Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.48 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


I.

LỜI MỞ ĐẦU

Jim Butcher đã từng nói :
“ Khi mọi thứ dường như tồi tệ, chỉ có một vài người đứng bên cạnh bạn
mà không hề do dự - đó chính là gia đình”.
Phải chăng vì từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên tôi luôn được sống trong
sự đùm bọc, che chở,yêu thương của bố mẹ, ông bà nên trong suy nghĩ tôi luôn
mặc định rằng gia đình được coi là nơi bình yên nhất của con người, là nơi cuộc
sống của chúng ta bắt đầu và cũng là nơi mà ở đó tình yêu không bao giờ kết
thúc, là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm và vật chất của các
thành viên và bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống. Gia đình cũng là
nơi mọi giận hờn không bao giờ kéo dài, mọi toan tính dường như không tồn tại,
nơi an toàn nhất để trở về, nơi ấm cúng nhất để rúc mình yếu đuối và chả lạ lẫm
gì khi người ta đặt hai tiếng “ Gia đình” lên trên tất thảy mọi thứ vật chất xa hoa
hay tình cảm chớp nhoáng của cuộc đời.
Nhưng sự thật lại không như chúng ta thường nghĩ, ông bà ta xưa nay đã
từng nói “Mỗi cây mỗi hoa – Mỗi nhà mỗi cảnh” và thật đúng như vậy, bên cạnh
những người may mắn có được cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc thì ở góc
tối nào đó trong xã hội đang có những người ngày cũng như đêm phải hứng
chịu, nhẫn nhục nỗi đau mà hai tiếng “Gia đình” đem lại. Nỗi đau đó đã không
còn quá xa lạ với chúng ta và hàng ngày nó đang len lỏi trong mọi góc khuất của
cuộc sống, nỗi đau mang tên “ Bạo lực gia đình”.
Cùng với sự phát triển của đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giao


lưu, hội nhập về mọi mặt của cuộc sống xã hội thì những chuẩn mực, những giá
trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt
Nam nói riêng đang có nguy cơ mai một dần. Xã hội phát triển càng nhanh thì
tình người cũng dần tan biến theo tỉ lệ thuận với nó. Cuộc sống vô tâm đã làm
nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đang tiếp tục đổi thay và
lòng người cũng đang dần dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống
2


làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, hạnh phúc thì ít nhưng đắng
cay lại nhiều.
Trong những năm gần đây bạo lực gia đình đã trở thành một trong ba vấn
đề được quan tâm hàng đầu mang tính phổ biến toàn cầu (nghèo đói, môi trường
suy thoái, bạo lực). Các nghiên cứu cho chúng ta thấy một kết quả đáng lo ngại
rằng bạo lực gia đình xảy ra khá phổ biến, hầu như nó xuất hiện ở khắp mọi nơi,
từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến nông thôn, từ
nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao, từ nhóm
không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Vậy nên có thể nói bạo lực
gia đình đã và đang trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng cần được phòng
ngừa và loại trừ, nhất là trong xã hội hiện đại văn minh như hiện nay. Để thực
hiện được việc đó, vấn đề cấp thiết được đặt ra ở đây là phải có những cuộc
nghiên cứu mang tính toàn diện, thống nhất. Thông qua kết quả đạt được từ
những cuộc nghiên cứu đó để làm cơ sở tiền đề vững chắc cho việc ngăn
chặn,phòng ngừa và loại bỏ triệt để vấn nạn tiêu cực đang ngày ngày ăn mòn
cuộc sống của con người, ăn mòn đi hết những giá trị chuẩn mực đạo đức của xã
hội.
Cũng chính từ đó mà trong một số các vấn đề của gia đình hiện nay em lựa
chọn, đi sâu vào phân tích và tìm hiểu vấn đề “Bạo lực gia đình”.

3



II.

NỘI DUNG

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH
1.
1.1.

Khái niệm bạo lực gia đình
Khái niệm bạo lực gia đình theo Liên Hợp Quốc (1993)
Bạo lực gia đình là bất kì một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới tính
dẫn đến khả năng hoặc có khả năng dẫn đến những thay đổi về thân thể, về tình
dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những
hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù
xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư.”
Khái niệm bạo lực gia đình theo Duffy và Monirov (1997)

1.2.

