ thể có khả năng miễn dịch ? Nêu các hàng rào bảo
vệ cơ thể ?
b. So sánh MD chủ động và MD thụ động
b. nêu vai trò của CO2 trong hô hấp ?
-Miễn dịch là khả năng không thể mắc một số bệnh
* Cơ thể có khả năng miễn dịch vì :
- trong cơ thể có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
- Bạch cầu tiết ra không độc chống lại các độc tố của vi khuẩn

* Các hàng rào bảo vệ cơ thể :
- Bạch cầu : Tiết không thể và thựac khuẩn
- Gan : Khử độc và diệt khuẩn chống mùi
- Hạch bạch tuyết : vật lạ và khoáng khuẩn bị giữ lại
- Da : Ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể .
b. So sánh miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động :
* Giống nhau “ Đều giúp đỡ cơ thể chống lại một số bệnh
* Khác nhau :
Miễn dịch chủ động
Chữa bệnh
- Phòng bệnh
- Truyền vào huyết thanh các khống thể
- Tiêm vào cơ thể những vi khuẩn đã bị chống lại độc tố của vi khuẩn và tiều
làm yếu hoặc chết
diệt vi khuẩn
- Tiêm chủg vào cơ thể những vi khuẩn - tác dụng nhanh
đã làm yếu hoặc chết hay các độc tố của - Ngắn
vi khuẩn tiết ra
- Cơ thể chống đợc vi khuẩn gây bệnh
- Tác dụng chậm
- Dài
- cơ thể tạo ra đợc chất không độc dữ trữ
Câu 13a. So sánh đông máu và ngưng máu? ( Hiện tượng, nguyên nhân, cơ chế và ý
nghĩa đối với con người )
12


* Giống nhau : Đều là mãu loãng biến thành sợi máu
* Khác nhau :
- Xảy ra khi bị thuơng

- Xảy ra khi truyền máu
- Máu loãng sau khi ra khỏi mạch tạo - Hồng cầu của người cho vón thành cục
thành sợi máu
trong mạch của ngời nhận.
- Do các sợi tơ máu tạo thành màng luới - Chất gây ngưng trong huyết tơng, hồng
giữ các hồng cầu, bạch cầu, cục máu
cầu bị kết dính,
- Tiểu cầu vỡ, men kết hợp, Pr hoà tan - Khi truyền chất gây ngưng làm cho bị
của huyết tuơng
kết dính
- Chống mất máu khi bị thơng
- Tránh tử vong khi truyền máu
Câu 14 Phân biệt sự khác giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ ?
* Sự khác giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ:
Vòng tuần hoàn lớn
Vòng tuần hoàn nhỏ
- Xuất phát từ tâm thất trái.
- Xuất phát từ tâm thất phải.
- Máu rời tim là máu đỏ tươi theo động - Máu rời tim là máu đỏ thẫm theo động
mạch chủ đến tế bào.
mạch phổi đến phổi.
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và tế - Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế
bào.
nang của phổi.
- Máu nhường o2 cho tế bào và nhận khí - Máu nhường khí co2 cho phế nang và
co2 trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh nhận khí o2 trở thành máu đỏ tươi theo
mạch chủ đỗ về tâm nhỉ phải.
tĩnh mạch phổi đỗ về tâm nhỉ trái.
- Chức năng cung cấp khí o2 và chất dinh - Chức năng đưa khí co2 từ máu qua phế
dưỡng cho tế bào và mang khí co2 khỏi tế nang để thải ra ngoài và nhận khí o 2 từ

bào.
phế nang.
Câu 15 Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
* Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu,
nhng trong huyết tơng không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính
hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
* Máu O không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi đợc truyền cho máu
khác, không bị kháng thể trong huyết tơng của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O đợc xem là máu chuyên cho.
Câu 16 Nêu cấu tạo của tim người?
- Cấu tạo ngoài:
+ Bao bọc bên ngoài là màng liên kết, bên trong màng liên kết có một lớp dịch giúp tim hoạt
động dễ dàng
+ Tim hình chóp đỉnh quay xuống dưới, đáy quay lên trên.
- Cấu tạo trong:
+ Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ nằm trên, 2 tâm thất nằm dưới, mỗi nửa có van tim ( van nhĩ thất và
van động mạch) giúp máu chảy theo 1 chiều
+ Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết
+ Thành tim được cấu tạo bởi cơ tim có độ dày, mỏng khác nhau theo thứ tự giảm dần ( tâm
thất trái, tâm thất phải, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái)
Câu 17 Cấu trúc nào của tim, mạch đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều trong hệ
tuần hoàn ? Trình bày vai trò của các cấu trúc đó.
13


