Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn thị xã sầm sơn,tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.91 KB, 129 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

Tên sinh viên: Nguyễn Thúy Phượng
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp: KT 51D
Niên khóa: 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn: GVC. Tiến sĩ Phạm Văn Hùng

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận điều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Người cam đoan


Nguyễn Thuý Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua, đặc biệt là Thầy
GVC. Tiến sĩ Phạm Văn Hùng - người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề
tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng ban của UBND Thị xã
Sầm Sơn đặc biệt là Phòng Văn hoá – Thông tin và Phòng Kinh tế đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Vì vậy, em mong nhận được sự quan
tâm, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn, chân thành của các Thầy cô trong
Khoa, các phòng ban thuộc UBND Thị xã Sầm Sơn đặc biệt là Phòng Kinh tế và
các độc giả để đề tài càng thêm hoàn thiện, đầy đủ, có ý nghĩa cả trong lý luận và
ngoài thực tiễn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thuý Phượng

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn trong điều kiện
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển và mở cửa hội nhập đã, đang và sẽ là hướng đi
đúng đối với mọi quốc gia, mọi vùng, mọi địa phương hiện nay. Đặc biệt ở nước ta
có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng,
hấp dẫn. Đây đang là hướng đi đúng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và huy động được mọi thành phần kinh tế,
mọi nguồn lực xã hội vào sự nghiệp phát triển chung.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu những quan niệm về du lịch và kinh tế du
lịch biển khái quát những cách phân loại, tiêu chí, những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch, tác động của du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường. Khẳng
định là ngành kinh tế dịch vụ có những đặc thù riêng, làm căn cứ phân tích, đánh
giá tiềm năng và dự báo phát triển kinh tế du lịch tại địa phương
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Thành Phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ
An là hai địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế khá tương đồng với Thanh Hóa,
chỉ ra bài học kinh nghiệm về thành công và những vấn đề nảy sinh là bài học để du
lịch Sầm Sơn – Thanh Hóa có thể phát triển tốt hơn.
Có thể nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn những tài nguyên du lịch
vô giá, phong phú, hấp dẫn mà ít địa danh du lịch nào trên đất nước ta có được.
Khóa luận đã hệ thống hóa lý luận về du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch bền
vững, tiềm năng để phát triển du lịch, du lịch bền vững, hoạt động du lịch. Đã chỉ ra
các điều kiện để phát triển du lịch, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du
lịch biển cũng như các tác động của du lịch đến tự nhiên, kinh tế và xã hội, môi
trường, và chỉ ra xu hướng phát triển du lịch …
Sầm Sơn là Thị xã có hệ thống tiềm năng phục vụ phát triển du lịch đa dạng,
phong phú và hấp dẫn. Hệ thống tiềm năng đo bao gồm:
Tài nguyên tự nhiên: vùng đầm hồ Quảng Cư, vùng chiều sông Mã, cửa Hới,
khu vực nội thị (bãi tắm A, B, C, D), khu vực núi Trường Lệ,..

iii



Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa (đền Độc Cước,
đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành…), các lễ hội truyền thống (lễ hội bánh
Chưng, bánh Dày…), những hoạt động văn hóa đặc sắc; các sản phẩm thủ công
truyền thống; đặc biệt là đặc sản biển Sầm Sơn.
Hệ thống tài nguyên này hầu hết đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác
đầy đủ, toàn diện.
Hoạt động du lịch trên địa bàn trong những năm qua đã đạt được những kết quả
khả quan. Tuy vậy, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có.
Hòa cùng xu thế phát triển chung, nền kinh tế Sầm Sơn cũng bước vào thời kỳ
mới, đặc biệt là sau Lễ hội du lịch Sầm Sơn – Sức khỏe – Kinh tế - Bạn bè (1989) và từ
sau Đại hội Đảng bộ Thị xã lần XI (1991) đến Đại hội lần thứ XIV (2006) đều khẳng
định cơ cấu kinh tế chung của Thị xã là: Du lịch – Dịch vụ - Nông, Lâm, Ngư – Công
nghiệp và xây dựng, trong đó du lịch và nghề cá là 2 ngành kinh tế trọng yếu, quyết
định sự phát triển toàn diện của đô thị du lịch biển Sầm Sơn.
Từ chỗ xác định đúng cơ cấu kinh tế chung, đánh giá đúng tiềm năng phát triển
du lịch. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thị xã đã tranh thủ thời cơ vượt qua khó khăn
phấn đấu tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần nhóm ngành nông
– lâm – ngư, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ. Đặc biệt là ngành du lịch.
Tính đến năm 2009 Thị xã đã có 320 cơ sở đón khách, gần 7.400 phòng
nghỉ, 16.300 giường nghỉ. Doanh thu du lịch đạt 438 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên
70% GDP của Thị xã. Du lịch phát triển đã tạo từng bước thúc đẩy các ngành kinh
tế của Thị xã phát triển. Góp phần giải quyết công ăn việc làm, mở rộng giao lưu,
nâng cao dân trí, tạo nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình phát triển
du lịch biển Sầm Sơn còn bộc lộ nhiều tồn tại. Quy hoạch phát triển du lịch, quy
hoạch đô thị chưa có quy hoạch mang tầm chiến lược, tính chuyên nghiệp hóa trong
hoạt động du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở hạ
tầng, chất lượng phục vụ còn nhiều yếu kém, tốc độ phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đó là những hạn chế mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thị xã
phải tập trung khắc phục để du lịch Sầm Sơn phát triển tăng tốc, bền vững trong

thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
iv


Du lịch Sầm Sơn đang đứng trước cơ hội mới của sự tăng trưởng. Với tiền
đề, năng lực và kinh nghiệm của gần 20 năm phát triển nhất định du lịch Sầm Sơn
trong giai đoạn tới sẽ gặt hái được những thành công tốt đẹp.
Từ quan điểm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa của Đảng trong thời kì đổi mới phát triển du lịch biển theo hướng
ngày càng tăng về lao động và tỉ trọng đóng góp GDP mà ngành du lịch chiếm tỉ lệ
ngày càng cao. Trên tinh thần ấy, vận dụng vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn của Thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa đã dự báo khả năng
phát triển du lịch thời kì 2010 – 2015 trên nhiều phương diện: tốc độ tăng trưởng
GDP, số lao động, vốn đầu tư, phát triển hàng hóa và các dịch vụ du lịch theo quy
hoạch, liên kết du lịch giữa các vùng điểm...
Căn cứ vào đánh giá thực trạng du lịch biển Sầm Sơn ba năm chủ yếu xét về
những tồn tại và nguyên nhân. Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế, trên cơ sở năng
lực phát triển khóa luận đề xuất hệ thống các giải pháp để phát triển du lịch biển
Sầm Sơn trong những năm tới đưa kinh tế du lịch của Thị xã Sầm Sơn ngày càng
phát triển trong tiến trình hội nhập.

v


MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI........................................................1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.................................................1
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương..........................23
Bảng 3.1 Dân số trung bình năm 2006 – 2009 của Thị xã Sầm Sơn.......................28
Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sầm Sơn 2007 – 2009 ...............29

Đồ thị 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế Thị xã Sầm Sơn năm 2009....................................30
Bảng 4.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn năm 2007 và 2009..........................41
Đồ thị 4.1 Số lượng khách đến Sầm Sơn (2007-2009)..............................................43
Đồ thị 4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch biển Sầm Sơn........................................45
Bảng 4.2 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế..................................................46
Bảng 4.3 Các phương án phát triển lao động làm du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn.....47
1998 – 2010................................................................................................................47
Bảng 4.4 Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2009 . .51
Bảng 4.5 Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2009 .....................51
Bảng 4.6 Đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn............................58
Bảng 4.7 Hiện trạng cung cấp chỗ nghỉ một số khách sạn chính ............................65
Bảng 4.8 Doanh thu một số khách sạn chính...........................................................66
Bảng 4.9 Tình hình chung của hộ kinh doanh du lịch...............................................69
Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ ..........................................................................69
Bảng 4.11 Đánh giá của khách du lịch......................................................................70
Bảng 4.12 Những vấn đề cần được cải thiện...........................................................72
Bảng 4.13 Dự kiến các mức chỉ tiêu cho một ngày khách đến Sầm Sơn.................80
Bảng 4.14 Dự báo về cơ cấu doanh thu khách nội địa đến Sầm Sơn ......................80
(2010 – 2015)..............................................................................................................80

vi


Bảng 4.15 Dự báo về cơ sở vật chất kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 – 2015...81
Bảng 4.16 Dự báo về chỉ tiêu khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu du
lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................82
Bảng 4.17 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư đến 2015 .................................................83
Bảng 4.18 Dự báo về lao động du lịch Sầm Sơn 2010 – 2015................................83

vii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Dân số trung bình năm 2006 – 2009 của Thị xã Sầm Sơn.......................28
Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sầm Sơn 2007 – 2009 ...............29
Bảng 4.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn năm 2007 và 2009..........................41
Bảng 4.2 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế..................................................46
Bảng 4.3 Các phương án phát triển lao động làm du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn.....47
1998 – 2010................................................................................................................47
Bảng 4.4 Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2009 . .51
Bảng 4.5 Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2009 .....................51
Bảng 4.6 Đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn............................58
Bảng 4.7 Hiện trạng cung cấp chỗ nghỉ một số khách sạn chính ............................65
Bảng 4.8 Doanh thu một số khách sạn chính...........................................................66
Bảng 4.9 Tình hình chung của hộ kinh doanh du lịch...............................................69
Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ ..........................................................................69
Bảng 4.11 Đánh giá của khách du lịch......................................................................70
Bảng 4.12 Những vấn đề cần được cải thiện...........................................................72
Bảng 4.13 Dự kiến các mức chỉ tiêu cho một ngày khách đến Sầm Sơn.................80
Bảng 4.14 Dự báo về cơ cấu doanh thu khách nội địa đến Sầm Sơn ......................80
(2010 – 2015)..............................................................................................................80
Bảng 4.15 Dự báo về cơ sở vật chất kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 – 2015...81
Bảng 4.16 Dự báo về chỉ tiêu khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu du
lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 ........................................................................82
Bảng 4.17 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư đến 2015 .................................................83
Bảng 4.18 Dự báo về lao động du lịch Sầm Sơn 2010 – 2015................................83

viii



DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 3.1 Bản đồ Thị xã Sầm Sơn...............................................................................32
Đồ thị 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế Thị xã Sầm Sơn năm 2009....................................30
Đồ thị 4.1 Số lượng khách đến Sầm Sơn (2007-2009)..............................................43
Đồ thị 4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch biển Sầm Sơn........................................45

