Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty vận tải biển vinalines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.99 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Đỗ Thanh Sơn
Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của
Công ty Vận tải biển Vinalines

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS.Đặng Ngọc Đức

Hải phòng - 2007


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Tác giả: Đỗ Thanh Sơn
Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của
Công ty Vận tải biển Vinalines
Chuyên nghành: Tài chính, Lưu thông tiền tệ và tín dụng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
(Đề cương chi tiết)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Đức


3



Hải phòng - 2007
Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1 Đầu tư
1.1.2 Phân loại đầu tư
1.1.3 Tác dụng của đầu tư
1.2 Hiệu quả tài chính của đầu tư
1.2.1 Hiệu quả đầu tư
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÀU CỦA
CÔNG TY VTB VINALINES
2.1 Tổng quan về công ty vận tải biển Vinalines
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý
2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh 2004 - 2007
2.3 Hoạt động đầu tư của công ty
2.4 Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của công ty
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY
3.1 Định hướng phát triển
3.2 Giải pháp



4

3.2.1 Xây dựng chiến lược đầu tư
3.2.2 Xác định hiệu quả đầu tư
3.2.3 Nguồn nhân lực
3.2.4 Tổ chức và quản lý
3.3 Kiến nghị
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


5

Chữ viết
tắt
B
B/C
BHXH
D
d
DNV
DO
DWT
FO
GDP
GRT
ICOR

IMO
IRR
ISM code
ISPS code
KHCB
Knot
KPCĐ
LOA
SOLAS
M/E
NK
NPV

Chữ đầy đủ tiếng Việt
Chiều rộng lớn nhất
Chỉ tiêu lợi ích – chi phí
Bảo hiểm xã hội
Chiều cao tàu
Mớn nước
Một công ty đăng kiểm Na uy
Dầu diezen
Tấn trọng tải
Dầu nặng
Tổng sản phẩm quốc nội
Dung tải đăng ký toàn phần
Hệ số gia tăng vốn-sản lượng
Tổ chức hàng hải quốc tế
Hệ số hoàn vốn nội bộ
Bộ luật quản lý an toàn
Bộ luật an ninh tàu và cảng

biển
Khấu hao cơ bản
Đơn vị đo tốc độ tương đương
hải lý/giờ
Kinh phí công đoàn
Chiều dài lớn nhất của tàu
Công ước quốc tế về an toàn
sinh mạng trên biển
Máy chính tàu biển
Một công ty đăng kiểm Nhật
bản
Thu nhập hiện tại thuần

Chữ đầy đủ tiếng Anh
Beam
Benefit - Cost ratio
Depth
draft
Det Norske Veritas
Diezel oil
Dead Weight Ton
Fuel oil
Gross Domestic Product
Gross Register Tonnage
Incremental capital-output
ratio
International Mairitime
Organisation
Internal Rate of Return


Length of Overal

Net Present Value


6

NRT
OECD

Dung tích có ích
Net Register Tonnage
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển
PSCO
Sỹ quan kiểm tra của quốc gia Port State Control Officer
có cảng biển
Quỹ HTPT Quỹ hỗ trợ phát triển
MARPOL Công ước quốc tế về chống ô
nhiễm biển
T
Thời gian thu hồi vốn
TEU
Đơn vị hàng hóa trong vận tải
20-foot Equivalent Unit
container
VINASHIN Tổng công ty Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam
VR
Đăng kiểm Việt Nam



7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
32
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu đội tàu công ty VTB Vinalines – 2007
43

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 - 2007
37
Bảng 2.2: Đội tàu công ty – 2002
Bảng 2.3: Các tàu bách hóa đóng mới trong nước năm 2004 - 2005
39

38


8

Bảng 2.4: Danh sách đội tàu công ty năm 2007
42
Bảng 2.5. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư tàu Hoa Lư và
Tây Sơn 1


44

Bảng 2.6: Lịch trả vốn vay và lãi vay đóng tàu Hoa Lư
45
Bảng 2.7: Lịch trả vốn vay và lãi vay đóng tàu Tây Sơn 1
46
Bảng 2.8: Mức trích lập khấu hao 02 tàu Hoa Lư và Tây Sơn 1
47
Bảng 2.9: Lịch lên đà định kỳ của Tàu Hoa Lư và Tây Sơn 1
48
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 – 2007
49
Bảng 2.11: Tàu Hoa lư (2004 – 2006)
50
Bảng 2.12: Tàu Tây Sơn 1 (2004 – 2007)
51
Bảng 2.13: Giá trị thanh lý
53
Bảng 2.14: Hiệu quả tài chính đầu tư tàu Hoa Lư
54


