Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 164 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Đề bài:
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN TRUNG ƯƠNG –CHI NHÁNH THANH HOÁ


Giảng viên hướng dẫn

: PGS. TS Phan Tố

Uyên
Học viên thực hiện

: Lê Mạnh Thắng

Lớp

: CH20V

Mã học viên

: CH200878

HÀ NỘI – Năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong những năm qua đang trải
qua nhiều biến động phức tạp với những thách thức từ môi trường
nội tại cũng như dưới tác động của cơ chế thị trường và toàn cầu
hoá kinh tế thế giới. Những khó khăn về vốn, nhân lực, khả năng
quản lý … ngày càng được bộc lộ rõ rệt khiến cho các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế gặp nhiều bất lợi khi tham gia vào thị
trường. Việc gia nhập tổ chức thương mại WTO cũng khiến cho áp
lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thêm mạnh
mẽ. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoàn toàn mở khi gia
nhập WTO, các tổ chức tín dụng hiện tại không chỉ phải chống chọi
với áp lực cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh với sự phát
triển mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng nước ngoài, các tổ chức tín
dụng liên doanh. Thực tế cho thấy, ngành Ngân hàng đã có nhiều
2


nỗ lực cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực
dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế trong
nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương là một loại hình tổ chức tín
dụng đặc biệt hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng, luật Hợp tác
xã với hai mục đích chính, một là quản lý, hỗ trợ các quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, hai là thực
hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhằm góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quy mô của hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân ngày càng lớn mạnh, số lượng khách hàng là
tổ chức, cá nhân tìm đến quan hệ tín dụng ngày càng nhiều; dư nợ
trong và ngoài hệ thống ngày càng tăng tuy nhiên khả năng phục vụ
khách hàng với các dịch vụ tín dụng theo mô hình Quỹ tín dụng còn

nhiều hạn chế, bị gò bó trong một phạm vị hẹp , khó có khả năng
cạnh tranh sòng phẳng với các Ngân hàng thương mại trong nước và
hầu như không có cơ hội cạnh tranh khi có sự xâm nhập của ngân
hàng liên doanh,ngân hàng nước ngoài
Vì vậy nhu cầu cần phải nâng cấp, hoàn thiện tổ chức kinh
doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo mô hình Ngân
hàng thương mại nhằm tiến lên Ngân hàng Hợp tác ngày càng trở
nên cấp thiết.
Chính từ những nhận thức trên, qua thời gian làm việc tại Quỹ
tín dụng nhân dân trung ương – CN Thanh Hoá tác giả đã chọn đề
tài “ Hoàn thiện tổ chức kinh doanh theo mô hình ngân hàng
Hợp tác xã của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương – CN Thanh
3


Hóa “ làm luận văn cho mình với mong muốn đóng góp một phần
công sức cho việc hoàn thiện tổ chức kinh doanh trong giai đoạn
chuyển giao của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương qua đó tăng
cường khả năng phát triển bền vững của Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương, nâng cao vị thế cạnh tranh của Quỹ tín dụng nhân dân
trung ương trên thị trường tài chính.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là tổng hợp những vấn đề cơ bản và
phân tích các yếu tố về hoàn thiện tổ chức kinh doanh của Quỹ tín
dụng nhân dân nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện ,khắc
phục những điểm chưa hợp lý trong quá trình chuyển đổi từ mô hình
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương lên mô hình ngân hàng Thương
mại.
Luận văn sẽ đề cập giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về việc hoàn
thiện tổ chức kinh doanh theo mô hình ngân hàng thương mại của
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương bao gồm các vấn đề về lý luận,
tổ chức bộ máy, nghiệp vụ kinh doanh.
Thứ hai, nhận biết, phân tích thực trạng việc hoàn thiện tổ
chức kinh doanh đang được tiến hành của Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương – CN Thanh Hoá trong quá trình chuyển đổi.
Thứ ba, qua phân tích thực trạng hoàn thiện tổ chức kinh
doanh, các kết quả đạt được, các hạn chế cần khắc phục trong quá
trình chuyển đổi, tác giả đã đề xuất một số Giải pháp và kiến nghị
4


chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động, tổ chức của Quỹ tín dụng nhân
dân Trung ương – CN Thanh Hoá . Các giải pháp này có thể áp
dụng được ngay cho công tác tổ chức kinh doanh trong giai đoạn
chuyển giao mô hình từ năm 2013.
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Tổ chức kinh doanh của Quỹ tín