Bạo lực gia đình là hành vi và sự đe dọa của các thành viên trong gia đình
đối với các thành viên khác, kết quả làm cho những người bị bạo lực và các
thành viên trong gia đình bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc tình dục. Bản
chất của sự bạo hành là lạm dụng quyền lực để khống chế, khuất phục và kiểm
soát thành viên trong gia đình.
=> Từ hai khái niệm về bạo lực gia đình chúng ta có thể thấy rằng bạo lực
gia đình xuất hiện ở khắp mọi “hang cùng ngõ hẹp”, nó là một hiện tượng vừa
mang tính lịch sử vừa mang tính thời đại và khó lòng giải quyết triệt để. Nó chỉ

chấm dứt khi xã hội có sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực.
2.

Các dạng bạo lực gia đình.
Khi xã hội ngày càng hiện đại và phát triển như hiện nay thì bạo lực gia
đình được biết đến với nhiều dạng hình thức và được thực hiện một cách dã man
và tinh vi hơn bao giờ hết. Không một ai có thể dám khẳng định chắc chắn rằng
mình sẽ không là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vì mỗi cá nhân, thành viên
trong một gia đình đều có thể có nguy cơ trở thành nạn nhân hoặc kẻ phạm tội.
Nhưng trên hết ta có thể nhận thấy rằng nạn nhân thường xuyên nhất của nạn
bạo hành gia đình không ai khác chính là phụ nữ và trẻ em – Những con người
4


đáng ra phải nhận được những gì tốt đẹp nhất trong xã hội, và đặc biệt là trong
chính tổ ấm gia đình của họ.
Các loại bạo lực thường diễn ra với các loại hình thức khác nhau cùng với
đó là các kiểu bạo hành cũng khác nhau. Nhưng tựu trung lại ta có thể phân chia
bạo lực xã hội thành 4 dạng bạo lực chính, phổ biến nhất trong xã hội hiện nay.
2.1.

Bạo lực thể chất/ bạo lực thân thể (Physical violence)
Là những hành vi ngược đãi, đánh đập của một hay nhiều thành viên trong
gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần, tính mạng của một
hay nhiều thành viên khác trong gia đình.
Là hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay,
chân) hoặc công cụ (thậm chí là vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với
nạn nhân, ngăn cấm nạn nhân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cũng như ngăn ngừa họ tiếp cận với các nhu cầu vật chất của bản thân như ăn,
uống, ngủ, nghỉ, ..... bằng các cách như giấu thực phầm, dược phẩm, nước

uống,quấy rối k cho ngủ, bỏ rơi ở nơi vắng vẻ, nguy hiểm,....
Theo Báo Gia đình và Xã hội số 195 (821) ra ngày 04/10/2005 trong bài: “
Bạo lực gia đình – Những hồi chuông cảnh tỉnh” đã đưa tin về một người đàn
ông tên N.V.M (xã Hảo Đức – Châu Thành – Tây Ninh) trong lúc nóng giận,
say xỉn đã đá vào bụng vợ mình khi vợ đã mang thai ở tháng thứ 6. Hậu quả để
lại vô cùng đau đớn khi hai mẹ con đã không qua khỏi trên đường đưa đi cấp
cứu.Chỉ vì một phút bồng bột người đàn ông này đã vĩnh viễn mất đi người vợ
tần tảo, đảm đang, đứa con còn chưa kịp chào đời.
Kết quả để lại sau khi hành động bạo lực này xảy ra là những đau đớn trên
cơ thể của nạn nhân, tùy theo mức độ của hành động bạo lực khác nhau mà vết
thương để lại trên cơ thể của mỗi nạn nhân cũng khác nhau. Mức độ nhẹ nhất là
các vết bầm tím để lại bất kì đâu trên cơ thể nạn nhân và sẽ mất đi trong khoảng
từ 4–7 ngày. Ở mức độ trung bình vết thương gây cho nạn nhân sự đau đớn
trong thời gian dài như làm gãy xương, đâm nạn nhân bằng các công cụ có độ
sát thương nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt cũng như việc tự giải
quyết nhu cầu cá nhân của nạn nhân. Mức độ cuối cùng cũng là mức độ nặng
5