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of South – East Asian Nation – Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ANTT

An ninh trật tự

BQ

Bình quân

BTVH

Bổ túc văn hóa

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa hiện đại hóa

CN-XD-TCN Công nghiệp – xây dựng – tiểu công nghiệp
DU

Du lịch

DVDL

Dịch vụ du lịch

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

ĐHKTQD

Đại học kinh tế Quốc dân

GDTX – DN Giáo dục thường xuyên, dạy nghề
HTCĐ

Học tập cộng đồng




Lao động

LK

Lượt khách



Nội địa

NK

Ngày khách

NXB

Nhà xuất bản

NLN

Nông, lâm, ngư nghiệp

OTM

Tổ chức du lịch Thế giới

QT

Quốc tế


SL

Số lượng

TNBQ

Thu nhập bình quân

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tổng số

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – TT

Văn hóa – Thể thao

x



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng
góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, đời sống kinh
tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng mạnh. Do vậy, tất cả các
quốc gia trên thế giới đều coi trọng việc phát triển du lịch. Đây thực sự được coi là
ngành công nghiệp không “không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” đem lại hiệu quả
nhiều mặt cho các nước, các địa phương.
Biển có vai trò lớn trong thu hút khách du lịch của Việt Nam. Trong quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã
xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong đó có 5 khu vực
thuộc vùng ven biển. Với hơn 3.260 km bờ biển, hàng ngàn đảo lớn nhỏ, hàng trăm
bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển, Việt Nam là nước có quá nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.
Biển Việt Nam rất đẹp và thích hợp cho du lịch tắm biển. Suốt từ Móng Cái
(Quảng Ninh) cho đến mũi Cà Mau vòng lên Kiên Giang có tới hàng ngàn cây số
bờ biển, hấp dẫn du khách bởi bãi biển tuyệt đẹp, những bãi cát trắng, cát vàng sạch
sẽ, nước biển trong xanh, cảnh đẹp hữu tình. Có những địa điểm được đánh giá là
đứng trong tốp đầu những vịnh đẹp nhất Thế giới như Hạ Long (Quảng Ninh); Nha
Trang (Khánh Hoà), Đà Nẵng. Đó là chưa kể đến các hình thức du lịch mới hiện
nay như lướt sóng, đua thuyền buồn, du lịch lặn biển hay việc đón các chiếc tàu du
lịch đến Huế, Nha Trang và Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã xem đem nhiều
triển vọng cho du lịch văn hoá biển.
Tiềm năng du lịch biển Việt Nam được nhiều quốc gia đánh giá rất cao và nhiều
giá trị được thế giới thừa nhận. Đây là những lợi thế rất lớn để xây dựng sản phẩm
du lịch biển đặc thù. Chúng ta đã có tuyến điểm du lịch biển như Vũng Tầu, Nha
Trang, Phú Quốc, Hạ Long... nhưng tựu chung đây là những hình ảnh đơn lẻ, chưa
mang tầm vóc thương hiệu quốc gia.


1


Du lich biển Việt Nam là động lực quan trọng góp phần thực hiện công nghiệp
hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước nhưng nghiên cứu đánh giá về tiềm năng
du lịch biển còn ít ỏi. Việc khai thác, quản lý và sử dụng các tài nguyên cho du lịch
biển chưa thật sự hợp lý. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá các tiềm năng cũng như
lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử…là hết sức cần
thiết để từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực.
Thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi cho tiềm năng du
lịch trên nhiều phương diện, có núi, rừng, sông hồ, mà đặc biệt bãi biển thoải rộng,
nước trong xanh dài hơn 9 km nằm trong quần thể du lịch của tỉnh Thanh Hoá,
trong đó có 5 km làm bãi tắm, hiện đã khai thác trên 3 km. Bãi cát mịn, thoải và
sạch, nước biển trong, sóng vừa phải rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Sầm Sơn có
đặc sản biển phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Khách có thể
thưởng thức đủ loại mực ống, tôm he, cua gạch, các giống cá ngon như chim, thu,
nụ, đé ... Hải sản nơi đây có đặc điểm là thịt chắc, dai, vị ngọt lại rất đậm đà.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có của Sầm Sơn, những năm qua Thị xã đã phát
triển các loại hình như nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh, văn hóa, lịch sử, tâm linh,
sinh thái. Nhưng phát triển nhất vẫn là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Thời gian qua,
Thị xã đã đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, các di tích lịch sử, văn hóa, vệ sinh môi
trường bãi biển sạch đẹp, xây dựng cảnh quan môi trường tốt hơn, ưu tiên đầu tư hạ
tầng du lịch... tạo ra diện mạo mới nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch tới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chưa có tính bền vững, lâu dài, còn bộc
lộ nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch phát triển một cách bài bản. Tính chuyên
nghiệp trong du lịch chưa cao. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú. Văn
hoá ứng xử trong kinh doanh còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương
xứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiềm năng hiện có. Do đó, Sầm Sơn
mới chỉ thu hút khách đến vào mùa hè (kéo dài tối đa được trong 3 tháng), còn mùa