dụng nhân dân trung ương CN Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: phạm vị nghiên cứu của đề tài nghiên
cứu là hoạt động hoàn thiện tổ chức kinh doanh của Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương CN Thanh Hóa trong quá trình chuyển đổi lên
mô hình Ngân hàng Thương mại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp khoa
học như: Phương pháp tư duy biện chứng, Phương pháp quy nạp –

diễn dịch , phương pháp tổng hợp - phân tích , cùng với các phương
pháp so sánh, thống kê… nhằm làm sáng tỏ hơn thực trạng các yếu
tố của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Trong đó phương pháp
tổng hợp – phân tích được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó luận
văn còn sử dụng các bảng, biểu đồ, sơ đồ và đồ thị để minh họa
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ các tài liệu
nội bộ của phòng kế toán, phòng kiểm tra nội bộ, phòng kinh doanh
của chi nhánh …Các nguồn dữ liệu so sánh từ hội sở của ngân hàng
Hợp tác. Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận
văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.
5


- Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Luận văn tiến hành lấy ý kiến từ các cá nhân thông qua phỏng
vấn. Đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản lý từ cấp trưởng
phòng trở lên tại CN ( 09 trưởng phòng và 3 giám đốc, phó giám
đốc ) tham gia trực tiếp vào công tác xây dựng chiến lược kinh
doanh. Các dữ liệu định tính sẽ được thu thập từ các cuộc phỏng vấn
cá nhân. Nội dung phỏng vấn sẽ được chuyển thể sang dạng văn bản
dựa vào hỗ trợ của phần mềm microsoft word
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đã có một số các nghiên cứu về việc hoàn thiện bộ máy tổ
chức, hoàn thiện một số nghiệp vụ kế toán, tín dụng của các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại... Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu này đều là các nghiên tổng thể trải mà chưa đi sâu nghiên cứu ,
tập trung khai thác việc hoàn chỉnh tổ chức kinh doanh.
Với mong muốn có được một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về
việc hoàn thiện tổ chức kinh doanh theo mô hình ngân hàng thương

mại của Quỹ tín dụng trung ương Cn Thanh Hoá khi chuyển đổi tên
thành Ngân hàng Hợp tác, tác giả đã nghiên cứu hoạt động của một
số ngân hàng thương mại,một số chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương khác nghiên cứu các văn bàn, luật tổ chức tín dụng liên
quan. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất có chọn lọc những
giải pháp thực hiện có thể áp dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương CN Thanh Hoá.

6


Do vậy, tác giả mong muốn với đề tài “ Hoàn thiện tổ chức
kinh doanh theo mô hình ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng
ND Trung ương – CN Thanh Hoá “ sẽ:
− Giúp các nhà quản lý nắm được tình hình các yếu tố tác
động tới quá trình hoàn thiện tổ chức kinh doanh của mình, từ đó đề
ra định hướng phát triển đúng đắn
− Giúp Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương CN Thanh Hoá
tập trung nguồn lực tốt hơn trong việc định hướng phát triển có
trọng điểm hoạt động kinh doanh của mình
− Giúp Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương CN Thanh Hoá
đáp ứng được sự mong muốn của Ngân hàng nhà nước, thủ tường
chính phủ về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; cải thiện được năng
lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường, bắt
kịp xu thế phát triển trong ngành ngân hàng.
6. Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia thành ba nội
dung lớn ứng với 3 phần cụ thể như sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản của việc hoàn thiện tổ chức kinh
doanh theo mô hình Ngân hàng Thương mại của Quỹ tín dụng nhân

dân Trung ương
Phần 2: Thực trạng hoàn thiện tổ chức kinh doanh theo mo
hình Ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung
ương - CN Thanh Hoá

7


Phần 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hoàn thiện tổ
chức kinh doanh theo mô hình Ngân hàng thương mại của Quỹ tín
dụng Nhân dân Trung ương – CN Thanh Hoá

8


Đề cương cụ thể :
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRUNG ƯƠNG
1.1

Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và sự

cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kinh doanh
theo mô hình ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1.1.1.1

Khái niệm và đặc điểm của Quỹ tín dụng Nhân dân

Trung ương
1.1.1.2

Mô hình tổ chức kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân

Trung ương
1.1.1.3

Những hạn chế, bất lợi của mô hình tổ chức kinh doanh

của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1.1.2 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kih doanh
theo mô hình Ngân hàng Thương mại của Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương.
1.2 Nội dung hoàn thiện tổ chức kinh doanh theo mô hình Ngân
hàng thương mại của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

