Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐỀ TÀI GIÁO VIÊN GIỎI: SỬ DỤNG CÂU HỎI MỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 6 ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.38 KB, 23 trang )

1

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÂU HỎI MỞ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 6 ĐỂ PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong dạy học lịch sử, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ
bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp
cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo.
Theo Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, hệ thống bài tập, câu
hỏi mở là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch
sử. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu: “Câu hỏi mở hiện
còn mới mẻ đối với việc học lịch sử ở nước ta”, “Chúng ta chưa có quan
niệm đầy đủ về sự cần thiết của hệ thống bài tập nhận thức, câu hỏi mở trong
học lịch sử, thậm chí có người cho rằng học tập lịch sử không cần bài tập”.
Hơn nữa trong quá trình dạy học lịch sử đa số giáo viên còn đặt những câu
hỏi chung chung, đơn giản, sợ mất thời gian dạy trên lớp học, học sinh ngày
càng chán nản, chay lười, không tìm tòi suy nghĩ.

Xuất phát từ lý do trên

tôi đã chọn đề tài“Sử dụng câu hỏi mở trong chương trình lịch sử lớp 6 để
phát huy tính tích cực học tập của học sinh”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu
như sau: Trước hết, tôi nghiên cứu đưa ra các dạng câu hỏi gợi mở bài tập,
làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập. Bước tiếp
theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn một số nội dung cần giải quyết những
câu hỏi đặt ra và thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử
2



ở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra
một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào các tiết
dạy.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng lý
luận về bài tập vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng
dụng vào dạy học lịch sử.Đối tượng học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quang
Sung, Duy Hòa, Duy Xuyên, Quảng Nam,vùng đất bị nhiều bom đạn, chiến
tranh tàn phá, quê hương vẫn còn nhiều khó khăn, các em thì mới bắt đầu
vào đầu cấp học, còn bỡ ngỡ, chưa quen với bộ môn, từ thực tiển đó tôi cố
gắng để làm sao các em ham thích học bộ môn, và đem lại hiệu quả ngày
càng cao.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi mở trong dạy học lịch sử
Hiện nay, ngoài công trình của I.Ia.Lerner, chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập một cách có hệ thống, chưa có ấn phẩm nào về câu hỏi
mởđược xuất bản, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. Giáo trình phương
pháp dạy học lịch sử viết: “Câu hỏi mở trong dạy học lịch sử còn mới mẻ
đối với việc học lịch sử ở trường phổ thông ở nước ta. Từ thực tiễn, chúng ta
sẽ bổ sung nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực hành của học sinh để nâng
cao hiệu quả.”
Trong điều kiện như vậy, việc tìm ra cách thức xây dựng các dạng câu
hỏi mở và áp dụng vào thực tế dạy học một cách có hiệu quả là rất cần thiết.
2. Xây dựng và sử dụng câu hỏi mở trong dạy học lịch sử.

3


Theo I.Ia.Lerner, những câu hỏi mở là một vấn đề mà “có sự mâu

thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết, và vấn đề này được giải quyết
bằng toàn bộ những thao tác và phán đoán về trí tuệ và thực tiễn có tính chất
trung gian giữa câu hỏi và câu trả lời của bài tập”. “Bài tập nào cũng đòi hỏi
học sinh phải tự mình trải qua bước đường phải giải quyết hoặc tìm ra câu
trả lời một cách độc lập và được chứng minh rõ ràng”.
Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường đặt ra nhiều yêu cầu đối với
học sinh như: trả lời các câu hỏi, chứng minh một vấn đề nào đó hoặc xác
định bản chất, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử… Không phải yêu cầu
hay bất cứ câu hỏi nào đối với học sinh cũng là câu hỏi mở. Khi trả lời câu
hỏi mở không nhất thiết phải rập khuôn nhất định mà tùy theo nhận thức
của học sinh về câu hỏi đưa ra của giáo viên nhưng học sinh phải trả lời
được những ý trọng tâm kiến thức câu hỏi mà vấn đề đã nêu.
Những yêu cầu mà để trả lời, học sinh chỉ cần nhớ lại, hình dung lại
những kiến thức đã học, thông qua bài giảng của thầy hoặc có sẵn trong sách
giáo khoa, không được xem là những yêu cầu trong bài tập.
Câu hỏi mở phải là câu hỏi mà muốn trả lời được học sinh phải có sự
vận dụng kiến thức, tức là dùng kiến thức đã biết, chủ yếu là kiến thức trừu
tượng, khái quát sâu vào những điều kiện đã cho để tìm ra câu trả lời.
Dựa trên những yêu cầu của bài học, tôi tự định ra các bước xây câu hỏi như
sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học và từng đề mục cụ thể. Nghĩa
là cần xác định về mặt nhận thức, học sinh cần nhận thức được những gì;
qua bài học, rèn luyện được mặt nào của năng lực nhận thức; giáo dục được
gì về tư tưởng cho học sinh.
4