nhất, hậu quả để lại sau hành động bạo lực là nạn nân mất đi hoàn toàn sự sống
(tử vong).
Hình thức bạo lực này thường dễ bị phát hiện vì để lại những bằng chứng
rõ ràng về những hành động vi phạm pháp luật mà mình vừa gây ra.
Nạn nhân của bạo lực thể chất chiếm đa số là phụ nữ và sau đó là trẻ em.
Một số ít trường hợp nạn nhân của dạng bạo hành này là người già và đang xu
hướng nam giới cũng là một trong những nạn nhân của nạn bạo lực gia đình.
2.2.

Bạo lực tinh thần/ bạo lực tâm lý (Emotional violence)
Nếu như những vết thương trên cơ thể nạn nhân do hành động bạo lực thân

thể gây ra dù có đau đớn tới đâu đi chăng nữa thì rồi đến một ngày nào đó vết
thương ấy cũng lành lại, mờ dần theo thời gian thì bạo lực tinh thần lại để lại
những kết quả ngược lại. Vết thương để lại từ bạo lực tinh thần nhìn thì tưởng
chừng như chả có gì xảy ra, không nặng nề, đau đớn như bạo lực thể chất,
nhưng thật ra đó là một vết thương khó lành và thậm chí nó không bao giờ có
thể lành lại nữa. Mà hơn nữa, theo thời gian thì vết thương lại càng hằn sâu
trong tâm trí của nạn nhân.
Bạo hành tinh thần có thể được hiểu là loại hình bạo lực không sử dụng vũ
lực mà dùng những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục một hay
nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm
thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác.
Là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu
riêng của mỗi người. Thường xuyên ghen tuông, có hành vi cưỡng bức hoặc
kiểm soát nạn nhân, cách ly nạn nhân với gia đình, bạn bè và các thành viên
cộng đồng.
Loại hình bạo lực này có nguy cơ diễn ra nhiều hơn các loại hình bạo lực
khác vì kết quả để lại sau khi hành động bạo lực này diễn ra là các vết thương vô
hình khiến cho cộng đồng cũng như pháp luật không thể phát hiện ra và khó
lòng can thiệp, giải quyết.
Bạo lực tinh thần thường xuất hiện nhiều ở thành phố và đặc biệt là tại các
gia đình tri thức. Thành viên trong gia đình trí thức thường được tiếp cận với các
6


kiến thức rộng hơn, sâu hơn so với thành viên trong các gia đình bình thường
nên họ thường có những lời nói, cử chỉ, hành động trì triết, sâu cay khiến cho
nạn nhân phải hứng chịu những vết thương sâu sắc và đau đớn trong tinh thần
khiến họ không ngừng suy nghĩ và dằn vặt bản thân.
Cũng như việc dạy con của một số ông bố bà mẹ hiện nay với mục đích
nhằm cho con ngoan lên và biết vâng lời hơn nhưng vì áp dụng không đúng

phương pháp, cách thức nên một ngẫu nhiên việc dạy dỗ con cái của họ lại trở
thành một trong những hành vi bạo lực tinh thần và nạn nhân không phải ai khác
mà là chính đứa con của họ. Các bậc cha mẹ vô hình chung đều áp dụng các
biện pháp khi con mắc lỗi như : quát mắng, chửi bới, xỉ nhục, không cho ăn
cơm, thậm chí là bắt con đứng nắng nhiều giờ để nhận ra và hối lỗi về việc làm
sai trái của mình,.... điều đó có ảnh hưởng một cách tiêu cực đến việc nhận thức
và phân biệt hành vi của trẻ.
2.3.