- Cấu trúc đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều trong hệ tuần hoàn là van
- Van nhĩ thất:
+ Cho máu chảy từ tâm nhĩ vào tâm thất
+ Không cho máu chảy ngược từ tâm thất vào tâm nhĩ
- Van động mạch:
+ Cho máu chảy từ tâm thất vào động mạch

+ Không cho máu chảy ngược từ động mạch vào tâm thất
- Van tĩnh mạch:
+ Giúp máu chảy trong các tĩnh mạch ngược hướng trọng lực về tim
+ Không cho máu chảy ngược lại trong các tĩnh mạch từ dưới về tim
Câu 18 a, Môi trường trong của cơ thể gồm có những thành phần nào? Chúng có quan
hệ với nhau như thế nào?
Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.
- Quan hệ của chúng:
+ Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô
+ Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào
máu.
Câu 19Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại
thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
- Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng
vì:
+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin
trong hồng cầu giảm.
+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
Câu 20 So sánh động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng?
* Giống nhau:
- Cấu tạo: Đều có cấu tạo bởi 3 lớp: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu bì.
- Chức năng: Đều tham gia vào quá trình tuần hoàn máu
* Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:

Cấu
tạo

Động mạch
- Thành dày hơn tĩnh mạch

- Có các sợi đàn hồi
- Không có van riêng

Tĩnh mạch
- Thành mỏng hơn động mạch
- Không có sợi đàn hồi
- Có thể có van một chiều ở tĩnh mạch
phần dưới cơ thể
- Lòng mạch hẹp
- Lòng mạch rộng
- Chuyển máu từ tim đến các - Chuyển máu từ các cơ quan về tim
cơ quan

Chức
năng
Câu 21
a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?
b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh
nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ.
Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
14


Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể β
Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể α
Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả α lẫn β
Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương có cả α lẫn β
- Trong đó α là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, β là kháng thể tương ứng của
kháng nguyên B

- Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau”.
- Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau:
A

A
O↔O
AB ↔ AB
B

B
b. Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rõ ràng người bệnh có nhóm máu B vì nhóm
máu này khi truyền sẽ làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng) nhưng không làm
ngưng kết nhóm máu B (người vợ).
Câu 22 Lấy máu của 4 người: An, Bình, Cúc, Yên - Mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau. rồi
tách ra thành các phần riêng biệt ( Huyết tương và hồng cầu riêng ). Sau đó cho hồng cầu trộn
lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết
tương

An

Bình

Cúc

Yên

Hồng cầu
An
Bình

+
+
+
Cúc
+
+
Yên
+
+
Dấu : ( + ) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu : ( - ) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên
Nhóm máu từng người như sau:
An
Nhóm máu : O
Bình
Nhóm máu : AB
Cúc
Nhóm máu : A ( hoặc B )
Yên
Nhóm máu : B ( hoặc A )
Câu 23 Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch:
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping…..

15


+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ
được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ

+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
Câu 24:
a. Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Mối quan hệ giữa các
thành phần của môi trường trong cơ thể?
b. Vì sao khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lại lâu đông?
c. Một người sống ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao để sinh sống, sau một thời gian
số lượng hồng cầu trong máu người này thay đổi như thế nào? Vì sao?
a. - Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô, bạch huyết.
- Mối quan hệ:
Máu