đông, Sầm Sơn thực sự “ngủ”. Thời gian qua, hầu hết khách du lịch đến với Sầm
Sơn chỉ mới để tắm biển và ăn uống. Sầm Sơn đang rất thiếu các loại hình vui chơi,
giải trí. Kể cả một số tour, tuyến du lịch đã hình thành nhưng phương tiện để đi lại
vẫn chưa bảo đảm, chưa thu hút được khách, khả năng phục vụ khách nước ngoài
chưa thể đáp ứng được. Để có điều kiện hội nhập vào trào lưu phát triển du lịch của

2


cả nước, của khu vực và quốc tế, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch biển,
đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh kinh tế - xã hội của Thị xã thì vấn đề đặt ra
là phải đánh giá được tiềm năng, thực trạng kinh tế du lịch biển Sầm Sơn phát triển
đúng với tiềm năng vốn có.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững
du lịch biển trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn,Tỉnh Thanh Hoá”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển du lịch và tiềm năng phát triển du
lịch biển của Thị xã Sầm Sơn, đề tài đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển
bền vững du lịch biển trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển bền vững du
lịch biển;
- Đánh giá tình hình phát triển và tiềm năng du lịch biển dựa trên thực trạng hoạt
động du lịch biển tại địa bàn;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch biển tại địa
phương trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển Thị xã Sầm Sơn.

Các hoạt động du lịch biển của các đối tượng trên địa bàn
Các tiềm năng du lịch biển: tài nguyên thiên nhiên, văn hoá - nhân văn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển và tiềm năng du
lịch biển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của nguời dân sở tại trong
khi vẫn quan tâm bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển
hoạt động du lịch biển trong tương lai.
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn.
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ ngày 22/01 đến ngày 23/05/ 2010.
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập trong vòng 3 năm (2007-2009), Dự báo đến 2015.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về
cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hoá của nơi khác. Vì vậy, du lịch
đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống con ngừơi.
Ngày nay, du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ
hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) (Vũ Đức
Minh, 1999), đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt trên
cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử…
Thuật ngữ “du lịch” theo từ điển tiếng Pháp “Le tow”, có nghĩa là sự lữ hành
được kết thúc khi quay về điểm xuất phát “đi một vòng”. Với quan niệm như vậy đã
phản ánh được yếu tố cơ bản của du lịch là sự ra đi (lữ hành). Nhưng trên thế giới,
hiện nay có những dân tộc chưa định cư (còn du canh, du cư) thì quan niệm như vậy

chưa phù hợp.
Theo từ điển Hán - Việt: Du lịch là kết quả của hai từ ghép DU (có nghĩa là
qua lại) và LỊCh (có nghĩa là ngắm nhìn, xem xét).
Theo từ điển Oxford tiếng Anh: Du lịch (Tourrism) có hai nghĩa là đi xa và
du lãm: Nghĩa là xa tham quan, xem xét quay về chỗ cũ.
Như vậy, du lịch phải gắn vơí định cư của chủ thể. Nghĩa là đối tượng du
lịch phải có nơi cư trú ổn định ở một quốc gia hay một nơi nào đó, sau khi lữ hành,
tham quan, xem xét quay về nơi sống thường xuyên của mình.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1986): Du lịch là việc lữ hành của mọi người
bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục
đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh
thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Với quan
niệm về du lịch như vậy nhấn mạnh được tính nhấn văn vì mục đích hoà bình,
nhưng chưa nêu bật tính chất khám phá, tìm tòi của hoạt động du lịch…

4


Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển
với tốc độ nhanh nhất, xong cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác
nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng. Trong ngôn ngữ nhiều nước
thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornus” với ý nghĩa đi một vòng. Thuật
ngữ này đã được Latinh hoá thành “tornus”, và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp:
“tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “tourisme” là người đi dạo chơi,
trong tiếng Nga là “typuzm”, trong tiếng Anh từ “tourisme”, “tourist” được xuất
hiện lần đầu vào khoảng năm 1800 (Robert Lanqua, 1993), kinh tế du lịch, (Phạm
Ngọc Uyển, Bùi Văn Chương).
Trong Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng 06/2005, tại điều 4 thuật ngữ “du lịch” và “hoạt động

du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”; “Hoạt
động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch,
cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch” (Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội (2005), Luật Du lịch. Định nghĩa này xem xét du lịch như là một hoạt
động, xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong
muốn trong các chuyến đi.
Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong nhận thức về nội
dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội,
số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế. Nhiều học giả lại lồng ghép
cả hai nội dung trên, tức du lịch là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát
sinh từ hoạt động di chuyển.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội.
Ngày nay, hoạt động du lịch đã được nhìn nhận như là ngành kinh tế quan
trọng, có tốc độ phát triển nhanh. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước
không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội…