Bạo lực tình dục
Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa mãn tính dục, ép
buộc một phụ nữ phải làm những việc liên quan tới tình dục trái với mong muốn
của họ, bàn luận về những bộ phận trên cơ thể người phụ nữ, đòi hỏi tình dục,
cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng các công cụ tình dục, xem phụ nữ chỉ như một
đối tượng tình dục.
Cũng vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông cũng như những tư
tưởng phong kiến hà khắc, cổ hủ mà ví dụ điển hình là Việt Nam coi tình dục là
chuyện tế nhị,kín đáo, thiêng liêng giữa vợ và chồng với nhau. Cũng chính vì
thế nạn nhân của nạn bạo lực này mà số đông là phụ nữ thường ngại và không
muốn đề cập đến vấn đề này.
Hành vi này có thể diễn ra một hoặc nhiều lần và diễn ra trong cả mối quan
hệ vợ - chồng hoặc bạn tình. Hành vi phổ biến nhất là quấy rối tình dục, hiếp
dâm, lạm dụng tình dục trẻ em,...Bạo lực tình dục không khiến người chịu đựng
bị tâm thần nhưng nó chính là nguyên nhân khiến họ trở nên chai lì cảm xúc,
lãnh cảm, sợ hãi tình dục, sợ hãi vào những thứ xung quanh, có nhiều trường
hợp vì không thể chịu đựng, nhẫn nhịn việc bị bạo hành về tình dục thêm được
7


nữa nhiều nạn nhân đã có những hành động chống trả và gây nên những hậu

quả không thể ngờ trước.
Có xót xa, cay đắng nào hơn khi hàng ngày trên các trang mạng điện tử,
mạng xã hội vẫn đều đều đăng lên những bài báo khiến người đọc không khỏi
xót xa như “Chồng giết vợ vì đòi quan hệ tình dục nhưng vợ không đồng ý”,
“vợ bị ép quan hệ tình dục đã đâm chồng trọng thương”… nhiều phụ nữ đang
phải sống trong cảnh bị chồng bạo hành tình dục. Bình thường, họ vẫn cắn răng
chịu đựng nhưng khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn, chị em có những hành
động không thể kiểm soát như đâm chém, sát hại chồng.
Bạo lực về kinh tế (Economic violence)

2.4.

Là hành vi mà một hay nhiều người dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc
lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính, bắt buộc lệ
thuộc vào kinh tế của một hay nhiều người khác trong gia đình.
Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng như Nghị định
số 110 ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế được
hiểu như sau:
-

Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính

-

chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;
Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên


-

trong gia đình;
Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản

-

chung của gia đình.
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;
Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái

-

với quy định của pháp luật về lao động;
Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống....

8


Ngoài cách phân loại bạo lực gia đình theo 4 dạng bạo lực như trên ta còn
có thể phân loại bạo lực gia đình theo mối quan hệ của các đối tượng bạo lực gia
đình.



Bạo lực giữa vợ - chồng với nhau
Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình : Anh - Chị - Em, mẹ chồng




– nàng dâu, chị chồng – em dâu, chị dâu – em chồng,...
Bạo lực giữa người lớn đối với trẻ em : bố mẹ - con cái, ông bà – cháu, anh chị -



em,....
Bạo lực ngược – người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn : Con cái bạo lực cha

3.
3.1.
3.1.1.

mẹ, cháu ngược đã ông bà, e hành hạ anh chị,...
Đặc điểm tâm lí và đặc trưng trong nhận thức.
Người gây ra bạo lực gia đình
Đặc điểm tâm lí:
Người gây ra bạo lực gia đình thường có tính ghen tuông và tư tưởng
chiếm hữu cực đoan.
Coi các thành viên trong gia đình như tài sản của riêng mình, tự cho bản
thân có quyền được quyết định mọi thứ về tài sản của mình.
Dùng bạo lực để che đậy sự yếu kém trong bản thân,luôn lo sợ người khác
chê cười, luôn tỏ ra với chính mình và người khác rằng mình là người có vị trí
quan trọng trong gia đình, là người nắm mọi quyền hành trong gia đình.

3.1.2.

Đặc trưng trong nhận thức:
Luôn đòi hỏi mọi tiêu chuẩn hoàn đối với thành viên trong gia đình một

cách phi lí, không thự tế.
Thiếu sự linh hoạt trong nhận thức.
Bắt người khác luôn luôn phải làm theo ý mình.

3.2.
3.2.1.