Việc sử dụng câu hỏi mở là một trong những cách thức, biện pháp
trang bị kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng cho học
sinh. Do đó, việc xây dựng, sử dụng câu hỏi mở ở bài học nào đó phải bám

sát yêu cầu về mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của đề mục có liên
quan.
- Bước 2: Tìm “vấn đề” để xây dựng câu hỏi
Cách trình bày của sách giáo khoa hiện tại vẫn còn theo lối giải thích
hoặc chứng minh kiến thức lịch sử, nghĩa là đưa ra nhận định trước, sau đó
minh họa bằng các sự kiện, hiện tượng hoặc trình bày các sự kiện, hiện
tượng rồi đưa ra kết luận. Như thế, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
chọn vấn đề để xây dựng câu hỏi. Nói như vậy không có nghĩa là không thể
xây dựng câu hỏi. Nghiên cứu sách giáo khoa chúng ta thấy, bên cạnh những
vấn đề được giải thích, chứng minh rõ ràng, vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều
phần kiến thức, nhiều khía cạnh mà nếu chỉ đọc sách giáo khoa, học sinh
chưa thể hiểu, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đó là những “vấn đề” mà
chúng ta có thể khai thác để xây dựng câu hỏi mở.
Từ tư liệu do sách giáo khoa cung cấp, khai thác ở nhiều góc độ,
nhiều mức độ, giáo viên cũng có thể tìm được “vấn đề” để xây dựng câu hỏi
mở.
- Bước 3: Xây dựng câu hỏi
Trên cơ sở xác định được những vấn đề học sinh còn gút mắc, những
vấn đề cần khai thác thêm từ tư liệu trong sách giáo khoa nhằm giúp học
sinh nhận thức thêm, giáo viên tiến hành tìm tư liệu lịch sử qua các nguồn
tài liệu tham khảo hoặc sử dụng tư liệu từ sách giáo khoa để đặt vấn đề theo
cách xây dựng câu hỏi mở.
5


Do câu hỏi giống như một “bài toán” nên tư liệu lịch sử ở phần “giả
thiết” phải đảm bảo đúng và đủ để học sinh dựa vào đó, vận dụng kiến thức
đã học chứng minh, tìm ra “kết luận”. Kết luận đạt được qua giải bài tập
phải hướng đến giúp học sinh hiểu được những vấn đề còn gút mắc hoặc
nhận thức lịch sử sâu hơn.

4. Xây dựng câu hỏi và trả lời.
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành qua hai bước.
Bước 1: Cho học sinh các lớp thực nghiệm các câu hỏi mở.
Bước 2: Kiểm tra nhận thức của học sinh để so sánh và đánh giá khả
năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập câu hỏi mở trong dạy học
lịch sử.
Tôi đã sử dụng các câu hỏi mở trong phần lịch sử thế giới cổ đại và
phần lịch sử Việt Nam lịch sử lớp 6 như sau.
PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu hỏi: Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh,
sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?
Trả lời: Nhờ có công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng
diện tích trồng trọt, làm ra sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn
dư thừa. Do có công cụ lao động mới, một số người có khả năng lao động
giỏi hơn, hoặc đã lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt một số phần của
của dư thừ của người khác, vì thế càng trở nên giàu có, một số khác lại sống
khổ cực, thiếu thốn. Xã hội phân hóa thành người giàu, kẻ nghèo. Chế độ
“làm chung, ăn chung” ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ, xã hội nguyên
thủy dần tan rã.
6
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG


Câu hỏi: Vì sao các quốc gia cổ đại đều được hình thành trên lưu vực những
dòng sông lớn?
Trả lời: Đất ven sông là đất phù sa màu mỡ, mềm, xốp, dễ canh tác, cho
năng suất cao, nước tưới đầy đủ quanh năm thuận lợi cho việc trồng trọt,
phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống.
BÀI 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Câu hỏi 1: Hãy nêu điều kiện tự nhiên của Hi Lap và Rô-ma? Có những
thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời: Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và Rô-ma có những thuận lợi và khó
khăn:
- Thuận lợi:
+ Hi Lạp và Rô-ma có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều
vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền.
+ Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành một hành
lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng Tiểu Á tạo điều kiện cho
ngành thương nghiệp phát triển.
- Khó khăn: Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a là vùng đồi
núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi và
cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô
liu… Lúa mì ở Hi Lạp và Rô-ma phần lớn đều nhập từ bên ngoài.
Câu hỏi 2: Em hãy so sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương
Đông và người nô lệ ở các nước cổ đại phương Tây có gì giống và khác
nhau?
Trả lời:
7
- Giống: Họ bị bóc lột thậm tệ. Họ là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội.
- Khác:


+ Ở các nước cổ đại phương Đông, người nô lệ hầu hạ, phục dịch vua và quý
tộc, không trực tiếp làm ra của cải, thân phận của họ không khác gì con vật.
+ Ở các nước cổ đại phương Tây, người nô lệ là lực lượng sản xuất chính
trong xã hội.Họ làm việc cực nhọc trong các trang trại, trong các xưởng thủ
công, khuân vác hàng hóa.Họ được sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã
hội và cả văn hóa.Họ chỉ được xem là “những công cụ biết nói” và là tài sản
riêng của chủ nô.Nô lệ không có quyền có gia đình và tài sản riêng.Chủ nô

có toàn quyền, kể cả giết nô lệ.
BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
Câu hỏi: Nêu và mô tả một công trình nghệ thuật thời cổ đại mà em thích.
Trả lời: Em thích tác phẩm “Tượng lực sĩ ném đĩa” (Hi Lạp)
Đây là pho tượng tuyệt tác bằng đá hoa.Nghệ thuật điêu khắc đạt tới trình độ
hoàn mĩ, diễn tả cái đẹp hiện thực, (tượng thân mà lại là người) sinh động,
(tư thế mềm mại) khỏe khoắn của thanh niên.Là kiệt tác mẫu mực nhất về
cái đẹp của điêu khắc Hi Lạp cổ điển, là chuẩn mực về điêu khắc cho nghệ
thuật phương Tây suốt hàng chục thế kỉ sau. Nói lên tài năng, công sức lao
động và sự phát triển cao của trình độ trí tuệ con người thời đó khiến cho
người đời sau vô cùng thán phục.
BÀI 7: ÔN TẬP
Câu hỏi: Em hãy rút ra những đánh giá về các thành tự văn hóa thời cổ đại?
Trả lời:
8
- Những di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá
trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ
cao của con người hồi đó, nó không chỉ có giá trị cho đến ngày nay.
- Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng
thán phục. Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều


ngành khoa học và đặt nền tảng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau
này.
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
BÀI 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC
TA
Câu hỏi 1: Theo em, kỹ thuật mài đá (rìu mài) và đồ gốm ra đời có ý nghĩa
gì?
Trả lời:

- Kĩ thuật mài đá (rìu đá) và đồ gốm ra đời có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ
trình độ chế tác công cụ, đồ dùng của người nguyên thủy thời kì Hòa Bình –
Bắc Sơn – Hạ Long ngày càng phong phú, đa dạng và tiến bộ. Công cụ sản
xuất được cải tiến đã tác động đến sản xuất. Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
Con người đã tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết.
- Kĩ thuật mài đá (rìu đá) và làm đồ gốm ra đời là những phát minh
quan trọng, vì đó là điểm xuất phát của mọi sự đổi mới sau này.
Câu hỏi 2: Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa
gì?
Trả lời:Đây là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công
cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn,
9
con người tự tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống
của mình.
Câu hỏi 3: Theo em, sự xuát hiện của những đồ trang sức nói trên có ý
nghĩa gì?
Trả lời:Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói lên rằng người nguyên thủy
đã biết làm đẹp cho minh. Ngoài cuộc sống vật chất, họ đã nghĩ đến cuộc
sống tinh thần.