5


và ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế
quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản
phẩm xã hội.
2.1.1.2 Khái niệm kinh tế du lịch
Khi tiếp cận du lịch dưới góc độ là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. Khi con người đã dần thoả mãn các nhu cầu cơ bản về ăn mặc, ở thì có nhu
cầu giao lưu, văn hoá, tình cảm và nghỉ ngơi. Nếu dừng lại ở mức độ này thì các
hoạt động của cơ sở du lịch như đảm bảo, dịch vụ bị xem nhẹ, coi đó là công việc

đồng hành của du lịch.
Nếu tiếp cận dưới góc độ rộng hơn bao hàm cả bên cung cấp các dịch vụ,
điều kiện bảo đảm thoả mãn các nhu cầu thì mới phù hợp với yêu cầu phát triển.
Với quan niệm như vậy, du lịch trở thành nhân tố của sự phát triển kinh tế. Ngoài
sự phụ thuộc và sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành một lĩnh vực độc
lập có tác động trực tiếp vào kinh tế. Ngay từ 1883, trong báo cáo tại Đại hội Graz ở
Áo, Stadner đã cho rằng, du lịch là một ngành công nghiệp, là một hoạt động kinh
tế nhằm phục vụ khách nước ngoài.
Trong tác phẩm Kinh tế du lịch,,(1993) của Roberdlanquar đã tổng kết nhiều
công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên thế giới từ đầu thế kỷ XIX, về cơ
bản đều khẳng định du lịch là một ngành công nghiệp đón khách. Nó đã hoàn toàn
chuyển từ lĩnh vực giải trí của cá nhân hay tập thể sang lĩnh vực kinh tế - kinh tế du
lịch. Dưới góc độ đẩu tư, một chuyên gia tài chính quốc tế đã tuyên bố trong tác
phẩm Công nghiệp du lịch là một trong những nơi đầu tư vốn đáng tin cậy nhất.
Từ hai cách tiếp cận trên, có thể khái quát lại, bản thân du lịch luôn đồng
nhất hai mối quan hệ cơ bản: Một là, đối tượng du lịch, là những du khách gồm cá
nhân, tập thể, gia đình…với những nhu cầu du lịch đa dạng để tìm hiểu, khám phá,
tận hưởng những điều kiện tự nhiên…Đây là thứ nhu cầu tinh thần đặc biệt, cao cấp
thường nảy sinh khi các nhu cầu vật chất được thoả mãn. Hai là, chủ thể hoạt động
du lịch là những cá nhân, tập thể, tổ chức kinh tế phục vụ khách du lịch. Họ dựa vào
các điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoàn thiện, cung ứng dưới dạng các dịch vụ cần
thiết phục vụ du khách và thu lợi ích. Khi khoa học Kỹ thuật và kinh tế ngày càng

6


phát triển thì nhu cầu du lịch ngày càng tăng, người du lịch ngày càng nhiều, kinh
doanh du lịch càng có điều kiện phát triển, thu nhiều lợi ích.
Trong lịch sử, từ đầu thế kỷ XX với những thành tựu nổi bật của khoa học –
công nghệ (từ phát minh máy hơi nước đã ra đời hệ thống đường sắt có thể đi xa

hàng ngàn km, ô tô, đặc biệt là ngành hàng không phát triển, giúp cho việc mở rộng
giao lưu giữa các nước, các châu lục…).Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu và phổ biến trong cuộc sống xã hội loài người. Khách du lịch tăng lên cả về số
lượng và chất lượng, đã tạo cơ hội và điều kiện kinh tế – xã hội cho các tổ chức
kinh doanh du lịch. Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho
nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt những quốc gia, những vùng được
thiên nhiên ban tặng cho các di sản, kỳ quan thiên nhiên quý hiếm. Khi kinh tế du
lịch ngày càng phát triển, liên kết hoạt động, gắn bó với nhau tạo thành một mạng
lưới đan xen gắn kết lan toả nhiều quốc gia, châu lục thì du lịch được coi như một
lĩnh vực kinh tế: kinh tế du lịch nếu nằm trong ngành kinh tế dịch vụ.
Hiện nay, tại nhiều quốc gia coi du lịch như một ngành công nghiệp với toàn
bộ các kế hoạch, mục tiêu phát triển, các chỉ số giá trị tổng sản lượng, tỷ trọng trong
cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của mình vừa
mang lại thu nhập, vừa từng bước quảng bá hình ảnh của đất nước đối với cộng
đồng các dân tộc quốc tế…Từ sự phân tích trên đây, theo chúng tôi có thể quan
niệm kinh tế du lịch là: Ngành hay lĩnh vực kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch,
thông qua tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các điều kiện tư nhiên, kinh
tế, văn hoá, xã hội của đất nước, của vùng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài
nước để thu lợi ích kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng
định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao
dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, và coi du lịch là một chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa đất nước ta trở thànhh
Trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Đảng Cộng Sản
Việt Nam, 1996)..