Người bị bạo lực gia đình
Đặc điểm tâm lí:
Thường trong trạng thái sợ hãi và tê liệt trước hành vi bạo lực dần dần dẫn
đến bất lực, lệ thuộc, trầm cảm.
Luôn mặc cảm và có nhiều suy nghĩ mang chiều hướng đổ lỗi cho bản thân
mình, mong muốn cải thiện mối quan hệ trong gia đình.
9


3.2.2.

Đặc trưng trong nhận thức:
Dễ tha thứ và miễn trừ trách nhiệm cho người đã ngược đã mình.
Thường đổ lỗi cho tác động của các yếu tố khách quan .

4.
4.1.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình.
Nguyên nhân về kinh tế.
Do áp lực từ công việc luôn phải bươn trải mưu sinh kiếm sống, bên cạnh
đó là sự tác động không ngừng của cuộc sống, của xã hội luôn luôn vận động và
phát triển yêu cầu con người phải chạy theo guồng quay ấy dẫn đến những biểu

hiện căng thẳng về thần kinh xuất hiện ngày càng nhiều.
Một phần bên cạnh áp lực từ công việc là họ phải sống trong điều kiện kinh
tế khó khăn, không ổn định, thiếu thốn nên phải luôn tìm cách cải thiện cuộc
sống.

4.2.

Bất bình đẳng giới và định kiến giới
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm
màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn
hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội. Tư tưởng
trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới:
phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều
lành”,...
Từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn
người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình cái quyền được
đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự “giáo dục” và “thể hiện quyền lực” của “bề
trên” đối với “kẻ dưới”. Trong nhiều trường hợp ở các gia đình mọi việc đổ hết
cho người phụ nữ, người chồng có quyết phán xét, hành hạ, đánh đập vợ, con.

4.3.

Tệ nạn xã hội.
Các tệ nạn xã hội phổ biến như uống rượu, cờ bạc,đánh đề, nợ nần làm gia
tăng thêm sự bất an về kinh tế của hộ gia đình. Trong trường hợp người
chồng/cha đánh vợ/con vô cớ hoặc “không hợp lý” thì thường được mọi người
giải thích là do chồng/cha say rượu, cờ bạc, nghiện hút hoặc chỉ đơn giản là quá
nóng tính. Khi say rượu, ham mê cờ bạc, nhiều ông chồng/cha mất tự chủ và
10



thường giải quyết bất đồng với vợ con bằng những hành vi bạo lực. Đó cũng là
lý do của nhiều trường hợp chồng/cha đánh đập vợ/con một cách nghiêm trọng
đã từng xảy ra trong thực tế.
Để phục vụ cho các tệ nạn xã hội, người đàn ông trong gia đình tự cho
mình quyền sử dụng nguồn thu nhập ít ỏi của gia đình để đáp ứng nhu cầu của
bản thân => mẫu thuẫn giữa vợ - chồng ngày một nâng cao.
4.4.

Trình độ học vấn
Trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật, về quyền của
mình mà bản thân những người trong cuộc cũng còn nhiều hạn chế.Nhiều người
trong số họ chỉ mong được giải thoát khỏi người chồng/cha/anh bạo hành, không
cần biết người gây ra những đau đớn cho mình bị xử lý thế nào.
Thiếu kỹ năng ứng xử. Điều quan trọng nhất để thoát khỏi bạo hành gia
đình là nạn nhân phải biết tự bảo vệ mình. Họ phải tự tin về giá trị bản thân,
không cho phép người khác làm tổn thương và hành hạ mình

4.5.

Từ phía người phụ nữ
“Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa biết đời nào khê”
Có nhiều phụ nữ sống trong cảnh thường xuyên bị bạo lực vẫn có thái độ
chấp nhận và cam chịu, họ im lặng chịu đựng xem đó là chuyện “bình thường”
do quan điểm truyền thống cổ hủ còn lưu truyền: chồng chúa vợ tôi, hoặc do
lòng tự tôn thấp, cho rằng mình đáng bị như vậy, lỗi do bản thân mình gây ra thì
mình phải chịu, và thường nghĩ rằng đây là cách tốt nhất để giữ cho gia đình bớt
sóng gió. Thế nên người vợ vô tình tạo điều kiện cho hành vi lấn át, hung hãn,
bạo lực của chồng hình thành và ngày càng gia tăng.