Câu hỏi 4: Tại sao người nguyên thủy lại chon cất người chế cẩn thận?
Trả lời: Trong quan hệ thị tộc, tình mẹ con, an hem ngày càng gắn bó. Khi
một người mất đi, tình cảm thương tiếc của người sống đối với người chế
được biểu hiện ở chỗ chôn cất thi hài người chết chu đáo, cẩn thận.
Câu hỏi 5: Theo em, việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý
nghĩa gì?
Trả lời:Việc người xưa chôn công cụ theo người chết vì người ta nghĩ rằng:
chết là chuyển sang một thế giới khác và con người vẫn phải lao động để
sống, vì thế cần phải có công cụ để sản xuất cho nên người xưa chôn công

cụ theo người chết.
BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Câu hỏi 1: Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật
luyện kim?
Trả lời:- Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng, không như
đá. Muốn có kim loại nguyên chất, phải biết lọc từ quặng. Chính trong quá
trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này. Do đồng có nhiệt độ
nóng chảy thấp (8000C – 10000C), nên vào thời đó, đây là kim loại được
10
phát hiện và sử dụng đầu tiên. Hơn nữa, đồng thì không đẽo hay mài được
như đá, vậy thì làm thế nào để có được công cụ đồng.
- Nhờ nghề làm đồ gốm, người ta biết làm khuôn đúc bằng đất sét nung.
Tiếp đó, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần
thiết. Thuật luyện kim đã được phát minh như vậy.
Câu hỏi 2: Theo em, việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
Trả lời: Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn, không
chỉ đối với người thời đó mà còn đối với các thời đại sau này. Nhờ thuật
luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay thế đồ đá. Đúc được


nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.Hình thức công cụ đẹp hơn, chất
liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
Câu hỏi 3: Theo em, nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì?
Trả lời:Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với cuộc sống của con người. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người
Việt chúng ta. Con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy
lương thực, từ đó người ta có thể định cư lâu dài, xây dựng xóm làng và tăng
thêm các hoạt động giải trí vui chơi.
BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm

một bình đất nung so với việc làm một công cụ đá?
Trả lời: - Để có được một công cụ bằng đá, người ta chỉ cần lấy đá, ghè đeo
đá, mài đá theo hình dáng như ý muốn của mình.

11
Đồng thì không thể đẽo hay mài được như đá, muốn có được công cụ đồng
người ta phải lọc quặng, làm khuôn đúc (khuôn bằng đất sét), nung chảy
đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết.
- Để có được một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó
phải nhào nặn, đưa vào nung cho khô cứng.
Câu hỏi 2: Với sự phân công lao động sản xuất ngày càng phát triển, cuộc
sống của con người ngày càng ổn định xã hội có những thay đổi như thế
nào?
Trả lời: Khi sản xuất phát triển, cuộc sống ổn định hơn, dân số tăng lên trên
các đồng bừng ven sông lớn, hàng loạt làng bản (gọi là chiềng, chạ) hình
thành. Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước.Dần dần hình thành


các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là
bộ lạc.
Câu hỏi 3: Em hiểu gì về nền văn hóa Đông Sơn?
Trả lời:- Đông Sơn là một vùng đất ven sông mã thuộc Thanh Hóa, nơi phát
hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người
nguyên thủy thời đó, do đó được dùng để gọi chung nền văn hóa đồng thau ở
Bắc Việt Nam chúng ta.
- Đây là nền văn hóa đã tạo ra những công cụ, vũ khí bằng đồng, đồ
đồng gần như thay thế đồ đá (như lưỡi cày, lưỡi rìu, mũi giáo, mũi tên…)
góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội nước ta lúc bấy giờ.
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
Câu hỏi 1: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của

nhân dân hồi đó?

12
Trả lời: Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ
sản xuất nông nghiệp, còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong
việc chống lại thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu hỏi 2: Theo em, truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của cư dân
Lạc Việt thời kì đó?
Trả lời:Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp,
xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của cư dân Lạc Việt
thời kì đó.
Câu hỏi 3: Em có biết ngày giỗ tổ Hùng Vương hằng năm là ngày nào? Em
hãy đọc hai câu thơ nói lên ngày giỗ tổ vua Hùng
Trả lời: Hằng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày mồng 10 tháng 3.
“Dù ai đi ngược về xuôi


Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”
Câu hỏi 4: Các vua Hùng đã có công lao gì đất nước ta? Bác Hồ đã căn dặn
chúng ta như thế nào nhân dịp Bác về thăm đền Hùng Phú Thọ?
Trả lời:Các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên
của người Lạc Việt.
- Bác Hồ đã căn dặn:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
Trả lời:

13
- Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức

quan)
+ Trung ương do vua Hùng đứng đầu, có Lạc hầu, Lạc tướng giúp.+ Bộ lạc do
Lạc tướng đứng đầu.+ Làng bản (hay chiềng, chạ) do Bồ chính đứng đầu.
- Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp.
- Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai
quản nhà nước.
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN
LANG
Câu hỏi: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và
cả ở nước ngoài thể hiện điều gì?
Trả lời:- Trình độ phát triển của kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng
tuyệt vời của cư dân Văn Lang (họ bắt đầu biết rèn sắt)


- Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt (nền
băn hóa Đông Sơn), chứng tỏ cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát
triển và có sự buôn bán, trao đổi với các nước.
BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC
Câu hỏi 1.Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?
Trả lời:Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói về việc sau nhiều lần đánh
không được nước ta. Triệu Đà đã dùng mưu kế giả vờ xin giảng hòa và tìm
cách chia rẽ nội bộ nước ta. Do nhẹ dạ, cả tin, cha con An Dương Vương đã
mắc mưu kế kẻ thù, chịu để mất nước.

14
Câu hỏi 2: Vậy, qua nội dung câu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy, em thấy
Triệu Đà có đạt được ý muốn đó không?
Trả lời:Qua nội dung câu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy chúng ta thấy
Triệu Đà đã đạt được ý muốn của mình trong việc dùng mưu kế thâm hiểm
để tranh thủ hòa hoãn, tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta và đã đánh bại cuộc

kháng chiến của nhân dân ta.
Câu hỏi 3: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau
những bài học gì?
Trả lời: -Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài
học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là:
- Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống
ngoại xâm.
- Đây là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc. Bài học
đầu tiên về công cuộc giữ nước.


BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Câu hỏi: Em có suy nghĩ về lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu (trang
49,SGK), khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
Trả lời: - Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp
nơi đã sẵn sang nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả
nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.
- Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không
thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.
15
BÀI 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
Câu hỏi: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp
nơi đã nói lên điều gì?
Trả lời:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp
nơi đã nói lên: Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà
Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Khẳng định
tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc ta.

BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỶ I – GIỮA THẾ KỶ VI)
Câu hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói
của tổ tiên?
Trả lời:Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói riêng của
tổ tiên bởi vì:
- Trường học được mở chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em
mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều
kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.


- Phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác
định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản
sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt.
BÀI 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542-602)
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với
Giao Châu?

16
Trả lời:Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn
bạo, lòng dân oán hận.Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa
của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?
Trả lời:Quân khởi nghĩa đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường và tài giỏi vì
thế cuộc chiến đấu diễn ra trong thời gian ngắn và đã giành thắng lợi.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi mở
Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng hai câu hỏi cho thấy, ở
các lớp thực nghiệm, khả năng nhớ và vận dụng kiến thức lịch sử, cách lập
luận, trình bày vấn đề của các em tốt hơn các lớp đối chứng. Những mặt tích

cực có được như thế chắc chắn là hệ quả của quá trình giải bài tập trước đó
của các em.
Để giải được bài tập câu hỏi mở đòi hỏi học sinh phải sử dụng năng
lực nhận thức cụ thể như quan sát, hình dung, tưởng tượng, lựa chọn các chi
tiết cần thiết để trên cơ sở đó, học sinh sử dụng các hình thức hoạt động tư
duy như phân tích, so sánh, tổng hợp…, vận dụng những kiến thức đã biết,
soi vào những điều kiện đã cho ở bài tập, tìm ra lời giải, phát hiện ra kiến
thức mới theo yêu cầu của bài tập. Nói cách khác, khi sử dụng câu hỏi mở


yêu cầu học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức cái cụ thể và năng lực tiến
hành các hình thức hoạt động tư duy.Việc sử dụng câu hỏi mở trong dạy học
lịch sử thật sự có tác dụng tích cực trong việc phát triển năng lực nhận thức
cho học sinh.
Ban đầu, khi yêu cầu học sinh giải bài tập các em rất ngỡ ngàng và
cho rằng đây là nhiệm vụ nặng nề, khó có thể hoàn thành. Nhưng khi được
17
giáo viên giải thích rõ mục đích, hướng dẫn phương pháp giải bài tập,
các em tỏ ra hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ này.Khi giải bài tập thứ hai,
các em rất tích cực, cho rằng đó là thử thách thú vị, muốn thử sức để qua đó
chứng tỏ năng lực nhận thức của mình.
Kết quả thực nghiệm có được qua bước đầu sử dụng câu hỏi mở cho
thấy khả năng, hiệu quả và ý nghĩa rõ ràng của việc sử dụng câu hỏi mở
trong dạy lịch sử.
Kết quả cụ thể:
Nội Dung
- Học sinh khi chưa sử sử dụng câu hỏi mở ở học kì I
so với kì II năm học 2013-2014
- Học sinh thường xuyên tìm hiểu, sử sử dụng câu hỏi
mở trong dạy học

- Học sinh ham thích học trong mỗi bài có câu hỏi mở.