9

Bảng 2.15: Hiệu quả tài chính đầu tư tàu Tây Sơn 1
55
Bảng 2.16: Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
56
Bảng 3.1: Thương mại hàng hải thế giới (triệu tấn)

59


10

PHẦN MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Tổng công ty) được thành lập
theo Quyết định số 250/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính
phủ trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp
và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận
tải quản lý. Việc thực hiện chương trình đầu tư và đổi mới đội tàu
được xác định là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công
ty. Việc thực hiện nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng chương trình
đóng mới 32 tàu biển trong nước và chương trình đầu tư phát triển đội
tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001.


11

Công ty Vận tải biển Vinalines (công ty) là một đơn vị hạnh toán
phụ thuộc của Tổng công ty, thành lập năm 2002 trên cơ sở là một ban
của Tổng công ty, có nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu do Tổng
công ty trực tiếp đầu tư và phát triển. Quá trình hình thành và phát
triển trước đây của Công ty có thể chia thành 2 thời kỳ:
- Từ 1996 – 2002: Hoạt động dưới danh nghĩa một ban quản lý tàu của
Tổng công ty với nhiệm vụ quản lý và khai thác 10 tàu container do
Tổng công ty mua, thuê mua v.v. Đây cũng là giai đoạn ban đầu xây
dựng, hình thành và củng cố bộ máy.



12

- Từ 2002 – nay: Xuất phát từ nhu cầu quản lý và khai thác đội tàu của
mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, ngày 08/05/2002 Công
ty Quản lý tàu biển Văn lang (tên gọi ban đầu của công ty Vận tải biển
Vinalines) doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Hàng
hải Việt nam đã được thành lập theo quyết định số 1332/2002/QĐBGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Theo chủ trương phát
triển đội tàu của Tổng công ty, công ty liên tục được bổ sung thêm 08
tàu đóng mới trong nước theo chương trình đóng mới 32 tàu được ký
kết giữa Tổng công ty và VINASHIN, mua 01 tàu container và 02 tàu
chở dầu sản phẩm. Theo kế hoạch của Tổng công ty, trong thời gian
tới đây công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận các tàu đóng mới trong nước chủ
yếu là các tàu chở hàng bách hóa và nhập khẩu thêm các loại tàu
chuyên dụng khác mà các nhà máy đóng tàu trong nước hiện chưa đủ
khả năng đóng được.


13

Như vậy, sau một thời gian đầu tư phát triển đội tàu tương đối
nhanh, để chủ động triển khai giai đoạn đầu tư tiếp theo một cách có
hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay của đất nước
cũng như chủ trương chung của ngành và Tổng công ty, tôi nhận thấy
công ty cần đánh giá lại hiệu quả các dự án đầu tư phát triển đội tàu
trong giai đoạn ban đầu, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản để nâng cao
hiệu quả đầu tư của giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là lý do tôi đã chọn
đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu tại Công ty
Vận tải biển Vinalines”

ii. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về đầu tư và hiệu
quả đầu tư
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển đội tàu và hiệu
quả về mặt tài chính của các dự án đóng tàu trong nước giai đoạn
2002-2006
- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
giai đoạn đầu tư tiếp theo.
iii. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả các dự án đầu tư
phát triển đội tàu của công ty vận tải biển Vinalines.
iv. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về hiệu quả đầu tư trong phạm vi:


14

- Hiệu quả tài chính của đầu tư
- Việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư được thực
hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính, định lượng.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các dự án đầu tư là
các nhân tố trực tiếp.
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả các dự án đầu tư phát triển
đội tàu bằng đóng mới trong nước của công ty Vận tải biển Vinalines
giai đoạn 2002 – 2006 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư cho giai đoạn tiếp theo.
v. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp suy luận để đánh giá kết quả đạt được, các

tác động đến hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến
nghị để nâng cao hiệu quả của giai đoạn đầu tư sắp tới.
vi. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ
viết tắt, Danh mục các biểu đồ, danh mục các bảng biểu, Danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư
Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư tàu tại công ty VTB Vinalines


15

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đội tàu của
công ty

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đầu tư
1.1.1. Đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự từ bỏ các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả,
thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là
sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng
tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và
cho toàn bộ xã hội.
1.1.2. Phân loại đầu tư