4.6.

Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (ngoại tình)
Là nguyên nhân cơ bản dẫn đến có thể phá vỡ mối quan hệ hôn nhân vợ
chồng, nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội và gia đình. Người chồng ghen tuông
khi thấy vợ đi chơi, nói chuyện hay có những hành động, cử chỉ thân mật khác
giới, có mối quan hệ không rõ ràng và ngược lại. Lúc đó trong họ sẽ có suy
nghĩ tiêu cực dẫn đến hành động bạo lực đối với vợ/ chồng nhằm mục đích giải

11


tỏa tâm lí, lấp đầy khoảng trống hay đơn giản là để trả thù cho hành động mà
người kia đã làm với mình.
5.

Hậu quả của bạo lực gia đình.
Hậu quả của bạo lực gây ra là một nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, nó không
chỉ gây tổn thương đến thân thể,tinh thần, danh dự ,cuộc sống và sức khỏe của
các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội,
tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như: mại dâm, ma túy, người lang thang, tội
phạm vị thành niện, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ,..
Hậu quả đối với trẻ em.

5.1.

Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại
không ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau.
Trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần từ bạo lực gia đình nhất. Ở

lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối nên
không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của cha
mẹ. Những hình ảnh ấy tạo một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não
trẻ, chúng có thể sao chép những hành vi của bố, mẹ đến khi lớn lên dễ sử dụng
bạo lực đối với người khác.
Trẻ em lớn lên trong gia đình có bạo lực cũng chịu những tác động tiêu cực
do bạo lực gia đình gây ra thường sẽ có những biểu hiện nguy hiểm như buồn
bã, rối loạn tâm lý, thiếu động cơ học tập, tách mình ra khỏi bạn bè, ít nói, nếu
tình trạng đó kéo dài có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.
Trẻ em lớn lên trong gia đình có bạo lực thậm chí trực tiếp là nạn nhân của
nạn bạo lực gia đình thì khi trưởng thành tâm lí có thể phát triển theo hai hướng
rõ rệt:
-

Thứ nhất, theo chiều hướng tích cực là họ yêu thương, chăm sóc hết mực đối với
những người xung quanh hay trong gia đình vì họ hiểu được nỗi đau bạo lực gia

-

đình tàn bạo và đau đớn như thế nào như thế nào.
Thứ hai là theo chiều hướng tiêu cực hơn rất nhiều, vì từ bé đã phải là nạn nhân
của nạn bạo lực gia đình, nên trong đầu họ đã bị ám ảnh bởi những trận đòn roi
cứ lặp đi lặp lại, từ đó hình thành ý định trả trù đời, trả lại những gì mà họ đã
12


phải chịu đựng một cách dã man và tàn bạo hơn gấp nhiều lần những gì mà họ
5.2.

đã nhận được từ nạn bạo hành

Hậu quả đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó
không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến
sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí, vai trò của phụ nữ trong hoạt
động chính trị - kinh tế - văn hóa...
Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ nữ
khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ, buồn
bã,luôn bị thụ động trong cuộc sống, muốn tự tử để giải thoát cho chính mình.
Phụ nữ bị bạo lực thân thể thường xuyên còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
khả năng sinh sản. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên bị bạo
lực có nguy cơ xảy thai, thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ không bị bạo lực.
Phụ nữ bị bạo lực tình dục họ không ý thức được nguy cơ lây nhiễm HIV
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi sống trong môi trường bạo lực.
Họ không có khả năng thuyết phục thực hiện tình dục với biện pháp an toàn do
vậy nguy cơ nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ tăng cao.

5.3.