7


2.1.1.3 Khái niệm phát triển và phát triển bền vững

Khái niệm phát triển: thuật ngữ “phát triển” đã được dùng trong các văn
kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen
thuộc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thể nói được rằng khái niệm “phát triển” đã
được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn.
Phát triển là xu hướng tự nhiên đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, mỗi
cộng đồng hay mỗi quốc gia (Phạm Khôi Nguyên, 2005).
Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất cứ nơi đâu trong một
quốc gia hay trên cả hành tinh đều được trường thọ, đều được thoã mãn các nhu cầu
sống, đều có mức tiều thụ hàng hoá dịch vụ tốt mà không phải lao động qúa mức
cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hoá
và tinh thần, đều có đủ tài nguyên cho cuộc sống sung túc, đều được sống trong một
môi trường trong lành, đều được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
bảo đảm an ninh, an toàn, không có bạo lực (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Khái niệm về phát triển bền vững: phát triển bền vững là một khái niệm mới,
xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên các hành
tinh từ trước đến nay. Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của
loài người.
Theo Herman Daly (World bank) (Nguyễn Văn Song và Nguyễn Thị Phương
Thụy, 2005), một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài
nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật …nhanh hơn sự tái tạo của chúng.
Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như
nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng
và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn qúa trình trái đất hấp thụ và
vô hiệu hoá chúng.
Khái niệm của Bumetland: phát triển bền vững là một loại phát triển lành
mạnh và đáp ứng được nhu cầu hiện đại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của
thế hệ tương lai.
Khái niệm của Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển (WCFD- World
Commission on the Environment and Development)(1987): phát triển bền vững là
phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp


8


ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác đó chính là việc cải thiện chất lượng
sống của con người trong khả năng chịu đựng được của hệ sinh thái (Nguyễn Văn
Song và Nguyễn Thị Phương Thụy, 2005).
Như vậy có thể thấy, phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh
trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân
khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự
phát triển của cộng đồng này không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng
khác, sự phát triển hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự
phát triển của loài người không đe doạ sự sống của các loài sinh vật trên hành tinh.
2.1.1.4 Du lịch bền vững
Tổ chức Du lịch trên thế giới đã có định nghĩa về du lịch bền vững như sau:
“Du lịch bền vững là sự phát triển của các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại của du khách và người dân sở tại trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển du lịch trong tương lai. Du
lịch bền vững là kế hoạch hoá việc quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoã mãn
các nhu cầu của con người trong khi vẫn duy trì toàn vẹn đa dạng sinh học và về đa
dạng văn hoá, sự phát triển các hệ sinh thái và các hệ thống bổ trợ đối với cuộc sống
của con người” (Thế Đạt, 2003).
Tổ chức du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc về phát triển du
lịch bền vững như sau:
Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng những tài nguyên
khác cần được bảo tồn với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai, xong vẫn đảm
bảo được lợi nhuận đối với hiện tại.
Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch và quản lý
nhằm không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá –
xã hội khu vực.

Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết.
Đảm bảo sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn và uy tín của
điểm du lịch được bảo đảm. Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch. Thu
nhập của du lịch được phân bổ rộng khắp trong toàn xã hội (Thế Đạt, 2003).

9


2.1.1.5 Tiềm năng phát triển du lịch biển
Vị trí địa lý: là một tiêu chuẩn để xem xét khoảng cách từ nơi du lịch đến các
nguồn du khách. Vùng bờ biển thường là nơi thuận lợi đối với khách du lịch nước
ngoài và nội địa do gần các trung tâm kinh tế, văn hoá- xã hội, các khu đô thị và
công nghiệp lớn, các tụ điểm dân cư, các đầu mối giao thông thuỷ bộ. Vùng này là
nơi tập trung khoảng 60% dân số thể giới, tập trung trên 50% các đô thị lớn, thu hút
nhiểu hoạt động kinh tế đối ngoại và những đối tượng làm công ăn lương. Cho nên
nơi đây cũng xuất hiện nhu cầu du lịch và nhiều nguồn du khách.
Cảnh quan vùng bờ biển: là nơi luôn gắn liền giữa cảnh quan biển, đảo và gần
núi ven biển. Cho nên nhiều nơi phong cảnh sơn thuỷ hữu tình hấp dẫn du khách.
Nhiều trung tâm du lịch ven biển lớn, nổi tiếng thế giới như ở Tây Ban Nha, quanh Địa
Trung hải, Indonexia, Australia…luôn có sức hấp dẫn du khách từ bao năm nay.
Khí hậu biển: Thường ôn hoà, không khí ở vùng bờ biển trong lành do chứa
một lượng khá lớn anion- một loại “vitamin không khí”. Khi hít thở các anion này
vào cơ thể cải thiện hoạt dộng của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ ôxi và thải khí
cacboníc. Chúng là các iôn mang điện nên có tác dụng hạn chế vi khuẩn sính sôi
nảy nở. Môi trường nhiều anion sẽ tăng công năng thần kinh giao cảm của con
người, khiến người ta cảm thấy sảng khoái vui vẻ, tăng thêm hồng cầu trong máu.
Thông thường trong phòng ở có từ 40 đến 50 anion/cm 3, Trong khi ở vùng bờ biển
có tới 10 nghìn anion/cm3. Các nhà khoa học đã xác lập một số chỉ tiêu sinh khí hậu
để đánh gía mức độ thuận lợi về khí hậu đối với hoạt động du lịch ở vùng bờ biển.
Địa hình: là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và tính đa dạng