Học kỳ I
(10/2013)
25%

Học kỳ II
(3/2014)
98 %

22%

98%

20%

80%

Học sinh ngày càng yêu thích và ham học môn lịch sử, chất lượng học sinh
được nâng lên rõ rệt.
Thời điểm

TS

Lớp

Giỏi
SL TL

Khá

SL TL

T Bình
SL TL

Yếu
SL TL

kiểm tra
Lần1

100

6/1,2,3

10

20

20%

50 34,7% 10 10%

(10/2013)
Lần 2

100

6/1,2,3


50 50 % 10

10%

40

10%

40%


(3/2014)
VI. KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm

18
Sử dụng câu hỏi mở trong dạy học lịch sử là một trong những biện
pháp tích cực đối với việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh, góp
phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng bộ môn.Với ý nghĩa tích cực
như vậy, câu hỏi mở rất cần được đưa vào thực tế dạy học lịch sử ở trường
phổ thông trung học cơ sở.
Muốn sử dụng câu hỏi mở trước hết phải nghiên cứu cách thức xây
dựng câu hỏi. Khi xây dựng câu hỏi cần bám sát mục tiêu của bài học, mục
tiêu cụ thể của các đề mục có liên quan. Trên cơ sở xác định kiến thức trọng
tâm của bài học, đề mục, cần khai thác những vấn đề, những khía cạnh mà
học sinh khó hiểu, cần giáo viên giúp đỡ để hiểu sâu để tìm tư liệu xây dựng
bài tập như một “bài toán”. Yêu cầu hay câu hỏi mà bài tập nhận thức đặt ra
nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu học sinh phải tư duy, vận dụng kiến thức đã
biết soi vào tư liệu do bài tập cung cấp mới có thể tìm ra câu trả lời.
Tùy theo chủ ý của giáo viên khi xây dựng câu hỏi, chuẩn bị bài

giảng, đặc điểm học sinh, có thể sử dụng câu hỏi mở ở đầu, giữa hay cuối
bài hay đề mục nào đó.
Thời gian đầu, giáo viên chỉ nên ra các câu hỏi đơn giản và cần hướng
dẫn các em cách giải, chẳng hạn giải thích các bước tiến hành, cách phân
tích giả thiết, cách xây dựng các bước trong lập luận… Khi học sinh quen
dần với việc giải các câu hỏi, giáo viên có thể cho học sinh giải các câu hỏi
mở phức tạp hơn, yêu cầu học sinh độc lập tìm ra lời giải.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm


Do chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và ứng dụng, đôi điều đúc kết
được trên đây chỉ là kinh nghiệm bước đầu. Bản thân xem đây là cơ sở để
tiếp tục nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi mở trong thời gian tới. 19
Trên cơ sở nắm vững cách thức xây dựng và sử dụng câu hỏi mở, nếu
được vận dụng rộng rãi vào dạy học, chắc chắn đây sẽ là biện pháp tích cực
nhằm phát triển tư duy học sinh, thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp,
khắc phục tâm lý cho rằng học sử chỉ cần học thuộc lòng.
3. Khả năng ứng dụng và triển khai
Xây dựng và sử dụng câu hỏi mở trong dạy học lịch sử là công việc
không đơn giản. Chính vì thế cho nên đến hiện tại công việc này “vẫn còn
mới mẻ”.Song đây cũng không phải là công việc quá khó.Thực tế nghiên
cứu xây dựng và thực nghiệm sử dụng câu hỏi cho phép tôi khẳng định điều
này.Nếu giáo viên quan tâm đúng mức, việc xây dựng và sử dụng câu hỏi
mở trong dạy học lịch sử sẽ trở thành phổ biến.
VII. ĐỀ NGHỊ.
Để tạo thuận lợi cho giáo viên, tôi thiết nghĩ rất cần có những công
trình nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về đề tài “Hệ thống câu hỏi mở” làm
cơ sở để giáo viên tham khảo. Giáo viên cần có nhiều diễn đàn để trao đổi,
bàn bạc, tìm giải pháp cóhiệu quả cho vấn đề này. Sách giáo khoa không nên
biên soạntheo kiểu là nguồn thông báo kiến thức mà phải là tài liệu làm việc

của học sinh. Nghĩa là sách cần cung cấp nhiều tài liệu lịch sử cụ thể hơn, để
trên cơ sở đó, giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi mở hoặc tổ chức
các hoạt động nhận thức khác, giúp các em rèn luyện tư duy, biết cách khám
phá kiến thức.