9


1.2.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc hoàn thiện tổ chức kinh
doanh theo mô hình Ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương.
1.2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo mô hình Ngân hàng
thương mại của các Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

1.2.3 Hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh theo mô hình Ngân hàng
Thương mại của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện tổ chức kinh doanh
theo mô hình ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng nhân
dân Trung ương.
1.3.1 Các nhân tố khách quan
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KINH DOANH
THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG CN THANH HOÁ
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN TRUNG ƯƠNG – CHI NHÁNH THANH HOÁ
2.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân trung ương Chi nhánh
Thanh Hoá
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương CN
Thanh Hoá
2.1.3 Những vấn đề đặt ra từ mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Trung
ương – Chi nhánh Thanh Hoá

10


2.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH
THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ
TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG
2.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết khách quan của việc hoàn
thiện tổ chức kinh doanh theo mô hình Ngân hàng Thương mại của
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – CN Thanh Hoá.
2.2.2. Thực trạng hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo mô hình
ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương CN

Thanh Hoá
2.2.3. Thực trạng hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh theo mô hình
ngân hàng thương mại của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương CN
Thanh Hoá
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG
ƯƠNG – CN THANH HOÁ
2.3.1 Kết quả đạt được
2.3.2 Hạn chế và nguên nhân
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH
DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG – CN
THANH HOÁ
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO
MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN

11


DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG – CN THANH HOÁ ĐỀN
2020
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
KINH DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG CN
THANH HOÁ
3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức kinh doanh trong hệ thống
3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức kinh doanh ngoài hệ thống
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC

KẾT LUẬN
TÓM TẮT LUẬN VĂN

12


CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRUNG ƯƠNG
1.1Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và sự cần
thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kinh doanh theo mô
hình ngân hàng thương mại
1.1.1Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương :
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Quỹ tín dụng Nhân dân Trung
ương :
Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương : Quỹ tín
dụng Trung ương là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các QTDND
Cơ sở, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn
thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Quỹ tín
dụng Trung ương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập theo Quyết định số
390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc
“triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND”. Theo công văn công
văn số 6901/KTTH của Chính phủ ngày 09/12/1994 V/v thành lập
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương nêu rõ :
-


“Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ,

thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và
13


Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là Quỹ tín dụng Trung
ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…”.
-

“ Cho phép Ngân hàng Nhà nước sử dụng nguồn vốn cung

ứng tín dụng đã được phê duyệt năm 1994 để góp vốn bằng 40%
vốn điều lệ, 80 tỷ đồng vào Quỹ tín dụng Trung ương hoặc Ngân
hàng Hợp tác xã.
Căn cứ vào 2 văn bản trên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 về việc cho
phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số
200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương :
* Tên tiếng Việt : Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
* Tên giao dịch bằng tiếng anh: CENTRAL PEOPLE’S
CREDIT FUND
viết tắc (CCF).
* Vốn điều lệ:

200 tỷVNĐ. Vốn góp ban đầu : hơn 110 tỷ

đồng
* QTDTW sử dụng biểu tượng chung của hệ thống QTDND:

biểu tượng có
3 chữ QTD, hình tượng bông lúa.
* QTDTW đặt trụ chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại các
tỉnh, thành phố.
* Thời hạn hoạt động của QTDTW là 99 năm kể từ ngày
quyết định thành
lập.
14


Một số đặc điểm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương :
-

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là một tổ chức tín dụng

Hợp tác, vừa mang tính chất của một tổ chức tín dụng thực hiện
hoạt động kinh doanh tiền tệ theo luật các tổ chức tín dụng – thực
hiện một số hoạt động tín dụng dưới giới hạn cho phép của Ngân
hàng nhà nước giống như Ngân hàng thương mại , vừa hoạt động
theo luật Hợp tác xã.
-

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập nhằm mục

đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND.
Quỹ tín dụng Trung ương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
mà vì sự phát triển bền vững của các thành viên.
-

Chức năng chính của Quỹ tín dụng TW là điều hoà vốn trong


hệ thống; cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho Quỹ tín dụng
thành viên; Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; thực
hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống QTDND do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
-