Hậu quả đối với cộng đồng
Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục, các cơ
quan tư pháp, gây nên thiệt hại về kinh tế cho đất nước.
Gây mất trật tự an ninh, gia tăng vấn đề tệ nạn, hành vi lệch chuẩn trong xã
hội như nạn tự tử, mại dâm, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em,.. gây ảnh hưởng
tiêu cực đến thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước. Cùng với đó bạo lực
gia đình đã phần nào phá vỡ đi những chuẩn mực đạo đức, những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam được gìn giữ qua hàng ngàn đời nay.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có các cuộc khảo sát trên toàn

quốc về tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của một số
ban ngành liên quan và kết quả của các nghiên cứu điểm cũng cho phép phác
họa bức tranh chung của vấn đề bạo lực gia đình.
13


Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một
người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có 14% số vụ
giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có
39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này
là 30,5% (26/77 vụ). Theo báo cáo của sở y tế một số tỉnh gần đây số bệnh nhân
là nạn nhân của bạo lực gia đình ở An Giang có 1.319 bệnh nhân, trong đó có
1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có
715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có
174 người tự tử với ba người bị chết...
Số liệu thống kê 5 năm thi hành luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho ta
kết quả như sau :
Năm thống kê
TT

Nội dung thống kê

I

Tổng số vụ BLGĐ

1

Trong đó nạn nhân
Nữ từ 16-59 tuổi


2

Trẻ em
Người cao tuổi
Hình thức BLGĐ
Thân thể

2009
53,15
2

2010
58,86
3

2011
46,44
9

2012
50,76
6

31,47
3
7,547
5,241

33,38

5
7,571
4,870

26,76
9
5,629
4,042

34,25
6
5,455
4,460

40,92
7
Tinh thần
7,442
Tình dục
1,062
Kinh tế
3,721
Ở nước ta, theo điều tra quốc

44,73 33,44 36,04
6
3
4
8,829 8,360 9,645
883

929
762
4,415 1,857 4,315
gia về bạo lực gia đình

Ghi
chú
6 tháng
đầu năm
2013
13,562
10,850
1,627
1,085
8,137
3,390
271
1,764
đối với phụ nữ

năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2010) có:



34% phụ nữ được hỏi bị ít nhất bị một hình thức bạo lực gia đình
58% phụ nữ cho rằng là họ bị ít nhất một trong 3 loại bạo lực (thể chất, tình dục
và tinh thần) trong cuộc đời.

14





Và các nghiên cứu khác cũng cho thấy, khả năng người phụ nữ bị chồng lạm
dụng cao gấp 3 lần khả năng bị người khác lạm dụng. Phụ nữ thường không
nhận biết hay không biết mình đang bị bạo lực.
Con số bị bạo lực cao như thế nhưng theo các điều tra thì ở Việt Nam có :




87% không hề tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ các địa chỉ hỗ trợ hay ban, ngành ở địa
phương
49,6% thậm chí không hề tiết lộ việc mình bị bạo lực gia đình cho bất kỳ ai.
Một nghiên cứu khác được Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm
Liên Hiệp Quốc (UNODC) thực hiện năm 2008 chỉ ra rằng :




Chỉ có 43% số vụ việc bạo lực gia đình được báo cho cơ quan công an,
Có tới 43% người bị bạo lực được khuyên là nên “giải quyết vấn đề” trong nội
bộ gia đình.
Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân tối cao)
+ Tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000-2005) xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và



gia đình cho thấy :
42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực gia

đình những năm gần đây đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, đối
tượng vi phạm cùng số nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng, miền trong cả nước.
+ Từ ngày 1- 1-2000 đến ngày 31-12-2005 các tòa án địa phương trong cả
nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia
đình:



Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số



vụ ly hôn.
Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn
nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%.
Trong thời gian gần đây hang loạt các bài báo đăng trên các phương tiện
truyền thông đại chúng đã gây ra sự bức xúc và phẫn nộ của các thành viên
trong xã hội về sự gia tăng của vấn đề bạo lực gia đình. Chúng ta có thể kể một
số bài báo sau đây:




“Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ” đăng trên báo Thanh Niên ra ngày
05/07/2014;
“Kẻ giết vợ dã man” đăng trên báo Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 08/09/2015;
15






“Đổ xăng đốt vợ” trên báo Công An Nhân Dân ra ngày 07/12/2014
“Thảm cảnh gia đình” trên Tuổi Trẻ online ngày 23/07/2015.
=> Những bài báo trên đã mô tả những hành động dã man, vô nhân tính
của người chồng đối với người vợ và những bi kịch gia đình đau lòng sau những
vụ bạo hành ấy. Trên đây chỉ là những hành vi bạo lực gia đình đã được phát
hiện và xử lý, còn trong thực tế có rất nhiều nạn nhân đang phải sống chung với
bạo lực gia đình mà đối tượng gây ra bạo lực không ai khác là những thành viên
gần gũi nhất trong gia đình thì chưa được trừng trị nghiêm minh của pháp luật.