Nước mô

Bạch huyết

+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
+ Máu, nước mô, bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể
(Vận chuyển hoocmôn, kháng thể, bạch cầu đi khắp các cơ quan trong cơ thể).
b. Vì: Khi đỉa bám vào da động vật hay con người, chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra
một loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm
máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể , thì máu vẫn tiếp tục
chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa bị đẩy ra hết.
c. - Số lượng hồng cầu trong máu người đó sẽ tăng.
- Vì: Càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi, khả năng vận chuyển ôxi của hồng cầu
giảm. Khi đó cơ thể sẽ có sự điều chỉnh kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng
vận chuyển ôxi đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Câu 25: Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?
Vì tim hoạt động theo chu kỳ. Trung bình mỗi phút tim hoạt động 75 chu kỳ (1 nhịp đập). Mỗi chu kỳ

kéo dài 0,8s gồm 3 pha, mỗi pha làm việc đều có nghỉ ngơi:
- Pha nhĩ co: làm việc 0,1s nghỉ 0,7s
- Pha thất co: làm việc 0,3s nghỉ 0,5s
- Pha dãn chung (tim nghỉ hoàn toàn): 0,4s
Chính vì sự phân chia thời gian co dãn hợp lí của tâm nhĩ và tâm thất nên tim làm việc liên tục, các bộ
phận của tim vẫn đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, tim không bị mệt mỏi.
Câu 26: Có 4 người An, Khang, Thịnh và Vượng có nhóm máu khác nhau. Lấy máu của An
hoặc Thịnh truyền cho Khang thì không xảy ra tai biến. Lấy máu của Thịnh truyền cho An hoặc
lấy máu của Vượng truyền cho Thịnh thì xảy ra tai biến. Dựa vào sơ đồ truyền máu hãy biện
luận để xác định nhóm máu của mỗi người?
16


* Nhóm máu của mỗi người như sau:
- Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà Khang nhận được máu của An và Thịnh không
xảy ra tai biến. Vậy, nhóm máu của Khang là AB.
- Máu của Thịnh truyền cho An xảy ra tai biến chứng tỏ Thịnh không có nhóm máu O. Máu
của Vượng truyền cho Thịnh cũng xảy ra tai biến chứng tỏ Vượng không có nhóm máu O. Vậy
An phải mang nhóm máu O.
- Nhóm máu của Thịnh và Vượng xảy ra 1 trong 2 khả năng sau:
+ Hoặc Thịnh nhóm máu B còn Vượng nhóm máu A.
+ Hoặc Thịnh nhóm máu A còn Vượng nhóm máu B.
Câu 27. Trình bày đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mỗi loại mạch máu trong
cơ thể người?
* Các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của động mạch.
+ Thành cơ của động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi, có ý nghĩa tạo lực co khá mạnh để hỗ
trợ lực đẩy của tim đưa máu tuần hoàn tốt hơn
+ Các sợi đàn hồi còn giúp động mạch co dãn ra để dễ dàng nhận máu từ tim đồng thời tăng
thêm lực đẩy máu tuần hoàn nhanh hơn
* Các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của tĩnh mach:

Thành tĩnh mạch mỏng hơn, ít sợi đàn hồi hơn ở động mạch phù hợp với hướng máu dẫn
từ cơ quan về tim (chuyền từ mạch nhỏ vào mạch lớn). Đặc biêt những tĩnh mạch phần dưới
cơ thể còn có những van nên máu không bị chảy ngược
* Các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mach:
+ Thành mao mạch rất mỏng chỉ có 1 lớp tế bào để thuận lợi cho việc khuếch tán khí.
+ Đường kính của mao mạch nhỏ làm máu di chuyển trong mạch chậm giúp máu và tế bào
trao đổi chất và khí hiệu quả hơn.
Câu 28: a/ Trình bày sự tuần hoàn máu ở người?
b/ So sánh động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng?
a/ Sự tuần hoàn máu ở người:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải → động mạch phổi tại đây thực hiện trao
đổi khí (máu nhường CO2 cho phế nang và nhận O2) máu trở nên đỏ tươi → tĩnh mạch phổi →
tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → tế bào tại đây thực
hiện trao đổi khí (máu nhường O2 cho tế bào và nhận CO2) máu trở nên đỏ thẫm → tĩnh mạch
chủ → tâm nhĩ phải.
b/
* Giống nhau:
- Cấu tạo: Đều có cấu tạo bởi 3 lớp: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn, lớp biểu bì.
- Chức năng: Đều tham gia vào quá trình tuần hoàn máu
* Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:
Động mạch
Tĩnh mạch
Cấu - Thành dày hơn tĩnh mạch
- Thành mỏng hơn động mạch
tạo
- Có các sợi đàn hồi
- Không có sợi đàn hồi
- Không có van riêng
- Có thể có van một chiều ở tĩnh mạch