16

Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các
nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau.
Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu
kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử
dụng là:
1.1.2.1. Theo bản chất của các đối tượng đầu tư
Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất
(đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc,
thiết bị…), cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như
mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác…) và đầu tư cho
các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như
đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư khối lượng vật chất là điều
kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài
chính là điều quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân
cư cho đầu tư các đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các
nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối
tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.1.2.2. Theo cơ cấu tái sản xuất


17

Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư chiều rộng và đầu
tư chiều sâu. Trong đó đầu tư chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời
gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn cũng
lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo
chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư

ngắn, ít mạo hiểm hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
1.1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu

Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh , đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng (ẫy thuật và xã hội)… Các hoạt động đầu tư này có quan
hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến
lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.1.2.4. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định


18

- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu
động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật
chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp.
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều
kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có
đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được,
ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng đề làm gì.
Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá
trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là
phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi).
Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc

điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư khong phức tạp. Đầu tư
vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau
khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động.
1.1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong
quá trình tái sản xuất xã hội


19

Có thể phân loại hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại
đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu
tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm
thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và
dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi
chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật
của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất
định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được.
Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì
có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương
lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để
đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các
kết quả đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.


20

Trên góc độ xã hội, đầu tư thương mại không tạo ra của cải vật
chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng do hoạt động đầu tư

đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa
phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do vậy trên góc độ điều tiết
vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để
hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất,
theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội trong cả nước.
1.1.2.6. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi
đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư
Có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (như
đầu tư thương mại) và đầu tư dài hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất,
đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…)
1.1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn
không trực tiếp tham gia điều hành quản lý, điều hành quá trình thực
hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết
quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được phân thành hai loại: đầu tư dịch
chuyển và đầu tư phát triển.


21

Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó
việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản.
Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng tài sản của
doanh nghiệp. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực
tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong
sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là
hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản

xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức này đóng vai trò rất quan trọng
đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở
cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch
chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
Chính vì vậy, khái niệm đầu tư thường được tiếp cận dưới góc độ của
đầu tư phát triển.
1.1.2.8. Theo nguồn vốn
- Vốn huy động trong nước: bao gồm nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn
từ khu vực tư nhân, thị trường vốn.
+ Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách
nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn
vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.


22

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi
của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công
tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí quan trọng trong chính sách
đầu tư của chính phủ. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn
vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Thông qua nguồn

tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh
tế - xã hội của nghành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của
mình.


23

- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Được xác định là
thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà
nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Với chủ
trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động
của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các
doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào
tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội .
+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân
cư, phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Vốn của
dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các họ gia đình. Quy mô
của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào trình độ phát triển của đất
nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của nhà
nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối
với xã hội.
+ Thị trường vốn


24

Thị trường vốn là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn
cho các chủ đầu tư – bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh
nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một

trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu
hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài
chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một
nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.
- Vốn huy động từ nước ngoài
+ Nguồn vốn ODA
+ Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thưong mại
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Thị trường vốn quốc tế
1.1.2.9. Theo vùng lãnh thổ
Việc phân loại theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước phản
ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của
đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên
cứu kinh tế người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo
quy mô và theo các tiêu thức khác nữa.
1.1.3. Tác dụng của đầu tư


25

Từ việc xem xét bản chất của đầu tư, các lý thuyết kinh tế, cả lý
thuyết kinh tế kế hoạch hóa tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường
đều coi đầu tư là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khóa
của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau
đây:
1.1.3.1. Trên góc độ nền kinh tế
• Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Về mặt lý luận, hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về
tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc

tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng
năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Từ các nhà kinh
tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “Của cải của các dân tộc”
đã cho rằng “Vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số lao động
hữu dụng và hiệu quả”. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần
quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình
quân mỗi lao động. Sang thế kỷ XX. Nhiều tác giả của các lý thuyết và
mô hình tăng trưởng như Nurkse, Arthur Lewis hay RosensteinRodan, Hirschman đều đánh giá vai trò của đầu tư có ý nghĩa nhất
định đối với tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Theo mô hình
Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp
vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
∆Y
g =
Y

∆Y ∆K
∆Y ∆K
1
1
=
.
=
.
=
.
Y ∆K
∆K
Y
ICOR Y


Từ đó suy ra:

1
∆Y =

.I
ICOR


×