VIII. PHỤ LỤC
PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY


Câu hỏi: Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh,
sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu hỏi: Vì sao các quốc gia cổ đại đều được hình thành trên lưu vực những
dòng sông lớn?
BÀI 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu hỏi 1: Hãy nêu điều kiện tự nhiên của Hi Lap và Rô-ma? Có những
thuận lợi và khó khăn gì?
Câu hỏi 2: Em hãy so sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương
Đông và người nô lệ ở các nước cổ đại phương Tây có gì giống và khác
nhau?
BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
Câu hỏi: Nêu và mô tả một công trình nghệ thuật thời cổ đại mà em thích.
BÀI 7: ÔN TẬP
Câu hỏi: Em hãy rút ra những đánh giá về các thành tự văn hóa thời cổ đại?
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
BÀI 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC
TA
Câu hỏi 1: Theo em, kỹ thuật mài đá (rìu mài) và đồ gốm ra đời có ý nghĩa
gì?

Câu hỏi 2: Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa
gì?
Câu hỏi 3: Theo em, sự xuát hiện của những đồ trang sức nói trên có ý
nghĩa gì?
Câu hỏi 4: Tại sao người nguyên thủy lại chôn cất người chết cẩn thận?


Câu hỏi 5: Theo em, việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý
nghĩa gì?
.
BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Câu hỏi 1: Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật
luyện kim?
Câu hỏi 2: Theo em, việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
Câu hỏi 3: Theo em, nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì?
BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Câu hỏi 1:Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm
một bình đất nung so với việc làm một công cụ đá?
Câu hỏi 2: Với sự phân công lao động sản xuất ngày càng phát triển, cuộc
sống của con người ngày càng ổn định xã hội có những thay đổi như thế
nào?
Câu hỏi 3: Em hiểu gì về nền văn hóa Đông Sơn?
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
Câu hỏi 1: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của
nhân dân hồi đó?
Câu hỏi 2: Theo em, truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của cư dân
Lạc Việt thời kì đó?
Câu hỏi 3: Em có biết ngày giỗ tổ Hùng Vương hằng năm là ngày nào? Em
hãy
Câu hỏi 4: Các vua Hùng đã có công lao gì đất nước ta? Bác Hồ đã căn dặn

chúng ta như thế nào nhân dịp Bác về thăm đền Hùng Phú Thọ?
Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang?
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN


VĂN LANG
Câu hỏi: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và
cả ở nước ngoài thể hiện điều gì?

BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC
Câu hỏi 1.Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?
Câu hỏi 2: Vậy, qua nội dung câu truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy, em thấy
Triệu Đà có đạt được ý muốn đó không?
Câu hỏi 3: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau
những bài học gì?
BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Câu hỏi: Em có suy nghĩ về lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu (trang
49)
BÀI 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
Câu hỏi: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp
nơi đã nói lên điều gì?
BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỶ I – GIỮA THẾ KỶ VI)
Câu hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói
của tổ tiên?
BÀI 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542-602)
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về chính sách caitrị của nhà Lương đối với
Giao Châu?
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

.....…


IX.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Ninh – Đặng Đức An, 1976, Lịch sử thế giới cổ đại (quyển
1, tập1), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. I.Ia. Lerner, Bài tập nhận thức, người dịch: Nguyễn Cao Lũy và
Văn Chu, Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên), 1999, Phương pháp
dạy học lịch sử, NXB Giáo dục.
5. Nhiều tác giả, 1983, Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cổ đại, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

MỤC LỤC
Nộidung
Trang

Tác giả

Huỳnh minh Lam


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY XUYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 DUY VINH

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

Chủ nhiệm đề tài:
Chức vụ:

Đơn vị: Trường Tiểu học Số 1 Duy Vinh

Năm học: 2013 - 2014



×