Tính đến 31/12/2012, Quỹ tín dụng Trung ương gồm Hội sở

chính tại Hà Nội và 26 Chi nhánh, gần 70 Phòng giao dịch. Năm
2001 chỉ có 110 tỷ đồng vốn điều lệ, đến nay vốn điều lệ của Quỹ là
2.034 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay của Qũy này là 11.132,9 tỷ
đồng, tăng hơn 15 lần so với năm 2001. Lợi nhuận trước thuế là
190,5 tỷ đồng
-

Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, tính đến 31/12/2012 có 1.132

Quỹ cơ sở, chỉ tăng 18% so với năm 2000 (là thời điểm bắt đầu triển
khai Chỉ thị 57) nhưng tổng nguồn vốn hoạt động vẫn tăng trưởng
15


mạnh mẽ liên tục qua các năm và hiện đạt 44.776 tỷ đồng, tăng gần
17 lần so với năm 2000; trong đó vốn điều lệ là 1.728 tỷ đồng, tăng
10 lần so với năm 2000; vốn huy động là 35.499 tỷ đồng, tăng 20,7
lần so với năm 2000; vốn đi vay là 4.522 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so
với năm 2000
1.1.1.2


Mô hình tổ chức kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân

Trung ương
Hội sở QTDND TW có 150 cán bộ làm việc ở các phòng,
ban chuyên môn, phòng giao dịch vừa triển khai nhiệm vụ chuyên
môn vừa thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động 24 Chi
nhánh với 10 Phòng Giao dịch, 7 Quỹ tiết kiệm trực thuộc và gần
500 cán bộ trong cả nước. Đội ngũ cán bộ luôn được bố trí, sắp xếp
công việc phù hợp với khả năng, thế mạnh của từng người và luôn
được khuyến khích nâng cao trình độ nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả công việc
Sơ đồ tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương.

16


ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Các phòng chức năng

Chi nhánh

Chi nhánh


Kế hoạch

Tin học

Giám đốc

Nguồn vốn
Kế toán

QHQT

Kinh doanh

Ngân quỹ

&QLDA
Thanh toán

Chi nhánh

Kế toán ngân
quỹ

Tín dụng

Tài chính &
Quản lý TS

Kiểm tra nội
bộ


Quản lý &

Kiểm tra

Hành chính

GSCCTAN
Phòng Giao
dịch

nội bộ
Văn phòng

Phòng Giao
dịch

17
Bàn huy động


2

Chức nãng của các phòng ban.
Phòng kế hoạch-nguồn vốn.
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy
động vốntại địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn
theo địnhhướng kinh doanh của QTDTW. Xây dựng kế hoạch tiếp
thị, các chưng trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thống…

Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết
toánvới các chi nhánh trên địa bàn

18


Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh
đối ới các chi nhánh trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo
các báocáo sơ kết, tổng kết.
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý
RRTD.
Đầu mối trình Ban giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông
tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên
truyền. Làm đu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền
thông.
Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, vật phẩm
như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình…của Chi
nhánh.
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các
nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của QTDTW.
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Phòng kế toán.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của QTDTW và Ngân hàng Nhà nước.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch
thu, chi tài chính, quỹ tiền lương của QTDTW.
Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
QTDTW.


19


Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết
toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán
Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của QTDTW
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.
Phòng ngân quỹ.
Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của QTDTW.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ
theo quy định.
Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.
Phòng tín dụng.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân
loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản
xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu
thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn
vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn

20



vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hinh tín dụng thí điểm, thử
nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết,
đề xuất.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm
nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết.
Giúp Ban giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của
các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Phòng quản lý và giám sát các chỉ tiêu an toàn.
Kiểm tra giám sát các chỉ tiêu tín dụng.
Đảm bảo các chỉ tiêu ở mức an toàn.
Phòng giao dịch.
Huy động vốn của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế theo quy định về hình thức huy động vốn trong
hệ thống QTDND.
Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách
hàng.
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án, tiếp nhận
và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng.
Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo họp đồng tín dụng đã
được phê duyệt.
Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để
chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn.
21



Mở tài khoản tiền gửi làm dịch vụ chuyển tiền.
Thực hiện thu chi tiền mặt.
Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ
phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang
thiết bị làm việc.
Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn và thủ
tục cho vay của QTDTW.
Tổng hợp báo cáo thống kê theo quy định.
Các bàn huy ðộng vốn.
Trực tiếp tiếp nhận vốn của khách hàng.
Tiến hành nhập số liệu về các hoạt động huy động vốn.
Phòng quan hệ quốc tế và quản lý dự án.
Phụ trách công tác đối ngoại.
Tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài để không ngừng tìm kiếm
nguồn vốn nước ngoài bổ sung vốn trung dài hạn cho hệ thống.
Quản lý các dự án trong và ngoài nước.
Phòng thanh toán.
Cung ứng các phương tiện thanh toán;
Các dịch vụ thanh toán trong nước;
Dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Các dịch vụ thanh toán khác;
Thực hiện dịch vụ giữ hộ tài sản quý, giấy tờ trị giá được bằng
tiền;
Thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàng;

22


Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.