phần dưới cơ thể
- Lòng mạch hẹp
- Lòng mạch rộng
17


Chức - Chuyển máu từ tim đến các - Chuyển máu từ các cơ quan về tim
năng cơ quan
Câu 29: a/ Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của các nhóm máu? Giải thích vì
sao nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho?
b/ Kể tên 5 loại bạch cầu mà em đã học? Loại bạch cầu nào có khả năng tiết kháng
thể đặc hiệu? Loại bạch cầu nào có khả năng thực bào?
a/ Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể β
Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể α
Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả α lẫn β
Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương có cả α lẫn β
* Máu AB là máu chuyên nhận vì Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu,
nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính
hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
* Máu O không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu
khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O
được xem là máu chuyên cho.
b/
- 5 loại bạch cầu: Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu limphô,
bạch cầu mônô.
- Loại bạch cầu limphô T có khả năng tiết kháng thể đặc hiệu
- Loại bạch cầu có khả năng thực bào là: Bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô (đại thực bào).
Câu 30: Tại sao tim co bóp để tống máu vào trong mạch một cách gián đoạn nhưng máu
lại chảy trong mạch thành một dòng liên tục?

- Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do.
+ Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co → Lượng máu tống vào động mạch→ dãn thành
mạch.
+ Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp.
+ Có van đóng mở một chiều.
Câu 31: Nêu sự khác nhau về cấu tạo của động mạch; tĩnh mạch; mao mạch. Vì sao có
sự khác nhau đó?
1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:
a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô
liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn
máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với
chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các
van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp
với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Câu 32: Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ? Vì sao người bị cao huyết áp thì không
nên ăn mặn?

18


- Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp lực càng nhỏ thì huyết áp
càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép
của máu lên thành mạch càng giảm dần.
* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:
- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch
máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử
vong.

Câu 33: Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải?
- Máu đi từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải rồi từ tâm nhĩ phải máu được dồn
xuống tâm thất phải.
- Sau đó từ tâm thất phải đến phổi qua động mạch phổi rồi từ phổi theo tĩnh mạch phổi đổ về
tâm nhĩ trái.
- Máu từ tâm nhĩ trái đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua động mạch về tay phải
Câu 34: a/ Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể ?
b/ miễn dịch là gì? Hãy phân loại miễn dịch và cho ví dụ?
a/ Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
- Sự thực bào: khi các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể các bạch cầu trung tính, bạch cầu mô nô
(đại thực bào) hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn.
- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: Tế bào bạch cầu lim phô B: Tiết kháng thể vô
hiệu hoá kháng nguyên
+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng
thể.
+ Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
+ Cơ chế tương tác: cơ chế chìa khóa và ổ khóa
- Phá hủy các tế bào đã bị bệnh: Tế bào bạch cầu lim phô T: tạo ra Prôtêin đặc hiệu làm tan
màng tế bào nhiễm vi khuẩn vi rút và phá huỷ tế bào bị nhiễm.
b/
- Khái niệm: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó.
- Phân loại: Có 2 loại miễn dịch:
* Miễn dịch tự nhiên
- Khái niệm: Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được một cách ngẫu nhiên khi cơ thể mới sinh
ra hoặc bị động từ sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Có 2 loại:
+ Miễn dịch bẩm sinh: ví dụ con người không bị mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng của gia
súc,...
+ Miễn dịch tập nhiễm: Khi người bị một lần mắc bệnh sởi, thuỷ đậu, quai bị,... thì sau này
người ấy sẽ không mắc lại các bệnh đó nữa.

* Miễn dịch nhân tạo
- Khái niệm: Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động
khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
- Tạo miễn dịch nhân tạo bằng cách tiêm phòng vacxin.
Vd: Tiêm vacxin bệnh uốn ván, viêm não Nhật bản,...để phòng các bệnh này.
Câu 35: Trình bày sự tuần hoàn máu ở người?
19


- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải → động mạch phổi tại đây thực hiện trao
đổi khí (máu nhường CO2 cho phế nang và nhận O2) máu trở nên đỏ tươi → tĩnh mạch phổi →
tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → tế bào tại đây thực
hiện trao đổi khí (máu nhường O2 cho tế bào và nhận CO2) máu trở nên đỏ thẫm → tĩnh mạch
chủ → tâm nhĩ phải.
Câu 36 :. Máu thuộc loại mô gì? Giải thích?
- Máu thuộc loại mô liên kết dinh dưỡng, vì:
- Máu cấu tạo gồm 2 thành phần là các tế bào máu chiếm 45% (thứ yếu)về thể tích và huyết
tương chiếm 55% (chủ yếu) .
- Các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền là huyết tương.
- Máu thực hiện chức năng dinh dưỡng và liên kết các cơ quan trong cơ thể, là thành phần tạo
nên môi trường trong cơ thể.
Câu 37;
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục
trong hệ mạch.
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển
* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp
- Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất … làm

cho huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng …
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch.
- Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ à động mạch nhỏà mao mạch à tĩnh mạch chủ
thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở
tĩnh mạch chủ. Sự chênh lẹch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi
tim hoạt động theo nhịp.
Câu 38: Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn. Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ
thể từ đầu tới tay phải.
a.
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường
bên ngoài bằng con đường thể dịch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ô xy đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm không
cần thiết cho tế bào do qua trình hoạt động sống thải ra để đưa ra ngoài cơ thể.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể
b.Máu đi từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải rồi từ tâm nhĩ phải máu được dồn
xuống tâm thất phải . Sau đó từ tâm thất phải đến phổi qua động mạch phổi rồi từ phổi theo tĩnh
mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. Máu từ tâm nhĩ trái đi xuống tâm thất trái rồi từ tâm thất trái đi qua
động mạch về tay phải

20


Câu 39: Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của hồng cầu.
Hình dĩa, lõm 2 mặt: Làm tăng diện tích tiếp xúc của HC với O2 và CO2
Không có nhân: Giảm bớt tiêu tốn năng lượng cho HC trong khi làm việc.
Có Hemoglobin: Kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 ; giúp vận chuyển và trao đổi các khí dễ

dàng.
Có số lượng nhiều: Vận chuyển được nhiều khí cho cơ thể khi lao động nhiều, kéo dài
Câu 40. - Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở
đồng bằng vì:
+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với
hemoglobin trong hồng cầu giảm.
+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
Câu 41: Có người cho rằng :” Tiêm vacxin là cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp
cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
b/ “Tiêm vacxin là giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó là sai .Vì:
- Tiêm vacxin là để phòng bệnh: vacxin bản chất là kháng nguyên không còn khả năng gây
bệnh. Tiêm vacxin là truyền kháng nguyên vào cơ thể giúp cơ thể có phản ứng miễn dịch băng
cách sinh kháng thể chống lại kháng nguyên đó.
- Tiêm thuốc kháng sinh là để chữa bệnh: Truyền vào cơ thể một lượng kháng thể chống lại tác
nhân gây bệnh (kháng nguyên)
Câu 42: Máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay:
+ Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành
sơi tơ máu.
- Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra.
+ Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim.
- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết
thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu
không chảy ra được.
+ Phải thử máu trước khi truyền vì:
- Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của
người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết.
- Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV …


Chương IV:
HÔ HẤP
Câu 3: Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
- Sự thở: Nhờ hoạt động phối hợp của các cơ hô hấp làm thể tích lồng ngực thay đổi mà ta
thực hiện được sự hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi

21


mới, đảm bảo nồng độ O2 và CO2 trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở
phổi.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Nhờ nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu nên
O2 đã khuếch tán từ phế nang vào máu và liên kết với Hb (Hê mô glô bin) trong hồng cầu.
Ngược lại, nồng độ CO2 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO 2 đã khuếch tán từ máu ra
phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu giàu O2 và nghèo CO2 từ mao mạch phổi được trở về tim rồi
đi tới tất cả các tế bào của cơ thể. Tại mao mạch máu quanh các tế bào, nhờ nồng độ O 2 trong
máu cao hơn trong nước mô và trong tế bào (vì Tế bào đã sử dụng O 2 để Ôxi hóa các chất để
tạo ra năng lượng) nên O2 đã khuếch tán từ máu vào nước mô rồi vào tế bào. Ngược lại, CO2 đã
khuếch tán từ tế bào vào nước mô rồi vào máu.
Câu 4: Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi
mới hô hấp trở lại bình thường?
- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2
- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải
loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
- Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường
Câu 5: Trình bày cơ chế thông khí ở phổi người trong hô hấp thường.
- Hít vào:
+ Cơ liên sườn ngoài co → Xương sườn nâng lên → V lồng ngực tăng → V phổi tăng → Áp
suất (P) trong phổi giảm → Không khí từ ngoài đi vào phổi