của phong cảnh vùng bờ biển. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản
và độc đáo càng tăng sức hấp dẫn du khách. Vùng bờ cũng có nhiều vũng, vụng tỉnh
lặng và thường gắn với các bãi cát nhỏ thích hợp với du lịch picníc, một số khu đảo
đá vôi có nhiều hang động và các dạng địa hình castơ ngập nước kỳ dị hấp dẫn, có
nhiều bãi biển đẹp (rộng, phẳng, cát trắng mịn…), dưới biển có các cảnh quan ngầm
của các dạng san hô, các thảm cỏ biển.
Hải văn: nước biển xanh trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho
loại hình du lịch nghĩ dưỡng, nhiều eo vụng sóng yên, biển lặng thuận lợi cho du
ngoạn. Nhiệt độ thích hợp, mặt biển rộng, nhiều ánh nắng mặt trời, song nhỏ, không

10


có dòng quẩn là những nơi lý tưởng để phát triển du lịch biển. Nhiệt độ nước biển
từ 20-25 0C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển. Một số
nhóm du khách Bắc Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển 17-200C.
Thế giới sinh vật: tính đa dạng và đặc hữu của khu hệ động thực vật biển và
ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Con người, với tư cách
là một chủ thể cuả tự nhiên, luôn muốn trở về gần với thiên nhiên. Đây là xu thế và
nhu cầu của con nguời, đặc biệt khi cuộc sống của họ ngày càng đầy đủ. Sinh vật
biển không chỉ góp phần tạo cảnh quan đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đặc sản,
nguồn hàng lưu niệm truyền thống tại chỗ cung cấp cho du khách từ xứ lạ tới. Tuy
nhiên, trong những vùng quy hoạch phát triển du lịch biển, đặc biệt là những nơi
tắm biển, lặn biển phải tránh các sinh vật dữ, sinh vật gây hại, gây độc tố như cá
mập, cá nóng, hầu hà bám, sứa…
Văn hoá – nhân văn: các giá trị văn hoá truyền thống như lễ hội nghề cá,
chọi trâu; các di tích văn hoá- lịch sử nôi tiếng ven biển như cung điện, lâu đài, đền
thờ mang sắc thái biển, các kiểu văn hoá làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội
chợ triển lãm ở các thành phố ven biển…cũng là những điều kiện hấp dẫn khách du
lịch ra biển với nhiều mục tiêu trong một kỳ nghỉ.

Cho đến nay, du lịch biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới. Vì biển
và đại dương chứa đựng một tiềm năng vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch.
Khái niệm du lịch 3 S ra đời cũng nói lên điều đó, vì biển (Sea) chan chứa ánh nắng
mặt trời (Sun) và dồi dào cát trắng (Sand). Biển hội tụ cả 5 yếu tố cấu thành tiềm
năng du lịch của người Trung Quốc: thực, trú, hành, lạc và y. Ra biển, du khách sẽ
được thưởng thức các món ăn đặc sản biển, được ở khách sạn với cảnh quan thiên
nhiên ven biển tuyệt hảo, được thả mình trong sóng biển xanh, trên nền cát trắng,
được thở không khí biển trong lành và sắm hàng lưu niệm “rất biển”. Ra biển, chính
là trở về với tự nhiên, tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao trên biển.
Biển là môi trường sống lý tuởng không chỉ cho các loài thuỷ sinh vật, mà còn cho
chính con ngưòi.
Bốn vùng không gian trọng điểm (cùng với các tiêu chí chọn lựa), thường
được xem xét đồng thời trong phát triển du lịch biển là:
(i) Bãi biển với các tiêu chí như: quy mô, độ nghiêng, thành phần và độ hạt
cát bãi (Md = 0,05 – 0,25 mm), thời gian ngập nước hoặc phơi bãi, sức chứa khách.

11


(ii) Vùng ven biển với các tiêu chí như: phong cảnh núi, rừng (kể cả rừng
ngập mặn), giao thông, mặt bằng phát triển hạ tầng du lịch, khoảng cách so với các
nguồn du khách, các di sản văn hoá lịch sử, các phong tục truyền thống.
(iii) Không gian biển và bờ: một trong những xu hướng thịnh hành toàn cầu
ngày nay là sự tập trung dân số và các hoạt động phát triển ở vùng bờ biển. Sự tập
trung dân số như vậy khiến cho vùng này ngày càng trở nên quan trọng và cần phải
sử dụng hiệu quả không gian biển, đặc biệt là không gian vùng bờ biển.
(iv) Vùng bờ biển: là khu vực có tiềm năng vị thế cho phát triển, các quốc gia
có biển cần tận dụng và sử dụng không khéo các lợi thế của nó trong hoạch định
chính sách phát triển.
K. Hotta (1995) đã chia không gian biển ra ba kiểu chính và mô tả các đặc

trưng cơ bản của chúng:
- Không gian biển ven bờ và đại duơng kín.
- Không gian biển nửa kín và vũng ven bờ
- Không gian đại dương mở
2.1.1.6 Hoạt động du lịch
Khái niệm hoạt động du lịch: hoạt động du lịch là hoạt động của khách du
lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến du lịch (Nguyễn Văn Đính Và Trần Thị Minh Hoà, 2004).
Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Du khách