Phòng tài chính và quản lý tài sản
Quản lý nguồn tài chính của Hội sở và các chi nhánh.
Tiến hành xây dựng các báo cáo về tài sản hiện có theo quy
định và yêu cầu chỉ đạo của Ban giám đốc.
Xây dựng các dự án mua sắm sửa chữa tài sản theo quy định
theo yêu cầu.
Phòng kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra công tác điểu hành của các chi nhánh trực thuộc theo
quyết định của Hội đồng quản trị , chỉ đạo của Ban tổng giám đốc
QTDTW.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước.
Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà
nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ Ngân hàng.
Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân
đối kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo
quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng.
Vãn phòng.
Thực hiện các công việc hành chính.
Tổ chức các hội nghị và các chức năng khác có liên quan.
Các chi nhánh.
Nhận tiền gửi của các QTD thành viên.
23


Cho vay các QTDND thành viên.
Huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Cho vay và thực hiện một số dịch vụ ngân hàng đối với các
doanh nghiệp, cá nhân ngoài thành viên trên địa bàn khi được Tổng

Giám đốc QTDTW cho phép nhưng trên nguyên tắc ưu tiên đối với
thành viên là QTDND.
Tăng cường và phát triển liên kết hệ thống thông qua việc thực
hiện vai trò đầu mối về vốn, thanh toán, cung ứng dịch vụ, tư vấn
cho các QTDND thành viên.
Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng thuộc chức năng,
nhiệm vụ của QTDTW trên địa bàn cho phép theo sự chỉ đạo của
Tổng giám đốc.
Tổng hợp thông tin báo cáo cho Hội sở QTDTW.
1.1.1.3 Những hạn chế, bất lợi của mô hình tổ chức kinh doanh của
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
- Thứ nhất : QTDND là loại hình Tổ chức tín dụng thường
xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất và cũng dễ xảy ra đổ vỡ
nhất so với các loại hình tổ chức tín dụng khác.
Nguyên nhân chủ yếu do QTDND là loại hình TCTD hợp tác
hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành
viên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế c̣òn
thấp, sản xuất và kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc
nhiều yếu tố khách quan từ thời vụ, thiên tai, giá cả…). Trong khi
đó, quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các QTDND thường
nhỏ bé, trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân viên còn hạn chế. Bên
24


cạnh đó, tuy các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt
động trên địa bàn ở nhiều vùng địa phương khác nhau nhưng lại có
cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và
phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn
dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một
QTDND gặp khó khăn thì xảy ra khả năng phản ứng dây chuyền lây

lan cho các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có
giải pháp xử lý kịp thời thì đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là khó
tránh khỏi .
Mặt khác, tuy thị phần của các QTDND chỉ chiếm một tỷ
trọng không lớn lắm so với toàn bộ hệ thống các TCTD nhưng về
mặt số lượng khách hàng, thành viên thì lại rất đông đảo và đa số
thuộc tầng lớp dân nghèo, sản xuất kinh doanh nhỏ, rất dễ bị tổn
thương bởi hậu quả do sự đổ vỡ QTDND gây ra. Do đó, việc xảy ra
đổ vỡ (nếu có) trong hoạt động của các QTDND có ảnh hưởng rất
lớn đối với ổn định, an ninh, chính trị xã hội và kinh tế của bất kỳ
một quốc gia nào.
QTDND là một loại hình TCTD được phép huy động tiền gửi
để cho vay các thành viên nên việc bảo đảm an toàn cho hoạt động
của QTDND cũng phải tuân theo nguyên tắc chung về bảo đảm an
toàn cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên do có sự khác biệt về quy
mô, phạm vi và nhất là mục tiêu hoạt động so với các loại hình ngân
hàng khác hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên việc bảo
đảm an toàn cho hoạt động của QTDND có những đòi hỏi khách
quan khác, đồng thời cũng có những yếu tố đặc thù so với việc bảo
25


×