16


CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP
LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM PHÒNG, CHỐNG VÀ
NGĂN NGỪA NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.

Giải pháp phòng, chống và ngăn ngừa nạn bạo hành gia đình
Xây dựng các mô hình bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước những hành vi bạo lực
gia đình.
Ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và hoàn thiện chính
sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới.
Tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân. Giải pháp này
bao gồm việc tuyên truyền, tư vấn, giáo dục để chuyển đổi nhận thức, thái độ,
hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất của bạo lực gia
đình và việc phòng chống bạo lực gia đình.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của họ hàng, dòng họ.
Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến

việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình. Làm tốt
công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân để cả nam và nữ
đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội.
Tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thoả mãn nhu cầu tình cảm và tạo không
khí hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước trong
việc phòng, chống bạo lực gia đình, bên vực và bảo vệ quyền lợi cho các nạn
nhân của nạn bạo hành gia đình.

2.
2.1.

Chính sách pháp luật của nhà nước nhằm Phòng, chống và ngăn ngừa nạn
bạo lực gia đình
Trên phương diện chính sách
* Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

17




Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia



đình.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng,

chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và



hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống



bạo lực gia đình.
Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia



đình.
Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì
được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được
hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
* Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
- Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế.


-

Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực

-


gia đình;
Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa



thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trên phương diện chính sách pháp luật
Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý người có

-

hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:
Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo

2.2.

tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
-

của pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành
vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1
Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền quản lý người đó để giáo dục.

18



-

Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống
bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người



có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
đối với các hành vi đánh gập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia

-

đình như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây

-

thương tích cho thành viên gia đình.
Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:
a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn
nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều
trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

-

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”



Điều 43 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 02/2007/QH12 về việc Áp
dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục,

-

trường giáo dưỡng
Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong
cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này
vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm

-

hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng.

19


-


Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

20


III.

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội, là một thiết chế nhỏ nhất để hình thành nên
xã hội, điều đó cũng có nghĩa là nếu thiếu đi gia đình thì xã hội sẽ không thể
hoàn thiện và phát triển được. Gia đình có hòa thuận, ấm no thì xã hội mới có
thể ổn định và phát triển bền vững. Cũng chính vì vậy mà việc xây dựng gia
đình ấm no, hạnh phúc, bền vững luôn là mong muốn, ước ao, khát vọng của
mỗi con người.
Vứt bỏ nỗi lo lắng,mâu thuẫn, mệt nhọc ở lại xã hội, chúng ta lại tìm về
một nơi chốn bí mật, ở nơi đó luôn có tiếng cười, sự sẻ chia, yêu thương đùm
bọc, nơi mà mọi giông gió đều dừng sau cánh cửa. Đó là gia đình. Gia đình có là
nơi an toàn, là nơi ta hoàn toàn tin tưởng và an tâm hay không tất cả đều phụ
thuộc vào mỗi thành viên trong một gia đình.
Có nhà văn đã từng viết rằng :
“ Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia
đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc ”.
Vậy nên chúng ta hãy phòng, chống và ngăn chặn triệt để, hiệu quả nhất
nạn bạo lực gia đình để khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn
nhân bạo lực gia đình, để gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ
hãi, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, để niềm

vui trở về bên mâm cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ, để đạo
lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền, để gia đình trở thành nơi bình yên,
yên ấm nhất mỗi khi chúng ta tìm về.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Giáo trình Xã hội học chuyên biệt – Nxb LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (2012)
Đồng chủ biên: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh – Th.s. Đặng Thị Lan Anh
Giáo trình Gia đình học – Nxb LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (2009)
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hồng Nga
Thư viện Pháp luật Việt Nam.
/>Hỏi đáp và tư vấn pháp luật.
/>
5.

ItemID=60323
/>
6.

post53511.html | NongNghiep.vn
Wikipedia


22



×