Nhà cung ứng
dịch vụ du
lịch

Dân cư sở
tại

Chính quyền
địa phương
nơi đón khách

Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ của các thành phần trong hoạt động du lịch
(Nguồn: Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

12


Hoạt động du lịch không phải là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức mà nó

bao gồm tất cả các hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch,
cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tất cả các hoạt
động riêng lẽ của các thành phần đó tạo nên hoạt động tổng thể của du lịch. Chính vì vậy
hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng mang màu sắc văn hoá nhiều nơi.
Những nét đặc trưng của hoạt động du lịch:
- Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt.
- Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên,
bơi và tắm biển, sông hồ v.v…của con người thời đại hiện đại.
- Tiêu dùng trong du lịch thoã mãn các nhu cầu về hàng hoá (thức ăn, hàng
hoá mua sắm, hàng lưu niệm v.v…) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú,
vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, thông tin v.v…).
- Việc tiêu dùng du lịch chỉ thoã mãn những nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu
không thiết yếu của con người (với ngoại lệ ở thể loại du lịch chữa bệnh, khi đó du
lịch có ý sống còn đối với người bệnh). Tuy nhiên thức ăn, chỗ ngủ, quần áo v.v…
cũng là những nhu cầu cần thiết đối với du khách. Song, chúng không phải đóng vai
trò quyết định cho một chuyến đi du lịch.
- Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hoá (chủ yếu là thức ăn) xảy ra
trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Trong
du lịch nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoá đến cho khách
hàng mà ngược lại, khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá.
- Tiêu dùng du lịch thông thường xảy ra theo thời vụ.
2.1.2 Đặc điểm phát triển bền vững du lịch biển
Là sản phẩm đặc thù, tính đa dạng cao có sẵn trong thiên nhiên hoặc trong
đời sống xã hội, mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hoá…sản phẩm du lịch có thể được
sử dụng nhiều lần, phát triển nhanh và ngắn hạn.
Sản phẩm du lịch là những dịch vụ phục vụ cho du khách tại những khu du
lịch. Những sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt sẽ hấp dẫn và lôi cuốn du
khách muốn sử dụng sản phẩm đó hoặc ngược lại. Mỗi khu, điểm du lịch có những
sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo thể hiện và những yếu tố cấu thành thương hiệu
của mỗi khu, điểm du lịch.


13


Chất lượng các sản phẩm du lịch phải được thường xuyên đảm bảo ổn định
hoặc phải được điều chỉnh cho phù hợp để thoã mãn nhu cầu của du khách đây cũng
là mặt thể hiện tính bền vững về sản phẩm du lịch.
2.1.3 Nội dung phát triển bền vững du lịch biển
2.1.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch biển
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ổn định, cảnh quan
thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị xâm hại, không gian kiến trúc du lịch bị phá
vỡ là do thiếu quan tâm đến công tác quy hoạch. Vì vậy, để phát triển bền vững du
lịch biển công việc quan trọng là phải có quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở đó đảm
bảo việc đầu tư cho du lịch hình thành và phát triển bền vững. Quy hoạch cho du
lịch biển phải được nằm trong tổng thể quy hoạch chung của ngành, của tỉnh, của
địa phương.
2.1.3.2 Tổ chức đầu tư, huy động vốn đầu tư phát triển du lịch biển
Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh du lịch cần phải có sự đầu
tư, khả năng đầu tư nâng cao, ổn định và hợp lý thì tính bền vững trong quá trình
phát triển nhìn từ góc độ kinh tế ngày càng được đảm bảo và phát huy được hiệu
quả đầu tư cho du lịch.
Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn thông qua các chính sách thu
hút đầu tư của Nhà nước như cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà
đầu tư tham gia vào lĩnh vực du lịch để tạo ra nguồn vốn dồi dào, bên cạnh đó động viên
các doanh nghiệp, các nhà tài trợ…tham gia hình thành quỹ phát triển du lịch để thực
hiện và triển khai các chính sách quản lý du lịch của du lịch của Nhà nước.
2.1.3.3 Quản lý, phát triển tài nguyên du lịch biển và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển
Việc phát triển bền vững du lịch biển đòi hỏi phải quản lý bảo tồn, tôn tạo và
phát triển tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng cho các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, môi trường, thẫm mỹ…hiện nay mà vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, sự

đa dạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ hiện nay và mai sau.
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần phải được quan tâm phát triển đồng
bộ như hệ thống giao thông, hệ thống điện, cung cấp nước sinh hoạt, mạng lưới
bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục…là động lực để du lịch phát triển một cách
bền vững.

14


×