+ Cơ hành co → Ép nội tạng xuống khoang bụng → V lồng ngực tăng → V phổi tăng → Áp
suất (P) trong phổi giảm → Không khí từ ngoài đi vào phổi
- Thở ra:
+ Cơ liên sườn ngoài dãn → Xương sườn hạ xuống → V lồng ngực giảm → V phổi giảm →
Áp suất (P) trong phổi tăng → Không khí từ phổi đi ra ngoài
+ Cơ hành dãn → Không ép nội tạng xuống khoang bụng → V lồng ngực giảm → V phổi giảm
→ Áp suất (P) trong phổi tăng → Không khí từ phổi đi ra ngoài
Câu 6: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại. Tại sao những người
làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon ôxit ( khí CO) lại bị ngộ độc?
- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại:
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi.
+ Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Không hút thuốc lá, ma tuý... và vận động đồng bào không nên sử dụng.
- Những người làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon ôxit ( khí CO) lại bị ngộ độc.
+ Trong hồng cầu của người có Hêmôglôbin (Hb), Hb thực hiện chức năng kết hợp lỏng lẻo
với ôxi để vận chuyển ôxi cho các tế bào; kết hợp lỏng lẻo với khí cacbonic (CO2) để chuyển về
phổi và thải ra ngoài.
+ Trong môi trường không khí có khí độc cacbon ôxit (CO), chất khí này (CO) kết hợp rất chặt
chẽ với Hb nên việc giải phóng CO của Hb diễn ra rất chậm, làm cho hồng cầu mất tác dụng vận
chuyển ôxi và thải khí CO2. Do đó không cung cấp đủ ôxi dư thừa CO2 nên gây ngộ độc cho cơ
thể.
Câu 7: Nguyên nhân tiếng khóc chào đời của trẻ mới sinh:
22


+ Khi trẻ sơ sinh lọt khỏi lòng mẹ, dây rốn bị cắt đứt, nghĩa là làm ngừng sự trao đổi khí giữa
cơ thể mẹ và con
+ Trong cơ thể và máu của trẻ sơ sinh gây tích tụ khí CO2 nhiều và lượng khí O2 bị giảm sút.
+ Do đó trung khu hô hấp được hưng phấn và tạo ra sự thở đầu tiên.

+ Sự thở ra và hít vào đầu tiên là nguyên nhân gây ra tiếng khóc chào đời ở trẻ mới sinh
Câu 8: Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào?
* Trao đổi khí ở phổi.
- Khí O2 ở phế nang cao hơn trong mao mạch máu nên O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- Khí CO2 trong mao mạch máu cao hơn trong phế nang nên CO 2 khuếch tán từ máu vào phế
nang.
* Trao đổi khí ở tế bào.
- Khí O2 trong mao mạch cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Khí CO2 trong tế bào cao hơn trong mao mạch nên khí CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Vì sao hút thuốc lá thường mắc bệnh về phổi?
* Hút thuốc lá có hại cho phổi vì trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như nicôtin,
… Các chất độc này khi vào phổi làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch
không khí nên hút thuốc lá thường mắc bệnh về phổi
Câu 9: Sự khác nhau giữu hô hấp thường và hô hấp sâu:
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Diễn ra một cách tự nhiên, không ý - Là một hoạt động có ý thức.
thức.
- Số cơ tham gia vào hoạt dộng hô hấp
- Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp ít nhiều hơn (ngoài 3 cơ tham gia trong hô
hơn (chỉ có sự tham gia của 3 cơ: Cơ hấp thường còn có sự tham gia của cơ
nâng sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ ức đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ
hoành).
sườn.
- Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn
- Lưu lượng khí được trao đổi nhiều
hơn.
Câu 10:Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ?
Giải thích ?
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?

- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giái thích:
Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng à Hô hấp tế bào tăng à Tế bào
cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic à Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích
trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
Chương V: TIÊU HOÁ
Câu 1: a/ Tiêu hóa là gì? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
b/ Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa?
+ Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp chất dinh
dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ
được.
+ Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống, đẩy các chất vào ống tiêu hóa, tiêu hóa
thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
23


b/ Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa:
+ Ống tiêu hóa gồm: khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

+ Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột.
Câu 2: Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào ?
Các hoạt động
tham gia
Biến
đổi lí

Tác dụng của hoạt động

- Sự tiết nước bọt


- tuyến nước bọt

- Nhai

- răng

- làm mềm và nhuyễn thức ăn

- Lưỡi, cơ môi, cơ
má, răng
- Lưỡi, cơ môi, cơ
má, răng

- làm thức ăn thấm đẫm nước
bọt

- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
Biến
đổi
hóa
học

Các thành phần
tham gia hoạt động

- Hoạt động của
enzim amilaza
trong nước bọt


- làm mềm và ướt thức ăn

- tạo viên thức ăn vừa nuốt
- Biến đổi 1 phần tinh bột
( chín) thành đường mantozo

- enzim amilaza

Câu 3 : a ,Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày?
b, Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?
c, Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ
dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ
* Cấu tạo dạ dày:
- Dạ dày là phần to nhất của ống tiêu hóa, hình túi thắt hai đầu, đầu trên là tâm vị đầu dưới là
môn vị, dung tích tối đa khoảng 3 lít
- Thành gồm 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ dày khoẻ gồm cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo, lớp
dưới niêm mạc, lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị
* Quá trình tiêu hoá ở ruột non:
Gồm quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa học.
+ Quá trình tiêu hóa cơ học ở ruột non: Là do các tác động co thắt của cơ vòng và cơ dọc đẩy
thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa…: Các tác động cơ
học
- Co thắt từng phần của ruột non
- Cử động qủa lắc của ruột non
- Cử động nhu động của ruột non
- Cử động nhu động ngược của ruột non
+ Quá trình tiêu hoá hóa học ở ruột non:
- Muối mật trong dịch mật cùng với các hệ Enzim trong dịch tụy và dịch ruột phối hợp hoạt
động cắt nhỏ dần các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp
thu được.

enzim
enzim
→ Đường đôi 
→ Đường đơn
Tinh bột, đường đôi 

24


Prôtêin

enzim

→ Peptít

enzim

→ Axit amin

Dịch mật

enzim
→ Axit béo và Glixêrin
Lipít
các giọt lipít nhỏ 
* Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được
bảo vệ và không bị phân huỷ là
Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với
pepsin và HCl
Câu 4: Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ

thức ăn.
- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 –
500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và
lớp niêm mạc).
- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất
đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến
các tế bào.
- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên
trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)
- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.
Câu 5: Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ?
- Có hai con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ:
+ Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu: Đường, 30%axit béo và
glixêrin, aa, các vitamin tan trong nước,các muối khoáng, nước
+ Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết: 70% lipit (các giọt
mỡ đã được nhũ tương hoá), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
Câu 6: Căn cứ vào đâu mà khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm
nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Nước và muối khoáng hòa tan được hấp thụ ngay từ dạ dày, còn sự hấp thụ các sản phẩm của
quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở ruột, bắt đầu từ tá tràng nhưng mạnh nhất là ở các phần
tiếp theo ruột. Vì:
- Thức ăn xuống đến ruột non mới được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản hòa
tan.
- Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ cấu tạo của niêm mạc ruột: có nếp gấp, trên
đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên bề mặt các lông ruột làm cho tổng diện tích bề
mặt bên trong của ruột non đạt tới 400 đến 500m2.
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
Câu 7: Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non xảy ra như thế nào?
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể bằng 2 con đường: glucôzơ, axit amin, nước,
vitamin và muối khoáng qua lớp niêm mạc vào lưới mao mạch; glixêrin và axit béo vào mao

mạch bạch huyết rồi vào hệ tuần hoàn và phân phối khắp cơ thể.
- Sự hấp thụ các chất xảy ra nhờ hiện tượng khuyếch tán khi nồng độ các chất trong ruột cao
hơn nồng độ các chất có trong mao mạch, mặt khác còn theo kiểu hấp thụ chủ động: nghĩa là
kiểu hấp thụ xảy ra ngay cả khi nồng độ các chất trong ruột thấp hơn nồng độ trong máu vì

25


×